You are on page 1of 3

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến

quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác
nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Quang Dũng - một nhà thơ
xuất sắc của nền văn học Việt Nam, một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết
văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh
vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã
mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo. Có thể thấy
rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang
Dũng là “Tây Tiến”- đăng trong tập thơ “Mây đầu ô” .Tác phẩm “Tây Tiến”
được sáng tác năm 1948 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây
Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ
thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây
Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa
kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn. Nếu như ở hai đoạn đầu của bài
thơ, người đọc được tiếp cận với hình ảnh người lính một cách gián tiếp thì
đoạn thơ thứ ba trực tiếp khắc họa chân dung người lính Tây Tiến:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
............
Sông Mã gầm lên khúc độc hành..”
Tây Tiến là một đơn vị bộ đội chống Pháp được thành lập năm 1947, có
nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, tiêu hao sinh lực
Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Ban đầu bài thơ có tên là "
Nhớ Tây Tiến", sau đó tác giả chuyển lại thành " Tây Tiến". Nhan đề " Tây
Tiến" đảm bảo tính hàm súc của thơ, không cần phải trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ mà
tình cảm ấy vẫn hiện lên sâu sắc, thấm thía. Việc bỏ đi từ "nhớ" đã vĩnh viễn
hóa đoàn quân Tây Tiến, khiến cho hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành bất
tử trong thơ ca kháng chiến Việt Nam.
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên vừa chân thực, vừa hào hùng. Nếu
ở hai đoạn thơ trước, thiên nhiên là nhân vật chính thì ở khổ ba, con người vượt
lên để làm điểm nhấn, chất xúc tác cảm xúc cho bài thơ lên đến cao trào.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Mở đầu đoạn thơ bằng những câu thơ tả thực một cách trần trụi khi chiến
sĩ Tây Tiến hồi ấy hoạt động ở những vùng núi rừng hiểm trở, rừng thiêng nước
độc, chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều. Hình ảnh “không mọc tóc” gợi
ra sự thật nghiệt ngã của hoàn cảnh sống và chiến đấu của các chiến sĩ Tây Tiến
nhưng mang đậm chất khí chất ngang tàng. Hình ảnh “Quân xanh màu lá” với
nghệ thuật đối lập “Không mọc tóc”, “quân xanh” – "dữ oai hùm” gợi lên dáng
vẻ xanh xao tiều tụy vì căn bệnh sốt rét. Tuy nhiên, hơn hết từ trong sâu thẳm
con người họ vẫn toát lên dáng vẻ oai như những con hổ chốn rừng thiêng, làm
nổi bật tính cách dũng cảm của người lính. Những hình ảnh rất thực khi vào bài
thơ, với giọng điệu và cách diễn tả lãng mạn của Quang Dũng đã như mang
nghĩa tượng trưng, rất có khí phách. Mười bốn chữ thơ mà chạm khắc vào lịch
sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc đáo, có một không hai trong cuộc
đời cũng như trong thơ ca.
Gian khổ thiếu thốn muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có
những giấc mơ, giấc mộng rất đẹp:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Mặc dù quyết tâm đánh giặc nhưng trong người lính vẫn còn tỏa ra chất
lãng mạn vốn có. Họ không cứng nhắc, khô khan, cũng có những phút giây họ
dành cho người thân gia đình, dành cho hình bóng hình người thương. Họ nhớ
về quê hương nơi mà người thân họ vẫn ngày đêm trông mong. Hình ảnh “mắt
trừng” là mắt quắc lên vẻ dữ tợn nhưng họ gửi mộng đánh thắng quân thù qua
biên giới, họ nghĩ đến một viễn cảnh tươi sáng hơn cho gia đình họ. Chữ
“mộng” khiến câu thơ chùng xuống ẩn chứa cảm xúc bâng khuâng. Câu thơ của
Quang Dũng khiến ta nhớ tới một câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Nhớ “người yêu” hay nhớ “dáng kiều thơm” làm hình ảnh người lính trở
nên gần gũi hơn rất nhiều. Vì nỗi nhớ rất đỗi bình thường của những chàng
thanh niên, nhưng trong lúc khó khăn cũng thật cao quý. Nỗi nhớ và những
mộng mơ giúp tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Có thể
thấy Quang Dũng đã khéo léo khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến mang
vẻ đẹp hào hùng bi tráng nhưng cũng rất đỗi lãng mạn tình tứ chỉ qua vẻn vẹn
bốn câu thơ nhưng thấm đượm nỗi lòng thầm kín của nhà thơ.
Hai câu thơ tiếp theo là sự tiếp nối của sự chiến đấu giành độc lập tự do.
Đó là sự hy sinh:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Hai câu thơ này là hình ảnh tả thực về cái chết của những người lính. Từ
láy “rải rác” kết hợp với cụm từ Hán Việt “biên cương mồ viễn xứ” làm cho câu
thơ trở nên trang trọng hơn. Đó không phải là một cái chết mà rất nhiều cái chết.
Biết bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống ở nơi biên cương. Chiến tranh nó luôn
tồn tại song song với chết chóc, tuy vậy tinh thần xung phong ra trận vẫn luôn
sôi nổi. Tuổi xuân là độ tuổi đẹp nhất, là thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi
người nhưng các anh cũng đành gác lại để đặt nhiệm vụ Tổ quốc lên trên hết
"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Tiếp nối âm hưởng bi tráng, hai câu thơ cuối đã tô đậm thêm sự mất mát
hi sinh, thể hiện cái chết cao đẹp, cái chết bất tử của người lính:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Quang Dũng dường như đã khóc khi viết đến dòng thơ này. Đây chính là cái
chết nhưng tác giả đã nói giảm nói tránh để giảm bớt sự đau thương mất mát cho
người ở lại. Thời gian chiến tranh là khoảng thời gian thiếu thốn, nghèo khổ của
toàn dân tộc ta. "Áo bào" thay "chiếu" vì người hi sinh quá nhiều, họ chỉ được quấn
chiếc áo bào trên vai để về với đất mẹ. Cách nói giảm “anh về đất” nghĩa là anh đã
thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình và giờ đây anh hòa vào linh hồn đất
nước để bất tử cùng hồn thiêng sông núi và trường tồn cùng đất nước. Quang Dũng
đã mượn âm thanh của dòng sông, của thiên nhiên, của hồn thiêng Tây Bắc để nói
lời từ biệt, lời biết ơn ngợi ca đồng đội. Câu thơ mang âm hưởng vừa dữ dội, vừa
hào hùng khiến cho sự hi sinh của người lính không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần
bi tráng
Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ "Tây Tiến" là đoạn thơ
độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp
vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có
hồn". Hình tượng người chiến sĩ “Tây tiến” mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng
mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật in sâu vào tâm hồn dân tộc.
Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, bài thơ “Tây Tiến” của
Quang Dũng - nở ra từ một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, hào hoa, một ngòi bút
tinh tế và lãng mạn - được coi là bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ. Trên cái nền
hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng của Tây Bắc,
Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến
với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng qua đoạn thơ thứ 3. Thời gian đã đi qua, gió
bụi thời gian có thể phù mờ bao huyền thoại nhưng tượng đài về người chiến binh
“Tây Tiến” năm xưa thì mãi mãi bất tử cùng thời gian. Càng trân trọng và yêu quý
thế hệ cha anh ngày ấy đã ngã xuống vì hòa bình, thế hệ thanh niên chúng ta ngày
nay phải quyết tâm sống sao cho thật xứng đáng.

You might also like