You are on page 1of 5

TÂY TIẾN

Quang Dũng

I. TÌM HIỂU CHUNG:


1. Tác giả:
- “Xứ Đoài”, Đan Phượng – Hà Tây. à Không gian quen thuộc trong sáng tác của Quang
Dũng.
- Là người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,… à “Thi trung hữu hoạ, thi trung
hữu nhạc.”
- Một nhà thơ, đồng thời cũng là một chiến sĩ: vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ, cho
nên Quang Dũng viết về đề tài người lính một cách chân thực và sống động, có sức truyền
cảm mạnh mẽ.
- Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa.
2. Tác phẩm:
a) Vài nét về binh đoàn Tây Tiến:
- Thành lập: đầu năm 1947.
- Lực lượng: phần đông là thanh niên Hà Nội (học sinh – sinh viên).
- Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng
Pháp ở Thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
- Địa bàn: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tây Thanh Hoá (khá rộng, Thượng Lào à Hạ Lào).
b) Hoàn cảnh sáng tác: Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị mới. Một ngày tại
Phù Lưu Chanh, nhà thơ nhớ về đơn vị cũ và viết nên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Bài thơ về
sau được đổi tên thành “Tây Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:


1. Nhớ về thiên nhiên Tây Bắc và chặng đường hành quân gian khổ:
a) Cảm xúc gợi nhớ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
- Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết bao trùm lên cả không gian và thời
gian. Nỗi nhớ về đồng đội trào dâng trong lòng không thể kìm nén và thốt lên thành tiếng
gọi “Tây Tiến ơi!”
- Điệp từ “nhớ” để nhấn mạnh nỗi nhớ khắc khoải về con sông Mã – vì đây là con sông gắn
liền với chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến, nhớ về rừng núi – vì
đây là địa bàn hoạt động.
- Điệp vần “ơi” cùng với từ láy “chơi vơi” nhằm diễn tả nỗi nhớ bao trùm lên cả không gian
và thời gian.
b) Khung cảnh thiên nhiên:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”
- Nghệ thuật liệt kê “Sài Khao”, “Mường Lát” để gợi lại không khí âm u, mịt mù vì đây là
những địa danh xa lạ, heo hút. à Nhấn mạnh cho người đọc thấy về người lính Tây Tiến
là những người phải hoạt động trong những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, gian khổ, vất vả.
- “Sương”: khí hậu đặc trưng ở nơi đây; cùng với những động từ “lấp”, “mỏi” thể hiện hình
ảnh người lính Tây Tiến phải chiến đấu trong một không gian sương mù bao phủ khiến họ
phải mệt mỏi.
- Bút pháp hiện thực xen trữ tình, lãng mạn, nhà thơ đã vẽ nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo
của núi rừng Tây Bắc qua hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”.
- Mạch thơ cảm xúc quay lại với một thiên nhiên hùng vĩ, khắc nghiệt:

GV: TRƯƠNG THỊ HỒNG THU TRANG 1/5


“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
- Bốn câu thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng, trữ tình nhưng
cũng đầy khắc nghiệt. Đoạn thơ là một bằng chứng “thi trung hữu hoạ”. Điệp từ “dốc”
cùng với từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” đã thể hiện núi đèo Tây
Bắc hùng vĩ, hiểm trở, đồng thời cho thấy sự nguy hiểm của dốc. Nghệ thuật nhân hoá
“súng ngửi trời” với hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên, tinh nghịch của một
người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn heo hút. Người lính trèo
lên những ngọn núi như đang đi trong mây và mũi súng chạm tới đỉnh trời.
- Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” được ngắt thành nhịp 4/3 tạo thành hai
vế tiểu đối, cùng với điệp từ “ngàn thước” để diễn tả dốc núi vút lên cao rồi đổ xuống
dường như thẳng đứng. Đứng trên cao nhìn xuống thì sâu thăm thẳm, từ dưới nhìn lên thì
cao chót vót.
- Ba câu thơ trên, tác giả đã sử dụng nhiều thanh trắc như dựng thành dốc cao để góp phần
diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội, hoang vu của núi rừng Tây Bắc thì sang câu thơ thứ tư thì
lại toàn thanh bằng để làm nhẹ đi ý thơ. Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những
gam màu trong hội hoạ là giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh
để làm nhẹ đi bức tranh.
- Câu “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” ta có thể hình dung được khung cảnh những người
lính dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt ra xa qua không gian mịt mù sương rừng, nhìn
những ngôi nhà ở Pha Luông như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
c) Nhớ về đoàn quân Tây Tiến trong những lần hành quân gian khổ:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
- Người lính Tây Tiến phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, không thể tránh khỏi sự
hi sinh. Nghệ thuật nói giảm nói tránh “không bước nữa”, “bỏ quên đời” để nói về sự hi
sinh của người lính.
- Quang Dũng miêu tả rất thực về sự vất vả và hi sinh, ông không hề né tránh hay che giấu.
Thế nhưng, hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến không vì thế mà uỷ mị, ngược lại càng thêm cao
đẹp hơn. Nhà thơ miêu tả người lính chiến sĩ với cái bi thương nhưng là bi tráng.
- Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” có hai cách hiểu:
+ Người lính tạm dừng chân nghỉ ngơi để quên đi vất vả, nhọc nhằn và lấy lại sức.
+ Chặng đường hành quân gian khổ khiến người lính phải hi sinh khi cầm súng trên tay
và mũ còn đội trên đầu. Họ đón nhận cái chết nhẹ tựa lông hồng, ra đi trong tư thế nhẹ
nhàng và thanh thản. à Mang đậm cảm hứng bi thương.
- Cụm từ chỉ thời gian “chiều chiều”, “đêm đêm” cùng với nghệ thuật nhân hoá “thác gầm
thét”, “cọp trêu người” cho thấy sự nguy hiểm đất trời luôn rình rập xung quanh người lính.
- Âm thanh dữ dội của tiếng thác hoà với tiếng gầm của cọp cho thấy thiên nhiên Tây Bắc
hoang dã dữ dội, chất chứa bao nguy hiểm ngày đêm.
d) Hai câu cuối:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
- Hai câu cuối là một hình ảnh đẹp. Giữa chặng đường hành quân gian khổ, đoàn quân có
những lần dừng chân bên những bản làng và họ không quên được hình ảnh “cơm lên khói”.
Bữa cơm đơn sơ nhưng đậm tình quân dân, xua tan đi vẻ mệt mỏi trên gương mặt của họ.
- Câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” hàm chứa ba đối tượng:

GV: TRƯƠNG THỊ HỒNG THU TRANG 2/5


+ “Mai Châu”: địa danh cũng là một tên gọi giàu nữ tính.
+ “Mùa em”: cách dùng từ sáng tạo để chỉ mùa lúa mới, mùa gặt bội thu.
+ “Thơm nếp xôi”: xôi nếp hương vị thơm đậm đà, thanh khiết, dễ có sức lan toả.
è Câu thơ cho thấy người lính không quên được một mùa gặt bội thu của cô em gái hậu
phương. Hai câu thơ được xem như bản lề để khép lại những đau khổ, những cuộc hành
quân gian khổ và mở ra những cảnh tuợng thật đầm ấm.

SƠ KẾT: Với bút pháp hiện thực cùng với lối miêu tả đầy lãng mạn, giọng thơ hào hùng, mạnh
mẽ cũng vừa thiết tha, trữ tình, Quang Dũng đã tái hiện chặng đường hành quân gian khổ ẩn chứa
nhiều hiểm nguy nhưng không kém phần thi vị. Người lính Tây Tiến lạc quan, lãng mạn, nhưng
cũng can đảm, hiên ngang với một tư thế làm chủ đất nước.

2. Nhớ về những kỉ niệm đậm tình quân dân:


a) Nhớ về những đêm liên hoan văn nghệ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến
góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng thật thơ mộng.
- Động từ mạnh “bừng” gợi lên một sức sống vui tươi, diễn tả ánh sáng ngọn đuốc tràn ngập
trong không gian, đồng thời thể hiện sự tưng bừng, náo nhiệt của âm thanh.
- “Hội đuốc hoa”: cách nói dí dỏm, dự liên hoan mà như dự lễ cưới. à Cảnh tượng vui vẻ,
sôi nổi.
- “Kìa em”: thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, đồng thời thể hiện sự thích thú, say mê của
người lính khi nhìn thấy những cô gái bản làng.
- “Xiêm áo”: là trang phục truyền thống của người dân tộc vô cùng sặc sỡ và nổi bật. à Câu
thơ “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” thể hiện thái độ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của người
lính Tây Tiến khi thấy cô gái địa phương đẹp trong những bộ y phục truyền thống.
- “Man điệu”: điệu nhảy mang màu sắc xứ lạ phương xa.
- “Nàng e ấp”: dáng vẻ e thẹn, ngại ngùng, tình tứ trong tiếng nhạc dân tộc.
- Với âm thanh của tiếng khèn, cùng với ánh sáng lung linh của những ánh lửa đuốc, cả cảnh
vật và con người đều như ngả nghiêng, bốc men say lại cùng với sự e ấp của những cô gái
khiến cho những người lính xây bao mộng đẹp – “xây hồn thơ”.
è Bút pháp lãng mạn cùng với giọng thơ tươi vui; chất thơ, chất nhạc hoà quyện vào
nhau cho ta thấy trong thơ Quang Dũng có chất nhạc – “thi trung hữu nhạc”.
b) Nhớ về cảnh sông nước trong buổi chia tay chiều sương:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
- Nếu như bốn câu thơ trên là một đêm liên hoan, tạo không khí say mê thì cảnh sông nước
miền Tây Bắc lại gợi cảm giác mênh mang mờ ảo. Quang Dũng nhớ những chuyến công
tác ở Châu Mộc trong một buổi chiều sương giăng đầy mơ ảo.
- Quang Dũng đặt liên tiếp hai câu hỏi tu từ “Có thấy… Có nhớ…” như để khẳng định một
điều: một khi phải thấy là phải nhớ. Thấy những linh hồn của người lính đã ngã xuống trên
đường hành quân còn vướng vít ở cỏ cây lau sậy hoang vu. à Đây là sự cảm nhận tâm
linh qua nghệ thuật nhân hoá “hồn lau”. Những khóm lau vô tri vô giác tựa như có linh
hồn phảng phất trong gió, trong cây.

GV: TRƯƠNG THỊ HỒNG THU TRANG 3/5


- Với bút pháp tả thực đầy lãng mạn, nhà thơ còn nhớ rõ hình ảnh “dáng người trên độc
mộc”. Đây là hình ảnh đẹp về tình quân dân, người dân tộc đã sát cánh cùng với người lính
trong chuyến đi công tác.
- “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”: Câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “dòng nước lũ” – “hoa
đong đưa”. Từ đó cho ta thấy được thiên nhiên Tây Bắc không những hùng vĩ mà còn thơ
mộng. Đây là một phát hiện mới mẻ: những bôn hoa dập dềnh trên mặt nước. Thơ Quang
Dũng không tả mà chỉ gợi. Ông không chỉ làm hiện diện trước mắt người đọc bức tranh
thiên nhiên đẹp mà còn gợi lên phần thiêng liêng của cảnh vật nơi đây.
3. Nhớ về chân dung người lính Tây Tiến:
a) Bốn câu đầu: Hào hùng, hào hoa:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
- Ngoại hình: Quang Dũng không khắc hoạ từng gương mặt cụ thể mà tái hiện hình ảnh
chung, chân dung của cả đoàn binh.
- Do người lính Tây Tiến phải hoạt động trong một nơi “rừng thiêng nước độc” là núi rừng
Tây Bắc, Việt Nam; cùng với điều kiện chiến đấu khó khăn, thiếu thốn; bệnh sốt rét rừng
hành hạ đến nỗi tóc bị rụng qua hình ảnh “không mọc tóc”. Đó là hình ảnh kì dị, độc đáo
và gây ấn tượng.
- Quang Dũng tâm sự: “Để động viên đồng đội không tủi thân, mọi người không bị bệnh
cũng tự nguyện “cạo trọc đầu” để an ủi đồng đội và để tiện sinh hoạt đời lính.”
- Quang Dũng sử dụng cách dùng từ độc đáo là “đoàn binh” mà không gọi là “binh đoàn”
hay “đoàn quân” nhằm tạo âm vang hào hùng, tạo nên số lượng đông đảo.
- Đối với những người lính, họ không sợ đối diện với kẻ thù, không sợ hiểm nguy, thú dữ,
mà họ sợ nhất căn bệnh sốt rét rừng. Ngay trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu cũng
đề cập đến căn bệnh tác oai tác quái này:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.”
(“Đồng chí” – Chính Hữu)
- Hình ảnh người lính tuy gian khổ, vất vả nhưng cũng vẫn bật lên vẻ ngoài thật đáng yêu:
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc dân ơi
Sao mà yêu đến thế!”
(“Cá nước” – Tố Hữu)
- Da dẻ của người lính xanh xao được so sánh “xanh màu lá”, cũng có khi là màu xanh quân
phục, màu xanh của lá nguỵ trang.
- Quang Dũng tả thực không hề né tránh hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn cũng như bệnh tật
của người lính.
- Họ có vẻ bề ngoài trông tội nghiệp nhưng khi chiến đấu với kẻ thù thì lại vô cùng dũng
mãnh. Ốm nhưng không yếu, và được so sánh với uy danh chúa sơn lâm qua hình ảnh “dữ
oai hùm”.
- Tâm hồn: Câu thơ có hai hình ảnh đối lập:
+ “Mắt trừng”: ánh mắt sắt nhọn, quắc mắt nhìn thẳng vào kẻ thù.
+ “Gửi mộng”: ánh mắt hiền hoà. à “Mộng qua biên giới” là ước mộng tiêu diệt giặc,
bảo vệ biên giới Việt – Lào.
è Chứa hai phẩm chất tiêu biểu của người lính: hào hùng – hào hoa.

GV: TRƯƠNG THỊ HỒNG THU TRANG 4/5


- Người lính Tây Tiến cũng có những phút giây hiền hoà mơ mộng, nghĩ về các cô gái Hà
Nội duyên dáng, thanh lịch qua hình ảnh “dáng kiều thơm”. Đây là cách dùng từ sáng tạo
của Quang Dũng.
è Chính tình cảm lãng mạn đó đã khiến người lính có thêm sức mạnh để chiến đấu, chịu
đựng sự khắc nghiệt của hiện thực trên chiến trường.
b) Bốn câu sau: Bi thương, hùng tráng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
- Quang Dũng không hề né tránh sự thật tàn khốc của chiến tranh. Từ láy gợi hình “rải rác”
cùng với từ Hán Việt trang trọng “biên cương”, “mồ”, “viễn xứ” để nói lên sự hi sinh của
người lính diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên, sự bi thương ấy lại không hề bi luỵ, bởi những sự
hi sinh ấy của người lính được tôn vinh thông qua những từ Hán Việt.
- Lời thơ tiếp theo mang tính chất hùng tráng: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thể
hiện thái độ dứt khoát, ra đi với tất cả ý thức và trách nhiệm không chút toan tính.
- Từ “chẳng” đã tạo âm hưởng rắn rỏi cho cả câu. Câu thơ phảng phất âm hưởng tinh thần
“một đi không trở lại” của người tráng sĩ năm xưa.
- “Áo bào”: là áo nhà vua hay võ tướng mặc khi ra trận, nhưng Quang Dũng lại dùng với
nghệ thuật ẩn dụ để chỉ quân phục của người lính nhằm để tôn vinh các anh.
- Nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất” để giảm nhẹ sư đau thương khi nói về cái chết.
Họ coi sự hin sinh như trở về với đất mẹ, nhẹ tựa lông hồng vì họ đã làm tròn nhiệm vụ
với đất nước. Cách dùng từ “về đất” cũng nhắc nhở một quan niệm “sống gửi thác về” của
người xưa.
- Một lần nữa trong tác phẩm, con sông Mã lại xuất hiện. Giờ đây nó cúi đầu hát “khúc độc
hành” để nói lời tiễn biệt người lính.
- Nghệ thuật nhân hoá cùng với động từ “gầm” đã cho thấy sự đau đớn, tiếc thương trước sự
hi sinh cao cả của người lính.

SƠ KẾT: Hình ảnh người lính Tây Tiến được tạo dựng bằng bút pháp lãng mạn nhưng thật sự rất
thực và hoành tráng. Quang Dũng đã chọn những nét tiêu biểu nhất của người lính để tạo nên bức
tượng đài tập thể, khái quát được vẻ mặt chung của cả đoàn quân. Đoạn thơ toát lên vẻ đẹp bi tráng
và hào hoa của người chiến sĩ Tây Tiến.

4. Lời thề cho lí tưởng:


“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
- Hai câu đầu đã khẳng định không khí và linh hồn của người lính Tây Tiến xác định ra đi
không ngày trở về, dẫu đường hành quân có xa xôi, cách trở và đầy gian khổ.
- “Mùa xuân ấy”: có hai cách hiểu:
+ Mùa xuân năm 1947 – thời điểm thành lập đoàn quân.
+ Tuổi trẻ người chiến sĩ.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” cùng với câu hỏi tu từ được sử dụng để khẳng định dù có phải ra đi
nhưng linh hồn của người lính Tây Tiến vẫn không trở về quê mẹ mà vẫn sẽ mãi gắn bó
với Tây Tiến, với miền Tây Bắc để nguyện theo đồng đội trên mỗi bước hành quân.
è Đoạn thơ thể hiện ước nguyện của thế hệ thanh niên sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân
cho đất nước và sống chết với lí tưởng cách mạng cao đẹp mà mình đã chọn.
III. GHI NHỚ: Nghệ thuật & nội dung – Xem đề cương.

GV: TRƯƠNG THỊ HỒNG THU TRANG 5/5

You might also like