You are on page 1of 3

Kính thưa quý vị đại biểu.

Kính thưa các thầy cô giáo và tất cả các bạn học sinh thân mến !

Trong lịch sử chúng ta đã từng biết đến, một E- đi –xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học,
một Groki nhà văn nga vĩ đại tác giả cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng “Những trường đại học của tôi” hay
nói đâu xa trong lịch sử dân tộc việt nam có những tấm gương tự học sáng ngời như: thần đồng
Lương Thế Vinh nhờ cố gắng tự học sau đó đổ Trạng Nguyên và phát minh ra bảng cửu chương còn
lưu truyển mãi đến ngày nay…một Mạc Đình Chi lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo bắt
đom đóm bỏ vào vỏ trứng mà sau đổ Trạng Nguyên, đi sứ nước ngoài làm rạng danh nước nhà và
được phong “ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” Hay vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta ngày trước cũng nổ
lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi, Bác thông thuộc nhiều ngôn ngữ trên thế giới và tìm ra
con đường cứu nước. Tất cả, tất cả những con người đó là những tấm gương sáng ngời của tinh thần
tự học và đã thành công. Để bước tiếp con đường của những vĩ nhân và tiếp thu truyền thống ấy, đến
với tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 với chủ đề “ xây dựng năng lực tự học trong kỷ
nguyên số” em xin đại diện cho toàn thể học sinh trường THCS Nguyễn Du nói lên một vài suy nghĩ.
Kính thưa quý vị đại biểu
Kính thưa các thầy giáo cô giáo, và các bạn học sinh thân mến!
Thế giới đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế , đất nước chúng ta đang trong thời kì phát triển
và hội nhập, trong thời đại 4.0 này, nếu chúng ta không học tập, không liên tục tìm tòi học hỏi thì
chúng ta sẽ tụt hậu và không bao giờ theo kịp xu thế phát triển của nhân loại. Bởi vậy, cách duy nhất
để biết , để hiểu , để phát triển là phải học. Tuy nhiên kiến thức của nhân loại là một đại dương mênh
mông trong khi sự hiểu biết con người, đời người lại hữu hạn. vì thể chúng ta phải học, học liên tục,
học suốt đời, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học trong cuộc sống mà cốt nhất là phải tự học, như vậy
mới có thể cập nhật được những kiến thức mới mẻ, hiện đại giữa đại dương kiến thức mênh mông ấy,
để góp phần cho sự phát triển của xã hội, và làm cho bản thân được hoàn thiện hơn.
Vậy tự học là gì? Tự học là ý thức rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng
cho bản thân. Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết một cách tự giác,
chủ động nắm tri thức. Một học sinh nghèo, hàng ngày phải đi làm kiếm sống, có thể tự học bằng
thực tế cuộc sống; một bác xe ôm có thể học ngoại ngữ khi bác đi chở khách người nước ngoài; một
anh công nhân có thể tự học khi anh đi làm trong các công xưởng để nâng cao trình độ của bản
thân…. Vậy một học sinh phải có phải tự học như thế nào để mang lại hiệu quả?
Một là, phải luôn có tư tưởng, ý thức “hướng học” và “hiếu học”, “Ăn vóc học hay”, “đi một ngày
đàng học một sàng khôn”, phải luôn thường trực sự học hỏi, học tập ở mọi nơi mọi lúc, phải kết hợp
cả “learn” (học thường xuyên và linh hoạt) và “study” (học tập, nghiên cứu bài bản).
Hai là, phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không ngừng chứ không phải học
theo kiểu “được chăng hay chớ”. Nghị lực học tập phải được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng
ngày chứ không thể học dồn một lúc, học cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc chỉ cần tặc lưỡi
lười biếng một thời gian là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống, khó kéo lại được rồi dần trở nên an
phận, tụt hậu.
Ba là, cần tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích.
Việc trau dồi kiến thức không chỉ loanh quanh ở điểm số, giấy khen, bằng cấp mà nằm ở giá trị con
người và sự đóng góp những điều có ích cho xã hội. Nhất là với trí tuệ của người trẻ, cần phải có sự
thông minh trong quá trình tự học ở mọi lúc mọi nơi. Học để biết, rồi kế thừa cái biết sau khi học để
tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát triển thêm thành tri thức mới. Như thế thì mới thể hiện đúng vai trò
của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đúng như phương châm
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Bốn là, việc tự học cũng cần có tư duy, có lựa chọn. Bởi tri thức là vô tận nhưng thời gian, khả năng
tiếp nhận của mỗi người là hữu hạn. Giới trẻ là những người rất ham hiểu biết, có khả năng cập nhật
liên tục và hấp thu nhanh nên càng cần tư duy chín chắn và sự lựa chọn sáng suốt trong việc học cái
gì, ở đâu, với ai. Kiến thức cần học là của chung, tựa như nguồn tài nguyên mở còn tự khám phá, tiếp
thu chúng ra sao là sự lựa chọn của riêng mỗi người. Nếu lựa chọn không cẩn thận, cái gì cũng thấy
hay, điều gì cũng thấy thích và lao vào tìm hiểu thì có thể sẽ dẫn đến việc tốn thời gian, công sức,
thậm chí là tiền bạc và chi phí cơ hội cho những điều không thực sự có ích.
Năm là, ngoài tự học các kiến thức trong sách vở thì cần trang bị cho bản thân các kiến thức nền tảng
về chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, học sinh cần có những hiểu biết vững chắc về lịch sử, truyền
thống, phong tục, tập quán và văn hóa Việt Nam, cần thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ trước khi giỏi ngoại
ngữ khác. Bác đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Ngoài ra, cần
phải năng nghe - học - đọc - đi để nâng cao hiểu biết của cuộc sống muôn màu. Cần trang bị vững
chắc các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, ví dụ như: kỹ năng bơi lội, leo núi; kiến thức phòng cháy
chữa cháy; kỹ thuật sơ cứu, cứu thương cơ bản; cách sửa chữa điện, nước sinh hoạt; hiểu biết về an
toàn vệ sinh thực phẩm; kiến thức về hàng hóa, giá cả thị trường; khả năng tự chăm sóc bản thân và
gia đình... Học sinh cũng cần tích cực tham gia trong các phong trào ngoại khóa, các công việc xã hội
- thiện nguyện để mang những hiểu biết cá nhân có được nhờ quá trình học tập, tự học vào các hoạt
động ích nước lợi nhà và đóng góp cho cộng đồng, đất nước.
Sáu là, học cần đi đôi với hành. Thực tiễn luôn là thước đo đúng đắn nhất cho mọi bài học. Cần đưa
nhiều hơn các giờ thực hành vào trong bài giảng ở trường lớp. Với mỗi người, tùy ở điều kiện và khả
năng, cần siêng năng luyện tập, thực tập trong quá trình tự học. Kỹ năng làm việc và sự cọ sát thực tế
chính là tạo nên năng lực và ưu thế cá nhân, bởi khi ra đời, “hay chữ” phải đi đôi với “hay làm” chứ
không chỉ là mang lý thuyết, sách vở vào áp dụng một cách cơ học, máy móc.
Bảy là, việc học tập và tự học là một quá trình, là “học tập suốt đời” theo tấm gương của Bác. Do đó,
các bạn trẻ không nên “giục tốc bất đạt”, không nên quá áp lực, tự làm khó cho bản thân. Cần hiểu
rằng, giá trị con người nằm nhiều ở nhân cách, cách đối nhân xử thế, việc hành thiện giúp đời... chứ
không chỉ nằm ở kết quả học tập, thứ bậc, vị trí ở cơ quan đoàn thể, danh vọng ngoài xã hội… Mỗi
người có sự phấn đấu, học tập, tự hoàn thiện theo cách riêng của mình và không nên quá chạy đua về
học vấn, vị thế. Thậm chí, cần rèn luyện và học cả tính kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại; cần trang bị tốt cho
mình sức khỏe thể chất và tinh thần để tăng khả năng vượt khó, vượt qua căng thẳng, áp lực của cuộc
sống hiện đại.
Tám là, không để mặt trái của mạng internet, công nghệ lôi kéo, phân tán, ảnh hưởng đến thời gian,
năng suất, kết quả học tập, lao động. Thống kê cho thấy tỷ lệ người Việt Nam sử dụng internet, mạng
xã hội hiện nay là rất cao, kéo theo việc lạm dụng thời gian học tập, thời gian làm việc vào tán gẫu,
chơi game, lướt web, gây xao lãng nhiệm vụ chính và lãng phí tài nguyên chung.
Đây thực sự là một vấn đề rất đáng lưu tâm của toàn xã hội, trong đó có giới trẻ. Do đó, một thế hệ
trẻ thông minh, bản lĩnh cần biết khai thác mặt ưu của công nghệ, của hệ thống thông tin đại chúng,
mạng xã hội để phục vụ cho học tập, đặc biệt là việc tự học, cũng như phục vụ cho công việc và cuộc
sống của mình; đồng thời biết kiểm soát, giới hạn bản thân để không bị lôi kéo, sa đà và bị ảnh hưởng
tiêu cực của những kênh thông tin, trò chơi, trào lưu không tốt trên mạng. Ngoài ra, học sinh chúng ta
cũng cần học hỏi, hoàn thiện bản thân về ngôn ngữ, phong cách giao tiếp, kỹ năng ứng xử với xung
quanh, tránh việc quá lạm dụng giao tiếp trên mạng, giao tiếp trong môi trường ảo, sử dụng từ tắt,
tiếng lóng trong “chat chit” mà bỏ qua hệ thống từ ngữ chuẩn mực, bỏ qua việc giao lưu xã hội thực
tế, tương tác với người thật việc thật.
Chín là, học tập, tự học hỏi, tự rèn luyện với mục đích cuối cùng là để thành công, để phục vụ cho
bản thân, gia đình và cao hơn cả là quê hương đất nước. Khi được hỏi về phẩm chất nào được coi là
cần thiết hàng đầu đối với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, nhiều người thành đạt đi trước đã nhắc đến
bốn từ, đó là “tình yêu Tổ quốc”. Tình yêu đó phải được cụ thể hóa thành hành động. Kết quả của
quá trình tự học, học hỏi phải được biến thành sự đóng góp thiết thực, ích nước lợi dân chứ không chỉ
nằm trong thành tích học tập.
Mười là, cần có phương pháp, công cụ học tập đúng đắn. Phương pháp tự học cũng là cần thiết để
học đúng người, đúng cách, đúng nội dung, đúng thời điểm… Đã qua thời học tập là một thầy giảng
và nhiều người nghe trong một lớp học tập trung, mà kiến thức đang được tiếp thu liên tục thông qua
quá trình tự học hỏi, tự tìm tòi, tự tiếp nhận. Học tập ngày nay đang tiếp cận theo mô hình gắn nhiều
hơn “lý thuyết” với “thực hành”, “thực hành” với “trải nghiệm”, trong đó trải nghiệm là một xu
hướng mới và hiệu quả. Các năng lực cốt lõi cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng nhân sự nên dành nhiều
hàm lượng cho các kỹ năng mềm, các kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc.
Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay đã giúp người học có thêm nhiều công cụ học tập như học
điện tử (e-learning), học trên di động (mobile learning), học cộng tác/xã hội (social learning), học
siêu ngắn (microlearning)…mà người học có thể tiếp cận nội dung học rất nhanh chóng, mọi lúc mọi
nơi và trên nhiều phương tiện, công cụ khác nhau (máy tính, máy tính bảng, điện thoại...). Thay vì
trước đây khuyến khích học dài trong một thời gian ngắn, thì cách học mới đang khuyến khích học
ngắn trong một thời gian dài và có tính duy trì liên tục (learning continuity).
Ngày nay, học sinh chúng ta thuận lợi hơn so với các thế hệ trước, với sự trợ giúp của công nghệ và
khả năng tiếp cận kho tri thức trên mạng internet, thư viện ảo. Giới trẻ đang có điều kiện đầy đủ hơn
về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao tinh thần học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi
và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Kính thưa quý vị đại biểu
Kính thưa các thầy giáo cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Đến với tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời chúng em ý thức rất sâu sắc về tinh thần tự học, trên
bước đường thành công trong cuộc sống của mình, và tương lai đất nước. chúng em hứa sẽ cố gắng
hơn nữa, tích cực hơn nữa , chủ động sáng tạo hơn nữa trong việc học của mình, để không phụ lòng
mong mõi của thầy cô, cha mẹ, nhà trường và xã hội. Cuối cùng chúc quý vị đại biểu, các thầy cô
giáo, các bạn học sinh sức khỏe, hạnh phúc, chúc ngày hội thành công tốt đẹp. Em xin chân thành
cảm ơn!!!!!

You might also like