You are on page 1of 5

3.75/5- BÀI LÀM TỐT. PHÁT HUY THẢO NHÉ!

Một nhà văn Nga đã từng khẳng định “ Văn học nằm ngoài những
định luật vủa băng hoại” Nằm ngoài những định luật của băng hoại có
nghĩa là không chết đi, thời gian sẽ làm cho mọi thứ phai phôi nhưng
văn học thì vẫn chưa bao giờ giờ thôi hết sức hấp dẫn. Quả đúng như vậy
dù bao năm trôi qua, tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu vẫn còn
trường tồn, vẫn có một chỗ đứng, một vị trí trong lòng người đọc. Bài
thơ là những hồi tưởng của tác giả về những ngày khó khăn gian khổ
nhưng chứa đầy tình người nồng ấm là những nỗi nhớ của tác giả là
những kỉ niệm với con người và cảnh vật nơi đây. Và đoạn thơ: “ Ta đi
ta nhớ ……đều suối xa” như khắc họa rõ hơn về tình cảm của tác giả
Giới thiệu được đoạn thơ, vận dụng lí luận văn học tốt nhưng em chưa
giới thiệu tác giả (vị trí, phong cách) và hoàn cảnh ra đời tp
Bốn dòng thơ là lời người ra đi đáp lại nghĩa tình của người ở lại.
Giọng thơ tha thiết, chân thành gợi lên bao nỗi nhớ về những ngày khó
khăn gian khổ của ta và mình:
“Ta đi ta nhớ những ngày
………
Bát cơm sẻ nữa, chân sui đắp cùng”
Lời cán bộ kháng chiến giải bài với đồng bào chiến khu chang
chứa yêu thương trong lời xưng hô “ta- mình” .Câu trên là lời xác nhận
sự chia ly xa cách,là lời khẳng định về nỗi nhớ khôn nguôi.Câu dưới ùa
về bao kỉ niệm bao gắn bó giữa ta mình trong suốt mười lăm năm ấy.
Mười lăm năm ta đã cùng mình gánh vác giang sơn, chịu đựng bao gian
khổ, thiếu thốn, đã cùng nhau đi qua bao biến cố, mười lăm năm ấy giờ
đã thành máu thịt trong nhau rồi. Biết bao xúc động bồi hồi cùng những
ngọt ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ cuối “đắng cay ngọt
bùi” . “Đắng cay ngọt bùi” là bốn tính từ chỉ bốn dư vị, bốn giai âm của
cuộc sống. Cũng là ẩn dụ để nói đến những thăng trầm trong cuộc đời
mà ta và mình đã cùng nhau trải qua. “Đắng cay” là để chỉ những gian
khổ, mất mát, hi sinh. “Ngọt bùi” chỉ niềm vui, hạnh phúc, vinh quang.
Ý thơ thể hiện ý nghĩa sâu xa: ta đã cùng mình trải qua những thăng
trầm, trải qua bao gian khó, bao buồn vui, ngọt bùi cay đắng, cùng nhau
đi qua vinh nhục… nên đã thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Từ đây ta và
mình đã mãi mãi trở thành tri kỷ.
“ Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Các hình ảnh: “chia củ sắn”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng”
kết hợp ba động từ “chia-sẻ-đắp” đã thể hiện rõ tình đoàn kết, gắn bó sâu
sắc, chân thành giữa cách mạng và nhân dân.Thương nhau đồng bào
chia nhau từng củ sắn, lùi khoai, từng miếng cơm manh áo đến tấm
chăn.Vật chất thật ít ỏi, đơn sơ mà nghĩa tình thật sâu sắc thiêng
liêng .Tình đồng bào đồng chí mà ấm áp thân thương . Đó là tình cảm
thuỷ chung, gắn bó qua một thời gian dài , có phúc cùng hưởng, có hoạ
cùng chia. Tình cảm ấy là muôn đời không thời gian nào có thể làm cho
phai mờ.
Khắc sâu nghĩa tình kháng chiến, nghĩa tình cách mạng, cán bộ về xuôi
nhớ lại hình ảnh người mẹ Việt Bắc, người đã hết lòng vì cán bộ chiến
sĩ:
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Hai dòng thơ như thước phim quay chậm cận cảnh người mẹ Việt Bắc
lên rẫy. "Người mẹ nắng cháy lưng "gợi cho người đọc liên tưởng đến
thiên nhiên Việt Bắc vô cùng khắc nghiệt. Nắng thì nắng đến cháy lưng,
rét thì như cắt da cắt thịt. Hai từ " cháy lưng" gợi lên nỗi xót thương vô
hạn của tác giả đói với những bà mẹ Việt Bắc.Trời nắng cháy lưng,
đường lên rẫy xa xôi, con còn quá nhỏ nhưng người mẹ vẫn cần mẫn lên
rẫy mệt bẻ từng bắp ngô.Trước một đứa con thơ ,nắng cháy sau lưng khó
nhọc gian nan không kể xiết nhưng tất cả vì gia đình vì cách mạng và
kháng chiến Việt Bắc. Người mẹ vẫn băng qua mọi gian khổ. Hình ảnh
thơ khắc sâu vào tâm trí người đọc sự lam lũ, vất vả, cơ cực của người
mẹ Việt Bắc.Đó là những hình ảnh không thể nào quê trong kí ức của
người về.
Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng phép liệt kê để làm sống
dậy những kỷ niệm ở Việt Bắc. Điệp từ “ Nhớ sao” đứng đầu mỗi câu
khiến nỗi nhớ như mênh mông, bất tận. Là những lớp học xóa mù chữ;
những buổi liên hoan ở chiến khu náo nức, tưng bừng; là những ngày
tháng hoạt động cách mạng:
“ Nhớ sao lớp học i tờ
…….
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
Cán bộ cách mạng không chỉ đến vùng cao để xây dựng kháng chiến mà
còn gieo chữ ,đem ánh sáng xóa mù chữ xuống làng.Các lớp học xóa
mù chữ được mở ra khắp các bản làng.Cuộc sống nơi chiến khu dẫu gian
khổ nhưng ấm áp, nghĩa tình, trái tim mỗi người luôn rực sáng nhìn lạc
quan tin tưởng.Câu thơ “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” có sự tương
phản giữa đời sống vật chất gian khổ và tinh thần luôn lạc quan, yêu đời.
Khép lại những thước phim về cuộc sống chiến khu giản dị là những âm
thanh quen thuộc thân thương:
“ Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Hai câu thơ cuối gợi nhớ vẻ đẹp thanh bình của núi rừng Việt Bắc. Tiếng
mõ rừng chiều gợi hình ảnh từng đàn trâu, đàn bò từ rừng núi thong thả
trở về bản làng, tiếng mõ vang vọng, rộn ràng cả buổi chiều . Mỗi đêm
khuya thanh vắng, tiếng chày giã gạo, tiếng suối róc rách nơi rừng núi
vỗ về trong giấc ngủ.
Đoạn thơ hội tụ vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhất trong bài thơ Việt Bắc.
Khơi dậy kỷ niệm mười lăm năm gắn bó bền chặt với bao vất vả gian lao
thiếu thốn nhưng luôn đầy lạc quan, tin yêu. Qua đó người về cũng tự
nhắc nhở mình đừng quên cội quên nguồn.Việc sử dụng thể thơ lục bát
truyền thống với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng, cách miêu tả giàu hình
ảnh, lối đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ, nhiều biện pháp
tu từ được tác giả vận dụng khéo léo: câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ, liệt
kê. Tất cả đã hòa quyện lại làm nên sức hấp dẫn lạ thường cho đoạn thơ
ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TỐT
Thơ là tiếng hát của trái tim, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Chính
những cảm xúc chân thật khiến Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói
riêng dù sáng tác đã lâu nhưng vẫn không bị phai nhòa bởi thời gian .
Tác phẩm đã kết thúc nhưng mỗi lần đọc lại trong lòng ta như thấy được
hình ảnh Việt Bắc đầy gợi cảm, chân thật. Nỗi nhớ của Tố Hữu đã đi
vào trong lòng người đọc như khúc dân ca dịu dàng để lại bao say đắm
về một mảnh đất gắn bó với biết bao con người
ƯU: Diễn đạt mạch lạc, ý khá sâu, bình thơ tốt, biết vận dụng lí luận văn
học tăng sự hấp dẫn cho bài văn
KHUYẾT:
- Câu lí luận dẫn đầu rất quen thuộc nên dễ nhàm
- Cần gt về tác giả và hoàn cảnh ra đời tp
- Bổ sung sự so sánh với các tp khác để nâng cao chất lượng bài văn

You might also like