You are on page 1of 3

Trong suốt 30 năm trường kì kháng chiến, đồng hành cùng dân tộc không chỉ có

bom đạn chiến tranh mà còn có cả những áng văn, áng thơ thấm đượm những trang
lịch sự hào hùng luôn sống mãi trong trái tim nhân dân ta dù trải biết bao thăng
trầm, biến động của thời gian. Giữa mịt mù khói lửa và mất mát đau thương, vườn
thơ CM vẫn cứ thế đâm chồi và vươn lên mạnh mẽ, nó cất lên những khúc ca của
thời đại, tô vẽ lên vẻ đẹp đầy hiên ngang, bất khuất của con người, dân tộc VN.
Giữa rừng hoa nở rộ ấy, VB là đóa hoa đẹp nhất mà TH đã vun trồng. Dưới ngòi
bút tài hoa của người nghệ sĩ đa tài TH, bài thơ vừa là khúc hùng ca của trang sử
vàng hào hùng vừa là khúc tình ca lãng mạn cất lên từ nỗi nhớ thương, từ nghĩa
tình thủy chung son sắt giữa người CB CM và ng dân VN trg suốt hơn 15 năm. Và
bản tình ấy được cất lên bằng những nốt nhạc đầu tiên qua 8 câu thơ đầu của bài
thơ.
Bài thơ “Việt Bắc” được trích trong tập thơ cùng tên là một trong những tác phẩm
tiêu biểu và là đỉnh cao sáng tác trong sự nghiệp theo duổi nghệ thuật của nười
nghệ sĩ tài hoa. Việt Bắc là quê hương CM, là căn cứ vững chắc của bộ đội ta trong
suốt những năm kháng chiến chống Pháp.Tại nơi đây, người dân miền núi đã che
chở đùm bọc cho các chiến sĩ kháng chiến suốt bao năm dài và chính vì thế nên
tình cảm giữa họ cũng trở nên thắm thiết, sâu đậm không gì có thể thay đổi được.
Sau chiến thắng ĐBP lẫy lừng năm xưa, sau bao năm gắn bó cùng với chiến khu
VB, các chiến sĩ CM đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả và quay trở về HN. Nhân dịp
đó, TH đã viết nên bài thơ này để gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình đối với
người dân VB trong khoảnh khắc chia xa. Với hồn thơ hùng hồn mạnh mẽ nhưng
ko kém phần nhẹ nhàng du dương,“VB” vừa là một khúc hùng ca mạnh mẽ vừa là
bản tình ca thủy chung nghĩa tình, sắt son giữa cng CM với đồng bào VB.
Ở khổ thơ mở đầu bài, lời thơ sâu lắng, dịu dàng tựa những dòng tâm tư cất lên từ
tấm chân tình của con người TB. Đó chính là tiếng nói của tình cảm tha thiết, của
những nỗi nhớ niềm thương sâu đậm vô ngần mà người dân miền núi gửi đến cho
những chiến sĩ CM về xuôi mà họ đã từng gắn bó:”Mình về…”
Lời thơ đầu với âm điệu trầm lắng du dương nhẹ nhàng đưa chúng ta quay về với
miền thương nhớ tưởng chừng như đã rất đỗi xa xôi. Nhưng rồi trong khoảnh khắc
ấy,ta chợt nhận ra những kỉ niệm ấy thật gần gũi thân thương trong trái tim ta.
Cách xưng hô ”mình” với “ta” nghe sao ngọt ngọt mà tha thiết đến thế! Lời gọi ấy
cứ thế cất lên tựa như đôi lời mật ngọt, yêu thương của những lứa đôi yêu nhau
khiến ng đọc lưu luyến khôn nguôi.” Mình” ở đây chính là người ở lại- những ng
dân vùng TB và “ta” đó là người CBCM miền xuôi chuẩn bị quay trở về qh sau
bao năm kháng chiến gian khổ. Trong giờ khắc chia tay bịn rịn, đồng bào đã không
thể kìm nén xúc động mà thốt lên thành lời những nỗi niềm nhớ thương vô hạn
dành cho ng chiến sĩ thông qua chtt “mình về…”. Chỉ với một từ «về», thế nhưng
nó lại cất chưa bao nỗi buồn vô hạn khiến trái tim người đọc như hẫng đi một nhịp
trước nỗi bâng khuâng, xót xa ấy. Đọc một bài thơ viết về những năm tháng hào
hùng của CM, về tình cảm chung lớn lao của dtoc thế nhưng với lối nói “Mình-ta”
đã khiến cho cuộc chia tay đầy nước mắt ấy trở nên thật trìu mến, đong đầy yêu
thương. Ta cũng dễ dàng bắt gặp lối nói ấy trong các câu ca dao dân ca xưa:
«Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.»
Đến với câu thơ tiếp theo, TH đã gợi cho người đọc nhớ về những tháng năm oanh
liệt một thời của dtoc ta qua cụm từ “mười lăm năm”. «Mười lăm năm ấy» mở ra
những hồi ức về một khoảng thời gian rất dài đã khắc sâu trong dòng chảy lịch sử,
đó là giai đoạn « khi kháng Nhật- thuở còn Việt Minh» của dtoc ta. Vào thời điểm
bom đạn chiến tranh loạn lạc ấy, bộ đội ta đã trải qua vô vàn gian khổ, nguy hiểm
để chiến đấu, để hy sinh vì TQ và bên cạnh họ luôn có đồng bào VB bên cạnh yêu
thương, giúp đỡ. Theo dòng hồi tưởng được tái hiện, trong những năm tháng chiến
đấu đầy máu lửa ấy, ng chiến sĩ CM và đồng bào ndan luôn tay trong tay, kề vai sát
cánh cùng nhau vượt qua biết bao gian nguy thăng trầm, đã cùng có biết bao vui
buồn, đồng cam cộng khổ và chia ngọt sẻ bùi. Hai tính từ”thiết tha, mặn nồng”
càng gợi tả thêm sự gắn bó dài lâu, là những thứ tình cảm chân thành nồng nàn tựa
như tình yêu đôi lứa«Mười lăm năm » vốn đã không phải khoảng thời gian ngắn,
kết hợp với từ “ấy càng làm thời gian như kéo dài miên man từ qk vang vọng đến
hiện tại, gợi lên bao thăng trầm biến động của lịch sử, khắc lên những tình cảm lớn
lao hơn bao giờ hết giữa ng lính và đồng bào miền núi. Nếu như ở câu thơ trên, câu
hỏi cất lên từ trái tim chân thành dạt dào thì đến với câu thơ đầu là lời gợi nhắc về
những ân tình sâu đậm của ‘mười lăm năm’ gắn bó, thì ở hai câu thơ tiếp theo
chính là lời nhắc nhở chân tình, kín đáo của người ở lại
«Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn»
Ở câu thơ này, chtt được cất lên như xóa bỏ hết cả mọi khoảng cách không gian,
thời gian, đối tượng trữ tình giờ đây không chỉ còn “mình-ta” mà nỗi nhớ ấy đã từ
lòng người vang vọng khắp núi sông.Nghệ thuật lk “núi, sông, nguồn” được sử
dụng gợi nhắc về những kỷ niệm tươi đẹp đã in sâu trong trái tim người về xuôi.
Không gian ấy, cảnh vật ấy dù giờ đây đã vắng hình bóng người đi nhưng những
kỷ niệm tươi đẹp vẫn là hồi ức in đậm trong trái tim “mình” và “ta mãi mãi. Động
từ “nhớ” và “nhìn” được lặp lại đến hai lần đã tác động mạnh đến cảm xúc con
người, khiến dòng chảy của hồi ức, của hoài niệm đang dâng tràn mãnh liệt trong
trái tim người ra đi và cả người ở lại.”Nguồn” ở đây ngoài nghĩa là nguồn nước
trong lành, dồi dào tựa như cảnh sắc nên thơ của TN TB thì nó còn là ngọn nguồn
của CM, ngọn nguồn của mọi tâm tư tình cảm cháy bỏng đang dâng trào mãnh liệt
trong trái tim. Phải chăng cách gợi nhớ khéo léo này cũng chính là lời dặn dò,mong
mỏi kín đáo nhưng cháy bỏng của đồng bào VB gửi gắm đến người chiến sĩ về
xuôi: “VB là cội nguồn của CM, là quê hương CM dựng nên Cộng hòa và còn là
nguồn cảm xúc nơi bắt đầu những thứ tình cảm tui thầm kín, bình dị nhưng lại sâu
đậm hơn bao giờ hết, nên xin người về đừng quên.

You might also like