You are on page 1of 6

Trường THPT Lê Quý Đôn Văn 12_HKI

TÂY TIẾN – QUANG DŨNG


Đề 1: Phân tích đoạn 1

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Mường Lát hoa về trong đêm hơi Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

B. Dàn ý chi tiết:


I. Mở bài
- Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng là từ trong tiềm thức của bạn đọc yêu văn chương cả nước sẽ nghĩ
đến ông là một người nghệ sĩ đa tài thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm
kháng chiến chống Pháp: làm thơ vẽ tranh, viết văn, sáng tác nhạc nhưng đặc biệt thành công nhất ở
lĩnh vực thi ca với một phong cách thơ, hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc của đời thơ Quang Dũng và cũng là đỉnh cao nghệ
thuật của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành
Tây Tiến và in trong tập thơ “Mây đầu ô”.
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến
trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội - thơ mộng trữ tình bằng ngòi bút tinh tế, tài
hoa, lãng mạn:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
….
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
II. Thân bài :
1. Giới thiệu khái quát
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ
biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của
Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi
sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc.
- Bài thơ được cấu trúc theo diễn biến tự nhiên của nỗi nhớ. Quang Dũng nhớ mảnh đất mà họ đã
chiến đấu, nhớ kỉ niệm những nơi họ đã đi qua, rồi nhà thơ mới nhớ đến chân dung đồng đội và lời
thề Tây Tiến.Vì nhà thơ muốn tạo cái nền thiên nhiên thật đẹp và thích hợp cho hình tượng trung
tâm là người lính Tây Tiến xuất hiện. Đó là khung cảnh hùng vĩ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc,
tương ứng với tính cách hào hùng của người lính. Và vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng của cung đường hành
quân, thích hợp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những người lính Hà thành
2. Phân tích
Thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa thơ mộng , trữ tình. Đó cũng là chặng
đường hành quân gian khổ nhưng hào hùng của binh đoàn Tây Tiến.

GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Tr. 1


Trường THPT Lê Quý Đôn Văn 12_HKI

a. Luận điểm 1: Cảm hứng chủ đạo cho toàn đoạn thơ (2 câu đầu)
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- Nỗi nhớ bật lên thành tiếng gọi ngay từ câu thơ mở đầu:
Câu cảm thán + vần “ơi” tạo sự da diết, lan tỏa như tiếng gọi người thân bật lên tự đáy lòng, không
thể kìm nén của nhà thơ.
Câu thơ bảy chữ mà có hai địa danh, cho thấy niềm lưu luyến ấy hướng tới hai đối tượng xuyên suốt
toàn bài:
+ Hình ảnh “sông Mã”: con sông chảy từ nước Lào sang đất Việt, mở ra không gian dữ dội của núi
rừng Tây Bắc - nơi ghi dấu những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến.
+ Đối tượng thứ hai là những đồng đội một thời gắn bó nên cụm từ “Tây Tiến” tuy đơn giản nhưng
đủ sức làm lay động lòng người.
- Nỗi nhớ tiếp tục dâng lên bao trùm cả không gian và thời gian:
+ Cụm từ “nhớ về” đã tạo độ lùi thời gian, cho thấy mọi thứ chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm.
+ Tâm trạng của tác giả thể hiện đậm nét qua cụm từ “nhớ chơi vơi”: Nhiều nhà thơ đã sử dụng từ
láy “chơi vơi” để thể hiện nỗi nhớ
Ca dao: “Ra về nhớ bạn chơi vơi
Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn nằm”
Xuân Diệu: “Sương nương theo trăng ngang lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
Nhưng cách sử dụng của Quang Dũng thật đắc địa: đó là nỗi nhớ khó định hình, định lượng, như
bồng bềnh trong không gian bao la, trong thời gian sâu thẳm, cứ lơ lửng đầy lưu luyến, khiến hồn
thơ của Quang Dũng như nhấc khỏi mảnh đất hiện tại để chơi vơi về với thời Tây Tiến xưa.
+ Hình ảnh “rừng núi” được đặt giữa tâm trạng “nhớ chơi vơi” và “nhớ về” cho thấy không gian
núi rừng Tây Bắc với núi cao rừng thẳm luôn in đậm trong kí ức nhà thơ.
+ Điệp từ “nhớ” càng nhấn mạnh đây là một quá khứ không chịu ngủ yên, vẫn luôn nóng hổi, tươi
nguyên trong ký ức nhà thơ.
b. Luận điểm 2: Cuộc hành quân của người lính giữa núi rừng hùng vĩ, khắc nghiệt, dữ dội
nhưng cũng rất trữ tình (câu 3-8)
b1. Không gian núi rừng Tây Bắc: vừa thơ mộng, trữ tình vừa hoang vu, dữ dội là cảnh thực
nhưng được khúc xạ qua hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng và tâm hồn hào hoa của người lính học
sinh Hà Nội nên càng tạo được ấn tượng mạnh mẽ (câu 3- câu 8)
- Địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến: là núi rừng hoang sơ, rộng lớn và khí hậu khắc nghiệt
(câu 3+4):
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
+ Thiên nhiên heo hút và mù sương nên chặng đường hành quân của lính Tây Tiến đầy gian lao:
Những địa danh đất lạ được liệt kê: “Sài Khao, Mường Lát” cho thấy chiến trường Tây Tiến thật
hoang vu, kết hợp với những từ tượng hình “sương lấp, đêm hơi” đã giúp Quang Dũng tả thực đặc
trưng của núi rừng Tây Bắc: sương dày đặc, mưa mịt mù tạo thành một bức tranh thiên nhiên dữ
dội, âm u nhưng huyền ảo. Lính Tây Tiến phải hành quân cả ngày lẫn đêm và như ẩn hiện trong
sương khói nên vô cùng vất vả. Nói đến lính là nói đến gian khổ, nhưng ít ai dùng từ như Quang

GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Tr. 2


Trường THPT Lê Quý Đôn Văn 12_HKI

Dũng: “đoàn quân mỏi”, thanh trắc được dùng ở cuối nhịp thơ đã thể hiện hơi thở mệt nhọc của
người lính
→ Cho thấy Quang Dũng quan tâm đến tác dụng của từ không chỉ ở mặt ngữ nghĩa mà còn ở mặt
âm thanh, nên thơ ông giàu tính họa, tính nhạc.
→Câu thơ nặng trĩu gian khổ do Quang Dũng đặc biệt tô đậm hiên thực nghiệt ngã nhưng cảm hứng
lãng mạn đã khiến cuộc sống người lính bi mà không lụy, gian khổ mà vẫn hào hùng.
+ Mặt khác, khung cảnh hoang vu của Tây Bắc còn mang vẻ đẹp thơ mộng nên khiến tâm hồn
người lính học sinh Hà Nội được bay bổng: Không phải hoa nở mà là “hoa về” , không phải đêm
sương mà là “đêm hơi”. Hình ảnh “hoa” hiện ra lờ mờ trong sương thật huyền ảo, khiến hương hoa
như hơi thở của rừng đêm. Bên cạnh đó, 6 thanh bằng trong cùng một câu thơ đã đem đến cảm giác
nhẹ nhàng, lâng lâng trong tâm hồn người lính.
→Bút pháp lãng mạn càng khiến hình ảnh thơ đẹp, lung linh như trong cõi mộng. Qua đó Quang
Dũng đã hé mở tâm hồn hào hoa của lính Tây Tiến, và cho ta thấy chính điều đó đã giúp họ xua tan
bao mệt mỏi, vất vả trên đường hành quân.
- Địa thế hiểm trở nơi núi rừng Tây Bắc bằng không gian ba chiều (câu 5-8). Đây là 4 câu thơ tuyệt
tác, là bằng chứng của thi trung hữu họa và thi trung hữu nhạc: tác giả vừa miêu tà thiên nhiên Tây
Bắc, vừa khắc họa đậm nét vè đẹp hào hùng – hào hoa của người lính Tây Tiến bằng nhiều biện
pháp nghệ thuật đặc sắc
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
.............
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Nhà thơ đã thể hiện độ cao ngất trời của dốc núi, tạo sự trùng điệp, hùng vĩ cho thiên nhiên Tây
Bắc , đem đến cho người đọc cảm giác, cảm xúc mạnh mẽ (câu 5-6)
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
 Điệp từ “dốc” và hàng loạt từ láy đầy tính tạo hình đã diễn tả thành công sự cheo leo của núi
rừng Tây Bắc: “khúc khuỷu” là quanh co, còn “thăm thẳm” vừa là cao lại vừa là sâu. Bên cạnh đó
hình ảnh “cồn mây” đã góp phần thể hiện sự hoành tráng của thiên nhiên Tây Bắc, kết hợp với từ
láy”heo hút”càng làm núi đèo Tây Bắc thêm dữ dội: núi cao tưởng chừng chạm mây, dốc lên thì
ngoằn ngoèo, dốc xuống thì hiểm trở.
 Nghệ thuật nhân hóa: “súng ngửi trời” đã diễn tả thật ấn tượng hình ảnh người lính vượt núi
cao, mũi súng như chạm phải đỉnh trời. Cách dùng từ lạ của Quang Dũng vừa thể hiện độ cao ngất
trời của núi đèo vừa diễn tả tâm hồn trẻ trung, yêu đời của người lính Tây Tiến, qua cách nói đầy
tinh nghịch.
→Thanh bằng và trắc đan xen nhau cũng đã tạo thành nhạc điệu trầm -bổng , tô đậm sự gian
khổ.Vì thế Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Những câu thơ đọc lên nghe nhọc nhằn như tiếng thở
của người lính Tây Tiến”.
→Hình ảnh người lính Tây Tiến lồng lộng giữa không gian rộng lớn , đầy thách thức của thiên
nhiên Tây Bắc, đã tạo khí thế hào hùng, lãng mạn. Vì thế câu thơ của Quang Dũng tuy viết về gian
khổ nhưng không tạo cảm giác bi quan mà đầy tính tráng ca.
+ Tiếp theo Quang Dũng diễn tả hình ảnh dốc núi vút cao rồi đổ xuống tạo nên những vực sâu vô
cùng dữ dội (câu 7):
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Tr. 3
Trường THPT Lê Quý Đôn Văn 12_HKI

 Phép điệp : “ngàn thước” và nghệ thuật đối lập làm câu thơ như bẻ gấp làm đôi, tạo sự gấp khúc
giữa chiều cao và chiều sâu thật hiểm trở, gợi ta nhớ đến những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
“Hình khe thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”
Hay câu thơ của Lý Bạch trong bài Thục đạo nan:
“Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên”
(Đường xứ Thục khó đi, khó đi hơn cả lên trời xanh)
 Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc, đã giúp ta cảm nhận sự gập ghềnh, hiểm trở của con đường
hành quân và sự cực nhọc của người lính khi leo đèo.
+ Câu 8 đột ngột mở ra một không gian xa rộng , thoáng đãng và thơ mộng:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
 Nhịp 2/2/3 dàn trải và thanh bằng được sử dụng tối đa, tạo giai điệu êm dịu, chơi vơi.
 Hình ảnh người lính Tây Tiến nhìn thấy khi dừng chân nghỉ ngơi nơi dốc núi Pha Luông thật
bình dị, nên thơ: giữa màn mưa núi sương rừng, những mái nhà nơi bản mường thấp thoáng ẩn hiện
xa xa , bồng bềnh như giữa bể khơi.
→cho ta thấy : tâm hồn người lính sau cảm giác mệt mỏi, căng thẳng tột cùng khi vượt núi cao và
lũng sâu , đã tìm được sự thanh thản, bay bổng trước vẻ đẹp thi vị, bình yên, êm ả ở miền núi Tây
Bắc.
 Nhận xét:
- Ngòi bút đầy chất họa của Quang Dũng đã tạo sự cân bằng đầy tính tạo hình : bên cạnh những nét
vẽ gân guốc, nhà thơ đã đan xen vào nét vẽ mềm mại, khiến không gian núi rừng Tây Bắc được
khắc họa vừa dữ dội hiểm trở , vừa thơ mộng thi vị nên đã đem đến cho thiên nhiên Tây Bắc vẻ
đẹp đa dạng.
- Bên cạnh đó, nghệ thuật phối thanh độc đáo cũng khiến âm điệu ở đoạn thơ này thật đặc biệt: sau
những câu thơ nhiều thanh trắc là câu thơ toàn thanh bằng , giúp tâm trạng mệt nhọc được cân bằng
với cảm giác lâng lâng nhẹ nhõm trong tâm hồn người lính học sinh Hà Nội , tô đậm vẻ đẹp hào
hùng và hào hoa.
c. Luận điểm 3: Sự gian khổ, những hy sinh của người lính (câu 9-12)
- Hình ảnh người đồng đội “gục” trên đường hành quân chợt hiện về làm nao lòng người đại đội
trưởng (câu 9-10):
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
+ Cụm từ “anh bạn” đầy yêu thương trìu mến .
+ Từ láy “dãi dầu” và câu cảm thán: cho thấy lính Tây Tiến phần đông là học sinh Hà Nội nên
không quen chịu đựng gian khổ, nay phải vượt bao dốc núi, đèo khe, mưa dầm nên sức tàn, lực kiệt
là sự thực .
+ Dẫn tới hậu quả “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” , hình ảnh này có thể hiểu:
 Khi dừng chân, họ đã gục thiếp đi do quá mệt
 Nhưng đúng hơn là cách hiểu họ đã gục chết trên đường hành quân do gian khổ
→ Ngòi bút của Quang Dũng không hề né tránh cái bi - hiện thực đau thương.
+ Nhưng bi mà không lụy, nên vẫn đậm chất tráng ca :
 Qua cách nói giảm của Quang Dũng: “không bước nữa, bỏ quên đời” cho thấy sự ra đi của họ
thật nhẹ nhàng ,thanh thản.
GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Tr. 4
Trường THPT Lê Quý Đôn Văn 12_HKI

 Người lính Tây Tiến đã hy sinh trong tư thế hành quân thật đẹp: tay ôm chặt súng sẵn sàng chiến
đấu.
→ Hình ảnh này đã tỏa sáng lý tưởng xả thân vì nước cao đẹp, tràn đầy cảm hứng lãng mạn nên bi
mà vẫn hào hùng, đem lại cho người đọc cảm giác rất lạ: không hẳn là buồn rầu nhưng vẫn thấu vào
tận tim:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- Sự nguy hiểm , bí ẩn của rừng thiêng đã được cảm hứng lãng mạn của của Quang Dũng tô đậm
nhằm cho thấy tính mạng của người lính Tây Tiến luôn bị đe dọa (câu 11,12):
“ Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
+ Nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hóa để nhấn mạnh âm thanh của tiếng cọp gầm, thác đổ: “thác
gầm thét, cọp trêu người” đã tạo thành khúc trường ca đầy dữ dội của đại ngàn.
+ Cụm từ chỉ thời gian được đảo và điệp :“chiều chiều, đêm đêm” + địa danh đất lạ “Mường Hịch”
càng tăng vẻ hoang dã , nguy hiểm thường xuyên của rừng thiêng.
+ Hai dấu nặng đi cạnh nhau “Hịch – cọp”đã tạo bước chân đầy đe dọa của thú dữ, cho thấy sự nguy
hiểm luôn rình rập người lính Tây Tiến từng giờ ,từng phút.
→ Quang Dũng muốn tạo ấn tượng mạnh nơi người đọc về chiến trường Tây Bắc dữ dội, để ta cảm
nhận hết sự gian khổ của người lính Tây Tiến: vì uy hiếp sức lực và ý chí của con người không chỉ
là gian lao, đói rét, bệnh tật mà còn biết bao nguy hiểm của chốn rừng thiêng nước độc.
→ Điều này càng tô đậm vẻ đẹp hào hùng của họ .
d. Luận điểm 4: cảm xúc hồi hồi, lắng đọng (2 câu cuối)
- Giữa dòng hoài niệm về hành trình Tây Tiến đầy gian khổ, hiện lên một kỉ niệm mang hương vị
cuộc sống ấm áp tình quân -dân khi người lính sống cùng đồng bào địa phương miền Mai Châu, đã
khép lại đoạn thơ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
+ Nhớ làn khói ấm áp của bữa cơm nơi bản nhỏ:
 “Mai Châu” cũng là một địa danh đất lạ, nhưng khi đặt cùng với “em” đã tạo cảm giác ngọt
ngào, êm dịu như tên của một cô gái.
 Hình ảnh “cơm lên khói” được nhà thơ thể hiện bằng những dấu sắc đặt ở đầu, giữa và cuối câu
thơ, vừa hòa phối âm thanh, vừa tạo hình → gợi hình ảnh những sợi khói bốc lên thật tinh tế và đem
đến cảm giác ấm áp.
 Câu cảm thán và cụm từ “nhớ ôi” tạo cảm giác nỗi nhớ như dội lại từ lồng ngực người đại đội
trưởng, trở thành tiếng gọi của quá khứ âm vang mãi trong lòng người.
+ Nhớ hương thơm tỏa ra từ bát xôi “nếp mới”:
 Đem đến hương vị ngọt ngào, đậm đà, thanh khiết, tạo sức lan tỏa thấm vào lòng người.
 Cụm từ “mùa em” là sáng tạo của Quang Dũng, chan chứa cảm hứng lãng mạn: vừa thể hiện
mùa lúa nếp, vừa là mùa của tình quân dân thắm thiết.
→Hình ảnh tả thực: ‘cơm lên khói, thơm nếp xôi” đối lập với núi rừng dữ dội âm u nên đã làm giảm
đi hiện thực gian khổ, đem lại cho lính Tây Tiến sự ấm áp của tình người, nên tạo thành nỗi nhớ da
diết, “chơi vơi” nơi người đại đội trưởng khi đã rời xa.
 Nhận xét:
GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Tr. 5
Trường THPT Lê Quý Đôn Văn 12_HKI

- Đoạn mở đầu mang âm hưởng da diết như dòng thác cảm xúc cuồn cuộn, đưa ta về với không gian
và thời gian của thời Tây Tiến xưa, qua những nét đặc tả kết hợp cảm hứng lãng mạn và bút pháp tả
thực . Ngoài ra, đoạn thơ đã tập trung rất nhiều địa danh nhưng không rơi vào liệt kê khô khan, mà
trái lại còn gợi kỉ niệm về tên sông, tên núi, tên đất... âm vang ghềnh thác, suối ngàn không thể nào
quên của Tây Bắc vì nó không đơn thuần là địa danh trên bản đồ mà đã hóa thành bao nhớ thương
hoài niệm trong lòng tác giả.
- Bên cạnh những nét bút gân guốc đan xen nét vẽ mềm mại, tinh tế đầy tính tạo hình và nghệ thuật
phối thanh độc đáo, Quang Dũng đã làm sống dậy một thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội hùng vĩ, vừa
thơ mộng trữ tình trên đường hành quân gian khổ của lính Tây Tiến, để làm nổi bật vẻ đẹp hào
hùng, hào hoa của người lính học sinh Hà Nội.
d. Nghệ thuật (dùng chung cho 2 đề)
Có thể khẳng định rằng: đoạn thơ nói riêng và tác phẩm Tây Tiến nói chung thật sự là một
thi phẩm hay, nổi bật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng góp phần
khẳng định tài năng và vị trí đặc biệt của Ông trong dòng chảy bất tận của văn chương nghệ thuật.
Đặc biệt, đoạn thơ trên sẽ mãi lưu lại ấn tượng khó phai trong lòng mỗi chúng ta. Làm nên thành
công của bài thơ, bên cạnh nội dung, tư tưởng chủ đề mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp còn có những
giá trị nghệ thuật đặc sắc: Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn đậm chất bi tráng , thể thơ
thất ngôn 7 chữ mang giọng điệu khi tha thiết bồi hồi - khi hồn nhiên vui tươi - khi bâng khuâng
man mác, khi trang trọng – khi trầm lắng; Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu tượng, gợi hình gợi
cảm; Ngôn ngữ trang trọng cổ điển, sinh động. Cách phối thanh, ngắt nhịp hài hòa, uyển
chuyển, nhịp nhàng; Kết hợp với các biện pháp tu từ nghệ thuật độc đáo: nhân hóa, từ láy, đối
lập giàu chất tạo hình. Tây Tiến được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích
về nghệ thuật của tài năng Quang Dũng.
III. Kết bài
Tóm lại, 14 dòng thơ mở đầu bài thơ “Tây Tiến”chủ yếu là khắc tạc bức tranh thiên nhiên vô
cùng hoang sơ, hiểm trở. Từ thiên nhiên ấy, Quang Dũng làm nổi bật hình ảnh những ngươì lính
Tây Tiến với tầm vóc lớn lao, với ý chí kiên cường, với tâm hồn phơi phới niềm tin, niềm lạc quan,
tạo nên sức mạnh đạp bằng mọi gian khổ hy sinh để đi tới. Đây là những câu thơ có sức tạo hình hết
sức độc đáo. Cảm hứng lãng mạn đã làm cho hình tượng người lính trở nên rực rỡ. Hình tượng nghệ
thuật vừa bám sát hiện thực lại có sự bay bổng trong sức tưởng tượng của người đọc bởi chất lãng
mạn ấy của hồn thơ Quang Dũng.
Mỗi người Việt Nam, ai cũng đều có trong tim mình một miền đất, một kỷ niệm, ký ức để
nhớ để thương trong cuộc đời. Bởi nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu đã từng
viết:“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Chính vì điều đó mà mảnh đất Tây
Bắc hùng vĩ dữ dội nhưng cũng không kém phần thơ mộng trữ tình nơi thành lập đoàn quân
Tây Tiến đã không ngần ngại chắp cánh, ươm mầm cảm xúc cho hồn thơ Quang Dũng viết nên
thi phẩm cùng tên mà ngày nay chúng ta vẫn nâng niu, gìn giữ trên tay như một hòn ngọc quý. Xin
được cảm ơn Ông – người đã góp phần đưa thơ ca kháng chiến chống Pháp của dân tộc phát triển và
trường tồn cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.

GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Tr. 6

You might also like