You are on page 1of 7

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với nỗi nhớ về một thời kì kháng chiến

gian khổ mà nghĩa tình được thể hiện trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

để thấy được điểm tương đồng và nét riêng của hai bài thơ.

Bài làm

“Tôi ở cùng những chữ hôm nay

Điều còn lại sau đường dài tôi vượt

Những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thật

Tin yêu cuộc đời theo cách của tôi”

(Những chữ….., Lưu Quang Vũ)

Mỗi người nghệ sẽ đều có một hành trình theo đuổi và gắn bó với câu chữ với sự nghiệp
văn chương của mình. Trên hành trình ấy, nhà thơ Tố Hữu đac vượt đường dài khó khăn,
trắc trở đế với bến bờ hân hoan, hạnh phúc trong chiến thắng của dân tộc. Khắc triện
những câu chữ trọn vẹn vào “Việt Bắc” và “tin yêu cuộc dời” theo cách rất riêng. Bài thơ
“Việt Bắc” được đánh giá là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, đặc biệt đoạn
trích “Ta đi ta nhớ những ngày…./ Chày đêm nện cối đều đều suối xa” là một trong
những đoạn thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của toàn bài. Đoạn trích trên đã được nhà thơ
gửi gắm những nỗi hoài niệm xúc động vào hình ảnh những con người Việt bắc và phác
hoạ nên bức tranh phong cảnh cuộc sống sinh hoạt thời kì kháng chiến.

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng dành nhiều ngợi khen khi dõi theo
chặng hành trình thơ đầy tâm huyết của Tố Hữu: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng
là nguyên nhân chính đi đến sự thành công trong thơ anh”. Cũng chính bởi sự “toàn tâm”
ấy, thi nhân đã dành cả đời mình cho thơ ca Việt Nam, “toàn tâm toàn ý” cố gắng cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để viết nên những vần thơ đầy tự hào như thế. Đó là
hoa thơm trải rộng từ hành trình “Từ ấy”, “Máu và hoa” hay “Việt Bắc” – những minh
chứng rõ nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Trong đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt
Bắc” vào tháng Mười – 1945. Sau chín năm khánh chiến đầy gian khổ, hy sinh dân tộc ta
đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, hiệp định Giơnevo được kí kết,
hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của Cách
mạng được lập ra. Tháng Mười năm ấy, các cơ quan của Trung ương Đảng và chính phủ
rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội trong không khí miền Bắc bước vào thời kì xây dựng
đất nước. Bài thơ Việt Bắc ra đời thổi vào thi đàn dân tộc một làn gió mới, đó là làn gió
của khúc ca ăn mừng chiến thắng. Bài thơ là tuyệt tác tiêu biểu cho tài năng của “lá cờ
tiên phong” trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đồng thời, tác phẩm cũng mang đậm
phong cách thơ trữ tình chính trị vừa sâu lắng lại dung chứa những mạch nguồn thiêng
liêng của một thứ tình cảm lớn lao trong nhà thơ: Tình yêu đất nước, nhân dân.

Mở đầu đoạn trích là hàng loạt những kỉ niệm đẹp nơi chiến trường xưa
cũ, những cảm xúc cứ “tràn đầy” trong trái tim của người ra đi, từng vần thơ như tái hiện
một thời kì hào hùng với lối sống nghĩa tình cùng không gian núi rừng hùng vĩ:

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…”

“Ta đi, ta nhớ” – sự khẳng định nỗi nhớ và cũng là tiếng nói tri âm dành cho người ở lại.
Người đi khẳng định: “Ta nhớ những ngày”, và ngay sau đó là sự lí giải thấm thía, chân
tình cho nỗi nhớ “Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi” – họ đã từng bên nhau trong suốt
mười lăm năm ấy, từ khi kháng Nhật, thuở Việt Minh cho đến những năm tháng kháng
chiến chống Pháp đãng từng chung cai sát cánh, đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đã cũng
nhau đi qua “mưa nguồn suối lũ”, lau xám, mây mù cho đến bát cơm chấm muối…
Những ngày cùng nhau trải qua bao nhiêu thiếu thốn trăm bề của mình và ta, cùng nhau
xây nên bao kỉ niệm đẹp mà vẫn mãi in sâu trong tâm trí như thuở ban đầu. Người đi – kẻ
ở đã cùng chứng kiến biết bao mất mát đau thương, bao “đắng cay” khi đất nước còn phải
chịu sự áp bức bóc lột nặng nề, để rồi hình ảnh thơ chân thực ấy khiến ta nhớ đến lời thơ
khác do chính Tố Hữu từng chắp bút nên:

“Năm mươi sáu ngày đêm

Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng chí không mòn”

(Hoan hô chiến thắng Điện Biên Phủ - Tố Hữu)

Càng đi qua những tháng năm vất vả khó khăn, nỗi niềm nhớ nhung càng in sâu
vào tâm khảm của mỗi người ra đi – người ở lại. Mở đầu cả đoạn thơ nói về nỗi nhớ là
một chữ “thương” xót lòng, sau đó quá khứ đã hiện ra với cả gian tuân và tình nghĩa:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát sơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Lội ngược dòng về quá khứ, từng củ sắn, bát cơm đạm bạc, tấm chăn chia nhau ngày rét
cắt da cắt thịt trên tiết trời của miền Bắc đều được ông hết mực trân trọng, họ ở trong nỗi
khốn khó những không hề bi quan, nản chí mà luôn sáng lên hơi ấm của tình người, của
“mọt tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hoà ánh sáng” (Hoài Thanh). Giờ đây, không
còn chỉ cất lên tiếng “người thương” trong nỗi nhớ kín đáo, ẩn hiện, vần thơ son sắt của
Tố Hữu đã mnahj mẽ giãi bày tâm tư của người đi – kẻ ở thật trữ tình và sâu lắng. Họ
“thương nhau” keo sơn gắn bó, thương cho từng hành trình đã trải, thương cho từng sớt
buồn vui. Những động từ “chia”, “sẻ”, “đắp cùng kết hợp với danh từ đặc trưng riêng, đã
thể hiện nghĩa tình cảm động giữa cán bộ - nhân dân, đó là tình thương, là dòng chảy
thiêng liêng cao quý, là sự chở che, bảo vệ và hi sinh vì nhau vô điều kiện, tất cả đều
hướng tới một lí tưởng chung của dân tộc anh hùng.
Hình ảnh cuộc sống gian khổ, đói nghèo và sự vất vả, cực nhọc của
người dân Việt Bắc trong những công việc hàng ngày góp phần phục vụ cách mạng và
kháng chiến đã trở thành nỗi nhớ xót xa trong lòng người đi:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con trên rẫy, bẻ từng bắp ngô”

Câu thơ miêu tả một hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người
dân Việt Bắc: những người mẹ địu con cùng đi làm rẫy, làm nương. Hai thanh sắc liên
tiếp trong cụm từ “nắng cháy” cùng hàm nghĩa ẩn dụ không chỉ gợi ra vạt nương ngập
nắng, gợi ra những tia nắng gay gắt chói chang làm cháy rát lưng người mà còn khiến câu
thơ như nhói lên niềm thương cảm. Câu thơ sử dụng ba động từ “địu” “lên” “bẻ” như
muốn thể hiện công việc vất vả, cơ cực của người mẹ Việt Bắc. Cái nắng chói chang
không khến mẹ mỏi mệt, cái nắng gay gắt ấy càng tiếp cho “mẹ” sự dũng cảm, kiên
cường để vượt lên khốn khó mà lao động, cần cù xây nên ngày mai của đất nước. Người
mẹ vẫn tảo tần “bẻ từng bắp ngô”, bởi mẹ biết từng bắp ngô kia không chỉ nuôi con, chăm
sóc gia đình mà còn vì đất nước, thật ý nghĩa biết bao khi mẹ đang góp một phần sức lực
của mình để tăng sản xuất, nuôi bộ đội, nuôi làng đói và hơn hết là lòng mong ngóng
chiến thắng ngày mai – ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Hình tượng người mẹ trong
thơ ca kháng chiến đã trở thành sợi chỉ kết nối bao ân tình. Bên cạnh Tố Hữu, hình ảnh
“người mẹ lên rẫy” cũng xuất hiện trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:

“Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyênc Khoa Điềm)

Không chỉ ngày ngày lo nghĩ con đường giải phóng dân tộc, cán bộ
cách mạng còn gắn bó thắm thiết với người dân Việt Bắc qua từng con chữ được sẻ chia.
Họ trở thành người mang con chữ đến gần hơn với người dân miền núi với bao yêu
thương, lạc quan và hăng hái:

“Nhớ sao lớp học I tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”

Còn nhớ vào những năm kháng chiến gian khổ, dân ta phải chiến đấu với nhiều loại
“giặc”: giặc ngoại xâm, giặc đói và cả giặc dốt ở khắp nơi. Vật nên khi Cách mạng về đến
từng bản làng, cán bộ và người chiến sĩ đã mang ánh sáng của con chữ soi chiếu hành tinh
vươn lên của nhân dân nơi đây qua phong trào Bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ. Từ em
nhỏ đến cụ già đều có được cơ hội học chữ, được nhìn- biết và sống cùng mặt chữ - sống
cùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Việt Nam anh hùng. Từng lớp học chữ nối tiếp nhau,
bộc bạch tình yêu và sự chân thành, nhiệt huyết của cán bộ dành cho nhân dân Việt Bắc,
Những “đồng khuya đuốc sáng”, những “giờ liên hoan” ấm nồng tình quân dân đậm đà đã
hoà vào tâm thức cán bộ Cách mạng, đó là những giây phút tiếp thêm sức mạnh và động
lựuc, tiếp thêo ngọn lửa trong tinh thần và nụ cười quyết chí trên gương mặt đã nhiều
sương gió thời gian.

Nỗi nhớ của người ra đi được khắc hoạ mênh mang, sâu lắng khi nghĩ về
“ngày tháng cơ quan”, dù phải vượt qua bao gian nan, vất vả những sâu trong tâm hồn của
cán bộ - chiến sĩ Cách mạng vẫn tràn đầy nhiệt huyết, quyết tâm và lạc quan trên con
đường lý tưởng trước mặt:

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối ra…”

Dù khó khăn còn muôn lối, cuộc hành quân vẫn phải tiếp tục muôi nơi những với tinh
thần lạc quan, sau những giờ vất vả nhọc nhằn, họ cùng nhau bên ánh lauwr, ca vang khúc
hoan ca yêu đời, không ngừng nỗ lực, cống hiến. Điệp cấu trúc “Nhớ sao” được sắp xếp ở
vế đầu mỗi câu lục càng tô đậm nỗi khắc khoải, thương nhớ bâng khuâng về kỉ niệm đẹp
đẽ đã qua giữa người đi và kẻ ở. Từng “tiếng mõ rừng chiều” hiện lên, từng âm thanh
“chày đêm nện cối” vang đều trong kí ức người ra đi, vang đều nơi suối xa trong dòng
thời gian miên viễn của cuộc đời. Dấu ba chấm được đặt ở cuối câu như dư âm của nhà
thiw vẫn còn mãi về những kỉ niệm đẹp, những kỉ niệm không thể nào kể hết sau mười
lăm năm nghĩa tình ấy. Chấm lửng để lại bao dư vang lắng đọng trong lòng mỗi người về
những người chưa bao giờ từ bỏ, chưa bao giờ gục ngã, bởi trong họ luôn mang ánh sáng
của Đảng và Cách mạng dẫn lối, soi đường, tiếp thêm sức mạnh để người ra đi luôn dũng
cảm hiên ngang trước mọi “đỉnh dốc cao” của cuộc đời:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo”

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

Chắc hẳn ta cũng đã từng bắt gặp một nỗi nhớ về một thời kì kháng chiến

gian khổ mà nghĩa tình được gợi tả trong “Tây Tiến” – Quang Dũng, và khổ thơ này cũng đong
đầy là nỗi nhớ. Hai tác phẩm đều gửi gắm nỗi nhớ ở một vùng đất cụ thể, nếu như “nhớ chơi vơi”
của Quang Dũng gắn liền với địa danh Tây Tiến, thì nỗi nhớ đậm sâu giữa “ta – mình” lại được
Tố Hữu gắn với mảnh đất Việt Bắc thân thương. Những ý thơ chuyên chở nỗi nhớ rất đỗi mộc
mạc, giản dị gợi lên cho người đọc những cảm xúc đặc biệt về một thời bom lửa chiến tranh đã
qua. Xuyên suốt Tây Tiến, ta cảm nhận được nỗi nhớ khi dâng lên ào ạt, mãnh liệt, khi lại
như tràn ra mênh mang sâu lắng qua từng câu thơ, vần bằng xen giữa những câu thơ vần
trắc, âm hưởng thơ trùng điệp, khi lên bổng lúc xuống trầm, lãng mạn và cũng hào hùng
khôn tả. Cũng là một nỗi nhớ về nơi đã từng gắn bó trong những năm tháng hoạt động
Cách mạng, cũng đều được sáng tác trong thời kì kháng hcieens chống Pháp song ở mỗi
gia đoạn ta lại bắt gặp một phong cách thơ hoàn toàn khác với “Tây Tiến”, đồng thời
mang một vẻ đẹp riêng, đó là bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Nếu như “Tây Tiến” được viết
theo thể thất ngôn trường thiên thì “Việt Bắc” được Tố Hữu viết theo thể thơ lục bát,
mang ít nhiều âm hưởng của ca dao, dân ca. Vậy nên, ta thấy ở “Việt Bắc” là một “vân
chữ” hoàn toàn khác với “Tây Tiến”. “Việt Bắc” là một khúc ca êm ái, ngọt ngào, chứa
chan tình cảm. Còn “Tây Tiến” ở mỗi câu thơ, dòng chữ đều đong đầy nỗi nhớ, một nỗi
nhớ không thể nhầm lẫn, không đễ dàng thấy và phân biệt. Như vậy, mỗi bài thơ đều có
phong cách rất riêng, khơi gợi lên trong lòng độc giả những sắc thái cảm xúc khác nhau.
Đó chính là “vân chữ” của mỗi tác giả, tạo nên giá trị riêng cho mỗi bài thơ, làm nên sự
nổi tiếng và sức sống lâu bền cho tác phẩm. Viết ra được những lời thơ như vậy là nhờ
vào không chỉ tài năng mà còn là khả năng đào sâu tìm tòi những điều mới mẻ và những
cảm xúc, cảm nhận riêng của từng tác giả. Có thể nói Tố Hữu và Quang Dũng là những
người nghệ sĩ thứ thiệt với mỗi “dạng vân chữ” độc tồn, “không trộn lẫn” của riêng mình.

You might also like