You are on page 1of 8

Đề 1

Câu 8:
- “Tức khí” là lòng tự ái dân tộc, tinh thần vượt khó vươn lên
- Ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có tức khí vì đây chính là tinh thần thúc giục
thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng
các quốc gia trên thế giới

Câu 9:
- Biện pháp tu từ: Liệt kê
=> Tác dụng:
+ Nêu rõ các phương diện cần thiết phải có của giới trẻ Việt Nam khi ra nước ngoại đó là tư
cách, phẩm chất, hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hoá
+ Giúp câu văn dễ hiểu, rõ ràng, sinh động hơn. Làm cho diễn đạt thêm nhịp nhàng, giàu nhịp
điệu

Câu 10:
Thế hệ trẻ đang trải qua quá trình học tập, lao dộng để cống hiến cho nước nhà. Để góp
sức mình cho công cuộc đó, mỗi chúng ta cần có một bản lĩnh đối mặt với khó khăn. Bản lĩnh là
sự dũng cảm, là khả năng đương đầu với sóng gió, giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, thông
minh và tỉnh táo. Bản lĩnh được hun đúc từ kinh nghiệm sống, có bản lĩnh sẽ có vốn sống phong
phú hơn, dám đối diện với thách thức một cách mạnh mẽ hơn. Thanh niên, chủ nhân tương lai
của đất nước, ta cần rèn luyện cho mình bản lĩnh như kiên trì theo đuổi mục tiêu, sống có chính
kiến, không được nản lòng… để đóng góp nhiều điều tốt đẹp cho xã hội, giúp đất nước phát
triển.

Câu 11:
Kính gửi Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân!
Em tên là Chu Hoài Anh, hiện nay em 15 tuổi và là học sinh lớp 10A11 khoá 55 trường
Trung học Phổ thông chuyên Ngoại Ngữ.
Qua thông báo của nhà trường mới đây, em được biết quý trường đang tiến hành cấp
học bổng cho học sinh, sinh viên trong nước. Chính vì vậy, em viết bài luận này với mong muốn
trở thành một trong những học sinh may mắn được theo học tại trường.
Theo như những gì em tìm hiểu, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân là một trong những
trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt
Nam. Bên cạnh đó còn có các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Trong
số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan
trọng trong các Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Chính phủ Việt Nam
và các Doanh nghiệp. Đọc bảng thành tích nổi bật của trường, em luôn khao khát được học tập,
phát triển trong môi trường tuyệt vời này.
Sau khi đọc các tiêu chí mà quý trường đề ra, em thấy mình hoàn toàn phù hợp và đủ
điều kiện nộp hồ sơ. Trước hết, em đang theo học tại một trong những ngôi trường Trung học
Phổ thông nổi tiếng, chất lượng và danh giá bậc nhất của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành cái nôi
đào tạo ra hàng ngàn học sinh xuất sắc và là nguồn cung cấp nhân tài dồi dào cho đất nước. Bởi
vậy, em tự tin khẳng định mình cũng là một trong những học sinh ưu tú, toàn diện. Nói về thành
tích hoc tập tại cấp Trung Học Cơ Sở, điểm tổng kết các môn của em luôn đạt trên 9,0 và có sự
tiến bộ qua các năm. Trong đó, môn Toán em luôn giữ điểm số cao nhất với điểm trung bình từ
9,7 và môn Hoá học với điểm số tuyệt đối. Đặc biệt, năm lớp 9 em đã có điểm tổng kết cao nhất
trường. Em nghĩ rằng, thành tích nổi bật trên là một điểm cộng giúp em có thể ghi tên mình vào
danh sách những sinh viên sẽ theo học tại ngành “Logistic và quản lý chuỗi cung ứng” tại trường
Đại Học NEU. Việc đạt học bổng và quyết định lựa chọn Đại Học Kinh Tế Quốc Dân của em
không phải một quyết định nhất thời. Đó là ước mơ và là mục tiêu mà em đã cố gắng thực hiện
từ rất đâu. Để chuẩn bị cho việc đi học trong tương lai, em đã nghiêm túc học tập, hơn nữa em
cũng cố gắng trau dồi ngữ pháp và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Hiện tại, em có thể nghe,
nói, đọc - viết bằng tiếng Anh một cách khá thành thạo. Hàng ngày, em vẫn thường xuyên liên
lạc, trò chuyện cùng các bạn trên khắp thế giới qua nền tảng trực tuyến bằng Tiến Anh. Cùng với
đó, em tự đặt mục tiêu cho mình đạt 7.0 IELTS trở lên và đang luyện tập từng ngày.
Em có thể tự tin khẳng định rằng mình có thể trở thành một nhân tố, bởi bên cạnh kiến
thức, em cũng chú ý bồi dưỡng cho mình về nhân cách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Bên cạnh thời gian học tập, em còn dành thời gian tham gia các hoạt động tình nguyện
và hoạt động xã hội. Em đã tham gia hoạt động từ thiện “Tiếp sức em đến trường” – kêu gọi
mọi người ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hay là
ban Tổ chức của dự án “Đổi giấy lấy cây” - đổi rác tái chế để nhận những chậu cây nhỏ… Nhờ
tham gia các hoạt động xã hội, em hiểu thêm được nhiều điều trong cuộc sống. Đồng thời, có
cho mình những bài học, trải nghiệm quý giá. Em còn tích cực tham gia vào các câu lạc bộ văn
nghệ, thể thao tại trường và cũng đạt được một số thành tích nổi bật.
Em đã luôn nuôi dưỡng ước mơ được học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân từ
lâu. Em hi vọng rằng, với nỗ lực không ngừng của bản thân em có thể thực hiện được niềm đam
mê cháy bỏng của mình tại môi trường học tập tuyệt vời này. Nếu được xét duyệt hồ sơ và có cơ
hội theo học tại trường, em cảm đoan sẽ thực hiện nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế mà nhà
trường đã đặt ra.
Em mong sẽ sớm nhận được thư phản hồi từ quý nhà trường.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Đề 2
Câu 9:
- BPTT: so sánh – so sánh “cầu Thê Húc” với “dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng
của Hồ Gươm”
=> Tác dụng:
+ Gợi tả: Giúp người đọc hình dung hình dáng mềm mại, màu sắc nổi bật của cây cầu trên nền
nước
+ Gợi cảm: Cảm xúc yêu mến trân trọng, tự hào
+ Thêm sinh động, giàu hình ảnh. Thể hiện tài năng miêu tả, sự tinh tế của tác giả

Câu 10:
“Hồ Gươm làm cho HN duyên dáng và mềm mại hơn nhưng cầu Thê Húc lại là đồ trang
sức quý giá của Hồ Gươm” - đúng với câu nói ấy, cầu Thê Húc không chỉ đơn giản là một cây cầu
mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về lịch sử và kiến trúc, là biểu tượng cho nét đẹp
văn hoá của người Hà Thành. Cầu có màu đỏ son - được xem là gam màu đại diện cho sự sống,
hạnh phúc, niềm vui - như một dải lụa đào vắt ngang qua làn nước trong xanh của hồ Hoàn
Kiếm. Cùng với tên gọi Thê Húc, cầu được ví như “cầu của thần mặt trời”. Bên cạnh những cành
liễu rủ, những cành đa ven hồ, cầu Thê Húc nối liền phố xá đông đúc với đền Ngọc Sơn trên đảo
Ngọc yên bình giữa hồ. Cùng với những đặc điểm ấy, cầu Thê Húc trở thành báu vật quý giá
không chỉ của Hồ Gươm, của người Hà Nội mà còn là địa danh nổi tiếng của Việt Nam.

Câu 11:
a. Giải thích
“Hoàn hảo”: đạt đến độ trọn vẹn, toàn bích, không có khiếm khuyết.
“Căn bệnh”: tình trạng hoạt động không bình thường, gây hại cho cơ thể.
Julia Robert cho rằng ép mình đạt đến sự trọn vẹn, hoàn hảo là một sai lầm có tác hại rất lớn.
Tuy nhiên điều này lại đang lan tràn trên phạm vi rộng. Từ đó gửi đến chúng ta một thông điệp:
cần phải biết chấp nhận mặt khuyết của bản thân.
b. Bình luận
Trong thời đại con người tìm cách khoác cho mình hình tượng hoàn hảo và đòi hỏi sự hoàn hảo
ở người khác, hoàn hảo đã trở thành một căn bệnh. Người ta dệt cho mình tấm áo hoàn hảo:
ngoại hình hoàn hảo (bỏ ra cả núi tiền để mua mĩ phẩm, phẫu thuật thẩm mĩ), trí tuệ hoàn hảo
(ép mình nhồi nhét kiến thức), tâm hồn hoàn hảo. Khi đánh giá người khác, người ta cũng soi
xét nhược điểm, phần khuyết.
Vì vậy, biết chấp nhận phần khuyết của chính mình là điều cần thiết và quan trọng, bởi vì:
– Trên đời, gần như không có điều gì hoàn hảo. Mọi thứ, từ con người đến mọi vật đều chẳng
thập toàn thập mĩ. Đó không phải là “thiếu sót” của tạo hóa, mà là nguyên tắc cấu thành vạn
vật. Dó đó, biết chấp nhận mặt khuyết thiếu của mình và người khác là đã đối diện cuộc sống
một cách bản chất, chân thực và bình thản nhất.
– Khi biết chấp nhận nhược điểm của bản thân, người ta mới có thể tìm cách khắc phục và hoàn
thiện mình.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề
– Chấp nhận mặt khuyết của bản thân không có nghĩa là không sửa đổi và bắt người khác chấp
nhận. Đồng thời, khi chấp nhận nhận nhược điểm của chính mình, cũng phải bao dung với hạn
chế của người khác.
– Để có thể chấp nhận phần khuyết và sửa đổi, mỗi người cần nhận thức sâu sắc về chính mình,
cần có bản lĩnh để thực hiện những cuộc “lột xác” và cần có tâm thế an nhiên, mở rộng lòng,
bao dung với cuộc đời.
– Trong xã hội ngày nay, có những người không chấp nhận phần khuyết thiếu của chính mình,
hoặc họ che giấu, hoặc họ quá cực đoan khi nhìn nhận. Bên cạnh đó, có những người biết sống
hài hòa, nhẹ nhõm, chung sống với cả những nhược điểm của bản thân và hạn chế nó.
– Học sinh tự liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.

NlXH về tư tưởng đạo lý:


Giới thiệu – Giải thích – Bình luận – Liên hệ - Rút bài học
Đề 3
Câu 11:
Cuộc đời vốn dĩ là dòng chảy bất tận mà ở đó, con người không thể tồn tại nếu tách mình khỏi
cộng đồng. Để có thể dung hòa những khác biệt, tinh thần hợp tác và sẻ chia là điều không thể
thiếu trong mối quan hệ giữa người với người. Do vậy ý kiến “Chia sẽ hợp tác là những nhân tố
quan trọng giúp con người thành công trong xã hội hiện đại” là ý kiến đúng.
Hợp tác là quá trình con người cùng nhau trao đổi, làm việc, giúp đỡ lẫn nhau phát triển. Đó là
sự kết hợp của nhiều người, nhiều ý tưởng, nhiều kỹ năng để hoàn thành một mục tiêu chung.
Tinh thần hợp tác xuất phát từ sự tự nguyện, bình đẳng giữa các bên. Đây là nền tảng cho mọi
mối quan hệ xã hội. Chia sẻ là hành động cao cả của con người thể hiện lòng nhân đạo của mình
với mục đích san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác.
Tinh thần hợp tác mang lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, giúp chúng ta biết yêu thương, đồng cảm.
Đây là sợi dây gắn kết tình cảm con người. Ngay cả trong những mối quan hệ thân thiết như gia
đình, bạn bè,… ta cũng cần có sự hợp tác, chia sẻ để thấu hiểu nhau hơn. Tiếp theo, nhờ hợp
tác mà con người có cơ hội chia sẻ và học tập kiến thức, kỹ năng sống. Không ai là hoàn hảo nên
chúng ta cần biết bù trừ những khuyết điểm và tận dụng ưu điểm của nhau để chinh phục
những thử thách. Hợp tác, chia sẻ dạy con người cách đoàn kết, tôn trọng sự khác biệt, cho con
người cơ hội mở mang tầm hiểu biết. Nhờ đó mà mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trở nên
hài hòa, tạo nên môi trường sống lành mạnh. Tinh thần hợp tác đóng góp một phần không nhỏ
vào việc xây dựng các giải pháp cho các vấn đề cấp bách của thời đại. Trong đại dịch Covid - 19,
việc người dân chấp hành nghiêm túc việc giãn cách xã hội, xếp hàng khi tiêm vắc – xin chính là
ví dụ cho tinh thần hợp tác.
Đối lập với điều này, hiện nay trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được
tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhiều cá nhân bảo thủ, cao ngạo, không hòa nhập với cộng
đồng hoặc có nhiều hành động chống phá, trốn tránh các công việc tập thể. Đây là lối sống đáng
phê phán và cần loại bỏ ngay lập tức.
“Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đó là lời răn dạy của cha ông ta
từ ngàn xưa về giá trị của tinh thần đoàn kết. Ngày nay, chúng ta hãy tiếp tục và kế thừa phát
huy truyền thống ấy, nêu cao tinh thần hợp tác để đất nước thêm giàu đẹp, phồn vinh.
Đề 4
Câu 8:
- Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương, quý trọng, chia sẻ, biết ơn của ông đối với vợ
- Bộc lộ tâm sự của ông trước hoàn cảnh xã hội và tình cảnh bản thân

Câu 9:
- Tác giả vận dụng hình ảnh quen thuộc trong ca dao dân gian vừa để thương cảm
vừa ngợi ca, trân trọng phẩm chất của bà Tú
- Đồng nhất thân phận của bà Tú với con cò để thấy sự nhỏ bé, đáng thương, tội
nghiệp, lam lũ nhưng tần tảo, chịu thương chịu khó của bà tú
Câu 10:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này
qua tháng khác, không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, nơi mỏm đất
nhô ra, ba bề bao bọc sông nước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi
tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi
đủ năm con với một chồng”. Chỉ có thế thôi cũng đủ để lại trong lòng độc giả một ấn tượng khó
phai về hình ảnh người vợ đầu tắt mặt tối, gánh cả gia đình. Thông thường người ta chỉ đếm mớ
rau, con cá, đếm tiền bạc, … chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm
chua chát về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”.
Tuy hoàn cảnh éo le vất vả là vậy, nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con, một mình bà vẫn
nuôi cả gia đình. Có thể nói, hai câu thơ trong phần đề, Tú Xương ghi lại một cách chân thực
hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang của mình. Cùng với giọng thơ hóm hỉnh cùng tài năng
trong nghệ thuật thơ trào phúng, 2 câu thơ như lời lên án gay gắt xã hội phong kiến xưa đã
biến những người đàn ông vốn là những trụ cột vững chắc trong gia đình thành những kẻ vô
tích sự chỉ biết sống dựa vào vợ.

Câu 11:
Ông cha ta từ xưa đã rất coi trọng việc học tập, chẳng vậy mà có những câu tục ngữ như:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Học hành luôn
là một con đường gian nan. Trên con đường ấy, con người cần tìm ra cho mình một phương
pháp học tập đúng đắn. Và, tự học là một phương pháp đúng đắn nhất.
Nếu có ai đặt câu hỏi về khái niệm tự học là gì. Thì đó chính là tự vận động bản thân
mình, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức mới, những điều ta được trải
nghiệm trong cuộc sống mà không phải chờ đợi người khác chỉ bảo, dạy dỗ lại. Tự học là điều
rất cần thiết bởi với nhịp sống xã hội không ngừng phát triển ngày nay, nếu không tự học, chúng
ta sẽ bị thụt lùi so với thời đại. Không chỉ thế, kiến thức là điều vô hạn, chỉ có con người là hữu
hạn. Không phải điều gì chúng ta cũng biết, cũng thông thạo am hiểu. Cần phải có một quá trình
học tập, trau dồi mới có thể học được những thứ ta cần, để phục vụ cho công việc. Nhưng khi ta
chưa kịp nắm vững về lĩnh vực này, thì ngày mai xã hội lại có những ý tưởng, những sáng kiến
mới, do đó buộc chúng ta phải luôn không ngừng rèn luyện, học tập để có được những hiểu
biết, cũng như kiến thức nhất định để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống. Nhưng tại sao
lại phải tự học, trong khi chúng ta có thể đi học trường nọ lớp kia. Điều này đúng nhưng chưa
đủ, bởi những gì ta tự học, tự mày mò tìm hiểu, chắc chắn sẽ để lại trong chúng ta ấn tượng sâu
sắc hơn, so với những kiến thức khô khan trên lớp. Chúng ta đam mê một điều gì đó, rồi tự
khám phá, tìm hiểu, vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn. Tất nhiên trong quá trình
tự học, ta có thể tham khảo từ những người xung quanh, bạn bè, thầy cô, trường lớp… nhưng
quan trọng nhất vẫn phải là bản thân chúng ta, bởi chẳng ai có thể học và ghi nhớ thay bản thân
ta được.
Chắc hẳn, chúng ta sẽ không quên được những tấm gương sáng về tinh thần tự học
trong cuộc sống. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Suốt ba mươi
năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết
phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp,
Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh
viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Bên
cạnh những người đã biết chủ động học tập, thì thế hệ trẻ hiện nay một số đông đang có tính ỷ
lại, học tập một cách bị động, học gạo, không mang lại hiệu quả cao. Các em học tập theo một
cách đối phó, chỉ để chống đối với cha mẹ, thầy cô, hoặc để có thành tích tốt, bảng điểm đẹp,
nhưng kết quả thực chất lại không có gì. Lý do bởi các em đâu có đam mê, đâu có hứng thú, chỉ
học cho có, vì trách nhiệm mà thôi. Cũng có những người lại tự mãn, quá tin vào bản thân. Họ
cho rằng những gì họ biết đã là quá đủ, đủ để phục vụ cho cuộc sống, nhưng họ đâu biết rằng,
đến một ngày cuộc sống, cũng như xã hội thay đổi, những gì họ biết đã không còn là đủ. Khi đó,
họ sẽ trở thành những con người đi chậm lại so với xã hội, dẫn đến tình trạng chán nản, mất
niềm tin vào cuộc sống.
Tóm lại, tự học là một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người.
Chúng ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi không có con
đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập. Vì thế khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, em cũng sẽ tự cố gắng học tập thật tốt bằng những phương pháp như: đọc thêm nhiều
sách hơn, tìm hiểu những kiến thức ở trên mạng…
Đề 5

You might also like