You are on page 1of 4

I.

Mở bài
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước
hết ông là một nhà thơ có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi
ông viết về người lính Tây Tiến.
Những chiến sĩ Tây Tiến luôn là kỉ niệm đẹp trong phần đời binh nghiệp của ông. Họ là
những người đồng chí chiến đâu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn vả về vật chất lẫn tinh
thần, nhưng trong họ luôn hừng hực một lí tưởng cao đẹp “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”. Khi phải rời xa đơn vị, Quang Dũng đã trút cả tâm hồn, cả nỗi nhớ của mình vào bài
thơ Tây Tiến. Đoạn trích được phân tích là phần đầu của bài thơ diễn rả nỗi nhớ da diết về
đồng chí, đồng đội, về thiên nhiên con người miền Tây – nơi Quang Dũng đã cùng họ đi
qua, cùng bên nhau chiến đấu.

II. Thân bài


1.Luận điểm 1: Cảm nhận chung
Tây Tiến là khúc ca về người lính được viết bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng.
Cả bài thơ là nỗi nhớ, là những kí ức, tâm niệm của tác giả về một những năm tháng chiến
đấu trong đoàn quân Tây Tiến. Ở đó, Quang Dũng đã đưa tới người đọc một vẻ đẹp khác
của người lính thời chống Pháp khác với cái chân chất, mộc mạc của những người lính
nông dân trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu, đó là vẻ đẹp hào hoa của những chiến sĩ
phần lớn xuất thân từ trí thức đất Hà Thành. Mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ là
nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến, về đất và người Tây Bắc.
2.Luận điểm 2: Phân tích
a,Hai câu thơ đầu là khúc dạo đầu của nỗi nhớ nhung:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Câu thơ đầu tiên vang lên như một tiếng gọi chân thành, tha thiết. Nhịp thơ 4/3 bẻ đôi câu
thơ như sự chia cắt của hiện tại “SôngMã xa rồi” và quá khứ “Tây Tiến”. Hình ảnh sông Mã
– một chứng nhân gắn bó bao kỉ niệm với Tây Tiến – không còn là con sông vô hồn của địa
lí mà là dòng chảy suốt dọc bài thơ, chở nặng nỗi niềm cảm xúc khó quên, những kỉ niệm
buồn vui mà Tây Tiến đã đã đi qua.
Nỗi nhớ vốn vô hình mà trong thơ Quang Dũng trở nên hữu hình. Nỗi nhớ ấy xuất phát từ
sông Mã, từ sự xa cách về không gian, thời gian. Nỗi nhớ ấy vừa thực lại vừa ảo, chực tan
biến mà lại chập chờn ẩn hiện. Cách gieo vần “ơi” cùng với điệp từ “nhớ” tạo độ vang vọng
cho câu thơ, vang vọng mà vẫn lửng lơ đồng thời tạo âm hưởng da diết, ngân nga mãi trong
lòng người đọc về một vùng rừng núi miền Tây xa xôi, về những con người Tây Tiến của
năm tháng xưa cũ.
b,Hai câu tiếp
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Hai câu thơ miêu tả những khó khăn gian khổ trong đời sống chiến đấu của người lính Tây
Tiến. Con đường các anh đi bao phủ bởi sương: sương phủ ở Sài Khao, sương bồng bềnh
ở Mường Lát. Và đó không chỉ là màn sương của tự nhiên mà còn là màn sương mờ của kỉ
niệm, của nỗi nhớ.
Bút pháp hiện thực đã miêu tả chân thực sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Tây qua hình
ảnh một đoàn quân dãi dầu mệt mỏi, thấp thoáng ẩn hiện trong sương. Nhịp thơ 4/3 khiến
trọng tâm câu thơ rơi vào từ lấp – động từ có sức gợi tả sức nặng của sương rừng miền
Tây mênh mông, dày đặc che kín cả đoàn quân. Nhưng hiện thực khắc nghiệt của thiên
nhiên lại được thi vị hoá bởi cảm hứng lãng mạn của những tâm hồn lãng mạn hào hoa:
đêm sương thành đêm hơi bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường di chuyển dọc con
đường hành quân được nhìn như những đoá hoa chập chờn, lung linh, huyền hoặc. Những
thanh bằng trong câu thơ không chỉ diễn tả sắc hư ảo của màn sương mà còn tái hiện trạng
thái mơ mộng, bay bổng trong tâm hồn người lính.

c,Bốn câu tiếp:


Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Hình ảnh về chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến được khắc hoạ đậm chất
nhạc và chất hoạ.
+ Các từ ngữ giàu tính tạo hình được huy động: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây,
súng ngửi trời… đã diễn tả đắc địa cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ, hiểm trở. Độ cao của
núi như chọc thủng trời mây “súng ngửi trời”; độ sâu, độ cao của dốc thì thăm thẳm “Ngàn
thước lên cao, ngàn thước xuống”, thế núi như vút lên dựng đứng rồi đột ngột đổ xuống bất
ngờ, nguy hiểm, kết hợp với cái heo hút, hoang vu, vắng lặng đến rợn người nhưng lại quá
đối hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
+ Chất nhạc trong bốn câu thơ được tạo nên bởi âm hưởng đặc biệt của những thanh trắc
đậm đặc: dốc, khúc khuỷu, thẳm, hút, súng, ngửi. Khiến tiết tấu của câu thơ trở nên trúc trắc
như chính sự khó khăn hiểm trở của đường hành quân cứ tăng lên mãi. Nhưng đến câu thơ
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi lại đột ngột lắng xuống toàn thanh bằng với nhịp thơ nhẹ,
êm ái, cảm giác như trút hết được những mệt mỏi, căng thẳng của con người khi đã chiếm
lĩnh được đỉnh cao, phóng tầm mắt ra bốn hướng nhẹ nhõm, sảng khoái, ngắm nhìn trong
không gian bao la, mọt mùng sương rừng, mưa núi.
+ Nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng giúp nhà thơ miêu tả núi rừng hùng vĩ, hiểm trở dữ dỗi cũng
để làm nổi bật lên hình anh người lính Tấy Tiến trên bước đường hành quân và chiến đấu
đầy gian khổ, vất vả hi sinh nhưng vẫn lạc quan yêu đời.
Bốn câu thơ mang vẻ đẹp của một bài thơ tứ tuyệt “thi trung hữu hoạ”, có sự phối hợp giữa
các hình ảnh và tiết tấu, tạo nên bức tranh thiên nhiên, con người với những đường nét
chạm khắc vừa gân guốc rắn rỏi, vừa êm dịu thơ mộng. Những gam màu của hội hoạ cùng
thanh điệu trong âm nhạc đã được Quang Dũng thổi hồn qua cách sử dụng hệ thống hình
ảnh và từ ngữ một cách đặc sắc, tài hoa.
d,Sáu câu cuối:
Quang Dũng không hề né tránh sự thật bi thương của của đoàn binh Tây Tiến trên bước
đường hành quân.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

– Nhà thơ nói “anh bạn’” – những người đồng chí của mình – ngày nối ngày, đêm nối
đêm, mưa nắng, đói rét, bệnh tật dãi dầu, mệt mỏi đến kiệt sức nhưng cái chết sự hi
sinh được nhà thơ diễn tả bằng ngôn ngữ đầy chất bay bổng, ngạo nghễ nhẹ tựa
lông hồng : “không bước nữa”, “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Các ông sống ngang
tàng và chết cũng hiên ngang.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
– Hai câu thơ tái hiện thiên nhiên nơi người lính Tây Tiến đi qua hoang dại, âm u, hiểm
nguy. Những từ “chiều chiều ”, “đêm đêm” gợi cho người đọc ấn tượng về thời gian
diễ ra triền miên nơi rừng thiêng thác sâu, cọp dữ. Nơi ấy luôn là mối đe doạ khủng
khiếp đối với người lính Tây Tiến. Họ không chỉ bị ngã xuống trước họng súng của
kẻ thù mà còn có thể bị ngã xuống bởi rừng thiêng, thác hiểm.

– Nếu những câu thơ trên âm điệu lên xuống thất thường diễn tả thiên nhiên miền Tây
hùng vĩ, hiểm trở thì hai câu kết của đoạn, những vần “ôi, oi, ôi” lại tạo ra cảm giác
nhẹ nhàng, khoan khoái, âm điệu êm dịu, tha thiết, ấm áp vô cùng:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
+ Hình ảnh cơm lên khói toả hương thơm của nếp xôi ngày mùa và hình ảnh của những cô
gái Mai Châu lại hiền lên gọi về bao nỗi nhớ nôn nao. Câu thơ thể hiện nét lãng mạn, mơ
mộng trong tâm hồn người lính xuất thân từ thanh niên trí thức Hà Thành với nỗi nhớ dâng
trào cảm xúc về miền Tây, những bản làng ở Mai Châu, về những mẹ, những chị những em.
Trong mùa lúa chín.
+ Nếu xuân – hạ – thu – đông là mùa của đất trời thì “mùa em” là mùa của riêng Quang
Dũng, của riêng những người lính Tây Tiến. “Mùa em” vương vấn mùi thơm của nếp xôi và
ấm áp tình yêu thương của tình người, tình quân dân thắm thiết.
Hai câu thơ là những cụm từ ngữ đã được xoá đi những yếu tố kết nối để trở thành một tập
hợp những ấn tượng của thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác … làm say người bởi sự
lãng mạn và hào hoa.

Tổng quát: Đọc thơ Quang Dũng, ngay những dòng đầu, độc giả đã thấy toát lên
phong vị của cái tài hoa lãng mạn. Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, hoang sơ đến rùng
mình nhưng qua ngòi bút của chàng trai có tâm hồn lãng mạn, nhiều mộng mơ bỗng
trở nên lung linh huyền ảo. Núi rừng Tây Bắc được khắc họa bởi những nét vẽ cửa
gần quốc cứng côi, vừa mềm mại uyển chuyển của nhà thơ tạo nên nét riêng thật
độc đảo. Không phải chỉ bởi Quang Dũng vốn đa tài, có năng khiếu hội họa, âm
nhạc mà còn bởi tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất hùng thiêng của một con
người đã từng gắn bó máu thịt với nơi ấy đã quyện hòa làm nên phong cách tài hoa
lãng mạn ấy.
Pauxtopxki từng thốt lên: “Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn
cùng, mất sạch các tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ
ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương”. Với “Tây Tiến”, Quang Dũng đã vẽ
nên cả bầu trời thanh sắc của ngôn ngữ, nó mang vẻ đẹp tỏa ra từ đáy vực tâm hồn
của cảm xúc, của suy tư thông qua sự mài dũa và tình luyện của nhà thơ. Với
những sáng tạo nghệ thuật của thi sĩ cùng bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên
bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây
Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Sử dụng ngôn ngữ vừa quen
thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ, bút pháp lãng mạn kết hợp với
tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng. “Giọng thơ vừa
chân thành vừa bi tráng, hào hùng, phản ánh hào khí và chất lãng mạn một thời gắn
với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc” (Vũ Nho).
III .Kết bài
Sự hoà quyện giữa bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng, Quang Dũng đã thể hiện cái
tôi thi sĩ đầy xúc cảm trước thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hoang sơ hiểm trở vừa thơ
mộng. Nổi bật trên nên bức tranh ấy là hình ảnh đoan quân Tây Tiến dù phải trải qua những
khó khăn gian khổ, những mất mát hi sinh nhưng tinh thần của người lính vẫn luôn kiên
định, lạc quan, yêu đời, vượt lên tất cả “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Đọc Tây tiến, cái ta cảm nhận được không chỉ là vẻ đẹp hào hùng, hòa hoa, sự hy
sinh bi tráng của người lính Tây Tiến mà vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên
miền Tây. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ
thương chưa khi nào nguôi dứt. Có thể nói, với Tây Tiến, Quang Dũng đã xây dựng
thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói
lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã 15 75 bước sang trang mới, nhiều
người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã trở thành thiên cổ, trong đó có
cả nhà thơ Quang Dũng hào hoa...

You might also like