You are on page 1of 11

ĐỀ LUYỆN “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó

đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất

riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ

điều đó bằng cảm nhận của anh/chị về những đoạn văn sau:

“…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại

réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin,

rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng

một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,

đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng

bùng…

…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân

tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn

cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ

nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa

thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ

lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về… “

(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)

“…Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt

qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm,

và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những

điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn
Trang 1
nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ

bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang

nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều

tím” như người Huế thường miêu tả …”

(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông? )

GỢI Ý THÂN BÀI

1. Giải thích nhận định:

“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác

phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện

trong các tác phẩm của mình”.

Nhận định khẳng định giá trị của cái độc đáo trong nghệ thuật – tức là

giá trị của nét cá tính riêng trong văn phong của từng nhà văn, nhà thơ.

Phong cách nổi bật là những đặc điểm, tính chất thuộc về một cây bút –

và là những điểm giúp anh ta phân biệt được mình với những người viết

khác. Nếu như anh làm nghệ thuật mà không có cá tính riêng, anh sẽ trở

nên nhạt nhòa và rất khó để được độc giả nhớ tới. Như Nguyễn Tuân

cũng đã từng nói: “cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”, chính vì

thế, những người nghệ sĩ luôn phải nỗ lực đổi mới và tìm thấy những

điều đặc biệt trong các tác phẩm của mình. Đó có thể nằm ở nội dung,

cũng có thể nằm ở hình thức.

2. Khái quát 2 tác giả, 2 tác phẩm

Học sinh xem lại kiến thức để tự mình hoàn thiện.

Trang 2
3. Phân tích đoạn văn trong “Người lái đò Sông Đà”:

Bản thân Nguyễn Tuân là một nhà văn có cái “ngông” rất độc đáo. Điều

đó được thể hiện rất rõ nét trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là “Người

lái đò Sông Đà”. Đoạn trích trên đã cho thấy vẻ đẹp của sông Đà được thể

hiện ở cả 2 phương diện: đó là dòng sông hung bạo, nhưng đồng thời

cũng là dòng chảy hết sức thơ mộng, trữ tình.

a/ Dòng sông hung bạo:

- Dòng sông hung bạo ấy quả thực là “hung thần” cho mọi người lái

đò khi đi qua sông. Nó dữ dội ngay từ âm thanh mà nó mang lại. Dẫu

“còn xa lắm mới đến thác dưới”, nhưng tiếng nước đã réo lên từng hồi,

ngày một to và vang vọng hơn. Âm thanh ấy chắc chắn chẳng thể nào của

một dòng chảy nhu mì, hiền dịu.

- Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt so sánh, đối chiếu để giúp

người đọc hình dung rõ hơn về âm thanh của Đà giang: nó lúc thì nghe

như oán trách – nghĩa là mang trong mình đầy sự căm thù, tức giận; lúc

lại như là van xin – nghĩa là có sự khẩn khoản, tha thiết; khi thì như là

khiêu khích với chất giọng “gằn mà chế nhạo” – nghĩa là đầy kiêu hãnh,

thách thức, không hề sợ hãi điều gì.

- Sự khó đoán trong âm thanh ấy cũng khiến sông Đà bí ẩn hơn, và

những điều bí ẩn thì thường khiến người ta vừa tò mò lại vừa sợ hãi. Để

rồi ngay sau đó, nhà văn dùng tiếng “một ngàn con trâu mộng đang lồng

lộn…” để đối chiếu với âm thanh của dòng sông, một so sánh đủ để

Trang 3
chúng ta dẫu chưa từng đối mặt với sông Đà cũng nhận ra dòng sông ấy

dữ dội đến thế nào.

- Nhà văn như một người nhạc trưởng, điều khiển một khúc ca đầy

dữ dội hùng tráng của gió thác xô sóng đá. Khi âm thanh bất ngờ được

phóng to hết cỡ, ta cảm nhận được thiên nhiên như đang ở đỉnh điểm của

một trận cuồng phong mạnh mẽ và man dại. Cách miêu tả ấy khiến âm

thanh của thác đá không chỉ được cảm nhận bằng thính giác, không chỉ

được hình dung qua trí tưởng tượng mà còn hiện ra trong những ấn

tuợng đặc biệt sống động của thính giác, thị giác.

-> Sự độc đáo trong ngòi bút của Nguyễn Tuân ở việc ông sử dụng

một cách tài tình thủ pháp so sánh, với những liên tưởng bay bổng, phong

phú, hấp dẫn, cùng sự vận dụng kiến thức đa dạng. Nguyễn Tuân lấy lửa

để tả nước, lấy rừng để tả sông – một cách chơi “ngông” đầy độc đáo

nhưng không kém phần tinh tế.

b. Dòng sông trữ tình:

Cách dẫn dắt chuyển ý:

Cảm hứng lãng mạn luôn có xu hướng tạo ra những ấn tuợng mạnh mẽ bởi sự

tương phản - trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, sự tương phản đã hiện hữu

ngay trong đối tượng miêu tả, bởi làm nên dòng sông Đà thực sự, ngoài chất

hung bạo, không thể không nhắc đến chất thi vị trữ tình đằm thắm. Vẫn là dòng

sông ấy, nhưng sau khi dòng sông “vặn mình vào một cái bến cát”, khi những

bọt nước cuối cùng của sóng gió thượng nguồn “xèo xèo tan trong trí nhớ”, ngòi

Trang 4
bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã dẫn người đọc đến một sông Đà êm đềm như

một giấc mơ, dịu hiền như một miền cổ tích.

- Vẫn là thủ pháp so sánh, ở trên sông Đà hiện lên như một loài thủy

quái dữ tợn, như một hung thần đáng sợ của mọi người đi qua sông, thì

lúc này đây, nó lại dịu dàng như một “áng tóc trữ tình…..”

-> So sánh Đà giang với áng tóc, Nguyễn Tuân khiến người đọc hình

dung được sự uyển chuyển, mềm mại của dòng sông như một người con

gái đang tuổi đôi mươi, đẹp nên thơ và đầy e ấp. Chính nhịp câu, lời văn

và nghĩa chữ đã góp phần gợi tả những nét thi vị thật đặc biệt của dòng

sông.

- Câu văn rất dài chỉ có một dấu ngắt duy nhất vừa như mô phỏng

sự “tuôn dài” của dòng sông, vừa đem đến cảm giác về sự liền mạch bất

tận, gợi hình ảnh dòng sông uốn lượn tuôn chảy từ những dãy núi hùng

vĩ của biên giới Tây Bắc, miên man chảy xuống đồng bằng, lặng lẽ hòa

vào sông Hồng rồi tha thiết đổ ra biển…

- Vẻ đẹp mơ mộng trữ tình của sông Đà còn được hiện ra qua sắc

màu đầy biến ảo khi vì niềm say mê, Nguyễn Tuân đã quan sát dòng sông

một cách công phu và tinh tế. Màu sắc của dòng sông được miêu tả trong

những thời điểm khác nhau với những sắc thái khác nhau, khi là “dòng

xanh ngọc bích” trong sáng, quý giá, êm nhẹ của mùa xuân, khi “lừ lừ

chín đỏ” vào mùa thu - những từ ngữ tượng hình đã gợi tả dòng chảy

nặng nề, điềm đạm và chậm rãi của con sông đầy nặng phù sa thượng

nguồn. Hình ảnh so sánh nước sông Đà mùa thu“ như da mặt một người

bầm đi vì rượu bữa”, “lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người


Trang 5
bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về” đã không chỉ làm hiện lên màu sắc rất

đặc trưng của sông Đà trong mùa thu mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng

ẩn chứa đầy đe dọa của một dòng sông vẫn “năm năm báo oán đời đời

đánh ghen” với con người.

-> Vậy là ngay cả khi dừng lại miêu tả nét thơ mộng trữ tình của

dòng sông, hình ảnh về một sông Đà hung bạo hình như vẫn ám ảnh đâu

đây trong sự quan sát và cảm nhận của một nhà văn luôn say mê những

cảm giác mạnh và những vẻ đẹp, như ông nói là “vang bóng một thời” -..

4. Phân tích đoạn văn trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Rời xa vùng núi, sông Hương chuyển dòng một cách liên tục. Sự

chuyển dòng này tạo nên “những khúc quanh đột ngột” mà nhà văn gọi

đó là “một cuộc tìm kiếm có ý thức” về người tình tương lai. Vô tình cuộc

tìm kiếm đã tạo nên cho dòng sông một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.

- Sông Hương thật gợi cảm biết bao dưới ngòi bút của nhà văn, đó là

dòng sông uốn khúc như “những đường cong thật mềm”, có lúc “mềm

như tấm lụa”. Đẹp nhất của đường cong mềm mại, thướt tha ấy của cô gái

Hương Giang chính là đoạn “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam

bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng

qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật

tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”.

Trang 6
-> Đoạn văn sử dụng phép liệt kê: điện Hòn Chén, Ngọc Trản,

Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… mang đến cho người đọc hình

dung về vẻ đẹp của những danh thắng Huế đô đã đi vào dư địa chí.

Ngoài ra cách dùng từ ngữ của nhà văn cũng gợi hình dung về dòng chảy

trữ tình của con sông: “vấp – chuyển hướng – vòng qua – vẽ một hình cung –

ôm lấy – xuôi dần…”. Hệ thống động từ đặc tả dòng chảy ấy làm sông

Hương hiện lên chân thực, sắc nét, có hồn như một sinh thể sống động và

giàu sức sống.

- Nhà văn quan sát ở điểm nhìn gần hơn và cảm nhận được “từ

Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một

lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Đi

trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của đại ngàn

Trường Sơn. Dòng chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn

còn mạnh mẽ khó kiềm toả. Nhưng khi về đến những Vọng Cảnh, Tam

Thai, Lựu Bảo, dòng sông đã phần nào được kiềm chế sức mạnh. Từ đây

chỉ còn sắc nước xanh thẳm, hiền hoà. Sắc xanh thẳm của nước hoà vào

bóng dáng hùng vĩ của “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những

điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” tạo nên vẻ đẹp như

bức đồ hoạ mà ca dao người Huế từng ngợi ca “Đường vô xứ Huế quanh

quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”. Sắc nước hoà vào sắc núi, sắc

đồi và ánh chiếu lên bầu trời Tây Nam thành phố cái sắc màu chỉ riêng

Huế mới có: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.

Trang 7
- Đoạn trích sử dụng bút pháp miêu tả, nhân cách hoá, phép tu từ so

sánh, liên tưởng độc đáo. Ngôn ngữ vừa trí tuệ vừa giàu chất thơ, chất

hoạ. Giọng văn mượt mà, truyền cảm. Bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường

đã cung cấp thêm cho người đọc nhiều tri thức, sự việc mới lạ về sông

Hương, nó góp phần tạo nên sức hấp đẫn của tác phẩm. Nhưng đó không

phải là yếu tố chính, bên cạnh những tri thức tiếp nhận được, người đọc

còn cảm nhận được vốn văn hoá, vốn sống đầy đặn và đặc biệt sự ngân

vang của chất thơ trong bài kí. Tất cả được viết nên bằng nguồn cảm xúc,

bằng tình yêu nồng nàn với dòng sông, với xứ Huế mà ông đã gửi gắm

nhiều kỉ niệm của những năm tháng tuổi thơ. Sông Hương với ông cũng

như một người tình mà suốt cả cuộc đời ông trăn trở đi tìm và lý giải cội

nguồn tên gọi.

5. So sánh sự giống/khác và nhận xét nghệ thuật:

+ Nét tương đồng của 2 dòng sông:

a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân

vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện

tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.

Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội

của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê

rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.

Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội
Trang 8
tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man

dại….

c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:

- Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước

thay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính

- Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài

chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp

của người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó

còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…

d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:

- Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm

mĩ:

+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây

Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.

+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của

lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người

dân xứ Huế.

- Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến

thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.

Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:

a/ Sông Đà:

Trang 9
- Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của

sông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác

-> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày

trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người.

- Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng

thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà

mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…

- Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài

hoa, tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội.

Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với

thần sông, thần đá…

b/ Sông Hương:

- Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ

tính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có

tình yêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng,

man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi

lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa,

đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước.

- Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người

mẹ phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao

đời nay.

- Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của

sông Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong


Trang 10
đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng”

không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như

người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương

vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.

- Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể

hiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế

Trang 11

You might also like