You are on page 1of 4

HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

DẬY SỚM HỌC VĂN


NGÀY 05
PHẦN ĐỌC HIỂU.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
"...Thất bại đầu tiên trong cuộc đời mỗi người đều rất đau đớn. Không một ai là
ngoại lệ cả. Những người chưa quen với thất bại khi lập kế hoạch cho tương
lai thường có ý nghĩ “biết đâu". Tỉ lệ cạnh tranh cao nhưng biết đâu mình sẽ đỗ.
Gần đây tình hình kinh tế không được tốt lắm nhưng nếu mình chăm chỉ biết đâu
cửa hàng của mình sẽ thành công lớn. Họ thường tưởng tượng những điều như
thế. Không nhiều người chuẩn bị sẵn phương án giải quyết cụ thể nếu họ thi trượt
hay kinh doanh thất bát. Đặc biệt, càng những trường hợp nỗ lực hết sức mình và
chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra, khi giấc mơ đổ vỡ, họ càng cảm thấy bế
tắc hơn vì chưa từng nghĩ đến phương án nào khác. Ngoài ra, những người hay
được khen là học giỏi từ nhỏ, hoặc những người sống mà chưa từng gặp khó khăn,
họ sẽ tuyệt vọng vô cùng khi gặp phải thất bại đầu tiên trong đời.
Nhưng bạn có biết không? Những thất bại như hôm nay sẽ còn tìm đến hàng chục
lần nữa trong cuộc đời bạn. Sẽ còn vô số chuyện không tiến triển theo kế hoạch mà
bạn đã đặt ra. Và đã là con người thì bất kì ai cũng phải trải qua những lần nản
lòng như thế cho đến lúc chết. Điều đó có nghĩa rằng thất bại ngày hôm nay của
bạn là điều hết sức bình thường. Hãy nhớ điều quan trọng nhất: không phải vì
bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở thành kẻ thất bại. Bạn thất
bại không phải vì bạn có nhiều khuyết điểm hay thua kém người khác. Thất bại chỉ
là bài học đáng quý để bạn nhận ra rằng mình đã chọn sai cách tiếp cận. Vì
vậy, sau khi thất bại, hãy bình tĩnh tự hỏi: thất bại lần này đã đem lại bài học gì cho
mình? Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân thất bại, bạn mới có
thể trưởng thành hơn. Nếu thiếu quá trình này, khả năng bạn lặp lại thất bại
tương tự là rất lớn.
(Trích "Yêu những điều không hoàn hảo", Hae Min, NXB Nhã Nam, 2018)
Câu 1. Từ "biết đâu" tác giả sử dụng gợi cho anh/chị tới tâm lý gì của người
trẻ?
HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

- Tâm lý phụ thuộc vào những điều may rủi, phó mặc cho những cơ hội
mơ hồ và thiếu rõ ràng
- Thường bắt gặp ở những người trẻ chưa có sự chủ động trong việc lập
kế hoạch và xây dựng mục tiêu cho tương lai

Câu 2. Vì sao "những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ, hoặc những
người sống mà chưa từng gặp khó khăn, họ sẽ tuyệt vọng vô cùng khi gặp phải
thất bại đầu tiên trong đời."?
**Bám sát từ khóa
Gợi ý:
- Họ là những người đã quen với những lời ngợi ca, quen với sự suôn
sẻ trong cuộc sống, chưa từng đối diện với thách thức hay thất bại
- Họ chưa có kinh nghiệm đối diện với thất bại, với những vấp ngã trong
đời nên sẽ càng dễ nảy sinh tâm lý tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc
đời, chênh vênh với giá trị của bản thân mình
- Họ chưa hề có sự chuẩn bị cho những tình huống không thành công
rực rỡ như vậy
Câu 3. Theo tác giả, thiếu điều gì thì khả năng lặp lại thất bại tương tự là
rất lớn? Vì sao?
- Theo tác giả, nếu không đặt câu hỏi để tìm được câu trả lời rõ ràng về
nguyên nhân thất bại; để có thể trưởng thành hơn qua mỗi lần vấp ngã
thì khả năng lặp lại thất bại tương tự là rất lớn.
- Đối diện với thất bại một cách thẳng thắn để phân tích, tìm ra lý do ta
vấp ngã sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, có tâm lý vững vàng hơn trên hành
trình trưởng thành nhiều thử thách
- Khi nhìn nhận những thiếu sót trong lần thất bại, ta sẽ tỉnh táo hơn
trong những lần sau đó – để không đi vào vết xe đổ của chính mình
Câu 4. Anh/chị nghĩ gì về nhận định: "thất bại là điều hết sức bình thường"?
**Hs nên viết thành đoạn văn ngắn để tăng sự thuyết phục cho câu trả lời trọn vẹn
hơn.
Gợi ý: (tham khảo)
HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

- Thất bại là một trải nghiệm không thể tránh khỏi trên hành trình
trưởng thành
- Chấp nhận thất bại là một điều bình thường, không có nghĩa ta không
quan tâm tới điều ấy; mà là ta sẵn sàng đối diện với vấp ngã để có thể
mạnh mẽ, vững vàng hơn trong những bước đi sau này
- Thất bại đem tới cho ta những bài học sâu sắc để ta rút kinh nghiệm
và hướng tới thành công trong tương lai
- Có thể có một ý liên hệ bản thân ngắn gọn, súc tích

PHẦN LÀM VĂN.


Câu 1.
Hãy viết đoạn văn 200 chữ chia sẻ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của sự thất
bại trong đời.
- VĐNL: Giá trị của sự thất bại
- Dạng đề: Tư tưởng đạo lý
- Dàn ý chung (tham khảo): Giải thích – Bình luận – Hiện trạng – Giải pháp
– Liên hệ bản thân
- Gợi ý
 Giải thích:
“Thất bại”: là khi ta vấp ngã trên chặng đường mà mình đã chọn; là khi ta
không đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.
 Dẫn dắt đến VĐNL: Dù dư vị nó đem tới không mấy ngọt ngào nhưng
thất bại cũng có những giá trị riêng, mà nếu biết cách nhìn nhận đúng
đắn, ta sẽ trưởng thành từ chính trải nghiệm ấy.
 Bình luận: <02 lý lẽ + 01 dẫn chứng thực tế>
+ Thất bại đem tới cho những bài học kinh nghiệm quý giá, giúp ta
chín chắn và mạnh mẽ, vững vàng hơn trên con đường theo đuổi ước

+ Những lần vấp ngã cũng đồng thời là cơ hội để ta nhìn nhận lại mình,
đánh giá đúng năng lực của bản thân, không chủ quan và tự mãn 
khám phá và hoàn thiện mình, vươn tới phiên bản tốt nhất của chính
mình
HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ Dẫn chứng thực tế


<tích cực: một người nổi tiếng đã đi qua những thất bại để có thể đạt được
thành công rực rỡ như thế nào. VD câu chuyện của đội tuyển bóng đá
nữ/nam Việt Nam>
 Hiện trạng
VD: hiện trạng tiêu cực
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người trẻ sẵn sàng gục ngã trước
những thất bại đầu đời và từ bỏ sự nỗ lực.
 Giải pháp
VD: Mỗi chúng ta nên học cách đối diện với thất bại, coi trải nghiệm ấy như
một hành trang tinh thần quý báu trên chặng đường phía trước.
 Liên hệ bản thân

You might also like