You are on page 1of 2

Có ai đó đã từng nói: “Thơ đồng thời là nhạc, là họa, là chặm khắc theo một cách riêng”.

Là một
nghệ sĩ đa tài, có thể làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Từ đó, Quang Dũng đã thể hiện tài năng,
phong cách riêng qua những bài thơ đậm chất nhạc và họa của ông. Trong đó, “Tây Tiến” là tác phẩm
tiêu biểu hồn thơ của ông. Qua đó, bài thơ lột tả được cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lại rất chân thực
và lãng mạng qua ngòi bút của Quang Dũng. Trong đó, mười bốn câu thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên
Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến.
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mang nhiệm vụ phối hợp bộ đội Lào bảo
vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp. Với những cảm xúc chân thành khi xa binh
đoàn Tây Tiến, Quang Dũng đã viết ra bài thơ đầu năm 1948.
Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây Bắc trong
những năm kháng chiến. Vì thế khi xa Tây Bắc, xa rời đơn vị, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ nhung
da diết
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết, ngọt ngào. Hình ảnh được tác giả gọi lên, “Sông Mã”, “Tây Tiến” là
đối tượng nỗi nhớ của nhà thơ, nơi đây đã gợi nhớ về mảnh đất và binh đoàn Tây Tiến và về một thời
chinh chiến đã qua. Tiếng gọi ấy thật than thiết, dạt dào cứ như Quang Dũng đang gọi lên những người
thân thương trong cuộc đời. Phải chăng trung đoàn Tây Tiến, rừng Tây Bắc, cội nguồn nỗi nhớ da diết
đã trở thành “mảnh tâm hồn” của Quang Dũng? Ngoài ra, tác giả cũng đã rất khéo léo khi sử dụng điệp
từ “nhớ” lặp lại hai lần như khắc sau nỗi nhớ vào trong tấm lòng nhà thơ. Nỗi nhớ mang theo cảm xúc
“nhớ chơi vơi” qua từ láy “chơi vơi”, đó là nỗi nhớ không xác định được hết đối tượng,vì với Quang
Dũng, những cảm xúc có được từ những nơi trung đoàn Tây Tiến đi qua, đồng đội gắn bó, đó là thứ
không thể nào quên. Hơn cả là cách gieo vần “ơi” đã nhấn mạnh nỗi nhớ cồn cào, không nguôi của
Quang Dũng về mãnh đất chứa bao kỉ niệm thân thương. Chỉ với hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã độc
hành đi chuyến tàu về quá khứ, những ký ức lung linh và tuyệt diệu, nhà thờ như đi lại con đường đã
qua.
Đến với sáu câu thơ tiếp theo, người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ
nhưng cũng rất thơ mộng qua cách nhìn đầy lãng mạng của nhà thơ:
Trước hết là những vùng đất mà đoàn quân đi qua và gắn bó, đều không dễ dàng để quên:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Khổ thơ đã đặc tả bức tranh thiên nhiên tưởng chừng bao la biết mấy nhưng lại chính là hiện thực về
chặng đường gian khổ của người lính. Đầu tiên là các tên bản, mường “Sài Khao”, “Mường Lát” không
chỉ gợi lên thương nhớ vơi đầy mà còn để ấn tượng về sự xa xôi, heo hút. Hình ảnh thiên nhiên gợi lên
thật khắc nghiệt, trên đỉnh Sài Khao sương dày đến mức che “lấp” cả đoàn quân. Dưới mức sương dày
là hình ảnh đoàn quân “mỏi”, sự chân thực sinh động của đoạn thơ đã thể hiện những gian lao, cơ cực
của đoàn quân phải đương đầu trận mạc, thiếu thốn. Bù lại đó, hình ảnh “ hoa về” “đêm hơi” nhanh
chóng kéo lại tâm trạng quân đội về cân bằng, hoa nở giữa rừng thơm xanh ngát khiến những bước
chân khuya tưởng nặng nề nhưng tiếp thêm sức mạnh. Qua cách nói “hoa về” thay cho “hoa nở”, “đêm
hơi” thay “sương”, vẻ đẹp người lính càng thêm phần lãng mạng, hào hoa.
Sau đó con đường hành quân Tây Tiến dần hé mở trong ký ức tác giả:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Tiếng bước chân và hơi thở trên đường trường chiến gian lao được hiện rõ qua câu thơ đầy vần trắc.
Qua điệp từ “dốc” cùng các từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã diễn tả con
đường nguy hiểm, dốc này đến dốc khác, là cuộc chuyển quân đầy nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó,
hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời” là khung cảnh đầu mũi súng chạm vào mây, độ nguy hiểm cuộc
hành quân dường nguy hiểm hơn như con đường có lúc cao như đang ở giữa biển mây. Thật là một
hình ảnh hóm hỉnh, có chút bông đùa của tuổi trẻ, thể hiện sự hào hoa, lãng mạng trong thơ Quang
Dũng. Điều này rất giống thơ “Đồng chí” của Tố Hữu:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ở câu thơ tiếp theo “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” đã minh họa thể đứng các chiến sĩ thật
cheo leo qua cách ngắt nhịp 4/3. Câu thơ đã tạo thành hai vế tiểu đối nhằm khắc họa gian khổ của địa
hình hiểm trở nhưng ta vẫn thấy sự sống êm diệu và yêu đời của những người lính trẻ . Câu thơ được
dệt bằng những thanh bằng liên tiếp đã vẽ cách chiến sĩ ngắm nhìn khoảnh khắc bình yên hiếm hoi. Tôi
tự hỏi, những giây phút hiếm hoi lòng mình, những chiến binh Tây Tiến liệu có nhớ về quê nhà của
mình? Khổ thơ ở đây là hình ảnh con người sánh vai với tầng vóc vũ trụ, vẫn lạc quan mà bước tiếp.

Bốn câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã miêu tả sự hi sinh người lính đồng thời tô đậm gian
khổ, hiểm nguy ngập tràn:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều cai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
Qua cách nói giảm, nói tránh “ không bước nữa”, “bỏ quên đời” gợi nên tư thế nghênh ngang của
người lính Tây Tiến. “Anh bạn” hay những người đồng chí luôn chấp nhận cái chết, và với họ nó luôn
là nhẹ nhàng, thanh thản. Tư thế hi sinh “gục lên súng mũ” đầy xót xa nhưng cũng thật hào hùng. Qua
cách sử dụng từ láy tài tình, “chiều chiều” và “màn đêm” đã diễn tả thời gian tuần hoàn lặp đi lặp lại.
Điều này càng nhấn mạnh sự nguy hiểm không chỉ ngày một, ngày hai mà là bất kì ngày nào. Qua đó,
người lính dần hiện rõ được những khốn khó, mệt mỏi khi phải chống chọi với cả thiên nhiên, núi rừng.
Thế nhưng sau đường hành quân gian khổ, ta vẫn có dịp thấy các chiến sĩ dừng chân ở
bản làng ven đường, nơi chan chứa đầy tình thương , ấm áp:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Cảm xúc Quang Dũng dâng trào, “nhớ ôi” được ở đầu câu đã thể hiện một nỗi nhớ vô cùng dào
dạt. Khung cảnh dường đậm đà tình quân nhân. Nỗi nhớ nhà thơ hiện về, ông nhớ về “cơm lên
khói”, “nếp xôi”, những hương vị đặc trưng núi rừng. Chính tại đây, mọi khó khăn quân nhân
trải qua đều nhỏ bé đến kì lạ và dần bị che lấp bởi tình cảm đoàn quân với “mùa em”, các em
Mai Châu duyên dáng. Hai câu thơ chính là tình cảm đẹp đẽ tình quân nhân, của em, của nếp
xôi hòa quyện làm tác giả bâng khuân, xao xuyến.
Có thể nói, bài thơ đã thành công về giá trị nội dung và nghệ thuật. Về nghệ thuật, bằng ngôn
ngữ giàu chất nhạc, họa, sự phối hợp những nét vẽ táo bạo gân guốc từ đó làm hài hòa, lãng mạng
khoảng thiên nhiên rộng lớn. Từ đó, nội dung bài thơ hiện rõ vẻ uy nguy, bất khuất nhưng không kém
phần lạc quan của quân nhân.
Qua khổ đầu bài thơ, ta cũng thấy được thành công của Quang Dũng bởi ngòi bút miêu tả cảnh
thiên nhiên vừa hùng vĩ nhưng lại mang chất trữ tình. Bài thơ sẽ luôn có một giá trị to lớn trong lòng
người đọc về sau.

You might also like