You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.

HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA

SINH VIÊN KIẾN TRÚC TRONG TỰ HỌC

Giáo viên giảng dạy: Thầy Cao Đức Sáu

Họ và tên SV: Đồng Thị Kim Ngân

Lớp học phần: 000015004

Mã số sinh viên: 20510100413

TP. HCM, ngày 10 tháng 04 năm 2023


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………. 2

B. PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………………….. 3

I. NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC ……………………….3

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự học………………………………………………...3

2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học …………………………………………….4

2.1. Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình
tiếp nhận tri thức ………………………………………………………………….. 5

2.2. Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt ………………6

2.3. Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gianb học tập, phải bền
bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại …….6

3. Tấm gương Hồ Chí Minh về tự học ……………………………………………………8

II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KIẾN
TRÚC …………………………………………………...……………………………… 10

C. PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………..…………………………12

1
A. MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học và học suốt đời để
làm giàu tri thức, nâng cao trình độ mọi mặt của mình . Cuộc đời Bác là một quá trình vừa
học tập vừa hoạt động cách mạng. Chính tinh thần học hỏi, ý chí tự học, tự phấn đấu, rèn
luyện đã tạo nên một Nguyễn Tất Thành, một Nguyễn Ái Quốc, một Hồ Chí Minh – vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Bằng tấm gương tự học của mình, Bác đã để lại nhiều bài học
và kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ noi theo.

Với mỗi công dân Việt Nam, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, trước tiên là về tinh thần tự
học của Bác là cơ hội để học hỏi nhiều hơn những phẩm chất cao đẹp của Người để từ đó
hoàn thiện và phát triển bản thân góp phần xây dựng đất nước.

Việc học tập và làm theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về tinh thần tự học có ý nghĩa to lớn
đối với tầng lớp trí thức nói chung, sinh viên nói riêng nhất trong bối cảnh đất nước ta đang
hội nhập sâu rộng với quốc tế, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên
thế giới đang phát triển ngày càng nhanh như hiện nay.

Đối với sinh viên kiến trúc, việc tự học có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiểu biết
chuyên môn cũng như kiến thức về các lĩnh vực khác nhằm nâng tầm hiểu biết và áp dụng
vào việc học tập hiện tại và công việc trong tương lai. Việc học tập và áp dụng tư tưởng tự
học của Hồ Chí Minh sẽ giúp việc tự học của sinh viên có hiệu quả và đem lại kết quả tốt
hơn. Vì vậy em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và sự vận dụng của sinh
viên kiến trúc trong tự học”.

2
B. NỘI DUNG

I. NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự học

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo về tinh thần tự học.
Trong suốt cuộc đời, Người luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của sách, báo, thư viện
đối với quá trình tự học, tự trao dồi kiến thức cho bản thân. Sinh ra trong một gia đình nhà
nho, cùng với những lời giáo huấn từ người cha – cụ Nguyễn Sinh Sắc: “Học phải có sách”,
“Việc đọc sách là đáng quý lắm, ngày nào chưa đọc được mười trang sách là ngày đó nhịn
đói nhịn khát”. Lời căn dặn đó đã luôn đi theo Người, bất cứ khi nào có thời gian rảnh là
Người lại đọc sách, báo, thậm chí đọc đến nửa đêm. Chính việc Bác tiếp cận được nhiều
loại sách với những nội dung tiến bộ đã trở thành tài sản vô giá trên con đường cách mạng
của Người.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh tư tưởng về giáo dục, tự học là một luận điểm quan trọng
mà Người luôn đặt lên hàng đầu. Người từng nói: “Sự học là vô cùng”, “thế giới tiến bộ
không ngừng, ai không học là lùi”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời
phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”.

Theo quan điểm của Bác Hồ, đọc sách ngoài mục đích nâng cao tri thức, còn để
phục vụ cách mạng và dân tộc, với quyết tâm làm sao cho dân được tự do, nước nhà được
độc lập, ai cũng no đủ và được học hành. Bác Hồ đã dạy: “Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp công nhân và nhân dân, phụng sự
giai cấp và nhân loại”. Học phải có ý chí quyết tâm để phục vụ nhân dân, chứ không phải
học để thăng quan, tiến chức. Trong quan niệm về tự học, Người định nghĩa “tự học” bằng
một câu ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính tư tưởng: Tự học là “tự động học tập” Điều đặc
biệt là mặc dù câu nói đó ra đời cách đây rất lâu nhưng vẫn rất phù hợp với quan điểm về
tự học của giáo dục học hiện đại. Theo Bác, để tự học và việc tự học thành công điều quan
trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn, tiếp
theo là học trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn

3
nhau và học dân”. Đó là cách giúp quá trình tự học mang lại hiệu quả cao và tạo ra thói
quen học tập suốt đời. Hồ Chí Minh đã tâm sự khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động
lâu năm vào ngày 9/12/1961: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học… Không học
thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Với Người, quá trình học tập
không chỉ ở những giai đoạn nhất định của cuộc đời mà phải luôn học tập không ngừng
nghỉ trong suốt cả cuộc đời của mỗi người.

“Tự động học tập” có nghĩa là việc học tập do chính bản thân người học quyết định,
người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác, tự mình
nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học. Hồ Chí Minh giải thích:
“Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực
hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tự
học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế
hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản,
sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân
mình.
Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự học là quá trình người học chủ động, tự
giác tiến hành hoạt động học của mình. Quá trình đó có thể diễn ra dưới yêu cầu của công
việc, nhiệm vụ cách mạng hoặc diễn ra do chính nhu cầu hiểu biết của bản thân người học.
Cốt lõi của tự học là tự ý thức của chủ thể tự học.Vấn đề quan trọng nhất của tự học là
người học tự kiểm tra, tự đánh giá khách quan, trung thực kết quả tự học của bản thân. Có
thể nói, tự học là bộ phận không thể tách rời của hoạt động giáo dục, là con đường để biến
quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học

2.1. Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình
tiếp nhận tri thức

4
Cốt lõi của tự học là ý thức của bản thân người học. Người học sẽ luôn tự giác, tự
chủ, tự nỗ lực sáng tạo chiếm lĩnh tri thức bằng những hành động của chính mình để hướng
tới mục đích nhất định. Trong quá trình tự học, vấn đề quan trọng là tự kiểm tra và đánh
giá kết quả tự học. Bởi vì, nếu kiểm tra, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến tình trạng ảo
tưởng về năng lực hay tình trạng tự ti, không tin tưởng vào khả năng tự học, tự nghiên cứu
của chính mình. Tự đánh giá chính xác sẽ giúp người học thấy rõ mặt ưu, khuyết điểm của
chính bản thân mình, thấy rõ những nội dung cần phải bổ sung và từ đó tiếp tục hoạt động
tự học hiệu quả hơn.

Về mục đích, động cơ của tự học: Người khẳng định tự học nhằm nâng cao sự hiểu
biết của bản thân để hoàn thiện nhân cách, phục vụ sự nghiệp cách mạng và tự khẳng định
mình, “Ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi”. Theo Người, tự học là biểu
hiện sinh động của ý thức tự chủ. Thông qua tự học, người học khẳng định được giá trị của
bản thân “Ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động mà còn phải
tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình”.

Về đối tượng và môi trường tự học: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định tự học là yêu
cầu đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp, giới tính, tuổi tác, chức vụ. Mọi người đều phải
ra sức tự học tập, tự đào tạo. Mỗi cá nhân cần tận dụng triệt để mọi hoàn cảnh, phương
tiện, hình thức để tự học, “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”;
“Học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng”. Đồng thời Người cũng chỉ
ra “Không học ở nhân dân là một thiếu sót lớn”.

Về nội dung tự học: Hồ Chí Minh yêu cầu phải tự học tất cả các lĩnh vực, cả chuyên
môn nghiệp vụ lẫn đạo đức. Người cho rằng cần kết hợp chặt chẽ giữa “Học làm tính, học
chính trị, học lịch sử, học khoa học thường thức. Việc học tập các kinh nghiệm thực tế
cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng. Theo Người, kinh nghiệm là những
tri thức rất quý cần được khai thác “kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại là những
bài học quý”.

2.2. Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt

5
Việc học tập chính là các hoạt động tiếp thu tri thức của mỗi cá nhân, là tiền đề quan
trọng dẫn tới sự phát triển ở mỗi con người. Quá trình học tập bao gồm học tại trường, lớp,
học ở sách vở ở những giai đoạn nhất định của cuộc đời và tự học là việc không ngừng
nghỉ suốt cả cuộc đời mỗi người.

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, trong khoảng thời gian suốt 30 năm, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, nguy hiểm, bị bắt bớ, tù đầy,...
Hoàn cảnh đặc biệt đó đòi hỏi Người phải vừa làm để kiếm sống, vừa không ngừng tự học
để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Tự học ở Hồ Chí Minh là kiên trì, sáng tạo,
là sự kết hợp thực tế cuộc sống và cách mạng, lấy lao động làm cơ sở cho tự học. Theo
thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết khoảng 29 ngoại ngữ khác
nhau, trong đó Người thông thạo khoảng 7 ngoại ngữ. Không chỉ học ngoại ngữ, Người
còn chủ động học nhiều kiến thức khác với nhiều hình thức mà không phải ai cũng làm
được.

Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”: “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể
sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh
trong cuộc đời”, Người có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết sâu rộng và đáng khâm
phục. Bên cạnh việc kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình và quê hương, để đạt được
tầm hiểu biết ấy là do Người không ngừng học tập và tự học. Người đã nêu tấm gương
sáng cho mọi người Việt Nam về tư tưởng “học tập suốt đời”.

2.3. Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ,
kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại

Về phương pháp và nguyên tắc tự học đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn tự học
thành công phải có kế hoạch, sắp xếp thời gian học tập khoa học, kiên trì, bền bỉ thực hiện
kế hoạch đến cùng. Người yêu cầu phải tự học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện,
hình thức, “còn sống là còn phải học”. Người cũng đã chỉ ra lao động là điều kiện cho việc
tự học, “Ngoài học ở trường lớp, học trên sách, báo… Có một cách học rất tốt ai cũng có

6
thể tham gia hàng ngày. Đó là cách học tập ngay trong sản xuất, học những người, những
tổ, những đơn vị tiên tiến”. Trong phương pháp, nguyên tắc tự học, Người cũng đã chỉ rõ,
học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì
thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trêville, anh Ba – tên gọi của người lúc
trên tàu, đã phải làm việc rất cực khổ nhưng vẫn có ý chí vượt khó và say sưa học tập. Nói
về tinh thần say mê học tập của anh Ba trong những ngày ở trên tàu lênh đênh giữa biển
khơi, những người làm trên tàu kể: “Mỗi ngày, chín giờ tối công việc mới xong. Anh Ba
mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một
giờ hoặc nửa đêm”. Tự học ở Hồ Chí Minh là kết hợp thực tế cuộc sống và cách mạng, lấy
lao động là cơ sở cho tự học. Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong
chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường
học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường đại học ấy đã dạy
cho tôi khoa học xã hội,khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước,
yêu loài người,yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…" Đó chính là bài học
sâu sắc về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo
để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại. Ngày 17/08/1962, nói
chuyện với giáo viên, học sinh trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình,
Bác kể lại: “Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa
học tập, nhưng lúc đó lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải tự làm thế để tự
kiếm sống, nhưng vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không
được đến trường đâu”.

Có thể thấy, trên suốt con đường học tập của Bác thì việc tự học là chính và trên
con đường tự học đó Người gặp phải rất nhiều trở ngại, thiếu thốn nhưng vượt lên trên
những khó khăn ấy là một tinh thần ham học hỏi nồng nhiệt, một lý tưởng cao đẹp để phục
vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

7
3. Tấm gương Hồ Chí Minh về tự học

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lý luận về tự học mà Người là tấm gương
tiêu biểu cho tinh thần tự học, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, phục vụ sự nghiệp
cách mạng. Tấm gương tự học phản ánh trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của Người được hình
thành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Tự học đã làm nên thiên tài Hồ Chí Minh.
Thành quả độc lập cho tổ quốc và tự do cho nhân dân ngày hôm nay chính là minh chứng
lớn lao cho tinh thần tự học, tự sáng tạo không ngừng, không nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh năm xưa. Cả cuộc đời Người đã miệt mài tự học. Từ một thanh niên yêu nước với ý
chí, quyết tâm cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả
những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”, Người đã bước vào con đường lao
động đầy vất vả với bao công việc khó khăn, nặng nhọc để kiếm sống và học tập, nhằm
mục đích cuối cùng tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Có thể khẳng định tư tưởng và
sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tạo dựng trên nền tảng của “Tự động”, “Tự
học”, “Tự sáng tạo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không được học nhiều ở nhà trường, thực tiễn là trường học
lớn nhất trong cuộc đời Người. Quá trình tự học và tự học suốt đời ở Chủ tịch Hồ Chí Minh
được thực hiện với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học cùng với một ý chí quyết tâm
bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Quá trình tự học của Người
đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật. Trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình thế khó
khăn, bế tắc về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc thì Nguyễn Tất Thành đã có một
nhận định chính trị rất sáng suốt, mặc dù khâm phục các sĩ phu yêu nước nhưng Người đã
không đi theo lá cờ của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám… vì
Người đã sớm đánh giá được những hạn chế trong các đường lối cứu nước của các vị tiền
bối. Thay vào đó, Người đã quyết định lựa chọn lá cờ cách mạng dân chủ tư sản phương
Tây “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà Pháp đã tuyên truyền, để tìm xem ẩn sau những từ
ngữ mỹ miều ấy là gì. Người đã nung nấu ý chí ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước
khác làm ăn ra sao, nhất là xem họ tổ chức và cai trị như thế nào. Rồi sẽ về giúp dân, giúp
nước. Với một suy nghĩ táo bạo, một quyết tâm cháy bỏng, một hành trang lớn nhất là lòng

8
yêu nước, thương dân, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba, làm phụ bếp
trên tàu buôn Đô đốc Latouche – Treville của Pháp, bắt đầu hành trình gian khổ tìm đường
cứu nước. Trên hành trình dài gần 30 năm xa quê hương, đất nước, Người đã làm mọi việc
từ lao động chân tay đến trí óc. Lao động đối với người là phương tiện để sống, để đi, quan
sát, học tập và tìm tòi chân lý. Chính tinh thần yêu nước, thương dân nồng nàn kết hợp với
tinh thần cần cù, vượt mọi khó khăn, gian khổ, vừa lao động kiếm sống, vừa tích cực tự
học, tự rèn luyện đã giúp Người tạo ra những bước chuyển biến cách mạng thực sự trong
lịch sử tư tưởng và thực tiễn nước ta. Người bắt đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng nhưng
hai bàn tay ấy đã góp phần quan trọng tạo nên thành quả vẻ vang độc lập cho Tổ quốc, tự
do, hạnh phúc cho nhân dân ngày hôm nay và mai sau. Trên hành trình tìm đường cứu
nước đầy gian khổ, nhưng không một lúc nào Người quên nhiệm vụ học và tự học. Người
luôn phát huy tinh thần, ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tượng mà người tiếp
xúc. Người không ngần ngại học bạn bè, thủ thủy trên tàu buôn... Người luôn tận dụng tối
đa thời gian cho việc học. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Người cũng có thể tìm tòi, học tập,
không bỏ phí một chút thời gian nào, một cơ hội nào. Khi ở Pháp, Người đã khuyên bạn
bè “Đừng phí thời gian vô ích nhìn những người đàn bà tắm ngoài bãi biển mà nên đi du
lịch, học hỏi để hiểu biết được nhiều hơn”. Người không chỉ kiên trì tự học mà còn luôn
tìm tòi, sáng tạo những phương pháp tự học hiệu quả. Ví như trong vấn đề học ngoại ngữ,
Người đã có phương pháp học rất hiệu quả, “Sau khi hỏi được nghĩa của từ mới, người viết
vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc
vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Người cũng nhẩm bài học. Ban đêm khi chưa ngủ,
Người lấy tay viết mò những chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi”. Sau khi học được
từ mới, Người tìm cách ghép câu để dùng ngay.

Với ý chí kiên trì, bền bỉ và phương pháp tự học đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích
lũy được vốn kiến thức phong phú, uyên bác. Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận rằng
Người nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. Không chỉ giỏi
ngoại ngữ, Người còn là nhà báo có uy tín ở Pháp và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ
“Le Paria” – “Người cùng khổ” với nội dung đầy sức chiến đấu chống thực dân Pháp, đấu

9
tranh cho quyền lợi của người lao động. Không chỉ có vậy, Người còn là một nhà thơ nổi
tiếng với chất thơ: Khi ôn tồn, thấu tình, đạt lý, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn. Văn
chương của Người thực sự là thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng. Nhân dân thế giới
nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng, còn biết đến Người với vai trò là nhà ngoại
giao tài ba, nhà chính trị xuất sắc… Unesco đã công nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”. Không chỉ là biểu tượng của ý chí tự học, phương
pháp học tập sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về tự học suốt đời.
Người tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…Công việc cứ tiến mãi.
Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”; “Bác đã 76 tuổi
nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn
sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”. Như vậy, từ trẻ đến già, từ lúc khó
khăn, gian khổ nhất đến khi ở cương vị cao nhất là Chủ tịch nước, Người vẫn không ngừng
học và tự học. Trường học lớn nhất của Người gắn liền với những thăng trầm trong cuộc
đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng con người.

Như vậy, tấm gương tự học của Hồ Chí Minh được thể hiện ở ba nội dung chính: Ý
chí vượt gian khó, kiên trì, bền bỉ tự học; phương pháp sáng tạo, tự chủ trong quá trình tự
học và tự học suốt đời.

II. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KIẾN
TRÚC

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tự học nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản
thân để hoàn thiện nhân cách, phục vụ sự nghiệp cách mạng và tự khẳng định mình. Đồng
thời chính tấm gương tự học Hồ chủ tịch đã cho chúng ta những bài học về vai trò quan
trọng của tự học. Đặc biệt trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, để bắt kịp những
xu thế mới của thế giới và để hoàn thiện bản thân thì việc tự học là hết sức cần thiết và có
ý nghĩa to lớn đối với mỗi sinh viên chúng em. Tự học không chỉ giúp sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ học tập đối với chương trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường mà còn thể hiện
quá trình nhận thức và khả năng tự chủ, độc lập và tự lực tìm tòi của sinh viên.

10
Đối với sinh viên trường Đại học Kiến Trúc, tự học là cách tốt nhất giúp chúng em
tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Ngoài việc học tập
ở nhà trường theo chương trình quy định thì mỗi sinh viên có thể tự trau dồi thêm kiến thức
từ sách, báo từ thư viện của nhà trường, từ thầy cô, từ bạn bè, từ các anh chị đi trước và tận
dụng kho tàng kiến thức rộng lớn trên internet. Với chuyên ngành kiến trúc, kiến thức về
kiến trúc từ hàng nghìn năm trước vẫn còn được học hỏi và áp dụng đến tận ngày nay thì
lượng kiến thức là vô biên, không thể học chuyên sâu tất cả trong chương trình học ở trường
hết được mà mỗi sinh viên cần dựa trên những kiến thức nền tảng được thầy cô giảng dạy
trên giảng đường để tìm tòi và nghiên cứu thêm. Qúa trình này đòi hỏi sinh viên cần xác
định cho mình mục đích học tập rõ ràng, phải biết độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương
pháp học tập cho mình, tự chủ động tìm tòi những sách vở, tài liệu học tập và một điều
quan trọng là phải kiên trì, nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập do bản thân đặt ra.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho
mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng
và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Chúng em nhận thức rõ rằng, nếu biết nỗ
lực tự học, chúng em sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.
Nếu chúng em học tập thành công, chúng em sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,
cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới. Càng hiểu
vai trò và ý nghĩa của việc tự học sinh viên càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự
học là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

11
C. KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tấm gương của Người về tinh thần tự
học vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục to lớn với sự nghiệp giáo dục – đào tạo của
dân tộc ta. Tấm gương tự học Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trên ba khía cạnh cơ bản là:
Tấm gương về ý chí tự học, tấm gương về phương pháp tự học và tấm gương về tự học
suốt đời.

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ và nền kinh tế tri thức thì tự học đã và đang trở thành kỹ năng tất yếu đối
với mỗi người. Học và tự học là cách để mỗi người chúng ta trau dồi kiến thức cho bản
thân. Cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để có kiến thức
phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc của chính mình và trở thành người có ích cho
xã hội, trở thành những người trí thức, những công dân tốt, đóng góp vào sự phát triển của
đất nước để non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp hơn, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh
quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tấm gương tự học của chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn là bài học giá trị cho mỗi người, nhất là thế hệ sinh viên – nguồn nhân lực tương
lai của đất nước cần phải học tập và noi theo.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011.

Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần học và tự học – Tạp chí Cộng sản.

https://baotanghochiminh.vn

https://tulieuhochiminh.vnulib.edu.vn/

https://dhtn.ttxvn.org.vn/tintuc/tu-tuong-va-tam-guong-ho-chi-minh-ve-tu-hoc-1821

13
14

You might also like