You are on page 1of 3

ĐỌC THAM KHẢO CÁC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (200 TỪ)

ĐỀ 1: Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ về một
phẩm chất cần thiết để dẫn tới thành công của một con người.
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN:
Để đi tới thành công, mỗi người cần có nhiều phẩm chất, một trong những phẩm chất cần có
là sự tự tin. Tự tin là tin tưởng vào khả năng, sức mạnh, giá trị của bản thân, tin tưởng vào
những điều tốt đẹp của cuộc sống. Tự tin là then chốt cho thành công. Bởi, trước hết, tự tin
giúp mỗi người khám phá được những khả năng và sức mạnh riêng biệt của bản thân. Tiếp
theo, có sự tự tin, bản thân sẽ tránh khỏi những sợ hãi, để vượt qua bao khó khăn, nghịch cảnh
trên con đường theo đuổi ước mơ. Cuối cùng, sự tự tin giúp con người có cái nhìn lạc quan,
tích cực về con người, cuộc sống. Bên cạnh cái xấu, người xấu, vẫn còn tồn tại rất nhiều điều
tốt, người tốt hiện diện quanh ta. Đáng tiếc, vẫn còn nhiều người tự ti, mặc cảm về bản thân
hoặc kiêu ngạo dẫn tới thất vọng. thất bại, tiêu cực. Tóm lại, tự tin là phẩm chất không thể thiếu
để đi tới thành công, mỗi người, nhất là tuổi trẻ đừng tự ti, hãy khiêm tốn, không ngường học
hỏi, luôn tin tưởng vào giá trị của bản thân để thành công.

ĐỀ 2: Từ nội dung của phần Đọc Hiểu, hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ về sự
nỗ lực của con người trong cuộc sống.
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN
Nỗ lực là sự cố gắng hết sức mình, bỏ ra nhiều công sức, tâm huyết để thực hiện một việc nào
đó đã đề ra. Nỗ lực là một thành công. Bởi, trước hết: Quá trình đi đến thành công có rất
nhiều chông gai, khó khăn. Muốn đến đích cuối cùng chỉ có cách là vượt qua những khó khăn,
thách thức, sự nỗ lực chính là chìa khóa mở ra cánh cửa bước đến thành công. Thứ hai, trong
quá trình nỗ lực, mọi điều trải qua sẽ giúp mỗi người hoàn thiện bản thân, tự nhận thấy bản thân
mình đang thiếu sót những gì; cải thiện vốn tri thức và rèn luyện khả năng thích nghi. Thứ ba,
sự nỗ lực giúp cơ hội trải nghiệm thế giới rộng lớn bên ngoài, kiếm tìm cơ hội mới cho mình.
Quan trọng hơn cả, nỗ lực giúp mỗi người làm chủ được cuộc sống của mình, có động lực để
tìm cách vượt qua thách thức, trở ngại để theo đuổi ước mơ. Thực tế cho thấy trong cuộc sống
có nhiều cách để mỗi người có được tình yêu, sự bình yên, hạnh phúc. Nhưng chắc chắn không
thể có nếu không có sự nỗ lực, kiên trì để tìm ra cách đúng đắn cho những lựa chọn. Tuy nhiên,
không phải lúc nào sự cố gắng cũng mang tới thành công nhưng phải luôn cố gắng để không hối
tiếc khi thất bại.Tóm lại, nỗ lực là cần thiết để tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống mỗi người.
Mỗi người, nhất là tuổi trẻ đừng lười biếng, thụ động, cần phải dùng sức mình để tạo ra những
điều ta cần, không mơ mộng viển vông, luôn hướng tới điều tốt đẹp, đúng đắn.

ĐỀ 3: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời
thường.
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN:
“Những hành động nhỏ” là những việc làm nhỏ, bình dị trong cuộc sống hàng ngày. “Người
anh hùng giữa đời thường” là những cá nhân sống bình dị và cống hiến những giá trị tốt đẹp
tích cực cho cộng đồng. Trong cuộc sống hôm nay, những hành động nhỏ làm nên người
anh hùng giữa đời thường. Bởi: Trước hết, cái đẹp, cái tốt không nhất thiết phải là những cái
lớn lao, kì vĩ. Thứ hai, những hành động nhỏ, bình dị nhưng có ý nghĩa cũng góp phần to lớn
cho việc xây dựng và bảo vệ cộng đồng, xã hội. Tiếp theo, nó còn tạo động lực cho xã hội phát
triển và ngày càng lớn mạnh. Trong xã hội có nhiều cá nhân luôn thực hiện hành động nhỏ cống
hiến cho xã hội, có ích cho cộng đồng mà không cần đền đáp họ chính là những người anh hùng
giữa cuộc sống đời thường trong lòng chúng ta. Thực tế cho thấy, hơn bao giờ hết trong đại
dịch Covid đã và đang diễn ra, đã có rất nhiều những anh hùng giữa đời thường. Họ là những
bác sĩ thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch, những anh bộ đội trong khu cách ly tập trung,
những người hảo tâm quyên góp tiền bạc vật chất, những người dân nghèo tuân thủ giãn cách,
5K… Tóm lại, người anh hùng giữa đời thường luôn hiện hữu trong cuộc sống, sống bình dị,
thầm lặng và cống hiến bao điều tốt đẹp. Mỗi người, nhất là tuổi trẻ, hãy học tập hết mình,
sống tử tế từ những điều nhỏ nhất để cuộc sống có giá trị và cống hiến cho cộng đồng.

ĐỀ 4: Từ nội dung Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy
nghĩ của mình về quan niệm: “ta yêu nước là yêu những điều gần gũi nhất”.
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN
Lòng yêu nước là một trong những tình cảm tốt đẹp, sẵn có trong mỗi người. Có nhiều cách
thể hiện lòng yêu nước, trong đó có quan niệm: “ta yêu nước là yêu những điều gần gũi”.
Đây là một quan niệm có ý nghĩa sâu sắc. Bởi: Lòng yêu nước có thể biểu hiện bằng cảm xúc,
bằng hành động cụ thể, từ những gì nhỏ bé cho đến những điều lớn lao. Tùy từng hoàn cảnh, chỉ
cần ta yêu chân thành những điều bình dị, gần gũi nhất đang diễn ra quanh mình, như: giọt mưa
mái tranh; bếp lửa reo cười; bữa cơm rau ấm áp; câu hát ru, vạt áo nâu của mẹ… đó cũng là
biểu hiện của lòng yêu nước. Tình yêu từ những điều tưởng chừng đơn giản, bình thường ấy sẽ
hình thành nên trong ta tình cảm gắn bó sâu nặng với gia đình và quê hương. Tình yêu ấy chính
là cội nguồn sức mạnh để con người làm được điều lớn lao, nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước.
+Đại dịch Covid đang diễn ra, lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể như: ở nhà là yêu nước,
tuân thủ 5K, đóng góp tùy theo sức mình vào Quỹ vaccine… Tóm lại, quan niệm trên là hoàn
toàn đúng đắn. Mỗi người, nhất là tuổi trẻ hãy yêu nước từ những điều bình dị trong cuộc
sống quanh ta: yêu cha mẹ, yêu trường lớp, yêu tiếng nói dân tộc, sống có ích cho bản thân và
cống hiến cho xã hội.

ĐỀ 5: Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ của bản
thân về việc làm thế nào để học tập trực tuyến (online) hiệu quả.
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN VĂN
Để học trực tuyến (học online) hiệu quả, bản thân người học (học sinh, sinh viên) cần:
Trước hết phải có tinh thần tự giác học tập, giữ vững động lực, tập trung vào việc học, tránh
sự phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài đặc biệt là các tin tức, các cuộc trò chuyện trên
facebook, zalo…những thứ rất dễ cuốn bản thân rời mắt khỏi bài giảng của thầy cô. Tiếp theo
là xây dựng không gian học tập riêng tư, tạo cho mình một góc học tập yên tĩnh, tránh tiếng
ồn để có thể tập trung coa độ nhất, tắt điện thoại, tin nhắn để đầu óc không bị phân tán, tỉnh táo,
tham gia học tốt hơn. Có kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết: học bài, làm bài, ôn bài…tiết
kiệm thời gian, công sức của bản thân, thầy cô. Phải xác định mục tiêu học tập của bản thân
là gì? Học để làm gì? Từ đó tích cực tương tác bằng câu hỏi và tham gia thảo luận với thầy cô
qua nhiều hình thức để mạnh dạn, nắm bắt thông tin, hiểu bài nhanh chóng. Cuối cùng, quan
trọng nhất là thường xuyên ghi chép lại những gì giáo viên trình bày, thực hành bài học để
ghi nhớ kiến thức quan trọng và lâu hơn… Đáng tiếc, nhiều học sinh trong quá trình học trực
tuyến không học tập nghiêm túc, không hiểu bài khi thi cử không thể làm bài đánh mất nhiều
thời gian công sức cảu bản thân, thầy cô… Tóm lại, học truyền thống vốn đã không dễ dàng,
việc tiếp cận kiến thức thông qua màn hình máy tính, điện thoại còn trở nên khó khăn hơn
nhiều, bản thân mỗi học sinh, sinh viên cần phải nỗ lực, tự giác, ý thức trách nhiệm để học tập
đạt hiệu quả mong muốn.

ĐỀ 6: Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày
suy nghĩ của mình về sự cần thiết của tự học.
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN:
Học tập muốn đạt hiệu quả, mỗi người cần phải có nhiều phẩm chất, phương pháp học
tập đúng đắn. Một trong số đó là tự học. Tự học là quá trình học tập tiếp thu kiến thức mà
không có sự hướng dẫn, hối thúc từ người khác. Bản thân phải tự nghiên cứu, tư duy, suy
luận…Tự học vô cùng cần thiết. Bởi, thứ nhất việc học tập là việc suốt đời của mỗi người:
“Là bác học không có nghĩa là ngừng học.” Thứ hai, tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng
những kiến thức đã học một cách hữu ích trong thi cử, trong cuộc sống. Tiếp theo tự học giúp
người học năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào thầy cô cha mẹ, người xung
quanh. Quan trọng hơn cả, tự học giúp bản thân chủ động, kiên trì hơn nhất là khi sống trong
khó khăn, nghịch cảnh (dịch bệnh, cách ly….) là động lực thúc đẩy tư duy tích cực tìm ra hướng
đi, khám phá nhiều điều mới lạ, nhìn nhận lại bản thân, tự tin trên con đường học vấn, đường
đời. Hình ảnh tự học của Newton trong dịch bệnh ở nước Anh là một tấm gương về tinh
thần tự học. Tóm lại, không thể có kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng nếu thiếu đi tinh thần tự
học. Mỗi người, nhất là các bạn trẻ trong đại dịch Covid đã và đang diễn ra đừng lệ thuộc vào
công nghệ thông tin, tận dụng thời gian, sự tự giác, tự lập, tự học để trưởng thành.

You might also like