You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tiểu luận

TẤM GƯƠNG TỰ HỌC CỦA BÁC

Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG TỰ HỌC CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI BẢN THÂN

GVHD: Thầy Cao Đức Sáu


SVTH: Cao Vũ Thanh Nguyên
Lớp: KT19CLC
Mã lớp HP:000015004
MSSV: 19510101280
MỤC LỤC
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC ................................ 2
1. Khái lược cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học ...................................... 2
1.1. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học ...................................... 2
1.2. Nội dung tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh ........................................... 2
Mục đích của tự học: .......................................................................................... 2
Tự học với “thái độ đúng và phương pháp đúng”.............................................. 3
“Tự động học tập” .............................................................................................. 3
Ham học hỏi: học suốt đời, học ở mọi nơi ......................................................... 3
Sự kết hợp giữa học với hành............................................................................. 4
2. Tấm gương tự học Hồ Chí Minh .................................................................... 6
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 10
LIÊN HỆ BẢN THÂN ............................................................................................... 11
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại và đáng kính của dân tộc Việt Nam và danh
nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Cuộc đời của Người là bài học lớn, là tấm gương sáng
ngời về giáo dục. Tư tưởng của Người, trong đó tư tưởng về tự học luôn là ngọn đuốc soi sáng
cho mỗi thế hệ “con rồng cháu tiên” của dân tộc Việt Nam.
Với tư cách là một hình thức hoạt động độc lập trong quá trình đào tạo, tự học là phương
thức quan trọng giúp người học củng cố, mở rộng, hệ thống hóa kiến thức… mà còn có tác dụng
hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp mai sau. Thời đại càng
văn minh, sự đào thải càng khắc nghiệt thì sự tự học lại càng minh chứng được vai trò quan trọng.
Không phải ngẫu nhiên mà trước sự biến đổi có tính cách mạng của tình hình kinh tế – xã hội hiện
nay, Đảng ta đã đặt ra yêu cầu then chốt: “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học
sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề ”.
Dưới sự mở lối của đổi mới công tác đào tạo, thời gian qua, giáo dục bậc đại học của
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi: Về căn bản, Việt Nam có một thế hệ
sinh viên đã nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của hoạt động tự học; có sự tích cực, nỗ lực,
sáng tạo trong quá trình học tập; có tri thức cơ bản, cơ sở chuyên ngành và thái độ đạo đức
nghề nghiệp trách nhiệm…
Song song những mặt tích cực, nền giáo dục đất nước ta vẫn tồn động một số hạn chế:
Quá trình tự học của nhiều sinh viên còn thụ động; hình thức tổ chức tự học chưa hợp lý, nặng
về tự học cá nhân; động cơ tự học chưa thực sự đúng đắn; phương pháp tự học chậm đổi mới…
nên việc tự học tập chưa thực sự hiện quả. Đấy là những thách thức rất lớn đối với sự phát
triển của đất nước ta!
Để khắc phục được những hạn chế ấy thì việc vận dụng tư tưởng tự học của Hồ Chí
Minh vào thực tiễn giáo dục – đào tạo một cách toàn vẹn, cụ thể và sâu sắc hơn là yếu tố
vô cùng quan trọng. Đối với sinh viên hiện nay, nhận thức về tự học theo TTHCM còn
chưa đầy đủ; vì vậy khả năng vận dụng vào thực tế còn gượng ép, chưa trở thành hành
động tự giác và đạt hiệu quả cao.
Đó là lý do tôi chọn vấn đề: “Tấm gương tự học của bác và ý nghĩa của tư tưởng tự học của
hồ chí minh với bản thân” làm đề tài tiểu luận với hy vọng đóng góp một phần nhỏ công sức
của mình vào quá trình làm sáng tỏ tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh.
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC
1. Khái lược cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học
1.1. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học
Là người đã khởi đầu sự nghiệp cách mạng bằng công việc giáo dục quần chúng nhân
dân, hơn bất kì ai Hồ Chí Minh hiểu rõ: Giáo dục giữ vai trò then chốt trong tiến trình gây
dựng một đất nước ấm no – một dân tộc vững mạnh. Người từng khẳng định: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy mà với Bác, giáo dục luôn là vấn đề ưu tiên của đất nước “Vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”…
Là một nhà tư tưởng lớn, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến yếu tố tự học với vai trò then
chốt trong quá trình giáo dục. Suy đến cùng: Quá trình giáo dục là quá trình khơi dậy và phát
huy sự tự giáo dục của người học. Giáo dục không thể đạt kết quả nếu người học không có ý
thức nỗ lực học tập, tiếp thu tri thức, biến tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân.
Tự học tập, tự giáo dục chính là khâu phát triển cao nhất, quan trọng nhất, là nội dung cốt
lõi của quá trình giáo dục. Vì vậy mà ngay từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lấy
tự học làm cốt […] Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”.
Tự học chẳng những thể hiện ý thức tự giác, tinh thần tích cực chủ động của người học,
mà còn là cách thức học tập không thể thiếu giúp người học hiểu sâu hơn, bổ sung thêm lượng
kiến thức chưa có điều kiện nghiên cứu, học tập tại trường lớp. Đặc biệt, trong hoàn cảnh nền
giáo dục Việt Nam nhiều năm bị chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp kìm hãm, rồi bị
chiến tranh liên miên kéo dài cản trở, nhấn mạnh việc tự học của mỗi cán bộ, đảng viên và
người dân là điều hết sức có ý nghĩa.
1.2. Nội dung tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh
Mục đích của tự học:

Trả lời câu hỏi “Học để làm gì?”, Hồ Chí Minh khẳng định: Học để sửa chữa tư tưởng;
học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để tin tưởng vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương
lai của dân tộc, vào tương lai cách mạng; học để hành. Suy cho cùng: “Học để làm việc, làm
người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.
Muốn làm việc, học tập công tác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu
cầu của chương trình đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra.

2
Như vậy, từ tầm cao văn hóa dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận toàn vẹn
mục đích của giáo dục và tự giáo dục: Giáo dục và tự giáo dục không chỉ đơn giản là bổ sung
kiến thức, mà sâu xa hơn là để hoàn thiện nhân cách con người.
Tự học với “thái độ đúng và phương pháp đúng”

“Thái độ đúng và phương pháp đúng” là điều căn bản để việc tự học đạt được kết quả.
Theo Hồ Chí Minh: Một mặt, phải có “phương pháp đúng” – kế hoạch chặt chẽ, khoa học, sắp
xếp thời gian và nội dung kiến thức mạch lạc. Mặt khác, phải có “thái độ đúng” – kiên trì, quyết
tâm thực hiện kế hoạch tới cùng, không giao động, không lùi bước. Với Bác: “Tự nguyện, tự
giác xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành,
do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập” và đặc biệt là phải “nêu cao tác phong
độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”.
“Tự động học tập”

“Tự động học tập” không những là cách tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết mà còn là
phẩm chất cần phải có của người cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh từng thẳng thắng nhắc nhở
cán bộ xao nhãng học tập (dù có thể bận việc hành chính hoặc quân sự) là “một khuyết điểm rất
to” và Người cho rằng: Nhiều biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân cũng xuất phát từ chỗ lười biếng,
không chịu học tập, nâng cao trình độ nhận thức.
Do đó, “học tập không ngừng và phải luôn luôn khiêm tốn”. Từ chỗ xác định việc tự học
là yêu cầu phải thực hiện, mỗi người từng bước biến nó thành động cơ, nhu cầu thường trực,
thành thói quen hằng ngày.
Ham học hỏi: học suốt đời, học ở mọi nơi

“Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như một
giọt nước…”
Phải chăng vì lẽ ấy mà cuộc đời con người là quá trình học tập không ngơi nghỉ? Bác Hồ từng
chia sẻ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã biết
đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên
chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Phải lấy tự học làm cốt – Khi

3
niềm đam mê đã đủ lớn thì tự bản thân sẽ tư khắc không ngừng học hỏi, không ngừng
nghiên cứu và phát triển.
Và cuộc đời Bác chính là minh chứng hoàn hảo cho những lời Bác nói. Thời còn trẻ,
do hoàn cảnh, Người đã không được đến trường để học, nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi
lúc, “học trong đời sống của mình... học ở giai cấp công nhân”. Sau này, khi đã trở thành người
đứng đầu một nhà nước, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế,
học suốt đời.
Hồ Chủ tịch từng tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học
thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Bác kêu gọi: “Chúng ta phải học
và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học”. Cuộc đời của Bác là một quá
trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục
đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức
và nhân cách của bản thân. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh – Một anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại.
Sự kết hợp giữa học với hành

Nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa học và hành, Hồ Chí Minh chú ý nhắc
nhở học đến đâu phải ra sức luyện tập, thực hành đến đó. Suy cho cùng, việc tự học phải góp
phần giải đáp những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra đối với mỗi người: “Học với
hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi
chảy”.
“Học” là một hoạt động nhận thức, là quá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, các phẩm chất văn hoá đạo đức… một cách tích cực, toàn diện và thường xuyên của
mỗi người. Tính tích cực của việc học thể hiện ở chỗ học không chỉ để hiểu biết, không dừng
lại ở hiểu biết mà thông qua học tập mỗi người trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần
thiết qua đó hình thành nhân cách, năng lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
Bác viết: “Học” trước hết là quyền lợi và bổn phận của mỗi người dân Việt Nam “mọi
người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới
để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ
quốc ngữ”.

4
“Hành” tức là thực hành. “Hành” là con đường duy nhất, hiệu quả nhất của học tập. Nội
dung “hành” trong tư tưởng của Người còn là sự vận dụng những điều đã học để giải quyết những
vấn đề do thực tiễn đặt ra. Nếu coi “học” là việc tiếp thu tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn,
thì “hành” là sự vận dụng những tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết bài tập,
thực hiện có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ được giao, vận dụng vào hoạt động lao động sản
xuất, cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người.
“Hành” cao cả nhất là hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội, có tác dụng hình thành
con người với tư tưởng, tình cảm cao cả và hành vi đẹp đẽ, góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của
tập thể, cộng đồng dân tộc. Muốn hành động cách mạng luôn đúng đắn thì “khi trở về làm việc,
cần phải áp dụng những điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một
cách khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc”, “lý luận rất quan
trọng cho sự thực hành cách mạng… muốn hiểu biết lý luận và phương pháp cách mạng, phải
thực hành tham gia cách mạng… ” “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận
mà không biết thực hành thì cũng là trí thức một nửa. Vì vậy, trong lúc học lý luận cũng phải
biết kết hợp với thực hành… ”.
Trong Bài nói chuyện tại buổi bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ đảng, Bác nói: “Muốn tiến
bộ mãi thì phải học tập… các cô chú đã học là cốt để thực hành. Từ nay cán bộ ta phải ghi nhớ
và phải quyết tâm thực hành những điều đã học”. Bác nhấn mạnh, đối với cán bộ, đảng viên,
khi học tập lý luận chính trị phải biết vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế công việc hằng
ngày theo phương châm: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi
việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình…Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực
tiễn”.

5
2. Tấm gương tự học Hồ Chí Minh
Với tầm nhìn bao quát và sâu sắc, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam nói
riêng và nhân loại nói chung những tư tưởng sâu sắc toàn vẹn về giáo dục và tự giáo dục. Và
chính cuộc đời Bác cũng là minh chứng rõ ràng và xác thực cho những điều Bác nói.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị xâu xé, Hồ Chí Minh sớm xác định cho mình
một mục đích học tập lý tưởng: Học để là phụng sự dân tộc, phụng sự Tổ quốc, học để tìm
cách cứu nước, cứu dân. Trong điều kiện “chính sách ngu dân” rất được chính quyền thực dân
ưa dùng, thì với mục đích học tập cao cả như vậy Bác Hồ chỉ có con đường duy nhất và chuẩn
xác nhất là tự học.
30 năm Hồ Chí Minh bôn ba qua nhiều nước trên thế giới để tìm đường cứu nước cũng
chính là sự tiếp tục con đường tự học, tự nghiên cứu mà Người đã bắt đầu với một ý chí và nghị
lực phi thường. Đó là quá trình gắn bó chặt chẽ giữa quá trình lao động và quá trình tự học
của Hồ Chí Minh. Dù công việc rất cực nhọc, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn, nhưng Người
luôn luôn tranh thủ học tập ở mọi nơi, mọi lúc có thể, bằng mọi hình thức và phương tiện có
được.

Hình Bác Hồ làm phục vụ trên tàu


Khi ở trên tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin, Người thường “đọc hay viết đến mười một giờ
hoặc nửa đêm”. Khi ở Saint Adret, trong lúc tạm ở nhà một chủ tàu, Người học tiếng Pháp với
người giúp việc. Để học từ mới, Người viết vào một tờ giấy dán vào những chỗ dễ thấy, có khi
viết vào cánh tay để khi đi đường hay đang làm việc cũng có thể nhẩm học. Ban đêm, khi chưa
6
ngủ Người lấy tay mò viết những chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ và cứ thế mỗi ngày Người
học thêm vài từ mới.
Sau này, khi đã ở trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù bận trăm công
nghìn việc, thậm chí ngay cả khi tuổi đã cao, Hồ Chí Minh vẫn luôn sắp xếp thời gian để tự học
tập, tự trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn. Người thường xuyên cập nhật thông tin qua các
loại sách báo, tài liệu trong nước và nước ngoài. Người nhiều lần đi xuống cơ sở để lắng nghe,
học hỏi, tổng kết từ mọi tầng lớp nhân dân, từ đó có những chỉ đạo kịp thời trong thực tiễn. Với
Người, tự học đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu, một đòi hỏi bức thiết nhằm
phục vụ sự nghiệp cách mạng. Bác từng tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học...
Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.

Cho đến những ngày cuối tháng 8 năm 1969, chỉ ít ngày trước lúc vĩnh biệt toàn Đảng,
toàn dân đi vào cõi vĩnh hằng, Hồ Chí Minh vẫn giữ thói quen đọc sách, báo nắm bắt tin tức
hằng ngày. Người đọcCuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, Vấn đề cải tiến chữ
quốc ngữ, The truth about Vietnam (Sự thật về Việt Nam) và những bài viết trên báo Nhân
dân về vấn đề khoán ở các hợp tác xã nông nghiệp…
Với một tinh thần ham học hỏi, ý thức tự giác cao, xuất phát từ mục tiêu phục vụ cách
mạng, phụng sự dân tộc, Hồ Chí Minh đã không ngừng tự học, tự giáo dục và đã gạn lọc, thâu

7
thái được những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại để làm giàu thêm tri thức của bản
thân, từng bước hiện thực hóa những lý tưởng cao đẹp của Người. Người đã tìm đến và tiếp
thu chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận tiên tiến nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất của thời đại
và có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và quốc tế. Nhờ quá
trình học tập mà chủ yếu là tự học, Người đã không ngừng vươn lên đến tầm cao trí tuệ nhân
loại và có những đóng góp xứng đáng, được thế giới tôn vinh, trường tồn với thời gian.
Không phải chỉ bằng ngôn từ người ta sẽ trở thành vĩ nhân. Sự vĩ đại nơi những vĩ nhân chính
là ở chỗ họ đã thực hiện thống nhất giữa lời nói và hành động. Bàn về tự học một cách sâu sắc, Hồ
Chí Minh đồng thời cũng nêu một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học suốt đời. Cuộc đời hoạt
động cách mạng sôi nổi của Người cũng đồng thời là quá trình không ngừng nỗ lực học tập, chủ yếu
là tự học, nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Mười năm sau khi Hồ Chí Minh qua đời, trong cuốn “Thuật ngữ giáo dục người lớn”, Liên
hợp quốc (UNESCO) mới đưa ra những quan niệm tổng quát về việc tự học đối với mỗi người “Học
tập: một kho báu tiềm ẩn” đã chỉ rõ: học tập là của cải nội sinh dựa trên bốn trụ cột; phải xây dựng
xã hội học tập và mỗi con người phải biết tự động học tập, coi đó là cơ sở để học suốt đời; đạo đức
8
mới của nền giáo dục là mỗi con người phải phấn đấu trở thành một nhà giáo dục cho chính mình và
cho cộng đồng.
Nhìn lại lịch sử, thật tự hào thấy rằng nhiều ý tưởng về nền giáo dục tiên tiến, nhất là
quan điểm tự học suốt đời do UNESCO nêu ra trong thời đại nay đã được Hồ Chí Minh sớm
làm rõ và nêu gương kiểu mẫu. Điều này khẳng định cho một tầm tư tưởng lớn vượt thời đại
và những giá trị lý luận to lớn và ý nghĩa thời đại sâu sắc của quan điểm tự học suốt đời của
Hồ Chí Minh - nhà giáo dục vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại và người cha đáng
kính của dân tộc Việt Nam!

Hình Bác Hồ học báo ở Pác Bó

9
KẾT LUẬN
Tư tưởng tự học Hồ Chí Minh là một chỉnh thể rất logic, rất khoa học – vừa có giá trị
lịch sử vừa có giá trị từng dụng thực tiễn to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu mực
về tự học, tự học suốt đời và tự học mọi nội dung, mọi lĩnh vực, mà còn để lại một hệ thống
lý luận hoàn chỉnh, toàn diện về vấn đề tự học cho muôn thế hệ đời sau.
Ngày nay, trong những điều kiện phát triển mới về kinh tế, chính trị, xã hội của nước
ta bước vào thế kỷ XXI: Khoa học công nghệ phát triển vượt bậc dẫn đến những biến đổi to
lớn trong xã hội. Điều đó đòi hỏi mọi người cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao
năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội nếu không muốn bị đào thải.
Tự học có ý nghĩa then chốt đối với bản thân sinh viên để gặt hái kết quả trong quá
trình đào tạo trong nhà trường và ngoài xã hội. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ
thể trong quá trình nhận thức của sinh viên – là quá trình sinh viên với vai trò người chủ động
và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức mới, nâng nhận thức bản thân lên tầm
cao mới.
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, hơn bất kì ai sinh viên – những chủ nhân
tương lai của đất nước phải tự rèn luyện phương pháp tự học: Tự học không đơn giản là một
phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập.

10
LIÊN HỆ BẢN THÂN
Bản chất vận dụng TTHCM là thấu triệt tư tưởng ấy vào đưa vào thực tiễn cách mềm
dẻo, hoạt biến để phù hợp với từng giai đoạn và hoàn cảnh nhất định. Như vậy, Vận dụng
TTHCM về tự học trong giáo dục sinh viên hiện nay thực chất là quán triệt những giá trị cốt
lõi của tư tưởng, tấm gương của Người về tự học đưa vào thực tiễn hoạt động học tập của
sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.
Là một sinh viên ngành Kiến trúc – là tầng lớp tri thức có trách nhiệm quan trọng trong
công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam, tôi hiểu bản thân cần có kế hoạch và hành động cụ
thể để vận dụng TTHCM về tự học vào tình hình thực tế của bản thân. Từ đó hoàn thiện và
phát triển bản thân toàn diện trên diện đạo đức, trí tuệ và sức khỏe.
Sau khi tìm hiểu TTHCM về tự học, bản thân tôi đã xác định rõ phương hướng và kế hoạch
để việc tự học tập rèn luyện đạt được kết quả đáng mong đợi. Cụ thể:
Thứ nhất, xác định được mục đích tự học của bản thân
Nói về mục đích của học tập của thế hệ tương lai, Bác từng khẳng định: “Học để tiến bộ
mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học” Bác luôn quan niệm sinh viên là những thanh niên
có học thức cao, người chủ tương lai của nước nhà. Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập.
Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với
nhau. Xác định rõ mục tiêu của việc học là kim chỉ nam để mỗi sinh viên hạn chế được những
sai lầm và tập trung vào con đường đi đến giá trị đích thực của việc học.
Với mục tiêu là trở thành một Kiến trúc sư có tài và có đức trong tương lai không xa,
bản thân tôi hiểu rõ: Một người Kiến trúc sư thực thụ là một Kiến trúc sư có sự kết hợp nhuyền
nhuyễn giữa khối óc, trái tim và đôi bàn tay. Khối óc để nắm vững các nguyên lý khoa học –
Trái tim để cảm thụ, sáng tạo nghệ thuật và cũng là để 12 giữ vững lương tâm, trách nhiệm
ngành nghề – Đôi bàn tay để thể hiện sự khéo léo và kĩ năng định hình ý tưởng.
Muốn trở thanh một Kiến trúc sư như vậy, tôi phải tích cực rèn luyện bản thân trên các
phương diện: Kiến thức và kỹ năng cứng – Kiến thức và kỹ năng mềm – Thái độ:
Về kiến thức và kĩ năng cứng: Trước tiên là nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên
ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ
kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định. Kiến thức cứng có thể được tích lũy trong
suốt quá trình học tập tại trường đại học (trong quá trình học, làm bài tập, đồ án môn học) và
11
quá trình thực tập tại các công ty Kiến trúc. Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các
phần mềm tin học chuyên ngành: Revit, Autocad, Photoshop, 3D MAX, corel draw,…
Hiện nay, ngoài phần kiến thức cứng trên giảng đường đại học, tôi dành phần lớn thời
gian của mình để thực tập tại các công ty với mong muốn được học hỏi từ các anh chị đi trước
và tích lũy kinh nghiệm cá nhân thông qua những dự án thực tế. Song song đó, tôi đã và đang
trau dồi thêm kiến thức về các phần mềm tin học chuyên ngành. Mục tiêu của tôi là sau khi
hoàn tất chương trình học năm 3, tôi hoàn toàn tự tin vào khả năng sử dụng các phần mềm để
có thể ứng dụng tốt vào các đồ án trong trường học và thực tế.
Về kiến thức và kĩ năng mềm: Là các kiến thức về vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế
xây dựng, pháp luật, kỹ thuật điện, nước… Kĩ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ
năng tư duy, quan sát, sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng
quản lý công việc; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.
Thành thật mà nhận xét, tôi có nhiều hạn chế trong các kĩ năng làm việc nhóm và kỹ
năng ngôn ngữ. Vì vậy, bên cạnh học tập, tôi hiểu bản thân cần dành nhiều thời gian cho các
hoạt động thực tiễn nhằm mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội; rèn luyện khả năng
giao tiếp tự tin và thuyết phục thông qua cách tiếp cận chủ động hơn trong quá trình rèn luyện
13 tại giảng đường và đời sống. Bên cạnh đó, với kế hoạch du học của bản thân, khả ngôn ngữ
của tôi vẫn chưa đạt yêu cầu, tôi vẫn đang tiếp tục trau dồi bằng các khóa học và bằng các
hoạt động thực tiễn.
Về thái độ: “8% kĩ năng cứng – 37% kĩ năng mềm – 55% thái độ” – Ấy là bí quyết
thành công được đúc kết từ thực tiễn. Thật vậy, thái độ là yếu tố then chốt quyết định vị trí
của con người trong cuộc sống. Trong bất cứ một công việc dù nhỏ hay lớn, thái độ làm việc
phản ánh rất nhiều năng lực và tính cách của mỗi cá nhân. Thái độ cần nhất là tính chuyên
nghiệp cao, được thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó, dám chịu trách
nhiệm của mỗi kiến trúc sư. Để giữ được thái độ tốt, bản thân tôi cho rằng: Việc quan trọng
nhất là nhận thức chuẩn xác về giá trị bản thân và vị trí của bản thân trong thực tiễn. Newton
– một nhà toán học, vật lý học vĩ đại của nhân loại cũng chỉ dám nhận lượng kiến thức mà bản
thân có chỉ là “một hạt cát nơi sa mạc – một giọt nước nơi đại dương”. Con người khi nhận
thức được những điều hiểu biết của bản thân là hạn hẹp trong cái khôn cùng của kiến thức ắc
hẳn sẽ tránh được thái độ kiêu ngạo từ đó sinh ra thái độ cầu tiến, học hỏi không ngừng.
12
Bởi vậy, trong quá trình tự học, tôi luôn nhắc nhở bản thân mình giữ thái độ kiên tốn
và cố gắng không ngừng nghỉ. Tôi tập trung vào những thế hệ đi trước đã có nhiều thành tựu
để nhắc nhở bản thân phải siêng năng và chăm chỉ hơn từng ngày.
Thứ hai, tự học phải có quyết tâm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm
cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Người dạy: “Không
chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập… Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều
phải học tập!”. Cuộc đời của Bác là quá trình lao động, quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung
kinh nghiệm và đúc kết kiến thức từ thực tiễn không ngừng nghỉ để khi tham dự Đại hội VII
Quốc tế Cộng sản tại Matxcova năm 1935, Bác đã khai trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học
vấn: Tự học” một cách thật tự hào
Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng vô nguyên tắc… Sự
tự học Hồ Chính Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu
sắc với kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần
sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học.
Nhìn vào tấm gương của Bác, tôi nhận thấy tự học và tự rèn luyện mình là nhiệm vụ
thường xuyên, đòi hỏi bản thân phải tự giác học tập, tu dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu không
ngừng tăng cao của cuộc sống. Tự học, tự rèn luyện là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi
mỗi người phải có ý chí, bản lĩnh, lập trường kiên định để chiến thắng chủ nghĩa cá nhân trong
bản thân mình, không thoả mãn dừng lại; không tự kiêu, tự đại, giấu dốt mà phải học thường
xuyên, liên tục để tu dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.
Quá trình tự học ở môi trường đại học đòi hỏi sinh viên phải có quyết tâm cao, phải tích
cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ tự học, từ xây dựng kế hoạch cho đến khâu tổ chức thực hiện.
Phải tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng để đưa những nội dung về tự học theo TTHCM vào hoạt động
tự học của bản thân mình để nâng cao hiệu quả tự học.
Mặt khác trong quá trình tự học, sinh viên phải phát hiện ra mâu thuẫn, tự xác định nội
dung học tập cho phù hợp. Nội dung tự học rất rộng, TTHCM về tự học cũng rất phong phú, đa
dạng; vận dụng TTHCM về tự học như thế nào, tổ chức thực hiện nó ra sao, vừa là những thách
thức, mâu thuẫn mà mỗi sinh viên cần lưu tâm. Có quyết tâm thì người học mới vượt qua được

13
những trở ngại, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ tri thức, làm chủ các thao tác hành động trong
quá trình hành nghề Kiến trúc sau này.
Thứ ba, tự học suốt đời, mọi lúc, mọi nơi, học trong thực tiễn
“Học, học nữa, học mãi…” – Học tập nói chung và tự học nói riêng là quyền lợi và
trọng trách “suốt đời” của một công dân. Mỗi người phải “ham học tập để nâng cao trình độ
của mình” và coi đây là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức.
Là một sinh viên, việc tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường,
lớp, trong thực tiễn hoạt động hằng ngày là vô cùng thiết yếu. Đối với ngành Kiến trúc nói riêng
và tất cả ngành nghề nói chung, việc học ở trường lớp sẽ giúp nâng cao nhận thức, trình độ, tay
nghề; còn học trong thực tiễn sẽ giúp họ có sự trải nghiệm, ứng xử linh hoạt, thể hiện thái độ của
bản thân, từ đó phát triển toàn vẹn trình độ, rèn luyện bản lĩnh, ý chí vào đạo đức.
Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay
và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm
gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng
và nhân dân ta.

14

You might also like