You are on page 1of 6

CẢM NHẬN ĐOẠN 1 - TÂY TIẾN

(14 dòng đầu)

I. MỞ BÀI

1. Mở bài
“Có khoảng không gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào, sâu thẳm hơn tình thương”
Thơ ca sinh ra từ tình yêu, từ nỗi nhớ sau trở thành tiếng thương dai dẳng trong
lòng người. Đứng trước những rung cảm của con tim, Bằng Việt đã không kìm
lòng mà giãi bày nỗi nhớ thương của những kẻ đi xa qua lời thơ “Bếp lửa” hay
như nỗi nhớ thương của Hoàng Cầm gửi lại quê hương một tiếng thơ “Bên kia
sông Đuống”. Và người con của mảnh đất “hương thông xứ Đoài” cũng không
ngoại lệ, ông đã phản ánh chân thành tiếng lòng của trái tim mình khi tái hiện lại
hình ảnh đoàn bình Tây Tiến khí phách, hiên ngang trên nền cảnh rừng núi
Tây Bắc hiểm trở, hoang sơ nhưng hùng vĩ và cũng rất đỗi thơ mộng, trữ
tình. Tất cả đã được kết tinh một cách trọng vẹn trong đoạn thơ đầu tiên của tác
phẩm “Tây Tiến” – khúc độc hành của nỗi nhớ thương.
* Khắc họa bức tượng đài về người lính Tây Tiến: hào hùng, lãng mạn nhưng không
mất đi vẻ bi tráng, sáng ngời lý tưởng thời đại “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. –
đoạn thơ thứ 3

II. KHÁI QUÁT

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Quang Dũng ghi dấu ấn của mình
với hình ảnh của một người nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ làm thơ mà còn vẽ tranh,
soạn nhạc,.. bởi lẽ vậy mà tứ thơ Quang Dũng luôn thấm đượm men say từ tâm
hồn phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa và lãng mạn – đó là “chất” riêng của chàng
trai Hà thành khoác lên mình tấm áo lính. Cuối năm 1948, khi chiến dịch Đông
Bắc kết thúc, Tây Tiến giải thể thành lập Trung đoàn 52, Quang Dũng cũng
chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu, nhân dịp tham
dự Đại hội toàn quân ở Phù Lưu Chanh, trong không khí từng bừng, náo nức kỉ
niệm kháng chiến, Quang Dũng đã không kìm lòng mà sáng tác bài thơ. Lúc đầu,
bài thơ có nhan đề là “Nhớ Tây Tiến” sau đó đổi thành “ Tây Tiến” và được in
trong tập thơ “Mây đầu ô”. Có thể nói tình cảm của nhà thơ như đặt nặng trong
hai chữ “Tây Tiến”, trở thành một dư âm không dứt của đời chiến binh : nỗi nhớ
cảnh, nhớ người Tây Bắc, nhớ trung đoàn Tây Tiến đã từng gắn bó trong suốt
chặng đường hành quân gian khổ. Khung cảnh đó, đã được Quang Dũng tái
hiện trọn vẹn trong 14 dòng thơ đầu của tác phẩm.
* Từ nỗi nhớ về cuộc sống chiến đấu gian khổ và hi sinh anh dũng của những người
chiến sĩ, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài bất tử của các chiến sĩ anh hùng trong
vẻ hào hoa, bi tráng. Hình ảnh đó, được xây dựng một cách chân thực và trọn vẹn trong
đoạn thơ thứ 3 của tác phẩm
III. NỘI DUNG ĐOẠN 1
2.1 - Hai câu đầu : Khúc dạo đầu của nỗi nhớ thương
Dẫn : Trong lúc năm tháng cuồn cuộn chảy trôi, tất cả hối hả tiến về phía trước thì nỗi nhớ
của Quang Dũng như một thước phim tua ngược, đưa nhà thơ trở về những ngày hành quân
bên trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với thiên nhiên, với sông Mã nghĩa tình:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
 Hình ảnh “sông Mã” hiện lên trong tâm thức nhà thơ : đây là địa bản hoạt động của
binh đoàn, gắn liền với những chặng đường hành quân của đời lính. Vì vậy, “sông
Mã” như đã trở thành “người đồng đội” gắn bó, vừa là chứng nhân lịch sử chứng kiến
bao kỉ niệm buồn vui, cùng trải qua biết bao trận “vào sinh ra tử” với người chiến sĩ.
 Cách ngắt nhịp 4/3 : khiến câu thơ vừa giống như một tiếng thở dài “Sông Mã xa rồi”
vừa giống như một tiếng gọi tha thiết “Tây Tiến ơi”. Hai chữ “xa rồi” kết hợp với
thán từ “ơi” thể hiện sự nuối tiếc, hụt hẫng cùng khát vọng được trở về miền kí ức
thân thương : là đồng đội Tây Tiến và mảnh đất Tây Bắc anh hùng.
 Điệp từ “nhớ”: đã chia câu thơ thứ 2 thành 2 vế, khiến nỗi nhớ dào dạt như những lớp
sóng dâng lên mãnh liệt trong lòng nhà thơ.
 Cách sử dụng âm “ơi” để bắt vần từ “chơi vơi” khiến nỗi nhớ Tây Tiến và Tây Bắc
hiện lên trong một trạng thái cụ thể : “nhớ chơi vơi” . “Chơi vơi” là tính từ giàu sức
gợi, thường được sử dụng để đặc tả tâm trạng nhớ nhung của con người, ca dao xưa
từng có câu:
“Ra về nhớ bạn chơi vơi”
Đó là nỗi nhớ chênh vênh của dòng hoài niệm lưu luyến, đem đến sự bồn chồn, xao
xuyến khôn nguôi trong lòng người.
 Hai câu đầu bài thơ Tây Tiến được kết nối bởi âm “ơi” – một âm tiết mở có sức lan
tỏa, mênh mang, trở thành khúc dạo đầu của nỗi nhớ thương, là hồi chuông đánh thức
những hoài niệm “ngủ quên” trong trái tim nhà thơ, ngân nga mãi trong tâm trí người
đọc.

2.2 - Sáu câu tiếp theo : Con đường hành quân vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ
tình. Nổi bật trên nền cảnh đó là hình ảnh người lính với bao khó khăn gian khổ nhưng
tâm hồn vẫn lãng mạn, hào hoa.
Dẫn : “Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là khắc chạm theo một cách riêng”, theo
lẽ đó, nhà thơ Quang Dũng đã dùng lời thơ của mình để vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng
vĩ, dữ dội trên con đường hành quân hiểm trở của những người chiến sĩ. Từ đó, tô đậm hình
ảnh người lính với bao khó khăn gian khổ nhưng tâm hồn vẫn lãng mạn, hào hoa:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
 Các địa danh “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông” được đặt ở đầu dòng thơ gợi vẻ
hoang sơ, xa xôi của núi rừng Tây Bắc. Từ đó, gợi ra một con đường hành quân vất vả
:”mỏi gối, chùn chân” mà những người lính Tây Tiến phải đi qua
 Mặt khắc, đây còn là những địa danh đã từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến, chỉ cần
nhắc lại là bao nhiêu kỉ niệm của một thời trận mạc đã hiện về vẹn nguyên trong kí ức
của người cựu chiến binh Tây Tiến.
 Hai dòng thơ đầu sử dụng thủ pháp tương phản kết hợp bút pháp hiện thực hài hòa
trong cảm hứng lãng mạn, đã tạo nên những hình ảnh thơ vừa gân guốc, vừa mềm
mại.
- Nhớ về Sài Khao : là nhớ tới hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi”. Hình ảnh
“sương” đi với động từ “lấp” cho thấy sự sáng tạo mới mẻ của nhà thơ, từ đó diễn
tả chân thực sự khắc nghiệt của vùng rừng núi và những khó khăn mà đoàn quân
phải vượt qua – đoàn binh Tây Tiến mỏi mệt đi trong sương với cái lạnh cắt da cắt
thịt
- Nhớ về Mường Lát : là nhớ về hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, đây là hình ảnh
thơ mang nhiều tầng lớp nghĩa.
+ Trước hết, nó xuất phát từ hiện thực gian khổ của người lính Tây Tiến, họ
phải đốt đuốc đi trong đêm, mịt mù sương khói
+ Nhưng bằng cảm hứng lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Quang Dũng
đã nâng hình ảnh đó trở thành hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp “hoa rừng”, cho
con người Tây Bắc.
 Hai câu thơ chỉ có 14 âm tiết nhưng phần lớn đều là thanh bằng, từ đó gợi ra một
không gian thi vị, lãng mạn, bồng bềnh, hư ảo. Đồng thời, cho thấy được thần lạc
quan trong hiện thực khắc nghiệt của những người lính trẻ.

Dẫn : Ngoài sương giá, thì những người lính can trường còn phải băng qua những con
đường hành quân hiểm trở, gian nan :
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
 Mở đầu đoạn xuất hiện dày đặc các thanh trắc có tác dụng miêu tả con đường hành
quân hiểm trở, gian khó của người lính Tây Tiến
 Điệp từ “dốc” kết hợp với nhịp thơ 4/3 : thể hiện một sự trùng điệp, chồng chất nối
tiếp nhau như vô tận của những con dốc.
 Các điệp từ “ngàn thước” kết hợp sử dụng hệt thống từ láy giàu giá trị gợi hình, gợi
cảm : “khúc khuỷu” – gợi địa hình quanh co, gập ghềnh; “thăm thẳm” – vừa gợi độ
sâu, vừa gợi độ cao của những con đường hành quân cheo leo, ngút ngàn.
 Đã khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh của vùng rừng núi
 Ngoài ra, hình ảnh “heo hút cồn mây” kết hợp đảo ngữ : nhấn mạnh không gian vắng
vẻ, quạnh hiu và hoang vu của bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
 Như vậy, chỉ với các tín hiệu nghệ thuật trên Quang Dung đã khiến không gian Tây
Bắc mở ra trước mắt độc giả ở cả 3 chiều : chiều cao, chiều sâu và chiều rộng.
Dẫn : Bức tranh đó không chỉ đẹp bởi cảnh mà còn trở nê tuyệt vời hơn khi có sự xuất hiện
của con người, thấp thoáng qua hình ảnh “súng ngửi trời”
 Nếu Chính Hữu từng đưa vào thơ hình ảnh “Đầu súng trăng treo” : lấy “súng” và
“trăng” là biểu tượng của chất chiến đấu – chất trữ tình, thì Quang Dũng lại có sự kết
hợp rất sáng tạo: súng và trời.
 Hình ảnh những người lính hành quân trên những đỉnh núi cao cheo leo, khiến nhà
thơ tưởng tượng : mũi súng như chạm đến tận mây trời
 Tứ thơ như cho thấy, đây không chỉ là chặng đường chiến đấu vì độc lập dân tộc
mà còn là chặng đường để những tâm hồn hào hoa, lãng mạn đi chinh phục, làm
bạn với thiên nhiên, với vũ trụ, đất trời
 Biện pháp nhân hóa qua từ : “ngửi”, cho thấy tinh thần lạc quan, sự tếu táo đậm chất
lính của các anh bộ đội cụ Hồ
 Họ xem nhẹ những khó khăn, gian lao; biến những hành trình gian khổ thành hành
trình chinh phục những giới hạn, hiên ngang, sừng sững giữa đất trời.
* Phép tu từ “ẩn dụ” –“mưa xa khơi” : gợi ra không gian mênh mông, xa vời
 Cả đoạn thơ xuất hiện suy nhất một tiếng “nhà” gợi nhiều suy tư, trăn trở trong
lòng người. Đó dường như trở thành cái nhìn đau đáu của người con xa quê khao
khát tình cảm gia đình ấm áp, gắn bó.

2.3 – Hai câu thơ tiếp : miêu tả thiên nhiên bí ẩn hoang dã và những thứ thách người
chiến sĩ phải đối đầu

Dẫn : Vượt qua sự lạnh lẽo của màn sương giăng dày đặc và cơn mưa buốt giá khi băng qua
những triền dốc hiểm nguy, người chiến sĩ Tây Tiến lại tiếp tục chinh phục những thử thách
đang rình rập đầy bí hiểm, hoang dã nơi núi rừng miền Tây:
“ Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người ”
 Sự xuất hiện của các từ láy toàn phần ‘chiều chiều, đêm đêm’ : đặt ở đầu dòng thơ.
Khiến người đọc hình dung rõ hơn sự khắc nghiệt, âm u, huyền bí của thiên nhiên Tây
Bắc.
 Hình ảnh “thác”, “cọp” là hai hình ảnh đại diện cho chốn sơn lâm hùng vĩ, đi cùng
hình ảnh nhân hóa :”thác gầm thét” và “cọp trêu người” càng làm tăng thêm sự đe dọa
bí hiểm của chốn hoang sơ.
 Các tiếng “Mường Hịch”, “cọp” : với 2 dấu nặng liên tiếp nhau, như gợi lên tiếng
bước chân nặng nề của hổ dữ đang đến gần khi đánh hơi được sự hiện diện của con
người nơi núi rừng hoang vu.
 Hoang dại, hiểm nguy, bí ẩn là vậy nhưng người lính vẫn lạc quan, tếu táo đùa vui
– “cọp trêu người”.Ý thơ thể hiện sức mạnh tinh thần kì diệu của người lính, cho thấy
sự thắng thế của con người trước thiên nhiên dữ dội.

2.4 – Bốn câu tiếp theo : Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân gian nan,
vất vả nhưng vẫn ấm áp tình quân dân

Dẫn : Hai câu thơ tiếp theo khắc họa hình ảnh người lính mang vẻ đẹp bi tráng trên chặng
đường hành quân gian khổ.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sũng mũ bỏ quên đời”
 Hai chữ “anh bạn” thể hiện tình đồng đội gắn bó, chân thành của nhưng người
lính trong năm tháng chiến đấu gian khổ mà hào hùng
 Cách nói giản nói tránh : “không được nữa”, “bỏ quên đời”,”gục” vừa có tính tạo
hình vừa giàu giá trị biểu cảm. Đặc biệt, với từ “gục” gợi nhiều tầng ý nghĩa :
những người chiến sĩ mệt mỏi sau một ngày hành quân vất vả, ngủ gục trên súng
mũ; cũng có thể hiểu : người lính đã hi sinh.
 Với cách nói đó, giúp Quang Dũng tránh được việc dùng các từ nặng
nghĩa như : chết, hi sinh,..mặt khắc vẫn giữ được cái thực tế nghiệt ngã,
trần trụi của cuộc kháng chiến. Câu thơ vì thế mà làm cho Tây Tiến
“phảng phất nét buồn, nét đau nhưng buồn đau mà không bi lụy, ngược
lại rất bi tráng”.

Dẫn : Con đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến không chỉ có gian truân, vất vả mà còn có
cả những kỉ niệm ngọt ngào, thắm tình quân dân :
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

 Dường như đến đây, giọng điệu câu thơ đã có sự chuyển đổi : từ gân guốc, trầm
hùng sang bồi hồi, tha thiết với cụm từ “Nhớ ôi”
 Đặc biệt, Quang Dũng khéo léo sử dụng 3 thanh trắc, cách quãng đều đặn : ‘nhớ,
tiến, khói’ khiến cho âm điệu câu thơ như cao vút, giống tạo hình của những tia
khói ấm áp lan tỏa cả rừng chiều.
 Câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” gợi nhiều cách hiểu :
+ Những người chiến sĩ dừng chân ở Mai châu giữa mùa lúa chính, đón nhận bát
xôi ngào ngạt hương nếp đầu mùa của người em gái, chất chứa sự thơm thảo của
nghĩa tình quân dân
+ Mặt khác, hai chữ “mùa em” được Quang Dũng sử dụng thật đa tình, gợi tả
tinh tế cảm xúc xao xuyến, say mê của những chàng trai Hà Thành hào hoa, lãng
mạn trước vẻ đẹp của những cô gái Mai Châu
 Tất cả đã gieo rắc vào tâm hồn độc giả một cảm xúc ấm nóng, xao xuyến,
thiết tha.

IV. NGHỆ THUẬT

Một nhà văn Nga từng nhận định rằng : ‘Mỗi tác phẩm phải là một phát
minnh về hình thức và một khám phá về nội dung’ và nhà thơ Quang Dũng đã tìm
cho mình một con đường riêng để ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Toàn bộ đoạn thơ
là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh
đó, ông còn sử dụng thành thạo các biện pháp tu từ nhân hóa :”ngửi”, điệp từ,
phép đối cùng những động từ mạnh, từ láy “thăm thẳm, heo hút,..”,.. tất cả
tạo nên giá trị biểu đạt cao cho thi phẩm. Từ đó, vẽ nên bức tranh thiên nhiên Tây
Bắc qua nỗi nhớ của nhà thơ: vừa dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng và
trữ tình. Đồng thời làm toát lên dáng vẻ hiên ngang của những người chiến sĩ,
đậm đà tình quân dân.
V. KẾT BÀI

Một thời đại chiến tranh gian nan thách thức, hi sinh xương máu mà vẫn
thật oai hùng đã được Quang Dũng dựng lại qua đoạn thơ Tây Tiến. Đọc
Tây tiến, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, hòa hoa, bi
tráng của người lính Tây Tiến mà còn thấy được cả vẻ đẹp hùng vĩ,
thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc trữ tình.Tất cả đã được kết
tinh trọng vẹn nhờ ngòi bút hiện thực và cảm hứng lãng mạn từ hồn thơ
thi sĩ, để rồi sau khi khép lại những trang thơ hào hùng ấy, dư âm của nó
vẫn còn vương vấn mãi không nguôi:

“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa


Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông."

You might also like