You are on page 1of 4

TÂY TIẾN

Quang dũng là một nghệ sĩ đa tài ông viết văn làm thơ vẽ tranh soạn nhạc,...Nhưng trước hết ông
là một nhà thơ, thơ ông mang một hồn thơ phóng khoáng tài hoa và lãng mạn, ông vừa là nhà thơ
vừa là người lính cầm súng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường nên thơ ông vừa lãng mạn vừa
đậm chất hiện thực. Tây Tiến là phân hiệu bộ đội được thành lập vào đầu năm 1947, thành phần
chủ yếu là những thanh niên Hà thành. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên
giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào. Mặc dù khoàn cảnh
chiến đấu vô cùng khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng tinh thần chiến đấu của đoàn
binh TT vô cùng lạc quan, anh dũng và ngoan cường. QD tham gia vào TT năm 1947, 1948 ô
chuyển sang đơn vị khác rời xa đơn vị chưa đc bao lâu, tại là Phù Lưu Chanh, QD đã sáng tác bài
Nhớ Tây Tiến sau đó in đã đổi tên thành Tây Tiến.
ĐỀ 1: Sông Mã.....mùa em thơm nếp xôi
( Bức tranh thiên nhiên chiến trường miền tây)
Bài thơ nhập đề một cách sự tự nhiên, với hình thức của một tiếng gọi như cất lên từ sâu thẳm
con tim đã gợi về một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, dâng trào không thể kìm nén được:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Dòng sông Mã là hình ảnh mở đầu bài thơ. Đó không chỉ là dòng sông gắn liền với thiên nhiên
Tây Bắc mà còn là dòng sông kỉ niện gắn liền với chặng đường hành quân của những người lính
Tây Tiến. Con sông Mã không còn là con sông vô hồn của địa lý nữa mà như một nhân chứng
của kỉ niệm một thời. Dòng sông Mã được nhắc lại hai lần trong toàn bộ bài thơ, lần nào cũng
khắc khoải, đầy cảm xúc. Không chỉ vậy, câu thơ đầu được ngắt nhịp 4/3 cùng hai chữ “xa rồi”
tạo cảm giác như một nốt lặng, một tiếng thở dài đầy ngậm ngùi, thương nhớ, để xác nhận thực
tại đã chia xa. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi!” là một tiếng gọi tha thiết, đầy ngậm ngùi, thương nhớ.
Tây Tiến đã trở thành đối tượng tâm tình để nhà thơ diễn tả nỗi nhớ.
Dường như, tiếng gọi “Tây Tiến ơi!” không dừng lại ở câu thơ đầu mà như được ngân nga tiếp
nối trong vần “ơi” của từ láy “chơi vơi” ở câu sau. Phép điệp vần đã khiến tiếng gọi vang vào
lòng người, bồi hồi tha thiết:
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
“Nhớ về rừng núi” là cách diễn đạt đặc sắc thể hiện nỗi nhớ hướng tới thiên nhiên và con người
Tây Bắc, hướng tới chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến. Điệp từ “nhớ” được
lặp lại hai lần, đứng đầu hai vế câu đã tô đậm nỗi nhớ day dứt, ám ảnh, không thể nguôi ngoai.
Nỗi nhớ đó còn được diễn tả một cách hết sức đặc biệt qua cụm từ “nhớ chơi vơi”. Từ láy “chơi
vơi” vừa gợi hình lại vừa gợi cảm, hữu hình hóa nỗi nhớ vô hình với trạng thái cụ thể: nỗi nhớ
như đang bồng bềnh, ôm trùm cả không gian, nâng tâm hồn nhà thơ trở về quá khứ, sống lại
những hồi ức không thể nào quên. Cách gieo vần “ơi” đã góp phần gợi tả những cảm xúc bay
bổng của ý thơ.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và cảm hứng ấy đã thể hiện rất chân thực qua hai câu
thơ đầu tiên. Chỉ bằng hai câu thơ đầu, QD đã thể hiện tâm tình đẹp của người chiến binh Tây
Tiến với đoàn quân, sông Mã và những kỉ niệm giữa núi rừng Tây Bắc một thời.
Trong làn sương khói hoài niệm, con đường ra trận của người lính Tây Tiến đã được Quang
Dũng khắc họa rõ nét:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Các địa danh “Sài Khao, Mường Lát” xuất hiện trong hai câu thơ gợi đến những kỉ niệm về dải
đất miền Tây xa xôi. Trong nỗi nhớ của Quang Dũng, những địa danh này không chỉ mang tính
định danh mà còn là nơi lưu giữ kỉ niệm, những ngày tháng không thể nào quên. Nhớ về chặng
đường hành quân, QD không thể nào quên về những màn sương phủ dày ở MườngLát, Sài
Khao…Nói đến sương là nói đến vẻ đẹp thơ mộng của đất trời nhưng đây lại là sự khắc nghiệt,
khó khăn của thiên nhiên miền Tây:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
”Động từ “lấp” đã cho ta thấy cảnh sương mù mênh mông, dày đặc, dữ dội che kín cả đoàn quân
dài, gợi ta cảm nhận về một thời tiết rét buốt, giá lạnh, đầy khắc nghiệt. Hình ảnh “đoàn quân
mỏi” là một chi tiết rất chân thực. Những bước chân của người lính Tây Tiến như chùng xuống
đầy mệt mỏi, nặng nề.Đối lập với sự khắc nghiệt của câu thơ trên thì ở câu thơ sau lại là một
không gian đậm chất huyền ảo, lãng mạn:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Đây là một câu thơ vô cùng độc đáo. “Hoa về” chứ không phải “hoa nở”, “đêm hơi” chứ không
phải “đêm sương”, câu chữ ấy đã gợi vẻ lung linh, huyền ảo khiến người đọc có nhiều cách hiểu
thú vị. Hoa ở đây có thể là những bông hoa của núi rừng Tây Bắc dâng hương cả trời đêm hay
cũng có thể đây lại chính là những ngọn đuốc bập bùng trong đêm hành quân như những đóa
hoa. Hoa còn có thể hiểu là chính con người “người ta là hoa đất”. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới
sáu thanh bằng gợi lên cảm giác lâng lâng, nhẹ nhõm, thanh thản trong lòng người như xua tan
đibao mệt mỏi của đoàn binh trên đường dài gian khổ.Như vậy bằng một tâm hồn hào họa nghệ
sĩ của người lính, QD đã cho ta thấy thực tế đầy khắc nghiệt và khía cạnh đầy chất thơ của thiên
nhiên trên chặng đường hành quân của người lính TâyTiến.Nhắc đến vùng núi Tây Bắc là nhắc
đến những dốc núi. Và, những câu thơ nói tới núi trong đoạnthơ này vô cùng đặc sắc:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
”Điệp từ “dốc” được lặp lại hai lần cùng cách phối thanh bằng trắc đã khiến ta hình dung những
con dốc nối tiếp nhau trùng trùng điệp điệp, con dốc này chưa qua con dốc khác đã tới. Không
chỉ vậy, các từ láy tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” được đặt ngay cùng một dòng thơ đã khắc
họa con dốc một cách rất chân thực: gập ghềnh, gấp khúc, khó di chuyển với độ dốc độ sâu vô
tận. Chính vì thế, câu thơ không chỉ trực tiếp miêu tả những con dốc trùng trùng điệp điệp nối
tiếp nhau mà còn gợi ra sự gian lao, vất vả trên chặng đường hành quân của người lình Tây
Tiến.Nếu như câu thơ trước gợi tả độ dốc thì câu thơ sau đã đặc tả độ cao của vùng núi Tây
Bắc:“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”Từ láy “heo hút” được đảo lên đầu câu đã gợi ra vẻ vắng
vẻ, xa xôi, của núi rừng Tây Bắc. Một lần nữa, sự hoang vu hiểm trở của thiên nhiên Tây Bắc
như muốn thử thách ý chí, nghị lực của con người. Trong khung cảnh thiên nhiên heo hút đó,
hình ảnh người lính được hiện lên qua cáchkết hợp từ rất mới lạ và táo bạo của Quang Dũng
“súng ngửi trời”. Đây là một hình ảnh nhân hóarất thú vị, gợi liên tưởng mũi súng như chạm tới
tận trời. Cách cảm nhận và miêu tả của hình ảnhthơ này mang đến vẻ tinh nghịch, hóm hỉnh đậm
chất lính. Hình ảnh này đã gợi ta liên tưởng đếný thơ trong bài “Đồng chí”:
“Đầu súng trăng treo”
Chưa dừng lại ở đó, sự gập ghềnh, khúc khuỷu, trắc trở của núi rừng Tây Bắc còn được thể hiện
qua câu thơ tiếp:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Điệp từ “ngàn thước” cùng những từ chuyển động trái chiều nhau “lên – xuống” đã làm nổi bật
tầm cao chót vót của đỉnh dốc phía trên và sự choáng ngợp của đáy dốc phía đường xuống.
Nếu như 3 câu thơ trên, núi rừng Tây Bắc được nhìn từ chiều thẳng cao với những nét vẽ rắn rỏi,
gân guốc cùng với đó là sự gian khổ, hiểm nguy thì câu thơ thứ 4, không gian lại được mở ra
theo chiều rộng với đường nét hết sức mềm mại, uyển chuyển. Đó là một không gian vừa thực
vừa huyền ảo:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Câu thơ bảy chữ đều là thanh bằng liên tiếp đã khiến cho giọng thơ trầm lắng, du dương khác
hẳn với những câu thơ trên. Hình ảnh ngôi nhà thấp thoáng sau cơn mưa gợi ra sự yên bình, gần
gũi. Đại từ phiếm chỉ “ai” với ngữ điệu hỏi thể hiện một thoáng cảm xúc bâng khuâng của con
người khi vượt qua điệp trùng gian khó chợt bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng đến
nao lòng. Tất cả sự dữ dội của Tây Bắc như đẩy lùi lại phía sau. Câu thơ như đã chạm vào tâm
hồn lãng mạn, yêu đời của những người lính Tây Tiến cũng như thể hiện sự nhạy cảm, tài hoa
trong hồn thơ Quang Dũng.
Trên chặng đường hành quân đầy vất vả đó, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Quang Dũng không hề né tránh khi nói đến sự hi sinh của đồng đội. Cách gọi “anh bạn” gợi ra sự
trẻ trung, thân mật, gần gũi giữa những lính. Từ láy “dãi dầu” đã miêu tả sự vất vả, cơ cực mà
người lính Tây Tiến phải trải qua. Các cụm từ “không bước nữa, gục lên súng mũ, bỏ quên đời”
có thể là những phút giây mà người lính nghỉ chân nhưng cũng có thể hiểu là cách nói giảm nói
tránh về sự mất mát hi sinh của những người lính. Họ ra đi nhưng không rời xa nhiệm vụ, sẵn
sàng xả thân, cống hiến tới hơi thở cuối cùng. Quang Dũng tuy nói đến cái chết thế nhưng không
gợi ra sự bi lụy, thảm thương mà trái lại còn gợi ra sự chủ động ngang tàng nên vì thế hình ảnh
người lính Tây Tiến hiện ra vẫn rất ngạo nghễ, oai hùng. Đối với họ, cái chết chỉ nhẹ tự lông
hồng. Ẩn sau trong câu thơ là nỗi đau, nỗi xót xa kìm nén và lòng cảm phục của nhà thơ trước sự
hi sinh của đồng đội.
Cảnh thiên nhiên Tây Bắc không chỉ hiện ra với địa hình hiểm trở mà còn ẩn chứa sự dữ dội,
hiểm nguy. Núi rừng Tây Bắc lại được miêu tả với những nét vẽ đầy ấn tượng về oai linh của
chốn rừng thiêng, nước độc:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Nghệ thuật nhân hóa “thác gầm thét” và “cọp trêu người” đã khiến thiên nhiên Tây Bắc dữ dội
hơn. Thiên nhiên như luôn chủ động dùng sức mạnh để đe dọa, uy hiếp con người. Giữa chốn đại
ngàn, thiên nhiên hoang sơ như đang thử thách ý chí can trường của người lính. Tất cả gợi lên sự
âm u, uy lực khủng khiếp của chốn rừng thiêng. Thế nhưng, sự nguy hiểm của thiên nhiên không
phải một chiều, một đêm mà là “chiều chiều, đêm đêm”. Người lính luôn phải đối mặt với nhữngmối
hiểm nguy liên tục không ngừng nghỉ. Chính những khó khăn, trở ngại đó đã làm nổi bật sự anh dũng,
kiên cường của người lính. Dù có trải qua bao khó khăn gian khổ, họ vẫn mạnh mẽ tiến về phía trước.Khổ
thơ đầu được kết thúc bởi hai câu thơ nhẹ nhàng thư thái, đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào:“Nhớ ôi Tây
Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi”Câu thơ với nhiều thanh bằng và thán từ “ôi” đã diễn
tả nỗi nhớ cồn cào, da diết, đầy xúc động trong lòng đến mức không kìm nén được và phải thốt ra thành
lời. Sau những chặng đường hành quân đầy vất vả, Quang Dũng đã neo đậu lòng mình ở những kỉ niệm
thi vị, đầy ắp tình quân dânthắm thiết. “Cơm lên khói” và “thơm nếp xôi” đều là những khoảnh khắc vô
cùng bình dị, bé nhỏ. Có thể nói, kỉ niệm càng giản gị, nhỏ bé bao nhiêu thì nỗi nhớ càng da diết, sâu sắc
bấy nhiêu. Hai tiếng “mùa em” là một sáng tạo độc đáo của riêng Quang Dũng, gợi ra nhiều cách hiểu
khác nhau. Có thể hiểu các chiến sĩ Tây Tiến dừng chân ở Mai Châu giữa mùa lúa chín, đón nhận bát xôi
ngào ngạt hương nếp đầu mùa từ bàn tay dịu dàng của cô gái miền Tây.

Khổ thơ đầu Tây Tiến đã thể hiện tài hoa và tâm hồn lãng mạn phóng khoáng của nhà thơ Quang Dũng.
Đoạn thơ với ngôn từ giàu nhạc điệu và chất tạo hình, thành công khắc họa bức tranh sinh động và có
chiều sâu về cảnh hành quân của đoàn quân Tây Tiến ở không gian thiên nhiên rừng núi hùng vĩ của Tây
Bắc. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được sự gắn bó, nỗi nhớ tha thiết của tác giá về những ngày “đồng
cam cộng khổ” cùng những “đồng chí” trong đoàn quân Tây Tiến.

You might also like