You are on page 1of 7

Cuộc sống của chúng ta như dải lụa với đầy đủ các gam màu từ tối đến sáng

tượng
trưng cho những niềm vui, nỗi buồn , thành công hay khó khăn mà mỗi người đều
đã, từng và sẽ trải qua . Đó là cả quá trình để nâng tiến con người ta trở nên trưởng
thành và thành đạt hơn trong mọi lĩnh vực , có biết bao nhiêu người tự đứng lên từ
vấp ngã , bao nhiêu người luôn luôn cố gắng , nỗ lực mà chưa có được thành
công,... , tất cả đều là định luật của cuộc sống . Nhưng chúng ta không thể phủ
nhận rằng khi con người ta có đủ kĩ năng mềm và kĩ năng cứng thì cơ hội thành
công đến với họ là rất cao .Đồng tình với quan điểm ấy , có ý kiến cho rằng :"Sự
thành công của con người có tới 75% là kĩ năng mềm và 25% kĩ năng cứng". Kỹ
năng mềm góp phần quyết định bạn là ai, làm việc như thế nào và hiệu quả ra sao.
Dù bạn ở đâu, làm gì thì kỹ năng mềm cũng rất cần thiết. Loại kỹ năng này cần cho
tất cả mọi người, từ nam tới nữ, già tới trẻ. Với riêng các bạn sinh viên, việc trau
dồi, rèn luyện kỹ năng mềm lại càng quan trọng. Nếu không, ngay khi ra trường,
các bạn sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau.
Thực tế đã chứng minh các nhà tuyển dụng yêu cầu rất cao đến Kỹ năng mềm chứ
không đơn thuần chúng ta chỉ nộp CV là có thể trúng tuyển mà trước khi bắt đầu
làm việc cho công ty nào đó chúng ta phải vượt qua được vòng phỏng vấn, lúc này
chính là lúc mà Kỹ năng mềm phát huy tác dụng cao nhất

Như đã nói, kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con
người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính
giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.
Còn Kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng
cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do
những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng
mềm họ được trang bị.

Kỹ năng mềm đơn giản nhất mà chúng ta được học từng ngày từng giờ, từ khi còn
là đứa trẻ cho tới khi trưởng thành đó chính là kỹ năng giao tiếp-một trong những
kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Bạn là một giáo
viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng với học sinh thì sẽ
không được đánh giá cao; hay bạn là một người quản lý, nếu không biết cách diễn
đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới, bạn cũng không thể thành công; hoặc bạn là
một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp, bạn sẽ không thể bán được nhiều
sản phẩm... Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực đều cần tới giao tiếp và đó
chính là tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta mở
rộng mối quan hệ, làm vị thế của bạn trong mắt người khác tăng lên, hoàn thiện
nhân cách và bản thân chúng ta sẽ luôn rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ suy
nghĩ, tình cảm với mọi người. Hãy tưởng tượng con người sẽ phát triển thế nào, xã
hội sẽ ra sao nếu không có giao tiếp. Lúc ấy nó sẽ không còn là một xã hội nữa mà
chỉ là một tập hợp rời rạc, những cá nhân đơn lẻ. Bạn nghĩ rằng giao tiếp chỉ đơn
giản là nói chuyện với người khác? Không! Hãy biết lắng nghe và quan sát. Lắng
nghe để thấu hiểu, đồng cảm, để biết cách phân tích và đưa ra lời khuyên hữu ích.
Lắng nghe tốt sẽ giúp mối quan hệ thêm gần gũi. Đồng thời, cuộc nói chuyện cũng
sẽ được duy trì từ cả hai phía. Và nếu biết quan sát, bạn có thể dễ dàng bắt được
“sóng” để biết rằng những lời nói của mình có thực sự giá trị và thu hút được sự
quan tâm của người khác hay không? Vậy cho nên giao tiếp sao cho hiệu quả là
một trong những kỹ năng mềm cơ bản mà vô cùng quan trọng. Giao tiếp giỏi, tinh
tế, khôn khéo, đạt tới đỉnh cao còn được ví như một nghệ thuật.

Và khi bạn đã có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chắc chắn kết nối được với tất cả
mọi người và làm việc nhóm 1 cách hiệu quả nhất. Có lẽ làm việc nhóm chính là
kỹ năng mà bạn thấy quen thuộc nhất, bởi bạn đã được tiếp xúc rất nhiều ngay từ
khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Thế nên, bạn sẽ hiểu được nó có tầm quan
trọng như thế nào. Chúng ta hãy đặt ra một số nguyên tắc không thể thiếu trong kỹ
năng làm việc nhóm
-Biết lắng nghe người khác: sẽ chẳng ai muốn nói lên ý kiến của mình khi những
người khác không quan tâm. Khi bạn biết lắng nghe người khác thì bạn cũng đang
lắng nghe chính bản thân mình.
-Tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong nhóm: Tại sao? Đơn giản là vì đoàn kết
tạo nên sức mạnh
-Luôn đúng giờ và có trách nhiệm với công việc mình được giao
-Và nguyên tắc cuối cùng: hãy học cách chấp nhận những lời chỉ trích và phản hồi
từ các thành viên trong nhóm
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Có thể thấy, làm việc
nhóm là một kỹ năng vô cùng cần thiết để vươn xa hơn trong công việc và cuộc
sống, đòi hỏi chúng ta phải trau dồi và thực hành bản thân hàng ngày.

Nhưng một tập thể vững mạnh phải có một nhà lãnh đạo thực thụ. Người lãnh đạo
là bộ não trung tâm của một tập thể. Bởi thế một người lãnh đạo cần sự quyết đoán,
công bằng, chính trực và có một con mắt nhìn người tài ba. Sự quyết đoán sẽ giúp
những người lãnh đạo đưa ra quyết định trong những tình huống cấp bách một
cách nhanh chóng. Việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng xây dựng và duy trì một đội ngũ
mạnh mẽ, tổng hợp được ưu điểm của từng cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung
từ đó mới giải quyết được các vấn đề. Chẳng đâu xa, ngay chính Việt Nam ta cũng
có một bộ máy nhà nước vô cùng vững mạnh. Những người tự tin nhất cũng không
thể nghĩ rằng chỉ sau gần 50 năm kết thúc chiến tranh, Việt Nam từ một nước
nghèo đói, đi lên từ nền nông nghiệp cổ hủ lạc, hậu lại có thể phát triển để bắt kịp
xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có những thành tựu to lớn như trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng top đầu thế giới, là ủy viên không thường trực hội đồng
bảo an liên hợp quốc, tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên–Hoa
Kỳ tại Hà Nội 2019-nơi đã diễn ra cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald
Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un... Và ngay khi cả thế giới đang
“suy sụp” vì Covid-19 thì nước ta vẫn đang kiểm soát dịch rất tốt và có tốc độ tăng
GDP thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Qua đây chúng
ta có thể thấy sức ảnh hưởng của người có kỹ năng lãnh đạo lớn đến như nào.

Trên con đường dẫn tới thành công, không bao giờ trải toàn hoa hồng mà luôn có
những chông gai, thử thách chực chờ ập tới bất kì lúc nào. Chắc hẳn ở đây ai cũng
đã từng nghe câu “dĩ hòa vi quý”. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ không
tránh khỏi những lúc cãi vã, tranh luận hay bất đồng quan điểm. Những lúc này,
chúng ta cần giữ một cái đầu lạnh. Đừng vì cái tôi quá lớn, ngông cuồng mà nảy
sinh mâu thuẫn hay những điều tệ hại. Có như vậy mới giữ được hòa khí, mọi việc
mới suôn sẻ và đi đúng hướng trong tầm kiểm soát. Không những ảnh hưởng tới
công việc khi chúng ta nóng giận thì ta đang tự gây hại cho chính sức khỏe của bản
thân...và ảnh hưởng rất xấu đến người khác. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,
giữa một người bạn luôn bảo thủ, hay cáu giận và một người bạn luôn hòa đồng
vui vẻ sẽ chẳng ai muốn giữ quan hệ với những người có suy nghĩ tiêu cực và cứ
như thế, khi không thể kiểm soát được cảm xúc chúng ta đang tự cách ly mình với
xã hội và mọi người xung quanh. Vậy làm thế nào để kiểm soát cảm xúc và ứng
phó với căng thẳng? Chúng ta sẽ cùng nhau đặt ra 4 quy tắc chữ T:
– Tự tin: Tại sao phải cần tự tin ạ? Đơn giản là vì cuộc sống là do bạn chọn, con
đường là bạn tự đi, mỗi người đều có 1 cuộc sống riêng. Chỉ có bạn mới là người
xây dựng nên cuộc sống tương lai của mình, nhìn nhận đúng đắn giá trị của bản
thân để có thể phát triển. Và cũng chỉ có bạn mới là người mang lại hạnh phúc thực
sự cho bản thân. Nhưng ranh giới giữa tự tin và tự phụ là tương đối mong manh
cho nên đừng quá tự tin vào bản thân và nghĩ chúng ta có thể làm được mọi thứ
– Tránh né: những tình huống bạn biết rằng sẽ gây căng thẳng thì đừng liên đới quá
nhiều, hãy học cách nói không. Nhưng từ “không” chỉ là 1 nghĩa nhỏ của sự từ
chối, nếu bạn chỉ nói 1 từ thẳng thắn vậy thì bạn đang tự đẩy mình vào ngõ cụt,
“lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có rất nhiều cách
để từ chối cho nên chúng ta hãy sử dụng kỹ năng giao tiếp để từ chối 1 cách khéo
léo nhất các bạn nhé. Nhưng không phải lúc nào cũng tránh né, hãy dần dần bước
qua giới hạn của bản thân
– Thay đổi: Hãy luôn luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng cho sự thay đổi vì chúng
ta sẽ chẳng biết ngày mai ra sao, cái gì sẽ xảy đến với mình, mỗi giây phút trôi qua
chúng ta có thể bỏ lại chính bản thân mình tụt hậu so với thế giới cho nên hãy thay
đổi để chúng ta của ngày mai sẽ là phiên bản tốt hơn của chúng ta hôm nay
– Tiếp nhận: khi bạn buộc phải thực hiện điều gì. Đừng hoang phí năng lượng vào
việc giận dữ mà hãy học cách tha thứ và tự động viên mình vượt qua giới hạn của
bản thân. Ví dụ như bạn có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự, đừng suy nghĩ tiêu cực và
học cách tránh né chúng ta hãy sẵn sàng cho tiếng gọi của Tổ Quốc, hãy tự nhủ
rằng bạn là một trong những người được chọn xứng đáng cho sứ mệnh cao cả này

Và sau khi đã đi qua 4 quy tắc để giữ cho mình 1 trạng thái cân bằng, 1 tâm thế
tích cực chúng ta hãy bắt tay ngay vào việc giải quyết vấn đề. Vấn đề luôn tồn tại
trong cả cuộc sống cá nhân và trong công việc. Đã bao giờ bạn rơi vào những tình
cảnh vô cùng hoang mang, lo lắng và éo le? Ví dụ như việc gặp một sự cố đột xuất
trước một kì thi quan trọng? Hoặc bạn bất ngờ được giao một nhiệm vụ tưởng như
là bất khả thi trong tình cảnh thời gian cực kì hạn chế? Hay khi bạn xảy ra mâu
thuận tưởng như không thể giải quyết với gia đình và bạn bè? Sau đó là một chuỗi
rắc rối nảy sinh giống như những quân cờ domino đổ sụp xuống khiến bạn bị dồn
vào tới nước đường cùng, để rồi dẫn đến những quyết đinh sai lầm và dại dột? Khi
đó, việc biết cách để giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng ta tìm ra được quyết định
đúng đắn, hợp lí, hiệu quả và dẫn đến thành công, tránh được những sai lầm dẫn
đến những hậu quả không mong muốn, thậm chí là những cuộc khủng hoảng kéo
dài. Ngoài ra việc giải quyết vẫn đề còn giúp phát triển kĩ năng phân tích và phán
đoán tình huống, giúp giữ sự bình tĩnh, giữ một “cái đầu lạnh” và giải toả bớt căng
thẳng. Và sau mỗi lần giải quyết được một vấn đề, ta lại đúc kết được thêm những
kinh nghiệm quý báu hơn, góp phần hướng đến những thành công mới rực rỡ hơn
trong tương lai. Để tôi bật mí cho bạn 1 số cách để giải quyết vấn đề như đề ra mục
tiêu rõ ràng, nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau hay đơn giản hóa mọi
việc,... và bạn cũng đừng ngần ngại mà đặt câu hỏi để nhờ tới sự giúp đỡ của người
khác.

Nhưng không có ai là hoàn hảo toàn diện, hãy gạt bỏ cái tôi mà học cách lắng
nghe, chấp nhận và học hỏi từ các lời phê bình. Khi làm việc, phải chịu khó quan
sát cách người khác làm việc, cách họ giải quyết các vấn đề, ta liên tục học hỏi từ
những gì mình quan sát được. Nếu họ làm tốt thì mình có thể học hỏi để lần sau
khi gặp phải các vấn đề tương tự sẽ có thể làm được. Còn nếu họ làm chưa tốt,
mình cũng có thể tránh các lỗi mà họ gặp phải khi làm việc. Ngoài ra, chúng ta còn
phải biết lắng nghe, chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình. Để làm được điều
đó đầu tiên chúng ta cần dẹp cái tôi, bỏ tính kiêu ngạo và lòng tự ái cũng không
nên đổ lỗi hay chối bỏ trách nhiệm. Hãy chấp nhận những lời phê bình đó và suy
nghĩ theo nhiều hướng khác nhau. Hãy nghĩ 1 cách tích cực và liên tục học hỏi từ
các lời phê bình, nhận ra những điều mình làm còn chưa tốt, chưa đúng và tìm cách
khắc phục.

Bên cạnh đó, đừng lúc nào cũng xoay theo chiều gió mà phải biết kiên định với lập
trường của chính mình. Hãy sống như đóa hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn, phải biết cái gì nên học hỏi và cái gì nên giữ vững. Đó chính là kỹ năng kiên
định. Kỹ năng này sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ
và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của
những người xung quanh, tự tin, thoải mái khi ứng phó với mọi tình huống.
Ngoài kỹ năng kiên định chúng ta cần phải biết cách bảo vệ quan điểm, ý kiến,
hành động của mình bằng cách trang bị thêm cho bản thân kĩ năng phản biện. Sở
hữu tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta có thể áp dụng những kiến thức mình đã học
được vào trong đời sống, đưa ra quyết định hợp lí khi gặp những tình huống khó
khăn, dễ dàng nhận biết được đâu là thật đâu là giả trong cuộc sống.Đặc biệt những
người có kỹ năng phản biện tốt luôn được các công ty, doanh nghiệp, người tuyển
dụng săn đón.

Có một vấn đề là các nhà tuyển dụng luôn muốn nhân viên của mình có thể thích
nghi được với những tình huống và những thách thức mới, sẵn sàng đón nhận
những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới. Thật vậy, xu hướng hiện đại ngày
nay là sự sáng tạo và đổi mới. Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 , một cuộc
sống hiện đại mà yêu cầu chúng ta phải liên tục học hỏi kiến thức về sự thay đổi
của công nghệ của nhiều thứ tưởng chừng là những công việc nặng nhọc nhưng khi
có sự sáng tạo , chúng lại trở nên vô cùng dễ dàng với con người . Vậy thì làm sao
để chúng ta có thể luyện tập được kĩ năng sáng tạo? Như đã trình bày ở trên, để
luyện tập được kĩ năng sáng tạo thì chúng ta cần phải rèn luyện cho mình được một
“bản năng” là luôn luôn tìm tòi , học hỏi những cái mới , cập nhật cho bản thân
nhiều những kiến thức quan trọng và áp dụng được cho chính công việc của mình

Thời thế và thế thờ,i kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng nhưng bạn đừng quên
rằng kỹ năng cứng cũng chiếm tới 25% của sự thành công. Có thể nói, với học
sinh, nhất là học sinh Việt Nam thì kỹ năng cứng gần như gắn bó với 12 năm học ở
trường. Và tất nhiên, chúng ta sẽ phải nắm vững được kiến thức, rèn luyện bản
thân để chứng minh được khả năng của mình thông qua các bài kiểm tra, các kỳ
thi. Kỹ năng cứng có thể nói chính là chuyên môn của ngành nghề mà chúng ta
theo học. Các công ty tuyển dụng nhân viên thì cũng sẽ đặt ra những kỹ năng cứng
bắt buộc mà chúng ta cần đáp ứng, ví dụ như trình độ học vấn, bằng cấp, trình độ
ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc,… Kỹ năng cứng giữ vai trò rất quan trọng tùy
thuộc vào ngành nghề của bạn. Việc xác định rõ kỹ năng cứng và bổ sung kỹ năng
mềm cho ngành nghề của mình sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình.
Tóm lại, trong một xã hội thay đổi như hiện nay, nắm chắc kỹ năng cứng sẽ giúp
bạn có một chỗ đứng vững chắc, muốn leo cao hơn hãy trang bị cho mình đầy đủ
kỹ năng mềm.

Như vậy có thể nói : sự thành công của con người có tới 75% là kĩ năng mềm và
25% còn lại là kĩ năng cứng. Nếu như kĩ năng cứng được coi là điều kiện cần thì kĩ
năng mềm chính là điều kiện đủ. Kỹ năng cứng giúp bạn bước qua một cánh cửa
còn kĩ năng mềm mở ra nhiều cánh cửa khác, giúp phát huy các kiến thức chuyên
môn, kĩ năng nghiệp vụ để chạm tới thành công.Vì vậy, mỗi chúng ta dù là ai, làm
gì, hay ở trong môi trường như thế nào hãy rèn luyện thật tốt kĩ năng mềm để dần
dần chạm tay đến thành công, để những ước mơ của bạn không chỉ còn là mơ ước.
Và nếu bạn đang thắc mắc không biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào thì khóa
học kĩ năng mềm của thầy Nguyễn Anh Thắng chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Mong rằng sau khóa học này chúng ta sẽ tích lũy thêm nhiều kĩ năng cho bản thân.

0.0~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~0.0

You might also like