You are on page 1of 4

VẺ ĐẸP THƠ MỘNG, TRỮ TÌNH CỦA DÒNG SÔNG ĐÀ

1/ Hình ảnh sông Đà tuôn dài

– Hình ảnh con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân.

 Chính nhịp câu, lời văn và nghĩa chữ đã góp phần gợi tả những nét thi vị thật đặc biệt của
dòng sông. Những thanh bằng liên tiếp ở đầu câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ả, êm đềm,
bình lặng cho dòng sông.

– Cách so sánh dòng sông như một áng tóc trữ tìnhđã đem đến cho sông Đà nét mềm mại đằm thắm,
vẻ duyên dáng đầy nữ tính, và cũng không hề làm mất đi sự hùng vĩ của dòng sông.

⇒ Cách miêu tả của Nguyễn Tuân dẫn tới sự khẳng định: vẻ đẹp của sông Đà làm say mê trái tim
người nghệ sĩ trước hết vì nó là vẻ đẹp của “đất nước Tổ quốc bao la”, sau nữa là vì nó gắn bó gần
gũi thân thiết với cuộc sống con người. Nhà văn của những vẻ đẹp “vang bóng một thời” nay đã có sự
thay đổi cơ bản trong quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp không còn cô đơn lạc lõng xa xôi, cái đẹp hiện ra
ấm áp giữa cuộc đời bình dị, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường.

2/ Màu sắc của sông Đà

–Màu sắc của dòng sông được miêu tả trong những thời điểm khác nhau với những sắc thái khác
nhau, khi là dòng xanh ngọc bích trong sáng, quý giá, êm nhẹ của mùa xuân, khi lừ lừ chín đỏ vào
mùa thu

 những từ ngữ tượng hình đã gợi tả dòng êm đềm, điềm đạm và chậm rãi của con sông chở
nặng phù sa thượng nguồn.

– Hình ảnh so sánh nước sông Đà mùa thu như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu
đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về .

⇒ Vậy là ngay cả khi dừng lại miêu tả nét thơ mộng trữ tình của dòng sông, hình ảnh về một sông Đà
hung bạo hình như vẫn ám ảnh đâu đây trong sự quan sát và cảm nhận của một nhà văn luôn say mê
những cảm giác mạnh.

3/ Con sông Đà gợi cảm

– Trong niềm yêu nhớ của Nguyễn Tuân, sông Đà “gợi cảm” như một “cố nhân”. Hai chữ “cố nhân”
vừa là hình ảnh nhân hóa dòng sông như một người bạn cũ xa nhớ gần yêu, vừa đưa đến cho dòng
sông chút vương vấn, cổ kính, xưa cũ của Đường thi.

Nhìn dòng sông thấy “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy” là cái nhìn
của một người chưa ra tới cửa rừng, mới chỉ nhìn thấy dòng sông lấp lóa nắng thấp thoáng ẩn hiện
giữa những vạt cây mà đã háo hức, bồn chồn, đã vội vàng, khao khát…

– Sau đó là một câu văn chỉ nối tiếp các chủ ngữ: Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm
bướm trên sông Đà. Hai chữ “sông Đà” điệp lại cuối mỗi vế câu đẳng lập như nhịp lên niềm say mê
phấn khích, như nhân lên những khoảng không gian phóng khoáng của bến bãi Đà giang, tạo cảm
giác như nhà văn đang hân hoan ngợp giữa không gian sông Đà mênh mông để rồi say đắm òa vào
những không gian ấy, không kịp bình tĩnh quan sát bằng lí trí, để miêu tả bằng những vị ngữ cụ thể,
tất cả đều bị cuốn đi, dồn dập, gấp gáp theo nỗi khát khao.

– Cảm xúc gặp lại sông Đà được cụ thể hóa trong những so sánh bất ngờ thú vị: Chao ôi, trông con
sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

– Hình ảnh so sánh về cảm giác gặp lại sông Đà, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, sông Đà đã
thực sự trở thành người bạn cũ, một tri âm với bao kỉ niệm gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thương
trong hiện tại, bao chung thủy trong tương lai, đến một cố nhân trái tính mà vẫn có sức hấp dẫn đến lạ
kì.

4/ Sắc thái lặng tờ hoang dại

– Mở đầu đoạn là một câu văn êm ru trong những thanh bằng: Thuyền tôi trôi trên sông Đà… Câu
văn đã đưa con thuyền, nhà văn và người đọc vào một cõi mơ êm đềm, yên ả, một cõi hoang sơ vắng
lặng như chưa hề có dấu vết của con người. Tính từ “lặng tờ” lặp lại tới hai lần, cùng câu văn mang ý
nghĩa khẳng định: Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà
thôi khiến cho sự “lặng tờ” của con sông Đà dày thêm, không chỉ vì cái yên ả trong không gian mà
còn vì cái thăm thẳm của thời gian.

– Bờ sông tiếp tục được miêu tả trong những hình ảnh so sánh độc đáo: Bờ sông hoang dại như một
bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

– Sự yên ả êm đềm tới mức mơ hồ của sông Đà khúc hạ nguồn tiếp tục được nhà văn tô đậm hơn bởi
những hình ảnh thật nhỏ bé mong manh trong không gian trong lành, nguyên sơ, thuần khiết với mấy
lá ngô non đầu mùa mới nhú, mấy búp cỏ gianh đẫm sương đêm và nhất là được gợi tả giữa âm thanh
dịu nhẹ của tiếng đàn cá dầm xanh quẫy nước.

– Đặc biệt nhất là hình ảnh con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, cất tiếng hỏi nhà
văn bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành…

 Làm tăng thêm ảo giác như nhà văn đang lạc vào một cõi trong trẻo, an lành, không có thực
của thế giới cổ tích. Ảo giác mãnh liệt tới mức nhà văn bỗng thèm được giật mình vì một
tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa, để âm thanh của cuộc sống hiện tại giúp nhà văn nhận
ra rằng mình vẫn đang ở thế giới hiện thực, là con người trong nền văn minh hiện đại.

5/ Trong đoạn văn miêu tả dòng sông trữ tình, cái “tôi” trữ tình của nhà văn đã trực tiếp xuất hiện qua
những lời kể hào hứng: Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân… tôi đã xuyên qua đám mây mùa
thu…; trong những lời cảm thán nồng nàn: Chao ôi, trông con sông vui như… Chao ôi, thấy thèm
được… Vậy là, bên cạnh một Nguyễn Tuân sắc sảo, tài hoa và uyên bác còn có một Nguyễn Tuân
đam mê dạt dào cảm xúc, khi xao xuyến nỗi nhớ nhung như tình nhân, như cố nhân…; khi bồng bột
như trẻ nhỏ trước mênh mông phóng khoáng của bờ sông Đà, bãi sông Đà, khi lại say sưa như muốn
tan hòa vào thế giới bát ngát của dòng sông và nhất là luôn lai láng niềm mong ước được đề thơ vào
sông nước.

⇒ Với việc phối hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, với việc sử dụng lối
hành văn đầy biến hóa độc đáo và giàu sức gợi tả, với việc vận dụng tri thức tổng hợp của những loại
hình nghệ thuật khác nhau, Nguyễn Tuân đã miêu tả, bộc lộ cảm xúc và xây dựng thành công hình
tượng dòng sông Đà trong hai sắc thái hung bạo và trữ tình. Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ nét phong
cách nghệ thuật của mình trong những trang viết tài hoa uyên bác khi miêu tả dòng sông.
• Như vậy, trong vẻ hùng vĩ hung dữ, dòng sông vẫn mang nét thơ trữ tình nhưng trong giấc mơ trữ
tình của nó vẫn ẩn chứa một vẻ hiểm trở, nguy hiểm. Vẻ đẹp này cũng chính là 2 nét tính cách trái
ngược nhau làm nên vẻ đẹp mơ hồ, bí ẩn nhưng cũng rất thơ của sông Đà trong thơ Quang Lâm.
“Sông chả qua, lòng vang lên lời hát
Dòng Đà giang là lạ gió vùng cao”.

• Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông Đà một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nếu như Hoàng
Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẫm và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều
tím” do sự phản quang của mây trời và đẹp như một đoá hoa phù dung; thì Nguyễn Tuân lại phát hiện
ra vẻ đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa. Mùa xuân, nước sông Đà xanh ngọc bích “chứ
không xanh màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô”. Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh
sáng, xanh biếc – một sắc màu gợi cảm, trong lành. Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời.
Mùa thu, nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ
giận dữ ở một người bất mãn bực bội độ thu về”.

• Tác giả ví sông Đà như một cố nhân đi xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết. Khi bắt gặp ánh
nắng chiếu vào mắt, trong sự hướng ngoại, nhà văn đã phát hiện ra nắng sông Đà đẹp đến mê hồn
trong ánh sáng “loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.
Mượn một câu thơ trong bài thơ Đường nổi tiếng “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng” – Nguyễn Tuân dường như đã ngầm khẳng định vẻ đẹp cổ thi của dòng sông Tây Bắc. Dòng
sông ấy trong sự liên tưởng đến thơ Đường đã gợi tả được vẻ đẹp phẳng lặng, trong sáng, lấp lánh,
hồn nhiên thanh bình.

• Tác giả miêu tả cảnh đôi bờ sông thật ấn tượng. Người đọc như lạc vào thế giới cổ tích, thế giới của
tiền sử. Câu văn “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” toàn vần bằng tạo cảm giác yên ả, thanh bình, sự tĩnh
lặng. Tác giả hướng đến lịch sử của những buổi đầu dựng nước và giữ nước: “Hình như từ đời Trần,
đời Lý, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Sự hướng nội này càng làm nổi bật vẻ
đẹp nguyên sơ và hồng hoang của đôi bờ sông Đà. Đúng như tác giả đã so sánh “bờ sông hoang dại
như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”
Giá trị nội dung của Người lái đò Sông Đà:

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của
một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng
của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

- Công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân
trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa (Sông Đà) và những kì tích lao động
của con người (người lái đò).

- Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà
hùng vĩ, hoang dại với vẻ "hung bạo" với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Đó còn là
vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Hai vẻ đẹp tưởng chừng đối lập lại tụ hội trong một
con sông của quê hương Tây Bắc. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính
núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của Tổ quốc

- Qua đó, ta cũng thấy được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người
lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Giá trị nghệ thuật của Người lái đò Sông Đà:

Tùy bút Người lái đò sông Đà là sự chắt lọc tinh hoa ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân. Tùy bút pha
bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm:
+Nguyễn Tuân đã khéo léo kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn: hình ảnh con sông hùng
vĩ, dữ dội nhưng lại thơ mộng trữ tình.
+Ngôn ngữ Nguyễn Tuân kết hợp giữa hiện đại với cổ xưa bổ sung cho nhau tạo nên một bài kí trọn
vẹn.
Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú
vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ.
Tác phẩm Người lái đò sông Đà giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức chuyên
môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau cùng với những lối so sánh, liên tưởng độc đáo.
→ Tác phẩm thể hiện được một số đặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn Tuân: cảm hứng đặc
biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa
nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng.

You might also like