You are on page 1of 4

Lê Thu Linh

Tây Tiến
Đè 1: Phân tích/ Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc (Khổ 1 của bài thơ)
Đoạn 1: Mở bài.
Nhà thơ Lê Đạt đã cho rằng: “Mỗi một người có một dạng vân tay, mỗi một nhà thơ có
một dạng vân chữ”. Vân chữ được hiểu là phong cách riêng của mỗi một người nghệ sĩ.
Nghệ thuật chân chính chỉ dung nạp những nghệ sĩ độc đáo, có nét cá tính và sáng tạo
và riêng biệt. Với nhà thơ Quang Dũng đó là những vần thơ giàu chất nhạc, chất họa của
một người nghệ sĩ đa tài, là một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và đầy tài hoa. “Tây
Tiến” trích trong tập “Mây đầu ô” được coi là thi phẩm tiêu biểu nhất trong cuộc đời
nhà thơ Quang Dũng khi dựng lên một bức tượng đài bất tử về người lính. Gấp lại
những trang thơ đó, ta không thể nào quên được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiê Tây
Bắc hiện lên qua khổ 1 của bài thơ.

Đoạn 2: Chuyển.
Bài thơ được sáng tác vào một chiều mưa năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, Hà Tây khi nhà
thơ Quang Dũng đang chuyển công tác và rời đơn vị. chính vì vậy nên cảm xúc chủ đạo
xuyên suốt bài thơ gợi tả về nỗi nhớ- nỗi nhớ về những người đồng đội cũ và chiến
trường năm xưa- những năm tháng kháng chiến gian khổ. Chiến trường xưa chính là núi
rừng Tây Bắc vừa dữ dội hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình. Và trên những nền thiên nhiên
ấy chính là những chàng trai Hà Thành ở trong binh đoàn Tây Tiến mang trong mình một
dáng vẻ lãng tử, hào hoa khi được vẽ bằng tất cả những nét bút tài hoa rắn rỏi đậm chất
hiện thực lãng mạn bay bổng, mang một nét rất riêng của Quang Dũng.

Đoạn 3: Phân tích 4 câu thơ đầu.


Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết từ một miền kí ức, gợi dậy cả một hệ
thống địa danh đầy vơi những kỉ niệm trong chặng đường hành quân của những người
lính, đây cũng chính là khúc tiền tấu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Lê Thu Linh
Hình ảnh đầu tiên mà Quang Dũng nhớ tới khi nhắc về đơn vị của mình chính là con
sông Mã. Và cũng ở câu thơ cuối, sông Mã lại hiện lên một lần nữa: “Sông Mã gầm lên
khúc độc hành”. Có lẽ từ đó, sông Mã đã trở thành một dòng sông của những cảm xúc
đầy vơi những kỉ niệm rồi chảy dọc xuyên suốt toàn bài thơ. Đây còn là thủ pháp nghệ
thuật đầu cuối tương ứng, tác giả đã khéo léo cho thấy được dòng sông nằm trải dài
trên toàn bộ vùng địa bàn rộng lớn nơi mà những người lính đi qua để rồi nhà thi sĩ
nâng tầm con sông lên trở thành một người bạn đồng hành chí cốt để chia sẻ những
niềm vui, nỗi buồn, một nhân chứng của lịch sử ghi lại tội ác kẻ thù, đánh dấu chiến
công hiến hách của đoàn quân Tây Tiến. Câu thơ đầu đã diễn tả hai mảng hiện thực tâm
trạng, đó không chỉ là “Sông Mã xa rồi” mà mảng hiện thực tâm trạng nữa còn thể hiện
ở tiếng gọi thân thương “Tây Tiến ơi!”. Chỉ 3 từ “Tây Tiến ơi!” thôi mà sao vang lên nghe
sao tha thiết, bâng khuâng lạ lùng đến thế. Chắc đơn giản bởi vì lấy bấy giờ “Tây Tiến”
đâu chỉ là tên của một binh đoàn, tên của một mảnh đất mà đây còn là tên của một thời
binh lửa với những tháng năm chẳng thể nào quên. Đây là một mảnh tình của tình đồng
đội- đồng chí, của những con người đã cùng nhau vào sinh ra tử. Điều này càng khẳng
định rằng dường như trong tâm trí người lính, họ chưa bao giờ rời xa suy nghĩ của mình.
Và điều đó khiến chúng ta phải hiểu rằng: khoảng cách địa lí đôi khi phải bất lực trước
sự dào dạt và tha thiết của cảm xúc tình yêu thương và nỗi nhớ nhung. Nỗi nhớ trong
trái tim của người lính là một nỗi nhớ đặc biệt: “nhớ chơi vơi”. Tiếng gọi ấy đã dội vào
cách đá của núi rừng để thành “chơi vơi”. Tiếng gọi “ơi” cùng với từ ngữ “chơi vơi” khiến
cảm xúc của bài thơ lại càng mênh mông, xa vắng. Tưởng chừng như rất nhẹ ấy vậy mà
lại rất sâu lắng. “Nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ không hình, không lượng, không hình
dáng cụ thể. Nó cứ bồng bềnh giữa hai bờ hư thực của hiện tại và quá khứ, giữa những
gì đang có cũng như những gì đã qua để thường trực trong tiềm thức và khao khát trở
về mà không thể…
Ở hai câu thơ đầu, Quang Dũng đã đem lại cho người đọc ấn tượng về một nỗi nhớ
nhung, khắc khoải, theo sau cùng với nỗi nhớ ấy đó chính là hình ảnh thiên nhiên Tây
Bắc, cả một miền đất trời xa xôi lần lượt hiện về để sống dậy trong lòng hồi tưởng của
nhà thơ với những địa danh vừa quen vừa lạ:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Những cái tên địa danh nơi miền Tây xa xôi như “Sài KHao”, “Mường LÁt”,… vừa quen
mà lại vừa lạ. Lạ là bởi những cái tên này đều gợi lên một sự âm u, mịt mù nơi chốn
rừng thiêng nước độc, chốn lam sơn chướng khi nơi không dấu chân người. Những đối
với những người lính Tây Tiến, những địa danh này lại rất đỗi thân thuộc bởi đó là
Lê Thu Linh
những con đương họ đi qua với những kỉ niệm gắn bó quen thuộc trên chặng đường
hành quân gian khổ ắp những khó khắn. Đó là nơi có “đoàn quân mỏi” đi trong sương
lạnh buốt giá, là “hoa về” mà không phải “hoa nở”, là “đêm hơi” chứ không phải “đêm
sương”. Bông hoa hiện ra nhẹ nhàng trong làn sương mờ ảo- một câu thơ êm đềm gợi
cảm giác lâng lâng chơi vơi. Tất cả như vẫn còn in đậm trong một miền kí ức hay trong
tâm trí của những người lính đã rời đơn vị. Tất cả hiện lên vừa lãng mạn vừa hiện thực
để mở ra một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội, vừa hùng vĩ mà cũng đầy chất
thơ.

Đoạn 4: Phân tích 10 câu thơ đầu.


Sauk hi nhìn toàn cảnh, nhà thơ Quang Dũng đã tái hiện lên con đường hành quân của
binh đoàn Tây Tiến giữa không gian núi rừng Tây Bắc hùng vĩ dự dội như một bức phù
điêu chạm nổi núi rừng trùng điệp, như một bản giao hưởng man dại giữa trốn rừng
thiêng. Khung cảnh thiên nhiên dữ dội khắc nghiệt ấy đã được Quang Dũng khắc họa
bằng những câu thơ gân guốc và giàu chất tạo hình:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây sung ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Nhà thơ Quang Dũng đã khéo léo miêu tả vẻ hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc bằng việc kết
hợp nhịp thơ 4/3 với những thanh trắc rắn rỏi cùng điệp từ “ngàn thước”, “dốc” và cặp
từ tương phản “lên-xuống” khiến câu thơ cho cảm giác như bị bẻ đôi, gập lại để rồi
trước mắt người đọc sẽ là trùng trùng điệp điệp những núi cao đèo núi sâu vực thẳm
chạm tới mây trời hay những mỏm đá tai bèo nhọn hoắt. Thậm chí, người đọc còn bị
choáng ngợp bởi những đồi dốc núi liên tiếp mở ra trước mắt người đọc còn con đường
thì xa vạn dặm. Đọc câu thơ, ta có thể liên hệ được tới ngay tác phẩm “Chinh phụ ngâm”
của bà Đoàn Thị Điểm: “Hành khe thế núi gần xa. Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”.
Quang Dũng thực sự tài tình khi sử dụng một hệ thống từ láy giàu chất tạo hình. Nếu
như “khúc khuýu” miêu tả sự gập ghềnh, con đường hiểm trở cùng những dãy núi dựng
đứng thì “thăm thẳm” lại gợi độ sâu cùng không thấy đáy, chỉ một chút sơ sảy những
người lính sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng mình. Và “heo hút” cũng chính là sự vắng
lặng, thể hiện độ cao chạm tới mây, lạnh lẽo hoang vu. Vì thế, ta có thể hình dung được
con đường hành quân khó khăn thập phần gian nan, trắc trở của người lính, những dấu
Lê Thu Linh
chân đạp vào vành đá, đầu đội trời. Nhưng ta cũng thấy rõ con đường kia chẳng thể cản
n

You might also like