You are on page 1of 4

Các mở bài cho văn bản lớp 9

Bài thơ về tiểu đội xe không kính


C1: Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta
mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những bài thơ, mẩu truyện như dòng sông chảy
qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc tận trong tâm khảm. “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” là một tác phẩm như thế. Ai từng trải qua chiến tranh, từng nghe kể về những năm
tháng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đều mang trong mình niềm tự hào, lòng biết ơn đối với
thế hệ cha anh đã dùng máu xương của mình để vẽ nên một đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tôi đã tìm được điều đó trong bài thơ ấy. Và quả thực, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công
hình ảnh người chiến sĩ kiên trung, dũng cảm bên cạnh vẻ ngang tàng và ngạo nghễ trong thời kì
chống Mĩ.

C2: Mới đó mà đường Trường Sơn đã bước qua cuộc chiến tranh hơn 40 năm, nhà thơ
Phạm Tiến Duật, người hùng của Trường Sơn huyền thoại năm nào giờ cũng đã thành người
thiên cổ. Nhớ Trường Sơn, nhớ đường mòn Hồ Chí Minh lại nhớ đến nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Vừa chiến đấu vừa sáng tác thơ, thơ của Phạm Tiến Duật đã mang tất cả những gì là hiện thực
của cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường, tiêu biểu như “Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính”. Bài
thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh
đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

C3:

“Khi lên xe ta chưa quen nhau

Lúc xuống xe ta đã thành bè bạn

Ta tựa lưng vào bốn năm tấn đạn...”

(“Chim lạc bay” – Phạm Tiến Duật)

Với khí thế hừng hực của tuổi trẻ những năm tháng chống Mĩ ác liệt, Phạm Tiến Duật đã
kịp ghi lại những ngày tháng không thể nào quên của những lính trẻ, của những cô thanh niên
xung phong tuổi mười tám đôi mươi quên mình vì Tổ quốc, rất dũng cảm, trách nhiệm, hồn
nhiên trong sáng. Xúc cảm trước sự quên mình và hồn nhiên của người lính, Phạm Tiến Duật đã
có những câu thơ rất mộc mạc, chân tình và độc đáo qua: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Đồng chí
“Cuộc đời anh, cho tôi chia một nửa

Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm

Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả

Nửa bát cơm hạt muối nhọc nhằn” ...

(“Một nửa” – Chính Hữu)

Tình đồng chí, đồng đội trong thơ Chính Hữu luôn là vậy, nó đẹp một cách giản đơn, đẹp
một cách lạ thường. Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã góp thêm một tiếng thơ hay về người lính và
tình đồng đội cho nền thơ kháng chiến chống Pháp. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức
chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình
đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do
của Tổ quốc.

Những ngôi sao xa xôi


Có một thời để nhớ, một thời đẹp hơn mọi lời ca, một thời mà cả nước lên đường phơi
phới bước chân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại:

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ trường Sơn Tây”

Trường Sơn ơi, rầm rập bước quân hành. Ở đó có sự xuất hiện của những cô giao liên,
những cô gái thanh niên xung quanh trên tuyến đầu lửa đạn. Sự kiêu hùng, dũng cảm của những
cô gái đã đi vào thi ca một cách tự nhiên và để lại đầy ấn tượng trong lòng người đọc. Một trong
số đó là tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Với sự duyên dáng, tài năng của
cây bút trẻ, tác phẩm đã phản ánh chân thực sự khốc liệt của chiến tranh đồng thời ca ngợi vẻ
đẹp tâm hồn như những vì sao lung linh ngời sáng của những cô gái thanh niên xung phong.

Sang thu
“Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?

Thu trước vừa qua mới độ nào


Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ

Nắng hồng choàng ấp cây bàng cao”

(Thu (I) – Chế Lan Viên)

Mùa thu - mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng, mùa của các cặp tình nhân đi dưới
nắng thu để thưởng thức bầu không khí mát mẻ trong lành, cùng nhau nhìn là vàng rơi, rơi mãi
đến tận cuối trời. Mùa thu cũng chính là mùa để các thi nhân đắm chìm trong nhiều cung bậc của
cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước sự biến chuyển của đất trời. Và Hữu Thỉnh cũng không
phải là một ngoại lệ khi đã vương vấn tình cảm của mình qua bài thơ “Sang thu”.

Mùa xuân nho nhỏ


“Lắng tai nghe…

Khúc nhạc xuân đang mời gọi

Dõi mắt nhìn…

Sắc xuân lung linh tràn ngập đất trời”

Mùa xuân về đánh thức ngàn cây cỏ, hoa lá bừng tỉnh giấc đông, đâm chồi nảy lộc. Và
nếu như họa sĩ dùng đường nét và sắc màu, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng
ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình - đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, đất trời khi sắc xuân ngập
tràn. Ta đã từng bắt gặp sắc cỏ non xanh tận chân trời trong thơ Nguyễn Du, một nét xuân chín
rạo rực của thi sĩ Hàn Mặc Tử, hay một mùa xuân xanh tươi tắn nhẹ nhàng trong thơ Nguyễn
Bính. Và cùng góp mình vào sắc xuân ấy, không thể không nhắc tới vũ điệu giao mùa của nhà
thơ Thanh Hải. Lắng lòng lại, ta nghe đâu đây tình xuân, sắc xuân đang hòa quyện với nhau, rạo
rực trong tâm hồn Thanh Hải để từ đó từ thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản dị,
tứ thơ sâu lắng nhưng ôm trọn tâm hồn đôn hậu, bình dị, thiết tha yêu cuộc sống của nhà thơ.

Viếng lăng Bác


Có một vầng dương thao thức cả cuộc đời vẫn canh cánh, trăn trở bên mình hai chữ “Đất
Nước”, có cái chết đã hóa thành bất tử trong sâu thẳm mỗi con tim:

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa…”

(Bác ơi! – Tố Hữu)


Bác Hồ ra đi mãi mãi để lại bao niềm tiếc nuối cho dân tộc Việt Nam, trong cơn sụt sùi
dầm dề chảy, trong dòng nước mắt nơi nhau lăn tròn cả cuộc đời. Để rồi bằng tất cả lòng thành
kính vô bờ, trong niềm xúc động thiêng liêng ấy, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ “Viếng lăng
Bác”. Bài thơ giống như một nén tàn nhang dâng lên Bác, chứa trọn tình yêu, sự biết ơn của
người con miền Nam đong đầy nỗi thổn thức, nhớ mong dạt dào.

Bếp lửa
C1: Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn
sương sớm,… mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế! Thì ra, có khi những
điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chắt đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình
của những tình cảm thiết tha chân thành, không thể nào quên. “Tiếng gà trưa” đánh thức trong
Xuân Quỳnh những kỉ niệm đẹp về một thời thơ ấu sống trong tình yêu thương của bà. Còn với
Bằng Việt, “Bếp lửa” lại trở thành một hình ảnh biểu trưng cho quê hương, làng xóm, cho sự ấm
áp nồng đượm của tình bà cháu.

C2: Quê hương, gia đình, làng xóm là những kỉ niệm đẹp đẽ, bình dị và thân thuộc với
những người con xa quê. Đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là làng chài ven biển “nước bao
vây cách biển nửa ngày sông”; với nhà thơ Đỗ Trung Quân thì “Quê hương là chùm khế ngọt”,
“Quê hương là con diều biếc”… Nhưng riêng với Bằng Việt, quê hương của ông gợi về bằng
một hình ảnh rất quen thuộc, bình dị, mộc mạc – BẾP LỬA. Ra đời năm 1963, bài thơ “Bếp lửa”
còn là những dòng cảm xúc nói lên lòng kính yêu với bà và niềm nhớ mong về bà của tác giả.

Làng
Với người nông dân Việt Nam, có lẽ không có thứ tình cảm nào tự nhiên hơn tình yêu
quê hương, đất nước. Tình yêu ấy nhẹ nhàng thấm vào máu thịt qua tình cảm dành cho người
thân, làng xóm, quê hương. Nó tưởng như xa xôi nhưng lại thật gần gũi, giản dị. Thấu hiểu
những điều đó, nhà văn Kim Lân đã có một thiên truyện thật hay viết về tình yêu quê hương đất
nước của người nông dân: “Làng”. Một tựa đề ngắn gọn mà thân thuộc, lại chứa đựng xiết bao
nỗi niềm, tình cảm, sự gắn bó của những con người chân quê mộc mạc đối với mảnh đất đã nuôi
nấng và thân thuộc với họ suốt cả cuộc đời. Đọc “Làng”, ta như được sống lại những năm tháng
kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc. Bên cạnh hình ảnh người lính chiến đấu nơi sa
trường, ta còn thấy những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương, góp phần vào thắng lợi
của toàn dân tộc.

Lặng lẽ Sa Pa

You might also like