You are on page 1of 3

Nỗi nhớ của tác giả về hình ảnh người ra đi trong chiều sương ấy

(4c cuối đoạn 2)


 Hình ảnh “người ra đi”
Đối tượng người ra đi
- Binh đoàn Tây Tiến ( sau đêm hội đuốc hoa, lại tiếp tục lên đường, tiếp tục sự nghiệp
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc).
- Chính cái tôi tác giả được hiểu là nhà thơ đã rời binh đoàn để chuyển sang đơn vị khác,
nhà thơ nhớ lại chính mình.
- Những người lính, những người đồng đội đã “ra đi”, hy sinh.
Hoàn cảnh người đi
- Thời gian: buổi chiều (chiều sương ấy)
- Không gian: Châu Mộc.
 Thấm đẫm cảm xúc, tâm trạng. Thời gian như nhuộm màu của sự li biệt. Không giạn
nhuộm màu của sự biệt li.
Nỗi niềm, tâm trạng
- Từ “thấy” – “nhớ”
+ Thể hiện trực tiếp tâm trạng, lưu luyến – nhớ nhung.
+ Trong lời thơ, tác giả sử dụng điệp khúc “có thấy” –“có nhớ” trong đó QD thật tinh tế
và tài hoa khi thay đổi từ, tác giả không viết “có thấy” – “có thấy” mà viết “có thấy” –
“có nhớ”. Sự khác biệt nằm ở chỗ từ “ thấy” nhấn mạnh sự lưu luyến về cảnh và người
miền Tây trong mắt người ra đi để thấy phải nhìn nhưng để nhớ cần phải dùng trái tim
hay nói cách khác, sự lưu luyến, bịn rịn của người ra đi không chỉ được thể hiện qua bên
ngoài mà bạn đọc chạm khắc trong chính trái tim của người đi.
Phương tiện
- Thuyền độc mộc: là loại thuyền có cấu tạo dài, hẹp, người dân miền Tây thường sử dụng
những thân gỗ to, khoét trũng để tạo khoang thuyền. Đây là phương tiện quen thuộc di
chuyển trên sông nước miền Tây.
“Có nhớ dáng người trên độc mộc”
- Ý nghĩa: Hình ảnh người đi trên con thuyền độc mộc, trên dòng nước lũ là hình ảnh mạnh
mẽ đầy kiêu hùng của người lính TT. Hình ảnh những con người không chỉ ngang hàng
mà vượt lên làm chủ thiên nhiên. Đó là tư thế cũng chính là tâm thế của những người lính
Hà Thành trong kí ức.
 Trong 14 dòng thơ, thấm đẫm cảm xúc, hình ảnh người ra đi mang theo nỗi buồn
li biệt. Trong 34 dòng thơ của TT, có lẽ đây là những câu thơ trầm và buồn nhất,
điều đó cũng hoàn toàn hợp lí bởi không có cuộc hội ngộ nào mà không đến hồi
kết thúc, mà kết thúc thì phải chia tay, mà chia tay thì ắt buồn, li biệt nhưng sự li
biệt ấy lại giúp con người thêm trân trọng những tháng ngày đã qua. Hằn vì thế
mà tứ thơ là một bức tranh đẹp trong những tuyệt phẩm về sự chia li.
 HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN
- Sương
- Hồn lau: nẻo bến bờ
- Dòng nước: lũ
- Hoa: đong đưa
 SƯƠNG
- Gợi: cõi sương, cõi mộng, miền cổ tích….
- Nói tới Thiên Nhiên núi rừng miền Tây, là chúng ta nói tới sương hay sương khói, không
phải những làn sương dày đặc bao trùm buổi bình minh mà là những làn sương mong
manh nhẹ nhàng đang thả mình vào chiều hoàng hôn. Cái hùng vĩ, cái kì vĩ của núi rừng
dường như đã nhường chỗ cho cái trữ tình nên thơ này. Đọc câu thơ “ Người đi Châu
Mộc chiều sương ấy” như lạc vào cõi sương, cõi mộng, lạc vào miền cổ tích trong kí ức
của người đi.
 HỒN LAU
- Hình ảnh hồn lau: điểm xuyết, nỗi buồn.
- Cụm từ “ nẻo bến bờ” – mênh mông.
 Nhà thơ QD miêu tả hồn lau chứ không phải thân lau, cây lau hay bông lâu mặc dù bông
lau, cây lau, thân lau vỗn đã rất đẹp. Với thi nhân, vạn vật sinh linh đều có thần có hồn.
Xưa, bà Huyện Thanh Quan từng viết “ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”, với người nghệ sĩ
xưa mùa thu đẹp nhất ở cái thần cái hồn của nó và với thi nhân nay, vẻ đẹp của lau cũng
là ở cái thần cái hồn của nó. Hai chữ “hồn lau” gợi vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, đó là
cái nhẹ nhàng, thả mình đong đưa trước gió của bông lau, quyện hòa trong cái xa vắng
của thời gian.
 QD viết “nẻo bến bờ” chứ không phải “nẻo bên bờ”; bên bờ là vị trí xác định, cụ thể, rõ
ràng; còn bến bờ lại thêm “nẻo” gợi cái mênh mông, bát ngát của núi rừng, của những
triền sông xa vắng ở một chốn mô tê nào đó, chốn xa xăm nào đó.
 Như vậy, hình ảnh hồn lau gợi về trong thơ khoảng vắng mênh mông, không gian
vô định và nỗi buồn khoan khoải của miền Tây.
 DÒNG NƯỚC
- Từ “trôi” được tác giả sử dụng với phép đảo ngữ, vốn là động từ mạnh được tác giả đẩy
lên đầu câu cực tả cường độ và trường độ của dòng sông.
- Từ “lũ” vốn là tên gọi của một hiện tượng tự nhiên ( lũ quét) nhưng tác giả lại sử dụng để
miêu tả đặc điểm dòng sông Mã. Ta còn nhớ miêu tả về tốc độ dòng chảy của s.Hồng,
nhà thơ Huy Cận có viết “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”, với s.Hồng đó chỉ là
dòng chảy “với những con sóng nhỏ như những sợi chỉ điểm tô trên dòng nước” nhưng
với dòng s.Mã hoàn toàn đối ngược bởi từ “lũ” gợi dòng chảy mạnh, siết, sự dữ dội, cuộn
trào của cả dòng sông. Câu thơ vừa giàu giá trị tượng hình vừa giàu giá trị tượng thanh.
Hơn 1 lần đọc câu thơ, ta vẫn nghe dược sự gầm thét của dòng sông, ta vẫn nhìn được sự
chảy siết của dòng s.Mã như muốn cuốn trôi tất cả.
 Tóm lại: Nếu nghiêng về miêu tả nét đẹp trữ tình, dịu dàng của miền Tây thì dòng
nước- dòng sông Mã ấy nghiêng về tô đậm sự hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội của miền Tây.
 HOA
- Nhà thơ QD không chỉ rõ loài hoa gì đã thả mình, đã rơi xuống dòng sông nhưng ông đặc
biệt quan tâm tới tư thế của nó trên dòng nước lũ. Chỉ với tính từ, từ láy “đong đưa” +
biện pháp tu từ nhân hóa, hình ảnh bông hoa trở nên xinh đẹp, đầy nữ tính.
- Nếu QD sử dụng từ “đung đưa” thì lời thơ mất đi sự tinh tế, duyên dáng của nhành hoa
rừng, “đong đưa” bao hàm ý nghĩa của từ “đung đưa” nhưng còn gợi ra sự yểu điệu,
duyên dáng của nhành hoa rừng khi trôi tên dòng nước lũ.
 Chỉ với những nét vẽ nhẹ nhàng, khi gân guốc, Quang Dũng đã mở ra
trước mắt người đọc người nghe toàn bộ diện mạo, tâm hồn của núi
rừng miền tây trong chiều sương ấy khi người đi…
 KHÁI QUÁT CHUNG
 Nội dung tư tưởng
8 dòng thơ tựa như những mảnh ghép hoàn hảo trong bức tranh tuyệt bích do chính nhà thơ, họa
sĩ QD tạo ra. Nếu mảnh ghép số 1 đưa người đọc hòa mình vào không khí ấm áp trong đêm hội
đuốc hoa thì mảnh ghép số 2 lại làm xao xuyến trái tim bạn đọc bởi vẻ đẹp của người ra đi, của
núi rừng miền Tây trong chiều sương bảng lảng, mơ hồ.

 Hình tượng nghệ thuật


- Thể thơ: Tự do
- Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, hình ảnh quen thuộc.
- Sự đa dạng trong các BPTT.
Lời thơ của QD thể hiện sự tài hoa của thi nhân trong cách vận dụng, sáng tạo trong
bút pháp NT. Không chỉ là lấy động tả tĩnh, ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình đã thực sự đắc dụng, trở thành nơi tác giả trao gửi niềm thương, nỗi nhớ của mình về
mảnh đất miền Tây và những người đồng chí đồng đội; xuất phát từ những điều ấy nên
giọng thơ có những lúc hào hùng, da diết, tha thiết, tươi vui.

Thành viên trong binh đoàn nhóm 3:


- Tô Minh Tâm
- Vũ Thùy Linh
- Bùi Hiền Anh
- Nguyễn Anh Tuấn
- Đoàn Thanh Hương
- Nguyễn Hoàng Hương Giang
- Nguyễn Thanh Huyền
- Hoàng Thanh Hoa
- Bùi Vũ Thùy Linh
- Lê Quang Huy

You might also like