You are on page 1of 5

Đề 1: Phân tích nỗi nhớ của QD về chặng đường hành quân gian khổ, hi sinh

nhưng cũng thật hào hùng của đoàn quân TT được thể hiện trong khổ một bài
thơ Tây Tiến. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ.
a) Mở bài :
- Quang Dũng (1921 – 1988) là một nghệ sĩ đa tài, là nhà thơ với hồn thơ phóng
khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây
Tiến.
- TT được thành lập đầu năm 1947. Cuối năm 1948, QD được chuyển sang đơn
vị khác. Bồi hồi nhớ về TT, ông làm bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ).
Ban đầu có tên là: Nhớ Tây Tiến sau đổi lại: Tây Tiến. Đây là bài thơ tiêu biểu cho
đời thơ QD, thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả, được in trong tập Mây
đầu ô.
- Bài thơ hình thành theo dòng kí ức đầy ắp những kỉ niệm của nhà thơ. Một trong
những nỗi niềm thương nhớ đó là những kỷ niệm khó quên về những chuỗi
ngày hành quân gian khổ gắn với một miền rừng núi Tây Bắc hùng vĩ, hoang
sơ và cũng thật trữ tình, thơ mộng được khắc họa đậm nét qua đoạn thơ đầu. Từ
đó, người đọc còn thấy được vẻ đẹp của chất nhạc, họa được QD thể hiện trong
đoạn thơ.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
…………………………….
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
b) Thân bài :
- Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ với đồng đội mình trên những
con đường hành quân gian khổ giữa núi rừng – nỗi nhớ da diết bao trùm cả thời
gian và không gian, được thể hiện ở hai câu thơ mở đầu. Đó cũng là cảm xúc chủ
đạo của bài thơ.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
- Sông Mã là một dòng sông dài rộng chảy qua nhiều tỉnh ở miền Tây Bắc Bộ, gắn
liền với địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân TT. Hai chữ “xa rồi” cho
thấy khoảng cách về không gian và thời gian, thường đem lại cho con người những
nỗi nhớ thương về những kỉ niệm đã qua. Tiếng gọi: “Tây Tiến ơi !” nghe thật tha
thiết, bồi hồi bộc lộ nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội, về những nơi TT đã đi qua.
- Điệp từ “nhớ” trong câu 2 đã nhấn mạnh nỗi nhớ thương ấy của QD khi phải xa
cách đồng đợi của mình. Và để bày tỏ nỗi hoài niệm không nguôi của mình, QD đã
dùng từ rất sáng tạo, độc đáo: “nhớ chơi vơi” – “Nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ
mông lung, khó định hình, như bồng bềnh trong không gian nhưng thật da diết về
một miền rừng núi, nơi đó có đoàn quân Tây Tiến.
* TT đã hành quân qua những vùng đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch,
Mai Châu, Pha Luông…là những địa danh nghe rất lạ, gợi liên tưởng đến những
vùng đất xa xôi, hẻo lánh, nơi “thâm sơn cùng cốc”, nơi biên cương “rừng thiêng
nước độc”, rất ít người qua lại. Nhưng ở đó lại in dấu chân của những chàng trai
Tây Tiến trẻ trung, kiêu hùng.
* Một chặng đường hành quân thật nhiều gian khổ:
- Hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi” và “hoa về trong đêm hơi” là hình ảnh vừa
hiện thực vừa lãng mạn: một đoàn quân như ẩn hiện trong sương mờ, trong hương
hoa của núi rừng làm nên vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn. Nhưng đó là đoàn quân đã
mỏi mệt vì đang ngày đêm hành quân, chiến đấu nơi biên cương xa xôi nên rất
đậm đà chất hiện thực.
- Nỗi nhớ như được vẽ ra trong một trạng thái cụ thể, khơi nguồn cho núi cao,
vực thẳm liên tiếp xuất hiện theo chiều không gian ở những câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Khổ thơ là một minh chứng cho “thi trung hữu họa” – QD đã vẽ ra một bức
tranh thiên nhiên hoành tráng, đã diễn tả rất đạt sự dữ dội, hoang vu và heo hút của
núi rừng miền Tây. Hai câu đầu có những từ láy giàu giá trị tạo hình: “Khúc
khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”… giúp người đọc hình dung sự hiểm trở, trùng
điệp và độ cao ngất trời của núi rừng. Riêng hình ảnh nhân hóa “ súng ngửi trời”
vừa chỉ độ cao ngất của núi rừng, vừa là tư thế hiên ngang, vừa mang nét trẻ trung,
tinh nghịch của những người lính trẻ. (không nói súng chạm trời mà là “ngửi
trời”).
- Câu thứ ba như bị bẻ đôi, gấp khúc diễn tả không gian ở hai chiều đối lập:
cao / thấp. Nhìn lên núi cao chót vót cả nghìn thước tưởng như chạm cả trời xanh,
nhìn xuống vực sâu thăm thẳm, hun hút cũng nghìn thước, thật vô cùng bí hiểm,
đáng sợ.
- Bốn câu thơ phối hợp với nhau tạo nên âm hưởng đặc biệt, ba câu trên được
vẽ bằng những nét gân guốc, lại có nhiều thanh trắc đọc lên nghe nhọc nhằn
góp phần tái hiện con đường hành quân nhọc nhằn, vất vả, gian nan của
người lính. Câu bốn “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại toàn thanh bằng tạo
cảm giác mềm mại, thư giãn: người lính như đang được dừng chân, khoan
khoái ngắm nhìn đất trời và phóng tầm mắt ra xa thấy những ngôi nhà thấp thoáng
trong sương mờ, tưởng như đang được bồng bềnh giữa khơi xa.
* Vẻ hoang dại, dữ dội của thiên nhiên còn được mở ra theo chiều thời gian. Và
luôn là mối đe dọa đến tính mạng của con người.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường hịch cọp trêu người.
- Mưa rừng, thác lũ và thú dữ luôn luôn là mối đe dọa đến tính mạng của con
người. Ở đây hai âm thanh của tiếng thác và tiếng cọp gầm khiến cho thiên nhiên
thật đáng sợ, thật ghê rợn nhưng đồng thời cũng tạo nên vẻ đẹp huyền bí, dữ dội,
hoành tráng cho bức tranh này. Vì thế, dẫu gian nguy TT vẫn không hề chùn bước.
* Và cũng trên chặng đường hành quân ấy, có nhiều người đã hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- QD nói đến cái chết nhưng không dùng từ “chết” hoặc “mất” mà là “bỏ quên
đời”. Nghĩa là QD không né tránh sự thực, không ngại nói đến sự hi sinh của
người lính, tuy nhiên ông đã khéo léo dùng cách nói giảm nên nhẹ nhàng hơn
“bỏ quên đời”– cách dùng từ ấy giúp người đọc thêm thấm thía sự hi sinh vô tư,
nhẹ nhàng, thanh thản của người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Họ
hiện lên như những tráng sĩ xưa, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Bài thơ vì thế
mang đậm yếu tố bi nhưng không hề bi lụy mà là bi hùng, bi tráng.
* Kết thúc khổ thơ là hai câu thơ tạo cảm giác êm dịu, ấm áp:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
- Hình ảnh “mùa em” gợi liên tưởng mùa nếp mới – được mùa với những phút giây
gặp gỡ ấm áp tình quân dân cá nước đã in sâu vào nỗi nhớ của nhà thơ. Lời thơ, ý
thơ như gợi lên cảm giác nồng nàn, ấm áp. Những kỷ niệm tuy nhỏ bé, đơn sơ
nhưng thật ấm lòng người lính xa nhà. Hương thơm ấy không chỉ là “ thơm nếp”
xôi mà hơn nữa, có thể mùi thơm từ bàn tay cô gái Mai Châu xinh đẹp.
* Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến:
- Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…Chất liệu của âm
nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu… Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường
nét, âm thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.
– Tây Tiến của QD có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa:
+ Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản
và những nét vẽ gân guốc, những từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng
ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi
rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội.
+ Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm
mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Có câu thơ sử dụng toàn thanh bằng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
+ Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo
cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống
tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
+ Âm thanh của tiếng thác và tiếng cọp gầm khiến cho thiên nhiên thêm dữ dội
và không kém phần hấp dẫn, lôi cuốn.
+ Cách gieo vần độc vận, những âm “ơi” ở cuối những dòng thơ khi đọc lên nghe
như có tiếng vọng của núi rừng như thôi thúc đoàn quân Tây Tiến tiến bước.
c) Kết bài:
- Tóm lại thiên nhiên miền Tây Bắc Bộ hiện lên với nhiều dốc cao, vực thẳm, mưa
rừng, thác lũ và thú dữ luôn đe dọa tính mạng của con người. Nhà thơ đã nhắc lại
những địa danh rất xa lạ. Và sử dụng những hình ảnh giàu giá trị tạo hình; những
câu thơ nhiều thanh trắc được xoa dịu bởi những câu thơ nhiều thanh bằng. Thể
thơ bảy chữ, cách gieo vần độc vận gợi âm hưởng cổ kính, trang nghiêm. Cách
gieo vần “ơi” ở cuối mỗi câu thơ khi đọc lên nghe như có tiếng vọng của núi rừng,
như thôi thúc đoàn quân tiến bước…Từ đó tái hiện bức tranh vừa đa dạng vừa độc
đáo của núi rừng… nơi đó có đoàn quân Tây Tiến vẫn đêm ngày hành quân, chiến
đấu, không quản ngại gian khổ, hi sinh.
- Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, QD đã khắc họa thành công hình
tượng người lính TT trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thật hùng vĩ,
dữ dội và mĩ lệ. Đó là những con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp,
gian khổ mà can trường, sẵn sàng xả thân vì nước với một tâm hồn phong phú, với
tình cảm trong sáng, chân thành.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

You might also like