You are on page 1of 5

Sau lời của người ở lại, hỏi để gợi nhắc những ân tình, ân nghĩa, những gian khổ đã trải

qua cùngnhau trong mười lăm năm kháng chiến, thì người cán bộ về xuôi đã bộc lộ trực
tiếp tình cảm củamình với Việt Bắc qua đoạn thơ thứ ba. Những lờiruột gan ấy như một
lời thể thủy chung, son sắt:
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu
Ở thời khắc chia tay lịch sử, trong lòng người ởlại dấy lên nỗi băn khoăn lớn: Là cán bộ về
xuôi rồi, có nhớ không, nhớ những kỷ niệm đã trải qua cùng nhau hay không? Như thấu hiểu
nỗi băn khoăn của đồng bào Việt Bắc, của người ở lại, cán bộ về xuôi đã khẳng định tình cảm
của mình:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Vẫn lối xưng hô “ta-mình” đậm đà màu sắc ca dao, dân ca đầy xúc cảm yêu thương. Cặp đại
từ“ta”-“mình” hoán đối vị trí cho nhau một cách thật linh hoạt, khéo léo mà rất đỗi tự
nhiên. “Ta -mình”, “mình - ta” cứ quấn quýt, hòa quyện vào nhau thật nồng nàn, máu thịt
giữa kẻ ở người đi,tuy hai nhưng lại là một. Nếu ở những câu thơ trên,nghĩa tình khǎng khít
giữa đồng bào và cán bộ được thể hiện kín đáo qua nghệ thuật hoán đổi cặp đại từ “ta -
mình” thì đến câu thơ: “Lòng ta sautrước mặn mà đinh ninh” cũng được lặp lại một cách rất
rõ ràng. Câu thơ vang lên như một lời thề thủy chung, son sắt. Câu thơ tám chữ mà có đến
sáu chữ cùng khằng định nghĩa tình: Là trước sau như một, không thay đối theo thời gian,
mặn mà,nồng nàn, thắm thiết mà sâu đậm. Dù cuộc đời có thay đổi, có thăng trầm, biến cố
thì lòng ta vẫn“đinh ninh”, trước sau như một. Tình nghĩa cách mạng giữa cán bộ kháng
chiến với đồng bào ViệtBắc, đã nhập sâu vào truyền thống thủy chung caođẹp của người
dân Việt:
Đá mòn nhưng dạ chằng mòn
Tào Khê nước chảy, lòng còn trơ trơ.
Sự đồng điệu là một nét son đẹp giữa đồng bàovà cán bộ, điều đó được thể hiện sâu sắc
trong sựđối đáp. Đồng bào ở lại đã hỏi: “Mình đi mình cónhớ mình” thì cán bộ đáp “Mình đi
mình lại nhớmình”. Chỉ thay chữ “có” thành chữ “lại” đã đáptrọn tình ý sâu xa mà đồng bào
nhắn gửi: Cán bộ về xuôi chẳng những sẽ mãi nhớ đồng bào ở lại,mà chẳng bao giờ quên
quá khứ, không đánh mấtchính mình. Nếu câu thơ được viết theo lối thôngthường “Ta đi ta
lại nhớ mình” thì chắc chắnkhông có lời đáp lại trọn vẹn, không có sự thú vịnhư đã thấy.
Thật xác đáng khi có nhà nghiên cứuđã quả quyết khẳng định rằng : “Mình đi mình cónhớ
mình” và “Mình đi mình lại nhớ mình” lànhững câu thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc vàcũng
là sáng tạo xuất sắc của Tố Hữu.
Nghĩa tình Cách mạng còn được cán bộ miềnxuôi khẳng định: Qua hình ảnh so sánh đậm
màusắc dân gian “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tìnhbấy nhiêu”, “Nước” trong nguồn bao la,
vô tận,không bao giờ vơi cạn. Người Việt xưa dùng hìnhảnh nước trong nguồn làm biểu
tượng tình mẫu tửthiêng liêng :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảyra.
Đến Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu lại dùng hình ảnh“nước trong nguồn” để khẳng định nghĩa
tình giữacán bộ miền xuôi với đồng bào miền ngược. Khócó cách nói nào về tình nghĩa Cách
mạng thiêngliêng hơn cách nói của Tố Hữu. Cặp từ “baonhiêu” - “bấy nhiêu” càng khơi sâu
hơn cái vôcùng, vô tận của tình nghĩa sâu nặng.
Sáu câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ về thiên nhiên bình dị mà thơ mộng, nhớ cảnh vật chiến
khu Việt Bắc với nhịp sống êm đềm mà đầm ấm. “Nhớ gì như nhớ người yêu ……….. Ngòi
thia sông đáy suối lê vơi đầy”
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết trong bài tho“Tiếng hát con tàu” của mình khi nói về mảnh
đấtta đã từng gắn bó như máu thịt, như tâm hồn:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Và tâm trạng của người cán bộ về xuôi lúc nàycũng không nằm ngoài cảm xúc đó. Chia xa
mảnhđất mình từng gắn bó, ai mà chẳng nhớ, chẳngthương. Thế nhưng hiếm có thi sĩ nào
mang trongtim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng khigiã từ như trong thơ Tố Hữu:
“Nhớ gì như nhớ người yêu”, một dòng thơ mà điệp hai lần chữ“nhớ” cùng là hình ảnh so
sánh, ví von thật lãngmạn, tình tứ. Nỗi nhớ về Việt Bắc được cảm nhậnnhư nỗi nhớ thương
người yêu. Có khi ngẩn ngơ có khi bồn chồn, bối rối, bổi hối, bồihồi; có khi da diết khắc
khoải, khi lại đau đáu thămthẳm làm ta nhớ đến ý thơ trong ca dao:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Với hình ảnh so sánh này, Tố Hữu thực sự là mộttình nhân đắm đuối trước Việt Bắc, trước
nhân dânđất nước mình. Tứ thơ “Nhớ gì như nhớ ngườiyêu” đã đưa thi phẩm Việt Bắc trở
thành khúc tìnhca bậc nhất trong thơ ca Cách mạng. Quả khôngsai khi Xuân Diệu nhận xét :
“Tố Hữu đã đưa thơchính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình” làvậy. Khám phá câu thơ:
“Nhớ gì như nhớ ngườiyêu”, ta bỗng vỡ lẽ hiểu ra rằng: lối kết cấu đối đápcùng cách xung hô
“ta - mình” trong Việt Bắckhông đơn thuần là sáng tạo hình thức, là câuchuyện ngôn ngữ mà
còn là tình cảm giữa cán bộCách mạng và đồng bào chiến khu thiết tha, mặnnồng như tình
yêu đôi lứa.
Chảy dọc trong nỗi nhớ của người đi là hình ảnhViệt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị,
thơmộng, hiền hòa với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm,đầm ấm:
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sóm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Như một bức họa thiên nhiên thơ mộng, hữu tìnhvề cảnh rừng núi chiến khu Việt Bắc với
các hìnhảnh: “trăng lên” huyền ảo, “ánh chiều” tỏa nắng,bån làng thấp thoáng trong sương
khói bồngbềnh... Không miêu tả chi tiết, nhà thơ Tố Hữu chichấm phá, khơi gợi, nhưng với
người trong cuộc,chỉ chừng ấy thôi cũng đủ làm bồi hồi, xao xuyếnbiết bao trong cái giờ
khắc chia tay này.Hòa cùngvẻ đẹp bình dị và thơ mộng của thiên nhiên ViệtBắc là hình ảnh
con người Việt Bắc tần tảo, chịuthương chịu khó trong lao động: “Sớm khuya bếplứa người
thương đi về”. Cách nói “ngườithương” khéo léo, nhiều sức gợi, chứa chan tình cảm dịu
dàng mà nông nàn, yêu thương. Hắn trongtrái tim nhà thơ đã gửi lại yêu thương đến hình
ảnhngười con gái Việt Bắc biết hi sinh vì Cách mạng.
Kết thúc khổ thơ, tình cảm lan toả khắp núi rừngViêt Bắc là những kỷ niệm chung và riêng
đan xennhau, lần lượt hiện lên trong trí nhớ người đi:
Nhớ từng rùng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy...
Những rừng nứa bát ngát, những dòng suối máttrong, những con sông hiền hòa, tất cả cứ in
sâutrong nỗi nhớ người đi. Nhắc đến dòng sông, đồinúi, rừng nứa, bờ tre là dưng dưng bao
kỉ niệm,đong đầy bao thương nhớ. Những cái tên: NgòiThia, sông Đáy, suối Lê có lẽ không
đơn thuần chỉlà những địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm, cảmxúc còn đọng lại.
Mặc dù đi xa nhưng cán bộ kháng chiến khôngthể nào quên được khoảng thời gian đã gắn
bó vớiđồng bào Việt Bắc. Có lẽ đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong những năm tháng ở đây
chính là nghĩa tìnhthắm thiết của người dân nơi đây, và cũng là điềungười cán bộ về xuôi
nâng niu, trân trọng nhất.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Lời cán bộ kháng chiến giãi bày với đồng bàochan chứa yêu thương trong lối xưng hô “ta -
mình”. Cách nói: “Ta đi ta nhớ... ” là lời xác nhậnvề sự chia xa, là lời khẳng định nỗi nhớ khôn
nguôivề biết bao kỉ niệm, bao gắn bó giữa “ta” với“mình” trong suốt 15 năm ấy. Kỉ niệm
chưa rõhình hài, dáng nét nhưng nồng lên vị “đắng cay”lẫn “ngọt bùi”. Cụm từ “đắng ngọt
bùi” là một lờiẫn dụ chỉ những gian khổ khó khăn và niềm vui,nỗi buồn: “Đắng cay” là những
thiếu thốn giankhổ, nhọc nhằn của đời sống vật chất; Còn “ngọtbùi” là nghĩa tình yêu
thương giữa đồng bào vàcán bộ. Biết bao xúc động bồi hồi, dưng dưng ânchứa trong mấy
chữ “đắng cay, ngọt bùi” và dấuchấm lửng cuối dòng thơ như cảm xúc dâng trào,nghện ngào
không thể nói lên lời.
Chỗ sâu sắc nhất trong tình nghĩa gắn bó giữa nhân dân chiến khu với cán bộ cách mạng
chính làtình cảm thương yêu, che chở, bao bọc của ngườidân Việt Bắc:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Thương cán bộ, đồng bào chia nhau từng củ sắn,nồi khoai, từng miếng cơm, manh áo đến
tấm chănnghĩa tình. Vật chất thật ít ỏi, đơn sơ mà tình nghĩathật sâu sắc, thiêng liêng. Tình
đồng bào, đồng chíấm áp, thân thương như tình cảm gia đình ruột thịt.Giữa cán bộ và đồng
bào dường như không cònkhoảng cách nào nữa. Các chi tiết nghệ thuật ởđây, vừa có ý nghĩa
tả thực, vừa có tính khái quát.Tất cả khắng định sự đồng cam, cộng khố giữanhân dân Việt
Bắc với những người chiến sĩ cáchmạng là không gì có thể so sánh.

Khi nhớ về chiến khu Việt Bắc, nhớ về conngười nơi đây. Sự đơn sơ, bình dị trong sinh
hoạtvới tinh thần lạc quan, yêu đời là một hình ảnh khóphai trong tâm trí người đi. Điều
đó được thể hiệnqua sáu câu thơ cuối của đoạn thơ:
Nhớ người mẹ nằng cháy lưng
Địu con lên rấy, bẻ từng bắp ngô,
Nhớ sao lóp học i tò
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

Khắc sâu nghĩa tình kháng chiến, nghĩa tình cáchmạng, cán bộ về xuôi nhớ mãi hình ảnh
người mẹViệt Bắc vất và, cần cù, giàu tình yêu thương:
Nhớ người mẹ nằng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Hai dòng thơ như thước phim quay chậm cậncảnh người mẹ Việt Bắc lên rẫy: trời nắng
changchang, đường lên rẫy xa xôi, con còn quá thơ bé,non nớt, người mẹ vẫn cần mẫn lên
nương, lên rẫymiệt mài bẻ từng bắp ngô. Truớc ngực dúa conthơ, sau lưng gùi ngô nặng,
tấm lưng năng cháykhó nhọc,gian nan không kể siết nhưng tất cả vìgia đình, vì cách mạng, vì
kháng chiến, người mẹViệt Bắc vẫn băng qua mọi gian khó. Hìnhảnh “nằng cháy lưng” thực
sự là nhãn tự của câuthơ. Hình ảnh ấy đã khắc sâu vào tâm trí người đọcsự lam lũ, vất và, cơ
cực cùng sự tần tảo, đức hisinh cao quý của người mẹ Việt Bắc. Thật xúcđộng khi Tố Hữu cất
lên tiếng gọi mẹ tha thiết,phải chăng với Tố Hữu, Việt Bắc đã trở thành giađình mà nơi ấy có
người mẹ ta chịu ơn suốt đời. Hai câu thơ trên cũng gợi cho ta nhớ đến những ý thơ trong
thơ của Nguyễn Khoa Điềm
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Vẫn mang dòng chảy của những hoài niệm,nhưng là kỉ niệm về lớp học xóa mù chữ “i
tờ”,những buổi liên hoan tại chiến khu Việt Bắc manglại màu sắc tươi sáng, náo nức :
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan.
Cán bộ cách mạng đến vùng cao dâu chỉ gâydựng kháng chiến mà còn gieo chữ xuống bản,
đem ánh sáng văn hóa xuống làng. Các lóp bìnhdân học vụ, xóa mù chữ được mở ra khắp
các bảnlàng. Cuộc sống nơi chiến khu không chỉ có niềmhạnh phúc chinh phục chân trời tri
thức mà còn đầyắp niềm vui trong sinh hoạt tập thể. Ý thơ: “Đồngkhuya đuốc sáng những
giờ liên hoan” gọi tanhớ đến “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”trong bài thơ “Tây Tiến”
của nhà thơ Quang Dũng.
Cuộc sống nơi chiến khu dẫu gian khổ nhưngluôn ấm áp, nghĩa tình, trái tim mỗi người luôn
rựcsáng niềm lạc quan tin tưởng:
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Tinh thần kháng chiến trường kỳ nhất định thắnglợi, phong trào “tiếng hát át tiếng bom”
thực sựthấm sâu vào nhận thức mỗi người, và diều dó dãđược Tố Hữu thể hiện trong ý thơ.
Khép lại nhữngthước phim về cuộc sống chiến khu giản dị, nghĩatình là những âm thanh
quen thuộc thân thương:
Nhớ sao tiếng mõ rùng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Đọc hai câu thơ ta thấy văng vằng những khúcnhạc đồng quê, mỗi một âm thanh lại gợi mở
bứchọa bình dị mà thơ mộng. “Tiếng mõ rừng chiều”giục đàn trâu hung hăng trở về, trong
niềm vui háohức của đám trẻ mục đồng sau một ngày lao độnghăng say. Âm thanh gợi một
không gian êm ả,thanh bình: Tiếng giã gạo đêm khuya ghi dấu baonghĩa tình; Tiếng suối róc
rách nơi rùng xa lại gợicái trong ngân, thơ mộng của cảnh vật. Lời thơdừng mà những âm
thanh ấy cứ ngân vang mãitrong lòng ngrời di.
Đoạn thơ hội tụ vẻ đẹp bình dị nhất, mộc macnhất trong bài thơ Việt Bắc. Dấu chấm lửng
“...”cuối đoạn thơ tạo nên những khoảng lặng thi vị.Việc sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng
ngọt ngàomang nét dân gian đã làm nên sức hấp dẫn lạthường cho đoạn thơ.
Bình luận ngắn:
Thông qua tác phẩm nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định tính dân tộc đặc sắc qua bài thơ Việt
Bắc. Vì tính dân tộc là những giá trị nét đẹp văn hóa lâu đời của đất nước và nhân dân ta.
Tác giả đã chọn hai phương diện nội dung và nghệ thuật để sáng tạo nên tính dân tộc ấy. Về
nội dung, tác giả đã khắc họa rõ nét lòng yêu nước, thủy chung son sắt, những nỗi nhớ
thương da diết của người đi – kẻ ở về cuộc sống, con người, những ngày tháng cùng ăn cùng
ở cùng tham gia kháng chiến cùng nhau. Về nghệ thuật bằng thể thơ lục bát truyền thống
đậm đà tính dân tộc, giọng điệu thơ tâm tình tha thiết. Cách kết hợp sáng tạo với văn học
dân gian như ca dao, kết cấu đối đáp, các biện pháp tu từ… Tất cả khẳng định nên tính dân
tộc trong bài thơ. Bởi vì tâm hồn của Tố Hữu từ nhỏ đã được người mẹ dạy cho tình yêu với
văn học dân gian. Từ đó, tập VB là tập thơ đỉnh cao cho phong cách nghệ thuật mang dấu ấn
Tố Hữu.
Nghệ thuật: Đoạn thơ hội tụ những nỗi nhớ thương lưu luyến,những vẻ đẹp bình dị nhất,
mộc mạc nhất trong bài thơ VB. Việc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống nhẹ nhàng,ngọt
ngào mang nét dân gian. Sự linh hoạt trong việc chuyển đổi các đại từ xưng hô “ta-mình”
“mình-ta”,kết hợp cùng các biện pháp tu từ, câu hỏi tu từ, các từ láy phong phú đa dạng, các
câu ca dao dân ca giàu chất nghệ thuật. giọng điệu thơ tâm tình tha thiết, những hình ảnh
giàu sức gợi tả. Đặc biệt nhất là “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính
đưa đến thành công của thơ anh” – Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói. Tất cả đã
góp phần tạo nên một bài thơ đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của nhà thơ Tố Hữu.
Kết bài: Năm tháng qua đi , lời tâm sự của nhà thơ Tố Hữu vẫn in sâu vào trong tâm trí người
đọc bởi tấm lòng thiết tha mà thi nhân dành riêng cho VB. “Cảnh vật và tinh thần VB đã
nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, VB trong tôi.” Tuy viết về cách mạng kháng chiến, viết về
chính trị nhưng chưa bao giờ trong từng câu thơ của Tố Hữu khiến ta chìm trong khô khan
giáo điều sáo rỗng mà ngược lại thi nhân đã truyền một phần “tình cảm máu thịt” ấy. Bằng
thể thơ truyền thống lục bát,kết hợp cùng giọng điệu thơ tâm tình tha thiết, phong cách thơ
trữ tình chính trị mang đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm biết bao niềm tin
cho thế hệ sau này ở từng vần thơ con chữ về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng
thủy chung với dải đất hình chữ S cao quý của nhân dân VN ta. Với những tình cảm sâu sắc
được trao gửi vào thơ, “cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng VN” sẽ luôn ngời sáng
trong lòng độc giả,cho ta nhớ mãi về một VB “tha thiết” và “đẹp vô cùng”:
“ Núi xa khoác áo màu xanh nhất
Suối gần hát tiếng tuyệt vời trong
Chim rừng ríu rít ca tha thiết
Buổi tiễn đưa, Việt Bắc đẹp vô cùng”
( Ta chào Việt Bắc, về xuôi. – Xuân Diệu)

You might also like