You are on page 1of 17

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM


KHOA KIẾN TRÚC

CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC 3

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỘT YẾU TỐ KIẾN TRÚC HOẶC QUY HOẠCH
ĐEM LẠI ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA MỘT RESORT ĐIỂN HÌNH

GVHD: CÔ NGUYỄN HỮU TÂM HIỀN


SVTH: ĐỒNG THỊ KIM NGÂN
MSSV: 20510100413
NỘI DUNG

I. Khái niệm văn hóa bản địa

II. Yếu tố bản địa trong kiến trúc

III. Giới thiệu công trình


1. Kiến trúc Địa phương và Vùng miền
2. Mối liên hệ giữa văn hóa bản địa và kiến trúc của resort
3. Tổ chức không gian
4. Tổ chức cảnh quan
5. Hình thái kiến trúc
6. Thiết kế nội thất

IV. Kết luận


I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA

Văn hóa bản địa được hiểu là văn hóa của một cộng đồng người trong bối cảnh một địa phương, một khu vực, một vùng miền nhất định. Văn hóa
bản địa biểu hiện qua cả các giá trị vật thể và phi vật thể sản sinh trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên tại khu
vực đó.

Bản sắc là cái riêng có, cái khiến cho mình tách
ra được khỏi những thứ chung chung. Một địa
phương có bản sắc là nơi có nét riêng, có yếu
tố văn hóa bản địa.... và đây là yếu tố hấp dẫn,
bền vững.

VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG

YẾU TỐ BẢN ĐỊA TÍN NGƯỠNG

LỊCH SỬ

BẢN SẮC

Đặc trưng của văn hóa bản địa hay được sử dụng bằng thuật ngữ “Bản sắc văn hóa”. Theo định nghĩa của UNESCO: Bản sắc văn hóa là tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ và đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo đó
đã cấu thành hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.
II. YẾU TỐ BẢN ĐỊA TRONG KIẾN TRÚC VÀ CÔNG TRÌNH NGHỈ DƯỠNG
Văn hóa bản địa là những giá trị văn hóa đã được đúc kết tại chính nơi mà cộng đồng sinh sống. Vì nó có tính địa điểm rõ rệt, đôi khi có những giá
trị rất riêng trong một khu vực nhỏ. Nên đối với kiến trúc, văn hóa bản địa đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta hiểu biết, cảm nhận, biết học hỏi một
cách thực sự.
Điều kiện cần để có thể phát huy và truyền tải các yếu tố văn hóa bản địa vào thiết kế:
Nhận diện phong tục tập quán địa phương, xác định yếu tố tinh thần “nơi chốn”
của không gian đô thị và cấu trúc không gian kiến trúc trong các loại hình công
trình.
Kiến trúc bản địa: Nhận diện các chi tiết kiến trúc, tỉ lệ không gian, tỉ lệ mặt đứng,
vật liệu địa phương và kỹ thuật xây dựng địa phương để có thể ứng dụng trong
những thiết kế đương đại.
Lựa chọn các yếu tố văn hóa bản địa và xác định mức độ áp dụng phù hợp với yêu
cầu của mỗi dự án và công trình.
Nghiên cứu, bảo tồn và lưu trữ các yếu tố bản địa của thời đại trước là cơ sở dữ
liệu cho các thiết kế kiến trúc phát triển về sau.
Cộng sinh và gia tăng giá trị cốt lõi cho các yếu tố kiến trúc nguyên mẫu.
Sự hiện diện của yếu tố “bản địa” trong kiến trúc ngày
càng trở nên phổ biến. Các công trình du lịch - nghỉ dưỡng
không chỉ mang đến giá trị về mặt nghỉ ngơi, lưu trú mà
còn là sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải
nghiệm văn hóa bản địa đặc trưng của một địa phương, trở
thành điểm nhấn thu hút.
Những đặc trưng, khác biệt của văn hóa bản địa của các
địa phương, khu vực, vùng, miền khác nhau góp phần tạo
nên những kiến trúc công trình du lịch - nghỉ dưỡng độc
đáo, ấn tượng.
III. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Desa Hay Resort là một khu resort nhỏ nằm giữa trung tâm của Canggu trên đảo Bali Indonesia.
Được thiết kế bởi Arkana Architects.
Hoàn thành vào năm 2021 với tổng diện tích 1200 m².
Được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, du khách sẽ đi qua những con đường lát đá khi đến Desa
Hay. Gồm 6 biệt thự dạng Bungalow, mỗi biệt thự được ngăn cách bởi những hàng cây xanh mát.
Chúng có thiết kế, cơ sở vật chất, không gian và vật liệu giống nhau. Mỗi biệt thự được thiết kế bằng
cách sửa đổi một số mái Sumatra với phong cách hiện đại.

Nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho các du


khách quan tâm đặc biệt tới các văn hóa
truyền thống của Indonesia.
1. KIẾN TRÚC ĐỊA PHƯƠNG VÀ VÙNG MIỀN
Đất nước Indonesia gồm rất nhiều hòn đảo trên Thái Bình Dương và rất nhiều tộc người đến sinh sống từ lâu đời, họ mang theo các kiểunhà truyền
thống nên nhà ở dân gian rất phong phú về thể loại.
Nhà truyền thống ở đây được gọi là Rumah Adat.
Nhà Tongkonan
Nhà Tongkonan của người MinangKabau
là nhà sừng trâu rất đặc sắc, vì người dân
nơi đây coi trâu là linh vật.

Nhà Rumah Gadang


Nhà Rumah Adat Asmat Nhà Rumah Gadang có nhiều mái sừng trâu
Đây là loại nhà bát úp, tường xây bằng đá và mái lợp lá. đồ sộ và hoành tráng. Đây vừa là nơi cư trú
vừa là nơi hội họp gia đình và tiến hành
những hoạt động nghi thức cộng đồng.

Nhà Rumah Joglo


Nhà Rumah Joglo có bộ mái vát cao, nơi
đây được cho là nơi trú ngụ của thần linh
và tổ tiên.
Nhà Rumah Adat Toba (Jabu)
Nhà Jabu của người Batak Toba có hình thuyền. Theo truyền
thuyết họ di chuyển đến vùng đất này bằng thuyền và lấy con
thuyền làm nhà trú ẩn.
Đặc trưng của nhà truyền thống ở Indonesia là những ngôi nhà dài bằng gỗ, nằm trên cọc (nhà sàn), có mái dốc, trang trí thanh nhã, lợp rơm lá hay
gỗ. Với bộ mái hình tam giác hoặc thuyền và sừng trâu, gần gũi với thiên nhiên và nương theo môi trường.

Phần lớn Rumah Adat đều xây cao, trên các cây cọc lêu đêu kê trên đá
để tránh mưa lũ, thủy triều cũng như dành phần gầm nhà cất trữ đồ
đạc, chăn nuôi.
2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ KIẾN TRÚC CỦA RESORT
Các đặc trưng của yếu tố văn hóa bản địa là nguồn cảm hứng to
lớn, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho các công trình kiến
trúc du lịch nghỉ dưỡng. Ngôn ngữ thiết kế của resort được sử
dụng xoay quanh việc bảo tồn các yếu tố truyền thống-đương
đại của kiến ​trúc Indonesia, phần lớn từ Java và Sumatra.

Mỗi biệt thự được thiết kế bằng cách sửa đổi một số mái
Sumatra với phong cách hiện đại.

Desa Hay Resort


Việc khai thác các đặc trưng văn hóa bản địa sẽ góp phần nâng cao hơn chất
lượng resort và bảo tồn các giá trị truyền thống. Có thể thấy những nét tương
đồng của kiến trúc của Desa Hay Resort với những ngôi nhà truyền thống từ tạo
hình với những gian nhà hình chữ nhật đơn giản, mái cao nhọn và sử dụng các
Nhà truyền thống Indonesia vật liệu gỗ địa phương.
3. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN

Nằm rải rác giữa những khu vườn xanh tươi, các bungalow được xây dựng hài hòa với thiên nhiên cũng như chú trọng đến từng chi tiết cảnh quan.
Khu tiếp đón có thiết kế giống như những ngôi nhà Joglo ở Java. Ngoài vai trò như một một tiền sảnh khu này còn để phục vụ các bữa ăn sáng và ăn
tối thay cho những nhà hàng riêng biệt ở những resort lớn. Hơn nữa, du khách có thể thực hiện nhiều hoạt động ở khu vực ngoài trời, như nướng thịt,
tụ tập nhỏ hoặc đám cưới riêng tư. Ngoài ra còn có một hồ bơi công cộng. Các khu này nằm giữa sáu bungalow để cho tất cả khách có thể dễ dàng
tiếp cận.
Mỗi bungalow gồm có phòng ngủ, phòng tắm,vệ sinh và hồ bơi riêng với
đầy đủ các tiện nghi cơ bản.
4. TỔ CHỨC CẢNH QUAN
Cảnh quan trong công trình nghỉ dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là
môi trường chuyển tiếp giữa cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa với không
gian bên trong, không gian kiến trúc công trình. Không gian cảnh quan là nơi du
khách có thể cảm nhận tạo rõ nhất hình ảnh và tinh thần của văn hóa bản địa.
Những bóng dáng của kiến trúc bản địa, những sản phẩm của các làng nghề địa
phương được khai thác đưa vào làm các thành phần trong tổ chức cảnh quan.

Nằm giữa những cánh đồng lúa mênh mông, resort mang vẻ đẹp
của sự yên bình, tất cả các không gian trong khu resort đều được
tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên xung quanh.
Resort ẩn mình giữa cánh đồng xanh thanh bình, những cánh đồng lúa xanh tươi của Bali. Sự khiêm tốn
của thiết kế hòa quyện khu ở với những vườn cây xung quanh. Sự khéo léo của khu resort này nằm ở
việc xây dựng một khu nghỉ dưỡng sang trọng với cơ sở vật chất hiện đại nhất mà không làm mất đi bản
sắc dân tộc.
5. HÌNH THÁI KIẾN TRÚC

Văn hóa bản địa có thể thể hiện qua hình thái kiến trúc công trình. Thiết kế kiến trúc công trình du lịch nghỉ dưỡng đều hướng tới khai thác kiến trúc
nhà ở dân gian bản địa. Một số kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng sử dụng những nét đặc trưng cơ bản của kiến trúc truyền thống, nhà ở dân gian bản địa
để làm cảm hứng thiết kế kiến trúc công trình. Kiến trúc truyền thống bản địa cũng phù hợp với kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng vì nó phù hợp với các
không gian nghỉ dưỡng, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phường và giữ được nét văn hóa bản địa. Vẻ đẹp truyền thống địa phương, đặc trưng vùng
miền vẫn luôn có một vị trí nhất định và là một yếu tố thu hút đem đến giá trị bền vững.

Desa Hay Resort lấy cảm hứng từ phong cách


nhà ở bản địa để hòa quyện với thiên nhiên
và vùng đồng bằng. Sự kết hợp của các yếu tố
kiến trúc truyền thống từ Bali, Java và
Sumatra. Vật liệu xây dựng của resort bao
gồm các vật liệu sẵn có tại địa phương kết
hợp với kỹ thuật xây dựng bản địa. Kết cấu
gỗ và các bức tường gỗ hoặc đá, mái lợp lá và
những tấm tre làm trần nhà.
6. THIẾT KẾ NỘI THẤT
Văn hóa bản địa còn thể hiện trong thiết kế nội thất công trình. Nhưng sản phẩm của
các làng nghề địa phương được khai thác đưa vào làm các thành phần trong trang trí
nội thất. Màu sắc, đồ thủ công mỹ nghệ của địa phương cũng được quan tâm khai
thác, một số sản phẩm tiêu biều, mang nét văn hóa địa phương như các sản phẩm từ,
gỗ, tre, mây… cũng được đưa vào thiết kế nội thất trong kiến trúc du lịch nghỉ
dưỡng.

Ở phòng ngủ khách hàng sẽ được đắm mình trong sự hiện diện của sự kết hợp hài
hòa giữa thiên nhiên và truyền thống. Các cửa kính lớn mở ra khu vườn lấy cảm
hứng từ rừng rậm được bao quanh bởi những bức tường đá tự nhiên.

Các đồ nội thất làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tấm tre
bọc trần nhà, vách ngăn. Gỗ màu nhạt cho đồ nội thất và gỗ
màu tối hơn cho cấu trúc chính.
Không sử dụng bất kỳ bức tường nào xung quanh bồn tắm làm tăng kết nối
trong nhà-ngoài trời tốt nhất có thể bằng việc dùng tấm kính không khung từ
trần đến sàn thay thế cho bức tường thông thường. Không gian tắm và vệ
sinh cần đảm bảo được sự riêng tư, vấn đề này đã được giải quyết một cách
tự nhiên bằng cách trồng cây cao xung quanh phòng. Bằng cách này, du
khách có thể đắm mình trong sự yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên nhất.
IV. KẾT LUẬN
Sự hình thành, phát triển kiến trúc công trình nghỉ dưỡng luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, cảnh quan) và văn hóa bản địa. Các
đặc trưng văn hóa bản địa luôn là nguồn cảm hứng cho việc thiết kế. Góp phần tạo nên tính hấp dẫn, sự đa dạng và phong cách riêng cho các công
trình kiến trúc nghỉ dưỡng, vì vậy yếu tố kiến trúc bản địa có mối liên hệ chặt chẽ với thiết kế kiến trúc resort. Nghiên cứu, khai thác đặc trưng văn
hóa bản địa trong kiến trúc công trình nghỉ dưỡng là cần thiết, nhằm góp phần tạo lập và nâng cao hơn chất lượng quy hoạch, bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống.

You might also like