You are on page 1of 5

ĐỀ 11

I, Đọc – hiểu
Câu 1:
Tác hại của việc luôn tỏ ra mình là người đúng là: tạo ra tâm thế sẵn sang tranh cãi với bất kì ai
không có cùng quan điểm với mình, đầu óc tốn rất nhiều năng lượng, xao nhãng với cuộc sống
xung quanh.
Câu 2:
Theo tôi, việc bảo vệ quan điểm của mình là đúng bởi đó chình là cách bảo vệ quan điểm của
bản thân, cần thiết bảo vệ quan điểm của cá nhân, giữ vững lập trường của mình. Tuy nhiên,
không phải lúc nào ý kiến của bản thân cũng luôn đúng và ý kiến của người khác là sai vì mọi ý
kiến cũng chỉ mang tính phiến diện, là sự đánh giá của cá nhận. Do vậy, mỗi người cần phải biết
lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ, cố chấp.
Câu 3:
Để người khác lắng nghe và công nhận, trước tiên, chúng ta cần phải học cách lắng nghe và tiếp
thu ý kiến từ người khác. Vì điều đó khiến họ cảm thấy bản thân được tôn trọng và từ đó học
cũng sẽ dành sự tôn trọng cho chúng ta. Việc phản đối gay gắt, bác bỏ quan điểm của người
khác ngay lập tức sẽ không giúp cho quan điểm của bạn được công nhận mà trái lại, điều đó chỉ
làm cho tình huống càng thêm căng thẳng hơn. Thay vì phản đối gay gắt, chúng ta nên thể hiện
quan điểm trong sự hòa nhã, đừng để cảm xúc lấn át lý trí, đưa ra sự góp ý một cách khéo léo
để người khác chấp nhận và chủ động sửa nếu họ sai.
Câu 4:
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả cho rằng việc khẳng định mình đúng và việc
mình muốn được hạnh phúc thường không đi cùng nhau. Việc cho rằng mình luôn đúng là khi
một cá nhân tự đồng nhất mình với một quan điểm, một cách suy nghĩ của bản thân, thể hiện
thái độ hiếu thắng, tự kiêu tự đại. Niềm hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi con người ta đã
đạt được mình mong muốn trong cuộc sống. Việc tỏ ra rằng mình luôn đúng sẽ không đem lại
hạnh phúc cho con người. Thật vậy, việc đó sẽ tạo cho bản thân một tâm thế sẵn sàng tranh cãi
đúng sai với những người không có cùng quan điểm. Điều này có thể đem lại cho ta niềm vui,
hãnh diện nhất thời khi chỉ ra người khác sai nhưng về lâu dài việc luôn tỏ ra là mình đúng sẽ
khiến cho chúng ta trở lên bị ghen ghét, xa lánh, cô độc. Ngoài ra, việc tỏ ra là mình luôn đúng
sẽ tạo ra cho ta thói quen luôn ‘bẻ cong’ ý kiến lập luận của người khác, không biết lắng nghe,
không phân biệt được đúng- sai và không nhận thấy lỗi sai của bản thân. Hơn nữa, luôn cho
rằng mình đúng sẽ làm ta trở lên cau có, luôn khó chịu, bắt đồng quan điểm và thích gây tranh
cãi khiến cho mọi người xa lánh.
II, Làm văn
Câu 1:
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, con người ta ngày càng trở nên cố chấp, bảo thủ, luôn cho
rằng mình đúng. Và khi được người khác chỉ ra sai sót của mình, chẳng mấy ai trong chúng ta có
thể đáp lại họ rằng “ Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai”- một câu nói mà tôi cảm thấy
tâm đắc nhất trong văn bản ‘ Tất cả đều là chuyện nhỏ’ của Richard Carlson. Câu nói trên chính
là lời cảm ơn cần thiết khi có ai đó giúp ta nhận ra lỗi sai của chính bản thân mình. Câu văn đã
khẳng định rằng: không phải trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh ý kiến của bản thân, của cá nhân là
luôn đúng. Do vậy, khi được người khác chỉ ra lỗi sai của bản thân, mỗi người cần phải biết tiếp
thu, lắng nghe và sửa lỗi. Chúng ta cần phải biết nói lời cảm ơn khi có người giúp ta nhận ra,
sửa sai và hoàn thiện chính mình. Bởi lẽ không ai trong chúng ta sinh ra đã là hoàn hảo. Khi đưa
ra quan điểm, không có ai là luôn đúng hoặc luôn sai, vì vậy chúng ta cần phải biết lắng nghe
quan điểm của người khác, nhìn thấy chỗ sai của bản thân để từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
Nhưng trên thực tế, nhiều người luôn cố tỏ ra rằng mình luôn đúng, luôn có thái độ bác bỏ ý
kiến của người khác. Khi bị vạch ra lỗi sai của của bản thân, họ lại cảm thấy khó chịu ấm ức, tìm
cách phản biện lại, phủ nhận lỗi sai của bản thân. Đây là thái độ tiêu cực không nên có trong
giao tiếp cuộc sống. Vậy mỗi cá nhân cần phải làm gì tạo được lối ứng xử văn hóa trong giao
tiếp? Đầu tiên, tự bản thân mỗi người phải biết cam kết với chính mình rằng, mình sẽ cư xử với
người khác bằng tấm lòng yêu thương, tôn trọng, bằng sự nhẫn nại, lắng nghe và phải biết chấp
nhận, tiếp thu khi những ý kiến của mình là không đúng. Chúng ta cần phải luôn cầu thị, tự sửa
lỗi, rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm để hoàn thiện bản thân. Đồng thời, mỗi người
cần phải biết đóng góp ý kiến một cách khéo léo, không nhất thiết phải thắng bằng mọi giá,
luôn khiêm tốn không tự kiêu, tự đại khi chỉ ra lỗi sai của người khác. Hãy sống biết lắng nghe
tiếp thu và hãy biết trân trọng những ngưới giúp bạn nhận ra những điều vướng mắc của bản
thân, như thế bản thân ta mới có thể thực sự cảm thấy hạnh phúc và được tôn trọng

ĐỀ 15
I, Đọc – hiểu
Câu 1:
Theo văn bản, con người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông
qua những nỗ lực tột cùng.
Câu 2:
Theo tác giả, quyền sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người là phương thức thực
hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người.
Câu 3:
Tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự
hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến vì “ tầm gửi” là lối sống dựa vào người
khác, là lối sống của những người ít học, lười lao động chân tay, kém bản lĩnh, bất tài. Ngững
người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” là những người có lòng tự
trọng, có ý thức về giá trị bản thân, luôn tự lực gánh sinh, luôn nỗ lực vươn qua thử thách gian
nan để đạt được mục tiêu của mình
Câu 4:
Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học rằng: Mỗi người cần phải nỗ lực thực hiện ước mơ
bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân. Tuy có những lúc chúng ta sẽ cần đên sự hỗ
trợ, tương trợ của người khác nhưng mỗi cá nhân không nên sống ỷ lại, dựa dẫm vào sự nỗ lực
của người khác, biến những cố gắng của người khác thành kết quả của bản thân. Và đặc biệt
hơn đối với những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần nhận thức được
lợi ích của việc nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khả năng của mình cũng như tác hại của lối
sống ỷ lại để trở thành công dân tốt góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
II, Làm văn
Câu 1:
Mỗi con người trong cuộc đời này chắc hẳn đều có những ước mơ, hoài bão của riêng mình,
không ai giống ai. Nhưng nếu cứ mãi mơ hồ, không nỗ lực cố gắng theo đuổi ước mơ thì mọi
ước mơ dù có lớn lao, tuyệt vời đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Sự thành công trong việc
biến ước mơ trở thành hiện thực phụ thuộc rất nhiều vào cách thức thực hiện ước mơ và chính
điều đó sẽ quyết định “đẳng cấp” nhân cách của mỗi người. Ước mơ là những khát vọng, dự
định, hoài bão mà con người muốn bản thân mình đạt được. “Đẳng cấp” nhân cách chỉ trình độ
của cá nhân ở mức độ cao về bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của một con người. Ước mơ có vai
trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ước mơ làm cho cuộc sống của con
người thêm tươi đẹp, ý nghĩa vì nhờ có ước mơ con người có động lực để cố gắng không ngừng
nghỉ. Nhờ đó, con người có thể chinh phục được thiên nhiên, làm chủ các nền tri thức về văn
hóa, xã hội, nghiên cứu phát triển khoa học – kĩ thuật. Một ví dụ tiêu biểu đó là Mendel – ông
tổ của ngành di truyền học. Xuất thân con nhà nghèo, là một vị tu sĩ vô danh nhưng với ước mơ
và hoài bão cùng sự kiên trì bền bỉ, ông đã nghiên cứu ra quy luật di truyền – nền móng quan
trọng của công nghệ sinh học hiện đại sau này. Do vậy, cách thức thực hiện là chìa khóa quan
trọng để “mở cánh cổng” tiến đến ước mơ. Có thể dễ dàng nhận ra rằng hiện nay có rất nhiều
cách thức thực hiện ước mơ như : tự thân, tương tác tập thể,… Mỗi cách thức thực hiện đều
thể hiện tình độ cá nhân khác nhau. Những cá nhân có bản lĩnh, có lòng tự trọng cao sẽ cố gắng
nỗ lực không ngừng nghỉ, tự lực gánh sinh để đạt được ước mơ. Còn những cá nhân chỉ biết
sống trong thân phận “tầm gửi”, không có ước mơ, hoài bão thì sẽ trở nên mất phương hướng,
chênh vênh, chao đảo trước những sóng gió của cuộc đời. Đây là lối sống không đẹp, đáng
được nên án, phê phán. Nói tóm lại, mỗi người trong xã hội cần phải sống có ước mơ và cần tự
thân thức hiện bởi ước mơ không dành cho những cá nhân lười biếng, sống không có lí tưởng.
ĐỀ 19

I, Đọc – hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là phương thức nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng,
không ngừng làm mới bản thân
Câu 3:
Theo tôi, ý kiến: “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất
của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình” có thể hiểu là: nhân tố quyết định sự thành
công hay thất bại của mỗi cá nhân đều xuất phát từ chính bản thân, không xuất phát từ ngoại
cảnh. Con người luôn có xu hướng dùng tác nhân ngoại cảnh để bao biện cho những sai lầm của
chình mình. Vì vậy, chỉ khi con người có thể vượt qua chính bản thân mình thì họ mới có thể đạt
được đến đích đến cuối cùng : thành công.
Câu 4:
Tôi đồng tính với quan niệm: Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi
sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Bởi khi trong
cuộc sống, có những cơ hội chỉ đến một lần, vì vậy nếu không biết nắm bắt thời cơ một cách kịp
thời thì ta sẽ bỏ qua cơ hội thành công mà ta đang đợi chờ. Việc suy nghĩ quá nhiều đôi khi là
quá quan trọng hóa vấn đề sẽ khiến cho chúng ta luôn rơi vào trạng thái nghi ngờ, hoang mang,
lo lắng, sợ hãi dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực rồi để diễn ra những sự việc không đáng có. Cẩn
thận quá mức cũng khiến cho chúng ta dần mất đi sự tự tin vốn có, làm cho chúng ta rụt rè để
rồi bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Và hơn nữa, liều lĩnh và một chút táo bạo là những yếu tố quan trọng
trọng việc giúp ta tìm ra những giới hạn mới, những tiềm năng của chính bản thân còn chưa
được phát hiện, giúp ta vươn tới những thành tựu mới trong cuộc sống
II, Làm văn
Câu 1:
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, xã hội ngày càng chuyển biến phức tạp
yêu cầu con người phải luôn thay đổi để thích nghi với những hoàn cảnh mới. Vì vậy, việc thay
đổi bản thân có vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội loài người.
Trước tiên, thay đổi bản thân là những chuyển biến về suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức,… của mỗi
cá nhân so với những khoảng thời gian trước để thích nghi với cuộc sống hiện tại. Đây là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi cá nhân trong xã hội.
Thật vậy, sự thay đổi giúp ta thích nghi được với những tình huống mới, những hoàn cảnh mới
mà trước nay ta chưa từng có cơ hội trải nghiệm. Ví dụ như trong tình cảnh dịch bệnh Covid-19
đang diễn biến phức tạp hiện nay, hầu hết việc học trên trường của học sinh trên toàn quốc
đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những học sinh lớp 12 đang chuẩn bị cho kì
thi THPTQG 2020. Nếu như những học sinh này không chịu cập nhật, áp dụng những phương
pháp học tập mới hiệu quả thì họ sẽ bị tụt lùi phía sau, sẽ không có được sự chuẩn bị chu đáo
và dẫn đến việc đạt kết quả thấp trong kì thi sắp tới. Hơn nữa, việc thay đổi, luôn làm mới bản
thân sẽ là “ chiếc chìa khóa” mở ra những tiềm năng vốn có của bản thân mà trước giờ chưa
được phát hiện. Khi nhìn nhận một vấn đề mới lạ, con người thường có xu hướng e dè, lo sợ,
tìm cách lảng tránh mà không chịu tìm tòi, khám phá. Nhưng nếu chúng ta chịu nhìn nhận vấn
đề dưới một góc độ mới, ta sẽ khám phá ra được cả một “chân trời mới mà trước đây ta chưa
từng đặt chân tới”, khai phá được những khả năng mà bản thân chưa từng biết đến, phá vỡ
những giới hạn cũ để vươn tới thành công. Tuy nhiên, một số những bộ phận giới trẻ ngày nay
không chịu thay đổi bản thân theo xu hướng tích cực mà thay vào đó, họ sa ngã vào những tệ
nạn của xã hội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bản thân và xã hội. Đó là sự thay
đổi tiêu cực, không đáng có trong xã hội. Như vậy, mỗi chúng ta cần phải ý thức được tầm quan
trong của việc thay đổi bản thân để có thể thay đổi bản thân theo hướng tích cực nhằm góp
phần công sức của mình vào công cuộc xây dụng một xã hội hiện đại, văn minh và phát triển

You might also like