You are on page 1of 2

Tìm hiểu về Xuân Diệu

“Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)

1. Tiểu sử, cuộc đời


- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ngoài bút danh Xuân Diệu
ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
nhưng sinh tại quê mẹ huyện Tuy Phước (Bình Định). Cha của ông là Ngô Xuân Thọ
và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp, Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi.

- Năm 1927, ông đến Quy Nhơn học. Sau đó từ năm 1936 – 1937 ông ra Huế học một
năm sau đó tốt nghiệp tú tài. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết
báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940). Đến cuối năm 1940, ông làm
viên chức ở Mỹ Tho (Tiền Giang).

- Xuân Diệu là thành viên thứ bảy của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là đại biểu xuất sắc của
phong trào thơ mới với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài thơ của ông
nhận được sự đón nhận rất nồng nhiệt của công chúng, mọi người tôn xưng ông là
“ông hoàng thơ tình”. Bên cạnh việc sáng tác thơ ca, ông còn tham gia viết báo, phê
bình văn học, dịch sách,…

- Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài
thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký,
tiểu luận, phê bình ăn học.

2. Tác phẩm tiêu biểu


Thơ:
- Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970), 46 bài thơ
- Gửi hương cho gió (1945, 1967), 51 bài thơ
- Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961)
- Riêng chung (1960), 49 bài thơ
- Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), 49 bài thơ
- Hai đợt sóng (1967)
- Tôi giàu đôi mắt (1970)
Văn xuôi:
- Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), 17 truyện
- Trường ca (1945, bút ký), 9 bài
Các tập tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học:
- Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
- Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
- Công việc làm thơ (1984)
3. Nhận xét/Nhận định về XD
– Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định về bài thơ Vội vàng:”Đây là tiếng nói của
một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy,
có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.
– Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ thơ: “ Xuân Diệu là một người của đời, một người ở
giữa loài người. Lầu thơ của ông xậy dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”
– “Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng
điệu chính trong thơ Xuân Diệu…Trong số đó, Vội vàng là một trong những thi phẩm
thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu” (Nguyễn Đăng
Điệp)
– “Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới,một bút pháp
mới,một cảm xúc mới” (Lê Tiến Dũng)
- Nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống
dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu,
say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn
ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết” (Thi nhân
Việt Nam)

You might also like