You are on page 1of 454

Pgs, Ts, Kts.

NGUYỄN ĐỨC THIỀM

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ
KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG

NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG



(GIÁO TRÌNH DÙNG CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC)

TR'ưỪN.3 CN

sp 'Lũũùùăm
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2007
Chịu trách nhiệm xuất bản Pgs, Ts. TÔ ĐĂNG HẢI

Biên tập : LÊ THANH ĐỊNH


Sửa bản in THANH NGA
Kỹ mỹ thuật : ĐỖ PHÚ
Trình bảy bìa '■
HUƠNG LAN

.*

721 ____ 'è-


., i 7-
„ 730 - 2006
KHKT- 07

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT


HÀ NỘI - 2007

In 500 cuốn, khổ 19 X 27cm, tại Công ty TNHH Bao bì và in Hải Nam.
Quyết định xuất bản số: 730-2006/CXB/133-59/KHKT, cấp ngày 04/12/2006.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 2 năm 2007.
LỞI NÓI ĐẦU

Cuốn "Nhà ở và nhà công cộng" là phần hai của bộ sách "Nguyên lỷ thiết kế
kiến trúc nhà dăn dụng", tiếp theo cuốn "Kiến trúc nhập môn".

Nội dung sách nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức bắt đầu chuyên sâu về
các loại hình kiến trúc nhà ở và nhà công cộng thông dụng, từ đặc điểm loại hình,
lược sử quá trình phát triển, phân loại... đến các nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế
từng loại công trình cụ thể kèm các ví dụ tốt để minh họa, cùng các triển vọng xu
hướng phát triển của chúng trong tương lai. Qua môn học, sinh viên không chỉ được
mờ rộng kiến thức về lý thuyết kiến trúc mà còn được thấy rõ hơn môĩ quan hệ giữa
tiến bộ kỹ thuật và khoa học với kiến trúc và đời sống xã hội, mà còn đủ kiến thức
và phương pháp luận để thực hiện những bài tập thực hành, tức đồ án môn học của
năm thứ hai và thứ ba. Vì sinh viên sẽ còn được trở lại nghiên cứu sâu hơn nội dung
này ở năm thứ tư, nên chúng tôi sẽ chỉ trình bày ở đây những kiến thức cơ sở, các
nguyên lý chung và các loại nhà đơn giản, phổ cập nhất. Các vấn đề, hay công trình
phức tạp đòi hỏi tri thức liên ngành, tổng hợp và mỏ rộng sẽ được trình bày trong
cuốn tiếp sau, ứng với nội dung môn học "chuyên đề kiến trúc" phục vụ chuyên
ngành sâu ở các năm cuối.

Trên tinh thần giáo trinh phải bảo đảm ba tính "cơ bản, hiện đại và Việt Nam" nên
nội dung cuốn sách đã cô'gắng cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống không chỉ
những kiến thức thành tựu chung của khoa học kỹ thuật thế giới với tính chính xác
và cô đọng mà tác giả còn cô gắng lồng cài với chúng các kinh nghiệm và cách xử lý
truyền thống, các điều kiện đặc thù Việt Nam, để trang bị thêm cho sinh viên những
kiến thức thực tiễn vốn rất cần cho nghề nghiệp kiến trúc - nghề sáng tạo nghệ thuật,
tuy cần nhiều mơ ước, sự bay bổng nhưng không được viển vông xa rời thực tế
đất nước.

Cuốn sách được viết với ý dồ rõ ràng có kèm theo nhiều minh họa vì chúng tôi cho
rằng ngôn ngữ có sức biểu cảm mạnh và hàm súc của kiến trúc chính là ố đường nét
và hình khối. Lời nói giải thích bao nhiêu cũng có thê không đủ nhưng hình ảnh
minh họa, các ví dụ về sáng tác tốt của các kiến trúc sư lỗi lạc không chỉ cụ thê hóa
những lý thuyết đã trình bày mà qua sự phân tích nghiền ngẫm từ các hình vẽ đó
4 NGUYÊN LÝ Tttnfr KẾ KlẾN TPÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ a NHÀ CÔNG CỘNG

sinh viên sẽ còn thu nhập được nhiều điều bổ ích hơn vì những thông tin đa nghĩa
tiềm ẩn trong minh họa vốn khó diễn tả đủ bằng lời.

Cuốn sách phục vụ bổ ích cho không những các sinh viên kiến trúc các hệ đào tạo
chính quy hay ban đêm, tại chức mà còn cho các học viên cao học nghiên cứu
sinh ngành kiến trúc và các bạn đọc quan tâm đến ngành xây dựng, kiến trúc nói
chung.

Trong quá trình biên soạn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự khích lệ và hỗ
trợ rất nhiệt tình của bạn bè và đồng nghiệp; đặc biệt của Trường đại học xây dựng
Hà Nội.

Nhân đây xin cho phép tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và chân thành.
Mong cuốn sách mang lại nhiều bổ ích cho bạn đọc.
Tác giả
Phần I

KIẾN TRÚC NHÀ Ỏ


Phẩn ỉ. KIẾN TQÚC NỈ1À Ỏ 7

KHẪI NIỆM NHÀ Ở.


LƯỢC KHẢO OUÁ TRÌNH PHÁT TRIÊN NHÀ ồ

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC NHÀ Ỏ

1.1.1. Khói niệm

Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sóm nhất. Đó là những không gian kiến
trúc phục vụ cho đòi sống sinh hoạt gia đình và con người. Trưóc tiên, nhà ở
đơn thuần chỉ là một nơi trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con ngưòi chống lại
những bất lợi của điều kiện thiên nhiên hoang dã như: nắng, mưa, tuyết, gió,
lũ, bão, thú rừng... đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho con người và gia đình
của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái phục sức lao động, sinh con đẻ cái để
bảo vệ nòi giống, sau cùng còn có thể làm kinh tế để sinh tồn và phát triển.

Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưỏng thụ
những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại do xã hội cung cấp vối đầy
đủ những tiện nghi của văn minh đô thị. Nhà ở từ một đơn vị “kinh tế - hưởng
thụ" vẫn còn đang tiến hóa dần để đến xã hội tương lai trở thành một đơn vị
“tổ ấm - sáng tạo" của con người trong xã hội công nghệ thông tin, sinh học
hiện đại. Nhà ở - tổ ấm gia đình ngày nay, thực sự là một phúc lợi lớn của con
người do xã hội văn minh đem lại. Tại nhà ở, con người cần có những phòng
ốc, những không gian để thỏa mãn mọi nhu cầu ngày càng cao của con ngưòị
về thể chất, tinh thần và trí tuệ; tiến tối nhà ở sẽ có cả những thư viện gia
đình, xưởng sáng tác hay nghiên cứu và những tiện nghi phục vụ chất lượng
sông cao cấp.

Nhà ỏ vậy là một nhu cầu hạnh phúc đời sôhg chính đáng,quan trọng của tất
cả mọi con người trên hành tinh này. Một xã hội tiến bộ là một xã hội phải
biết chăm lo và tạo điều kiện để con ngưòi và gia đình mưu cầu được một chỗ
ở ổn định để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng “an cư lạc nghiệp” này. Kiến
trúc nhà ở từ lâu đã là mốì quan tâm lốn của các kiến trúc sư nhiều thế hệ.
Những kiến trúc sư bậc thầy của thê giói không ai là không quan tâm và có
những kiến nghị đóng góp cho sự phát triển của kiến trúc nhà ỏ. Mối nhìn vàọ,
kiến trúc nhà ở tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra chúng lại hết sức
phức tạp bởi vì nó có mối liên quan rất mật thiết đến sở thích, lối sống của
từng con ngưòi và từng gia đình. Trong xã hội có bao nhiêu con người là có
bấy nhiêu tính cách, bao nhiêu gia đình thì có ngần ấy nguyện vọng, sỏ thích
về hình mẫu tổ ấm của gia đình.
8 NGUYÊN LÝ Ttlfr rá KI^N TPỦC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ở a NHÀ CỒNG CỘNG

1.1.2. Phân loại nhà ỏ

Phân loại dựa vào hình thức tố chúc công năng

1. Nhà ở nông thôn (h.l.1.9, h.l.2.2)

Đây là loại hình nhà ỏ gia đình dành riêng cho những người lao động nông
nghiệp, nó thường phải gắn Hển với đồng ruộng - nơi sản xuất chủ yếu của gia
đình ngưòỉ nông dân.

Mỗi gia đình nông dân Việt Nam thưòng vẫn tổ chức cuộc sông trên một lô đất
riêng có diện tích khoảng một sào (360m2), trong đó có những ngôi nhà bình dị
với giếng, ao, sân vưòn có rào giậu bao quanh. Nhà ở nông thôn ngày xưa là
một đơn vị vừa ỏ, vừa làm kinh tế trên quy mô gia đình (đơn vị cân bằng sinh
thái). Nguyên liệu xây dựng là từ các vật liệu đơn sơ, nhẹ, dễ kiếm của địa
phương, lấy từ đất đá và thảo mộc như gỗ, tre, rơrti rạ, đất, đá ong, đá hộc...
Kỹ thuật xây dựng cũng rất đơn giản mà từng người nông dân có thể tham gia
trực tiếp xây dựng nhà ỏ của mình. Từ cách sắp xếp không gian ở chính phụ,
tổ chức sân vườn, cổng, ngõ, ao cá, bố trí chuồng gia súc, gia cầm đến kinh
nghiệm khai thác, bảo vệ chúng đều nói lên một mẫu hình cuộc sông cần cù,
năng động có sự hài hòa cao độ giữa con người vối thiên nhiên: nhiều dạng tổ
chức không gian kiến trúc khá độc đáo, thích nghi vối cuộc sống tranh thủ
thòi gian, hưống ra bên ngoài là chính gồm không gian khép kín (các buồng
phòng), không gian nửa kín (hiên, thềm, giàn cây...), không gian hỏ (sân, ngõ,
cầu ao, giếng nưốc...).

Trong cách phân bố các không gian ở của nhà nông thôn thì ngôi nhà ỏ chính
chiếm vị trí quan trọng nhất, ỏ chỗ cao nhất của khu đất, được sử dụng làm
nơi thò cúng và sinh hoạt chính. Cái sân phơi trưóc nhà chính đã nói lên đặc
điểm riêng độc đáo của nhà ỏ dân gian Việt Nam và mang tác dụng rõ rệt: nơi
tiến hành sản xuất, chỗ phơi phóng, không gian tạo thoáng mát vệ sinh cho
ngôi nhà chính. Ao cá thưòng ỏ chỗ thấp nhất, phía đầu gió, trước nhà. Các
công trình phụ như bếp, nơi vệ sinh, nơi tiến hành nghề phụ... thì được tổ hợp
quanh công trình chính, ôm lấy cái sân phơi rộng theo nguyên tắc coi sân là
trung tâm cùa bố- cục không gian sinh hoạt gia đình. Các công trình chính,
phụ đều cố gắng ẩn mình trong vòm cây xanh của cây lấy gỗ và cây ăn quả
trong vưòn nhà với mục đích vừa để che chở bảo vệ ngôi nhà chính chông đỡ
gió bão, lũ quét vừa cải tạo điều kiện vi khí hậu, tận hưỏng không khí trong
lành (h.I.2.2, h.I.2;3).

Tuy vậy ngôi nhà ở nông thôn truyền thốhg Việt Nam còn mang đậm một sô'
hạn chế về chất lượng công năng, kỹ thuật xây dựng và điều kiện vệ sinh môi
Phần I. KIỂN TDÚC NHÀ Ỏ 9

trường. Muốn có một nền kiến trúc nông thôn mối thì chúng ta cần phải phấn
đấu để có những mẫu nhà mối, phù hợp vối nếp sốhg của thời đại mối, vật liệu
kỹ thuật mói, mô hình văn hóa mối (h.I.2.4).

2. Nhà biệt thựthành phố (h.l.1.5, h.l.1.6, h.1.1.10)

Nhà ở biệt thự thành phô' là loại nhà ở gia đình độc lập, tiện nghi sang trọng
có sân vưòn, chủ yếu phục vụ cho ngưòi thành phố’ có thu nhập kinh tế và đòi
sống cao, những ngưòi có quyền thế hoặc giàu sang.

Nhiều quốc gia hiện nay đã coi nhà ở biệt thự không còn là loại nhà ỏ chính
của khu trung tâm thành phô' nữa, mà chúng chỉ được xây dựng ở ngoại thành
hoặc những khu nghỉ mát. Tại một sô' nưốc khác, nhà ỏ biệt thự vẫn được xây
dựng trong nội đô một sô' thành phô' và thị trấn ỏ mức độ vừa phải. Trên đất
nưốc chúng ta, nhà ở biệt thự trong một sô' thành phô' lớn còn chiếm một tỷ lệ
đáng kể, nên việc để tâm nghiên cứu loại nhà ở xây dựng riêng biệt một cách
đúng mức vẫn là cần thiết. Hơn nữa loại nhà này cũng tương đối gần gũi vối
các loại nhà khối ghép ít tầng là loại nhà vẫn thấy xây dựng hàng loạt phổ
biến trong thành phô' nhỏ và thị trấn hiện naý trên thế giới nên lại càng cần
có chú ý thích đáng.

Nhà Ồ biệt thự thưòng đặt trong những khu vực yên tĩnh, có nhiều cây xanh ỏ
ven đô. Nhà ở biệt thự thưòng có tiêu chuẩn sinh hoạt cao, điều kiện tiện nghi
đầy đù. Ngôi nhà chính thường cao từ một đến bô'n tầng, không thể thiếu được
gara (nhà xe) để ôtô. Các biệt thự thường dùng chỉ để ỏ. Lô đất của biệt thự
thường từ 300 đến 800 mét vuông nhưng chỉ được phép xây dựng vói mật độ
nhỏ hơn hoặc bằng 35%. Nhà kiểu biệt thự thường có những bộ phận sau:
sảnh hay tiền phòng hoặc hiên, phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt chung,
phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nhà xe... Theo sô' tầng nhà ở biệt thự có thể
chia ra loại biệt thự một tầng, hai tầng, ba tầng. Nhà ở biệt thự còn có thể
chia ra loại biệt thự một cán (dùng cho một gia đình) - đơn lập, biệt thự hai
căn (hai gia đình) - song lập, ngoài ra còn có cụm biệt thự từ 4 - 8 căn, nhưng
ở nước ta không phát triển bởi vì một số gia đình sẽ không có hướng gió tốt.

3. Các nhà kiểu liên kế (liền kể) (h.l.1.11, h.l.1.12)

Loại nhà này còn được gọi là nhà ỏ khôi ghép, nhà hàng phô', nhà kiểu dây,
kiểu băng. Đây cũng là loại nhà ở gần như biệt thự đơn lập, song lập nhưng
vói tiêu chuẩn ỏ thấp hơn biệt thự. thường chì gặp xây dựng tại ngoại vi thành
phô' lốn, đặc biệt ỏ các thành phô' nhỏ và vừa rất được phát triển. Xây dựng
nhà khôi ghép ở đô thị được xem là thích hợp hơn, kinh tê' hơn so với loại nhà
10 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KKN TRÚC NHÀ DẰN DỤNG : NHÀ Ò & NHÀ CÔNG CỘNG

ở xây dựng riêng biệt vì cũng có đủ sân vườn, cổng ngõ riêng nhưng rẻ hơn
nhiều. Đây là loại nhà gồm các căn (appartement) đặt cạnh nhau xếp thành
từng dãy, cho phép có thể xây dựng hàng loạt, tiết kiệm đất xây dựng. Loại
nhà khối ghép này, mỗi căn nhà thường chỉ có hai hướng, có thể có lối vào
phía trưốc và phía sau, có hai mặt tường tiếp xúc hoặc chung vối hai căn bên
cạnh (h.I.4.1). Mỗi gia đình thường sông trên những mảnh đất có mặt tiền
không rộng như ồ nhà ồ biệt thự, có diện tích khoảng 80-120m2. Sô' lượng càn
hộ trong một dãy nhà khôi ghép thường dao động trong khoảng 4-16 căn hộ.
Các căn hộ này thường là từng khối xếp liền nhau, thiết kế vai kề vai ghép lại
thành những dải bâng, dãy phô' dài, có vườn trước và sân sau, tiếp cận thiên
nhiên từ hai phía trước, sau. Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch và địa
hình... mà một dãy nhà khối ghép có sô' căn hộ nhiều hay ít. Hình dáng từng
khôi ghép rất đa dạng, có thể hình chữ nhật, hình chữ L... khiến cho dãy nhà
có hình thức sinh động. Nhà khối ghép tùy theo điều kiện hướng gió, địa hình,
khí hậu, kết cấu... mà có những cách tố hợp khôi khác nhau: cách xếp thẳng,
cách xếp chéo, cách xếp so le. Nếu sô lượng căn trong dãy nhà nhiều quá thì
điều kiện tiện nghi và điều kiện vệ sinh sẽ kém đi và việc xây dựng trỏ nên
bất hợp lý (h.I.4.12 đến h.I.4.20).

Nhà có thể một tầng hay hai ba tầng phục vụ một gia đình, hoặc có thể hai
tầng cho hai gia đình, cũng có một sô' ít trường hợp cao đến bôn tầng. Cách tổ
hợp nhà tương đô'i linh hoạt, nhà có thể có ít phòng hoặc nhiều phòng. Đô'i vối
căn một phòng, hai phòng và ba phòng thưòng thiết kê' một tầng; đô'i vdi căn
bô'n phòng hoặc năm phòng thiết kế hai, ba tầng. Loại nhà hai đến bô'n phòng
hay gặp nhất.

Loại nhà này dùng để phục vụ cho những gia đình trung lưu, có thể vừa kết
hợp ở vừa kết hợp làm nghề sản xuất thủ công, kinh doanh buôn bán. Mỗi gia
đình sử dụng diện tích không gian suốt từ mặt đâ't trỏ lên. Dưối cùng là tầng
trệt, trên cùng là tầng thượng. Mỗi gia đình có sân vườn cổng ngõ riêng biệt.

Kiểu nhà này cũng có thể cần có sân trong. So vối biệt thự thi kiểu nhà này
tiết kiệm đất xây dựng và để cho các ngôi nhà riêng từng gia đình có khả
năng tiếp cận vối đường phô' đồng thời tiết kiệm hệ thống đường kỹ thuật hạ
tầng, các mặt tiền của từng lô đất có xu hưống giảm càng ngày càng nhỏ bé
khi được xây dựng tiến dần vào trung tâm thành phô'. Tuy nhiên bề rộng mặt
tiền không được nhỏ hơn 3,3m. Mật độ xây dựng trong loại nhà này cho phép
khoảng từ 60-70% (kiểu nhà hàng phố).
Phần 1. KỂN TDÚC NHÀ Ỏ 11

4. Các chung cư(h.l.1.12)

Nhà ỏ chung cư dành cho tập thể nhiều gia đình (11.1.5.1, h.I.5.3). Các căn hộ
là tế bào tạo nên những chung cư đó. Căn hộ là một chuỗi không gian có quan
hệ khép kín phục vụ đòi sống độc lập cho một hộ gia đình. Các căn hộ này
được tập hợp lại quanh những cầu thang, hành lang công cộng. Đây là loại
nhà kinh tế nhất về mặt khai thác sử dụng đất của đô thị, nhưng đồng thòi
cũng là loại hình nhà ở có tiêu chuẩn thấp hơn các loại nhà trên, được xây
dựng thưòng thường từ bốn tầng trở lên, rất phổ biến trong các đô thị lốn (nhà
ỏ tập thể gia đình). Khi chung cư cao hơn tám tầng cần có thang mảy thì
người ta gọi đó là chung cư cao tầng. Chung cư thấp hơn sáu tầng không có
thang máy thì người ta gọi đó là chung cư nhiều tầng (4-6 tầng) và thấp tầng
(2-3 tầng).

5. Nhà ở kiểu khách sạn (h.l. 1.13)

Hiện nay trên thế giói loại nhà ở kiểu khách sạn là kiểu nhà ở rất được phát
triển. Đây là'loại nhà ở bao gồm những căn hộ nhỏ (chủ yếu từ 1-2 phòng ỏ).
Khu phụ trong căn hộ của nhà ở kiểu khách sạn tương đối đơn giản hơn ở
chung cư nhưng trang thiết bị phục vụ công cộng lại khá hoàn thiện. Khi
đánh giá chất lượng của nhà ở kiểu khách sạn, người ta căn cứ vào trang thiêt
bị trong cân hộ và khoảng cách từ phòng ở đến khu dịch vụ công cộng. Loại
nhà này phục vụ cho những gia đình ít nhân khẩu (chỉ có hai vợ chồng không
có con hoặc có một con, ngưòi độc thân, những cặp vợ chồng trẻ chưa có con).
Nội dung của căn nhà kiểu này nằm ở giữa hai loại hình nhà ở chung cư và
khách sạn. Các gia đình,thường là quy mô nhỏ,sống trong đó phải sử dụng
chung các hành lang cầu thang như ỏ chung cư nhưng lại có bộ phận dịch vụ
kiểu khách sạn ỏ ngay trong ngôi nhà để giúp đỡ, hỗ trợ cho sinh hoạt gia
đình như các phòng bảo vệ, nơi tiếp nhận hàng, thư từ, các bêp và nhà ăn
công cộng, các cơ sở giặt phơi, chỗ giải khát, uốhg cà phệ, sinh hoạt câu lạc bộ
như trong các khách sạn. Trong nhà ở kiểu khách sạn vì đã có những dịch vụ
công cộng ngay trong nhà ở nên nội dung của căn nhà, các diện tích phụ (bếp,
khu vệ sinh (WC) cho từng gia đình) được đơn giản hóa, nhằm tiết kiệm diện
tích sử dụng. Chủ nhân của căn hộ có thể mua đứt hoặc chỉ thuê để ở. Loại
nhà này thưòng rhiết kế cao tầng từ 9 - 16 tầng, nằm ở những khu đất trống
và lẻ loi ở trung tâm thành phố hoặc xen kẽ trong những hệ thống các nhà ở
vùng ngoại ô.

Nếu căn cứ vào mức độ tiện nghi thì nhà ở kiểu khách sạn ỏ nước ngoài
bao gồm:
12 NGUYÊN LÝ Tllfr KỂ KlỂN TPỦC nhà dân dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

• Phòng ỏ chỉ có chậu rửa


• Phòng ỏ có khôi vệ sinh kết hợp.
• Phòng ở có khối vệ sinh và bếp đơn giản (loại hộ nhỏ - Studio với
1 -ỉ-1 1/2 phòng ỏ)
• Loại tiêu chuẩn cao vối 2-3 phòng ở (kiểu căn hộ gia đình) có bếp và
khốĩ vệ sinh đầy đủ (xí, tắm, và chậu rửa).
Khối các phòng phục vụ có loại phân tán đặt theo từng tầng (bếp và phòng
câu lạc bộ) và có loại tập trung đặt ở một tầng nhà (đặt ỏ tầng dưối) hoặc đặt ỏ
một tòa nhà riêng (h.I.1.13).

6. Nhà ở ký túc xá (h.l.1.14)

Là loại nhà ỏ dành cho đốỉ tượng như những ngưòi độc thân, công nhân, quân
nhân, sinh viên các trường Đại học, học sinh các trưống Trung học chuyên
nghiệp.

Trong nhà ỏ ký túc xá thường chia ra làm hai khu vực chính: khu vực ỏ và
khu vực phục vụ công cộng (nhà ăn hoặc câu lạc bộ). Căn cứ vào mối quan hệ
giữa khu vực ỏ và khu vực phục vụ mà có các giải pháp tổ hợp mặt bằng như
sau:

• Nhà ỏ ký túc xá có khu vực phục vụ bố trí ở tầng trệt.


• Nhà ỏ ký túc xá có các phòng phục vụ công cộng bô' trí trong một nhà
riêng nhưng gắn hển với nhà ỏ bằng hành lang cầu.
• Nhà ở ký túc xá chỉ có nhà ở.
Số chỗ của ký túc xá thông thiíờng khoảng 300-400 chỗ. Tại các nước, mộc dao
động về sô' chỗ ở khá lổn từ 20 đến 500 chỗ hoặc lốn hơn nữa. Thực tê tổng kết
ở một sô' nước cho thấy: nếu thiết kê' ký túc xá lớn hơn 500 chỗ sẽ kinh tê' hơn
vì giảm nhỏ được chi phí khai thác sử dụng.

Nhà ỏ ký túc xá có các loại nhà hành lang giữa, hành lang bên, hoặc kết hợp
hai loại hành lang trên, chỉ trong trưòng hợp tiêu chuẩn cao mói có mặt bằng
kiểu đơn nguyên (không hành lang).

Tế bào tạo nên ngôi nhà là các buồng ỏ tập thể cho cá nhân (người độc thân)
chỉ bô' trí giường ngủ là chủ yếu, vối các phòng bô' trí 1 - 3 giưòng nếu là
giường một tầng hay 6-8 giường nếu là giường hai tầng. Các khu vực wc, bêp
được tập trung để phục vụ cho một loạt phòng. Các phòng sang cũng chỉ trang
bị một vòi tắm bông sen, một vòi rửa mặt cho tập thể từ ba đến sáu giường.
Phần 1. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 13

Các bữa ăn thưòng được tiến hành trong các nhà ăn tập thể ngay cạnh nhà ở.
Trong ngôi nhà chỉ có một vài lò bếp công cộng để hầm nóng thức ăn hoặc để
nấu bổ sung thêm các thức ăn khác. Ký túc xá thường được thiết kế 5-9 tầng,
được phân bô trong các khu đất nhà máy, trường học, cạnh các công trình dịch
vụ công cộng. Còn ở trung tâm thành phô'cũng có thể tổ chức những ký túc xá
12-15 tầng chung cho nhiều đối tượng, cho nhiều sinh viên các trưòng.

Tại nước ta trưốc đây ký túc xá không được xây dựng quá năm tầng. Xác định
mức độ tiện nghi của ký túc xá tùy thuộc vào diện tích ỏ và trang thiết bị kỹ
thuật vệ sinh. Có loại phòng ở có thiết bị vệ sinh riêng, xí tắm đầy đủ; có loại
phòng chỉ có chậu rửa ,và có loại phòng không bô' trí thiết bị vệ sinh riêng mà
bố trí chung cho mỗi tầng, cho từng nhóm phòng.

Các phòng ở trong ký túc xá phải nhỏ hơn tám giưòng vói tiêu chuẩn diện tích
như sau:

• Nhà ở tập thể cán bộ công nhân viên 4m2/ngưòi là tôì thiểu.
• Nhà ở sinh viên và học sinh trung cấp 3,5m2/người (đô'i vối trường hợp
giưòng hai tầng lấy 2,5m2/người và tăng chiều cao tầng nhà lên 3,3m).
Trong ký túc xá khối vệ sinh được thiết kế vói tiêu chuẩn từ 15-18 người một
chỗ tắm, một xí, một chỗ rửa và một chỗ giặt.

Trong nhà ở tập thể cho cán bộ công nhân viên có thể thiết kê' thêm phòng
khách chung rộng không quá 24m2.

Phòng ở ký túc xá cần phải có tủ tường và trong điều kiện cụ thể có thể bố trí
chậu rửa.

7. Các quần thế nhà ở lớn có dịch vụ công cộng tổng hợp (h.l.1.1S, h.l.1.16)

Trong thời gian gần đây xu hướng chung ở các thành phô' cực lốn rất chú ý
đến việc xây dựng tập hợp các nhà ở thầnh một quần thể lớn có trang thiết bị
phục vụ công cộng.
Đó là những quần thể nhà ở hay những đơn vị ở khổng lồ có quy mô như một
làng hay xóm nhà ở phục vụ 2000 tới 4000 đôi khi tới 6000, 8000 người dân
ngay trong một ngôi nhà, nghĩa là có quy mô tương đương một nhóm nhà ở
lân, một tiểu khu hoặc một thành phô nhỏ, trong đó ngưòi ta kêt hợp nhà ở
cùng các tổ chức dịch vụ tổng hợp công cộng như: các cửa hàng, các nhà trẻ,
các cơ sở y tế, văn hóa, giải trí cùng các cửa hàng sửa chữa phục vụ đòi sông...

Loại quần thể này có thể thiết kê' phù hợp với mọi kiểu gia đình, mọi kiểu
nghề nghiệp dân cư. Chất lượng phục vụ đời sống của nó ưu việt ở chỗ mọi
14 NGUYÊN LÝ Tlílếr KẾ KỊẾN TOÚG NHÀ DĂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

dịch vụ đồi sốhg có bán kính phục vụ ngắn, nghĩa là bảo đảm khoảng cách tối
thiểu từ cán nhà ở đến cửa hàng, nhà trẻ, trường học, câu lạc bộ và rạp chiếu
bóng nhằm tiết kiệm thòi gian, công sức đi lại.

Hình thức này cũng bảo đảm tiết kiệm khôi tích xây dựng vì có thể thiết kế
bếp và các diện tích phụ rất nhỏ. Chỉ đối vối nhà ở cho hộ đông ngưòi mói
thiết kế loại buồng bếp thông thường, còn thì sử dụng loại góc bếp nhỏ hoặc
nhà ăn công cộng.

Tất nhiên đây là giải pháp cho những đô thị cite lớn nhằm tạo ra ínật độ xây
dựng nhỏ nhưng mật độ cư trú cao, giải phóng mặt đất để dành cho công viên
và sân bãi thể dục và rút ngắn các bán kính phục vụ để tiết kiệm quỹ thòi
gian rỗi cho công dân. Các ngôi nhà tổng thể lởn này gọi là "những làng, thị
trấn theo chiều cao", có thể đạt chiều cao vài chục tầng. Vì thế để phục vụ cho
khôi người ở lưng chừng tròi, ngưòi ta tổ chức những công viên treo, phô mua
bán treo, hành lang phô', những nơi vui chơi gặp gõ của thanh niên, thiếu nhi
ỏ lưng chừng tròi,trên sân thượng. Đơn vị ở Marseille cùa kiến trúc sư Le
Corbusier là một ví dụ minh hoạ điển hình, một mô hình thí điểm thuộc loại
đầu tiên (h.1.1.15).

Hiện nay những dồ án thiết kế các quần thể nhà ỏ này đã được nhiều nưóc
trên thế giói nghiên cứu và một số đã được thí điểm xây dựng vì những ưu
điểm lý thuyết nói trên của nó. Từ thế kỷ trưóc, Engels đã phác họa lên kiểu
nhà này coi đó như một hình thức nhà ở phù hợp với chủ nghĩa cộng sản.

Owels và Fourier - những ngưòi theo chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đây
cũng đã đề cập đến loại nhà này, tuy nhiên ý kiến phản bác cũng không kém.

Giải pháp mặt bằng thưòng thấy nhất ở những quần thể nhà ỏ lốn có trang
thiết bị phục vụ công cộng là (h.1.1.16):

• Những khối nhà ồ cao tầng đặt song song nối liêìi nhau bằng các khối
nhà công cộng thấp tầng.
• Giải pháp mặt bằng có hình dạng tự do đôì vói khối nhà ở cũng như
nhà công cộng, nhưng khôi nhà công cộng thường được đặt ở vị trí nhà
trung tâm của quần thể các khối ở để bảo đảm sự liên hệ ngắn nhất
với các khối nhà ở.
• Giải pháp mặt bằng kiểu tập trung, hình dạng chung của ngôi nhà
gọn, rất chặt chẽ. Loại này rất thích hợp với những vùng khí hậu rất
lạnh, đôi khi ở giữa khối nhà bố trí sân có mái kính, bên dưói dành
cho khu vực cây xanh, phòng mùa dông, không gian cộng đồng của
nhà (h.I.5.38).
Phần ỉ. KẾNTDÚCNỈ1ÀỎ 15

Phân loại dựa theo độ cao

♦ Nhà ở thấp tầng (1-2 tầng): không quá một tầng trệt và một tầng lầu. Trong
loại nhà này có thể bao gồm nhiều loại nhà như nhà ở ít tầng một căn, hai
căn (biệt thự dành cho một gia đình hay hai gia đình), nhà ít tầng kiểu
khối ghép và kiểu đơn nguyên, nhà ỏ nông thôn.
♦ Nhà ở nhiều tầng (3-6 tầng): loại nhà này có thể có kiểu mặt bằng điểm, tức
một đơn nguyên - kiểu tháp, kiểu phân đoạn, kiểu hành lang giữa hoặc
hành lang bên (dạng nhà tấm) và hiện nay ỏ tất cả các nưốc trên thê giổi
chúng đều đang chiếm khối lượng xây dựng rất lổn trong các đô thị lốn và
cực lốn.
♦ Nhà ở cao tầng trung bình (8-16 tầng): nhà tháp hoặc nhà tấm
♦ Nhà ở cao tầng lớn (24-30 tầng): nhà tháp hoặc nhà tấm
♦ Nhà siêu cao, chọc trời (lốn hơn 30 tầng): chủ yếu là nhà dạng tháp.

Phân loại dựa vào đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội của nó

♦ Nhà 'ở kiểu sang trọng tiêu chuẩn cao (dành cho giới quý tộc, nhà lãnh đạo,
quan chức cao cấp, nhà tư bản lốn): lâu đài, cung điện, biệt thự cao cấp.
♦ Nhà ở cho người có thu nhập cao (dành cho các dạng ông chủ và quan chức
hay trí thức cao cấp); biệt thự, biệt trại, chung cư cao cấp...
♦ Nhà ở cho người có thu nhập khá, trung bình: biệt thự song lập, nhà liên kế
chung cư cao cấp...
♦ Nhà ở cho người có thu nhập thấp, nghèo khổ': chung cư (hay nhà ỏ xã hội).
♦ Nhà ỏ tạm thời.

1.2. SO LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRỉỂN của kiến TRŨC nhà ỏ

1.2.1. Kiến trúc nhà ỏ thài xã hội nguyên thủy (h.l.1.1, h.l.1.2)

Con người thời nguyên thủy còn phải sống kiểu du cư thành từng bầy đàn,
chưa hình thành gia đình, Vào thòi đó, do trình độ sản xuất rất thấp kém và
lạc hậu, nơi ỏ của bộ lạc con người còn rất thô sơ. Họ sinh tồn và phât triển
dựa trên kinh tê săn bắt và hái lượm. Họ sông lang thang nay đây mai đó,
không ổn định và không định cư một cách lâu dài ở một nơi nào cả. Nhờ
những ngành khoa học mới, đặc biệt là ngành khảo cổ học mà ngày nay chúng
16 NGUYÊN LÝ Tllýr rá K1ẾN TOÍIC nhà dân dụng ■■ NHÀ Ở a NHÀ CÔNG CỘNG

ta biết được rõ hơn những nơi ỏ đơn giản ban đầu của họ (khi phát hiện khai
quật lên những di chỉ công trình từ xa xưa, hay nhò các công trình nghiên cứu
những bộ lạc nguyên thủy còn tồn tại sông rải rác trên khắp thế giối hiện
nay).

Vào thòi kỳ đồ đá cũ, con người cổ xưa sôhg trong những hang động nguyên sơ
hoặc cao hơn là những hang động có gia công chút ít, những hốc núi những hô'
đá tự nhiên có xếp chèn thêm đá nhỏ, vụn, chung quanh hay có ken đất, cành
lá cho kín đáo.

Tiếp đến, nhà ở của họ có hình thức kiểu liếp che chắn thô sơ, những vòm lá
kín đáo ở trên cao để tạo nên chỗ náu ẩn tránh được mưa gió, tránh được ảnh
hưởng trực tiếp cùa khí hậu tự nhiên, tránh được hiểm họa của những cơn
nưốc lũ, mưa rừng và còn tránh được sự dòm ngó, đe dọa của thú rừng. Sau đó
là đến nơi ở có mặt bằng hình tròn xây dựng bằng đá hay lá kết bằng các cành
cây (xem minh họa h.I.1.2).

Một thế kỷ sau khi phát hiện ra châu Mỹ, ngưòi ta còn phát hiện ra những bộ
lạc sống từ thòi đồ đá. Loại lều của họ có thể xây bằng vỏ cây hoặc bằng đất.
Cổ loại nhà vòm xây bằng đất có trổ cửa trên đỉnh mái để lấy ánh sáng và kết
hợp để thông thoáng (h.I.1.2).

Cách dựng lều điển hình của thổ dân da đỏ (theo Oatecman) được bắt đầu từ
xây dựng một khung hình chữ V ngược, buộc lại ở chỗ giao điểm, rồi dựng
thêm một chiếc sào thứ ba làm thành thế chân vạc, nhiều sào phụ khác được
diĩng tiếp theo và dùng thừng chằng các sào lại vói nhau để cuôì cùng mái sào
được buộc chặt vào khung và ghim chặt xuôìig đất bằng cọc.

Lều thường thấy ở châu Mỹ là loại lều làm bằng thân cây có lợp vỏ cây hoặc
phủ bằng da của hươu tuần lộc.

Điều kiện địa lý khác nhau, lều cũng có hình thức khác nhau. Những ngưòi
Etxkimô Bắc Cực ỏ trong những lều tròn xây-dựng bằng băng và băng càng
mối nhà càng ấm. Trong khi đó, người ở vùng sông Amua dựng những lều
hình yên ngựa; còn lều của ngưòi dân du mục vùng Bắc Phi có dạng hình chữ
nhật phủ lá cây hoặc da thú.

Khi cuộc sốhg du cư chuyển sang định cư, con người vẫn sống theo chế độ xã
hội nguyên thủy nhưng dã hình thành gia đình và cả thị tộc cùng tham gia
xây dựng nhà ở, làm xuất hiện một loại nhà dài cho vài gia đình. Có nhà chứa
được hàng chục gia dhih hay hàng trăm người. Tại New York, người ta tìm
thấy những nhà dài từ 15 đến 18 mét, giữa nhà có hành lang rộng 1,8 đến 2,5
Phần I. KỂN TDÚC NHÀ Ỏ 17

mét và có vách ngăn bằng vỏ cây. Cứ bốh gian lại có một bếp lò và tòa nhà có
từ nám đến bảy bếp lò.

Làng xóm bấy giò, ngoài chưống ngại vật bao xung quanh còn có thêm kho và
chuồng súc vật. Tại Ba Lan đã tìm thấy di chỉ một thôn xóm xã hội nguyên
thủy vối những nhà dài từ 3 đến 12 gian, mỗi gian có một bếp lò, các nhà xếp
song song và cách nhau một con đưòng có lát gỗ rộng từ 2,1 đẹn 3,1 mét. Làng
Bixcupinxki nguyên thủy này rộng tối 2,5 ha. Mỗi nhà trong làng có tưòng đất
đắp và mái nhà dốc.

Các nhà khảo cổ học còn tìm ra đứợc cả một ngôi làng nổi trên hồ Zurich ở
Thụy Sĩ. Bí mật này được phát hiện vào năm 1854. Trong một vùng rộng
khoảng 40000m2 đã phát hiện được 4 vạn cột gỗ sồi, bạch dương hay gỗ thông,
đầu cột được vót nhọn bằng rìu đá. Những vật liệu xây dựng đó'CÒn được giữ
cho đến ngày nay là do có một lớp bùn dày che chở. Người ta cũng tìm thấy rìư
đá và những sản phẩm bằng gốm có hoa văn đơn giản. Điều này đâ giúp con
ngưòi hiện đại khôi phục lại được bức tranh sinh hoạt của con ngưòi trong
thời kỳ đồ đá khi mà họ đã định canh định cư từ bỏ cuộc sống du mục. Đó là
những ngôi nhà sàn hình tròn có mái hình nón được đặt trên một mặt sàn đặt
nổi trên mặt nưốc nhờ một hệ thống cột. Lúc bấy giò con ngưòi thích sông trên
hồ hay gần bò sông để tiện lợi sinh hoạt và chống lại được thú dữ haý bộ lạc
kẻ thù.

1.2.2. Kiến trúc nhà ỏ thời kỳ chiếm hữu nô lệ

Loài ngưòi khi ấy đã hoàn toàn chuyển từ nền kinh tế du canh du cư sang
định cư lại tại những vùng đất phì nhiêu dễ dàng kiếm sông lâu dại.

Lúc này nền kinh tế của loài người đã có sự kết hợp giữa săn bắn và lao đông
sản xuất. Thời kỳ này con ngưòi đã chủ động can thiệp vào thiên nhiên. Họ đã
tìm ra nhiều cách để cải tạo thiên nhiên tạo nên một môi trường sống thích
ứng và tốt đẹp hơn. Ngoài việc canh tác trồng trọt, săn bắn, hái lượm, họ cũng
đã biết thuần dưỡng thú hoang dã và các khu vực ở đã có thêm những chuồng
trại đơn sơ. Cũng lúc này xã hội loài ngưòi đã phân hóa hình thành những gia
đình và bắt đầu có sự phân công xã hội rõ rệt. Bên cạnh những ngưòi lao động
tự do, xã hội còn hình thành nên tầng lóp nô lệ và chủ nô. Nhà ỏ của họ lúc
này đã có những biến đổi sâu sắc. Sự phân hóa giai cấp thấy càng rõ nét hơn
khi chửng ta nhìn vào ngôi nhà ở của họ: nhà ở của giai cấp thống trị (bọn chủ
nô ...) và của giai cấp bị thốhg trị (người nô lệ), Các chủ nô thường sốhg trong
những ngôi nhà lốn hay trang trại có bố phòng kỹ lưỡng xây dựng kiên cố, còn
những người lao động tự do và nô lệ phải sông trong những ngôi nhà được tổ
18 NGUYÊN LÝ THIẾT KỂ KlỂN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

chức đơn sơ bằng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như thảo mộc, đất
đá, rơm rạ. Chỗ ở của họ đôi khi còn tùy tiện, bẩn thỉu, hôi thối. Nội dung nhà
ở còn mang rõ tính chất dân chủ và bình đẳng vói những không gian đơn sơ và
đa năng. Trong xã hội nô lệ thì dần dần những không gian này đã được chia
nhỏ thành những không gian riêng biệt: kho chứa lương thực dự phòng, nơi
chăn nuôi và nơi sinh hoạt... Điều đó cũng cho ta thấy được sự khác biệt rất rõ
nét giữa nhà ỏ cùa chủ nô và nhà ở của nô lệ về nội dung cũng như hình thức
tổ chức không gian (h.I.1.4). Nhà ở chủ nô là một quần thể tòa ngang, dãy dọc
quây quanh những sân trong với từng không gian vói chức năng riêng, các
chuồng trại, chỗ ở của nô lệ được tách xa và xây ditng tạm bợ.

Thòi chế độ chiếm hữu nô lệ, nền văn minh nhà ở đã được bộc lộ rất rõ nét ỏ
Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và Ân Độ, những cái nôi của nhân loại.

Tại Ai Cập cổ đại, nhà ở thường làm bằng đất sét, lau sậy và gạch nung chỉ
thấy có trong nhà ỏ quí tộc. Khoảng 4000 năm trước công nguyên, ở gần Cai Rô
người ta đã phát hiện ra một điểm dân cư lớn vối hai loại nhà điển hình:

• Loại nhà khung gỗ, tưòng gỗ, trên khung có cài tưòng bằng gỗ ken
sậy. Nhà có phong cách nhẹ nhàng và chất lượng thẩm mỹ tương đối
cao.
• Loại nhà có kết cấu gạch không nung, tường móng làm bằng đá hộc,
hình dáng nặng nề không ổn định.
Nhà ỏ bấy giờ đã phản ánh rõ nét sự đối lập giàu nghèo. Mặt bằng nhà ỏ quí
tộc Ai Cập thòi kỳ này có những đặc điểm sau: mặt giáp phô' không trổ cửa sổ,
chỉ có cửa hẹp thông vào sân trong, trong nhà có các phòng cho nam và nữ
riêng biệt, phòng lốn có độ cao lớn, phòng nhỏ có độ cao bé hơn, phần chênh
lệch về độ cao này dùng để làm cửa trời để thông gió, từ sân có cầu thang lên
mái được dùng làm nơi để hóng mát.

Phát triển gần như song song vói Ai Cập cổ thì ở châu Á có đất nưốc Trung
Hoa và Ấn Độ cũng đã có một nền văn minh nhà ở cổ đại cũng rất đáng được
chú ý.

Thế giới biết đến người Ấn Độ cổ đại như những nhà quy hoạch đô thị tiên
phong qua dấu vết của các thành phố cổ Môhengiô Đarô và Sanhô Đarô (ở
vùng Xinh) cũng như Harrappa (ở Păng Giáp). Tại đây có những ngôi nhà
gạch màu đỏ, mái bằng có tưòng ngăn xây lửng không đến trần để thông gió.
Phần l. KỂN TRÚC NHÀ Ỏ 19

Trong thành phô còn có cả nhà hai tầng, tầng dưói là bếp, nhà tắm, kho,
giếng, tầng trên là các phòng ngủ.

Từ thòi đại đồ đá tiến lên thòi đại đồ đồng ở Việt Nam tổ tiên xa xưa của
chúng ta cũng đã ròi bỏ hang động miền núi để tiến xuống miền trung du và
đồng bằng, quần tụ theo từng cụm mảng ở các đỉnh gò, sưòn đồi, chân núi và
đồi đất. Do sinh tụ giữa trời nên việc dựng nhà sao cho vững cứng ổn định trở
thành nhu cầu bức thiết. Trải qua một quá trình dài thực nghiệm và cải tiến,
đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, mô hình ngôi nhà đã hoàn chỉnh và khá
phong phú mà hình ảnh cụ thể của nó còn được lưu giữ khắc trên một số trống
đồng Đông Sơn mà dấu vết vật chất của nó cũng được tìm thấy ở di chỉ Đông
Sơn (Thanh Hóa): đó là những gióng tre, những mảnh phên đan và đặc biệt là
những cột nhà bằng gỗ dài đến 4,5m có lỗ mộng (để bắc sàn?) cách chân cột
trung tâm l,25m. Đó là những ngôi nhà ở trên sàn, không có tưòng, mái cong
võng hình thuyền và chảy xuống sát sàn, kiêm luôn chức năng vách che, hai.
đầu mái phía trên uôn cong cuộn lại và nhô ra phía xa, trên nóc mái trang trí
có một hoặc hai con chim đậu. Cạnh nhà ở còn có nhà kho cũng ỏ trên sàn,
mái cong vồng lên hình mui thuyền, hai sườn mái rất dày. Những mẫu hình
nhà này đều mang dáng dấp con thuyền, tĩnh mà lại rất động, thanh thoát
mà rất chắc chắn, thích nghi vổi khí hậu có nắng nóng và mưa to, hợp vói
khung cảnh thiên nhiên vốn nhiều ngòi lạch chằng chịt mà hàng năm vào
mùa mưạ nưóc dâng lên ngập trắng cả vùng. Để dựng lên những ngôi nhà sàn
này, cư dân Đông Sơn dùng ngay vật liệu sẵn có trong rừng như tranh, tre, gỗ
vối cấu trúc bộ khung cột - kèo - xà, mà toàn bộ sức nặng nhà dồn vào các cột
để chuyển xuốhg đất, mặt ngoài có một số mô tip trang trí hình chim, gà sử
dụng ở độ vừa phải không hề lạm dụng, đù để làm duyên. Ngôi nhà sàn Đông
Sơn võng nóc hình thuyền này còn được thấy tồn tại ỏ các dạng nhà hình
thuyền của người Dayake và người Tôraja trên quần đảo Inđônêxia. Biến
dạng một chút ngôi nhà sàn Đông Sơn để có nóc thẳng còn thấy một sô dạng
nhà ở khác hoặc nhà mề của một sôbộ phận thổ dân trên quần đảo Inđônêxia,
hoặc còn thấy điíỢc ở cả nhà ngưòi Êđê trên Tây Nguyên ... chứng tỏ giữa các
khối cư dân này có một mối liên hệ mật thiết mà riêng ở kiến trúc có một sự
"bảo thủ", dai dẳng, để qua đó (không hề khiên cưỡng) thấy được cả ở khung
cảnh Đông Nam Á chịu sự tỏa sáng của văn hóa Đông Sơn.

1.2.3. Kiến trúc nhà ỏ giai đoạn xã hội phong kiến

Sang xã hội phong kiến sự phân hóa xã hội và giai cấp ngày càng sâu sắc.
Nhà ở lúc này đã có sự khác biệt rất lốn giữa những ngưòi nông dân tự do
sống bằng kinh tế nông nghiệp định canh, định cư và tầng lổp cai trị quan lại.
20 NGUYÊN LÝ THtLT KẺ' KĩỂN TPÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ô & NHÀ CỘNG CỘNG

Nhà ở của vua chúa thốhg trị thường là những lâu đài, trang trại được xây
dựng bố phòng kiên cố vói những thành lũy, những hào sâu, kín cổng cao
tường. Cơ ngơi của họ được xây dựng bằng những vật liệu kiên cô', đắt tiền vói
tầng cao từ hai đêh bôh tầng với hệ thống không gian nội thất đa dạng và
phong phú (h.I.1.3, h.I.1.4).

4- Tại châu Âu

• Ở Pháp: loại dinh thự và trang viện của nhà giàu thòi kỳ này cũng
được phát triển mạnh mẽ. Dinh thự xây bằng đá mà cả tường chu vi
bảo vệ bên ngoài cũng được xây bằng đá dày để bao quanh cả khu vực
sân giữa các nhà, bên trên nóc nhà có bố trí nhiều tháp vừa để trang
trí vừa phục vụ phòng thủ vói hình thức mặt bằng bưng bít kín đáo.
Những trang viện lốn thường có tường lũy và hào nước bao quanh,
trên thành có vọng lâu và cửa vào có cầu treo. Bộ mặt bên ngoài
của trang viện rất nặng nề nhưng ngược lại nội thất lại rất giàu tính
trang trí.
• Ở Đức: vật liệu xây dựng chính là gạch và đá. Trên mặt tưòng gạch và
đá cũng thể hiện sự đơn giản mà vững chắc. Nhà thường là có mái dốc
và nhiều tầng gác áp mái, có tầng dưới là cửa hiệu, tầng trên dùng để
ỏ, có tưòng hồi nhà được chú ý trang trí. Ngôi nhà ở Dessau là một
ngôi nhà ở điển hình của tầng lớp trung lưu cũng là một kiệt tác tiêu
biểu cho kiến trúc nhà ở của Đức thời kỳ này: nó đơn giản, thân mật
và hấp dẫn biết bao.
+ Tại Việt Nam

Kiến trúc nhà ở Việt Nam xây bằng gạch từ lúc chựa biết dùng
ximăng. Họ thưòng dùng một thứ vữa mà thời gian tồn tại đã chứng
minh cho sự bển vững lâu dài. Đá rắn tit nhiên không được dùng phổ
biến mặc dù đất nước Việt Nam có nhiều và cũng đã xây ở một sô' nơi,
kể cả các loại đá hoa quý như đã chứng minh trong lịch sử kiến trúc
Việt Nam (đã có những công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, mạch nối
tinh vi như Thành nhà Hồ)... Nếu đá rắn ít được dùng trong kiến trúc
dân dã thì đá ong lại là một vật liệu thông dụng trong nhà ở dân gian
vì dễ sử dụng và khai thác, phổ biến dùng để xây tưòng.

Lô'i xây dựng gian - vì kèo cũng là một biểu hiện của xu hướng khai
thác thông minh hệ cấu trúc tre - gỗ vững chắc trong điều kiện của
vật liệu xây dựng vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ thời bấy giờ.
Người ta đã chứng tỏ được sự kết hợp thực dụng và tinh tế ẹ,hức ọ^ăng
Phẩn I. KẾN TDÚC NHÀ Ỏ 21

chịu lực vói tính thẩm mỹ của các cấu kiện gỗ làm cho công trình gỗ
truyền thống dân gian Việt Nam có khả năng biểu cảm cao, có tính
hàm súc và ẩn dụ rõ.

Có thể nói, trong xã hội phong kiến, nhà ở dân gian hay đình chùa,
lăng, miếu ... đều chủ yếu xíỳ dựng từ gỗ và gạch đất nung, trong đó
gỗ lim bị bọn vua quan phoiíg kiến cấm người dân không được dùng,
đã kìm hãm sức sáng tạo của nhân dân trong xây dựng. Chúng còn
độc quyền xây dựng các không gian kiến trúc to rộng hoành tráng với
những trang trí kiến trúc kiểu sang quý làm bằng đất nung cao cấp,
đá quý hiếm hay được sơn son thiếp vàng.

Về bô' cục tổng thể không gian kiến trúc các nghệ nhân Việt Nam rất
chú ý đến địa hình, địa vật. Khi công trình được xây dựng ở đồng
bằng thì bờ đê con trạch cao hơn mặt nước vài ba mét đã là một địa
hình cần chú ý (như một gò đống hay đồi núi). Hầu như bao giò nhà ở,
công thự cũng chiếm lĩnh vị trí lưng đồi, công trình kiến trúc không
mấy khi xây ở nơi đỉnh cao để chế ngự không gian mà thường tựa
lưng vào đồi và chân núi để trở thành một bộ phận đột xuất tự nhiên
của thiên nhiên. Bô' cục toàn bộ của công trình bao giò cũng được bô'
trí cân đô'i có đưòng trục thần đạo rõ ràng. Bô' cục cân đối của toàn bộ
các công trình vừa làm cho tổng thể hòa hợp với nhau vừa làm tăng
thêm vẻ quy mô, tính hoành tráng của kiến trúc, khiến cho kiến trúc
và cảnh vật từ lâu đã vốh thông nhất với nhau càng nổi bật lên sự hài
hòa “nhất thể vũ trụ” của ba yếu tô' có quan hệ hữu cơ (con người, chủ
thể sáng tạo, thiên nhiên do họ cải tạo và công trình kiến trúc do họ
dựng nên) mang tải một số sắc thái và phong cách kiến trúc riêng, lại
hài hòa được vổi tâm hồn và tầm vóc của họ.

1.2.4. Nhà ỏ thòi kỳ tư bàn chủ nghĩa

Khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển, cũng như ỏ giai đoạn tư bản độc
quyền lũng đoạn thì trong lĩnh vực kiến trúc, nhà ở luôn là một vấn đề xã hội
đáng được quan tâm hơn bao giờ.

Xã hội tư bản vối cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, vói sự xuất
hiện của nền kinh tế hàng hóa, các đô thị phong kiến đã không còn là các
trung tâm chính trị, hành chính đơn thuần mà còn là trung tâm sản xuất
họa.’ Xã hội xuất hiện những tầng lóp mới như nhà tư bản sản xuất, các
nr 71»' f” ^hứdíi^iíhịân, nhà khoa học, các tầng lốp nông dân phá sản đã biến thành
ỉ ai Lí í^ânị phục vụ trên các công trường, nhà máy tư bản. Chính vì thế mà
A * !
sô----- 1^3-154
22 NGUYÊN LÝ TH1CT KÊ' KỂN TPÍIC NHÀ DĂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CỐNG CỘNG

nhà ở cũng đã xuất hiện những dạng nhà mối như các biệt thự sang trọng
thành phố cho các tầng lốp tư bản và thương nhân, các nhà cho thuê kiểu ký
túc cho các tầng lớp công nhân và nông dân rời bỏ nông thôn ra thành phô',
các kiểu nhà ở liên kế và chung cư cho các tầng lớp trung gian, các thị dân,
các trí thức, người buôn bán nhỏ tự do. Nội dung nhà ở tầng lốp trên đã có
những biến đổi quan trọng, có phân khu chức năng rõ rệt, có nhiều buồng
phòng biệt lập cho từng thành viên, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát
triển. Thành viên được sông trong những không gian biệt lập để phát triển cá
tính, xây dựng tâm hồn. Các tiện nghi mới do tiến bộ của khoa học kỹ thuật
mang lại đã nhanh chóng được trang bị cho những không gian ở tạo điều kiện
nâng cao chất lượng sống trong ngôi nhà ở biệt thự. Ví dụ: quạt gió cơ khí, hệ
thốhg sưởi ấm nhân tạo cải tạo vi khí hậu, ánh sáng điện thay cho ánh sáng
nến, đun nấu củi than được thay bằng bếp điện, bếp gas... Các tiện nghi về
giaọ.tiếp, giải trí như: điện thoại, radio, vô tuyến cũng nhanh chóng thâm
nhập vào đời sống gia đình (h.I.1.5, h.I.1.6).

Kiến trúc nhà ở giai đoạn này được nhìn nhận dưới góc độ cụ thể hơn của kỉnh
tế thị trường đã trỏ thành một thứ hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi, cần đến một sô'cải cách về phương pháp thiết kê' cũng như phương pháp
sản xuất để mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì vậy vấn đề thích dụng và
vấn đề mỹ quan và thị hiếu nhà ỏ đã được đặt ra.

Ở các nưốc phương Tây, từ sau chiến tranh thê' giới thứ II đã có những tìm tòi
trong lĩnh vực “nhà ồ xã hội”. Những thành công này một phần do những cô'
gắng của một sô' kiến trúc sư có lương tâm nghề nghiệp, mà nhiều ngưòi xuất
thân từ những trào lưu kiến trúc tiến bộ nên đã xuất hiện chủ nghĩa công
năng. Nhiều kiến trúc sư bậc thầy và tài năng đã đóng góp sáng kiến và trí
tuệ của mình cho lĩnh vực nhà ỏ chung cư, đặc biệt là nhà ỏ xã hội (h.I.1.7,
h.I.1.8)
Đáng chú ý là tòa nhà ỏ Marseille một tác phẩm có tầm c3 di sản văn hóa thế
kỷ của kiến trúc sư nổi tiếng Le Corbusier. Công trình này là sự kết tinh một
phần những tư tưởng duy lý của chủ nghĩa công năng và tính nhân văn mà
ông coi là một xuất phát điểm cần coi trọng, đó là vai trò xã hội của kiến trúc
(h.I.1.15).

1.2.5. Nhà ỏ giai đoạn xã hội tư bàn phát triển cao

Xã hội tư bản phát triển cao đã sản sinh ra một sô' tầng lớp mối đầy quyền lực
và giàu sang như các nhà tư bản công nghiệp cá mập, các nhà tư bản thương
nghiệp độc tài - đa quốc gia, bên cạnh một số tầng lóp ngưòi lao động bị bần
cùng hóa sông vất vưỏng bên lề những đô thị lốn. Nhà ở của họ thời kỳ này có
sự phân hóa và mâu thuẫn hết sức rõ rệt trong nội dung và hình thức giữa các
Phần l. Knfo TDÚC NHÀ Ỏ 23

tầng lớp trong xã hội. Nội dung nhà ở tầng lớp trên rất hiện đại phong phú, đa
dạng. Tất cả những tiện nghi đô thị và đòi sốhg văn minh hầu như được tập
trung vào ngôi nhà của họ. Trong căn nhà được trang bị tiện nghi cuộc sốhg
hiện đại của họ có cả bể bơi, sân quần vợt, chỗ vui chơi giải trí ngoài trời, sân
khiêu vũ... (h.I.1.7, h.I.1.8). Bên trong căn nhà là trang thiết bị văn minh tân
kỳ và vật dụng hưởng thụ siêu hiện đại vói hệ thông truyền tin, những trò
chơi điện tử, các buồng wc kết hợp thư giãn bằng kiểu tạo sông nhân tạo.
Nhà ở của những tầng lốp này không phải chỉ có một nơi ở chính sang trọng
mà còn có những ngôi nhà phụ: nhà nghỉ đông, nhà nghỉ hè... Trong khi đó
nhà ở của các tầng lóp trung lưu ngoài ngôi nhà ỏ chính hiện đại còn có nhà
nghỉ nhỏ cuốỉ tuần ở ngoại ô. Phần lốn sô' dân cư phải sông trong những
chung cư nhiều tầng, cao tầng ở ven đô vói tiện nghi trung bình. Ngoài ra còn
có một bộ phận dân chúng, những người dân nghèo đô thị phải sông trong
những ngôi nhà ổ chuột tạm bợ (bidonville).

Trong thòi kỳ kinh tế tư bản hậu công nghiệp phát triển cao tức là thời kỳ của
văn minh tin học, của công nghệ - kỹ thuật cao, công nghệ - sinh học nhà ở sẽ
còn tiến hóa và phát triển mạnh ở thế kỷ XXI. Ở thời kỳ này con ngưòi sẽ lao
động ít ngày đi, quỹ thối gian rảnh rỗi tăng lên, nhu cầu sáng tạo nghiệp dư
và phát triển văn hóa tinh thần và đời sông tâm linh sẽ tăng lên. Nhà ở lúc
này trở thành đơn vị "tổ ấm + sáng tạo". Ở thòi kỳ phương tiện thông tin ngày
càng phát triển tất nhiên sẽ tiện lợi cho việc giao lưu giao tiếp... nhưng nó lại
có mặt tiêu cực là làm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng
mỏ rộng, và đã đến mức thế giói cảnh tỉnh báo động về sự tha hóa, phi nhân
của không gian cư trú, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ..., làm
cho việc đô thị hóa bùng nổ tràn lan khó kiểm soát. Sô' dân cư đô thị sẽ đông
hơn sô' dân cư ở các vùng nông thôn truyền thông. Bỏi vậy việc khắc phục các
hậu quả của một thê' kỷ khủng hoảng về chất lượng sống của các đô thị, nhà ở
và việc chuẩn bị hành trang bưốc vào thê' kỷ thông tin, công nghệ cao - thê' kỷ
XXI đang là vấn đề bức xúc của xã hội nhân loại ở tầm vĩ mô cũng như của
toàn thể kiến trúc sư trên thê' giối. Nhà ở thê' kỷ mói chắc chắn sẽ có những
cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và đầy sáng tạo nhưng cũng đầy thách
thức mới có thể bảo vệ được sự tồn tại vững bền của hành tinh của nhân- loại
và vì hạnh phúc ở tầm cao lý tưởng, đó là hạnh phúc được sáng tạo của "CON
NGƯỜI TRÍ TUỆ". Chẳng hạn trong cuộc triển lãm “ngôi nhà của thế kỷ tới”
được tổ chức tại viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York của 26 kiến trúc
sư Mỹ đã xuất hiện những con chim én báo hiệu mùa xuân: Những ngôi nhà
chỉ có một người (gia đình tan rã và khuynh hướng sông độc thân), rồi ngôi
nhà chỉ có độc hai phòng (một phòng ngủ và một thư viện với 10000 cuốn
sách) mă phòng ngủ không cần kỉn đáo, chỉ ngăn cách vối thiên nhiên bằng
vách kính trong suốt...
24 nguy™ lý thiết KÍ KIKN TDÚC NMÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.1.1. NHÀ Ỏ THỜI TIÉN sử


Phần I. KIKN ĨDÚC NHÀ Ỏ 25

Hình 1.1.2.. CÁC NHÀ LỂU THỜI KỲ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY


26 WC3UYKN LÝ Tlliri' KÍ KlÉN TOÍIC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÕNG CỘNG

• MẶT BẰNG • MẬT CẮT A - A

Hình 1.1.3. NHÀ Ỏ THỜI KỲ CHIẾM HỬU NÔ LỆ VẬ PHONG KIẾN


Phần ỉ.
KIỂN TDỦC NHÀ

Hinh 1.1.4. KIẾN TRÚC NHÀ ở THỜI PHONG KIÊN VÀ TIỂN Tư BẢN CHỦ NGHĨA
2§ NCUYÊN LÝ i'Mirr Kt: KIẾN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CỒNG CỘNG

BIỆT THỰ -NHÀ TRÊN THÁC" Ở PENNSYLVANIA (MỸ). 1935 - 1939


KTS. FRANK LLOYD WRIGHT

Hình 1.1.5. BIỆT THỰ SANG TRỌNG XÃ HỘI Tư BẢN


Phẩn ỉ. KIKN TQÍIC NHÀ Ỏ 29

TẦNG LÁU TÁNG TRÉT

Hình 1.1.6. BIỆT THỰ SAVOYE ở POISSY (PHÁP) 1931


KTS. LE CORBUSIER
30 NGUYÊN LÝ Tllirr Kt: KILN TPÚG NHÀ DÂN ĐỤNG : NHẢ ở & NHÀ CÓNG CỘNG

MẠT bằng tắng 1

Biệt thựTugendhat do Mies Van Der Rohe thiết kê ở Brno - Tiệp Khắc

Hình 1.1.7. NHÀ ở XÃ HỘI HẬU CÔNG NGHIỆP


Phồn I KILN TQÍIC NHÀ Ỏ ;31

1. Đường dốc lối vào; 2. Nhà người gác cổng;


3. Phòng ngủ cho bạn bè; 4. Lối vào chính;
4a. Lối vào phục vụ; 4b. Lối vào cho con cái;
5. Bếp; 6. Phòng giặt; 7. Hám rượu;
8. Cầu thang chính; 9. Salon, tivi;
10. Sàn di động; 11. Phòng kỹ thuật; 12. Dự trữ;
13. Cẩu thang phục vụ; 14. Tường thư viện;
15. Cầu thang vào các phòng ngủ của con cái;
16. Phòng sinh hoạt chung; 17. Sân trời;
18. Vân phòng;
• 19. Kho tranh; 20. Đường ray kéo tranh;
21. Đường ray treo màn cửa;
22. Lò sưởi; 23. Cửa vào phòng sinh hoạt chung;
24. Cửa kính trượt lớn; 25. Phòng ngủ của bố mẹ;
26. Phòng tẳm; 27.Sân trời có mái;
28. Khoảng trống trên sân trời tầng dưới;
29. Các phòng của con cái; 30. Các phòng tắm;
31. sân trong.

BIỆT THỰ CỦA KTS REM KOOLHAAS

Hình 1.1.8 NHÀ ở TIỆN NGHI RẤT CAO THỜI KỲ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN cao
32 NCUYÊN LỸ THIẾT KẾ KIKN TPÍIC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÒNG CỘNG

4000

tt/iĩữ

1- chậu rữá
2- bàn gia công
3- bếp lò điện

Hình 1.1.13. KHÔNG GIAN Ở CỦA NHÀ ỏ TẬP THỂ GIA ĐÌNH Kiểu KHÁCH SẠN
Phần I. KIẾN TRÚC NHĂ ó
33

Hình 1.1.9. NHÀ Ở NÔNG THÔN TRUNG DU VÀ ĐỔNG BẰNG MIỄN BẮC VIỆT NAM
34 NGUifiN LỲ THÉT KÉ KÉN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ô & NHÀ CÕNG CỘNG

Hình /. 1.10. BIỆT THự VÀ NHÀ ở LIÊN KẾ HÀNG PHỐ HÀ NỘI


Phần I. KIẾN TRÚC NHÀ ở
35

Hình 1.1.11. BIỆT THỰ KHỐI GHÉP ( NHÀ CHIA LÔ - LIÊN KẾ ) Ở ĐÔ THỊ
NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ó & NHA CÔNG CỌNG
36

Hình 1.1.12. CHUNG cư NHIỀU TÁNG


Phần I. KIẾN ĨQÚC NHÀ Ỏ 37
GỬI TRẺ-------------- ■----- ---------------------
ĐIỂM DỊCH VU Y TÉ (TÁNG 17 PHÍA NAM)
THÁP CÁC THANG MÁY ---- ----- --------
ÕNG HÚT GIỎ ------------------------
THỂ DỤC THỂ THAO __________ ____
THAY ĐỐ VÀ VƯỜN TREO - SÀN NÁNG
NHẠ HÁT_______
PHỐ BUỎN BĂN _
DICH vụ CÔNG CỘNG
LỒGIA VÀ THIẾT BỊ CHE NÁNG
THANG Sự CỐ _ ___
SÂN VƯỜN NHÂN TẠO

NGUYÊN LY Ttlirr KÍ KIKN TDÚG NHÀ. DÀN DUNG.


KHOÁNG Bỏ TRỐNG ( CỘT ĐỠ )

:
NHÀ ở & NHÀ CÓNG CỘNG
Hình 1.1.15. ĐƠN VỊ ỏ MARSEILLE (PHÁP). KTS. CORBUSIER
Phấn I. KIKN TQlk' NHÃ Ỏ
39

KTS GIADOV

TÓNG THẺ TOULOUSE LE MIRAILLE (PHAP) KTS G CANDILIS

TỔNG THỂ ờ HÀ LAN . KTS BAKEMA TỔNG THỀ 3 NGÀN DÂN ở LIÊN xô ' TỎNG THE 20 NGÀN DÁN
KTS.LE COBUSIER

Hinh 1.1.16. TỔNG THỂ NHÀ Ỏ LỜN CÓ DỊCH vụ TổNG HỢP


40 .________________NGUYÊN LÝ ì'lllf:'l' KÉ KIKN TPÚG N1IÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHÀ CÕNG CỘNG
Phần 1. KIẾN TQÚC NHÀ Ỏ 41

Cơ SỜ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHÉN cúu


THIẾT KÍ NHÀ Ở HIỆN ĐẠI

Kiến trúc nhà ở là một loại hoạt động sáng tạo sốm nhất và phổ cập nhất của
con người, đến nay ỏ nhiều nưốc đã là một ngành công nghệ lớn mang rõ tính
khoạ học - kỹ thuật, nghệ thuật và xã hội, có nhiệm vụ tạo lập những không
gian để thỏa mãn mọi nhu cầu của con người về đời sống gia đình như phát
triển thể chất, tinh thần, xây dựng mô hình văn hóa, tái phục sức lao động,
bảo vệ sức sản xuất, vì vậy nó đòi hỏi kiến trúc sư phải biết tận dụng những
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và căn cứ trên thực tiễn xã hội nhằm có thể
tạo nên cho cộng đồng và quốc gia một công trình nhà ở, từng quần thể kiến
trúc của khu cư trú, hay cả một nền công nghiệp kiến trúc nhà ỏ có giá trị
ilghệ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội. Kiêh trúc nhà ở đô thị lại càng có ý
nghĩa đời sống thực tiễn vô cùng lớn vì nạn khan hiếm nhà ỏ hiện nay, cần
gắn bó thực sự vói nền sản xuất kinh tế để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao
phúc lợi đời sống xã hội, gắn bó bền vững vối môi trường cảnh quan sinh thái
khu vực.

Từ đó cho thấy nghiên cứu thiết kế nhà ỏ. hiện đại, cần dựa trên những cơ sở
khoa học đủ sức thuyết phục và đáng tin cậy mói mong đxta đến hiệu quả
mong muốn.

Nhìn chung khi thiết kế kiến trúc nhà ở cần phải đáp ứng được:

• Yêu cầu đặc thù riêng của đối tượng ở (nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi)
bằng tổ chức không gian cư trú không chỉ phù hợp vối khí hậu tự
nhiên từng vùng mà còn vói phong tục tập quán cùa họ, lối sống riêng
theo nghề nghiệp của gia chủ
• Tạo điều kiện phát triển nếp sinh hoạt vạn hóa xã hội mới văn minh,
tiến bộ mà vẫn tôn trọng cá tính, đời sống riêng biệt của mỗi căn hộ và
của các thành viên trong gia đình.
• Tôn trọng cơ sở quy hoạch chung, gắn liền hữu cơ không gian ỏ với tổ
chức công trình phúc lợi công cộng, hệ thống đưòng sá của cộng đông,
của khu vực.
• Xây dựng mới phải kết hỢp đitợc vối hệ thống các không gian công
cộng và tiến hành song song vối việc cải tạo những khu nhà ỏ cũ, cố
42 NGUYÊN LÝ TtĩẾr rá KlỂN TQỦC nhà DĂN dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

gắng làm cho hai yếu tô' này hài hòa, góp phần làm khang trang bộ
mặt thành phô', tăng chất lượng sông các khu cư trú.
• Đẩy mạnh việc công nghiệp hóa và công tác thiết kế điển hình bảo
đảm hiệu quả kinh tê' xã hội - văn hóa các khu nhà ỏ.

2.1. CO SỎ ĐIỀU KIỆN TỤ NHIÊN

Đây là nhân tô' quyết định rất mạnh đến nội dung cũng như hình thức kiến
trúc nhà ỏ, đặc biệt là các nhà ỏ dân gian, nhằm tạo nên những điều kiện sinh
hoạt đòi sông gia đình thoải mái thích dụng, khắc phục những điều kiện bất
lợi do điều kiện tự nhiên nơi đó gây ra.

2.1.1. Điều kiện về địa hình - đậc điểm xây dựng (quy hoạch)

Khi xem xét địa điểm nào đó, ta cần chú ý đến những yếu tố quan trọng khác
nhau nhUĩ hình thái và kích thước, mức cô't cao và cấu tạo địa chất, những
ràng buộc về quy hoạch quy định về việc sử dụng có lợi khu đất đó.

Hình thái và kích thước khu đất nếu khảo sát kỹ có tác dụng gợi mỏ hưóng
điều chỉnh giải pháp bô' cục mặt bằng đã được nghiên cứu trưốc, vừa phù hỢp
vói nó vừa không làm thay đổi ý đồ tổ chức không gian và tạo hình chung của
cả khu vực. Cô't cao và độ dô'c của mặt đất có thể ảnh hưởng nhiều đến giải
pháp kiến trúc như: quyết định lối vào chính và phụ, phân bô' tầng nhà, tổ
hợp hình khối, hướng chính của công trình, tổ chức mạng lưối, đường cấp
thoát nước, cách xử lý chông lũ lụt... Cấu tạo địa chất cùng khả năng chịu tải
của đất có quan hệ đến việc xử lý móng. Những qui định ràng buộc về đất đai
xây dựng có liên quan đến quy hoạch và đến cả sự phát triển của công trình
trong tương lai phải được xem xét đầy đủ để bảo đảm xây dựng theo đúng
định hướng.
Ngoài ra, ta còn cần chú ý tối việc khai thác các nguyên vật liệu sẵn có, từ đó
tạo nên những công trình phù hợp vói khả năng cung ứng nguyên vật liệu địa
phitơng, tới điều kiện ràng buộc của quy hoạch khu vực, khu đất.
Chính vì các lý do đó nên khi thiết kế, ngưòi kiến trúc sư cần có đủ bản đồ
thể hiện các đường đồng mức, các sô' liệu về địa chất (khả năng khai thác vật
liệu, nắm bắt tình trạng đất) bản đồ hiện trạng, quy hoạch định hưống...
mói có thể tạo nên được những công trình phù hợp vối địa hình và đặc điểm
xây dựng.
Phần I. KIỂN TDÚC NHÀ Ỏ 43

2.1.2. Điều kiện về khí hậu

về mặt địa lý - khí hậu bao gồm nhiều mặt khác nhau: nhiệt độ, lượng mưa,
áp suất không khí, hưóng gió, thành phần không khí, chế độ chiếu nắng...
thay đổi theo từng mùa và từng nơi xây dựng công trình (gần hồ nước, sông
ngòi, núi...). Điều quan trọng của nhân tô' khí hậu là gió và nắng. Chúng có
ảnh hưởng nhiều đến các giải pháp kiến trúc đặc biệt là nhà ở. Tuy nhiên
các nhân tô' này lại ít biến đổi lớn theo thòi gian, dễ nam bắt và sử dụng
bền vững.

Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đối nóng - ẩm mà độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến
vật liệu xây diỊng (phá hỏng nhanh) và quan trọng hơn,nó chi phối quá trình
trao đổi nhiệt giữa cơ thể con người vối môi trường xung quanh. Nắng mang
nhiệt lượng lớn, chiếu thẳng xuống công trình có thể nung nấu bầu khí quyển
trong nhà. Trong những ngày hè nhà ỏ thường cần có nhiều gió, cần chông
nóng, trưốc hết là trên mái (nơi bị chiếu nắng nhiều nhất) và các mặt tường
hướng Tây và Nam, cần được thông gió tích cực để thoát không khí ẩm và
nóng. Có thể dùng các biện pháp tự nhiên hoặc kỹ thuật để đạt đitợc mục đích,
nhưng cơ bản vẫn là chọn được hướng nhà thích hợp.

Về phần này chúng ta cần chú ý đến:

♦ Hướng cua công trình

Nhà ở có hướng tô't là nhà có các phòng ngủ, phòng làm việc và sinh hoạt
chính không bị chiếu nắng trực tiếp, đón được gió tô't và hưởng thụ được
phong cảnh đẹp. Trong thực tế, không có nhiều công trình mà mọi phòng
đều đạt được tất cả những yêu cầu ấy. Trong trường hợp đó, phải dùng
các biện pháp chọn ưu tiên sau khi tính toán cụ thể tầm quan trọng của
từng phòng.

♦ Thông gió tự nhiên

Gió được tạo ra bởi sự chênh lệch áp suất không khí. Có thể có gió trực
tiếp (từ ngoài tròi vào phòng) hay gió gián tiếp (qua sân trong, qua các
phòng khác hay qua hành lang...). Trong một sô' trường hợp người ta tạo
gió bằng cơ điện - gọi là gió nhân tạo. Việc chọn nguồn tạo gió có lợi cho
tâm sinh lý con người cần phải được suy tính vì nó có liên quan đến kinh
tê' và thẩm mỹ của công trình. Trong nhà ở người ta Itu tiên thông gió tự
nhiên cho các phòng ỏ.
44 NGUYÊN LÝ TIUFT KẾ KlẾN TPỦC NUÀDÂN dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

♦ Chống nóng

Ở đây vấn đề cơ bản là chắn được nắng gắt từ ngoài trời vào nhà bằng
nhiều cách như dùng các loại tấm chắn, mái hắt (ô văng) mái hiên, lô gia,
giàn hoa trên mái, chớp gỗ hay nhựa polyme, kim loại hoặc mành mành
(cố' định hay di động), tường phản xạ, dùng mặt nước để cải tạo vi khí hậu
và dùng màu trắng hoặc sáng để giảm mức hấp thụ nhiệt tăng lượng
nhiệt phản xạ. Có thể tăng bề dày kết cấu, bổ sung lóp cách nhiệt để
tường, mái, lâu bị nóng khi mặt tròi chiếu vào. Tuy nhiên biện pháp này
có nhược điểm là khi bị nóng lên thì sẽ truyền nhiệt rất mạnh và giữ
nhiệt lâu sau khi nguồn nhiệt tắt. Một giải pháp khác được áp dụng là
dùng đệm không khí giữa hai lớp vật liệu như tưòng mái hai lớp (biện
pháp này sẽ làm tăng tải trọng nhà và cấu tạo tốn kém hơn).

Ngoài ra, còn có những cách khác để đạt được yêù cầu cách nhiệt tốt, song
lại phát sinh những điều bất lợi. Ví dụ: dùng cây cảnh nhỏ, thảm cỏ trên
mái hoặc lốp nưốc chứa trên mái. phun nưốc hoặc cung cấp nưốc chảy đầy
đủ và phải bảo dưỡng thưòng xuyên.

Việc nghiên cứu quỹ đạo mặt trời và những thay đổi có tính chu kỳ trong
năm, xác định các tia nắng chiếu theo giờ trong ngày, tháng, mùa, giúp ta
hoàn chỉnh các giải pháp chống nóng hợp lý và chuẩn xác.

♦ Chống mưa lạt, chống ẩm và che gió lạnh mùa đông

Do những điều kiện đặc biệt của khí hậu nhiệt đối nóng ẩm, vể mùa đông
có gió lạnh (ở miền Bắc nưốc ta thường xảy ra trong khoảng bốh tháng).
Đó là gió mùa Đông Bắc mang theo độ ẩm cao nên đã rét lại giá buốt và
thổi mạnh. Bô trí các phòng hoạt động chính làm sao để có gió mát về
mùa hè, tránh được gió lạnh về mùa đông là yêu cầu quan tâm đầu tiên.
Dốì với nhà ỏ gia đình phải chống lạnh các phòng chính (phòng ngủ,
phòng khách, phòng sum họp gia đình...).

Tại một số nước xứ lạnh, về mùa đông, ngưòi ta còn dùng các giải pháp kỹ
thuật - nhân tạo để chông lạnh như hệ thống lò sưỏi bằng đốt củi, cấp hơi
nước nóng, hơi gas hay bằng nguồn điện... Các giải pháp này có thiết bị
kèm theo nên phải chú ý tới hình dáng, kích thưóc, màu sắc, chi tiết để
không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ kiến trúc và các ảnh hưỏng khác nữa
(tạo độ ẩm lớn nếu dùng hệ thôhg sưỏi bằng hơi đối - gas).
Phần ỉ. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 45

Khi nghiên cứu về điều kiện khí hậu,'người kiến trúc sư còn cần nghiên
cứu về độ ẩm và chê độ mưa. Chống ẩm là một yêu cầu quan trọng trong
nhà ở (nhất là ở miền Bắc Việt Nam).

Độ ẩm <p được chia ra làm hai loại:

Độ ẩm tuyệt đối (được đo bằng trị số’ gam hơi nước / trọng lượng
đơn vị không khí)
Độ ẩm tương đối (được đo bằng phần trăm lượng hơi nước có
trong đơn vị không khí ở trạng thái bão hòa hơi nưốc)
Ở Việt Nam: q> = 65 4-100%.

Ở châu Âu: íp = 50 -r 65%.

♦ Chống thấm dột

Đễ khắc phục được sự thấm dột trong nhà ở, người kiến trúc sư cần tạo
nên những kết cấu bao che có hiệu quả, và để làm tốt điều này thì cần
phải nắm được chế độ mưa từng vùng, từng mùa, được biểu hiện bằng vũ
híỢng (cột cao mm) do một trận mưa lớn hay tổng cộng các trận mưa gây
ra trong năm, trong mùa.

Ở Việt Nam: thông thường từ 750 đến 1000 mm/năm tùy khu vực.

Khi nắm được rõ điều này, chúng ta sẽ có những giải pháp tốt về cấu tạo
lớp cách nưốc và độ dốc mái tạo nên sự thoát nưốc nhanh, chôhg được sự
thấm dột. Độ dốc mái phụ thuộc chất liệu lợp mái và kích thước tạm lợp.

Ví dụ; Mái bêtông: độ dốc 5 - 10%.


Mái tôn: 12 - 18°.
Mái ngói: 35°.
Mái rơm, rạ: 40 - 45°.

2.2. Cơ SỎ VỀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

Ngôi nhà ở thưòng phản ánh rõ nét những tiến bộ của đời sông kinh tế và văn
hóa, những đặc thù lối sông của gia đình. Muôn thiết kế tốt không chỉ căn cứ
trên sự phân tích “duy lý - công năng” mà còn cần được xem xét dưới khía
cạnh "Mô hình văn hóa".
46 NGUYỀN LÝ TttlẾr KẾ KlẾN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

2.2.1. Đặc điểm về dân số

Đặc điểm về dân số được thể hiện ở cấu trúc tháp tuổi của một dân tộc, một
đất nưóc. Dựa vào tháp tuổi, chúng ta có thể thấy rõ được đặc thù dân số.
Tháp tuổi phản ánh rõ nét tình trạng xã hội về mặt kinh tế xã hội, đòi sống
của một đất nưốc.

Qua tháp tuổi ta có thể có những dự báo vê' kỉnh tế, những tính toán về quỹ
nhà ở cho thích hợp (h.II.3.6 - phần II).

Ví dụ: Trong một tháp tuổi của một quốc gia có số ngưòi trong độ tuổi lao
động cao thì chúng ta cần dự trù nhiều nhà ở gia đình, nhiều nhà
máy, xí nghiệp, ký túc xá... Có nghĩa là chính tháp tuổi đã nói rõ loại
hình nhà ở dành cho thể loại nào có nhu cầu nhiều hay ít, qua đó
chúng ta có thể dự báo được các loại hình nhà ở cần thiết.

Trong đặc điểm về dân sô chúng ta còn quan tâm đến mức độ sinh đẻ của dân
cư.

Tỷ lệ sinh đẻ: Ở Việt Nam : 2,5 - 3% và đang có xu thế giảm.


Ở Anh, Mỹ: dưối 1%
Tỷ lệ láng dân số = tỷ lệ sinh - tỷ lệ tử.
Tỷ lệ tử và sinh chính là phụ thuộc vào hiệu quả công tác bảo hiểm y tế xã hội
và cải thiện đòi sống cho nên qua đó chúng ta cũng có thể dự báo được các
công trình thuộc lĩnh vực nào là quan trọng và có như vậy thì kinh tế xã hội
của đất nưdc mối có thể phát triển lên được. Nhà ỏ Việt Nam trong tương lai
chỉ có thể giải quyết tốt vối điều kiện giảm được tỷ lệ phát triển dân số xuống
mức 1,6-1,7% và tăng mức thu nhập GDP bình quân đầu ngưòi ngang các
nưốc phát triển (trên 1000 USD).

2.2.2. Đặc điểm về câu trúc gia đình

Đối tượng phục vụ nhà ở chính là gia đình, chính vì vậy cấu trúc nhà ỏ cần
được thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu đa dạng, phong phú về các kiểụ loại giạ
đình khác nhau. Ngưòi kiến trúc sư cần nắm được các loại gia đình có sự khác
biệt vê' thành phần, nghề nghiệp, học vấn của nhân khẩu, về số lượng thành
viên trong gia đình, sô lượng các thê hệ lứa tuổi, tính chất đặc thù của môi
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình...

Nắm bắt được những vấn đê' này, chúng ta mới có thể dự kiến được các diện
tích không gian buồng phòng, dự kiến được mối quan hệ giữa các loại hoạt
Phần l. KIÊN TĐÚC NHÀ Ỏ 47

động trong gia đình đó. Đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu thiết kế các chung
cư, vì mảng này không có ông chủ tương lai rõ ràng vối đơn đặt hàng cụ thể
cho các kiến trúc sư.

4- Quy mô nhân khẩu của gia đình

Có nghĩa là ta phải xác định quy mô nhân khẩu của gia đình trung bình
tại địa điểm mà ta thiết kế xây dựng. Biết được chỉ số này mói có thể tính
toán được tiêu chuẩn diện tích ở cho một đầu người và diện tích cư trú
hợp lý cho các loại quy mô gia đình theo nhân khẩu.

Ở Việt Nam (vào những năm 90 thế kỷ XX):


• Miền Bắc: Thành phô: TB: 4-5 ngưòi/ gia đình.
Nông thôn: TB: 6-6,5 ngưòi/ gia đình.

• Miền Nam: Thành phô: TB: 5-6 người/ gia đình.


Nông thôn: TB: 6-7 ngưòi/ gia đình.

So sánh với một số nưốc:


Liên Xô (cũ): TB: 2,3 - 3 ngưòi/ gia đình.
Anh: TB: 1,8 - 2 ngưòi/ gia đình.

4 Tỷ lệ các loại quy mô gia đình khác nhau

Thông thường quy mô gia đình được chia ra:


• Gia đình nhỏ: 1-2 người (Hà Nộị khoảng 20 - 25%).
• Trung bình: 3-6 người (Hà Nội khoảng 65 - 70%)
• Lớn: 7-8 người (Hà Nội khoảng 10%).
• Cực lớn: bằng và hơn 9 người (Hà Nội khoảng 5%).

Thông thưòng thì các loại gia đình ở nông thôn có hơi khác ở thành phô.
Cụ thể:
• Trung bình chiếm: 60 - 65%.
. Nhỏ: 10 - 15%.
• Còn lại: 20 - 30%.
48 NGUYEN LÝ Tllrêĩ KỂ K1ỂN TPỦC NĨ1Ã DÂN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

♦ Tỷ lệ các loại gia đình

Về mặt đặc thù phát triển và quan hệ giữa các thành viên thì gia đình
được chia ra các loại như sau:

• Gia đình hạt nhân (gia đình đơn giản) gồm:

- Gia đình hạt nhân một thế hệ: gồm chỉ có cặp vợ chồng tức hạt
nhân của gia đình

- Gia đình hạt nhân có hai thế hệ: gồm có bố mẹ và con cái.
Khi gia đình hạt nhân có đủ cả hai vợ chổng được xem là hoàn chỉnh. Khi
chỉ còn một thành viên của hạt nhân gia đình thì xem là gia đình hạt
nhân không hoàn chỉnh. Các thành viên thường là có quan hệ máu mủ,
trực hệ.

• Gia đình phức tạp: là loại gia đình có các thành viên thuộc hai đến ba
thế hệ hoặc không trực hệ, nhiều dòng máu huyết thông, ở Việt Nam
cũng chỉ chiếm 15 - 16% theo các điều tra của tác giả.

Ngoài ra còn có thể chia gia đình thành ba thòi kỳ trong một chu trình
sốhg của nó (Việt Nam khoảng 38 -ỉ- 42 năm).

• GÙI đinh phát triển: (khoảng 14 -ỉ-15 năm) trải qua hai giai đoạn

- Giai đoạn phát sinh (tạo lập gia đình).


- Giai đoạn đang phát triển (sinh con đẻ cái).

• Gia đình ổn định: (khoảng 16 -ỉ- 17 năm) được đánh giá bằng các chỉ
tiêu
- Vợ sang tuổi 36 hoặc chồng trên tuổi 60 tuổi.
- Các con còn chưa đến tuổi kết hôn.
• Gia đình tàn lụi: (khoảng 10 4-12 năm) được tính khi

- Bố hoặc mẹ bưốc sang tuổi thọ trung bhih cùa đất nước (nam 65,
nữ 69).
- Căn cứ vào tuổi kết hôn của con cái (nam 28, nữ 23).

- Căn cứ vào tuổi thoát ly gia đình của thanh niên (tuổi đi bộ đội,
bưốc vào ký túc xá của công nhân hay sinh viên).
Phần l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 49

2.2.3. Cấu trúc nghề nghiệp của chủ hộ

Khi thiết kế, người kiến trúc sư cần quan tâm bảo đảm chức năng nhà ỏ tương
ứng vói đặc điểm nghề nghiệp của từng chủ hộ gia đình.

Kết quả nghiên cứu mẫu bôn quận nội thành Hà Nội (1980 - 1985) cho thấy
cơ cấu các hộ gia đình theo nghê' nghiệp xã hội như sau:

a) Nhóm gia đình thuần công nhân: 4,8%


b) Nhóm gia đình thuần viên chức: 5,8%
c) Nhóm gia đình thuần trí thức: 15,7%
d) Nhóm gia đình hỗn hợp quốc doanh: 19,7%
e) Nhóm gia đình ngoài quốc doanh (thị dân): 22,6%
í) Nhóm gia đình hỗn hợp quốc doanh và ngoài
quốc doanh (1/2 thị dân): 24,6%
g) Nhóm gia đình hưu trí, già: 3%
h) Nhóm gia đình khác (khuyết): 3,7%

Qua đây cho thấy nhóm (e) và (í) chiếm 1/2 các gia đình khảo sát cũng phù hợp
với khuôn mẫu gia đình ở đô thị nhiều nước có hoàn cảnh tương tự.

♦ Đối vối gia đình công nhân viên chức bao gồm các phòng chừ yếu phục vụ
nghỉ ngơi sinh hoạt'gia đình.

• Phòng tiếp khách.


• Phòng ngủ của cha mẹ.
• Phòng ngủ của con cái.
• Các phòng phục vụ: bếp, xí, tắm, vệ sinh, kho đồ đạc, chỗ giặt phơi
quần áo.
• Lôgia, hiên, hành lang.
• Sân vườn nếu có thể được.
♦ Đối vói nhà ở của cán bộ khoa kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu thường trong
nhà có phòng làm việc riêng... hoặc phòng làm việc kết hợp vối phòng ngủ
cha mẹ, phòng làm việc kết hợp vối thư viện gia đình hoặc thư viện riêng.

♦ Đối vối nhà ở của các gia đình tiểu thương, gia đình làm nghê' thủ công,,
thường trong nhà có các gian bán hàng hoặc làm nghề thủ công mỹ nghệ.
50 NGUYÊN LÝ TĩltỂT KỂ kiến TQÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ò & NHÀ CÔNG CỘNG

Các nhà truyền thống trong các thành phô' cổ, phố cũ, các nhà ỏ có kết hợp
buôn bán, làm thủ công nghiệp thường là nhà ỏ tiêu biểu đặc trưng cho
loại nhà sinh lợi này.

2.2.4. MÚC độ kinh tế của chủ hộ tương lal

cần phải dựa vào mức độ kinh tế của chù hộ để thiết kế phù hợp với khả năng
kinh tế của từng gia đình. Một mẫu khảo sát tại Hà Nội cho thấy cơ cấu phân
tầng xã hội theo mức sống như sau (phần trăm số gia đình được điều tra);

a) Các gia đình giàu có 4,9%


b) Các gia đình có mức trung bình khá 30%
c) Các gia đình có mức sống trung bình 49,3%
d) Các gia đình có mức sống kém 11,9%

e) Các gia đình có mức sôhg nghèo khổ 4%


Mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà chọn each đáp ứng nhu cầu tiện
nghi phù hợp.

Ví dụ: Chất lượng tiện nghi thể hiện trước tiên ỏ diện tích phòng:

• Phòng khách có nhiều loại: 14m2, 16m2, 18m2, 20m2 đến 30m2.
• Phòng ngủ cho bô' mẹ: 12 - 14m2, 18 - 20m2 và với chỗ ngủ kiêm chỗ
làm việc (nghiên cứu v.v...) 20 - 40 m2.
• Phòng ngủ cho con trai, con gái riêng: tối thiểu diện tích cho một
ngưòi 6 - 9m2, phòng cho hai trai hay 2 -ỉ- 3 con gái cần 12 - 18m2.
• Bếp đun bằng gas hay điện cần 6 - 8m2, bếp đun than củi cần rộng
hơn, bếp đun gas hay điện có thể kết hợp làm phòng ăn diện tích cần
12 - 16m2 hoặc hơn nữa tùy theo sô' lượng thành viên trong gia đình.
Phòng ăn có thể tổ chức cạnh khu sinh hoạt chung để khi cần có thể
mở rộng (dùng hệ thống tưòng xếp, cửa đẩy v.v...).
• Khối vệ sinh có hai loại: tách biệt hay kết hợp vối đầy đủ thiết bị rửa
tay, xí, tiểu, bồn tắm, bể vầy, máy giặt v.v... loại không đầy đủ chỉ có
xí hoặc chậu rửa tay, rửa mặt, tắm hương sen với nhiều quy mô
diện tích cho mỗi phòng (4,5 - 12 m2). Một căn hộ lại có thể có từ 1
đến vài phòng.
Phần I. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 51

2.3. CO SỎ VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa dân tộc riêng, chính vì vậy
khi thiết kế, người kiến trúc sư cần phải nắm được những nét riêng trong sinh
hoạt lối sống gia đình, trong quan hệ giữa gia đình vối cộng đồng để tổ chức
không gian cư trú và kiểu cách tổ hợp căn nhà hợp lý, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ví dụ: Đốì vói Nhật Bản, tập quán sinh hoạt truyền thông của họ là hay ngồi
xếp chân bằng tròn cho nên phòng khách của họ thường phải phù hợp
với môđun cơ sỏ - tatami (chiếu ngồi) và chỉ có bàn thấp không cần ghế
ngồi trong nơi ngủ, nơi tiếp khách... Thường trong những gia đình hiện
đại của Nhật Bản và của các nưốc theo đạo Hồi, phòng khách của họ
thường có hai loại và mỗi loại phòng là một lối trang trí nội thất riêng
phân biệt rõ chức năng đối ngoại, đối nội:

• Kiểu hiện đại (phòng khách): đối ngoại.


• Kiểu truyền thống (phòng sum họp gia dinh và cho khách thân) :
đối nội.
Đốĩ vối văn hóa truyền thống Việt Nam thì do ảnh hưởng lâu đời của vũ trụ
quan Phương Đông (quan hệ hài hòa "Thiên, Địa, Nhân", triết lý nhất thể vũ
trụ, thuyết Âm Dương, thuật Phong Thủy) cho nên mọi hoạt động văn hóa,
đòi sống tâm linh đều bị chi phối một cách rõ rệt trong cách chọn nơi lập làng,
lập ấp, tổ chức không gian cư trú.

Dưới đây là một vài kinh nghiệm xây dựng nhà ở dân gian Việt Nam và
truyền thống văn hóa - lối sống để chúng ta có thể tham khảo yà phát huy, vì
xét cho cùng những quy định trong kinh nghiệm dân gian và thuyết phong
thủy phần lốn ngày nay đều có cơ sở lý giải khoa học và có thể chấp nhận
hợp lý.

2.3.1. Chọn đổt làm nhà

Mỗi một con người Việt cổ khi chọn đất làm nhà đều có một loạt yêu cầu cụ
thể, xếp theo chế độ líu tiên tùy theo vị thế của mỗi người. Mối ựu tiêỊi hàng
đầu thường gắn liền vói phong cách sinh sống của chù nhân. Người có nhu cầu
về cửa hàng, cửa hiệu buôn bán thì tìm vị trí thuận lợi cho kinh doanh, nhà
không thót hậu. Người xưa thường nói: "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận
lộ" còn ngày nay thì phải "Nhà mặt phố’" có khả năng sinh lợi. Nhưng lại còn
52 NGUYÊN LÝ Ttrár rá KIẾN TPÚC NHÀ DĂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

có câu "Buôn có bạn, bán có phưòng" còn bây giò ta ưa nói "Hòa hợp cộng
đồng" cần có láng giềng tốt, gần chợ, gần công viên...

2.3.2. Xem tuông dổt (dặc điểm khu đổt xây dựng) định kiểu nhà

Mỗi con người đểu có tưống mạo riêng, xem tưống ngưòi đó (nhân tưống) có
thể biết được một phần tính nết và tương lai của họ. Đất cũng có diện mạo,
xem tướng đất để xác định khu đất đó có lợi hay có hại gì trong việc xây dựng
nhà ỏ, cho tương lai hậu vận của gia chủ.

Trên thực tế người xưa đã tổng kết các thế đất cần nên tránh để xây ditng nhà
ỏ nói riêng và công trình kiến trúc nói chung:

• Đất trơ trọi, khô cằn, cây côì còn không mọc được thì con ngưòi cũng
không thể sông được lâu dài trên đó vì ở đây mạch nước, khí đất đều
xấu. Người xưa đã có câu "Đất tốt sinh cây quý", "Đất lành chim đậu"
"Địa linh sinh hiền tài"...
• Nơi giếng nước bị khô cạn đã bị bỏ hoang cũng không ỏ được. Mạch
nưóc đã thay đổi, giếng cạn có thể chứa khí độc.
• Đất ở chỗ sát góc rẽ đường cái không nên ở, thiếu an toàn.
• Đất ỏ chỗ ngõ cụt cũng không tốt, sách cổ nói rằng người ở đất này
thường cô độc hẹp hòi.
• Đất nằm kề đền miếu không nên ở, chỗ này thường không yên ổn.
• Đất ẩm lạnh không ở được, có thể vì mạch nưóc quá cao, thông gió
kém, hơi ẩm tích tụ dễ đau ốm.
• Đất ở nơi có dòng nước chảy quá mạnh và nguồn gió mạnh lùa thổi
thẳng vào, không nên ở (nhà ở cuối ngõ, cuốĩ dốc...) vì không có lợi cho
sức khỏe.

2.3.3. Hòa đổng VÓI thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để làm lợi
cho mình

Để phù hợp vói điểu kiện này, nhà ỏ thưòng trải dài, bám sát vói mặt đất hoặc
bỏ trống tầng một, tạo sự thông thoáng nhẹ nhàng, có cùa sổ thấp và dài để
hứng gió và hạn chế ánh nắng, có mái vươn dài để chốhg mưa hắt. Xen vào
công trình là những mảnh sân, vườn cây, thảm cỏ để tận dụng bóng mát, vừa
tận dụng không gian vừa cải tạo vi khí hậu, vừa tạo tầm nhìn hay tiểu cảnh
Phần l. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 53

đẹp. Các kiến trúc thưòng hòa nhập và ẩn náu vào cây xanh, được xử lý không
gian kiểu mở, lưu thông - liên hoàn vối vách và cửa có thể di động linh hoạt.
Kiên trúc thông thoáng, có trong có ngoài, có nắng có mưa, có cả tiếng chim
hót và cây xanh, có ánh trăng và tiếng gió để con người hòa đồng vối vũ trụ và
thiên nhiên cây cảnh. Kinh nghiệm này đã tạo ra thế ứng xử linh hoạt, đầu óc
thực tiễn, nhạy cảm với cái mói nhưng còn bảo thủ trì trệ.

2.3.4. Một lối sống đề cao tính cộng đổng trong đó vị thế và nhân cách
cà nhân phụ thuộc chặt chẽ vào tập thể gla đình và làng xóm

Thiên nhiên khắc nghiệt vói bao yếu tố bất ngờ luôn xảy ra buộc con người
phải cố kết lại vói nhau để khắc phục hậu quả của nó là lũ lụt, hạn hán, mất
mùa, đói kém... Nhu cầu tương trợ những lúc này rất lốn và cấp bách. Thêm
vào đó, trong cả cuộc đời mình, từng người nông dân phải lo hàng loạt công
việc lốn như làm nhà, cưối xin, tang ma, khát vọng, đòi hỏi một lượng tiền của
rất lốn mà với mức thu nhập kém hàng năm, từng hộ nông dân không đủ sức
để lo trong một lúc - dù chỉ một công việc thôi, mà phải nhờ sự giúp đỡ của
những ngưòi khác trong cộng đồng.

Sau nữq, còn chính do những đặc điểm "làng - họ" mà mỗi làng Việt - nơi cộng
cư của những người nông dân - là cộng đồng của nhiều môì quan hệ: cộng
đồng về địa vực (từng làng có ranh giói lãnh thổ riêng) cộng đồng về kinh tế
và cơ sở hạ tầng (làng có chung ngành nghề và bí quyết nghề, chung một số
ruộng đất công, chung đưòng làng, ngõ, giếng nước, đình, chùa, miếu mạo),
cộng đồng vể cơ cấu tổ chức: từng làng có một kiểu cơ cấu tổ chức riêng, song
nhùi chung các làng đểu có các thiết chế cộng đồng về địa vực (ngõ xóm),
huyết thông (gia đình và dòng họ) về lốp tuổi (phe giáp), về bộ máy hành
chính (hội đồng kỳ mục và chức dịch), về các quan hệ tự nguyện theo nghề
nghiệp (phường hội), theo mục đích tương trợ (hội, họ), về quan hệ theo "đẳng
cấp" tức vị thứ trong làng, theo quan viên hay bạch đinh...

Vậy biểu hiện cụ thể của lối sông cộng đồng của người nông dân là:

♦ Quan tâm giúp đỡ người khác, coi trọng tình làng nghĩa xóm, đề cao tinh
thần đoàn kết và cố kết làng xã, coi trọng sự giao tiếp và tinh thần hiếu
khách cao.

Sông trong làng xã, trong điều kiện vật chất rất chật hẹp và trong bối
cảnh xã hội đầy áp bức bóc lột, ngưòi nông dân vẫn cảm thấy được nâng
đỡ rất nhiều bỏi "tình làng nghĩa xóm" của những người cùng sống. Ở hầu
54 NGUYÊN LÝ Trnếr KỂ KỂN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG • NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

hết các làng xã có quy định ghi trong hương ưốc, khuyên răn mọi ngưòi
ăn ỏ hòa thuận theo đúng đạo hiếu gia đình, nghĩa tình làng xóm, khuyến
khích mọi ngưòi giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn hoặc khi có
công việc lớn như cưới xin, tang ma, làm nhà. Cũng vì thế mọi gia đình
trong cùng một cộng đồng sống hài hòa. cởi mở, hiếu khách, thăm viếng
nhau thường xuyên, "tối lửa tắt đèn có nhau", "lá lành đùm lá rách".
Trong không gian cư trú của họ đời sống gia đình không chỉ bó kín trong
ngôi nhặ đằng sau cánh cổng và rào giậu mà còn diễn ra thưòng xuyên
trên các không gian cộng đồng như ngõ xóm, đường làng, dưối bóng mát
xum xuê của cây đa cổng làng, trong vườn chùa, sân đình, tại quán nghỉ
giữa đồng, bến nước hay giếng làng, tại các phiên chợ quê, vào những
ngày hội lễ và cả trong đời thường hàng ngày... trên sân vưòn nhà nhau,
trên không gian công cộng của sinh hoạt văn hóa và sản xuất.

♦ • Chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách cá nhân và nhân cách cộng đồng.

Vối một hệ thống các thiết chê tổ chức đa dạng và những quy định, trách
nhiệm của các cá nhân đõì với cộng đồng được cụ thể hóa trong hương ưốc,
cùng với quan niệm về đạo đức truyền thống và sức ép nghiêm khắc của
dư luận làng xã đã tạo ra một thế và lực của cộng đồng đôì với các cá
nhân làm cho cá nhân phải phụ thuộc chặt chẽ vào làng. Tài năng tính
cách và nhân cách của từng người không thể vượt trội khỏi số phận và
nhân cách của cộng đồng và phải phụ thuộc, phục vụ cộng đồng: "xấu đều
hơn tốt lỏi", "khôn mống, sốhg đàn”. Cá tính, tài năng, quyền tự do của
mỗi con người nhm chung không được coi trọng mà phải hướng vào giá trị
cộng đồng và phải phục vụ cộng đồng. Trong nghệ thuật đặc biệt ở kiến
trúc người ta tìm cái đẹp ỏ svt cân đối, hài hòa, sự chừng mực, không ưa
sự chơi trội, độc đáo kỳ dị thái quá...

2.3.5. Một lối sống coi trọng và để cao câl tâm, chữ tín vã đạo hiếu,
lễ nghĩa

Một trong những điểm nổi bật trong "văn hóa làng" cũng chính là "lối sốhg
của làng xã" của người Việt Nam là cách ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá
nhân vối tổ chức trong làng xã mà từng người tham gia là trên cơ sử lòng tin
với nhau, nên trong hầu hết các trường hợp không cần giao kèo khế ước.

Do vậy, trong làng xã ngưòi ta cọi trọng chữ tín, chỉ cần lăm mất lòng tin vói
nhau là quan hệ giữa hai người dễ bị rạn nứt/một S1X bất tín, vạn sự bất tin".
Phần l. KIẾN TPÚC NHÀ Ỏ 55

Bất hiếu, bất mục là điều hổ thẹn nhất vì bị dư luận lên án gay gắt nhất. Tình
cảm gia đình của con người Việt Nam rất bền chặt, trong đó sự gắn bó giữa
cha mẹ và con cái là nổi trội nhất, đặc biệt là lòng hiếu thảo và tình mẫu tử.
Từ cuôì thể kỷ trước, một học giả Pháp đến Việt Nam đã nhận xét: "Có thể
ngưòi ta không tìm thấy ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất này sự gắn bó hoàn
hảo trong gia đình, một tình cảm sâu sắc như ở dân tộc An Nam" (Theo
Nguyễn Thừa Hỷ). Vì đặc tính này mà kiến trúc hưống nội, thiên về cái đẹp
nội dung, bên trong không gian hơn hình thức và khôi bên ngoài.
Ị"Jếu trong gia đình (mở rộng ra là dòng họ), hiếu đễ là tình cảm, đạo đức quan
trọng nhất thì ở ngoài gia đình (trong và ngoài làng xã), người Việt Nam đề
cao coi trọng rễ, nghĩa và lòng nhân đức; được biểu hiện cụ thể ở một loạt đức
tính như lòng trung thực, sự thủy chung, tính nhường nhịn, lòng nhân nghĩa,
tính hiền hòa vị tha, thái độ khoan dung, kín đáo, tế nhị đến mức thâm thúy.
Dân tộc ta có truyền thống trân trọng những anh hùng trong lịch sử. Nhân
dân suy tôn tưởng nhớ, đặc biệt còn lập đền thờ, tổ chức các lễ hội tưởng niệm.
Các ngày giỗ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể có dâng cỗ cúng cơm.
Trong phạm vi gia đình cũng thế. Đốỉ vối ông bà, cha mẹ đã mất thế nào trong
ngày giỗ cũng có mâm cơm, có vái khấn, cầu mong hết sức thành tâm. Ở đây
chắc có ý niệm về mối quan hệ mật thiết giữa ngưòi chết và người sõhg, có cái
thiêng liêng và cái trần thế như các nhà xã hội học thường bàn tối.
Sự hiện diện thường xuyên bàn thờ tổ tiên ở nơi trang trọng mà ấm cúng
trong không gian ở của một gia đình Việt Nam, cũng như không gian cư trú
của cộng đồng gắn bó hài hòa vâi không gian tín ngưỡng tôn giáo tôn nghiêm
mà gần gũi,phải được xem là biểu hiện quan trọng của lối sông và mô hình
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

2.4. CO SỎ VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT

Đứng trên quan điểm kinh tế để giải quyết nạn khan hiếm nhà ở tại các nưổc
đang phát triển cần phải nhận thiííc rằng nhà ở trước hết và quan trọng hơn
hết là một hàng hóa đặc biệt trên thị trường. Vấn để nổi lên chính là từ SỊt
không tương xứng giữa cung và cầu. Muốh giải quyết thì cần phải chú ý nhiều
tói việc mở rộng khả năng cung ứng. Khả năng này vượt khỏi tầm tay bất kỳ
một chính phủ nào. Giờ đây nhà nưốc chỉ đóng vai trò đỡ đầu, làm vai trò tạo
điều kiện và điều tiết trong chừng mực có thể.

Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhà (cung ứng) là: lao động, vật
liệu - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, tài chính và quá trình điều tiết...Quan trọng
56 NGUYỀN LÝ Tfflfr KẾ KỂN TPỦC nhà dân dụng : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

hàng đầu tất nhiên ỏ các nưốc nghèo, nưốc mói bưốc đầu phát triển chính là
vốh (cho đầu tư vào đất và hạ tầng kỹ thuật) phụ thuộc rõ ràng vào mức thu
nhập GDP chỉ số bình quân theo đầu ngưòi.

Các chính sách và chiến lược phát triển nhà ỏ từng thời kỳ của một quốc gia
không thể không căn cứ trên những cách tháo gỡ những trở lực của đầu vào
trên.

Vấn đê' cải thiện điều kiện ở cho người nghèo đô thị ở Việt Nam hiện nay đang
là vấn đề bức xúc mà nhà nưốc cần quan tâm.

Khái niệm người nghèo trưốc tiên là những người có thu nhập thấp, là cán bộ
công nhân viên, là những đối tượng thuộc diện chính sách, những người bị rủi
ro do thiên tai, chịu hậu quả thiệt thòi do chiến tranh.

Giải quyết cải thiện nơi ở - nhà ở không dựa trên quan điểm bao cấp cũ mà
chủ yếu là dựa trên phương châm trợ giúp, tạo điều kiện,kích thích gia đình
tự vươn lên, nhấn mạnh hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" bằng
phương hướng cụ thể:

• Nhà nước cấp đất cho nhân dân tự làm.


• Nhà nước tôn tạo mặt bằng cho toàn khu đất, xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật, chia lô bán cho dân.
• Nhà nước xây sẵn nhà và bán theo hình thức trả góp vói lãi suất líu
tiên.
• Nhà nước cho vay tiền vối lãi suất thấp và cấp đất để cho cán bộ công
nhân viên tự làm nhà theo sự quản lý.
• Phát triển hình thức xây dựng nhà tình nghĩa vối sự hỗ trợ của các tổ
chức phi chính phủ, của cộng đồng về kinh phí để tặng cho các Bà mẹ
anh hùng và các gia đình có công, những gia đình và cá nhân thuộc
diện nạn nhân chiến tranh, thiên tai....

2.4. ì. Định hướng về tiêu chuẩn ỏ

Hiện nay diện tích ỏ bình quân của các hộ nghèo của thành phố là
4,4m2/người, diện tích phụ cho một người khoảng 1,8 - 2m2 (thành phố Hồ Chí
Minh); còn ỏ Hà Nội diện tích ở bình quân của các hộ nghèo khoảng
3,2m2/ngưòi, diện tích phụ khoảng hơn lm2.
Phần l. KIẾN TPÚC NHÀ Ỏ ' • 57

Vì vậy để giải quyết về tiêu chuẩn ở trong tương lai không thể căn cứ vào chỉ
tiêu quá lốn. Chính vì vậy nưốc ta phấn đấu đến năm 2000 diện tỉch ở vào
khoảng 6m2/người, diện tích phụ khoảng 2,5m2/người và cố gắng đến năm
2010 đạt được tiêu chuẩn ở hợp lý vối diện tích ở khoảng 8m2/ngưòi và diện
tích phụ 3 - 3,5m2/người. Những loại nhà kiểu căn hộ cần bảo đảm được tính
độc lập khép kín và không cho phép sử dụng chung khu phụ cho bất kỳ loại
căn hộ nào.

Đốĩ vối kiểu nhà chung cư thì nhân khẩu bình quân trong một buồng ỏ nên
nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ngưòi.

Kiểu chung cư sẽ là hình thức "nhà ở xã hội" chủ yếu phục vụ cho người nghèo
đô thị và những người có thu nhập trung bình.

2.4.2. Định hướng về cóc hình thức sản xuất nhà, biện pháp tàng quỹ
nhà ỏ

Cần song song cùng tồn tại ba hĩnh thức "Nhà nước, tập thể vằ tư nhân" cùng
sản xuất nhà để ở hoặc để bán vối mục đích huy động vốn và tiềm năng kỹ
thuật trong dân. Nhà nước quan tâm đúng mức đến vấn đề cải thiện nâng cấp
các khu nhà ở cũ và từng bưốc xóa bỏ các khu ổ chuột, khu lấn chiếm "bất quy
tắc - trái phép", hoặc tạo điều kiện để hợp pháp hóa mỏ khả năng để cộng
đồng nơi đó tự cải thiện nâng cấp khu nhà ở của mình đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

2.5. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CƯ TRÚ TRUYỀN

THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHẰ Ỏ DÂN GIAN VIỆT NAM

Trong những làng xóm tiểu nông truyền thông trước cách mạng tháng Tám,
mỗi gia đình nông dân là một hộ nhỏ sông biệt lập trong một khoảnh đất
riêng, trong một ngôi nhà bình dị có‘sấn vườn, rào giậu bao quanh, được dựng
lền chủ yếu bằng các vật liệù nhẹ, dễ kiếm của địa phương, lấy từ đất và thảo
mộc (h.L2.1). Toàn bộ ngôi nhà thể hiện rất rõ nguyên tắc tổ chức "không gian
sinh hoạt gia đình" vối ý thức khai thác triệt để những nguồn lợi sẵn có của
chính bản thân môi sinh cư trú đó, trong khuôn khổ khả năng cho phép của
từng hộ độc lập. Từ cách sắp xếp không gian ở chính phụ, tổ chức sân vườn,
cổng ngõ, tạo ao cá, bô trí chuồng gia súc, gia cầm đến những kinh nghiệm
khai thác bảo vệ chúng đều nói lên khá hùng hồn một mẫu hình cuộc sốhg cần
cù, năng động, có sự hài hòa cao độ giữa con ngưòi và thiên nhiên, có quan hệ
58 NGUYÊN LÝ TtIIẾT KẾ KẾN TPÍIC nhà dàn dụng : nhà ở & NHÀ CÔNG CỘNG

gắn bó chặt chẽ giữa thế giới vật chất vô cơ và hữu cơ, giữa môi trường vô sinh
và hữu sinh. Bắt đầu rời bỏ cái nhà sàn vùng rừng núi vói chức năng "cư trú -
sinh hoạt" là chính để tiến về khai thác vùng đồng bằng phì nhiêu nhưng
khắc nghiệt, người Việt cổ thiên về săn bắn, hái lượm và làm nương đã ngày
càng nhận thức được sự ưu việt và tiềm năng giàu có của các yếu tố "nưốc" và
"đất" dưối tác động tổng hợp của năng lượng mặt trời và sức lao động của con
người khai phá nó. Ruộng đồng, ao và vưòn đã trở thành ba đốì tượng khai
thác chủ yếu của các gia đình nông dân sống tự do kiểu "độc lập, khép kín"
vào thời điểm xã hội thị tộc tan rã, Cái nhà sàn, lên, xuống, vào, ra phiền toái
không còn thích ứng vối phương thức sống mối khẩn trương "hai sương một
nắng" của những gia đình "nông nghiệp lúa nước" nữa. "Nhà ỏ - nơi sản xuất"
bắt đầu xuất hiện để tạo cho người nông dân tranh thủ được nhiều thời gian
và sức lực vào sự quay vòng nhanh của "mọi sinh vật sản sinh", một loại đốỉ
tượng khai thác "kiểu năng suất lớn" rất được coi trọng trong các gia đình
nông dân này. Không gian cư trú hay cơ ngơi nhà ỏ của họ bao trùm từ câý cỏ,
con vật, con người trong cái "ổ không gian" bao quanh ao và vườn gia đình,
sau quá trình an cư lập nghiệp, đã được xem như một quần xã sinh học khá
hoàn chỉnh, cân bằng và ổn định trên quan điểm "sinh thái học" về dòng năng
lượng, chuỗi thức ăn hay "vòng tuần hoàn vật chất (sinh, địa hóa)" (h.I.2.2).
Ao vưòn là nguồn nguyên liệu để tạo ra ngôi nhà, là nguồn kinh tế đáng kể để
nuôi sống gia đình nông dân. Ao, hồ chiêìn từ 30 đến 60% diện tích thổ cư của
thôn xóm. Như vậy công thức "người + đất + nước” hình ảnh tiêu biểu của nền
ván minh nông nghiệp ở đây cũng là đặc trưng của nội dung không gian cư
trú và ngôi nhà ỏ cổ truyền dân gian Việt Nam. Với nghề chính là trồng lúa
nưóc luôn bấp bênh vì lệ thuộc thời tiết, đã được kết hợp vối nghề phụ là kinh
doanh năng suất cao (luân canh theo thời vụ) trên ao và vưòn gia đình là để
bảo đảm kinh tế ổn định. Người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có một cuộc
sôìig thật cần cù, gắn bó hài hòa và thích nghi với kiểu lao động tranh thủ
thời gian, hướng ra bên ngoài là chính, trong những không gian khép kín (các
buồng phòng), không gian nửa kín (hiên, thềm, giàn cây...), không gian hở
(cầu ao, giếng nưốc...). Ngôi nhà ở khi ấy chỉ là một bộ phận của không gian
cư trú gia đình, của bố" cục lối ngõ, sân vườn của cả xóm, cần thịết hòa lẫn vào
thiên nhiên, vào sân vườn của từng nhà và thôn xóm. Ý niệm kiến trúc phong
cảnh phương Đông cũng bắt nguồn từ đó. Có thể nói quá trình hình thành
nhà ở của người nông dân miền Bắc đã rất gắn chặt với quá trình khai thác
cải tạo thiên nhiên và cải tạo cảnh quan khu vực.

Để tồn tại được ở vùng đồng bằng phì nhiêu với địa hình bằng phẳng gần như
tuyệt đối, lại chịu ảnh hưỏng của khí hậu nhiệt đói khắc nghiệt có hai mùa
nóng lạnh rõ ràng tương ứng với chu kỳ khô ẩm của một năm, với vật liệu làm
Phần 1. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 59

nhà chủ yếu chỉ có đất, thảo mộc thì quá trình tái tạo nhà của họ thưòng phải
diễn ra qua hai giai đoạn chủ yếu sau:

• Cải tạo khu đất ỏ tạo ra những điều kiện thuận lợi ban đầu cho việc
dựng nhà và bảo vệ ngôi nhà chống lại gió, lụt lội và ẩm thấp, thông
qua các khâu đào ao, vật đất đắp nền nhà, tôn cao mặt vườn, kinh
doanh khai thác nguồn lợi ao vưòn để tích lũy vốn và nguyên liệu (gỗ,
tre) làm nhà.
• Chỉ khi vườn đã khai thác được nhiều vòng, cây lấy gỗ đã dùng được
và nền nhà cũng đã được ổn định và vững chắc ngưòi chủ mối tiến
hành dựng nhà ở chính thức. Quá trình này cũng phân ra làm nhiều
giai đoạn, nhiều nấc để hoàn thành trong nhiều năm.
Từ những nét đặc trưng của quá trình tổ chức đòi sông và sản xuất gia đình
như thế, đã tạo ra những nét đặc sắc cho cảnh quan môi trưòng sống của
người Việt cổ vùng châu thổ sông Hồng vói các kiểu hệ thống quần cư được
bao bọc bởi lũy tre làng, vói hệ thống các vườn cây bấn mùa xanh tốt đan xen
liên hoàn vối các mặt thoáng của ao hồ, với những hình ảnh thân quen: cây
đa- cổng làng - cây gạo - quán nghỉ - giếng khơi - sân đình... Trong cảnh
quan môi sinh đó, nhà ỏ nông thôn đã thể hiện trọn vẹn tính đặc thù của một
cơ sở sản xuất nông nghiệp lúa nưốc có kết hợp nghề phụ gia đình, một đơn vị
"cư trú - sản xuất" vừa sinh hoạt ăn ở, vừa làm nghề tại chỗ.

Do đặc điểm kỉnh tế tiểu nông nên các cơ sở sản xuất - sinh hoạt kết hợp đó
đã mang rõ tính chất "độc lập khép kín" ngay trên hình thức của tổ chức
không gian khép kín; nhà nào cũng có rào giậu, cổng ngõ vối đầy đủ các bộ
phận: chỗ ăn ở sinh hoạt gia đình và thò Cling tổ tiên, chỗ sản xuất và nơi tiến
hành làm nghề phụ, khụ trồng trọt chăn nuôi và khu dự trữ nguyên liệu làm
nhà và phát triển cơ ngơi v.v... Việc bô trí tuy không có một nguyên tắc tổ
chức phân khu rõ rệt nhưng đều toát ra một sô' đặc điểm thống nhất. Đó là
yêu cầu sản xuất sinh hoạt luôn luôn cần sự kết hợp xen kẽ, được thực hiện
bằng cách cố tạo ra những không gian thoáng rộng đa năng với kiểu kiến trúc
mở có trong có ngoài, có kín có hở, để thích hợp không chỉ vói đặc điểm hoạt
động đòi sống thiên về lao động chân tay trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mà
còn cả vổi tính chất cần cù, lo xa, tham công tiếc việc của người nông dân
miền Bắc. Cũng chính vì thế mà sự khép kín ở đây không'mang tính chất
"đóng" hoàn toàn như nông thôn một sô nước khác, nghĩa là vừa có khép kín
vừa có giao lưu rộng mở, thể hiện một khía cạnh đặc thù của sinh hoạt cộng
đồng truyền thống Việt Nam: tuy nhà ỏ có ranh giói được hoạch định rõ ràng
nhưng các gia đình trong cùng một thôn, một xã đã sốhg chan hòa cởi mỏ với
nhau trong mối quan hệ nhân ái, hiếu khách thật hồn hậu và bền chặt. Trong
60 NGUYÊN LÝ THlfrr KẾ KỂÊN TPÚC NtlÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

bô cục tổng thể khu đất ở của mình, người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ
xưa đã chứng minh rất rõ nguyên tắc hiếu khách và trọng khách, thể hiện sự
tế nhị kín đáo trong tổ chức sinh hoạt gia đình (quan điểm tiền đường hậu
táo, cổng trước ngõ sau...)

Mặt khác, ý đồ hiếu khách chính là cố tạo cho kiến trúc một bộ mặt trưóc
khang trang, cỏi mỏ, là biện pháp "công cộng hóa" nhiều chức năng riêng biệt, tạo
ra những không gian sử dụng "đa nâng" dễ tiếp cận và gần gũi vói khách hơn.

Thật vậy, sống trong môi trưòng cư trú cổ truyền, mọi người đều cảm thấy
nhu cầu được dễ dàng thâm nhập vào cuộc sông, vào nhà ỏ của nhau thật tự
nhiên, thoải mái đã được xem như một nguyên tắc của bố cục nhà ỏ trên cùng
một lối xóm.

Yêu cầu giao tiếp của nhà ở truyền thốhg gần như đã lấn át nhu cầu biệt lập.
Ngày xưa sống biệt lập, xa chòm xóm thưòng chỉ dành cho những gia đình
ngụ cư và bất hảo; nhà kín cổng cao tường chỉ thấy ở tầng lớp địa chủ, phú
hào. Mặt khác nữa là nhà ỏ của gia đình nông dân về mặt xây dựng không
mang tính chất tập trung hợp khối cao như nhà ỏ dân gian các nưốc khác, mà
nổi lên rất rõ tính chất một quần thể nhiều công trình nhỏ, đơn giản phân tán
nằm vây quanh ngôi nhà chính vói cái sân thoáng rộng gắn liền phía trưốc
ngôi nhà này. Đặc tính trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng chắc không ai
chối cãi đó là hiệu quả tất yếu của một quá trình xây dựng hoàn chỉnh dần
dần từng bước trong cả giai đoạn dài "an cư lạc nghiệp" của gia đình ngưòi
chủ. Giải pháp này cho phép người nông dân, trong những điểu kiện khó khăn
về sản xuất và đòi sống của quá khứ đã có thể tự đảm đương giải quyết lấy
vấn đề nhà ỏ không chỉ cho thế hệ họ mà cả cho thế hệ con cháu kế tiếp (khi
trưởng thành lập gia đình riêng). Cũng cần thấy thêm ỏ đây khía cạnh
nguyên nhân đáp ứng nhu cầu sinh hoạt - cơ động của không gian ỏ trong nhà
ỏ truyền thông, thỏa mãn tính biến động về nhu cầu ỏ của gia đình trong cả
2 - 3 thế hệ tồn tại.

Cái sân trong nhà ở dân gian Việt Nam đã mang nhiều tác dụng rõ rệt: là nơi
tiến hành sản xuất, chỗ phơi phóng, không gian tạo thoáng mát vệ sinh cho
ngôi nhà chính và nếu biết kết hợp vối không gian trong nhà, chủ nhân có thể
tổ chức các cuộc tụ hội lốn ngay tại gia đình, một tập tục phổ biến của nông
thôn ngày xưa (giỗ chạp, ma chay, cưới xin, ăn khao...). Bô' cục sân vườn thể
hiện rõ nguyên tắc "trên dưới" và "trước sau": ao thường ỏ chỗ thấp nhất chỗ
đầu gió, trưởc nhà; cao hơn là đất vưòn, sân và công trình phụ; cao nhất là
nhà ỏ chính. Ngôi nhà này thường được quay về hưống Nam hoặc chếch Đông
Nam theo kinh nghiệm dân dã,"lấy vợ đàn bà, làm nhà hưóng Nam", nhằm
Phần ì. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 61

mục đích vừa được gió cho nhà chính, vừa được nắng cho sân, tránh nắng tây
xiên khoai bất lợi và chịu được gió bão lớn. Tuy nhiên cũng có mặt hạn chế,
những điều phản khoa học trong một số giải pháp bô cục ao, vườn trụyền
thốhg vì mê tín và câu nệ thuật phong thủy.

Các công trình phụ được tổ hợp quanh công trình chính, ôm lấy cái sân phơi
rộng trên dưối 40m2 này theo một số dạng phổ cập: chữ nhất, chữ nhị hay chữ
đinh, gọng bừa... Các công trình chính, phụ đều cố’ gắng ẩn mình trong vòm
cây xanh của cây lấy gỗ và cây án quả trong vưòn nhà như thể cố ý nhò cây lá
bảo vệ cho chúng đương đầu với gió bão lốn, đồng thòi tranh thủ tận hưởng
khí mát và độ trong lành của bầu không khí dưổi vòm cây. Cũng chính vì tính
chất này mà có thể các nghệ nhân xưa thường ít chú ý đến đường nét và khốĩ
hình bên ngoài của các công trình so vối không gian nội thất. Những kỉnh
nghiệm truyền khẩu dân dã về giải pháp sân vườn như: "ao trước - vườn sau",
"chuối sau - cau trưốc" không chỉ có giá trị về mặt tạo cảnh mà còn thể hiện
đầu óc thực tiễn khoa học trong kinh nghiệm chông nóng, cải tạo vi - khí hậu,
tạo môi trường cư trú thích nghi và thú vị. Cái sân phơi "đa chức năng"
thoáng đãng và sạch sẽ (vì thường được lát gạch hay được xử lý bằng ximăng
hay bằng đất gia cố tro hay vôi) nằm ngay trung tâm của bô cục quần thể kiên
trúc này lại nói lên một đặc điểm truyền thốhg khác của kiến trúc dân gian
Việt Nam: thực dụng và khoa học. Các nhà vật lý xây dựng và sinh thái có lý
khi đã ví nó như: "trái tim - lá phổi" tại vùng nông thôn nhiệt ẩm này, vì nó
không chỉ là nơi diễn ra những điệp klníc sinh hoạt chủ yếu cùa đòi sông của
một gia đình nông dân vừa làm nghề lúa nưốc vừa làm nghề phụ theo nhịp
điệu của thời vụ, của ngày đêm, mà còn làm nhiệm vụ điều hòa cải tạo khí
hậu, tái lập điều kiện sống trong lành cho mọi loài sinh vật cộng sinh: ban
ngày được dành chủ yếu cho lao động sản xuất - làm nghề, còn chiều tối và
ban đêm (nhất là vào những đêm trăng thanh gió mát) dành chủ yếu cho đời
sống tình cảm, nghỉ ngơi, sum họp gia đình và cho giao tiếp xã hội. Sân còn bổ
sung ánh sáng phản xạ cho bên trong các phòng ở (thiếu ánh sáng trực tiếp vì
mái thấp lại ẩn dưói vòm cây) và sân cùng với vườn cây xum xuê đêm đêm tái
tạo không khí trong lành, tươi mát để làm giảm đi sự mệt mỏi, vất vả ban
ngày của con người. Tương phản nhiệt độ của mặt sân bị nung nóng và bóng
mát vưòn cây vào lúc lặng gió đã tạo nên dòng không khí mát "thổi - hút" đôi lưu
hai chiều trong mùa hè,đưa đến nơi nghỉ ngơi hay hoạt động thường xuyên
của con ngưòi vào ban trưa hay chiều tối. Chính những tác dụng này mà nó
đã theo người nông dân ra thành thị để biến tưống thành sân giếng (patiô) có
diện tích trên dưói 10 mét vuông rất đặc sắc và điển hình của "nhà ở kiểu
ốhg" phô phường xưa, nay đã trở thành yếu tố thích dụng trong nhà ở hiện đậi
dưối dạng các "sân nưốc", "hiên nội trợ" hay "sân tròi - Terrasse".
62 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TOỦC nhà dân DỤNG: NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Với một nội dung và giải pháp tổ chức không gian cư trú như thế đã tạo cho
người nông dân Việt Nam một thói quen, nay đã trở thành tâm lý lối sông với
sinh hoạt không chỉ bó tròn trong không gian nội thất của một vài phòng ốc
như trong thành phô hay ở nhà ở nông thôn các nưốc xứ lạnh. Một phần thời
gian đáng kể trong năm, tronế ngày họ thích tiến hành công việc gia đình
trong những hiên thoáng, ngoài thềm hè, trên sân phơi, sân giếng, ỏ dưối
bóng mát của giàn cây, bên cầu ao hay trong góc vưòn nhiều gió và đầy thú vị
vốh rất đậm đà bản sắc không gian cư trú truyền thống...

Đi sâu vào ngôi nhà ở chính, ta thường bắt gặp kiểu tổ chức không gian nông
trên cơ sở hệ cấu trúc "gian - vì kèo" truyền thống vối gian lẻ ba, năm hoặc
một gian hai chái; ba gian hai chái... Đặc điểm tổ chức không gian nội thất
công trình này đã phản ánh một "mô hình - văn hóa" điển hình của xã hội
nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám vối nhiều đặc thù (h.I.2.3)'.

Ngưòi chủ của các ngôi nhà truyền thống của nông thôn là các "gia đình cơ
bản" loại nhỏ, phổ biến gồm hai hoặc ba thế hệ: hai vợ chồng và dăm ba ngưòi
con, không có hoặc có bố mẹ cùng, chung sông. Trưốc đây, nhân khẩu trung
bình khoảng 6-8 ngưòi, nay có xu thế giảm xuống còn 4-6 ngưòi. Những gia
đình này mang nặng ảnh hiíỏng lối sinh hoạt và mốỉ quan hệ Nho giáo phong
kiên7mà nổi bật trên hết là những ảnh hưởng và ràng buộc của tàn dư chế độ
phụ quyền. Từ nếp sốhg đến tập quán, phong tục, các tổ chức không gian kiến
trúc, cách bài trí nội thất đều toát ra rất rõ rệt sự thiếu bình đẳng giữa người
chủ gia đình và các thành viên: tính tôn ti trật tự, tinh thần trọng nam khinh
nữ, chế độ bảo vệ huyết thốhg (như thờ cúng tổ tiên, quyền thừa kế, tục cưối
vợ gả chồng, xây nhà cho con trai khi ra ở riêng...). Cái không khí gia đình đó
dẫn đến kết quả là ảnh hưởng của người bố đến các con rất mạnh mẽ đã cản
trở sự hình thành các mẫu cá nhân có cá tính, khiến những nhu cầu sinh hoạt
riêng biệt của nhà ở không nảy nở được. Tính chất đơn điệu, nghèo nàn của giải
pháp kiến trúc chính một phần đã bắt nguồn từ sự độc đoán và ảnh hưởng của
tính "cha truyền - con nối" phụ quyền này. Chức năng "sản xuất - kinh tế" đã
hoàn toàn lấn át các mặt chức năng khác của gia đình. Các quyền lợi về đòi
sôìig sinh hoạt của các thành viên (ngoài người chủ gia đình) hầu như bị tưốc
bỏ, do đó giải pháp tổ chức không gian kiến trúc thiên về "chung" hơn "riêng",
về "đa năng" hơn "đơn năng". Chất lượng cuộc sống đều hưóng về nội dung
tinh thần đạo lý, kiểu "hưống nội" hơn là nội dung thực dụng, về hưỏng thụ
vật chất, vào biểu hiện bề ngoài của sự vật, không thích phô trương hình thức
kiểu “hướng ngoại”. Tính cha truyền con nối không chỉ diễn ra ở quyền sở hữu
về thổ ngơi, tài sản mà cả ở thói quen, tập quán, ỏ ưâc mơ và quan điểm sống
của nhiều thế hệ con cháu kế tiếp. Toàn bộ ngôi nhà hình như chỉ thấy tập
Phần l. KIẾN TQÚC NỈIÀ Ỏ 63

trung tổ chức tiện nghi và trang trí cho ba gian nhà chính, chỗ ở của người
đàn ông - ngưòi chủ gia đình, kết hợp làm nơi thò cúng tổ tiên, chỗ tiếp đãi
khách. Người vợ và các con hầu nhự không được quan tâm để có những diện
tích và không gian thích đáng cho những sinh hoạt tối thiểu. Đây chính là
những mặt hạn chế cùa lối kiến trúc nhà ở cổ truyền. Nó đã tạo ra một môi
trường sống nội thất phục vụ cho lỗi sống ích kỷ, thiên vê' khổ hạnh, hy sinh
quyền lợi cá nhân, thích triết lý đạo đức, coi thường giá trị cuộc sông vật chất
và văn hóa mà giờ đây không còn là lý tưởng của nhà ở hiện đại (trái ngược
vối tính chất hào hiệp cởi mở của ngoại thất ở bô cục sân vưòn).

Trong xã hội cũ, mọi số phận, hành vi từng thành viên trong gia đình đều là
do gia đình gây dựng và quyết định, phải chịu sự giám sát chặt chẽ cùa gia
đình lẫn gia tộc, cho nên nhà ở thời nay vẫn có lối kiến trúc dùng một phòng
lớn trang trọng làm trung tâm, nơi sẽ đặt bàn thò gia tiên, nơi cần tập hợp
đông đủ các thành viên hàng ngày, nơi có thể tiến hành được khi cần thiết
những lễ nghi long trọng hay các cuộc họp đại gia đình hay toàn gia tộc mà
mọi không gian phụ khác đều phải quy tụ vào đó. Giải pháp này đáp ứng đồng
thời được nhiều nhu cầu: vừa phục vụ sản xuất vừa góp phần củng cố thêm uy
thế cần thiết của chế độ phụ quyền - gia trưỏng, bởi chính nó là không gian
sinh hoạt chủ yếu của người đàn ông, chủ ngôi nhà. Cũng có thể không gian
chung phủ nhận tính biệt lập sinh hoạt của từng thành viên đã là một đặc
điểm nổi bật của tổ chức không gian nhà ở truyền thốhg Việt Nam trưốc Cách
mạng tháng Tám.

Dầu sao, trong ngôi nhà chính của gia đình bao giò cũng có tốĩ thiểu hai
không gian riêng biệt: một phòng lốn "thông xuồng" ba gian (khoảng 24m2)
hay một gian hai chái (khoảng 16-18m2) với gian giữa rộng (2,2 - 2,4m) bao
giờ cũng dành vị trí xứng đáng cho bàn thò gia tiên và làm nơi tiếp khách; hai
gian bên có hẹp hơn (1,6 - 2m) dành làm chỗ ngủ cho con trai lớn và khách.
Hai bên là một gian buồng kín, được gọi là "phòng the" đặt sát phòng lốn
trang trọng trên, là thế giới riêng của phụ nữ trong gia đình và cũng là chỗ
cất dấu lương thực đồ đạc và là nơi sinh hoạt kín đáo của gia chủ. Nhà khá
giả năm gian thì gian kín đối xứng phía kia thường được dành riêng cho kho,
cho chỗ làm nghề hay nơi dạy học.

Đặc điểm kiến trúc trong ngôi nhà này còn thấy thể hiện rõ ở cái hiên thoáng
hay thềm nhà rộng, tập trung ỏ ngay phía mặt trưóc của hệ thông các cửa bức
bàn thông thẳng vối sân, làm nhiệm vụ một không gian chuyển tiếp nửa kín -
nửa hỏ giữa trong và ngoài, giữa nhà và sân, vói nhiều tác dụng trong sinh
hoạt đời sốhg hàng ngày: phương tiện che mưa tạt, nắng chói, chỗ nghỉ ngơi
của gia đình, nơi giao tiếp vối khách khứa, chỗ hóng gió, thưởng thức trăng
64 NGUYỀN LÝ TOỂr KẾ KlẾN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ d & NHÀ CÔNG CỘNG

hoa và nhất là để làm nơi chạy tạm đồ phơi phóng trên sân mỗi khi mưa rào
ập tối. Bề mặt còn lại của ngôi nhà này được giải quyết tương phản hoàn toàn
vối phía kia, quây bưng kín mít đôi khi có những lỗ cửa nhỏ vối mục đích
chống gió lạnh và bảo mật. Trong ngôi nhà chính này ngưòi nông dân đã thể
hiện nhiều kinh nghiệm tốt để khai thác tận dụng không gian, tạo ra sự thông
thoáng, khô ráo, mát mẻ vào mùa hè, che gió tạo ấm cúng vào mùa đông, đã
biết sử dụng vài biện pháp che nắng chống gió, cách nhiệt rất hiệu quả và
thông minh (các hình thức lợp mái cói hay cỏ, rơm và phên liếp di động, các
tấm giại, mành sáo lọc ánh sáng, giàn cây...). Thuộc không gian ở, ngoấi ngôi
nhà chính còn có thêm 2 -3 gian nhà ngang nhitng ít được chú trọng hơn với
phần chủ yếu được sử dụng trong công việc làm gạo (chỗ xay, giã, sàng sẩy,
bếp núc hay làm nghề phụ). Kiến trúc chuồng trại thường được tách thành
một công trình riêng cũng có thể gắn liền với nhà ngang hay nhà chính tùy
theo hình thức khu đất ỏ, theo thế đất quy hoạch và theo thuật phong thủy,
miễn sao tiện việc chăm sóc và tranh thủ được thời gian. Nhà nạo cũng có rào,
giậu, cổng ngõ riêng được tổ chức không hẳn để bố phòng nhự nhà cửa của
giai cấp địa chủ, quan lại mà chủ yếu theo tinh thần "yêu nhau thì rào giậu
cho kín", một hình thức ngăn chia theo "tinh thần". Còn trên thực tế, các gia
đình đã sống đoàn kết đậm tình nghĩa kiểu "liền sân - thông rào" của quan hệ
láng giềng cộng đồrig cổ truyền, cổng nhà cấu tạo đơn sơ mà vẫn đẹp và cũng
đã hòa nhập với bối cảnh thiên nhiên cũng giông như hàng giậu duôì hay cây
xén, hàng rào dâm bụt và thường đặt lệch khỏi trục nhà chính. Việc tổ chức
ngõ vào có cầu kỳ hơn trên cơ sở quản lý bảo vệ tốt vườn ao và nhà cửa, tạo sự
kín đáo, nhất là phải phù hợp vói thuật phong thủy.

2.6. NHỮNG MÔ HÌNH NHÀ Ỏ ĐÔ TH| CỦA PHỐ cổ VÀ

HÀ NỘI XƯA

2.6.1. Nhà hàng phố vùa để ỏ vừa cố mặt hàng buôn bân và kinh
doanh nghề truyền thống (phố cổ Hà NỘI - 36 phố phuồng và
Hội An là điển hình)

Nhìn vào những ngôi nhà ỏ này ta vẫn dễ dàng nhận ra cũng vẫn là những
ngôi nhà ba hoặc năm gian đã có biến đổi đi, được bô trí thành nhiều lóp cách
nhau bằng một vài sận nhỏ, phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể của cuộc
sốhg một gia đình có ngưòi vỢ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công
chuyên nghiệp (11.1.2.5).
Phẩn l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 65

Phân tích đặc điểm của ngôi nhà ở thành thị ta thấy do yêu cầu về mặt buôn
bán nên việc tranh chấp để có mặt cửa hàng rộng quay ra phô' là một vấn đề
quan trọng và tất yếu. Do sự tranh chấp đó tuyệt đại đa sô' các nhà có bề
ngang chỉ trên dưối 3m, tức bằng bề rộng một gian trong ngôi nhà ba hoặc
năm gian khi xưa, nhưng lại được phát triển mạnh theo chiều sâu mà vẫn
dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian hầm mái sẽ lón và để
tận dụng người ta thựòng làm thêm những gác lửng gỗ, leo lên bằng cách để
lỗ săn và gác một thang thưòng một vê' vói độ dốc 70 đến 75° cũng làm bằng
gỗ. Gác lửng để chứa những hàng dự trữ hay bô' trí giường ngủ nên có độ cao
không quá 2,2m. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát
triển theo chiều đứng nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta đã thấy
có những nhà chiều ngang chỉ một vài mét nhưng đã làm cao đến hai, ba tầng
thậm chí bô'n tầng vói chiều sâu đến vài chục mét. Kiểu kiến trúc đó tất nhiên
để bảo đảm thông gió và lấy ánh sáng tốt cho các buồng - phòng phải lợp ngói
kính ở một số ô mái và tất nhiên lớp trong cùng tiếp xúc vối sân nội trợ sẽ là
bếp, khu vệ sinh và chỗ ở của người giúp việc gia đình.

Quan hệ nội bộ các phòng đều là quan hệ xuyên phòng nghĩa là lợi dụng
khoảng không kê đồ sát một mặt tường dọc nhà để làm lối đi. Những kiểu nhà
như thê ngày nay có thể tìm thấy vết tích ở những phô' xưa: Hàng Ngang,
Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm của Hà Nội và các thành phô'lớn (11.L2.5).

Về mặt bô' cục chung của những ngôi nhà này ta thấy ngoài cùng lằ một lớp
không gian (nếu nhà rộng thì ba gian, hẹp thì một gian) dùng làm nhà khách
vừa để ở vừa để tiến hành nghề phụ và cách đó một cái sân chừng 4 m lại có
một lổp không gian khác dùng vừa làm nhà thò và cũng để ở. Còn bếp, tắm, xí
là thuộc lốp trong cùng thường xây dựng vá víu tùy tiện.

Để thích nghi vối cuộc sống gia đình có vợ buôn bán hoặc chồng làm thợ thủ
công, người ta thường vẩy thêm ra một mái nhà thấp trông ra phô' dùng làm
cửa hàng buôn bán.

Nhìn chung, chính do yêu cầu buôn bán mà trong thành phô', các nhà ở kiểu
gian đã tùy tiện vẩy thêm cái mái để làm cửa hàng. Do mạnh ai ngưòi nấy
làm, phô' sá trở nên chật hẹp, nhà cửa mái cao mái thấp lô xô, tường mặt thò
ra thụt vào không nhất quán mà tình trạng đó ngày nay còn thấy dấu vết
trong các khu phô' cổ.

Sau ngày toàn quô'c kháng chiến 19 - 12 - 1946 "hững ngôi nhà đứợc xây
dựng ở những khu buôn bán này vẫn giữ mục đích cũ nhưng được cải tạo xây
dựng lại một cách quy mô hơn vối tường gạch mái ngói hoặc khung bêtông côt
thép mái bằng. Chiều ngang nhà vẫn như vậy nhưng phần chính nhà được
66 NGUYÊN LÝ TrnẾr Kẩ KlỂN TPÍIC nhà dàn dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CỐNG CỘNG

xây cao hơn với nhiều tầng gác, có thêm hiên (lôgia) và bao lơn (ban công) ở
các tầng trên. Trong nhà có máy nước và có khi có cả xí máy.

Phía ngoài cửa hàng không còn là gian phụ vẩy thêm nông hẹp vổi một mái
dốc chảy thấp nữa mà đã kết hợp sử dụng cả gian nhà ngoài cải tạo thành
như một tầng nhà cao 4 - 5m làm cửa hàng rộng rãi đàng hoàng.

vẫn giữ được đặc tính tốt đẹp của kiến trúc dân gian Việt Nam là sự gắn chặt
giữa nhà ở với thiên nhiên cây cỏ mặc dù điều kiện đất đai chật hẹp ỏ thành
thị, ngôi nhà hàng phố bao giò cũng có sân trong (một hoặc hai) một mặt để
tạo cho nhà sự thông thoáng, thêm diện tích phơi phóng phục vụ nội trợ,
nhưng mặt khác đó cũng là nơi ngưòi chủ gia đình có ý muốn tạo ra một thế
giới thiên nhiên thu nhỏ gần gũi nơi ở với sự tươi mát của cây xanh hoa lá, sự
hữu tình của sơn thủy “giả”. Khi nghiên cứu về hệ quả thông gió bằng nhiệt
thông - sự thông gió hoàn toàn do sit chênh lệch nhiệt độ giữa hai của mặt
nhà kiểu ống này - phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật Vương Quốc Mỹ đánh giá đó
là một kỉnh nghiệm tốt của Việt Nam: “ban ngày đường phố bị chiếu nắng,
không khí nóng bốc lên trên hình thành ở trước mặt nhà một vùng áp lực thấp
làm chuyển dịch không khí mát từ phía trong sân ra. Buổi chiều lại có hiện
tượng ngược lại - không khí từ phố chuyển vào trong sân trong”.

Trong thực tế, sống trong những ngôi nhà ống đó ta cũng cảm thấy khá rõ
những luồng gió hiu hiu mát lúc trưa hè hay vào chiều tối rất đáng quý vào
những ngày trời đứng gió.

Khu bếp vệ sinh bao giò cũng tập trung ở phía sau và cách ly với phòng ở bằng
một sân nội trợ có bể chứa nước; và phần lớn công việc chuẩn bị bữa cơm, tắm
rửa, giặt giũ quần áo cho con cái họ đều tiến hành ở ngoài sân thoáng gió này.

Bếp, tắm, xí vẫn là các bộ phận ít được quan tâm giải quyết tốt, hôi hám, bẩn
thỉu nên thưòng được cách ly khỏi các phòng ở và bô' trí về phía cuối gió. Thật
bất tiện cho những gia đình không thể tổ chức lối cổng sau để lấy phân, lấy
rác, còn nói chung nhà nào cũng cô' gắng sáng tạo ra lối phụ mở từ phía sau
nhà. Vì thê nhà hàng phô' có một đặc điểm nổi bật là có trước có sau, vẫn giữ
được vẻ kín đáo và ấm cúng của các nhà nông thôn truyền thông.

Trên đây là nhận định sơ bộ về đặc điểm và bô' cục của loại nhà vừa ở, vừa
buôn bán ở thành thị xưa. Những ngôi nhà đó, giờ đây còn tồn tại ở rất nhiều
thành phô' lốn đặc biệt là ỏ Hà Nội. Đó là những khu ỏ kiểu nhà ống chật chội
chen chúc, nhà cửa san sát nối tiếp nhau, cái cao, cái thấp và điểu kiện tiện
nghi trong sinh hoạt còn nhiều mặt chưa tô't. Một ngôi nhà trước xây dựng cho
một gia đình sử dụng thì ngày nay thường dùng cho nhiều hộ, có khi hàng
Phần I. KỂN TOÚC NHÀ Ỏ 67

chục hộ chung nhau một bếp và một khu phụ. Trong hoàn cảnh như thế người
ta thưòng chỉ dùng chung nhà vệ sinh, máy nưóc và buồng tắm còn nhà nào
nhà ấy đều cố gắng tổ chức khu vực bếp riêng của mình. Ban công, hiên, sân, 101 đi
... nghiễm nhiên thành diện tích phụ của từng gia đình. Sống thế âu còn tốt
hơn cảnh sốhg cãi vã, tranh giành ảnh hưởng mất đoàn kết ở những bếp
chung.

2.6.2. Nhà ỏ hãng phố chỉ để ỏ (câc phố cũ của Hà NỘI dành cho thị
dân và công chức...)

Nghiên cứu đặc điểm của loại nhà này ta thấy rõ yêu cầu chỉ dùng để ở, nên
việc thiết kế có chú ý tới điều kiện về ăn, ỏ hơn, bố trí nhiều tiện nghi hơn,
xây dựng phần lón ỏ những khu phô' yên tĩnh, tiện đường giao thông, gần
những nơi sầm uất. Nhưng vì đây vẫn là loại nhà hàng phố, nhà nọ vẫn sát
nách nhà kia, không thể tổ chức sân vườn rộng rãi do điều kiện đất đai còn
đôi khi hạn chế. Thường là làm nhà một hai tầng, bề ngang chỉ trên dưới 4m
và cũng được phát triển theo chiều sâu và cao, lô đất chỉ có hai mặt nhà tiếp
xúc được nhiều vối thiên nhiên. Vổi kiểu kiến trúc này, để bảo đảm thông gió
và ánh sáng cho các phòng và buồng ở người ta phải tổ chức sân trong. Lớp
nhà trong cùng tiếp xúc vối sân nội trợ bao giò cũng là bếp, tắm, xí, chum vại
chứa nước. Các phòng ở cao tới 4 - 5m và rộng 20 40m2.

Quan hệ nội bộ các phòng nói chung vẫn là quan hệ xuyên phòng; những kiểu
nhà này thường gặp nhiều ở những khu: Hàng Bún, Lê Văn Hưu, Yết Kiêu,
Phùng Hưng...

Nhìn chung ta thấy một sô' dạng mặt bằng sau đây:

a) Nhà một tầng khối ghép.

b) Nhà hai, ba tầng khối ghép.

c) Nhà có ngõ và cổng phụ bên sườn (h.1.4.19).

Việc sắp đặt và lợi dụng không gian bên trong phần lớn tương tự như nhà
hàng phô' buôn bán.

Một dạng nhà khác cũng khá phổ biến, có điều kiện tiện nghi cao hơn là loại
biệt thự hàng phô' kiểu sân vườn cho công chức, gia đình trung lưu, như một
sô' nhà làm hàng loạt giông nhau trên các phô' Bà Triệu, Quan Thánh, Nguyễn
Thái Học ... dùng để cho thuê và bán của một sô' thầu khoán và tư sản
nhà cửa.
68 NGUYÊN LÝ THĩỂr KẾ KáĨN TPÚC NtlÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

Do đất để làm nhà hàng phố’ không được rộng rãi, nếu để vườn nhiều sẽ không
có đất làm nhà nên chỉ dành đằng trước nhà một vườn rộng chừng một vài
mét làm vườn cảnh trồng cây lấy bóng mát. Cạnh nhà là một lôì đi chừng một
hai mét vào thẳng sân trong và nhà phụ phía sau. Nhà như vậy là có vưòn,
sân quanh ba mặt vối phía ngoài cũng có hàng rào và cổng ngõ, còn sân trong
nhà thì cũng được tổ chức bố trí theo những nguyên tắc chung như các loại
nhà trên. Quan hệ giữa các phòng vẫn là nhò quan hệ xuyên phòng hoặc có
thể thông qua buồng cầu thang, hiên. Nhà có thể được ghép xít nhau ỏ tầng
lầu, cũng có thể tách khỏi nhau một khoảng cách hẹp không thể trổ cửa được.
Nói chung nhà vẫn chỉ có hai hoặc ba hướng tiếp xúc với thiên nhiên như kiểu
nhà ghép khối ít tầng.

Nhìn chung các kiểu nhà vừa nghiên cứu ở trên, do điều kiện đất đai chật hẹp
vẫn chỉ là kiểu nhà hàng phố, nên về mặt bô' cục chúng đều có một nguyên tắc
thôhg nhất về cách bô' trí và sắp đặt các khu, phòng theo chiều sâu nhà với
nhiều lớp buồng phòng cách nhau bằng hệ thống sân trong (h.I.2.5).

Vai trò của cái sân trong loại nhà này là nó tạo ra sự thông thoáng và ánh
sáng cho các buồng ở; đó cũng là nơi chuẩn bị thức ăn đồ nấu cho thoáng mát
khi không muôn tiến hành công việc ở trong bếp; đó còn là chỗ phơi phóng, nơi
trẻ con nô đùa. Sân VÔÌ1 là đặc điểm thường thấy của các nhà ỏ Việt Nam
trong điều kiện khí hậu nhiệt đói.

Khu bếp và nhà vệ sinh bao giờ cũng được tập trung ở phía sau cùng nhà, tiếp
sau một lốp sân, được khai thác sử dụng như sân nội trợ, bảo đảm được môi
liên hệ “sân - bếp” thích hợp để công việc bếp nưóc được nhẹ nhàng, thoáng
mát hợp vệ sinh. Trên bếp có thể tổ chức thêm một gác nhỏ lên bằng cầu
thang gạch xây dô'c (45 -ỉ- 60°) dùng riêng biệt làm chỗ ngủ cho người giúp
việc thường gặp trong gia đình có cuộc sốhg phong phú, lợi tức thu nhập cao.

Nhìn chung về quy hoạch thì rõ ràng nhà nào cũng có mặt trưốc mặt sau. Mặt
trước quay ra các đitòng phô', phía sau nhà được đặt sát gần nhau hình thành
một ngõ phô' chỉ rộng 1,2 - l,5m dùng làm nơi tập trung công rãnh thải nưóc
bẩn, đường lấy phân rác của các gia đình hoặc thông ra ao đầm, đưòng ngõ
xóm của làng nội đô.

Về cách bô' trí này, khu phụ các nhà ít ảnh hưởng lẫn nhau như trong nhà
nồng thôn và thị trấn, các phòng ở được thông thoáng và có ánh sáng tốt.
Quan hệ lân bang xóm giềng được cỏi mở thân mật và vẫn riêng biệt, kín đáo
tạo nên một phong cách kiến trúc độc đáo về nhà ỏ thành phô' Việt Nam vốn
xem không gian giao tiếp cộng đồng chủ yếu là diễn ra ở đưòng phô', lối ngõ...
Phần I. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 69

2.6.3. Nhà biệt thự

Biệt thự kiểu Pháp được xây dựng ở Việt Nam hầu hết tập trung ở Hà Nội.
Biệt thự ở Hà Nội mang nhiều phong cậch: chủ nghĩa tân cổ điển, phong cách
kiến trúc địa phương Pháp mà chủ yếu có nguồn gốc ở các tỉnh iniền Bắc nước
Pháp như ở Bretagne, Normandie và ở miền trung nước Pháp như Aquitaine;
phong cách kiến trúc hiện đại chủ nghĩa (những thành phô' chịu ảnh hưỏng
của trào lưu hiện đại Pháp và châu Âu những nám 1920 - 1930); phong trào
kiến trúc Đông Dương có xuất xứ từ sự tìm tòi cùa một số kiến trúc sư bậc
thầy Pháp có tư tưởng tiến bộ và một số kiến trúc sư Việt Nam tốt nghiệp
trường cao đẳng “Mỹ thuật Dong Dương”; phong cách kiến trúc Đông Dương
(có nguồn gốc từ sự kết hợp những tinh túy của kiến trúc Pháp và của kiến
trúc Phương Đông). Ngoài những phong cách kể trên, còn có một số xu hưống
khác có những tìm tòi cách tân như xu hưống lạm dụng một số chi tiết của
kiến trúc cổ điển Trung Hoa, xu hưống tìnị tòi thể hiện tính dân tộc,hiện đại
hóa cho kiến trúc Việt Nam; cuối cùng là những tòa biệt thự không theo một
phong cách nào cả mà chỉ sao chép và góp nhặt một số’ hình thức của trằo lưu
khác để cấy ghép vào ngôi nhà của mình một cách phóng túng (fantaisie) và
tự do, không theo một khuôn phép nào cả.
ở Hà Nội còn có rất nhiều trào lưu kiến trúc khác như chủ nghĩa cổ điển mói,
kiến trúc Vàn nghệ phục hưng, kiến trúc chiết trung chủ nghĩa, kiến trúc “mô
đéc” hiện đại mà chúng ta dễ nhận ra các đặc điểm và các giá trị của chúng
cũng như nhận ra đâu là tác phẩm tiêu biểu.

Biệt thự kiểu Pháp không chỉ phát triển ở Hà Nội mà còn phát triển ỗ Đà Lạt
bỏi Đà Lạt là nơi du lịch lý tưởng, về phong cách của các biệt thự Pháp ở Đà
Lạt cũng giốhg như ở Hà Nội, có điều hầu hết biệt thự được xây dựng ở Đà Lạt
đều có diện tích sân vườn rộng rãi hơn hẳn ở Hà Nội, đó cũng là do mật độ xây
dựng ỏ Hà Nội khá dầy đặc nên diện tích đất cho mỗi biệt thự không đủ lớn.

Khi xây dựng tại Việt Nam thì các kiến trúc sư Pháp cố gắng sử dụng những
mẫu nhà giông như nhà của họ ở bên Pháp để đỡ nhớ và quên quê hương, với
hơn 1500 biệt thự mà phần lốn là loại kiến trúc miền Bắc nưóc Pháp. Có lẽ
cũng có ảnh hưởng của vùng núi nên các biệt thít đầu tiên (xây ở Đà Lạt) là
các nhà gỗ lợp ngói, lợp tôn đều giữ nguyên kiến trúc cũ mái chóp của xứ lạnh.
Nếu có thay đổi thì chỉ là sô’ít bô cục sân vườn (h.I.2.6).

Các biệt thự của ngưòi Việt Nam cũng được xây dựng giống như của người
Pháp, vì các nhà thầu lấy các đồ án của Pháp để xây dựng có đôi chút sửa đổi,
nhưng cách bố trí bên trong thường không rộng rãi bằng và nhất là các thiết
bị thì không sang trọng lắm.
70 NGUYÊN LÝ Tíllếr kê' kiến TDÚG nhà dân dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Nliư vậy tùih hình phát triển và xây dựng nhà thấp tầng ỏ nước ta trong
khoảng thời gian trưóc năm 1945 có thể cô đọng thành những đặc điểm sau:

• Số' lượng nhà ỏ kiểu ống xây dựng theo phương pháp xây dựng cổ
truyền có đổi mối (tường gạch, mái bằng hay mái tôn) chưa nhiều chỉ
là một phần nhỏ chủ yếu là do thực dân Pháp xây nhằm phục vụ yêu
cầu ăn ỏ cho tầng lốp thực dân. Nhà ở thị dân chủ yếu vẫn là dạng
nhà cổ kiểu gian - vì kèo mái dốc đổ về mặt phô' và sân trong, tường
hồi bít đốc (mái hai dốc).
• Những loại nhà ống xây dựng theo từng phường, mỗi phường thưòng
mang tính chất nghề nghiệp rõ rệt. vừa mang những hạn chế của lịch
sử. Nhà có bề ngang 2 - 3 - 4m, chiều dài rất lốn 30 - 40m và có khi tối
60m. Sân trong để cải tạo vi khí hậu rất quan trọng đốì với loại nhà
này. Cũng ở đây, vói loại nhà cổ xưa có khi còn có giếng nưốc.
• . Hình thức bên ngoài nhà thấp bưng bít bằng cửa lùa, mái chồng diêm
dùng gác nhỏ giáp mái có mở cửa bé, thậm chí không có cửa mà chì là
một mảng tường đặc (mù), còn có loại nhà hai tầng tưòng chắn mái, có
bao lơn, cửa sổ cao, một sô' chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp.
’• Đô'i với những nhà có bát ăn, bát để, tương phản với mặt ngoài ít phô
trương là mảnh sân trong có đặt thêm hòn non bộ, sinh vật cảnh, một
ít những cách thức bài trí cổ truyền thể hiện lòng yêu mến thiên
nhiên của chủ nhà, muốn không gian kiến trúc nhỏ có được một chút
gì đó của thiên nhiên lớn. Hình thức nghệ thuật tiểu cảnh này khá
quen thuộc đôì vói nhân dân Hà Nội, là một trong những cách chơi
thanh lịch có truyền thống lâu đời.
• Khu phô' cổ xưa được coi như có dạng nhà ở thấp tầng mật độ cao, một
mô hình khu cư trú điển hình vối kiểu nhà ống vói các lốp không gian
được phân cách bằng các sân trong vừa để ở vừa để buôn bán và làm
nghề truyền thống, có thể gặp ở các thành phô' cổ Đông Nam Á, tương
tit như các khu phô' Tàu (China - town) ở khắp thê' giói (h.I.2.5).
• Khu phố cũ phổ biến là các dạng nhà "hàng phô'" (appartements) để ở
hoặc vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, nhà có mặt tiền trực tiếp với hè
phô', có sân trong và mặt tiền rộng hơn nhà ở dạng "ống" phô' cổ. Nhà
có sô' tầng trung bình là 2 - 3. Bên cạnh loại nhà hàng phô' này còn có
loại nhà ở kiểu khối ghép - liên kể' có sân vườn vối mảnh vườn nhỏ ở
trước nhà chỉ khoảng 3 - 4m sâu vổi cổng ngõ và hàng rào, với sân sau
hay sân giếng, chủ yếu chỉ để ở, dành cho các tầng lớp trung lưu, công
chức hay thương nhân, trí thức... (h.I.2.7).
Phẩn l. KIẾN TO úc NHÀ Ỏ 71

• Các biệt thự sang trọng có sân vưòn rộng rãi ở các khu phô Tây vối
nhiều phong cách kiến trúc mới nhập cảng từ nhiều nền văn hóa khác
nhau, chủ yếu vẫn là kiểu biệt thự Pháp 2-3 tầng có mái dốc hoặc
mái bằng, có gara xe con và nhiều tiện nghi cao cấp khác mà tầng
trệt, tầng hầm chủ yếu dành cho gara, bếp, căn hộ củà những người
giúp việc. Các phòng ở chính của chủ nhân được tổ chức bô' trí ngay từ
lầu một trở lên. Các biệt thự nậy được tập trung ỏ những khu phô'có
nhiều bóng mát, cây xanh, đưòng sá rộng rãi, tiện nghi đô thị được ưu
tiên vì phục vụ chủ yếu cho quan chức thực dân - phong kiến, các đại
tư sản hay trí thức lón... (h.I.2.6).
Z
X
>-
Q-

Z
I
>-
O
2’
Z
Q

•o>
Z
Hình 1.2.1. NHÀ ở TRUYỄN THÓNG NGƯỜI VIỆT ĐỔNG BẰNG BẮC BỘ. 0
Phấn 1. KIẾN TQÚC NHÀ Ỏ 73

GIẢI PHÁP KIÉN TRÚC


VÒNG KHÉP KÍN VÉ :

LIÊN HỆ
BÁT BUỘC

LIÊN HẼ
KHÔNG
BÁT BUỘC

DÂY CHUYẾN CÔNG NĂNG


BEP NGU,NGHE PHU.KHO
(tinh Chất xen kẽ kết hợp )
1 - Sàn
2 - Nhá ỏ chính
3 - Nhà ngang,bép
4 - Chuồng gia súc
5 - Đống rơm
6 - Vưỡn
7 - Ao,giếng
8 - Cổng chinh
9 - Ngõ
1O-Bể nưốc
11-Kho lương thực
12-Cổng phụ

Hình 1.2.2. MỘT sô' ĐẶC TRƯNG Tổ CHỨC KHÔNG GIAN CƯ TRÚ Nhà ỏ
DÃN GIAN TRUYỂN THỐNG MIÉN BẮC VIỆT NAM
PHỎNG LỚN BA GIAN THỔNG SUÔNG ở CHÍNH GIỮA
NHÀ TRƯC TIỂP THÔNG VỚI SÀN PHÍA TRƯỚC , LÀ
TRUNG TÂM SINH HOAT BÊN TRONG CỦA GIA ĐÍNH

CAC DẠNG BUÔNG KÍN.CẢCH BÓ TRÍ BUÓNG KÍN


VÀ QUAN HỆ CỦA NỐ VỚI CÁC KHÔNG GIAN KHAC
NGUYÊN LÝ Tillin' KÍ: KIẾN TQÚC NHÀ DÃN DỤNG ; NHÀ ở & NHÀ CÓNG CỘNG

Hình 1.2.3. KIẾN TRÚC NGÓI NHÀ ỏ CHlNH à NÓNG THÔN


Phần I. KữÍN TDỦC NIIÀ Ô
75

Hình 1.2.4. NHÀ ở NÓNG THÔN CÀI TIẾN (SAU CÁCH MẠNG THẲNG TÁM)
76 NGUYÊN LÝ Tilin' KẾ KlẾN TOÚC NHẢ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÓNG CỘNG

MẶT BẰNG TẮNG 2


Nhà SỐ 68 Hàng Đào

Hình I.2..5. MỘT số NHÀ ÔNG XƯA cũ ỏ HÀ NỘJ


Phần I. KẾN TPÚC NHÀ ở 77

Hình 1.2.6. MỘT số BIỆT THỰ THỜI PHÁP THUỘC ( HÀ NỘI, ĐÀ LẠT )
NGUYÊN LÝ THÓ KẾ KlPÍN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG
fiinh l.?.7. MỘT NHÀ TRONG PHỐ KIEU MỚI o HÀ NOI
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 79

CĂN NHÀ VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA NÓ

3.1. CHỨC NĂNG CÙA GIA ĐÌNH VA YÊU CẦU CÔNG NĂNG
CỦA CAN NHÀ HIỆN ĐẠI

Căn nhà là một tập hợp không gian kiến trúc phục vụ riêng cho một gia đình.
Nó có thể là một ngôi nhà với sân vưòn hoàn chỉnh như những ngôi nhà ỏ
thấp tầng biệt lập, mà cũng có thể chỉ là một căn nhà trong các chung cư, vì
thế yêu cầu cơ bản của căn nhà là tính độc lập khép kín của không gian sử
dụng. Các không gian này phải thỏa mãn được các công năng đòi sông sinh
hoạt cúa gia đình, tức phù hợp và phục vụ chức năng cơ bản của gia đình. Gia
đình là tế bào của xã hội, là đối tượng phục vụ của căn nhà, do vậy căn nhà
cũng có các chức năng cơ bản giốhg như gia đình:

♦ Bảo vê và phát triển thành viên


Nhà ở phải là một tổ ấm bảo đảm cho các thành viên của gia đình chống chọi
được mọi khắc nghiệt và những ảnh hưỏng trực tiếp của môi trường khí hậu,
sự bất ổn của môi trưòng xã hội; bảo đảm để mọi thành viên của nó tìm thấy ỏ
đấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng, có những điều kiện để bản thân
phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức
cuộc sống riêng theo sỏ thích. Nhà ở còn là cơ sở để gia đình tồn tại và phát
triển về mặt nhân khẩu, tiếp tục nòi giốhg của mình. Muốn vậy nhà ỏ cần
phải độc lập, kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian
riêng tư cho từng thành viên...

♦ Tái phục sức lao động


Con người ngày nay bình quân có thể sốhg ngoài xã hội khoảng 40 - 50% quỹ
thời gian hàng ngày để đi lại và lao động, còn 60% là dành cho sự sống riêng
tư trong ngôi nhà - "tổ ấm" gia đình. Trong ngôi nhà này chủ yếu quỹ thời
gian đó là để tái phục sức lao động, để cho ngày hôm sau lại có thể không chỉ
tồn tại mà còn tiếp tục cống hiến lâu dài cho xã hội. Muốn thế, tại nhà ở, con
ngưòi cần các loại sinh hoạt và không gian tương ứng sau:
80 NGUYÊN LÝ Tiltfrr rá KIỂN TPỦC NtlÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

• Phải ăn uống (bếp, phòng ăn...)


• Phải ngủ, nghỉ: (phòng yên tĩnh, kín đáo... và nơi nghỉ ngơi thư giãn
hoạt động riêng tư)
• Phải vệ sinh cá nhân: (tắm rửa, xí tiểu)
• Phải tiếp tục hoàn thiện mình (nghiên cứu học tập ...) lành mạnh hóa
thể chất, tình cảm và tinh thần (thể dục hưởng thụ, giao tiếp vối thiên
nhiên, giải trí)

♦ Xã hội hóa hay giáo dục xã hội ban dầu


Con ngưòi không thể sống tách ròi xã hội và cộng đồng. Vì thế, nhà ỏ cần phải
tạo điều kiện để gia đình và thành viên của nó có môì quan hệ thuận tiện và
chặt chẽ vối cộng đồng láng giềng, có mối quan hệ vối đồng nghiệp, với những
ngưòi ruột thịt, có quan hệ huyết thốhg hay thân tộc...

Yếu tố này liên quan đến:

• Phòng khách, chỗ sum họp gia đình.


• Chỗ giao tiếp xã hội (cổng, ngõ, hiên...)
• Xã hội hóa trẻ em: (giúp trẻ em dần dần làm quen vối xã hội để khi
vào đòi đõ bỡ ngỡ...) cũng cần sân vườn, cổng ngõ, góc riêng cho trẻ.

♦ Chức nàng văn hóa giáo dục


Nhà ỏ gia đình phải là cơ sở để giúp con người hoàn thiện được mình về mọi
mặt: xây dựng mẫu gia đình văn hóa, tế bào lành mạnh của xã hội, cụ thể là
tạo điều kiện xây dựng nếp sống của văn hóa gia đình: không khí ấm cúng,
không khí thân thương hòa thuận (có nơi sinh hoạt của riêng từng nhóm nhỏ
thành viên gia đình, và của từng thành viên); sự ngăn nắp trật tự trong tổ
chức sốhg (kho, tủ...); những nơi sinh hoạt tâm linh như thò cúng, tưởng niệm,
cầu nguyện...; có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển thể chất
hài hòa vối tinh thần (nơi tiếp cận dễ dàng vối thiên nhiên, không gian yên
tĩnh, hợp vệ sinh...).

♦ Chức năng kinh tế


Bảo đảm chỗ ỏ của gia đình ngày xưa còn phải có những không gian để phục
vụ cho việc làm nghề, cũng như sinh hoạt sinh lợi của chủ hộ và gia đình, để
gia đình có điều kiện tồn tại và phát triển ổn định (an cư lạc nghiệp) theo sự
phân công của xã hội. Trưốc đấy chức năng này rất được coi trọng ngay từ khi
Phân 1. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 81
I

xã hội chưa có sự phân hóa phân công cao độ: mỗi ngôi nhà là một đơn vị kinh
tế độc lập,tự cung, tự sản.

Ví dụ:

• Nhà ở nông thôn truyền thông là một đơn vị kinh tế gia đình tiỊ cấp,
tự túc.

• Nhà ở thành thị chính là chỗ ở kết hợp những xưởng thủ công nhỏ
ngay tại gia đình hoặc những nhà ở có cửa hàng buôn bán nhỏ phía
trưâc, sản xuất và sinh hoạt ỏ phíả trong (gian phòng, hiên, sân, vườn...).

Xã hội phát triển thì chức năng này ngày càng giảm yếu. Tuy nhiên, ta vẫn
thấy trong nhà ỏ hiện đại vẫn cần tổ chức không gian phục vụ việc tận dụng
thòi gian để hoàn thiện chuyên môn, kỹ năng làm nghề hoặc sáng tạo nghiệp dư.

Ví dụ: Phòng khám bệnh cho chủ nhân là bác sĩ. Phòng sáng tác cho nghệ sĩ,
Phòng khách của luật sư... Thư viện gia đình.

3.2. CÁC YÊU CẦU TÂM LÝ - SINH HỌC CỦA KHÔNG GIAN Ỏ

Vì nhà ở là một không gian kiến trúc phục vụ độc lập theo sở thích cho sinh
hoạt từng gia đình, vì vậy tổ chức không gian cần phải bảo đảm tính chất hài
hòa của quan hệ dây chuyền: vừa chặt chẽ, khép kín, đáp ứng được tính hợp
lý công năng, bảo đảm cho mọi sinh hoạt, vừa có tính độc lập đồng thòi phải
thỏa mãn tính thẩm mỹ đáp ứng thị hiếu gia chú.

Vì đây là nơi nghỉ ngơi tổ ấm của con ngưòi sau một ngày làm việc mệt mỏi
vất vả ngoài xã hội nên ngôi tìhà cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:

• Bảo đảm sự kín đáo, riêng tư cho sinh hoạt gia đình, cho từng thành
viên của nó.
• Bảo đảm sự an toàn, chống được mọi sự xâm nhập quá dễ dàng của
người lạ và chôìig được tác động xấu của khí hậu (nóng, lạnh, quá
nhiều gió, mưa tạt...) của sự bất trắc (các tình thế nguy hiểm).
• Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trưòng. Phòng Cần thông thoáng,
không quá nhiều đồ đạc, có không khí tươi, có gió tròi, ánh nắng... và
độ ồn thích hợp.
*phải
Nhà còn đòi hỏi có đủ các điều kiện về môi trường trong lành, vệ sinh để
con người với tư cách là một sinh vật có thể phát triển lành mạnh, hài hòa.
82 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KlẾN TDÚC nhà dân dụng : nhà Ỏ a NHÀ CỔNG CỘNG

• Phải đủ lượng tối thiển không khí trong lành bảo đảm con ngưòi hoạt
động hay nghỉ ngơi bình thường, an toàn cho sức khoẻ.
- Ngưòi lớn:

Khi ngủ cần 0,012m3 khí ôxy (O2)/h, thải ra 0,015m3 khí cacbonic
(CO2)/h.

Khi lao động cần 0,03m3 khí ôxy (O2)/h. thải ra 0,04 khí cacbonnic
(CO2)/h, 58g hơi nưốc/h.

Khi nghỉ ngơi cần 0,015m3 khí ôxy (O2), thải ra 0,0167m3 khí
cacbonic (CO2)/h, 40g hơi nưổc/h.

Do đó phòng ngủ cá nhân phải có đủ không khí tươi để có thể sử dụng


bình thường nếu như phòng đóng cửa. Nếu ở điều kiện phòng kín
tuyệt đốì, không gian phòng tối thiểu cần bảo đảm một khối tích
không khí:

- Người lớn: 32m3 không khí.


- Trẻ con: 15m3 khổng khí.
Do các cửa đi, cửa sổ không tuyệt đối kín nên chì tiêu có thể giảm còn
24 và 12m3.

Vì chiều cao của phòng ngủ kinh tế xấp xỉ bằng 2500mm. Suy ra:
diện tích của phòng ngủ cá nhân tối thiểu cần lổn hơn hoặc bằng 6m2
(theo TCVN) hay 9m2 (Tiêu chuẩn nhiều nước).

• Phòng ngủ phải được che nắng chống chói, có nhiệt độ thích nghi để
tạo điều kiện bốc hơi toả nhiệt ỏ da người thuận lợi gây cảm giác mát
mẻ, phải có ánh sáng mặt tròi để diệt trùng; phòng còn phải thông
thoáng gió tự nhiên, chống được khí độc làm ô nhiễm không khí trong
phòng. Người lốn 1 giờ thải ra một lương hơi nưóc 40g (ngủ) 58g (lao
động) và 32g (nghỉ ngơi) và htợng tháu khí (CO2) đáng kể, do đó
không khí trong phòng cần được luôn luôn đổi mối.
• Ngoài ra, để phát triển tâm sinh lý con ụgưòi một cách tốt nhất thì
không gian kiến trúc cũng cần phải bảo đảm không tạo ra ức chế
căng thẳng thần kinh và tâm lý khó chịu.
Ví dụ: Độ cao của phòng vừa phải từ 2800-3800mm là tốt nhất.

Phòng nên có cửa sổ, ban công, lôgia để con người tiếp cận được với
thiên nhiên một cách dễ dàng và trực tiếp.
Phần l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 83

Mấu sắc không gian phòng ôc cần tươi vui đem lại tâm lý hoặc sảng
khoái sống động cho con ngưòi hoạt động,hoặc êm dịu để tạo tâm lý
yên ổn, thư giãn khi họ muốh mơ mộng, nghỉ ngơi, tìm giấc ngủ sâu...

Tóm lại gia đình là tê bào của xã hội, các tế bào gia đình lại vốn rất đa dạng
và phong phú. Vì thế, khi thiết kế nhà ở cần đáp ứng được tính đa dạng của cá
nhân và gia đình trên nguyên tắc cô gắng để từng căn hộ gia đình đáp ứng
được đặc thù về nghề nghiệp, quy mô, sở thích. Do đó, việc nghiên cứu nhân
khẩu, về cấu trúc gia đình, về đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập kinh tế của họ,
cũng như tâm tư, nguyện vọng của từng tầng lóp, từng lứa tuổi chủ hộ cần
được phản ánh bằng sự đa dạng, phong phú trong các kiểu nhà ở.

Các đặc thù về văn hóa lối sốhg, tập quán, phong tục... cũng cần được kế thừa
phát triển và phản ánh rõ nét trong những căn nhà mổi hiện đại. Ngoài
những nhu cầu về độc lập khép kín cần quan tâm đến nhu cầu giao lưu,
những mối quan hệ cộng đồng, tạo điều kiện để gia đình hòa nhập tốt với xã
hội, đó cĩmg là nét truyền thốhg đẹp trong đời sôìig gia đình người Việt Nam.

Các hoạt động công nấng và yêu cầu tâm sinh lý của con người trong nhà ỏ
như đã trình bày ở trên cần được tập hợp phân khu theo tính chất hoạt động
và có thể phân biệt như sau:

• Hoạt động mang tính “đốỉ ngoại” và tập thể: phòng tiếp khách, nơi gặp
mặt các ngưòi thân, họ hàng, bạn bè, khi gia đình có hiếu hỷ, giỗ
chạp...
• Hoạt động mang tính cá nhân: phòng ngủ cha mẹ, con cái, chỗ làm
việc, học tập nghiên cứu... (xí tắm riêng cho từng phòng ở).
• Hoạt động mang tính tập thể “đốĩ nội” phục vụ chung cho mọi thành
viên: bếp, phòng ăn, phòng sum họp, nơi thờ cúng, tắm dùng chung
cho toàn gia đình.
• Hoạt động kinh tế tại nơi ở: cửa hàng, xưỏng gia công, nơi làm nghề
mỹ nghệ thủ công nghiệp... vừa đối nội vừa đối ngoại.

3.3. NỘI DUNG CẦN NHÀ VÀ so ĐÓ CÔNG NẲNG

3.3.1. Yêu cổu chung của nhà ỏ hiện đại (h.1.3.1, h.1.3.2)

Nhà ở là một tập hợp không gian dành riêng để phục vụ cho đòi sông sinh
hoạt của một gia đình, vì vậy phải bảo đảm được trưốc tiên những chức năng
84 NGUYỂN LÝ Tllfr KỂ KIẾN TDÚC nhà DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Cơ bản của gia đình thể hiện trong ngôi nhà ở hiện đại. Nhà ố hay căn hộ phải
bảo đảm một số yêu cầu sau:

1. Tính độc lập khép kín: bảo đảm sự khai thác sử dụng theo sở thích tùng
gia đình

Nhà ỏ là để phục vụ cho từng gia đình và để thuận lợi cho sinh hoạt, phù hợp
với hoàn cảnh riêng thì mỗi gia đình cần phải bảo đảm được sống trong một
căn hộ biệt lập theo nguyên tắc “sống mỗi người một nhà, chết mỗi người
một mồ”.

Do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật nói chung và xây
dựng nói riêng, do sự phát triển những quan điểm mối về văn hóa - thẩm mỹ
nên yêu cầu đối vối nhà ỏ ngày càng được nâng cao. Nhà ỏ trước hết phải đáp
ứng được yêu cầu tiện nghi, phù hợp vói điều kiện sống muôn vẻ của con
người, bạo đảm từ việc ăn uổhg sinh hoạt tình cảm đến nghỉ ngơi, giao tiếp,
học tập, giải trí, giải phóng phụ nữ và giáo dục tốt con cái... ngoài việc góp
phần nâng cao thể lực của con người còn phải góp phần nâng cao trí tuệ, thẩm
mỹ... Việc bảo đảm nghỉ ngơi yên tĩnh sau giờ làm việc ở cơ quan, ồ nhà máy
là một yêu cầu rất quan trọng có ý nghĩa kinh tế - xã hội lổn lao được bảo đảm
trước tiên ở tính độc lập khép kín của căn nhà. Một trong những xu hướng
thiết kế trên thế giói hiện nay là thiết kế những phòng thỏa mãn nhiều công
năng, không gian linh hoạt mềm dẻo. Trong nhà ỏ, còn phải thỏa mãn một
yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống văn minh đó là phải bảo đảm được
những điều kiện trang bị kỹ thuật tiên tiến, điều kiện hưởng thụ vật chất tinh
thần cao, phải có những không gian phụ rộng rãi tiện nghi nhií: bếp kết hợp
ăn, khốỉ wc, chỗ để đồ đạc (kho, tù tường), chỗ phơi (sân nắng), lôgia, ban
công sâu (vườn treo - pécgôla). Tất cả những tiện nghi trên phải được dành
riêng cho từng hộ gia đình.

2. Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiéu dạng
đối tượng

Tổ chức không gian nhà ở phải bảo vệ được gia đình và từng thành viên trong
gia đình phát triển an toàn, hài hòa, gắn bó được các thành viên vói nhau
trong một mốì quan hệ thuận hòa. Nhà ở còn phải giải quyết được môì quan
hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài: bảo đảm chế độ vệ sinh, chống
nắng, chống gió, chiếu sáng, cách âm và chống ẩm... Tóm lại nhà ở,trước tiên
bảo đảm được một chế độ vi khí hậu thích hợp với con người.
Phần l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 85

Nhà ở còn phải là một nơi trú ẩn, pháo đài riêng của gia đình, tạo cho gia đình
không chỉ chống lại nhữug bất lợi của thiên nhiên mà còn chống lại những bất
lợi và nguy hiểm của xã hội và nhất là để mọi người có điều kiện được nghỉ
ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Muốn vậy:

• Nhà ở phải đáp ứng được các hoạt động của chức năng gia đình, phân
biệt bởi quy mô nhân khẩu, cấu trúc các thế hệ (lứa tuổi), giối tính,
nghề nghiệp, chuyên môn và trình độ học vâìi của gia chủ, đáp ứng
được lâu dài những nhu cầu biến động của chu trình sống gia đình
(h.I.3.1).
• Hoạt động chính và phụ đáp ứng các yêu cầu không chỉ về không gian
diện tích cần thiết, có mối quan hệ công năng hợp lý, mà cả những
tính cách riêng của từng không gian đó. Cụ thể khi thiết kế cần chú ý:
- Các hoạt động chính (ngủ, ăn, tiếp khách, làm việc...) dẫn đến sử
dụng tiêu chuẩn diện tích ở sao cho hợp lý.

- Hoạt động phụ: bếp, cất giữ đồ, vệ sinh cá nhân, thư giãn bên cạnh
thiên nhiên... liên quan đến diện tích phụ qui định cho thỏa đáng.

• Ngoài ra phải phân khu rõ ràng các hoạt động chung và riêng để tạo
được không khí ấm cúng gia đình và phát triển hài hòa cho từng cá
nhân thành viên:
- Hoạt động mang tính tập thể: (ăn, tiếp khách, vệ sinh chung ...)
chung cho toàn gia đình và theo nhóm lứa tuổi, thế hệ, giới tính...

- Hoạt động mang tính cá nhân cần tôn trọng như: ngủ, học tập,
nghiên cứu...

• Đáp ứng được mức sống, thị hiếu sở thích, khả năng kinh tế của gia
đình, của xã hội đồng thòi phù hợp với chính sách nhà ở;
- Kiến trúc nói chung cũng như nhà ở nói riêng không bao giò tách
khỏi điều kiện kinh tê và đời sống văn hóa, mức sốhg xã hội. Nhà ỏ
ngày xưa rất đơn giản, thiếu những tiện nghi đòi sôhg cao vì xã hội
chưa thể tạo được, nhưng nhà ở của xã hội kinh tê phát triển đã
cho phép dự kiến những điều kiện về diện tích, khôi tích cũng như
quy mô sô' phòng, các. thiết bị tiện nghi đời sôhg càng ngày càng
cao hơn rất nhiều, song song vổi sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và sức sản xuất xã hội đã được nâng cao. Vì thế, bất kỳ ở
86 NGUYÊN LÝ Tlrár KÍ KlỂN TPÚC nhà DÂNDỤNG: nhà Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

một thòi kỳ phát triển kinh tế nào cũng kèm theo nó có những
chính sách về nhà ở để hướng dẫn những kiểu nhà phù hợp với
mức sốhg và trình độ khoa học kỹ thuật đương thòi. Chẳng hạn:

ở các nưốc nghèo, các chung cư đã được thiết kế vói tiêu chuẩn
diện tích ở 4,5 - 6 m2/ngưòi.

Ở các nưốc đang phát triển thì tiêu chuẩn này có thể tăng lên
6-8 m2/người (thòi kỳ đầu) và 8 - 12 m2/người (thòi kỳ sau).

- Vối điều kiện Việt Nam hiện nay tác giả đề nghị tham khảo:

Hộ 1 phòng cho 1 - 2 người (20%) 17 4-18m2ỏ

Hộ 11/2-2 phòng cho 3-4 ngưòi (35%) 28 -ỉ- 30m2ồ

Hộ 2-2 1/2 phòng cho 5-6 người (30-7-35%) 32 -ỉ- 34m2 ở

Hộ 2 1/2-3 phòng cho 7-8 ngưòi (10%) 43 -ỉ- 46m2ỏ

Hộ 3 - 4 phòng cho > 9 người (5%) 52 -í- 56m2ở

Cấụ trúc căn hộ này ứng vói tiêu chuẩn ở bình quân đầu ngựòi
khóảng 7m2 và vối nhân khẩu trung bình một hộ là 4,5 người, áp
dụng cho các chung cư ỏ đô thị phục vụ người nghèo và ngưòi có lợi
tức trung bình, về diện tích phụ có thể từ 12,5m2 đến 16m2 tùy
quy mô diện tích ở (không kể diện tích ban công, lôgia).

ở các nưốc kinh tế phát triển cao hiện nay, các chung cư được thiết
kế vối tiêu chuẩn 12 - 15 m2/ngưòi.

- Trong kiến trúc nhà ở hiện nay, ngoài các kiến trúc sư và các kỹ sư
tham gia thiết kế ra, còn có một lực lượng đông đảo các nhà chuyên
môn về kinh tế, y học và xã hội học đóng góp vào lĩnh vực này. Nội
dung nghiên cứu cùa họ là những vấn đề kinh tế nhà ở,- quan hệ
giữa kiến trúc và sức khỏe, tâm lý; cơ thể con ngưòi và vấn đề kích
cỡ thiết bị; phân bô' nhân khẩu, dân cư, và mô hình tổ chức môi
tntòng ỏ quan hệ tương hỗ giữa con ngưòi vối nhau và con người
vói thiên nhiên và xã hội. Ngoài vấn đề nghiên cứu mặt bằng linh
hoạt vối một diện tích nhất định có chú ý biến đổi không gian khi
lứa tuổi trong gia đhih thay đổi, cũng cần nghiên cứu về thành
phần nhân khẩu, cơ cấu hộ gia đình... là những yếu tố quan trọng
Phần 1. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 87

tác động đến việc thiết kế, xây dựng nhà ở có được mọi ngưòi ưa
thích và tiếp nhận không (tham khảo bảng tiêu chuẩn)?

- Khi thiết kế còn cần tìm hiểu nghề nghiệp cụ thể của người sử
dụng tương lai mà tạo căn hộ có những nội dung phù hợp vói các
đối tượng sử dụng khác nhau. Phong cách lốì sống trong nhà phải
được xử lý đúng đắn, hợp lý, hài hòa,chú ý đầy đủ các mặt tỷ lệ hộ
phòng, thông gió và chiếu sáng, kiểu cách đồ gỗ, chất lượng trang
trí và biết kết hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên, lợi dụng tẩm
nhìn đẹp.

3. Thỏa mãn đồng thời yêu cẩu vật chất vả tinh thẩn

Căn nhà ở là một tập hợp các không gian kiến trúc nhằm thỏa mãn các nhu
cầu sinh hoạt, ăn ỏ cho một gia đình. Việc tạo nên không gian kiến trúc này
xuất phát từ việc thỏa mãn các yêu cầu cơ bản do chức năng gia đình lập ra.

Chức năng của gia đình thưòng cần các không gian sinh hoạt thể hiện rõ hai
mặt tính chất sau:

• Bảo đảm các nhu cầu vật chất cụ thể (m2, m3) của gia đình và các
thành viên thể hiện ở chỗ: các thành viên của gia đình phải có những
diện tích và không gian hợp lý cho hoạt động vật chất cũng như tinh
thần để có thể bảo vệ được sức khỏe, tái tạo được sức lao động và phát
triển đầy đủ về tinh thần và trí tuệ... Nhóm thành viên và gia đình
cũng cần được dự kiến những không gian diện tích thích hợp cho sinh
hoạt tập thể để củng cô' quan hệ gia đình, truyền thông vân hóa
(h.I.3.1).
• Bảo đảm nhu cầu tinh thần: mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia
đình đều có những nhu cầu sinh hoạt biệt lập theo sở thích rất cần
thiết cho cuộc sốhg hài hòa và cân bằng tâm sinh lý. Ngoài những nhu
cầu có thể sinh hoạt chung với các thành viên khác, mỗi cá nhân cần
có một không gian tách biệt và độc lập nhằm đáp ứng những nhu cầu
riêng tư (suy tư, mỏ rộng kiến thức, thư giãn ...). Do vậy, trong các căn
hộ nói chung thường cần có những không gian không chỉ đủ rộng mà
còn được phân khu, hợp nhóm hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu
trên (h.I.3.2).
88 NGUYÊN LÝ Tnár rò KJKN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

3.3.2. Các phòng ỏ

1. Phòng tiếp khách

Đây là loại phòng lón nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thưòng thể hiện rõ
tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Nội dung chính là làm nhiệm vụ chỗ
giao tiếp trò chuyện vối bạn bè ngưòi thân. Vị trí thích hợp cần phải thuận
tiện vói cổng ngõ, vói sân vưòn và phải gần bếp vối phòng ăn. Hình thức và
kích thước của phòng do điều kiện các trang bị cần thiết phải có trong phòng
quyết định, thông thưòng diện tích của phòng khách biến thiên từ 14 đến
30m2 vối hệ số chiếm đồ là z.

Diện tích tổng đồ đạc chiếm


Z- --------------- --------------------- <0,34
Diện tích sàn phòng
Khu vực tiếp khách thường cần một bộ ghế sa lông, tủ đa năng, đàn dương
cầm...

Phòng khách còn là một không gian sinh hoạt tập thể chung dành cho mọi
thành viên, là thể hiện bộ mặt và sỏ thích thẩm mỹ của gia chủ, có thể được
trang trí bằng màu sắc sinh động tươi vui, những gam màu nóng ấm kết hợp
vối cây xanh và tranh ảnh. Không gian phòng ăn của gia đình thưòng kết hợp
vối không gian phòng khách để tạo nên những phòng lốn có không gian phong
phú và tiện việc tổ chức tụ hội đông người, tiếp đãi bạn bè khi cần thiết.

Các phòng khách thưòng liên hệ trực tiếp được vối hiên, sảnh. Cửa ra vào
thường rộng l,2m cao 2,2m mở hai cánh hay bôn cánh nếu là rộng trên 2m.
Phòng khách đôi khi được tổ chức như là một trung tâm bô cục của ngôi nhà
làm đầu nút giao thông để từ đó có thể liên hệ vào các bộ phận khác của căn
nhà. ở những căn hộ thông tầng trong phòng khách thường có một cầu thang
thiết kế kiểu hở, kết hợp trang trí làm cho không gian phòng khách càng
thêm sinh động, phong phú và độc đáo (h.I.3.3 đến h.I.3.8).

2. Phòng ăn (h.1,3.4, h.1.3.7, h.1.3.10)

Trên nguyên tắc phòng ăn có thể kết hợp liền với bếp hay tổ chức kết hợp với
không gian tiếp khách. Nếu là một phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp nhất
phải là gần bếp và liên hệ thuận tiện với phòng khách, phòng sum họp gia
đình. Thiết bị chủ yếu trong phòng ăn là bộ bàn ăn kích thước tùy theo số chỗ
phục vụ bữa ăn, thông thường trong biệt thự phòng ăn có diện tích 12 - 15m2.
Phần I. KIẾN TQÚC NHÀ Ỏ 89

Các không gian diện tích làm phòng ăn gia đình không nhất thiết phải làm
cửa mà có thể chỉ ngăn cách bằng hình thức bình phong di độiig, những vách
lửng hay rèm che. Phòng ăn cũng là một không gian cần được trang trí bằng
cây cảnh tạo nên không gian tươi mát trong gia đình.

3. Phòng sum họp gia đình (h.l.3.3)

Đây cũng là một không gian lớn có tính chất sử dụng chung cho tập thể các
thành viên gia đình. Không gian này khác vói không gian phòng khách là để
sử dụng nội bộ gia đình, chỉ những ngưòi khách thuộc diện thân, tin cậy cùa
gia đình mới đưa vào tiếp đón ở không gian này.

Về nội dung hoạt động cũng như trang thiết bị nội thất cũng tương đương như
phòng khách. Tuy nhiên, có một số khía cạnh cần lưu ý: gắn liền với khu sinh
hoạt đêm (các phòng ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội
bộ gia đình

Về trang trí nội thất thì phòng này gắn liền'vối lối sống và tâm lý thị hiếu dân
tộc nhiều hơn, trong không gian thường có tổ chức góc bàn thò gia tiên và sử
dụng các đồ đạc kiểu cổ hay truyền thống.

Trong các căn hộ tiêu chuẩn ở thấp, người ta có thể kết hợp ba loại phòng (tiếp
khách, ăn, sum họp gia đình) đã giới thiệu trên đây để chỉ tổ chức một không
gian đa năng kết hợp gọi là phòng sinh hoạt chung vối diện tích 14 “ 24m2
theo quy mô gia đình.

4. Phòng ngủ

Phòng ngủ trong căn hộ hiện đại gồm:

• Phông ngủ vợ chồng (h.I.3.10, h.I.3.11).


• Phòng ngủ cá nhân (h.1.3.10).
• Các phòng ngủ tập thể (h. 1.3.12).
Hệ thống này phụ thuộc vào cảc yếu tố:

• Sô nhân khẩu gia đình.


• Quan hệ giói tính và lứa tuổi của cấu trúc gia đình.
• Yêu cầu vệ sinh môi trường, thành tựu và trình độ khoa học kỹ thuật,
đặc điểm mô hình văn hóa của gia đình và của từng thành viên
90 NGUYÊN LÝ Ttll^r KỂ KlỂN TDÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng độc lập dựa trên
nguyên tắc:

• Nữ trên 13 tuổi, nam trên 17 tuổi phải có giường riêng.


• Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giưòng hay phòng bô' mẹ.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, các phòng loại trên được chia ra ìihư sau:

• Buồng ngủ cá nhân: diện tích tối thiểu khoảng 6m2, chiều ngang tôì
thiểu 2,lm; hệ số chiếm đồ hợp lý là không quá 0,4 đến 0,5.
• Buồng ngủ tập thể: thưòng là phòng hai người, diện tích tôi thiểu từ
10 đến 12m2, hệ số ánh sáng 1/8 đến 1/6.
Xu hưóng hiện nay là tăng diện tích ở nói chung, nhưng lại giảm thiểu diện
tích các phòng ngủ để cố gắng tạo cho từng thành viên có buồng ngủ riêng.

a . Phòng ngủ vợ chồng

Phòng có diện tích 12 - 18m2, phải ở vị trí kín đáo, có khu vệ sinh riêng,
thiết bị chủ yếu gồm có: giưòng đôi có bàn đêm hai bên - bố trí giường đôi
cho phòng ngủ phải bảo đảm bảo vào chỗ từ hai phía, bàn trang điểm, tủ
quần áo, bàn viết (h.I.3.11).

Hệ số chiếm đồ: 0,4 - 0,45 là tối đa.

Để bảo đảm có không gian tập thể dục buổi sáng cạnh phòng ngủ vợ
chồng phải có hiên hay lôgia tiếp cận không gian tự nhiên. Không nên
thiết kế phòng ngủ nông, cần phải hạn chế ánh sáng tự nhiên (cồ hệ số
ASTN bằng 1/8). Phải có thiết bị che nắng, có cửa chóp kính thích hợp,
trên các cửa sổ phải có ô văng và rèm che chống chói, chống mưa tạt. Để
tạo kín đáo cho phòng thì cửa ra vào chỉ nên rộng 75 - 90cm một cánh và
mỏ vào phía trong.

Màu sắc trang trí tùy thuộc vào sở thích riêng từng đối tượng, đặc biệt
chủ nhà, nhưng thường phổ biến dùng màu êm dịu, sáng để tạo cảm giác
mát; chiều cao thông thủy thông thường 2,6 - 2,8m.

b . Phòng ngủ cá nhân

Phòng thưòng có diện tích 8 - 10m2 trong đó có giường cá nhân (80-120) X


(190-200), bàn đêm 40x60 hoặc 45x45 bàn học nghiên cứu 60x(80-100)
ghế 45x45, có giá sách treo, tủ quần áo đồ đạc cá nhân 50x(80-100). Hệ số
chiếm đồ 0,4-0,45 là tối đa (11.1.3.11).
Phán I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 91

c . Các phòng ngả tập thể

Trẻ em dưới 7 tuổi thường dùng giường đôi, giường tầng (h.I.3.12).

Phòng ngủ ở các nưốc ít khi thiết kế cho quá ba ngưòi. Phòng ngủ ba
người thường là phòng ngủ của bố mẹ và một con nhỏ dưới ba tuổi, khi đó
diện tích có thể tăng đến 14m2. Phòng hai người thường thiết kế cho bố
mẹ hoặc hai trẻ nhỏ cùng giới dưới 7 tuổi - theo ý kiến của các nhà vệ sinh
học và giáo dục học. Việc cách ly trẻ em khỏi bô' mẹ (nếu có điều kiện)
ngoài lý do nói trên, còn sẽ có lợi đốì vói việc sinh hoạt tự lập của trẻ em
(thông thường ở châu Âu trên bốh tuổi trẻ em có thể sông trong phòng
riêng đặt cạnh phòng bô' mẹ).

Diện tích 10 - 12mz là diện tích vừa đủ, diện tích 12 - 14m2 là diện tích
tiện nghi, diện tích 16 - 18m2 là diện tích thoải mái và sang.
‘Xln giói thiệu một số chỉ tiêu về diện tích phồng ngủ tối thiểu để tham khào

Diện tích phỏng ngủ hai giường (m2) một giưông (m2)

Liên Xô (cũ), Nhật Bàn 10-12 ố

Ba Lan 9 8

Phán Lan 7

Rumani 12 7

Tổng kết sô' liệu về châu 8,6-12 7


Âu của Liên Hiệp quốc

Theo Neuíert 11-13 7,6-8^

Loại phòng Hốc phòng (Alcove) Phông Phòng Phỏng


ngủ nhỏ ngủ vùa ngủ lớn

Diện tích (m2) 3,5-» 4 5-»7 7 -> 12 12-» 14 15-» 17

Kích thước (m) 1,8 x2,4 2,4x3,1 2,7 X 3,9 3,0 X 4,5 3,6 X 4,5
(rộng X dài) 1,1 X24 2,4 x 3,6 3,0 X 3,6 3,6 X 4,2 3,9 X 6,0
3,3 X 3,9 3,3 X 4,5 3,9 X 4,0

5. Phòng làm việc (h.1.3.11, h.1.3.12)

Trong biệt thự không thể thiếu phòng làm việc, vì chủ nhân của căn nhà
sang, của những ngôi biệt thự là những người giàu có, họ làm việc nhiều cả ỏ
nhà ỗ, nhất là giói kinh doanh và trí thức.
92 NGUYÊN LÝ THỂr tí KJẾN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Vị trí phòng làm việc có thể bô' trí gần với cửa vào của biệt thự, nếu chủ nhân
cùa biệt thự cần giao tiếp xã hội nhiểu, còn nếu phòng làm việc chỉ mang tính
nội bộ thì gắn liền với khu ngủ, không gian yên tĩnh. Thường không gian làm
việc nên đặt vào một góc phòng ngù có ánh sáng phía trước, vừa đủ kê một
bàn viết và một giá sách (giá sách có thể treo trên tưòng để tiết kiệm không
gian). Chỗ làm việc cho nhũng người lao động trí óc phải được chiếu sáng tốt
(ánh sáng ban ngày hoặc đèn bàn ban đêm), đặt ở khu yên tĩnh đủ rộng và
tiện sắp xếp sách vở, máy tính, dụng cụ văn phòng. Trên thực tế phòng làm
việc của chù nhà đồng thòi là phòng đọc sách, diện tích khoảng từ 12 - 16m2,
sát tưòng là những tủ, giá sách có thể cao sát trần nhà, diện tích to hơn
nhưng độ sâu mỏng hơn tủ sách đa năng ở phòng khách.

Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc là 1/8 - 1/5.

3.3.3. Các phồng phụ

1. Bếp

Bếp là nơi chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong gia đình. Vị trí bếp cần
thuận tiện cho việc đi từ chợ về có thể vào thẳng bếp. Bếp cần hên hệ trực tiếp
vói phòng ăn và phòng khách.

Bếp cũng cần ỏ cạnh khối vệ sinh để tiện cung cấp nưóc sạch và thải nưóc
bẩn. Ở biệt thự và nhà liên kế thì bếp cần có cửa sổ quay ra vưòn ra cổng, bảo
đảm người nội trợ trong lúc chuẩn bị bữa cơm có thể theo dõi quán xuyến gia
đình, để mắt đến cổng ngõ, biết được ngưòi lạ vào ra hoặc theo dõi con nhỏ
đang chơi ngoài vưòn.
Diện tích của bếp có thể từ 6 đến 15m2. Bếp to nhỏ và hình thức cụ thể tùy
thuộc vào các thiết bị và dây chuyền bố trí công năng bên trong. Dây chuyền
công năng của bếp thường từ kho -> rửa -> gia công thô -» gia công tinh -> lò
nấu -> ăn ->.tủ lạnh. Trong bếp thường xuyên có những thiết bị như chạn treo
để làm diện tích kho, bàn ăn tạm (h.I.3.10 và h.I.3.14).

Hình thức kích thước cụ thể của bếp tùy thuộc cách bài trí các thiết bị và có
thể tham khảo ở các hình (h.I.3.13, h.I.3.14, h.I.3.15). Ngoài ra còn phải quan
tâm đến việc chiếu sáng cho bếp, tránh hiện tượng sấp bóng khi thao tác và
hoạt động.

Bếp là bộ phận sử dụng nước nhiều, do đó tường bếp thưòng phải ốp gạch men
kính vói độ cao tối thiểu là l,6m để tiện việc làm vệ sinh. Đốì vói các cán nhà
hiện đại hiện nay, bếp là không gian quan trọng không kém gì các phòng
khách, nên nó được trang trí rất đẹp có cây xanh, tranh ảnh.
Phần l. KIẾN TQÚC NllÀ Ỏ 93

Nêu tổ chức bếp tách biệt phòng án thì cần bảo đảm tỷ lệ ánh sáng tự nhiên
1/7-1/8. Khi bô' trí ánh sáng đặc biệt là ánh sáng đèn trong bếp cần cô gắng
tránh tạo nên sấp bóng vào khu gia công và nấu, rửa...

Trong các căn hộ nhỏ một phòng dành cho những người độc thân, ngưòi ta
không cần tổ chức những bếp độc lập mà chỉ cần tổ chức các "góc nấu nướng"
nằm ngay trong tiền phòng hoặc góc phòng sinh hoạt chung với diện tích
2,5 - 3m2 được che giấu khi không sử dụng bằng rèm che hoặc các cửa lùa
(h.I.2.14).

2. Khối wc (vệ sinh)

Trong nhà ở của gia đình, khối vệ sinh nhằm bảo đảm các hoạt động vệ sinh
cá nhân như tắm giặt, đại tiểu tiện, cần tổ chức thích hợp vối hoạt động gia
đình. Trong các biệt thự nhỏ, ngưòi ta có thể dùng hai ba khối wc để sử dụng
thuận tiện trong giờ cao điểm. Trong biệt thự hiện đại, các phòng ngủ, đặc
biệt là phòng ngủ vợ chồng nhất thiết phải có wc riêng. Khối wc diện tích tối
thiểu có thể 2 - 9m2 tùy theo điều kiện gia đình. Kích thưốc và hình thức của
nó phải cân nhắc kỹ lưỡng để bảó đảm được sự bô' trí đầy đủ các thiết bị bên
trong của nó như các thiết bị rửa, phục vụ tắm, phục vụ xí tiểu... để sử dụng
an toàn và thoải mái (h.1.3.16 I).

Có hai dạng tổ chức các thiết bị:

• Khối wc kết hợp: trong buồng wc có diện tích 3 - 6m2 ngưòi ta tổ


chức đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện trong trường
hợp này người ta chỉ có dùng xí bệt mà thôi. Dạng này thưòng gặp
trong phòng ngủ vợ chồng (h.I.3.16 III).
• Khôi wc tách biệt: chủ yếu thuộc khu vực sinh hoạt đêm gắn liển với
các khối phòng ngủ tập thể và cho phép có thể không dùng ánh sáng
tự nhiên mà dùng ánh sáng nhân tạo. Tỷ lệ ánh sảng tự nhiên
1/9 - 1/10 (h.L3.16 II).
Các cửa sổ khối wc cao hơn mặt sàn từ l,2m trỏ lên các ánh sáng nhân tạo
chủ yếu là áp dụng cho khu wc nằm sâu bên trong và có thiết bị hút khí
thông gió, trần của phòng thường chỉ cao 2,2, - 2,4m, phần trên sát trần
thưòng dùng để giấu các đưòng ốhg thiết bị. Nền phòng thường thấp hơn cáo
nền phòng xung quanh để nưốc không tràn ra ngoài. Tưống phải xây bằng
vữa ximăng cát vàng để chốhg thấm tốt, thông thưòng toàn bộ độ cao của
phòng ít nhất là l,6m từ nền trỏ lên phải ốp gạch men kính, gạch ốp trên nền
sàn phải dùng gạch men kính chông trơn.
94 NGUYÊN LÝ Tnnfr rá KlỂN TPÚC nhà DÂN DỤNG NHÀ à & NHÀ CÔNG CỘNG

3. Kho và tủ tường (h.l.3.17 dưói)

Để bảo đảm cho các phòng ngăn nắp và tổ chức cuộc sõhg văn minh khoa học
trong phòng không thể thiếu được các diện tích và khôi tích để cất giấu các
vật dụng thường ngày của gia đình cũng như đồ đạc có tính chất sử dụng theo
mùa, thời vụ như va li, túi xách, chăn bông... Tổng diện tích kho tủ tưòng
trong một căn hộ có thể từ 4 đến 5% tổng diện tích sàn và thưòng lấy 1-6 m2
theo quy mô căn hộ. Tuy nhiên cũng cần tận dụng những không gian chết và
thừa để tạo nên những kho treo không nằm trong diện tích quy định nào cả.
Các kho thường có độ sâu lớn hơn hoặc bằng 60cm. Các kho có thể tận dụng
bên dưới cầu thang quanh khu vực bếp hay gắn liền với khu phòng ngủ. Các
tủ tường là các dạng tủ cố định nằm ở các vách ngăn giữa hai phòng thường có
độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 60cm.

4. Tiến phòng (h.l.3.17 trẽn)

Tiền phòng là bộ phận phụ thuộc khu cửa vào của căn hộ. Ở các nưóc xứ lạnh,
tiền phòng làm nhiệm vụ đầu nứt giao thông và điều hòa nhiệt độ không khí
trong và ngoài phòng cho nên ngưòi ta thường thiết kế những tiền phòng kín
(các phòng khác thông vối tiền phòng qua các cửa), còn ở các nưốc xứ nóng,
tiền phòng chỉ làm nhiệm vụ tạo nên sự kín đáo và đồng thời có thể kết hợp
làm đầu nút giao thông. Ngưòi ta có thể tổ chức dạng hỏ tức là ngăn cách giữa
không gian tiền phòng vói các không gian trong nhà chủ yếu là vách lửng hay
vách thủng thậm chí chỉ cần "bình phong". Các tiền phòng thường từ 3,5 đến
6m2 nhưng bể rộng tối thiếu phải lớn hơn hoặc bằng l,2m. Tại tiền phòng
thường bố trí các thiết bị sau: chỗ treo mũ, áo, để giầy dép, gương, điện thoại,
và một sô kho để đồ vặt như kìm búa.... Tiến phòng ở một số nưốc còn có thể
tổ chức dưối dạng nơi để xe đẩy xe đạp, chỗ tiếp khách sơ bộ hay phòng ăn vì
bếp thường gắn liền vối không gian tiền phòng này. Vì không gian diện tích
tiền phòng nhỏ nên chiều cao cũng chỉ cần 2,2m là vừa phải. Không gian thừa
sát trần của tiền phòng có thể được khai thác làm không gian cho kho treo vôi
cửa của kho này mỏ về phía các phòng ở hay các phòng khác.

5. Ban công, lôgia, săn trồi, giếng trời (h.l.3.18, h.1.3.19)

♦ Ban công: đây là không gian hở hay nửa kín nửa hở, gắn liền với nhà ở hay
căn hộ, là nơi tiếp cận với thiên nhiên của sinh hoạt gia đình. Các ban
công là những phần nhô ra khỏi mặt nhà vói diện tích từ 2 đến 3 m2.
Phần I. KIỂN TDỨC NHÀ Ỏ 95

♦ Lôgia là những sàn nằm thụt vào trong mặt nhà với ba phía là tường còn
một phía là hở, diện tích 3,5 - 6m2. Lôgia có hai loại chính:

• Loại để nghỉ ngơi giải trí, ngắm cảnh tạo không gian xanh, nơi hoạt
động nghệ thuật nghiệp dư và thường gắn liền với phòng ngủ và
phòng sinh hoạt chung.
• Loại lôgia phục vụ nội trợ gắn liền vối bếp và khối Vệ sinh.
Sàn của ban công, lôgia bắt buộc phải thấp hơn sàn trong nhà vài ba
phân hay một tấc để bảo đảm vào ngày mưa nước mưa không tràn vào
phòng; cửa mở tốt nhất là ra phía ngoài.

♦ Sân trời và giếng trời: sân tròi là những sân thoáng thường có được nhờ lợi
dụng các mái bằng được gọi là sân thượng vối bên trên không có mái che
nhưng có thể có những giàn cây. Còn giếng trời là những khoảng sân trông
nằm giữa không gian ở không có mái che vối diện tích 9-12m2. Giếng trời
rất hay được sử dụng trong khu nhà ở vùng nhiệt đói vì nó tạo khả năng
phát triển mật độ xấy dựng, tạo mật độ cư trú cao cho nhà ở thấp tầng
nhưng vẫn bảo đảm thông thoáng cách nhiệt, tạo gió đốì lưu rất tốt.

3.3.4. Phân khu và sơ đổ công nàng (h.l.3.20)

Việc phân khu công năng cần được thực hiện rất rõ ràng. Thông thưòng được
phân chia làm hai khu chính:

♦ Khu sinh hoạt ngày: là những nhóm thường có sinh hoạt chung, tạp thê có
thể chấp nhận sự ồn ào, được khai thác sử dụng vào ban ngày là chủ yếu.
Nhóm phòng này được gắn vối sân vườn, cổng ngõ, có mối quan hệ chặt
chẽ, thuận tiện vói xã hội bên ngoài:

• Phòng khách.
• Bếp.
• Tiền phòng, sảnh, phòng ăn.
• Phòng sum họp gia đình (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt đêm)
• Chỗ để xe ô tô (gara).
♦ Khu sinh hoạt đêm: yêu cầu yên tĩnh, kín đáo, riêng tư, gắn vối sân tròi, ban
công, lôgia:

• Các loại phòng ngủ tập thể.


96 NGUYÊN LÝ Ttrár rá KIẾN TPỦC nhà dân dụng : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

• Các phòng cá nhân.

• Phòng vợ chồng.

• Phòng làm việc, học tập nghiên cứu (cũng có thể đưa vào khu sinh
hoạt ngày riếu có sử dụng đối ngoại)

• Các phòng wc, kho.

3.3.5. Glảl pháp tổ chúc liên hệ giao thông trong càn nhà (h.l.3.21)

Thường gặp haỉ giải pháp chính: dùng tiền phòng làm nút giao thông để liên
hệ vào các phòng khác và dùng phòng khách làm nơi sinh hoạt chung, làm đầu
nút giao thông. Tất nhiên,vói căn hộ có nhiều phòng ỏ cùng trên một mặt
bằng,người ta cho phép nút giao thông có thể kết hợp vối một hành lang lôĩ đi
nội bộ gia đình để tạo sự riêng tư và kín đáo cho một số phòng thuộc khu vực
đêm, cũng như vối căn hộ nhiều tầng thì cầu thang có thể bố trí ở tiền phòng
hay đặt ngay trong một góc của phòng sinh hoạt chung. Khi ấy tầng thấp
dành cho khu sinh hoạt ngày. Các tầng trên dành cho khu sinh hoạt đêm.

Ưu khuyết điểm từng giải pháp sẽ nghiên cứu kỹ khi nói cụ thể về từng dạng
nhà ở trong các chương sau.

Cho đến nay, nhà ỏ còn có thể là một tổ hợp không gian phong phú, biến hóa
liên hoàn vối mỗi phòng mỗi không gian là một chức năng riêng biệt để thỏa
mãn những nhu cầu phong phú của đòi sống gia đình hiện đại, bảo đảm được
quyền khai thác sử dụng theo sở thích của gia chủ, có giải pháp tổ hợp không
gian nội ngoại thất vô cùng linh hoạt và phong phú, các không gian có thể đan
xen, biến hóa cơ động...

Như vậy, nhà ỏ là một sản phẩm do con ngưòi tạo ra luôn luôn được hoàn
thiện, cải tiến vói kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên, khai thác thiên
nhiên, tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và chạy theo đời sốrig ngày
một nâng cao của văn minh xã hội nên sẽ không bao giò có một mẫu nhà ở nào
luôn luôn lý tưởng cho mọi ngưòi, mọi thòi đại.

Tóm lại tổ hợp không gian nội thất căn nhà ỏ hiện đại có ba giải pháp:

1- Tạo nên các phồng biệt lập bằng liên hệ thông qua tiền phòng và hành lang
(h.I.3.1, h.I.3.2 và h.I.3.17): giải pháp này thưòng hay áp dụng cho các nưóc
xứ lạnh, các nưốc có lốỉ sôrig, yêu cầu vê' sinh hoạt cá nhân cao. Cách tổ
chức cho phép chúng ta tạo nên sự kín đáo, riêng tư và điểu hòa khí hậu
Phần I. KẾN TDÚC nhà ỏ 97

cục bộ thuận lợi, kinh tế. Bên trong căn hộ và sinh hoạt gia đình có hơi
cứng nhắc, lạnh lùng,thiếu sự quan tâm lẫn nhau của một tổ ấm đích thực
kiểu phương Đông.

2- Dùng phòng sinh hoạt chung, phòng khách để tập hợp quanh nó các phòng
khác (h.I.3.8, h.I.3.18): tạo không gian đầm ấm cho gia đình, tạo không
gian nội thất, kiến trúc phong phú cho không gian đốỉ ngoại đồng thòi tạo
được sự biệt lập, kín đáo cần thiết cho việc sinh hoạt đêm, tuy nhiên ở các
nước xứ lạnh việc điều hòa không khí sưởi ấm phòng sinh hoạt chung sẽ
rất khó thực hiện một cách kỉnh tế, hiệu quả.

3- Không gian lưu thông liên hoàn: theo giải pháp này các buồng phòng không
có vách ngăn, cửa ra vào rõ rệt mà chỉ tạo nên những góc kín đáo bằng
những hình thức thiết bị tủ đứng, bình phong, vách nhẹ cơ động... (h.I.1.7,
h.I.3.18).

ở giải pháp này không gian nội thất sẽ biến hóa vô cừng phong phú, luôn
tạo nên những điểm nhìn bất ngờ, có những SXỊ đan xen về không gian
nhưng vẫn có sự biệt lập cần thiết đồng thòi lại cho phép con người có thể
biến hóa tổ chức ngăn chia lại không gian tùy thích để đáp ứng nhu cầu về
biến độiĩg nhân khẩu của gia đình. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tạo
nên sự riêng tư, kín đáo cho hoạt động của từng thành viên, nhóm thành
viên không được triệt để và việc bảo đảm một chế độ khí hậu thích nghi ở
nội thất sẽ tôn kém (điều hòa không khí tốn năng lượng).
98 NGUYÊN LÝ THIFI1 K.K KIẾN TQÍIC NHÀ DÂN DỊ1NC : NHÀ ở & NHÀ CÕNG CỘNG


Theo nghiên cúu của Kennedy
Ngủ +Sinh
Nghiên
hoạt tình cả Không gian cẩn che giấu (kfn đáo)
cứu
của bố mẹ
Ngủ Khu ngày Khu đêm
n cá

/ ệ sinh\\yv
Bếp
Ngủ
con

Riêng Sinh hoạt Tiên Ngủ


hơi củ - Vê
chung hòng V bố mẹ/' Lcinh
con cá
Vệ
ì Không gian snh
Ngủ
w.
- ?«5ẻ ếp núc phục vụ
con
lặt giũ

>1 Nửa chung
Nửa riêng

Giải trí
gia đinh
giáo dục
n cái

Chung

Mức Độ YÊU CẲU RIÊNG Tư


KlN ĐÁO VÀ TRÌNH Tự
Lối TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
vào

Tổ chúc không gián

.........
kJ Ạýp nuc Không gian thê dục
hn t Lao đọng tri'óc
Chơi của trê Qiao /hông

Hình 1.3.1. PHÂN KHU CHỨC NẢNG CHO HOẠT ĐỘNG


VÀ KHÔNG GIAN TƯƠNG ỨNG CỦA GIA ĐÌNH
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 99

Không gian
đêm ánh sáng
PHÂN KHU HOAT ĐÕNG
tự nhiên Các
Ngủ con
Gĩao thông Ngày Đêm

Chung I__ o
Vườn
Sân 1----- o Đêm sau
Vệ sinh trong [
nội o
trợ O

Ngủ
Bố
mẹ
Khổng gĩan
đêm ánh sáng
tư nhiên .
CÁC THÀNH PHÁN CỦA CÀN HỘ

THÍ DỤ VÉ PHÂN KHU KHÔNG GIAN CÀN HỘ RIÊNG


CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BỐtlE VÁ CON CÁI

Vùng dành
cho đàn õng

KHÔNG GIAN NHÀ Ở Ả RẬP

Hình 1.3.2. KHÔNG GIAN “CHUNG RIÊNG” HAY “NGÀY ĐÊM” TRONG CẢN HỘ
100 NGUYÊN LÝ THIẾT KK KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÒNG CỘNG

Hình 1.3.3. KHÔNG GIAN VÀ TRANG THIẾT B| TRONG PHÒNG KHÁCH VÀ


TRONG PHÒNG SUM HỌP GIA ĐÌNH
Phần I. KIKN TOÚC NHÀ Ỏ 101

Hình 1.3.4. HÌNH THỨC PHÒNG SINH HOẠT CHUNG Ỏ MỘT CÓT
102 NGUYÊN I,Ý THlếl’ KÍ KIKN TQÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ d & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.3.5. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CHUNG SINH ĐỘNG
( TIẾP KHÁCH. SUM HỌP GIA ĐÌNH VÀ ĂN ) ở HAI CÓT
Phan 1. KIKN TPÚC NHẢ Ô 103

Hinh 1.3.6. KHÔNG GIAN PHÒNG SINH HOẠT CHUNG LIÊN HOÀN
VÀ LINH HOẠT NHỜ VAI TRỎ CẦU THANG HỞ
104 NC1UYỄN LÝ THIẾT KK KIÍĨN TQÚC NHÀ DÂN DỤNG NHÀ ở & NMÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.3.7. TỔ HỢP KHU TIẾP KHÁCH VÀ ĂN TRONG PHÒNG SINH HOẠT CHUNG
Phần 1. KIẾN TOÚC NHA Ô 105

Hình 1.3.8. CÁC HÌNH THỨC VÁCH NGẦN che không gian di động
TRONG PHÒNG SINH HOẠT CHUNG
106 NCUYÊN LÝ THirr KẾ KIF.N TOÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ ở & NHÀ CÒNG CỘNG

Hmh 1.3.9. KHÔNG GIAN PHONG PHỦ VÀ SINH ĐỘNG CỦA PHÒNG KHÁCH, PHÒNG SINH HOẠT CHUNG
Phán I. KIẾN TOÚC NHA Ô 107

PHÒNG NGỦ NÊN KÍN ĐÁO


(Ở PHÍA SÂU HAY TẮNG TRÊN CỦA CẢN HỘ)

Hình 1.3.10. VỊ TRÍ PHÒNG NGỦ vợ CHÓNG VÀ PHÒNG NGỦ CÁ NHÂN


108 NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG'CỘNG

Hình 1.3.11. TRANG BỊ VÀ CÁCH BÀI TRÍ TRONG PHÒNG NGỦ


Phần I. KIẾN ÌVÚC NHA Ô 109

4- 120 4

a
s
t>
25-40
30-43
25-41
I 60-120
43-60
50 -68

Hình 1.3.12. PHÒNG NGỦ TẬP THỂ CHO CÁC CON


110 NGUYÊN LÝ i'Hiri’ lờ. KILN 'IVUC NHÃ DÃN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÒNG CỘNG

Hình 1.3.13. KHÔNG GIAN VÀ TRANG BỊ TRONG BÊP VÀ PHÒNG AN Ỏ NGAY BÊP
Phần I. KJKN ĨQÚC NHÀ Ỏ 111

1 - TỦ LẠNH
2,3,4 - CHẠN TREO
5 - GIA CÕNG THỐ
6-RỬA
7 - GIA CÔNG TINH
8,9 - LÒ NẤU
l.tlll : KHO BÉP

1 - RỬA
2 - GIA CÔNG 1
3-LÒ
4 - CHẠN TREO
5 - GIÁ CÔNG 2

Căn 1-2 Căn 3-4 Căn 4-6


người người
rá □

1 i i 5

IeỊ ỊMỊ
ị_— ---------- 4— • - 32Ồ

Hình 1.3.14. CÁC CÁCH Tổ CHỨC TRANG BỊ CỦA BẾP


112 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TQUG NHÀ DÃN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÕNG CỘNG

Hình 1.3.15. CÁC CÀCH Tổ CHỪC BẺP


Phấn I. KIẾN 'IVÚC NI1A Ỏ 113

KHÓI VÊ SINH KÉT HỢP

+ I«e +

Hình 1.3.16. KHÓNG-GIAN KHU VÊ SINH


114 NGUYÊN LÝ Thirr KÍ KIẾN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.3.17. TIỂN PHÒNG VÀ KHO , TỦ TƯỞNG


Phần I. KIẾN TOÍIC NHÀ Ỏ 115

Hình 1.3.18. BAN CÔNG , LÔ GIA TRONG CĂN HỘ CHUNG cư


116 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.3.19. TỔ CHỨC SÂN NẮNG (THÔNG TẦNG)


Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 117

(T) DỪNG TIỂN PHỒNG , TIỀN SẢNH LÀM ĐẮU NÚT GIAO THÔNG ĐẶT Ở GIỮA HAI KHU vực :

(ĩ) DÙNG PHÒNG KHÁCH LĂM TRUNG TÂM VÀ ĐẦU NÚT GIAO THÔNG •

Hình 1.3.20. sơ ĐÒ CÔNG NẰNG VẬ PHẮN KHU NGÀY - ĐÊM CỦA KHÔNG GIAN CĂN HỘ
118 NGUYÊN LÝ ’fflirr K.Ế KIẾN ĨQÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÒNG CỘNG

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CĂN HỘ KHÔNG GIAN


LIÊN HOÁN LINH HOẠT VÀ MẾM DẺO
A.sơ ĐỐ TÙỴ THUỘC VỊ TRÍ wc
B.MINH HỌA cụ THỂ ( KHU wc Ở GIỮA )
C.MINH HỌA CỤ THỂ ( KHU wc Ở NGOÀI)

-4- M 4- 48Ơ -ị- 480 -ị

Hình 1.3.21. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CAN hộ mềm dẻo linh hoạt
Phần I. KỂN TDỨC NHÀ Ỏ 119

4.1. KHÁI NIỆM

Nhà ỏ thấp tầng thường là nhà ở có sân vưòn phục vụ đỘ9-Iập cho từng gia
đình với ngôi nhà ở chính từ 1 - 4 tầng. Mỗi gia đình thường có một khuôn
viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên. Đâỳ là loại nhà ở
chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong quỹ nhà ở chung của toàn đất rntóc, giải
quyết nhu cầu ỏ cho tuyệt đại bộ phận dân cư ỏ nông thôn và đô thị. Các nhà ỗ
thấp tầng thưòng phản ánh một cách rõ rệt nhất các điều kiện ràng buộc
khống chế của thiên nhiên, khí hậu; của lôì sống tập quán và sở thích của chủ
nhân. Loại nhà này có ưu điểm là tạo nên cuộc sồng gia đình gắn bó hài hòa
vối thiên nhiên nhưng chiếm nhiều diện tích đất xây dựng vì thế ỏ các khu
vực đô thị ngưòi ta thường phải hạn chế để tạo nên bộ mặt kiến trúc hiện đại
và để việc xây 'dựng đô thị có hiệu quả kinh tế xã hội lớn.

Ở các thành phố, loại nhà thấp tầng chỉ chiếm 20-30% trong khi ỏ khu vực
nông thôn loại nhà này chiếm 80-90%. Các chủ nhân của nhà ở thấp tầng có
thu nhập rất khác nhau, vì vậy chất lượng và quy mô của nhà ỏ thấp tầng
cũng rất khác biệt.

4.2. PHÂN LOẠI

Căn cứ vào cách tổ chức lối sống cũng như mức thu nhập kinh tế của chủ
nhân mà người ta có thể phân loại nhà ỏ thấp tầng như sau:

4.2.1 . Nhà ỏ nông thôn

Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, thường gặp ở các quần
cư nông nghiệp, ỏ các làng xóm tiểu nông ngày xưa...

Mỗi gia đình tiểu nông thưòng sống trên một khuôn viên độc lập khép kín,
được tổ chức với kiến trúc 1-2 tầng là chủ yếu; gồm nhiều bộ phận kiến trúc
nhỏ như nhà ở chính, nhà ngang, chuồng trại quây quanh một không gian
120 NGUYỀN LÝ TttỂr KẾKIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

thoáng, nhiều nắng, đó là sân phơi. Quần thể kiến trúc nhỏ này được cây
xanh, thảm nước vây quanh che trở tạo nên một cuộc sông phù hợp vâi một
gia đình nông nghiệp lúa nưốc, có thể vừa sinh hoạt, vừa sản xuất; sống hài
hòa vói thiên nhiên.

4.2.2. Biệt thự thành phố

Đâýlà loại nhà ở tiêu chuẩn cao ở các đô thị, mỗi căn nhà cũng có một khuôn
viên độc lập. Nhà ở có sân vườn bao bọc quanh và tiếp cận với thiên nhiên ở
nhiều hưống (3-4 hướng), thưòng được xây dựng ỏ ngoại vi các đô thị hoặc xen
kẽ lẫn trong các khu nhà lớn ở xa trung tâm. Số tầng của nó có thể là 1-4
tầng. Trong nhà, ngoài diện tích ỏ phục vụ sinh hoạt gia đình còn có chỗ để ô
tô (gara), có chỗ thư giãn hoạt động hay nghi ngơi ngoài tròi.

Loại nhà biệt thự này dành cho những người có điều kiện sống cao như các
quan chức cao cấp, các thương nhân giàu hay các trí thức lón.

4.2.3. Nhà ỏ liên kế (nhà khối ghép)

Đây là loại nhà cũng có thể gọi là biệt thự vì mỗi gia đình cũng có một lô đất
riêng, sốhg biệt lập khép kín và khai thác không gian từ mặt đất trở lên;
nhưng những lô đất hẹp được ghép sát nhau khiến ngôi nhà chính cũng là
từng khối ghép liền nhau chỉ còn khả năng tạo sân vườn ở trưốc mặt và sau
lưng. Nhà ỏ chỉ còn tiếp xúc thiên nhiên một hay hai hưống.

Mỗi gia đình được sử dụng một khối và cứ 8rl0 khối tạo thành một dãy nhà có
chung về mái và một số tưòng. Sô tầng cùa một khối thường chỉ tối đa 3-4
tầng. Loại nhà này thích hợp cho những gia đình thị dân trung lưu hoặc khá
giả ở thị trấn và thành phố nhỏ. Nhà có thể dùng để ỏ hoặc có thể vừa kết hợp
ở vừa làm nghề phụ, buôn bán.

4.2.4. Chung cư thổp tồng

Đây là loại nhà dành cho các hộ gia đình, có chung nhau các hành lang và cầu
thang. Mỗi gia đình sống trong một căn hộ độc lập, khép kín, được bo" trí dọc
theo một hành lang hoặc vây quanh một cầu thang chung. Loại nhà này
thường từ một đến ba tầng, tầng nọ xếp chồng lên tầng kia.
Phần I. KIÊN TPÚC NHÀ Ỏ 121

Loại nhà chung cư thấp tầng này thường dành cho các gia đình cán bộ công
nhân viên, các gia đình thị dân ỏ các thị trâh nhỏ bởi vì ưu thế của nó là
chiêm diện tích đất nhỏ, kinh phí đầu tư không lớn lắm và không cần phải có
thang máy.

Đứng về góc độ vật liệu xây dựng cũng như về tuổi thọ côíig trình mă ngưòi ta
có thể chia loại nhà ỏ thấp tầng ra thành những loại như:

• Nhà bêtông cốt thép.


• Nhà gạch đá.
• Nhà gỗ.
• Nhà tiền chế: khuôn nhôm, vậch nhẹ...
• Nhà cấp 4: gạch ngói...
• Nhà tạm thòi: vối thòi gian sử dụng 15-20 năm.
• Nhà kiên cố: có thể sử dụng hàng trăm năm.
ơ đây chúng ta chỉ nghiên cứu hai loại hình nhà ở thấp tầng hiện đại và điền
hình, đó là nhà biệt thự ở thành phố và nhà liên kế.

4.3. BIỆT THỤ SANG TRỌNG Ỏ THÀNH PHỐ

1. Đặc điểm và phân loại

Đây là loại nhà có tiêu chuẩn ỏ cao, có sân vườn độc lập, được xây dựng chủ
yếu trên các quần cư đô thị hoặc các vùng nghỉ mát có tiện nghi đô thị cao.

Nhà biệt thự dành cho những gia đình có điều kiện thu nhập kinh tế cao, có
tiềm năng trang bị những tiện dụng gia đình không hạn chế. Vì vậy từ nội
dung không gian, diện tích sử dụng cũng như điều kiện, tiêu chuẩn trang trí
thẩm mỹ đến chất lượng các hình thức bên ngoài của ngôi nhà đều rất cao.
Ngôi nhà có nhiều khả năng đóng góp vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị, cho đưòng
phố. Nhà ỏ biệt thự hơn bất cứ loại hình nhà ở nào khác là nó có thể thể hiện
được thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhân nhiều nhất.

Nhà ỏ biệt thự là loại nhà ỏ có sân vườn và có điều kiện để có thể tiếp xúc vôi
thiên nhiên từ bốh hưống. Ngôi nhà không hạn chế về số tầng, (có thể 1-4 tầng),
không có hạn chế về mặt sử dụng kỹ thuật, phong cách tiên tiến hiện đại hay
cổ truyền.
122 NGUYÊN LÝ Ttutfr rá KlỂN TPÚC nhà dằn dụng : NHÀ Ở & NHÀ CỐNG CỘNG

Biệt thự sang trọng này thường được xây dựng ỏ những khu vực đẹp của
thành phố, ở những nơi có phong cảnh đẹp có điều kiện khí hậu thích hợp cho
việc nghỉ ngơi yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên.

Đất đai dành cho mỗi biệt thự có thể tùy theo quỹ đất và định hướng quy
hoạch của thành phố nhưng diện tích thưòng skd > 300m2 và có mặt tiền
không hẹp hơn 12m:
• ở những khu đất ven đô skd = 400-600m2;
• Ở những khu nghỉ mát, thành phô nhỏ, khu du lịch s = 8Ọ0 + 1000m2.
Trên khu đất xây dựng biệt thự thì mật độ xây dựng hạn chế
C
K = ^-=0,2 +0,3
skd

• Ở thành phố: Ko = 0,25 -ỉ- 0,35.


• ở ven đô: Ko = 0,20 -ỉ- 0,25
• ỏ khu nghỉ mát, thành phô' nhỏ ...: Ko = 0,15 -ỉ- 0,20
Vì không hạn chế về điều kiện kinh tế nên số buồng phòng cùa biệt thự chủ
yếu theo yêu cầu của từng gia đình và mục đích sử dụng biệt thự. Sô' buồng
phòng gia đình trong biệt thự thường tính bằng sô' nhân khẩu trong gia
đình + (4 -ỉ- 5)

N=n + (4-5-5),

trong đó: N- số buồng phòng ỏ;


n- sô' nhân khẩu gia dinh.

2. Nội dung của biệt thự

Biệt thự là loại nhà ỏ dùng để ỏ và hưỏng thụ những tiện nghi sống gia đình
với chất lượng cao. Mặt tiền tôì thiểu lô đất là 12n}còn bề sâu tốỉ thỉểu
15-20m (h.I.4.1, h.I.4.2).

Trên đó ngưòi ta bô' trí:

• Ngôi nhà ỏ chính phải đặt lùi vào hàng rào ít nhất là 5-6m, bảo đảm
để bộ mặt kiên trúc đóng góp được với đưòng phô' và tạo cho sinh hoạt
gia dinh được kín đáo và tránh được ồn ào, bụi bặm từ đường phô'.
• Ngôi nhà phụ dành cho chỗ để xe con, cho dụng cụ thể thao và làm
vưòn, và ngưòi giúp việc có thể đặt lùi sâu vào bên trong và phải tạo
Phầnl. KIẾNTDÚCNHÀỎ 123

đưòng vào thuận tiện, con đưòng này phải rộng tối thiểu 3m. Có thể
bô' trí nhà phụ phía trưóc lệch bên để nhà xe giáp với đưòng phô'.
Để có thể lấy ánh sáng và thông gió tốt cho các buồng phòng thì mặt
bên của nhà phải cách tưòng rào ít nhất là 2m. Nếu chỉ cách dưối 2m
thì nhà chính chỉ có thể mở được cửa sổ phụ (lỗ cửa nhỏ, trền cao).

• Vườn cảnh phía trước ngôi nhà chỉ được trồng các bồn hoa, cây cảnh.

3. Yêu cẩu quy hoạch sân vườn của nhà biệt thự

Nhà ỏ chính lùi sâu vào trong để chống ồn, chống bụi và tạo kín đáo.

• Các nhà phụ được đặt theo hai giải pháp:


+ Đặt ỏ phía sau: có gara, đưòng vào thông thưòng ở mặt bên ngôi
nhà chính, có thể ghép sát nhà chính.
+ Đặt ỏ phía trưốc để đóng góp vẻ đẹp cho đưòng phố.
• Phía không gian trưốc nhà và hai bên hông nhà chính thưòng bố trí
các không gian trang trí hoặc các bụi cây thấp, bồn hoa màu sắc,
những bể cảnh hay những cây cảnh có tán lá thưa nhằm làm không
gian thoáng mát. Không che chắn nhiều mặt đứng, hình khôi cũng
như đưòng phố.
• Phía sau nhà thường là các sân nội trợ, chỗ phơi và vưòn cây' bóng
mát, nơi nghỉ ngơi tích cực của gia đình: các bể bơi, đường nhảy; sân
khiêu vũ (đưòng piste), sân quần vợt...
Trong các ngôi nhà phụ thưòng từ 1-2 tầng được bô' trí gara tức chỗ để xe con
(18 -ỉ- 20m2), kho để chứa những dụng cụ làm vườn, những dụng cụ thể thao và
căn hộ nghỉ của các người giúp việc. Vị trí thích hợp của nó nên ỏ phía hưóng xấu

• Ngôi nhà chính thường 1-4 tầng dành cho chủ nhân. Trong .trường
hợp đất chật hẹp thì người ta có thể tổ chức khu phụ nằm ỏ tầng trệt,
tạo thành một tầng bệ nhà cao khoảng 2,4-2,7m yà chủ nhân sẽ ỏ từ
lầu một trở lên. Khi. ấy thông thưòng từ phía cổng và vưòn trước của
nhà có một cầu thang ngoài tròi dẫn lên sảnh chính của nhà ở lầu
một. ,
• Cổng và hàng rào của nhà biệt thự là một bộ phận rất quan trọng
trong nhà biệt thự để tạo nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi
nhà. Hàng rào của nhà không được cao quá 2,2m, phía quay ra dưòng
124 NGirrôN LÝ THIẾT KẾ KỂN TPÚC NtlÀ dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

phô bắt buộc phải thoáng mát và trang trí kiến trúc nhẹ nhàng. Hàng
rào này thường có phía dưói đặc (cao 40-60cm), có thể trang trí bằng
đá tự nhiên hay ốp các vật liệu quí; phía trên là những song hoa sắt
hay những tưòng hoa bêtông gạch rỗng hay những rặng cây xén.
• Kiến trúc cổng vào của biệt thự rất đa dạng, thông thưòng có cổng lốn
cho xe con ra vào vói bề rộng trên 2,5m và cổng nhỏ cho khách bộ
hành với bề rộng 1,2-1,4m. cổng có thể là những trụ kết hợp với
những đèn bảo vệ hay cũng có thể kết hợp vói phưng bộ phận có mái
che hoặc những giàn cây trên trụ.
Gara có thể tổ chức theo các cách sau:
- Đặt trong nhà phụ ỏ phía sau tách rời khỏi nhà chính (có hoặc
không có hành lang) (h.I.4.8).
- Đặt trong nhà phụ gắn liền với nhà chính ỏ phía trước và lệch về
bên sườn
- Đặt trong khôi kiến trúc chính (tầng trệt hay tầng bệ nhà) (h.I.4.3).
- Đặt ngoài vườn có mái che, hoặc giàn hoa bên trên... (h.I.4.4).

4. Yêu cẩu tổ chúc không gian mặt bằng kiến trúc nhà chính

Kiến trúc nhà biệt thự nhằm phục vụ sinh hoạt ở lằ chính và dành cho các gia
đình có điều kiện sống cao. Vì vậy số buồng phòng cụ thể trong từng gia đình
rất khác nhau và không phụ thuộc vào số nhân khẩu mà chủ yếu theo yêu cầu
của từng gia đình. Vì vậy ta có thể thấy đầy đủ mọi loại hình phòng ở trong
một căn nhà hiện đại. Việc tổ chức không gian, diện tích nội thất của biệt thự
tùy thuộc trước tiên vào ngôi nhà chính được thiết kế theo một tầng hay nhiều
tầng.

+ Đối với nhà một tầng

Việc phân khu ngày - đêm được thể hiện rất rõ (h.I.4.6, h.I.4.7, h.I.4.8).

• Khu ngày ---------- > Dễ tiếp cận vối đường phố.


(có gara, bếp ăn, Sử dụng mang tính tập thể,
tiếp khách...) ồn ào...
• Khu đêm ---------- > Riêng tư, kín đáo, thoáng mát,
(phòng ngủ, wc, kho, yên tĩnh...
chỗ nghiên cứu, làm việc...)
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 125

Giải pháp kiến trúc (h.I.4.2):


* Dùng tiền phòng, tiền sảnh làm đầu nút giao thông đặt giữa hai khu
vực hay còn gọi là kiểu Phương Tây (11.1.4.3/ Kiểu này có các ưu
khuyết điểm sau:

- Riêng tư, kín đáo.


- Không khí cách biệt, lạnh lùng.
- Yên tĩnh, theo lôì sốhg thiên về đề cao tự do cá nhân.

* Dùng phòng khách làm trung tâm và đầu nút giao thông còn được
gọi là kiểu Phương Đông (h.I.4.4, h.I.4.5). Kiểu này có các ưu -
khuyết điểm sau:

- Âm cúng, gần gũi lối sống truyền thốhg Á Đông.


- Hoạt động ảnh hưởng lẫn nhau.
- Thiếu yên tĩnh, kín đáo.
- Đề cao lốì sống chan hòa, thân thương, gia trưởng.

+ Đối với nhà nhiều tầng

Thông thường thì tầng trệt và lầu một dành cho khu sinh hoạt ngày và đòi hỏi
sự tổ chức không gian gắn bó hữu cơ vối sân vưòn. Các khu vực sinh hoạt đêm
cần yên tĩnh, kín đáo, bố" trí ở tầng cao với sự kết hợp ban công, sân trời và
lôgia để tạo điều kiện tiếp cận vối thiên nhiên.

Giải pháp kiến trúc nội thất: có hai giải pháp chính:
* Dùng sảnh thang làm đầu nút giao thông và là vị trí trung tâm, là
nhân bô cục của nhà (h.1.4.3).
* Dùng phòng khách làm trung tâm (có thể có thêm thang phụ phía
sau).
Cầu thang liên hệ giao thông đứng giữa các tầng có thể đặt trong những
buồng thang, có thể gắn liền không gian sảnh, có thể đặt ngay ỏ trong phòng
khách là nơi sinh hoạt trung tâm cho cả gia đình hay đặt ở góc thích hợp dưới
hình thức một bộ phận trang trí (h.I.4.4, h.r.4.5).

Các cầu thang này thường có kích thước như sau:

• Bậc rộng 28-30cm.


• Bậc thang cao 16-17cm (tương ứng vói độ dốc 30-35°).
• Độ rộng thân thang 1-1, lm.
• Số bậc liên tục trong một vế thang không quá 14 bậc.
126 NGUYÊN LÝ Tfflfr KẾ Klál TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÂ Ở & NHÀ CÕNG CỘNG

Khi bố trí các phòng chính, phụ cần phải chú ý đến hướng gió và hưống nắng.
Ở miền Bắc thì các phòng phụ như gara, cầu thang, bếp, khôi vệ sinh, hành
lang, lôgia... nên đặt về phía Tây hay Tây-Bắc của ngôi nhà nhằm tạo nên
một khu vực đệm để tránh ảnh hưỏng của nắng tây khó chịu, dành hẳn phía
Nam và Đông-Nam để tổ chức khu vực ỏ (phòng chính).
Đặc biệt là các phòng ngủ cần phải có khả năng thông gió xuyên phòng trực
tiếp và phải có điều kiện tránh được các luồng gió lạnh của mùa đông.

5. Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng

• Biệt thự là một khôi kiến trúc không lớn, tuy nhiên loại hình đó lại có
thể tạo nên vẻ đẹp phong phú của tổng thể một đưòng phố góp phần
vào vẻ đẹp chung của đô thị, vì mỗi biệt thự đều có phong cách riêng
của nó, gắn liền vối thị hiếu độc đáo của từng chủ nhân.
Mặt khác, các chủ nhân của các ngôi biệt thự vốn có điều kiện kinh tế
dồi dào nên có thể phần nào góp phần xây dựng tạo ra những vẻ đẹp
sang trọng cầu kì đầy hấp dẫn.

Có thể nói trưóc tiên kiến trúc biệt thự đẹp cần phải hòa nhập nhiều
nhất vào thế giói thiên nhiên. Do đó khi thiết kế biệt thự thì người
kiến trúc sư phải cố gắng tạo nên vẻ đẹp kiến trúc không chỉ ỏ trong
nội thất mà cần chú ý cả những hình khối bên ngoài, các không gian
kế cận vói nó cũng như mặt đứng của công trình. Lôgic công năng và
lôgic kết cấu có tác động quan trọng đôì vối hình tượng kiến trúc của
biệt thự cũng như vối bất kỳ công trình nào.

Hình tượng kiến trúc chịu sự chi phôi của hai yếu tố trên nhưng đồng
thòi cũng có những quy luật riêng cùa nó để tạo nên sức truyền cảm
nghệ thuật. Chính vì vậy, một số kiến trúc sư có thể có nhiều công
trình biệt thự khá hợp lý nhưng có thể không hề có tác phẩm nghệ
thuật kiến trúc đích thực.

• Một số giải pháp thông dụng khi tổ hợp kiến trúc hình khôi và mặt
đứng biệt thự.
1) Tạo nên sự gắn bó hài hòa giữa khôi kiến trúc và thiên nhiên (cây
xanh bồn hoa...).
2) Chú ý đến sự phong phú mái dốc mái bằng trên hình khối xinh xắn.
3) Tạo nên sự phong phú về chất liệu trên mặt đứng (ốp đá tự nhiên,
nhân tạo, gỗ, kính, kêramich, nhôm, gạch trần...), màu sắc phong phú
kết hợp với thiên nhiên tạo nên sự hài hòa giữa mặt đứng và phong
cảnh thiên nhiên, bôì cảnh kiến trúc.
Phẩn I. KẾNTDÚCNnÀỎ 127

4) Sử dụng các hình thức cửa, ban công, lôgia, lan can... và cả ôvăng được
nghiên cứu. kỹ lưỡng vối hình thức lạ để kết hợp cùng vối kiểu mái tạo
ra vừa một thể thống nhất hài hòa với khung cảnh xung quanh, vừa có
nét riêng.
Các hình thức cửa sổ góc, cửa sổ sinh đôi, bồn hoa bậu cửa, cầu thang
ngoài trời là các thủ pháp hay được khai thác (h.I.2.7).
5) Chú ý tạo ra sự độc đáo của mái hiên, của lốĩ đi vào sảnh, tại đó cần
kết hợp với bồn cây xanh, giàn hoa pergola,các bức tượng nhỏ, bể cảnh
cùng với đài phun nưốc; dưối lốì đi cần phải sạch sẽ hai bên lốỉ đi có
thể trồng những hàng cỏ xén, bồn hoa để khi thâm nhập gợi cho con
người như lạc vào một thế giới bất ngờ và đầy ấn tượng.
6) Hình thức cổng, hàng rào cũng được dùng để tách biệt ngôi nhà này
với các nhà khác, cổng và hàng rào không chỉ bảo vệ ngôi nhà mà còn
tránh cho ngôi nhà không bị những ánh-mắt tò mò của người qua
đường. Hàng rào phải bảo đảm sự thông thoáng với bên ngoài, an toàn
cho bên trong. Chiều cao của hàng rào phải từ 2m trở xuống và hình
thức hàng rào tùy theo mặt đứng cửa ngôi nhà mà thiết kế cho phù
hợp, độc đáo.

6. Mật vài giải pháp kiến trúc haỵ điển hình

+ Trong nước

Năm 1994, tại Hà Nội đã có cuộc khảo sát giá trị kiến trúc văn hóa của 1049
ngôi nhà biệt thự kiểu kiến trúc cận đại vổi sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu
kiến trúc Nhật Bản mà theo đánh giá sd bộ ban đầu, Hà Nội có một gia tài
quý giá về kiến trúc biệt thự.

Những kiến trúc sư ngưòi Việt Nam được đào tạo tại Trưòng cao đẳng mỹ
thuật Đông Dương đã có đóng góp không nhỏ vào kiến trúc biệt thự ỏ Hà Nội
giai đoạn này (thòi thuộc Pháp).

Các toà nhà 65 Lý Thưòng Kiệt và toà nhà 77 Nguyễn Thái Học là những biệt
thự theo trào lưu hiện đại do kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện thiết kế. Đi theo
trào lưu kiến trúc Đông Dương có kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật với biệt thự số’ 27
Nguyễn Đình Chiểu; biệt thự 84 Nguyễn Du của kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh
hay biệt thự số 1 Bích Câu của kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức. Đi vào hưống
tìm tòi tính dân tộc và tính hiện đại có toà biệt thự sô' 215 Đội Cấn, số 7 Thiền
Quang do kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện thiết kế...
128 NGUYÊN LÝ Tnfr KỂ KỂN TPÚC NtĩÀ dàn dụng : NHÀ à & NHÀ CÔNG CỘNG

ở biệt thự số 65 Lý Thưòng Kiệt kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện đã thể hiện
sự hiểu biết chắc chắn về nền văn hóa Pháp. Ngôi nhà có mái bằng rất hiện
đại cũng rất giản dị, có phong cách bố trí sảnh vào độc đáo vói cửa sổ, cửa đi
có tỷ lệ rất dễ cảm thụ, và tòa nhà vẫn được Việt Nam hóa bởi những tấm
chắn nắng, sênô vói mái có hai lớp coi như là yếu tố cách tân thòi kỳ đó. Biện
pháp chốhg nóng bằng dạng cửa mồ này rất phù hợp với điều kiện khí hậu
Việt Nam nên cho dến nay, đã gần 60 năm công trình vẫn tồn tại với sự dẻo
dai bền vững về vẻ đẹp cũng như thực thể công trình.

+ Trên thế giôi

Biệt thự trên thác của Frank Loyd Wright là một biệt thự đặc sắc, mang tính
nghệ thuật cao nổi tiếng thế giới, sỏ dĩ biệt thự có được vẻ đẹp bất hủ là do tác
giả đã kết hợp được một cách hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên mà đó
chỉnh là đặc điểm rất quan trọng của trường phái kiến trúc hữu cơ (h.I.1.5).
Biệt thự gồm những tưòng đá và những khôi terrasse bêtông được đặt trong
một khung cảnh vừa’ hoành tráng vừa hết sức nên thơ: cây cỏ, dòng thác, một
không gian hùng vĩ khiến chúng ta có cảm giác đó như là một công trình do
thiên nhiên tạo ra. Biệt thự gồm những khôi hình hộp đan xen hài hòa với các
sân trdi vươn xa và xòe rộng tạo sự chan hòa có nhịp điệu giữa đá tự nhiên và
nhân tạo lan tỏa, mỏ.rộng như những làn thác nưốc để ôm lấy không gian của
công trình. Hình khối tuy giản dị nhưng đầy chất thơ và có sức gợi cảm lớn
khiến toà biệt thự có một tỉ lệ hết sức hài hòa vối con người và khung cảnh.
Các khối hình hộp đan xen nhau nom thật ngoạn mục tạo nên sự sinh động
tuyệt vòi hấp dẫn cho công trình.

4.4. NHÀ BIỆT THỰ LIÊN KẾ VÀ NHẲ LIÊN KẾ - KHỐI GHÉP

Đây là những loại nhà ỏ biệt thự có sân vườn thuộc tiêu chuẩn tiện nghi khá
và trung bình, phục vụ cho các gia đình trung lưu và khá giả, có thể vừa ỏ vừa
tiến hành làm nghề và sản xuất hay chỉ đơn thuần để ỏ.

1. Đặc dìểm và phân loại

Đây là loại nhà ỏ thường gặp ỏ các đồ thị và thị trấn, thường nằm ỏ khoảng
giữa loại nhà ỏ nông thôn và loại nhà biệt thự. Các gia đình được sốhg trong
những khuôn viên độc lập khép kín với các tiện nghi đô thị nhưng có hạn chế
hơn về mặt diện tích khu đất; số tầng nhà ỏ có thể 1-4 tầng. Chúng ta có thể
tham khảo các tiêu chuẩn diện tích lô đất ỏ như sau:
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 129

♦ Đổi với hiệt thự liên kế(h.1.4.1)

Đây là loại nhà ở dành riêng cho từng gia dinh nhưng khác vối biệt thự đơn
lập là lô đất dành cho mỗi gia đình có bị hạn chế; thường người ta cố gắng
để giảm bốt các bề rộng mặt tiền nhằm làm tăng mật độ xây dựng đô thị,
tiết kiệm các đưòng ống kỹ thuật hạ tầng cơ sở. Ngôi nhà không thể đứng
biệt lập giữa cây xanh và sân vườn mà chỉ có thể ghép vói nhau vai kề vai
hay lưng giáp lưng để tạo thành những biệt thự song lập, tứ lập.

Khu đất quy định cho một gia đình:

• Kiểu song lập (hai gia đình ghép), diện tích bằng 100-120m2 (nội
thành) và 150-180m2 (ven đô).
• Kiểu tứ lập (bôn gia đình. ghép), diện tích bằng 80-100m2 (nội
thành) và 120-150m2 (ven đô).
♦ Đối với nhà liên kế(hay nhà khối ghép)

Khu đất quy định cho một gia đình:

• 40-60m2 (khu phố’ trung tâm).


• 60-80m2 (trong thành phố)
• 80-100m2 (ven đô).
Nhà ỏ liên kế là loại nhà có lịch sử tồn tại và phát triển rất lâu đòi, tuy vậy
ngày nay nộ vẫn còn rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Ở ngoại vi những
thành phố lón, thành phố nhỏ và vừa ỏ các nước thì nhà khối ghép được coi là
kiểu thích hợp hơn cả vì nó kinh tế hơn các loại nhà xây dựng riêng biệt như
nhà ỏ kiểu vườn nông thôn, nhà biệt thự. Đây là loại nhà mà các cán được đặt
cạnh nhau, xếp ữiành từng dãy và có thể xây dựng hàng loạt. Đặc điểm của
ngôi nhà là các lô đất thưòng có mặt tiền hẹp để tiết kiệm các đưòng ông kỹ
thuật và tạo khả năng để gia đình có thể tiếp cận với đường phố buôn bán và
các tiện nghi đô thị. Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ các không
gian trong phạm vi mảnh đất của mình và nhà ỏ chính chỉ được tiếp xúc với
thiên nhiên ỏ một hay hai hưống là chủ yếu vì các ngôi nhà (các khối căn hộ)
ghép liền sát nhau vai kề vai, lưng kề lưng. Hình dáng khối căn của các ngôi
nhà hên kế này rất đa dạng, có thể là hình chữ nhật, hình chữ L ... làm cho
các dãy nhà ở trở nên sinh động và đa dạng hơn (h.I.4.9 đến h.I.4.20).
130 NGUYÊN LÝ THlếr KẾ; K1ỂNTQÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

Nhà khôi ghép có các ưu-nhược điểm sau:

• Chất lượng sử dụng tốt (có thể tổ chức hoạt động ngoài trời, nghỉ ngơi,
phơi phóng), bố trí khai thác cây xanh tốt, dễ tổ chức thông gió, phù
hợp cho lối sinh hoạt lành mạnh và hợp vệ sinh; yên tĩnh vì được cách
ly và cách âm chống ồn tốt.
• Kết cấu đơn giản, dễ xây dựng .công nghiệp hóa và thi công nhanh.
• Hình thức kiến trúc dễ xử lý với chất lượng mỹ quan cao.
• Nhà tương đối kinh tế vi nâng cao được mật độ cư trú (so với
nhà - vườn).
• Tuy nhiên, nếu sô' lượng dãy nhà nhiều quá thì điều kiện tiệh nghi và
điều kiện vệ sinh sẽ kém đi và việc xây dựng trỏ nên bất hợp lý.
• Nhũng căn nhà hên kế này có thể chia ra thành nhà một tầng, hai
tầng hay nhà hai tầng gồm hai gia đình hoặc nhà ba tầng.
+ Nhà liên kế một tầng (h.I.4.9, h.I.4.10) có những ưu khuyết điểm sau:
- Dễ đi lại vì có hai lối ra vào trưóc và sau, nhưng lại không có
tầng gác trên và cầu thang nên thích hợp với gia đình có người
già và trẻ em.
- Kết cấu của ngôi nhà đơn giản, có thể dùng vật liệu địa
phương, thi công nhanh gọn, không cần cơ giới hóa, có thể xây
dựng theo phương pháp thủ công truyền thống.
- Tận dụng không gian mặt bằng lớn vì không cần các cầu thang
và lôì đi chung với các gia đình khác.
- Tuy nhiên, kinh phí phúc lợi công cộng lớn, tốn đất, tốn đưòng
đi và ngôi nhà chỉ nên có 1-2 phòng để có thể bảo đảm chiếu
sáng tự nhiên tốt.
Nhà liên kế một tầng ỏ Việt Nam thòi sau hòa bình được nghiên
cứu thiết kế và xây dựng trong khoảng trước và sau năm 1960,
thông thường là loại nhà một phòng, có sân tròng, bếp và khu vệ
sinh đạt ỏ phía sau. Trong ngôi nhà này thì tất cả mọi sinh hoạt
đều tập trung vào một, hai phòng lốn gắn vối bếp còn khối vệ sinh
lại đặt cách xa chỗ ồ và đó chính là nhược điểm chính của kiểu
nhà này.
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 131

+ Nhà liên kế hai tầng (h.I.4.11, h.I.4.12 và h.I.4.14)

Đôì vói loại nhà này thì một hộ chiếm cả hai tầng, những hộ lốn có
3-5 phòng: tầng dưới đặt các phòng khách, bếp, khu vệ sinh; còn
tầng trên đặt các phòng ngủ. Nhà khối ghép hai tầng bốn phòng
thường gặp nhất nhưng trong thực tế, nhà khôi ghép ở nưốc ta chủ
yếu vẫn là nhà hai phòng. Loại nhà này có ưu khuyết điểm sau:

- Hiệu quả kinh tế cao (khi diện tích ở từng căn hộ từ 40-50m2 trở
lên)
- Có thể tránh được chiều sâu căn hộ làm cho nhấ phải phát triển
kiểu ông quá 'dài, thiếu thông thoáng, bất tiện.
- Bảo đảm khoảng cách ngắn từ phòng ỏ đến các phòng phụ.
- Cầu thang có độ dốc lốn đặt ngay trong phòng nên không thích
hợp với những gia đình có ngưòi già hoặc nhiều trẻ em.

+ Loại nhà khôĩghép hai tầng cho hai gia đình (h.I.4.16)

Loại nhà này mỗi tầng phục vụ chỉ một gia đình ỏ, có lôì vấo chung
hoặc riêng; cầu thang riêng được dùng trong trường hợp nhà ít
phòng. Ưu khuyết điểm của loại nhà này:

- ịioại nhà này kinh tế hơn nhà một tầng, thích hợp vổi diện tích
ở-tương đối nhỏ.
- Tuy nhiên, vì các căn ở tầng trên thưòng có khu đất dành riêng
ỏ phía trước nhà, khu đất của tầng dưới sẽ ở phía ngược lại, cho
nên các cửa sổ các phòng của căn ỏ tầng dưới sẽ phải hưổng ra
khu đất của căn ỏ tầng trên và ngược lại. Do đó phải bốttĩí làm
sao để có thể tạo ra các cửa sô ở phía trên cao để tránh tầm
nhìn ra vưòn, tạo sinh hoạt kín đáo cho từng gia đình.

Các phương pháp tổ hợp mặt bằng chính (h.I.4.16):

- Một lối vào chung cho căn tầng dưới và tầng trên.
- Lốỉ vào riêng cho căn tầng dưối và tầng trên nhưng ở cùng một
phía.
- Lôì vào riêng cho mỗi cân và ỏ hai hướng khác nhau.
132 NGUYÊN LÝ mfr KẾ KlẾN TDÚC NỈ1À DÀN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

- Lôì vào từ cầu thang đặt ở ngoài tròi; cũng có trường hợp do nhà
xếp lệch nhau nên có giải pháp đặt lối vào từ mặt bên.
+ Loại nhà liên kế ba tầng (h.I.4.12, h.I.4.13, h.I.4.15):

Đây là loại nhà gồm ba tầng vối nhiều buồng phòng. Tuy nhiên,
loại nhà này ít được xây dựng.

Về đặc điểm tổ chức mặt bằng không gian ngưồi ta có thể gặp các hình thức
tổ chức như sau:

• Biệt thự liên kế bao gồm chủ yếu chỉ có hai loại:
+ Song lập (còn gọi là sinh đôi) đôì xứng và không đôì xứng.
+ Tứ lập đốỉ xứng và tự do.
• Nhà hên kế bao gồm:
+ Nhà hàng phô (chỉ có sân sau, sân trong).
+ Nhà liên kế có sân vườn (có vườn trước sân sau).
Bàng tham khào vế diện tích lô đât

Diên tích Dlện tích Kích thước


, Loại nhà Khu vục tôi thiểu tối đa rộng X sâu
(m2) (m2) (m)

NỘI thành 150 200 10x15


Song lộp và tú lộp
Ngoại thành 180 250 12x15

NỘI thành 80 120 óx 14


Liên kế có sân vườn
Ngoại thành 120 150 8x 16

2. Nhà ở hàng phố

Đây là loại nhà đồng thời có thể sử dụng để ỏ và để kinh doanh vì nhà ỏ gắn
liền với hè phố tạo nên những mặt phố. Ở loại nhà này thì mỗi gia đình có khả
năng tiếp cận với đường phô' trực tiếp khoảng 3,3-6m. Các tầng trệt giáp vối
mặt phô' thường để làm nghề phụ, kinh doanh, buôn bán. Nhà ghép sát. liền
nhau, cứ khoảng 60m thì lại có một lôì vào để thông vói ngõ sau.

Nhà hàng phô' thưòng thấy ở các đường phô' buôn bán nhỏ trong thành phô',
thị trấn; vì vậy ngưòi ta gọi đó là nhà ỏ kiểu thị dân. Mỗi gia đình được sử
dụng độc lập từ tầng trệt trở lên. Khi thiết kê' ngôi nhà cho từng gia đình đòi
Phần I. KổN TĐÚC NHÀ Ỏ 133

hỏi phải phối hợp, giải quyết, xử lý đồng bộ về hình khối của toàn ngôi nhà
hay cả đưòng phôi Loại nhà này có thể sử dụng đủ các loại vật liệu xây dựng
với kỹ thuật tiên tiến hay thủ công cổ truyền và người ta cũng có thể tạo nên
tính độc đáo của từng ngôi nhà, từng gia đình thông qua việc giải quyết xử lý
mặt đứng và cửa hàng của từng gia đình (từng khôi ghép).

Nhìn chung các ngôi nhà này chỉ có thể lấy ánh sáng tự nhiên từ một hưống
đó là từ đưòng phô' và để cải tạo điều kiện khí hậu cho các phòng ở và phòng
sinh hoạt trong từng gia đình thì mỗi nhà thưòng có từ một đến vài sân trong
để có thể lấy ánh sáng bổ sung từ những sân trong kiểu giếng ánh sáng - sân
trong nhỏ này (h.I.2.5).

Ngoài ra, do ảnh hưỏng đôì lưu của không khí jnà sân căn nhà hàng phô' sâu
như cái ông cũng có tác dụng cải thiện vi khí hậu.

Trong các khu phô' cổ hay khu phô' mới xây dựng theo kiểu nhà hàng phô' thì
người ta đòi hỏi mật độ xây dựng phải đạt 65-75% và tôì đa là 85%.
Sxây nhà

Mật độxây dựng =----------- = 65 -ỉ- 70%.


SIÔ nhà
(max = 85%)

♦ Đốì vối các nhà ỏ kiểu hàng phố một tầng thì phía ngoài giáp phố dành
cho sản xuất, phía giữa cho sinh hoạt ăn ở và lóp không gian cuối cùng là
các khu phụ, bếp, xí tắm. Giữa khu kinh doanh và khu ở có một sân trong
để tạo sự thông thoáng và nơi tiếp cận vối thiên nhiên, tại đây thường có
chậu cảnh, bể cá ... Nếu có điều kiện thì ở giữa khu ỏ và khu phụ sẽ có
một sân nước, tại đây sẽ chủ yếu bố trí bể nưốc, chỗ rửa, giặt của gia đình
(h.I.2.5 và h.I.4.19).

♦ Đối với các nhà hàng phố nhiều tầng thì số tầng cao của nhà tùy thuộc
vào độ rộng của lòng đường (góc khốhg chế 45 -ỉ- 60°).

• Bình quân chiểu cao của phòng


•Hphòng ~ 3-3,6m.
Hcừa hàng — 4,5 m.

• Cầu thang ỏ trong phòng


Rộng 70-80cm.
Dốc 40-60°.
134 NGirrâN LÝ Ttinfr KẾ KIẾN TPÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÕNG CỘNG

• Bậc cầu thang


Cao: 17-25 cm.
Rộng: 20-27cm.
thường hên tục dưới 18 bậc không cần chiếu nghi

VỊ trí của cầu thang thông thường tập trung ỏ giữa ngôi nhà hay cuối nhà,
quanh sân để kết hợp lấy ánh sáng ỏ cuối ỉô đất. Các cầu thang được dẫn
thẳng lên sân thượng và có thể lấy ánh sáng từ mái cho cầu thang và cho các
phòng ỏ xung quanh cầu thang (h.I.4.12).

Lầu một thường dành cho các phòng khách, phòng sum họp gia đình, các tầng
cao dành cho khu sinh hoạt riêng tư cần yên tĩnh. Sân thượng được dừng làm
nơi phơi và chỗ tiếp cận thiên nhiên của gia đình. Nếu nhà là mái bằng thì
còn tổ chức thêm những giàn cây, những mái nhẹ nửa hỏ, tạo bóng mát và
cách nhiệt cho mái.

Trên kiến trúc mặt đứng của nhà hàng phố người ta cho phép xây dựng
những ban công để kết hợp che mưa, che nắng cho cửa hàng và tủ kính phía
dưới, song độ sâu của ban công không được đưa ra quá 90cm đốỉ với các lòng
đưòng rộng dưói 8m, còn đối với lòng đường rộng trên 16m thì ta có thể đưa
ban công rộng tôì đa là l,2m.

3. Nhà liên ké có sân vườn

a. Yêu cẩu quy hoậch và kiến trúc nội thứ

Đây là loại nhà biệt thự có sân vườn có tiêu chuẩn mức sống trên trung bình.
Mỗi gia đình được sử dụng độc lập một lô đất từ 80 đến 100m2 và tối đa có thể
tới 150m2. Mặt tiền lô đất thưòng từ 5,4 đến 7 m.

Các căn hộ ỏ trong dãy nhà có thể sử dụng chung phần mái tường, hàng rào,
nhưng vẫn được khai thác độc lập sân vườn, cổng ngõ, hàng rào, sân thượng
thuộc phần của mình,

Phần ở chính được thiết kế 1-4 tầng vối kiểu sắp xếp vai kề vai và ngôi nhà có
khả năng tiếp xúc vối thiên nhiên ỏ hai hướng quay ra đưòng trưóc và sau.

Mật độ xây tiling trên lô đất phải bảo đảm 50-60%. Mặt tiền của ngôi nhà bắt
buộc phải lùi lại so vối hàng rào một khoảng ít nhất là 2,5m.

Cách ghép các nhà và lô đất có rất nhiều kiểu tùy theo đặc điểm về địa hình
và các khống chế về điều kiện quy hoạch (h.I.4.9 đến h.I.4.20).
Phần 1. KIỐỈ TDÚC NHÀ Ỏ 135

Tổ hợp không gian nội thất có hai giải pháp chính (cho nhà một tầng):

• Dùng phòng cửa vào (tiền phòng) làm đầu nút giao thông.
• Dùng phòng khách làm đầu mút giao thông (h.I.3.20).
Việc phân khu ngày - đêm có thể theo kiểu hai bên phải - trái hoặc trưốc sau
(h.I.4.2).

Môì quan hệ chính phụ có thể gặp các giải pháp sau:

• Khu phụ ỗ phía trưốc (h.I.4.9)


• Khu phụ ỏ phía sau (h.1.4.10)
• Khu phụ Ồ bên sườn (h.I.4.12)
• Khu phụ ồ giữa (h.I.4.12)
Mỗi giải pháp đều có mặt ưu - khuyết riêng, tùy trưòng hợp khống chế địa lý
và sỏ thích lối sông mà qúyết định sự chọn lựa thích hợp. Nhìn chung nên lợi
dụng khu phụ làm phòng đệm để chông nóng, chông lạnh, tạo kín đáo và yên
tĩnh cho khu ỏ của gia đình. Cũng cần chú ý mối quan hệ hợp.lý giữa bếp và
sân sau, bếp và sinh hoạt chung, phòng ngủ và khối vệ sinh mà bô' trí các
phòng ốc thích hợp.

Tuy nhiên đôì vối những vùng có điều kiện khí hậủ phức tạp với hướng gió
trái ngược nhau vào hai mùa nóng lạnh (miền Bắc VN) thì khu đệm có thể
mang những lợi ích vào mùa này nhưng có thể gây những bất lợi vào mùa kia
khi có hướng gió ngược lại.

Trong những căn nhà nhiều tầng, ngưdi ta có thể phân khu chức năng kiểu
tầng trệt và tầng một dành cho các phòng khu sinh hoạt ngày vừa tiện dụng
vừa tiết kiệm đường ốhg kỹ thuật; lầu trên dành cho các phòng của khụ sinh
hoạt đêm.

Để bảo đảm tính kín đáo và yên tĩnh cho nghỉ ngơi và làm việc, người ta có
thể gặp hai giải pháp (h.I.4.9):

• Dùng khu phụ đệm giữa khôi phòng ỏ và đưòng phố (h.I.4.12,1.5.9)
Ưu điểm:
- Tiết kiệm đưòng ông kỹ thuật.
- Tạo kín đáo,, cách ly tiếng ồn tốt.
Nhược điểm:
- Mặt đứng không đẹp.
- Bất lợi cho việc liền hệ giữa khu phụ, bếp và sân trong.
136 NGUYÊN LÝ TIÍỈ^T rá KlÃi TPÚC NtlÀ DÂN DỤNG: NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

• Đặt khu phụ vào phía sau, vào giữa nhà (h.I.4.12,1.5.9):
Các khu phụ thưòng thiếu ánh sáng và điều kiện thông gió không tốt
thường người ta phải lấy ánh sáng từ trên mái xuống thông qua gian
cầu thang hoặc ngưòi ta tạo nên giếng ánh sáng hay những mảnh sân
nước nhỏ ở phía dưới và giếng được gắn liền với buồng lồng cầu thang
hoặc vối khu phụ đó (h.I.4.12).

b. Về cầu thang (h.I.4.21)

Phải bảo đảm thân thang rộng 800-1000 mm. Nếu lòng buồng thang rộng
khoảng 2m ta có thể làm thang hai vế. Ngưòi ta cho phép độ dốc của cầu
thang thường từ 35 đến 40° với bậc cao 16-16,5 cm, rộng 27-28 cm. Các cầu
thang nếu đặt hở trong các phòng như phòng khách, phòng sinh hoạt chung
thì thưòng làm rộng tôì đa là 90 cm và các tay vịn nên thiết kế hỏ, thoáng để
kết hợp làm phương tiện trang trí, tạo ra không gian sinh động phong phú.

• Cũng như nhà hàng phô, các sân thượng ở nhà liên kế có sân vưòn này thường
làm mái bằng với giàn hoa có lôì lên thuận tiện để khai thác, sử dụng như
những vườn treo phục vụ nghỉ ngơi thư giãn và phơi phóng.

c. Đặc điểm mật đứng

Kiến trúc mặt đứng của các nhà liên kế có sân vưòn có thể tạo từng mặt đứng
riêng của ngôi nhà nếu mặt tiền của ngôi nhà rộng trên 5,4m. Khi ấy cách
giải quyết sẽ tương tự như thiết kế mặt đứng của biệt thự (h.I.1.11, h.I.2.7,
h.I.4.5).

Khi lô đạt có mặt tiền hẹp thì người ta giải quyết hiệu quả mặt đứng thông
qua việc tổ hợp mặt đứng của cả tổng thể ngôi nhà. Người kiến trúc sư có thể
vận dụng các quy luật về nhịp điệu qua việc nhắc lại các hình thức giống
của cửa sổ, ban công, lôgia của các căn hộ trong ngôi nhà đó và thông
qua hiệu quả sự tương phản giữa phần rỗng và đặc, giữa phần sáng và tốị
thông qua việc sử dụng các thủ pháp cửa góc, cửa sinh đôi,cho từng căn hộ
hay cho hai căn hộ cạnh nhau (h.I.1.10, h.I.1.11, h.I.4.8).

4.5. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN của nhà khối ghép trong thòi
GIAN TỚI

Trong khoảng thòi gian những nám 1980-1990 các căn hộ khối ghép xây dựng
một cách tự phát, thiết kế rất sơ lược đơn giản chủ yếu chỉ để đáp ứng các nhu
cầu tối thiểu tạm thời trước mắt về chỗ ở. Các căn hộ thường hai tầng, chưa
Phần I. KIẾN TRÚC NHÃ Ỏ 137

chú ý đến vẻ đẹp tổng thể cũng như của từng căn hộ. Diện tích sử dụng của
các căn hộ thậm chí không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tối thiểu dẫn đến tình
trạng cơi nới, chắp vá gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của ngôi nhà.

Sau năm 1990, kinh tế xã hội bưóc đầu thoát khỏi khủng hoảng. Thu nhập
bình quân đầu ngưòi tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được chú ý hơn.
Ngôi nhà không còn chỉ là chỗ trú thân, văn hóa ỏ trỏ thành một nhu cầu
thiết yếu cho mọi gia đình. Trào lưu mua đất xây nhà bùng nổ do điều kiện
sinh hoạt trong các chung cư không đáp ứng được cuộc sông hiện đại. Bộ mặt
hè phố’ thay đổi từng ngày, các khu dân cư mối ngày càng mỏ rộng. Gắn liền
vói nó là những kiểu nhà biệt thự hay chia lô được xây dựng ồ ạt và tự phát,
thiếu một quy hoạch tổng thể chung. Ai cũng muôn có một căn nhà theo sỏ
thích riêng dẫn đến sự sao chép tùy tiện những hình thức chi tiết kiến trúc
mà họ cho là "đẹp" nhưng trên thực tế lại rất “kém thị hiếu”. Tổng thể chung
khu ỏ, đường phố trỏ nên lộn xộn trái ngược vối mong muôn của công chúng.

Trong tình hình đó, xây dựng nhà khôi ghép với những ưu điểm vốh có của nó
trở nên rất thích hợp vối nhiều đôì tượng gia đình.

Nhà khôi ghép đã trở thành xu hướng chủ đạo không chỉ ở vùng ven đô, thị
trấn, thị xã mà ỏ cả thành phố' du lịch, khu nghỉ mát. Ở nước ngoài (Mỹ, Thái
Lan, Malaysia,...) dễ dàng bắt gặp khắp nơi những nhà khôi ghép đa dạng về
chủng loại, phong phú về màu sắc, kiểu cách sang trọng và rất thời thượng
(cho cả tầng lớp thượng lưu), được phôi hợp hài hòa độc đáo vối các khối mảng
cây xanh của nhà vườn - biệt thự, với hình khối kiến trúc các nhóm quần thể
chung cư nhiều tầng và cao tầng, tạo nên cảnh sắc, bóng dáng đô thị vui mắt
sinh động và đầy sức hấp dẫn và hiện đại...

Tìm kiếm các dạng nhà ở thấp tầng liên kế mật độ cao (có sân trong) để nâng
cao mật độ cư trú, hệ số sử dụng đất nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng
nó trong đô thị cũng là một hướng phát triển được nhiều nước chú ý những
thập kỷ gần đây (h.I.4.22, h.I.4.23).

Nhà khôi ghép ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết
chỗ ỏ cho ngưdi dân Hà Nội, nâng cao điều kiện sôhg cho mọi người, mọi nhà.
Nhà khối ghép trở thành một yếu tố không thể thiếu trong những loại hình
nhà ỏ. Tất nhiên còn phải qua thực tế sàng lọc. Mong rằng chúng ta sẽ có
những căn nhà khốỉ ghép phù hợp hơn trong tương lai.
138 NGUYÊN LÝ Tnnfr KỂ KlỂN TPỦC nhà dàn dụng : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

Hà Nội cũng đã có nhiều dãy nhà hên kế mối như ỏ Giáp Bát, Chùa Bộc gồm
nhiều loại từ ba đến bốn tầng (cho gia đình có thu nhập khá và cao) khá đẹp.
Hình thức bên ngoài nhìn chung phải hài hòa vối nhau nhưng không gian nội
thất cần được xử lý khéo léo cho phù hợp với đặc điểm và sỏ thích của từng giạ
đình. Cùng với cuộc sông kinh tế thị trường, lôì sống hiện đại thực dụng làm
giá đất xây dựng ỏ đô thị tăng đã và đang dần dần làm mất đi khoảng không
gian tiếp cận thiên nhiên (sân - vưòn) trong các ngôi nhà, chĩ vì mục đích
muốn phát huy hiệu quả kinh tế đơn thuần của đất đô thị.

Nhà khốỉ ghép không nên quá cao, trong khoảng 2-4 tầng là hợp lý. Nhà cao
trên bôn tầng không thuận tiện cho sự liên hệ giữa các phòng đồng thời cũng
ảnh hưỏng tới mỹ quan của cả tuyến nhà của đưòng phố’.
Phần ỉ. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ
139

SONG LẬP

SONG LÃP

KHỐI GHÉP
□UY HOẠCH (LIÊN KÉ)
CỤM BIỆT THU

BIÊT THỰ ĐON LÂP

TÀNG I

Hình 1.4.1. CÁC DẠNG BIỆT THỰ VÀ YÊU CẦU QUY HOẠCH NHÓM NHÀ
GIẢI PHĂP KIẾN TRÚC : CÓ HAI GIẢI PHÁP chính : »ĐỐI VỚI NHÀ 2 - 3 TẦNG

© DÙNG SẢNH THANG LÀM ĐẦU NÚT GIAO THÔNG VỊ TRÍ TRUNG TÂM Bố cục CỦA NHÀ

Sân sau Ngủ


Bếp Ngủ Tứ lập
Sân KHỐI GHÉP (LIÊN KỂ)
vườn

Phòng Sảnh Phòng

NGUYÊN LÝ TH1Í7I KẾ KIẾN TPÚC nhà dãn dụng


khách Thg □ 2 Sân vườn
sum họp
Làm việc
Phòng
vĩm
vợ chổng Làm việc

KHU NGÀY Gara Sân ngõ KHU ĐÊM • ĐỐI VỚI NHÀ 1 TẦNG

1
(TẨNG TRỆT) (TẦNG TRÊN)
wc] »1 Bếp I »(săn sau
Phòng
vợ chổng
wc An
Tiền sảnh
(5) DỪNG PHÒNG KHÁCH LÀM ĐẦU NÚT GIAO THÔNG : (Hièn đón)
Ban
Phòng ăn Sân sau cống
Sum họp Phòng
Lôgia
khách truớc hiên

> Làm việc


Ngủ Phòng khách

NHÀ :
Hành Ngủ )—|~Hành lang phụ I
Ngủ Hièn đón Gara
lang Bếp
nội bộ Thg


KHU NGÀY NgủỴ (Ngủ Cổng ngõ

& NHÀ CÔNG CỘNG


Ngủ (TẦNG TRỆT)
Gara (Ở phía sau) (ờ phía trước)
KHU ĐÊM
(TẨNG TRÊN) Cổng ngõ
wc Phòng
KHU ĐÊM KHU NGÀY
vợ chồng
[wc
Hình 1.4.2. Sơ Đổ CÔNG NĂNG VÀ PHÂN KHU “NGÀY - ĐÊM” TRONG BIỆT THỰ
Phản 1. KIẾN TỈ2ÚC NHÀ Ỏ
141

Em

DÙNG TIỀN PHÒNG LÀM ĐAU NÚT GIAO THÔNG

Hình 1.4.3. Sơ ĐÓ CÔNG NÂNG (KlỂU PHƯƠNG TÂY), ví DỤ VÉ GIẢI PHÁP


DÙNG SẢNH LÂM ĐẦU NÚT GIAO THÔNG
to

NCUYKN LÝ ĨHiri’ KẾ KIKN TDÚC NHÀ DẰN DỤNC


NHÀ
ỏ :
& NHÀ CÒNG CỘNG
Hình 1.4.4. VI DỤ VỂ GIẢI PHÁP DÙNG PHÒNG CHUNG LÀM ĐẦU NÚT GIAO TÔNG
Phần I. KẾN TRÚC NtlÀ Ô
Với cửa sổ và ống khói lỏ sưởi bằng đá
kiểu nông thôn ở mạt tiền làm ngôi biệt
thự này trỏ nên đáng chú ý hơn. Một lối
vào có mái che đưa lên phòng nghỉ và
bước xuống phòng khách có vòm .Lò
sưởi sưởi ấm phòng khách và phòng ăn
bén cạnh có lối ra sàn gó.Nhà bếp có
nơi dành ăn sáng trong gia đình.Một
cửa sổ trén trần chiếu sáng thang lầu
lên phòng ngủ chính có nhà tắm riêng
đầy đủ tiện nghi. Phòng ngủ thứ hai có

______________________
chung một phòng tắm với phòng ngủ
thứ ba và phòng ngủ trên bao lơn nhố
ra như một gác nhồ.Một bao lơn nhìn
xuống phòng khách bên dưới.

.
____________________________________________________________ líã .
□ONG PHÒNG CHUNG
LÀM ĐÁU NÚT GIAO THÔNG CỦA CAN NHÀ

Hình /4.5. CỬA sổ GỐC VÀ CHUỎI , HÌNH THỨC MẢI oốc CỦA BIỆT THỰ
144 NGUYÊN I.Ý Tilin’ KÉ KIẾN TDIÍC NHÀ DÂN DỊINC : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

PHÂN KHU CHÊNH CỐT

PHÂN KHU
CÙNG CÓT

Hình 1.4.6. BIỆT THự VÀ PHÂN KHU NGÀY - ĐÊM


Hình 1.4.7. BIỆT THỰ MỘT TẦNG . KTS . GROPIUS
NGUYÊN LÝ Ttlirr KK K1ÍN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHẢ CÓNG CỘNG
146

Hĩnh .1.4.8. BIỆT THự MỘT VÀ HAI TẦNG


Phần I. KIẾN TDÍIC NHÀ Ỏ 147

Hình 1.4.9. NHÀ GHÉP KHỐI MỘT TẦNG ỏ VÙNG BẰNG PHẲNG ( VAI KỂ VAI)
VÀ VÙNG ĐỔI ( CHỔNG GIẬT CẤP LÊN NHAU )
NCUYÊN LÝ TttlẾT KÉ K1KN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÕNG CỘNG
148

0
KHU PHỤ PHÍA SAU

Hình 1.4.10. CHUNG cư KlỂbl UẾN KỂ TẦNG RƯỠI - CÓ GÁC LỬNG ( HÃNG DOXIADIS.HY LẠP )
Phần I. KIKN ĨDÚC NHÀ Ỏ 149

SẮP ĐẶT CHUNG


LAYOUT

GROUND FLOOR

Hình 1.4.11. NHÀ LIỀN KỂ ( HÃNG DOXIADIS , HY LẠP


NGUYÊN LÝ TtllẾT KẾ KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ ỏ & NHÀ CÕNG CỘNG
150

i _ MAT BẰNG
£) TẮNG 2.3

S TL 1:100

8 3000 ] 2000 J000 1.2000 [ 3000 j 2000!


5000 . sox 1 xoo J
O Ỏ o o
Ã

Khu phụ ở giữa


TẮNG LẮU

Hình 1.4.12. KIÊN TRÚC KHÓI GHÉP MỘT TẦNG VÀ HAI TẦNG
Phấn ỉ.
KIẾN TDÚC NHÀ

5dDDDPOOoacDaaaaaaa5||oo
THIẾT ĐỔ8-B
CỦA CHlNH

Hình 1.4.13. CHUNG cư LIÊN KÊ BA TẨNG ( HÃNG DOXIADIS , HY LẠP ) CH


9?
ro

NCUYÊN LÝ THIíh' KÍ KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNC


NHÀ
ỏ :
BÌNH ĐÓ TẨNG TRỆT

& NHÀ CÔNG CỘNG


Hinh 1.4.14. CHUNG cư LIÊN KÊ THÔNG TẦNG ( HÃNG DOXIADIS , HY LẠP )
Phần I. KIKN TDÚC NHÀ Ỏ 153

Hình 1.4.15. TỔ CHỨC CĂN HỘ TRONG NHÀ LIÊN KÊ 2 - 4 TẦNG


NGUYÊN LÝ THIẾT K-Ế KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHÀ CÔNG CỘNG
154

TẲNG I
TẴNG II

Hình 1.4.16. NHÀ KHỐI GHÉP 2 - 3 TẦNG CHO HAI GIA ĐÌNH SÔNG BIỆT LẬP
Phần ỉ.
KIỂMTDÚC NHÀ

155

Hình 1.4.17. GHÉP KHÓI CHỮ L TẠO SÂN TRONG (ở PHẨN LAN)
156 NGUYÊN LÝ TUILT KỆ K1ẾN TQÚC NtlÀ DÂN ĐỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.4.18. GHÉP KHÓI TẠO SÂN TRONG LỚN, LIÊN HOÀN
Phần I. KIẾN TDÚC NMÀ Ỏ 157

NHÀ LIÊN KẾ GHÉP KHỐI TẠO NGÕ BÊN SƯỜN


PHÓ BÀ TRIỆU - HÀ NỘI

Hình 1.4.19. GHÉP KHỐI KlỂU CHONG CHÕNG


158 NGUYÊN LÝ THIẾT KỂ Kố TDÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

Hình 1.4.20. NHÀ KHỐI GHÉP CÓ SÂN TRONG TẠO MẬT ĐỘ XÂY DỰNG LỞN
Phầnl. K1ẾNTOÚCNHÀỎ
V B0+?a
1» 13a

ililillilililll
1 • I3a

lilllilliilil
1« 90 * 8a

I »180* 5a

9o*a

CẤU TẠO BẬC CẴU THẠNG KHI ĐỘ Dốc LỚN TRÊN 50°

■ Hình 1.4.21. CẨU THANG TRONG NHÀ ở THẤP TẮNG CẠ


160 NGƯYÊN LÝ TH1CT KẾ kiến TQÚC nhà dân DỤNC : NHÀ Ò & NHĂ CÓNG CỘNG

fffffrtff

Hình 1.4.22. xu HƯỚNG TẢNG MẬT ĐỘ CHO NHÀ ỏ KHỐI GHÉP THẤP TẦNG
BẰNG HỆ THổNG SÂN TRONG CHO TỪNG KHỐI
Phần I. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 161

Hình 1.4.23. MỘT HƯỚNG MỚI PHÁT TRIỂN NHÀ KHÔÌ GHÉP
162 NGUYÊN LÝ Ttrnfr1 KỂ KlỂN TPỦC NĨ1À dàn dụng : NKẰ Ô & NHẲ CÕNG CỘNG
Phần I. KIẾN TDỦC NHÀ Ỏ 163

5.1. KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM - PHÂN LOẠI CHUNG cư NHIỀU TẦNG

5.1.1. Khái niệm

Các chung cư nhiều tầng là các loại nhà ở phục vụ nhiều gia đình với số tầng
từ bôh đến bảy tầng.

Ngôi nhà tập hợp từ vài chục đến vài trám hộ, mỗi gia đình sống biệt lập
trong từng căn hộ riêng vối tiện nghi trung bình hoặc tôì thiểu và có những bộ
phận chấp nhận sử dụng chung cho mọi hộ: hành lang, cầu thang, không gian
phục vụ cho tập thể các hộ trong nhà (kho, chỗ để xe, trạm điện thoại...).

Đối vói thành phô, đây là loại nhà kinh tế nhất và có khả năng đáp ứng khả
năng chi trả cùa đại đa số người dân thành phô', đặc biệt thích hợp với những
gia đình có thu nhập thấp.

Ngưòi ta còn gọi loại nhà này là loại nhà "xã hội": mảng nhà ỏ mà Nhà nưóc,
Chính phủ luôn quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ để giải quyết sớm nạn
khủng hoảng khan hiếm về nhà ỏ của các đô thị lốn.

5.1.2. Đạc điểm

• Loại nhà này được thiết kế dựa trên tê' bào của nó là cằn nhà. Mỗi căn
nhà là một chuỗi tập hợp các không gian, diện tích phục vụ đời sông
sinh hoạt độc lập khép kín của một gia đình. Gia đình vô'n khác nhau
về mặt cấu trúc nhân khẩu, về mô'i quan hệ giữa các thành viên, về
nghề nghiệp xã hội, cho nên để thiết kê tốt nhà chung cư thì người
thiết kê' phải nắm được tỉ lệ cấu trúc các loại hộ gia đình khác nhau
trong đôì tượng dân cư mình phục vụ tại khu ở tương lai.
Trong từng khu nhà, tỉ lệ các 1’oại căn hộ phải phù hợp hoặc gần phù'
hợp với thực tế lúc khai thác sử dụng (cần dựa trên các sô' liệu điều tra
và dự báo).
164 NGUYÊN LÝ Ttlirr k£ KiỂN TQÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÁ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Nếu như trong các cặn nhà bình thường, ít tầng, kiêh trúc sư thiết kế
dựa theo đơn đặt hàng của chủ nhân các gia đình sẽ đến ỏ trong tương
lai, thì trong mảng nhà ở chung cư này, người kiến trúc sư phải dựa
trên những nghiên cứu tiếp thị, điều tra xã hội, những thống kê về dân
số, gia đình để đưa ra những thông số hợp lý.

• Tiêu chuẩn diện tích ở, các tiện nghi đời sôhg phải được nghiên cứu,
đáp ứng, căn cứ trên điều kiện kinh tế xã hội của đất nưóc theo những
quy pháp hiện hành nhằm bảo đảm cho đại bộ phận những người
nghèo, thu nhập thấp có khả năng toại nguyện sự mưu cầu một chỗ ỏ.
Nói cách khác, loại hình nhà ỏ này phải tuân theo những định hướng
và khống chê của chính sách nhà ỏ.
• Thiết kế phải đáp ứng được điều kiện xây dựng phổ cập với quy mô lớn
(nhanh, nhiều, tốt, rẻ). Thông thường, người ta sử dụng phương pháp
xây dựng công nghiệp hóa, xây dựng hàng loạt theo hưóng những
thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một
sêri mẫu.
• Loại nhà này không trang bị thang máy, còn với những căn hộ ỏ trên
tầng năm thì phải thiết kế những kiểu căn hộ thông tầng (người sử
dụng căn hộ này chỉ lên đến tầng năm bằng thang bộ chung, từ tầng
năm đến tầng bảy là phạm vi liên hệ trong một gia đình). Tuy nhiên
về giải pháp mặt bằng - không gian thì chung cư nhiều tầng và cao
tầng như nhau, có khác là chỉ ỏ nút giao thông đứng có hay không có
thang máy.

5.1.3. Sơ lược quớ trình phát triển chung cư nhiều tâng ỏ việt Nam

ở các đô thị Việt Nam, các chung cư được xây dựng nhiều từ giữa thế kỷ XX ...
Các chung cư được xây dựng ở các tỉnh miền Bắc, tiêu biểu là ở Hà Nội và
cũng chỉ đáng kể là các chung cư đích thực, những nhà xây dựng từ năm 1975
trở lại đây như các mẫu nhà xây dựng ỏ khu Kim Liên, Trung Tự, Bách Khoa.
Thành Công, Giảng Võ, Thanh Xuân với các căn hộ nhỏ thay vì những căn hộ
lốn nhiều phòng sử dụng chung các khu phụ trước đây... Đặc điểm mẫu nhà
của các khu trên trong giai đoạn này là việc hình thành các căn hộ khép kín
(riêng biệt hoàn toàn), yên tĩnh, có diện tích các loại căn hộ: một phòng (16 -
24m2); hai phòng (33 - 34m2); ba phòng (41m2); vói tiêu chuẩn 6m2/người trong
đó các loại căn hộ 16 - 24m2 chiếm 50%; 33m2 chiếm 30% và 41m2 chiếm 20%.

Khu chung cư cho chuyên gia của công trình thủy điện sông Đà gồm 50 chung
cư bốn tầng, được xây diỊng trên khu đồi Hoà Bình,được xem là một trong các
tổng thể nhà có điểu kiện tiện nghi ở, sinh hoạt, dịch vụ và thẩm mỹ môi
trường tốt. Trong tổng thể này có sân vườn khang trang, có các khu vực thể
Phản 1. KIẾN TRÚC NHẢ Ỏ 165

thao, bể bơi, sân tập luyện, cửa hàng bách hóa, bệnh viện...Các căn hộ có tiện
nghi độc lập, vối tiêu chuẩn diện tích ở đạt mức trên dưới 12m2/người.

Ở miền Nam mà tiêu biểu là khu Thanh Đa nhiều tầng thành phô' Hồ Chí
Minh, các chung cư trên dưối 10 tầng xây dựng trước năm 1975, đều vối các
cán hộ khép kín tương đối đầy đủ tiện nghi, vệ sinh, điện nưốc vối các loại'
diện tích khác nhau (tiêu chuẩn ỏ 7 4- 8m2/ngưòi).

Các chung cư Eden, Nguyễn Thái Bình, 727 Trần Hưng Đạo, cũng là chung cư
điển hình xây dựng trước năm 1975 vối các căn hộ khép kín, tiện nghi song có
khác là các chung cư này được xen kẽ ở các khu phô' cũ thiếu cây xanh sân
vườn dành cho hoạt động công cộng và không yện tĩnh.

Các chung cư được xây dựng sau năm 1975 có thể kể đến cư xá Phú Thọ Hòa,
quận Tân Bình, có 61 căn hộ vối các loại diện tích sàn: 68m2, 75m2, 114m".
Các chung cư xây dựng trên đất gần chùa Giác Lâm quận Tân Bình có 61 càn
hộ, bình quân 95m2 một căn hộ, nhà chung cư phường 25 quận Bình Thạnh có
315 căn hộ, mỗi căn hộ 80m2. Khu nhà ở Bình Quô'c quận 11 có 188 căn hộ,
mỗi căn hộ 107m2 tức vối tiêu chuẩn hơi cao, khoảng 10m2 ỏ/người... Các khu
chung cư phục vụ chương trình giải tỏa nhà ố chuột bên kênh, rạch như chung
cư 575 Nguyễn Kiệm, chung cư 43 Hồ Văn Huê, chung cư đầu cầu Lê Văn Sỹ ...
có các căn hộ được thiết kê' phù hợp vối điểu kiện khả năng kinh tê' của người
lao động, đáp ứng các mục tiêu của chính sách và chương trình nhà ở do
thành phô' đề ra.

5.1.4. Phân loại chung cư nhiều tầng

Căn cứ vào cách tổ hợp những căn hộ mà người ta có thể phân loại các chung
cư nhiều tầng thành các dạng sau:

a) Chung cư kiểu đơn nguyên,


b) Chung cư kiểu hành lang,
c) Chung cư vượt tầng.
d) Chung cư có sân trong.
e) Chung cư lệch tầng.

5.2. CO CẤU NỘI DUNG CĂN HỘ VÀ TIÊU CHUẨN thiết kế của


CHUNG CU NHIỀU TẦNG

Cấu trúc hộ phòng tức tỷ lệ phần trăm (%) các loại quy mô căn hộ khác nhau
là cơ sỏ quan trọng để tổ hợp mặt bằng kiến trúc chung cư. Có thể tham khảo
các tỷ lệ câ'u trúc sau trong giai đoạn trước mắt (kiến nghị của Bộ Xây Dựng):
166 NGUYÊN LÝ THlếr KỂ Klốí TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

• Hộ 1 - 2 ngưòi: 15,4%.
• Hộ 3 - 4 ngưòi: 67,2%.
• Hộ 5 - 6 người: 8%.
(dùng cho mảng dân cư có thu nhập thấp, người nghèo khổ).
Việc bảo đảm tỷ lệ cấu trúc hộ - phòng này có thể thực hiện bằng bá cách:

• Bảo đảm ngay trong mặt bằng tầng điển hình.


• Bảo đảm trong toàn ngôi nhà (có mặt bằng tầng không giống nhau).
• Bảo đảm trong nhóm nhà hay khu nhà, mỗi nhà một vài loại quy mô
vói tỳ trọng khác nhau nhưng tổng hợp lại là đáp ứng cung cầu.
Chỉ tiêu diện tích ỏ đến năm 2010 có thể căn cứ trên tiêu chuẩn: 6 đến 8m2
cho một đầu người, tùy theo sự phân loại mức độ tiện nghi (bảng 1).

• Loại C: Tiện nghi tốì thiểu phục vụ cho đôì tượng nghẻo khổ, thu nhập
thấp.
• Loại B: Tiện nghi trung bình phục vụ cho cán bộ công nhân viên.
• Loại A: Tiện nghi khá phục vụ cho gia đình có thu nhập trên trung
bình.
Diện tích sàn cho các loại tiện nghi (ở và phụ): Stón = sờ + Sphụ có thể tham
khảo bảng 2.

Bảng 1

Số nhân khđu gia đình LoạlCOn2) Loại Sứn2) Loại A (m2)

2 người 30 36 45

3 nguờl 36 45 54

4 ngưòl 45 54 75

5 người 54 75 90

6 ngưòl 75 90 108

7 ngưòl 90 108 150

Riêng đối vối mảng đốì tượng thu nhập thấp và trung bình có thể tham khảo
các tiêu chuẩn sau:
Phẩn l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 167

Bảng 2
Số phòng Nhânkhđu Ssàn Sở Bếp Sành, wc, lối đi
1 2 28 14 4 10
1 3 34 18 4,5 12
2 4-5 46-48 .24-26 5 14- 15
3 6-7 58-60 34-36 5-6 15- 18
4 8-9 70-72 44-46 5-6 18-20

Vào những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX ỏ Nhật Bản và Pháp các chung cư
thiết kế cho ngưòi có thu nhập trung bình và thấp có điều kiện tiện nghi như
Việt Nam hiện nay mà tiêu chuẩn cụ thể có thể tham khảo trong các bảng 3,
4, 5 dưói đây:
Bảng 3. Tiêu chuẩn ở tối thiểu (Nhật Bản)

Tham khảo: Tổng diện tích


Số ngưòl cấu trúc Tổng diện Diện tích đốt làm nhà (kể cà khu
trong hộ phông ỏ + bếp sàn
dùng Chung, v.v.)

1 người 1B 7,5m2 (4,5 mat) 16m2 (21m2)


2 ngưòl 1AB 17,5m2 (10,5 mat) 29m2 (36m2)
3 người 2AB 25,0m2 (15,0 mat) 39m2 (47m2)
4 người 3AB 32,5m2 (19,5 mat) 50m2 (59m2)
5 người 3AB 37,5m2 (22,5 mat) 56m2 (65m2)
6 người 4AB 45,0m2 (27,0 mat) 66m2 (76m2)
7 người 5AB 52,5m2 (31,5 mat) 76m2 (87m2)

Bảng 4. Tiêu chuẩn ở trung bình (Nhật Bản)

Tham khào: Tổng diện tích


Sô' người Câ'u trúc Tổng diện Diện tích
đốt làm nhà (kể cà khu
trong hộ phông ỏ + bếp sàn
dùng chung, v.v.)

1 ngưài 1A 17,5m2 (10,5 mat) 29m2 (36m2)


2 người 2KAB 33,0m2 (20,0 mat) 50m2 (60m2)
3 người 2KAB 43,5m2 (26,5 mat) 69m2 (81m2)
4 người 3KAB 57,0m2 (34,5 mat) 86m2 (100m2)
5 người 4KAB 64,5m2 (39,0 mat) 97m2 (111m2)
6 ngưòl 4KAB 69,5m2 (43,5 mat) 107m2 (122m2)
7 người 5KAB 79,5m2 (48,0 mat) 116m2 (132m2)

Ghi chú: -1 mat« 1,67m2(l chiếu tatami).


• Các số 1, 2, 3... là số phông ngủ. A: phông ăn B: Bếp K: Phông khách (SHC)
• Tiêu chuđn tốl thiểu xây dụng trên nguyên tác hợp vệ sinh, căn hộ ở lành mạnh, côn tiêu
chuđn ỏ trung bình trên nguyên tác mỗl người có một phông ở (phòng ở bàng số nhân
kháu).
168 NGUYỀN LÝ TI lố rá kiến TPÚG nhà DANDLING: NHÀ Ỏ&NHAC0NG CỘNG

Bảng 5. Bảng quy định - diện tích tối thiểu - cho hộ chung cư (Pháp)

Loợl cỡn hộ 2/3 2/4 3/4 3/5 3/6 4/6 4/7 4/8 5/8

(m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2) (m2)

Bếp ó 7 7 7 8 8 8 8 8

Góc ãn 5 5 5 6 6 6 7 8 8

Sinh hoạt chung 13 13 13 14 16 16 17 18 18

Ngủ bố mẹ 14 14 14 14 14 14 14 14 14

Ngủ 2 8 12 8 12 12 12 12 12 12

Ngủ 3 - - 8 8 12 8 12 12 12

Ngủ 4 - - - - - 8 8 12 8

Ngủ 5 - - - - - - - - - 8

Tám + wc 4 4 4 - - - • 4 4

Tảm không có wc - - - 4 4 4 4 - -

wc tách biệt - - - 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2

vỏi rủa phụ thêm - - - 1 1 1 1 2 2

Kho 1,5 1,5 1,5 2 2 2 2,5 2,5 2,5

Diên tích sàn 51,5 56,5 60,5 69,2 76,2 80,2 86,7 93,7 97,7
chung

Chú thích: Trong loại cân hộ tủ số là số phông ngủ và mâu số là số nhân khẩu.
Diện tích sàn chung không kể diên tích giao thông và ban công, lôgla, thường
chiếm khoáng 25 -ỉ- 30% san.

Áp dụng cho chung cư tù 2 đến 4 phòng ngủ (túc hộ 3 đến 6 phỏng) VỚI trung
bình diên tích sàn tù 20 đến 25m2/phỏng ngủ, thích họp VỚI chung cư cho thuê
glã phái Châng

Nội dung căn hộ chung cư gồm (h.1.3.1, h.I.3.2);


• Khu ngày: ồn ào, tập thể, phải tiếp cận xã hội thuận tiện, cần tập hợp
chứng gần nhau tạo nên con đường ngắn nhất tiếp cận vói hành lang
chung (sinh hoạt chung, bếp, wc cho khách ...).
• Khu đêm: kín đáo, yên tĩnh, thoáng mát và ấm cúng. Nên bố trí ỏ phía
sâu cùa căn hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp nhiều vói hành lang chung
Phân ỉ. KIẾN TQÚC NHÀ Ỏ 169

(phòng ngủ vợ chồng, các phòng ngủ thành viên khác, wc, kho, ban
công, lôgia ...).
Có hai phương án liên kết các khu chức năng vói hành lang tương tự như
trong loại nhà thấp tầng (h.I.5.2):

• Dùng tiền phòng làm đầu nút giao thông.


• Dùng phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung để làm đầu nút giao
thông.

5.3. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CẮC LOẠI CHUNG cu NHIỀU TẦNG

5.3.1. Nhà ỏ kiểu đơn nguyên

Nhà ỏ kiểu đơn nguyên hay còn gọi là kiểu phân đoạn là loại nhà xây dựng
rất phổ biến trong các thành phôi Cùng với kiểu nhà hành lang, hai loại nhà
này được coi là những kiểu nhà hợp lý được khuyến nghị xây dựng phổ cập để
giải quyết vấn đề khủng hoảng nhà ở cho dân cư đô thị.

Đơn nguyên là một tập hợp nhiều cản hộ bô' trí quanh một cầu thang. Thông
thường, mỗi đơn vị đơn nguyên có từ hai đến bôn căn hộ (h.I.5.3).

Chung cư kiểu đơn nguyên là loại nhà được lắp ghép từ nhiều đơn nguyên
theo nhiều dạng tổ hợp mặt bằng (trung bình thưòng từ ba đến năm đơn
nguyên) và thường phổ biến nhất là loại nhà ba, bốn , năm tầng. Nếu nhà
trên năm tầng thì tổ chức nút giao thông chung ngoài cầu thang bộ thưòng có
thêm cầu thang máy. Đó cũng chính là sự khác biệt của nhà nhiều tầng và
cao tầng.

Khi thiết kế nhà ở chung cư kiểu đơn nguyên thì việc chủ yếu là chọn giải
pháp hợp lý cho đơn nguyên (thưòng gọi là đơn nguyên điển hình). Thật cần
thiết đơn nguyên hai đầu mói có sự thay đổi chút ít. Tỉ mỉ hơn có thể phân
loại đơn nguyên theo đơn vị đơn nguyên giữa (có chiếu sáng từ hai phía), đơn
nguyên đầu hồi (có chiếu sáng từ ba phía do có thể trổ cửa sổ thêm ở phần đầu
hồi nhà) và đơn nguyên góc. Đơn nguyên giữa là phần cơ bản của cấu trúc
toàn bộ nhà. Trưòng hợp phải thiết kê đơn nguyên góc thưòng là do yêu cầu
của quy hoạch.

Đơn nguyên đầu hồi và đơn nguyên góc đặc biệt, đơn nguyên chuyển hướng có
thể tạo khả năng tăng sô' phòng ở trong căn hộ và làm không gian hình khối
kiến trúc nhóm nhà thêm đa dạng (h.I.5.3).
170 NGUYÊN LÝ Tttnfr KÍ KIẾN trúc nhà dằn dụng : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

Loại nhà ỏ kiểu đơn nguyên có nhiểu ưu điểm so với các loại nhà khác như
bảo đảm tiện nghi, cách ly tốt, thích hợp vổi nhiều loại khí hậu, kinh tế vì tiết
kiệm diện tích sàn, vì ít tốn diện tích phụ, tiết kiệm tưòng ngoài (vì nhà có
chiều dày lốn). Tuy vậy loại nhà này có khó khăn trong việc tổ chức thông gió
trực tiếp (h.I.5.12). Đơn nguyên thưòng có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản
hoặc có dật lồi lõm đôi chút (h. 1.5.1).

1. Phương pháp tố chúc mặt bầng một đơn nguyên

Khi xét phương thức tổ hợp mặt bằng nhà đơn nguyên ta xét hai vấn đề:

a. Mối quan hệ giữa các phòng ở

Đó là sự sắp xếp tương quan giữa phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ với
không gian lối vào; ỏ đây tổ chức mặt bằng cân hộ có hai cách giải quyết:
tiền phòng là khâu nút trung tâm của nhà (vào tất cả các phòng phải qua
tiền phòng) hoặc phòng chung là đầu môì liên hệ chính của nhà (phải qua
phòng chung để vào khu ngủ và các phòng khác). Dù cách nào cũng chú ý
bảo đảm nguyên tắc phân khu ngày - đêm (h.I.3.1, h.I.3.2).

b. Tương quan vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ

Vị trí của bếp và khôi vệ sinh trong căn hộ ảnh hưỗng lón đến chất lượng
sừ dụng của căn hộ, cần sao cho vấn đề đi lại thuận tiện, sử dụng diện
tích giao thông tiết kiệm và chất lượng vệ sinh tốt, bảo đảm hướng gió có
lợi cho phòng ở. Do đó, thông thường phải dựa vào giải pháp bô' trí của
bếp và khôi vệ sinh trong căn hộ để tiến hành phân tích đánh giá mặt
bằng điển hình của căn hộ. Xét theo vị trí của bếp và khôi vệ sinh, căn hộ
thông dụng nhất gồm có các kiểu (h.I.5.4):

• Bếp và khối vệ sinh đều bô' trí sát dọc tưòng ngoài (h.I.5.4).
• Bếp và khối vệ sinh bô' trí sát dọc tường ngang (h.I.5.4).
• Bếp và khôi vệ sinh bô' trí đốỉ diện nhau dọc theo tưòng ngang
cạnh lô'i vào (h.1.5.5).
• Bếp và khối vệ sinh đặt sát tường ngang ỏ lùi sâu vào phía trong
căn hộ (h.I.5.5).
Khuyết điểm và ưu <£ổn của các kiểu bố trí trên

+ Bếp và khôi vệ sinh bố trí sát dọc tường ngoài (h.I.5.4ỷ^

Kiểu bô' trí bếp và khối vệ sinh dọc theo tường ngoài bảo đảm cho các
căn hộ có những ưu điểm như thông gió tự nhiên và chiếu sáng trực
Phần 1. KIỂN TOÚC NHÀ Ỏ 171

tiếp cho bếp và khối vệ sinh, ngưòi sử dụng vừa có, cảm giác thoải
mái, dễ chịu và bảo đảm kinh tế.
Tuy vậy, mức độ kinh tế của giải pháp này không bằng những kiểu
khác vì các phòng phụ làm cho độ dài tường ngoài lớn.
Nhà ở xứ nóng đòi hỏi có thông gió trực tiếp và xuyên phòng. Tiện
nghi tiêu chuẩn cao thích hợp vối kiểu bô' trí này. Loại nhà này cũng
còn có đặc điểm là bảo đảm giáo thông phục vụ nội bộ ngắn gọn,
không xuyên qua các phòng khác và thoát rác thuận tiện.
+ Bếp và khối vệ sinh bố trí dọc tường ngoài gần cửa ra vào (h.I.5.4)

Đôì vối loại này, nếu bếp có ánh sáng tự nhiên thì khôi vệ sinh không
được chiếu sáng trực tiếp và ngược lại. Thường nhà ở xứ lạnh bếp đặt
men theo tưòng, khối vệ sinh đặt sâu trong căn hộ. Còn nhà ở xứ
nóng khô ngưòi ta lại đặt khối vệ sinh ra ngoài.
Đôì với giải pháp này, một trong hai bộ phận (bếp hoặc khối vệ sinh)
không có ánh sáng tự nhiên. Tuy vậy ở ta nên líu tiên bếp có ánh
sáng tự nhiên. Do nhà có chiều dày lón, rút ngắn được tưòng ngoài
nên có hiệu quả kinh tê cao.

+ Bếp và khối vệ sinh bố trí dọc theo tường ngang nhưng tách riêng và
đối diện với nhau qua tiền phòng (h.I.5.4)

Loại này, bếp và khốỉ vệ sinh đặt gần tưòng ngang phía cầu thang
nên vẫn bảo đảm cung ứng điện nưốc và thoát rác thuận tiện, nhưng
hai loại phòng phụ này tách rời nhau qua tiền phòng nên đưòng ốhg
kỹ thuật phân tán đưa đến tăng giá thành xây dựng và các phòng
phụ chiếm mất một phần mặt nhà có hướng gió tốt.

+ Bếp và khối vệ sinh đặt gần tường ngang và xa lôĩ vào, lùi sâu vào
trong căn hộ (h.I.5.5)

Do bếp và khôi vệ sinh dọc theo tường ngang nên một trong hai loại
phòng phụ này được chiếu sáng tự nhiên. Cũng do bếp và khối vệ
sinh không đặt cạnh cầu thang, tiền phòng cho nên việc cung ứng,
thoát rác và thoát nưốc chống ẩm ỏ trong căn hộ không bằng các giải
pháp khác mà thưòng ảnh hưởng tới các phòng ở. Kiểu tổ chức đơn
nguyên theo lối này thông thưòng ít sử dụng rộng rãi (ỏ xứ lạnh) và
phần nhiều chỉ thấy ở các xứ vùng nhiệt đói ẩm và khôi wc được
thông vói giếng ánh sáng hay có ốhg hút.
172 NGUYÊN LÝ TtilỂT KẾKlẾNTDÚC nhà dần DỤNG: NHÀ Òa NHÀ CÔNG CỘNG

2. Các kiểu phân đoạn chính

Để nắm được tính chất của đơn nguyên không những cần nhận biết các loại
đơn nguyên đầu hồi, giữa, góc, chuyển hướng... mà còn nên đặt tên cho căn hộ
bằng cách gọi số phòng ỏ trong các căn hộ đó, sau đó tổng hợp trên các căn hộ
trong đơn nguyên thành ký hiệu của các đơn nguyên (tiêu chuẩn Liên Xô cũ).

Ví dụ: Ký hiệu đơn nguyên 2-3-3 có nghĩa là đơn nguyên có ba căn hộ gồm hai
căn ba phòng và một căn hai phòng v.v...

a. Đơn nguyên hai căn hộ (h.ỉ.5.6)

Mặt bằng của đơn nguyên hai căn hộ có thể đối xứng qua cầu thang khi
hai căn hộ có thành phần giống nhau. Với trưòng hợp số phòng khác
nhau, mặt bằng sẽ không còn đôì xứng qua cầu thang.

Loại nhà đơn nguyên hai căn hộ có tiêu chuẩn tương đôì cao, chất lượng
sử dụng tốt vì bảo đảm yên tĩnh, cách ly cao vì một cầu thang chỉ sử dụng
cho hai căn hộ, có thể hoàn toàn bố trí các phòng phụ (bếp và khôi vệ
sinh) về cuôì hưống gió, bảo đảm về điều kiện thông thoáng tốt cho các
phòng, nên thích hợp vối xứ nóng.

Bên cạnh ưu điểm là các căn hộ trong đơn nguyên đều có hai hướng tiếp
xúc vối thiên nhiên, bảo đảm thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt,
loại nhà này có nhược điểm là giá thành cao do một cầu thang chỉ phục vụ
cho hai căn hộ vối một diện tích ồ hạn chế. Do đó, với loại đơn nguyên hai
căn hộ thì thường thiết kế vối số’ phòng ỏ của hộ lón, cụ thể là nhà có từ
ba, bốh đến năm phòng mói kinh tế.

b. Đơn nguyên ba căn hộ ịh.l.5.6)

Loại đơn nguyên ba căn hộ cũng có mặt bằng đôì xứng hoậc không đôì
xứng, trong hai loại đơn nguyên này có hai căn hộ mỏ ra hai hướng còn
một căn hộ chỉ có một hướng vì mặt bên kia cùa căn hộ này bị hạn chế
thông thoáng bỏi cầu thang và hộ khác.

Vói hai loại căn hộ trên, cầu thang thưòng đặt ngang nhà, ăn sâu vào
chiều dày nhà nên thông gió ít nhiều bị ảnh hưởng (mỗi căn chỉ có một
phòng có hướng gió tốt). Để khắc phục nhược đỉểm này, loại nhà ba căn hộ
có thể thiết kế cầu thang một vế đặt dọc. Như vậy, kết cấu nhà có phức
tạp hơn nhưng điều kiện thông gió và vệ sinh tốt hơn.
Phần 1. KIẾN TQÚC NHÀ Ỏ 173

Loại đơn nguyên ba căn hộ kinh tế hơn loại đơn nguyên hai căn hộ vì một
cầu thang phục vụ cho sô' hộ lớn hơn. Ở Việt Nam nên thiết kế sao cho cả
3 căn đều được gió tốt vào mùa hè, có gió xuyên phòng.

c. Đơn nguyên bốn căn hộ (h.LS.5, h.I.5.6)

Loại đơn nguyên này 'nếu dùng mặt bằng hình chữ nhật thông thưòng thì
khó giải quyết hưống gió tốt cho mọi căn hộ. Hình thức tổ chức đơn
nguyên có hai cách tổ chức chủ yếu (h.I.5.3):

• Loại bôn căn hộ, mỗi căn hộ chỉ có một mặt tiếp xúc vối thiên
nhiên (h.I.5.5). Thưòng phải làm thêm giếng trời để các căn đều
thông thoáng (h.1.5.7).
• Loại bô'n căn hộ trong đó có hai căn hộ có hai mặt tiếp xúc với
thiên nhiên và hai căn hộ có một mặt tiếp xúc với thiên nhiên
(h.I.5.6).
Loại nhà này có chiều dày lớn, tổ chức mặt bằng chặt chẽ, hiệu quả kinh
tế cao. Để tiện nghi hơn các căn hộ lốn 3-5 phòng còn có cửa phụ thông
thẳng vào bếp (h.I.5.6) thường thấy ở vùng nhiệt đói ẩm.

Hiện nay loại nhà đơn nguyên có dạng hai hình chữ nhật xếp lệch nhau
vối nút giao thông làm hạt nhân cũng khá phát triển (h.I.5.10).

Do nhà đơn nguyên có điều kiện cách ly, yên tĩnh tốt, đáp ứng tốt nhiều
nhu cầu theo điều tra xã hội học, nên được phát triển rộng rãi ở nhiều
nưóc. Muôn giảm giá thành xây dựng trong nhà đơn nguyên người ta
thường dùng những giải pháp sau:

• Bô' trí trên mặt bằng sao cho những loại phòng cần sử dụng
đường ôhg chung nên đặt cạnh nhau.
• Dùng cầu thang không có ánh sáng tự nhiên đặt ở giữa đơn
nguyên với các căn phòng bô' trí xung quanh và bô' trí các phòng
phụ không có ánh sáng tự nhiên. Biện pháp này thưòng chỉ dùng
thích hợp cho câc nước ở xứ lạnh.
Ở nước ta có thể phát triển mạnh loại nhà ở đơn nguyên này do những ưu
điểm cơ bản của nó so vói những loại nhà khác nhưng nêu chú ý bảo đảm
một sô' biện pháp về kiến trúc.
• Tổ chức thông gió trực tiếp bằng cách thiết kê' tổ hợp không gian
hợp lý, bằng cách mở rộng thích đáng các không gian phụ (lô'i đi
- lại,‘tiền phòng v.v...) (h.I.5.5).
174 NGUYÊN LÝ TOICT KẾ Kố TDÚC NUA DÀN DỤNG : NHẰ Ò & NHẰ CÔNG CỘNG

• Tổ chức thông gió thẳng đứng bằng cách thiết kế sân trong, ô
giếng (nhà có chiều cao vừa phải và diện tích sân ở giữa tương đốỉ
lốn thì sân đó gọi là sân trong, khi sân thu hẹp lại và diện tích so
vói chiều cao nhà không đáng kể thì gọi là ô giếng hay giếng trời)
(h.I.5.7, h.I.5.8).
• Dùng cầu thang ngang một vế lên thẳng hoặc cầu thang trống
ngoài tròi (h.I.5.7).
• Để bảo đảm kinh tế, một cầu thang phấn đấu có thể sử dụng cho
nhiều hộ (4 - 6 hộ), muôn vậy tùy theo trưòng hợp mà làm nhà
đơn nguyên có thêm đoạn hành lang ngắn hoặc phải làm một sô'
kiểu nhà có hình dáng đặc biệt khác Qệch tầng, sân trong...)..
• Nhà kiểu đơn nguyên ỏ nước ta hiện nay thường xây 4-5 tầng,
có bưốc gian: 2,8m; 3m; 3,3m đến 3,6m.
Giải pháp kết cấu có hai loại chính:
• Nhà xây thủ công bằng gạch, tường ngang chịu lực hoặc khung
chèn gạch với sàn panen hoặc đổ tại chỗ.
• Nhà lắp ghép tấm lốn, lắp ghép khung và tấm tưòng nhẹ (tấm
3D)
Loại nhà lấp ghép tấm lón có thể dùng tưòng ngang chịu lực, với tấm sàn
dày 10cm, tải trọng mỗi tấm trên dưối ba tấn.

3. Các giẩi pháp tốchúc đon nguyên dạc biệt


o. Đơn nguyên lệch tầngịh.l.5.7, h.ỉ.5.8)
Là loại đơn nguyên nhằm mục đích tạo nên số lượng lớn (4 - 8) căn hộ vây
xung quanh cầu thang nhưng bảo đảm được tính biệt lập của các căn hộ,
nghĩa là tại các chiếu nghỉ ỵà chiếu tới của cầu thang chỉ có từ hai đến
bốh căn hộ.
b. Đơn nguyên có sân trong (h.I.5.7, h.I.5.8)
Mục đích làm cho nhà dày hơn mà vẫn thông thoáng tạo nên chỗ phơi
phóng quay vào phía trong để không làm mất đi mỹ quan đưòng phô'. Các
sân trong này thưòng cỗ bề rộng cạnh từ 4 đến 6m (tối thiểu).

5.3.2. Chung cư nhiều tầng kiểu hành lang (h.l.5.9)


1. Đặc điểm và phân loại
Đây là những chung cư mà các căn hộ được tập hợp dọc theo những hành lang
bên hoặc hành lang giữa.
Phẩn I. KIẾN TDÚC NỈIÀ Ỏ 175

Các hành lang này được xem như là lối đi chung của ngôi nhà và liên hệ với
nhau bằng những cầu thang chung. Các cầu thang chung bô trí bảo đảm yêu
cầu thoát hiểm; hai cầu thang nên cách nhau không quá 60m; các phòng bô'
trí ỏ hành lang cụt có cửa không xa quá 25m tính từ cầu thang.
Một ngôi nhà chung cư kiểu hành lang có thể kéo dài không hạn chế, song việc
bô' trí cầu thang nôì liền các hành lang đó phải bảo đảm các tiêu chuẩn độ xa
cho phép phòng cháy, căn cứ trên độ chịu lửa và sô' tầng nhà.
Một chung cư kiểu này có thể tập hợp hàng trăm căn hộ. Tuỳ theo cách tổ hợp
các căn hộ theo hành lang và cầu thang mà chung cư phân thành các kiểu:
• Chung cư hành lang bên.
• Chung cư hành lang giữa.
• Chung cư phân đoạn - hành lang bên.
• Chung cư kiểu vượt tầng (gặp nhiều hơn ỏ nhà cao tầng).
a. ưu điểm, khuyết điểm vổ phạm vi áp dạngcủa chung cư hành lang bên

4- ưu điểm

• Dễ tổ chức thông thoáng tự nhiên (ánh sáng, thông gió) tốt cho
mọi căn hộ, đặc biệt là ánh sáng cho hành lang bên (h.I.5.12).
• Tiết kiệm cầu thang. Một cầu thang có thể phục vụ một đoạn nhà
đến 50m (vì cầu thang thưòng rất đắt).
• Dễ tổ chức các căn nhà có quy mô nhỏ, trung bình có diện tích ỏ
không quá 36m2.
• Nhò những ưu điểm này mà loại nhà này hay được áp dụng ở nhà
chung cư phục vụ cho người nghèo, có thu nhập thấp (diện tích
sàn các căn nhà này không trên 60m2).
4- Nhược điểm

• Ngôi nhà bị mỏng (vối loại hành lang bên, thưòng chiều dày nhà
không quá 10 m).
• Kiêh trúc không đẹp, tốn đất xây dựng khi sắp xếp nhóm nhà,
không kinh tê' vì tốn tưòng chu vi.
• Tính chung chạ lớn và tính kín đáo yên tĩnh của căn hộ kém. Các
hộ gia đình dùng chung nhiều không gian diện tích: hành lang;
cầu thang. Việc đi lại trên hành lang, cầu thang sẽ gây bất tiện
176 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾN TDÚC nhà dần dụng : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

cho sinh hoạt gia đình vì không tránh được sự ồn ào hay nhòm
ngó gây ra bỏỉ người đỉ lại trên hành lang.
• Tôn diện tích giao thông do hành lang công cộng dài.
• Khó tổ chức trên cùng một tầng các căn hộ có quy mô lốn, nhiều
phòng mà vẫn đạt được việc tổ chức phân khu chức năng và sơ đồ
công năng hợp lý, chặt chẽ.
Tóm lại, ở các vùng nhiệt đới nóng ẩm, loại nhà này khá thích hợp để tổ
chức những chung cư thấp và nhiều tầng. Người ta có thể áp dụng rộng
rãi các kiểu hành lang bên,nhưng để hạn chế những diện tích hành lang
chung ngưdi ta tạo nên những chung cư "phân đoạn - hành lang bên".

b. Phạm vi áp dụng của chung cư hành lang giữa

Ở các nước xứ lạnh và ôn đối, kiểu hành lang giữa rất hay được sử dụng vì
nó kinh tế và không có yêu cầu cao về thông gió tự nhiên. Kiểu nhà hành
lang giữa cũng có thể dùng cho khí hậu nóng. Và để bảo đảm cho thông
thoáng tốt, ngưòi ta cải tiến tạo thành những mẫu nhà lệch hay chênh
tầng hoặc có hệ thông sân trong nối liền vói nhau bằng hành lang
(h.L5.13, h.I.5.14).

2. Giải pháp kiến trúc tùng loại nhà cụ thể

a. Nhà ồ kiểu hành lang giữa (h.15.9)

Trong loại nhà này, các căn hộ đặt dọc hai bên hành lang. Nhà có thể có
một, hai hay nhiều cầu thang. Chiều rộng hành lang 1,6 - l,8m.
• Ưu điểm
Giá thành xây dựng tương đôĩ rẻ do bô' trí được nhiều căn hộ trong
một tầng, tốn ít cầu thang, thang máy, có thể tăng chiếu dày nhà,
kết cấu đơn giản và dễ thi công.
• Nhược điểm
Hướng nhà không lợi đối với một trong hai dãy ở hai bên hành
lang và khả năng thông gió xuyên phòng kém (h.I.5.12). Các hộ
ảnh hưỏng lẫn nhau vê' mặt cách ly tạo riêng tư cũng như cách âm
chông ồn do hành lang dài và sử dụng chung quá nhiều hộ.
Để lấy ánh sáng cho hành lang giữa người ta thường tổ chức những phòng
trông gọi là túi ánh sáng. Cứ mỗi đoạn 20 - 30m theo chiều dài lại để một
túi ánh sáng (h.I.5.9).
Phần I. KIỂN TOÚC NHÀ Ỏ 177

4 Giải pháp mặt bằng nhà ở hành lang giữa

Nhìn một cách tổng quát, ta thấy nhà ỏ hành lang giữa thưòng có ba
dạng chính sau:

• .Nhà ở hành lang giữa có hình dáng mặt bằng hình chữ nhật
(h.I.5.9):
Loại nhà này có hình dáng mặt bằng cũng như kết cấu đơn giản.
Cầu thang đặt trong khối nhà, ỏ phần giữa nhà thuộc một trong
hai dãy hoặc đặt ỏ hai đầu hành lang (hai đầu hồi nhà).

• Nhà ở hành lang giữa hình thành bởi hai hình chữ nhật xếp lệch
nhau (h.I.5.10):
Loại nhà này, hình thức kiến trúc ít đơn điệu hơn, cầu thang
được đặt vào phần nối của hai khối nhà.

• Nhà ở hành lang giữa mặt bằng có dáng tự do (h.I.5.9):


Một trong những loại thường thấy nhất của loại nhà này là mặt
bằng hình sao ba cánh (mỗi cánh là một khôi hình chữ nhật có
hành lang giữa), khôi cầu thang được đặt giữa ba cánh đó. Loại
này không thích hợp với điểu kiện khí hậu ở các nước nhiệt đới.
4 Các loại căn hộ trong nhà ở hành lang giữa (h.I.5.9)
Đối vổi nhà ỏ hành lang giữa, thiết kế các căn nhiều phòng không có
lợi mà chỉ nên bố" trí căn ít phòng. Phổ biến nhất là căn một phòng và
căn hai phòng. Chỉ trong một số trường hợp mói thiết kế căn ba
phòng.
Nhà ồ hành lang giữa khó bố trí ba phòng vì phải kéo dài cằn hộ theo
chiểu dài hành lang hoặc có một phòng thiếu chiếu sáng tự nhiên,
thông thoáng kém, phải tạo thêm sân trong tăng khả năng tiếp xúc
với thiên nhiên (h.I.5.7, h.I.5.8).
Đốỉ vói loại nhà căn ba, bốn phòng hay nhiều hơn nữa, người ta
thưòng phải thiết kế loại nhà ở thông hoặc lệch tầng (h.I.5.16,
h.I.5.17, h.I.5.18).
b. Nhà ở kiểu hành lang bên (h.Ị.5.11)
Nhà ỏ hành lang bên là loại nhà thưòng gặp trong thực tế xây dựng ỏ
nưốc ta. Loại nhà hày bảo đảm cho hưóng nhà có lợi, (có chất lượng vệ
sinh cao, thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt). Kết cấu nhà đơn giản,
178 NGUYÊN LÝ W KẾ KổN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CỒNG CỘNG

một cầu thang có thể phục vụ cho nhiều gia đình nhưng mức độ ảnh
hưỏng lẫn nhau giữa các gia đình lại khá lốn. So vối các loại nhà khác,
nhà ở hành lang bên có diện tích giao thông lốn và các căn hộ không được
kín đáo, ấm cúng và yên tĩnh.
+ Những mặt bằng chính của nhà ở hành lang bên (h.I.5.11)
❖ Nhà hành lang bên có cầu thang ngoài (h.I.5.20):
Trong loại nhà này, khối cầu thang đặt ngoài khối nhà ỏ và tùy
trưòng hợp cụ thể cầu thang có thể đặt tại các vị trí khác nhau: cầu
thang ngoài đặt ghép vào giữa nhà hay đầu hồi nhà.
• Ưu điểm
- Kết cấu đơn giản, dễ thi công, có thể quy cách hóa để xây
dựng lắp ghép do mặt bằng có khối ỏ tách khỏi cầu thang.
- Mặt đứng phong phú trông đỡ mỏng, phù hợp vối điều kiện
xứ nóng, tạo cho nhà có phong cách kiến trúc nhẹ nhàng,
đẹp. Hình thức cầu thang này ta thường thây ỏ Cu Ba, châu
Phi, Việt Nam và ỏ miến Nam một số nước.

- Phòng cháy tốt, thoát ngưòi dễ dàng hơn các loại nhà khác.

• Nhược điểm

- Bô' trí mặt bằng chung không được gẫy gọn do khối cầu thang
tách ra khỏi nhà,làm cho việc công nghiệp hóa xây dựng,
hoàn thiện đất đai,bô' trí sân vườn, cây xanh, đường ông có
nhiều trở ngại.
ộ Nhà ỏ hành lang bên có cầu thang trong (h.I.5.12, h.I.5.13);

Cầu thang lẫn vối khối nhà ở, ở giữa nhà hoặc hai đầu hồi nhà. về cơ
bản, đặc điểm của loại nhà này giông nhà ỏ trên trừ trong trưòng hợp
cầu thang đặt giữa. Nhà có thể thiết kế thêm một loại căn hộ đặc biệt
ở hai đầu nhà (tận dụng đoạn hành lang cuối).

ộ Nhà ỏ hành lang bên có mặt bằng hình dáng tự do (h.1.5.11):

Nhà ở loại này có nhiều hình dáng khác nhau: loại nhà hình sao ba
cánh với nút giao thông đặt ỏ giữa. Loại nhà hình hộp vuông có sân
trong vối cầu thang đặt tách ra ngoài v.v... Hình thức kiến trúc của
loại nhà này phong phú, sinh động, dễ xử. lý hình khôi và mặt đứng.
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ồ 179

♦ Những kiểu tổ chức căn hộ trong nhà hành lang bên (h.I.5.11)
Giải pháp mặt bằng căn hộ nhà hành lang bên tùy thuộc vào số phòng
trong căn, vị trí của bếp và khối vệ sinh.
Dựa vào cách bố trí khu phụ (bếp, khối vệ sinh) trong một căn hộ ta có
hai cách:
• Tạo nên khu phụ làm phòng đệm để khắc phục ảnh hưởng bất lợi
của hành lang (chống ồn, kín đáo) (h.I.5.15).
- ưu điểm-, kín đáo và yên tĩnh cho các phòng ở, phòng ở bô' trí
đầu gió có thể được gió tốt mùa hè và che nắng tốt (dùng khu
phụ làm đệm).
- Nhược điểm: lốỉ vào không đàng hoàng vì phải đi qua khu phụ
mới vào khu chính, không phù hợp truyền thông sinh hoạt
phương Đông. Nếu mùa hè và đông với hai hưống gió trái
ngược nhau như ở miền Bắc Việt Nam thì trong mùa đông gió
lạnh với vận tốc cao, áp lực lớn sẽ đẩy khói và không khí bị ô
nhiễm từ khu phụ vào khu ỏ.
• Khu phụ ở phía hông sườn (h.I.5.15, h.I.5.11):
- ưu điểm: tạo được lối vào đàng hoàng, trực tiếp từ hành lang
vào khu sinh hoạt chung. Tổ chức thông gió xuyên phòng, độc
lập từng khu vực (ở, phụ).
- Nhược điểm-, căn hộ thiếu kín đáo, bị ảnh hưởng trực tiếp do
tiếng ồn từ hành lang. Bếp thường thiếu ánh sáng tự nhiên.
Việc tổ chức lôì vào chính từ phía sườn của khu ỏ tạo được việc
sử dụng hợp lý phòng sinh hoạt chung nhưng gây trỏ ngại cho
việc vận chuyển đồ đạc cồng kềnh.
Để khắc phục nhược điểm lớn nhất cùa giải pháp này (thiếu
kín đáo) người ta thưòng xử lý:

+ Đẩy lùi hành lang ra khỏi cửa sổ của căn hộ (h.I.5.12).


+ Hạ thấp hành lang khỏi mặt nền căn hộ 60 đến 80cm để độ
cao của bậu cửa sổ ngang tầm mắt của người đi lại trên
hành lang, hoặc nâng cao không gian bên trong căn hộ
(những phòng sinh hoạt kín đáo) hơn sàn nhà của các
không gian khác từ 60 đến 80cm (h.I.5.12).
+ Vừa đẩy xa hành lang vừa hạ thấp cốt sàn của hành lang.
180 NGUYÊN LÝTHICT KỂ KỂN TDÚC’ NHÀ DÂN DỤNG : NHÀỎ&NHÀCÔNGCỘNG

Các căn hộ trong nhà hành lang bên có thể là hộ một phòng, hộ một phòng
rưỡi, hộ hai phòng, hộ hai phòng rưỡi và hộ ba phòng. Sô' phòng trong một
căn hộ càng tăng thì diện tích giao thông càng lớn vì nếu chỉ dùng tiền
phòng sẽ không bảo đảm tổ chức đi lại mà không bị xuyên qua phòng khác,
dọ đó phải tăng thêm diện tích giao thông như những lôì đi phụ để khắc
phục. Đe tạo nên các căn hộ lớn (diện tích sàn trên 60m2), nhiều phòng,
người ta áp dụng mấy giải pháp sau (Ị1.I.5.14):

• Ken them một gian vào giữa hai căn hộ cạnh khôi phòng sinh
hoạt chung.
• Tận dụng hành lang của hành lang cụt để tạo thành đơn nguyên
hành lang bên (h.1.5.14).
• Hành lang vượt tầng: để tạo cho căn hộ phát triển theo chiều cao
chiếm luôn hai tầng, muốn vậy trong từng căn hộ vượt tầng phải
có thêm những cầu thang nội bộ để hên hệ hai tầng đó. Các cầu
thang nội bộ cần.phải tiết kiệm tối đa không gian diện tích
(h.I.5.14).
• Để tránh hành lang quá dài so với mặt bằng toàn nhà, có thể giải
quyết theo kiểu phân đoạn - hành lang, mỗi đoạn hành lang phục
vụ cho một sô' hộ nhất định để bảo đảm cách ly yên tĩnh cho cả
khôi nhà ỏ.
Giải pháp cấu tạo nhà hành lang bên phổ biến nhất có hai loại:
• Nhà kết cấu gạch, tường ngang chịu lực, ở nưóc ta, nhà hành
lang 4-5 tầng trỏ xuống, bưóc 3 - 3,6m dùng tường 220mm chịu
lực với ba tầng trên và tưòng 330mm với tầng một và hai.
• Nhà panen tấm lớn tường ngang chịu lực, khi xây dựng nhiều
tầng có bưốc nhỏ hơn 6m dùng tường ngang chịu lực dày 16cm,
tường ngoài dùng tấm bêtông keramzit tit mang dày 36cm.
Trưòng hợp sô' tầng cao hơn thì ngưòi ta dùng khung chịu lực.

c. Chung cư hành lang kiểu thông tầng

Nhà ỏ kiểu thông tầng là một bưốc phát triển của nhà hành lang giữa
hoặc hành lang bên.

Nlià ỏ kiểu thông tầng, ngoài những hành lang chung dành cho toàn nhà
và cầu thang lân công cộng của toàn nhà, mỗi cân hộ đều được bô' trí
phòng ỏ cả hai tầng và có cầu thang nhỏ bên trong càn hộ để liên hệ giữa
tầng dưới và tầng trên.
Phẩn l. KÊN TDÚC NHÀ Ỏ 181

Trong nhà ở thông tầng, hành lang chung có thể phục vụ hai hoặc ba tầng
và vì nhà có chung một vài hành lang cách tầng nên vấn đề cách ly được
bảo đảm tốt hơn so với hành lang giữa hoặc hành lang bên bố trí theo
từng tầng. Phòng sinh hoạt chung, bếp và phòng ăn thường được bô' trí
cùng tầng với hành lang. Phòng ngủ và khối vệ sinh có thể đặt ỏ tầng trên
hoặc tầng dưới (h.I.5.17).

Loại nhà này có nhiều đặc điểm mà loại nhà khác không có:

• Tiết kiệm được diện tích giao thông (giảm được một số cầu thang,
thang máy và một hành lang phục vụ được cho rất nhiều căn hộ).
Đặc điểm này cho phép loại trừ được những nhược điểm ở một sô'
loại nhà khác như: nhà đơn nguyên toil cầu thang nhà hành lang
tốn diện tích giao thông...
• Bảo đảm tính châ't phong phú trong tổ chức các loại căn hộ, thích
hợp với các loại qui mô căn hộ khác nhau, có thể phôi hợp các căn
hộ ít phòng, nhiều phòng một cách dễ dàng và hợp lý.
• Kết cấu và thi công có phức tạp, khó công nghiệp hóa, mặt bằng
các tầng khác nhau nên giải quyết đường ốhg cho thiết bị kĩ
thuật cũng khó khăn.
Nhà thông tầng có thể là nhà ỏ thông tầng hành lang bên hay hành lang
giữa.

Kiểu nhà thông tầng đặc biệt như nhà kiểu đơn nguyên chênh cả tầng
hoặc nhà hành lang có dạng trên mặt cắt có hai phần lệch nhau nửa tầng
là loại nhà được nhiều nưốc ưa thích và phát triển, cầu thang chính và
thang máy công cộng cho toàn nhà có thể đặt trong nội bộ nhà, đặt ở đầu
hồi nhà hoặc tách thành một khối đặt ngoài nhà chỉ nô'i liền vói các hành
lang chung. Từng căn hộ có thang riêng liên hệ vối các bộ phận sinh hoạt
ở chênh nhau nửa tầng.

Kiểu căn hộ trong nhà hành lang bao gồm các loại: hộ hai tầng tức ở hai
cao trình và hộ một tầng. Loại hộ hai tầng là chủ yếu và chia làm hai
loại nhỏ:

Loại hộ hai tầng có cầu thang dọc (lên tầng trên từ tiền phòng hoặc lên
tầng trên từ phòng chung) và cầu thang ngang như minh họa ở các hình
1.5.17 đến 1.5.20.
182 NGUYÊN LÝ Ttĩfr KẾ KIẾN TDÚC NỈ1À DÀN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

+ Nhà ở thông tầng hành lang bên (h.I.5.11, h.I.5.13):


Trong loại nhà này có loại tầng đơn vị là hai tầng (hai tầng có một
hành lang) hoặc tầng đơn vị là ba tầng (ba tầng có một hành lang).

• Loại tầng đơn vị là hai tầng nhà: mỗi hộ chiếm hai tầng nhà (có
trường hợp mỗi hộ một tầng).
• Loại tầng đơn vị là ba tầng nhà: mỗi hộ chiếm ba tầng nhà
(hi. 5.18)7

4 Nhà ồ thông tầng hành lang giữa (h.I.5.17, h.I.5.19):


• Loại tầng đơn vị là hai tầng nhà.
• Loại tầng đơn vị là ba tầng nhà.

d. Nhà phân đoạn thông tầng (h.I.5.i7, h.l.5.20)

Nhà phân đoạn thông tầng là kiểu nhà mang tính chất giữa hái loại nhà
hành lang và nhà phân đoạn. Toàn nhà có một khối cầu thang nằm ỏ giữa
hoặc hai đầu hồi nhà. Cứ ba tầng nhà có một hành lang chung, hành lang
này giải quyết theo kiểu côngxôn (để các hộ từ trên xuống dưói hoàn toàn
trùng lặp nhau, đơn giản kết cấu nhà). Hành lang côngxôn này đóng vai
trò như một đường phố’ để từ đó rẽ vào các phân đoạn. Mỗi phận đoạn có
một cầu thang nội bộ làm hạt nhân. Qua các cầu thang này, có thể lên
tầng trên hoặc xuống tầng dưới và vào các cân hộ riêng biệt (h.I.5.17).

e. Nhà có căn hộ lệch nhau nửa tầng

Loại nhà này trên mặt cắt có thể thấy các căn hộ hai bên hành lang giữa
lệch nhau nửa tầng. Kết cấu loại này rất phức tạp và tầng đơn vị có thể là
ba hoặc năm tầng (h.I.5.19, h.I.5.20).

Loại nhà thông tầng lệch ỏ nưổc ta chưa phát triển. Đôì với các nước, loại
nhà này được yêu thích vì chất lượng sinh hoạt cao, cách ly và chốhg ồn
tốt đồng thòi khi xây dựng cao tầng sẽ rất kỉnh tế vì diện tích giao thông
và sô lần dùng thang máy ít hơn hai đến ba lần so với nhà thông thường.

5.4. CẦU THANG TRONG CHUNG cu NHIỀU TẦNG (h.l.5.21)

Cầu thang là nút giao thông thẳng đứng của một ngôi nhà, có tầm quan trọng
lón đôì với chất lượng sử dụng cho nên khi thiết kế cần chú ý đúng mức. cầu
thang bảo đảm các chức năng liên hệ thẳng đứng và thoát ngưòi khi có sự cô’.
Phán I. KIỂNTOÚCNHÀỎ 183

Cầu thang có thể có các loại: cầu thang có chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín
(ỏ giữa nhà), cầu thang ngoài trời.

4- Cầu thang có chiếu sáng tự nhiên

Loại này đặt trong nhà nhưng một cạnh của buồng thang tiếp xúc với
thiên nhiên vừa thông gió, chiếu nắng, phòng chữa cháy tốt; về mặt sử
dụng cũng tiện nghi, phù hợp với tâm lý con người do đó được sử dụng
rộng rãi nhất.

4- Cầu thang kín

Loại này đặt giữa nhà, không có chiếu sáng nhân tạo, tiết kiệm diện tích
giao thông đi vào các phòng. Mặt bằng nhà ở loại cầu thang này tương đôì
chặt chẽ, được các nước xứ lạnh ưa thích nhưng đòi hỏi phải có những chỉ
dẫn quy định nhất định (ví dụ sô' tầng lốn phải được thiết kế hai cầu thang).

4- Cầu thang ngoài trời (h.I.5.21)

Cầu thang này ngoài chức năng liên hệ thẳng đứng còn có tác dụng rất
lốn vể mặt mỹ quan. Trong trường hợp nhà cao tầng,để tận dụng và an
toàn, ít thiết kế loại cầu thang này mà dùng cầu thang trong nhà là chính.

Theo hình thức cầu thang có thể được chia ra:

4- Cầu thang hai vếsong song.


4 Cầu thang một vế lên thẳng.
4- Cầu thang bạ vế thẳng góc. cầu thang ngang có bậc chéo hai đầu, hoặc
cầu thang tròn (ít được sử dụng rộng rãi so vối hai loại trên).
Vị trí, sô' lượng, kích thước cầu thang phụ thuộc vào:

• Giải pháp mặt bằng.


• Sô'tầng cao.
• Số ngưòi.
Khi thiết kế' cầu thang phải chú ý những quy cách sau đây:

• Sô' bậc liên tục một vế không nhỏ hơn 3 và không lốn hơn 18.
• Chiều rộng thân thang được lấy 0,6m rộng cho 100 ngưòi cần thoát.
• Chiều rộng thông thủy của thang ít nhất là l,05m; chiều rộng buồng
cầu thang ít nhất là 2,2m (thông thủy).
• Chiếu nghỉ và chiếu tới không nhỏ hơn l,2m.
184 NGUYÊN LÝ THlếr KẾ KỂN TOÚC NHẢ DẰNDỤNGjlNHÀ Ỏ, aiNHẢ, CÔNG CỘNG

• Độ dốc cầu thang I - 1 : 2 hay 1 : 1,75. Kích thước bậc bảo đảm
a + 2b = 60cm. Riêng cầu thang nội bộ gia đình có thể làm dốc
đến 45°.
• Kích thước bậc thang khi I = 1: 2 lấy bằng 15x30cm; trường hợp làm
thêm dốc đẩy xe đạp ỏ giữa, làm độ dốc nhỏ hơn I = 1:3.
Chiều rộng buồng thang ỏ nưốc ta thường lấy bằng bưốc gian của mặt bằng
nhà, thường gặp nhất là 2,7m; 2,8m; 3m v.v... có khi 2,4m.

Ở một số nưóc chiểu rộng vế thang có kích thước tùy thuộc vào số tầng; có thể
tham khảo như sau:

• Nhà 2-3 tầng lấy 1,1 đến l,2m.


• Nhà 4-5 tầng lấy 1,2 đêh l,3m.
• Nhà 6 tầng trở lên lấy 1,3 đến l,4m.
Thiết kế cầu thang trong nhà nên chú ý đến hai cách tổ chức lối vào của căn
hộ tầng một:

• Tổ chức lối vào dưối cầu thang (trường hợp này nên chú ý bảo đảm
chiều cao từ nền đến dầm thang của chiếu tói tầng một, cũng như chú
ý tổ chức mái hắt ở cổng vào ở nhà phía ngoài cao hơn sàn chiếu tới
cầu thang một đoạn để bảo đảm mỹ quan).
• Lôì vào nhà ỏ được.đặt một sảnh nhỏ đối diện vói cầu thang qua hành
lang, loại này rộng rãi nhưng chiếm mất 1 diện tích tương đương vối
một phòng ỏ.

5.5. XU THẾ PHẮT TRlỀN KIỂN trúc chung cu nhiều TẨNG VẰ


CAO TẦNG TRÊN THẾ GIỖI

Trong những hội nghị quốc tế gần đây về xây dựng đô thị đều nổi bật lên vấn
đề bùng nổ dân số ỏ các thành phố. Riêng ở các nước vùng nhiệt đói và các
nước chậm phát triển, tốc độ tăng trưởng dân số còn mạnh mẽ hơn bao giờ, ỏ
cả thành phố lẫn nông thôn.

Trong khi giải quyết những vấn đề nhà ỏ và xây dựng thành phố ỏ các nưốc
thế giới thứ ba thuộc vùng nhiệt đới, hất cứ một loại hình kiến trúc nào được
tạo ra đều cố’ gắng hưóng đến khả năng cho phép chủ nhà có thể tự tổ chức
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 185

không gian ỗ theo cách riêng của mình, phù hợp nhiều nhất vối điểu kiện
khác nhau về ý thích và hoàn cảnh. Một trong các đề xuất quy hoạch tổ chức
khu ỏ thành phô của một số kiến trúc sư nổi tiếng thế giối là cần nâng cao
mật độ cư trú bằng cách áp dụng rộng rãi kiểu nhà ở nhiều tầng, cao tầng, kết
hợp đan xen vói nhà ở thấp tầng mật độ cao (khoảng 20 - 30%).

Đi đôi vối việc kiến tạo những khu đô thị mối ở vùng ven đô, ngưòi ta đã bằng
mọi cách làm giảm bớt mức tập trung dân số ở khu trung tâm để giải tỏa
những sức ép đã quá tải ở đây. Trưốc tiên bằng cách xoá bỏ những khu ổ
chuột để thay thế bằng các không gian cây xanh, hồ nước, quảng trường tạo
được những lá phổi - khoảng xanh nho nhỏ trong nội thành. Ở khu vực trung
tâm cũng sẽ xen cấy các công trình cao tầng với mật độ hạn chế, có tính đến
môi trường vi khí hậu lành mạnh. Đây cũng là một kinh nghiệm qùý: trong
thời kỳ đầu đô thị hóa phát triển đã phải tính đến ngay sự giữ gìn môi trưòng
sạch cho khu trung tâm. Đồng thời các căn nhà hàng phố' truyền thôhg cũng
cần được khôi phục để giữ được các nét riêng di sản kiến trúc của đô thị cũ
hoặc tăng giá trị của chúng bằng sự cải tạo nâng cấp các kiến trúc ở mặt phô',
khốhg chế độ cao, khôi phục các khoảng sân trong, tạo các mặt hồ, khoảng
xanh rộng để lấy gió mát tạo cảnh quan mối cho toàn mặt phô'... Các chung cư
cao tầng có hình khối lớn nên nằm lùi xa mặt đưdng để cho ta hình ảnh của
sự cộng sinh trong phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu vệ sinh và sự không
ngừng tăng trưởng của khôi dân cư ở đây.

Ở Việt Nam, nói chung là nhà ỏ cao tầng chưa phát triển mấy, mới có ỏ một sô'
ít ỏ thành phô' (Hà Nội, Hồ Chí Minh). Việc đưa dân cư vào sông trong các nhà
ỏ cao tầng mối chỉ là giai đoạn bắt đầu thí điểm ở Việt Nam. Trong khi đó ở
các nước ngay trong khu vực Đông Nam Á, nhà ở cao tầng mọc lên như nấm,
phát triển rất nhanh. Đấy là điều kiện tô't để Việt Nam học hỏi và tham khảo.

Những năm gần đây, kiến trúc được xem như là một sản phẩm to lốn nhất mà
loài người có thể sản sựih vói cả ý nghĩa về quy mô các đô thị và sức mạnh
tinh thần của nó, nhất là khi con người bưóc vào thiên niên kỷ thứ ba với ý
thức rõ ràng hơn về tương lai - kiến tạo một hành tinh chung với sự thúc đẩy
của thông tin, giao thông cao tô'c và năng lượng mói ..., đồng thòi bảo toàn
được tính đa dạng của văn hóa làm nền tảng cho tính độc đáo của mỗi dân tộc,
cộng đồng và cá nhân. Hơn bao giò hết, vấn đề kiến trúc trong môì qùan hệ
ràng buộc tự nhiên vào môi trưòng sinh thái và khí hậu lại trở nên cấp thiết
đến như vậy. Không ít các nhà chuyên môn kêu gọi một pển kiến trúc mới bảo
đảm các nguyên tắc phát triển bền vững bằng mô hình mối của đô thị và khu
186 NGUYÊN LÝ Tttfr KỂ KổN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

cư trú, bảo đảm sự quan hệ hài hòa trong mối quan hệ con người - xã hội -
t.hipn nhiên

Một nền kiến trúc có tương lai là một nền kiến trúc khai thác những yếu tố
truyền thống về lôì sống hài hòa vói môi trưòng, khí hậu. Bản sắc, lốì sông
của văn hóa đặc thù chưa đủ mà còn cần phải khai thác được các chất liệu
tương lai trong sáng tác của kiến trúc sư. Đó là sự tổ chức các hình thức đô thị
mối trên cơ sỏ các công nghệ sạch được phát triển trên nguyên tắc hài hòa và
tái tạo lại môi trường thiên nhiên, bảo đảm được lôì sông cân bằng giữa các
nhu cầu mới của loài ngưòi mà vẫn tôn trọng các giá trị văn hóa, đạo đức.
Những vấn đề đó có tầm quan trọng đặc biệt vối châu Á nói chung và với
Đông Nam Á nói riêng khi mà sự tăng trưỏng kinh tế đi trưởc nhiều so với các
chính sách quy hoạch, còn trong quản lý đô thị thì tình trạng đô thị hóa ngẫu
nhiên, thiếu kiểm soát và bất hợp lý vẫn là không tránh khỏi, vối hậu quả lâu
dài khó cứu vãn.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu một số giải pháp quy hoạch, bô” cục, tổ hợp
không gian và thẩm mỹ cùa một sô' công trình kiến trúc tiêu biểu, đã được xây
dựng và sử dụng ỏ miền nhiệt đối nói chung với mong muốn tìm hiều các mồ
hình thích hợp cho sự phát triển đô thị nhiệt đới, phù hợp với môi trưòng sinh
thải, địa lý, khí hậu Đông Nam châu Á. Chỉ trên cơ sở thấy được tầm quan
trọng của các giải pháp kiến trúc có sự khuyến khích đề cao loại cấu trúc nhạy
cảm với môi trưòng sinh thái và khí hậu, chúng ta mối có thể cùng nhau xây
dựng được các mô hình đô thị bền vững cho tương lai.

Hồng Kông là khu vực phát triển sớm nhất châu Á có những kinh nghiệm rõ
ràng về sự phát triển các thành phô' ít hiệu quả về tổ chức không gian, hiểu
theo nghĩa đã đánh mất bản tính riêng biệt về khí hậu, truyền thống văn hóa.
Kiểu tổ chức đô thị du nhập từ Mỹ với các tòa nhà tháp chọc tròi chen chúc đã
có những kết luận: "nó là những cái hộp giốhg hệt nhau từ Tây sang Đông",
đã phá vỡ sự liên kết vốn có giữa con ngưòi vối thiên nhiên và con người vối
con ngưòi.

Khu Bắc Hồng 'Kông, Island là ví dụ điển hình về sự khai thác đất đai tôì đa.
cho các nhà kinh doanh đô thị này. Toàn bộ diện tích được phủ kín các nhà
tháp với xu hưóng chen lấn ra biển, đã che lấp hoàn toàn gió mát từ đại
dương. Khoảng cách giữa các tháp quá nhỏ tạo thành các khe hỏ tôì tăm cho
người đi bộ, kết quả là cư dân cư trú từ tầng 10 trồ xuống không nhận được
ánh sáng mặt trời lọt tới. Toàn bộ các khu nhà này đều phải dùng điều hòa
nhiệt độ và chiếu sáng nhân tạo, đã thải ra một lượng khí độc hại khổng lồ
cho thành phố và cư dân quanh vùng bởi hiệu ứng lồng kính của kỹ thuật
Phần I. KIỐỈ TDÚC NỈ1À Ỏ 187

điều không,cộng với sự mất vệ sinh do sự sinh sản nhanh chóng các loại ký
sinh trùng khi môi trường thiếu ánh sáng mặt tròi.

Trong ba thập kỷ từ 1960 đến 1990, những nguyên tắc “sinh - khí hậu” tối
thiểu đều bị bỏ qua khi xây dựng. Sự phát triển dày đặc, tự phát trong các
khu phô thời kỳ đó không có gì minh họa rõ hơn hình ảnh của những quần
thể lộn xộn, tốn kém chất lượng, làm nghèo môi sinh tự nhiên và môi trường
văn hóa.

Từ những năm 1990 nhận thấy những bài học không thể sửa chữa được trong
các khu phô đó vói thẩm mỹ quan lệch lạc của loại kiến trúc dập khuôn
phương Tây lấy kỹ thuật làm sức mạnh, Hồng Kông đã mạnh dạn đặt lại vấn
đề có tính nguyên tắc của các nhà tháp (vẫn là loại nhà chủ lực trong thòi kỳ
mối bỏi sự quá khan hiếm đất đai ỏ đây). Ví dụ như tổ hợp kiến trúc khu nhà
tháp mới Shatin đã đưa ra những bô cục có lợi nhất cho khí hậu, ánh sáng cho
từng khối nhà, gần như bị không chế bởi những độ cao như nhau (đã giảm
nhiều so với trước); các nhà tháp nằm xung quanh sân vưòn rộng gồm vườn
cây xanh để đi dạo, các công trình dịch vụ thấp tầng, các cánh nhà được mỏ ra
vói sân trời để hưởng không khí trong lành. Tối thiểu là quy hoạch này cũng
bảo đảm những nguyên tắc cơ bản nhất; chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên
phù hợp với khí hậu nhiệt đói nóng gay gắt. Tuy nhiên phải thấy rằng bản
thân từng khối tháp vẫn chưa được chú ý xử lý tốt về hướng gió, nắng chủ đạo.

Các bô' cục chia khôi hình chữ Y, chữ thập dường như bất chấp hướng nắng,
gió đã nói lên sự phụ thuộc vào máy điều hòa. Chính những đặc đỉểm này
cũng tạo nên quy hoạch mặt đứng rất khó chấp nhận, mà người dân Malaysia
hầu như đã quá nhàm chán (chủ nghĩa quốc tể) vì không hợp vối cả khí hậu
lẫn văn hóa địa phương.

Trước tình hình đó, từ năm 1980 trở về đây, tiến sĩ kiến trúc sư Ken Yeang
(Malaysia) và công ty của ông phấn đấu không mệt mỏi để duy trì việc thiết
kế các nhà ỏ cao tầng trên cơ sỏ nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ giữa kiến
trúc và sinh tháỉ. Trong điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng của xã hội
Malaysia, các tồa nhà cao tầng chiếm một vai trò quan trọng trong cơ cấu đô
thị. Ông đã tìm đến cấu trúc nhạy cảm với khí hậu và vần hóa truyền thốhg
thông qua hơn 200 chi tiết kiến trúc, mà theo ông, đóng vai trò quan trọng
trong mối liên hệ mật thiết của nhà cao tầng với môi trường nhiệt đới nóng
ẩm. Đó là một thành công không nhỏ. Kiến trúc sinh thái theo ông phải "tính
đến những ảnh hưỏng sâu rộng đôi khi có hại là quá trình đô thị hóa tác động
rất xấu vào môi trường thiên' nhiên. Kiến trúc sinh thái phải được phát triển
không chỉ để bảo đảm sự bảo tồn những gì cần để lại,mà còn phải bảo đảm sự
tồn tại lâu dài của sinh quyển và hành tinh như một tổng thể hài hòa". Cũng
188 NGƯYẾN LÝ Ttnft KẾ KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

có phần giống như ỏ Việt Nam về đặc trưng nóng ẩm (tính ẩm có phần gay gắt
hơn), nhà ở nông dân truyền thống của Malaysia thưòng dùng các bức tưòng
như bộ phận trợ giúp cho việc thông hơi thoáng gió, các kiểu mái tranh, mái
đan bằng tre nứa chông chói và lọc bức xạ;và đó chính là những yếu tố đem lại
cảm hứng trong sáng tác kiến trúc của ông. Ông đã nghiên cứu lý thuyết và
đưa ra các giải pháp kiến trúc nhà cao tầng có khả năng tác động qua lại giữa
kiến trúc vối môi trường xung quanh, nhờ vào sự xác định hưống gió, nắng,
các kiểu mái hắt, các cách thông gió tự nhiên ... tất cả được khái quát hóa
thành các sơ đồ đơn giản, dễ hiểu. Những tổng kết đó đã được áp dụng với
những biến thể mỏ rộng vào các giải pháp kiến trúc có tính “sinh - khí hậu”
của các nhà tháp ở Malaysia. Sự thử nghiệm đầu tiên chính là ngôi nhà "mái
chồng mái" mà ông tự xây dựng cho mình năm 1983. Quan niệm thiết kế của
ông là coi nó như một hệ thốhg rào chắn (bằng hệ thông tưòng như những tấm
lọc môi trường) bao quanh không gian sử dụng bên trong, tạo cho ngôi nhà
như một tế bào sống trong khung cảnh thiên nhiên bao chứa nó. Các không
gian chính quay ra hướng Bắc - Nam, các phòng khách và sinh hoạt còn mỏ
rộng về phía Đông để quay ra bể bơi nhằm đón luồng gió Đông Nam đã được
làm mát bởi hơi nưốc,đã làm thay đổi vi khí hậu trong các phòng khách lớn.

Các tấm tường lớn được thiết kế như một hệ thông rèm trượt, panen đặc,
panen kính, cửa chớp lật (được phân chia làm nhiều lóp có thể di chuyển cơ
động linh hoạt) được dùng để điều khiển vi khí hậu theo sự thay đổi tương
ứng của môi trường vĩ mô.

Độc đáo nhất là ngôi nhà có thêm bôn lớp mái "kiểu đan phên" truyền thông,
nhưng được đổ liền khôi bằng lóp bêtông cốt thép, phủ lên toàn bộ mái bằng
vối các sân, hiên, bể bơi phía dưối. Ý tưởng của tác giả muốn dùng mái phụ đó
để lợi dụng các yếu tô' có lợi như tăng độ mát của làn gió thổi qua bể bơi tối các
tầng nhà.

Từ ngôi nhă đầu tiên đó, những năm về sau ông đã thành công trong sự
nghiệp thiết kế nhà cao tầng ỏ vùng nhiệt đối nóng ẩm vối hàng loạt các nhà
tháp: trung tâm thương mại IBM, nhà tháp quảng trưòng Atrium, nhà tháp
Menara Mesiniaga, trung tâm thương mại Central, văn phòng Budaya ...
(Kuala Lumpur) và sô' lón các nhà cao tầng ỏ Trung Quốc. Năm 1989 ngôi nhà
15 tầng Menara Mesiniaga đưa vào sử dụng đã khẳng định những nguyên tắc
thiết kê' của Yeang về kiến trúc sinh - khí hậu và đã được coi như một mẫu
mực phát triển đúng đắn của kiến trúc cao tầng Đông Nam Á (theo đánh giá
của phương Tây). Ngoài việc đặt hướng nhà sao cho các phòng sử dụng đón
được hưống gió tốt (Nam, Đông Nam), các khu vệ sinh và thang nằm ỏ góc
Đông và Tây, ông còn tiến thêm một bước trong ý đồ thiết kê' khi tạo lập một
Phầnl. KỊ^NTPÚCNtlÀÓ 189

môi trưòng sinh thái tự nhiên (như một phần của tổng thể địa phương) bao
quanh ngôi nhà. Những phần luôn đựợc che nắng bỏi bóng đổ của ngôi nhà đã
khuyến khích đời sốhg tự nhiên phong phú của hệ động vật địa phương phát
triển. Ngôi nhà cũng sử dụng một loạt các giải pháp truyền thống khi xử lý
các khoảng sân tròi bán mái trong các tầng, cấu tạo lốp tưòng kép bằng tấm
cách nhiệt ở hưóng Đông và Tây, sáng tạo mái đan phên chông bức xạ có thể
tự di động theo đưòng mặt trời ... Các điều kiện khí hậu lý tưởng đạt được
trong các phòng sử dụng không cần đến hệ thốhg điều hòa đã khiến ngôi nhà
này được coi là "Mô hình của chủ nghĩa hiện đại nhiệt đối đáng tin cậy về mặt
môi trưòng" (Clifford - nhà bình luận kiến trúc người Anh).
190 NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TDÚC NHÀ DÁN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

NHĂ Ở K1 THÁNH CÔNG HÀ NỘI

Hình CHUNG cư KlỂU ĐƠN NGUYÊN NHIỀU TẦNG


Phần 1. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 191

DÙNG TIẾN PHÒNG LÀM NÚT GIAO THÔNG



MIIB1IIN
o

□□Fz
nn
tin

rft rM

KHU BẾP VÀ wc ĐÉU Ở GIỮA CĂN (TÓI , BÍ)


620

Phòng Phòng
ngủ ngủ

Phòng chung *. Bếp

DÙNG PHÒNG CHUNG LÀM NÚT GIAO THÔNG

Hình /.5.2. CÁC GIẢI PHÁP Tổ CHỬC MỐI LIÊN HỆ CÔNG NĂNG TRONG CĂN NHÀ
192 NGUYÊN ứ 'ffllKT KÉ KIKN TQÙC NUA DÂN DỤNC : NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG

™ lítiEfĩ
DƠN NGUYÊN 2 CÃN

ĐƠN
CANHÔ NGUYÊN
3 CAN

moniĩED ĐƠN
NGUYÊN
4 CAN

CẤU THANG CHUNG

6000 2(002(00
ĐƠN NGUYÊN GIỮA ĐƠN NGUYÊN ĐẲU HÓI

Hình 1.5.3. CÁCH Tổ HỢP ĐƠN NGUYÊN TẠO THÀNH CHUNG cư


Phần I. KIẾN TĐÚC NHÀ Ỏ
193

b,

BẾP VÀ KHÓI wc Ở SẢT


TƯỜNG NGANG

0.)

BẾP VÀ KHỐI wc
ĐỐIXỨNG
QUA TIẾN PHÒNG

OS’S

BỂP Ở PHÍA NGOÀI


wc Ở PHÍA SÂU
BÊN TRONG

KHỐI wc
NẰM LỌT
VÀO GIỮA

0 1 2 3 Ạ SM

Hình 1.5.4. CÁC VỊ TRÍ KHU VÊ SINH VỚI BẾP ỏ TƯỜNG DỌC PHÍA NGOÀI ĐỂ
TRANH THỦ ÁNH SÁNG Tự NHIÊN.
194 NGUYÊN LÝ THICT KÉĨ KEN TRỦC nhà dân dụng NHẰ Ò & NHÀ CÔNG CỘNG

CHUNG cư CAO CAP


KHU wc GIÁP TƯỜNG NGANG PHÍA SẲU
(KHU VAN PHÚC HÀ NỘI)

Hình /.5.5. KHU VÊ SINH SÁT TƯỜNG NGANG ĐÓI XỨNG VỚI BEP QUA TIẾN PHÒNG
VA KHU SINH PHÍA SÂU TRONG CÙNG CỦA CÁN HỘ
Phần I. KIẾN TDÚC NỈIÀ Ở 195

Hình 1.5.6. CÁC ĐON NGUYÊN 2,3,4 CÀN HỘ VÀ CÁC LOẠI CÃN 1,1 k2 .2,3,4 VÀ 5 PHÒNG ở
196 NGUYÊN LÝ Ttáh' rá nái TPỦC NHÀ DĂN DỤNG : NHÀ Ò & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 1.5.7. ĐƠN NGUYÊN LỆCH TẮNG VÀ TẠO SÂN TRONG


Phần 7. KlẾN TDÚC NỈ1À Ỏ 197

MỘT ĐƠN NGUYÊN LỆCH TẮNG ở VIỆT NAM

Hình 1.5.8. ĐƠN NGUYÊN LỆCH TẨNG (1/2 TẦNG VÀ 1/4 TẨNG )
9?
00

NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ K1ẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG


KHU PHỤ PHlẠ trước
NGAY KHU CỬA VẢO
NHƯ MỘT KHU ĐỆM

:
NHÀ Ô & NHÀ CÒNG CỘNG
CAN MỘT PHÒNG TRONG CHUNG cư HÀNH LANG GIỮA Hình 1.5.9. CHUNG cư HÀNH LANG GIƠA
Một giải pháp cùa hãngDoxiadis
vế chung cu hành tang giữa kiến 5»,
nghị cho thành phố Hổ Chí Minh.
Những ưu điểm chính.của loại
nhà này là ở chỗ tạo được mọt
sân ười khuất nắng cho mỗi đớn
Vị cư trú và quy tụ được vào
quanh sân ấy những phòng tạm
trú của gia đinh.
Phòng khách ở ngay gần cửa
vào và ngăn cách với khoảng
dành cho gia đình.
Những phòng ngủ cách biệt
hẳn với phòng tạm trú và có lối
đi đến phòng tắm qua sân trời.
Phòng ăn và sân trời liền ngay
với bếp.
Các phòng đều thoáng gió nhờ
cửa thông ra hành lang chung và
CHUNG Cư ĐƠN NGUYÊN - HÀNH LANG thông ra sân trời đối diện với
nhau.

Hình 1.5.10. CHUNG CƯ HÀNH LANG GIỮA TẠO ĐIỄU KIỆN CÓ sự THOÁNG MÁT,
ĐƯỢC CHIÊU SÁNG Tự NHIẼN QUA KHE ÁNH SÁNG VA SÂN TRONG
NCUYÊN LÝ Tttlf’l’ KẾ KIẾN TOÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHẢ ò & NHÀ CÕNG CỘNG
200

Sơ ĐÓ CAC DẠNG
CHUNG Cư HÀNH LANG BÈN

HÀNH LANG BÊN TtiÕNG TÁNG TẠO


CẢN Hộ LỞN

Hình 1.5.11. CHUNG cư KIỂU HÀNH LANG BÊN VÀ CÁC KlỂU BÓ TRÍ KHU PHỤ
Phần I. KIÍN TOÍIC NHÀ Ỏ 201

TẲNG ĐIỂN HÌNH VỚI HÀNH LANG TÁCH XA

TÁNG TRỆT

TẠO KÍN ĐÁO BẰNG CẢCH HÀNH LANG Được TÁCH XA CỬA sổ CẢN HÒ

KIÊỦ ĐON NGUYÊN

KIÊỦ HÀNH LANG BẼN

CÁC HỘ THÔNG TÁNG

I GIẾNG ÁNH SÁNG

Hình 1.5.12. ĐIỂU KIỆN THÔNG GIÓ XUYÊN PHÒNG CỦA CHUNG cư VÀ
BIỆN PHÁP TẠO KlN ĐÁO CHO CÀN HỘ NHÀ HÀNH LANG BẼN
202 NCUYẼN LÝ THirr KÉ KIKN TDÚC NHÀ DÂN DỊINC : NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG

LỐI ĐI LẠI TÁCH XA CẦN HỘ VÀ HẠ THẤP CÓT

Hình 1.5.13. HẠ THẤP CỐT VÀ TÁCH XA HÀNH LẠNG TẠO KÍN ĐÁO
' CHO CHUNG Cư NHIỂU TẦNG HÀNH LANG BÊN
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 203

5. oa
I-------- ~—

CÁC KIỂU THANG NỘI BỘ GIA ĐÌNH (MỘT VẾ.HAIVÉ,


THEO HƯỚNG DỌC HAY THEO HƯƠNG NGANG)

TAO CĂN HỘ LỚN NHIÉU PHÒNG


'bằng các Căn thõng táng
620

Hình 1.5.14. BIỆN PHÁP TẠO CĂN HỘ LỚN TRONG CHUNG cư KlỂU HÀNH LANG BÊN
VÀ CÁCH XỬ LÝ KHƯ CỬA VÀO ẤM CÚNG RIÊNG Tư
204_____________________________ NCUYÊN
LÝ THIẾT KẾ KIKN TPÚC NHÀ DÂN
CĂN Hộ KIỂU A ( 83,4 m2 ) CẦNHỘrévKtSM"?)

DỤNC
NHÀ
ó :
& NHÀ CÕNG CỘNG
CĂN HỘ KIỂU B1 ( 89,6 m2 )

Hình I.5.1S. CÁC LOẠI CẰN HỘ TRONG NHÀ HÀNH LANG BẺN
Phần I.
KIẾN TOÚC NHÀ
GIẢI phAp hành lang giữa
PHỤC VỤ 3 TẮNG

2 1111*1.......... llBlH^lllBllllllllBllllUI^IÚIIIIlllllll


I----------------------------------------- su 70---------------------------- —-------------- j

CĂN 4 PHỒNG
Hộ THÔNG TẦNG, HÀNH LANG BÊN

CĂN Hộ LỚN THÔNG TẮNG


Ở cuối HÀNH LANG BÊN

HÔ NHỎ MỘT PHỒNG


KỂT HỢP VỜI Hộ LỚN
BA PHỒNG CHÊNH TẮNG

205
Hình 1.5.16. CẰN HỘ THÔNG TẨNG VÀ CHÊNH TẨNG
CAN HỘ THÔNG TẢNG (z TĂNG) HÀNH LANG PHỤC vụ 5 TẰNG

206
A

A Hộ THÔNG TẲNG
HÀNH LANG GIỮA
ĐAN CÀI

B Hộ THÔNG TÁNG
HẮNH LANG BÊN

NCUYÈN LÝ THÓ KÉ KlẾN TOÚC NHÀ DÂN DỤNC


CĂN HỘ THÔNG TÁNG
(3 - 4 TẮNG)
b

:
NHÀ ở & NHÀ CÒNG CỘNG
03 Các phòng phải có
CD Các phòng có thể chưa tính đến

Hình 1.5.17. PHÂN KHU CHỨC NANG trong cằn hộ thông tầng
Phần I.
KIẾN TPÚC NHÀ

HÀNH LANG BÊN PHỤC vụ BA TẦNG

207
Hình 1.5.18. CHUNG cư HÀNH LANG BÊN PHỤC vụ HAI TẦNG VÀ BA TẦNG
208 NGUYÊN LÝ TLULT KẾ KIKN TQÚC NIIÀ DÂN DỤNG : NHẢ ò & NHÀ CÓNG CỘNG

Hình 1.5.19. CẰN HỘ CHÊNH TẦNG


Phần I.
KIẾN TOÚC NHÀ

209
Hinh I. 5.20. CẦN HỘ CHÊNH LỆCH NỬA TẦNG ■ HÀNH LANG GIỮA
NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TDỦC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ ò & NHÀ CỐNG CỘNG
210

NÚT CẲU THANG TRONG CHUNG cư


CAO TẮNG (PHỤC vụ Mổl TÂNG <4 CẨN)

LÓI THOẮT dự phòng sự cố Và


CẮU THANG TRONG NHÀ THOÁT HIỂM

TỔ CHỪC LỐI RA VÀO Ở CẮU THANG

CẲU THANG Bộ Ở NGOÀI NHÀ

Hình 1.5.21. CẨU THANG TRONG CHUNG cư CAO TẦNG VÀ NHIỂU TẦNG
Phẩn ỉ. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 211

n KIÊN TRÚC CHUNG cưCAO TẦNG

6.1. KHÁI NIỆM VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG

Chung cư cao tầng nói chung là loại nhà phổ biến ỏ các thành phố hiện đại
ngày nay, nhất là ở các nưốc phát triển và một số nước đang phát triển. Loại
nhà này có số tầng là từ 7 tầng trở lên hoặc có độ cao trên 21 m so vối mặt đất
(nếu tầng cao trung bình là 3m), với phương tiện đi lại chủ yếu bằng thang
máy, được hình thành từ các căn hộ hiện đại kiểu hộ khép kín, có sử dụng
chung các phương tiện giao thông trong nhà như: cầu thang bộ, hành lang,
thang máy và một số dịch vụ công cộng khác. Các chung cư cao tầng này để
phục vụ chủ yếu cho những người có thu nhập trung bình và thấp: những gia
đình viên chức, những cán bộ xa gia đình sống độc thân, những gia đình trẻ
chưa có con hoặc người nghèo đói đô thị.

Hiện nay, tùy theo số tầng mà ngưòi ta chia nhà cao tầng thành các nhóm:
nhà có độ cao thấp là nhà có từ 7 đến 12 tầng, nhà có độ cao trung bình là nhà
có từ 13 đến 20 tầng, nhà có độ cao lớn là nhà có từ 21 đến 30 tầng, nhà siêu
cao hay nhà chọc tròi là nhà có số’ tầng trên 30 tầng.

Tuy nhiên nhà cao tầng cũng còn gặp ỏ những chung cư tiêu chuẩn cao kiểu
khách sạn vối các căn hộ rất sang trọng (chẳng hạn chung cư Thuận Kiều
Plaza, khu chợ lổn thành phô Hồ Chí Minh).

6.2. NHỮNG ƯỤ ĐIỂM VÀ NHƯỢC DIÊM của nhà cao tầng

6.2.1. ưu điểm

• Tiết kiệm được đất xây dựng đô thị là động lực chủ yếu của việc triển
khai áp dụng kiến trúc nhà cao tầng ở các thành phố’. Sự phát triển
mạnh mẽ của kinh tế đô thị và tập trung dân sô của quá trình đô thị
hóa cao đã làm tăng thêm nhu cầu phát triển nhà ở. Sự căng thẳng về
đất xây dựng là mâu thuẫn chủ yếu ở đây mà con đường giải quyết là
ngoài việc mở rộng thích đáng ranh giói đô thị thì phải suy nghĩ đến
212 NGUYÊN LÝ THtfr rá KỂN TPÚC nhà dân dựng : NHÀ Ô & NHẰ CÔNG CỘNG

việc trên một diện tích đất có hạn cần phải xây dựng được nhà cửa
nhiều hơn, tốt hơn. Căn cứ vào thực tế xây dựng ỏ một đô thị của
nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, trong khu nhà ở nếu xây
dựng một số kiến trúc cao tầng so với việc toàn bộ xây dựng toàn nhà
nhiều tầng có thể tăng từ 20 đến 80% diện tích sàn, hiệu quả tiết kiệm
rõ rệt. Từ việc giảm được diện tích đất xây dựng, xây dựng nhà cao
tầng sẽ giảm được chi phí cho trang thiết bị hạ tầng kĩ thuật đô thị
như đường ống kỹ thuật điển, nước (cấp thoát nưóc), hệ thống cây
xanh, chiếu sáng đô thị v.v...
• Nhà cao tầng cho phép giải phóng không gian mặt đất, tạo cho thành
phô hiện đại có mật độ xây dựng thấp, dành không gian mặt đất cho
ngưòi đi bộ vối tầm nhìn thoáng cũng như cho cây xanh đô thị.
• Làm hiện đại phong phú thêm bộ mặt của đô thị. Càn cứ vào những
đặc điểm riêng của các thành phố’ và khu vực, cần chú ý thiết kế quy
hoạch và bô trí các kiến trúc cao tầng trong đó có một số kiến trúc siêu
cao tầng dạng đôminăng mà luôn luôn sẽ trỏ thành những điểm nhấn,
dấu ấn cảnh quan, trở thành một bộ phận quan trọng của đô thị hiện
đại. Kiến trúc nhà cao tầng có thể đưa đến những không gian tự do
trống thoáng ở mặt đất nhiều hơn, nơi có thể làm sân bãi nghỉ ngơi
rông cộng hoặc trồng cây cốì tạo nên những khung cảnh xanh tươi
thoáng đẹp cho đô thị. O trên mái của kiên trúc cao tầng có thể tổ
chức những công trình công cộng có điểm ngắm đẹp hoặc những nơi để
giải trí, dùng để cho khách tham quan, du lịch.
• Có lợi cho công tác sản xuất và sử dụng. Kiến trúc nhà cao tầng khiến
cho công tác và sinh hoạt của con người được tập trung hóa và khiến
cho sự liên hệ theo chiều ngang và theo chiều đứng được kết hợp với
nhau hiệu quả hơn, rút bớt được diện tích và không gian, tiết kiệm
thời gian đi lại, nâng cao hiệu suất sinh hoạt và làm lợi cho việc sử
dụng khai thác hạ tầng kỹ thuật, cho công tác quản lý đô thị.
• Bên cạnh đó nhà cao tầng còn tạo điều kiện cho việc phát triển loại
hình kiến trúc đa chức năng, một hình thức sẽ phổ biến trong tương
lai. Để giải quyết các mâu thuẫn giữa công tác cư trú và sinh hoạt xã
hội của con ngưòi thì trong sự phát triển của đô thị đã xuất hiện các
yêu cầu đòi hỏi đáp ứng mọi loại sừ dụng ngay trong một công trình
kiến trúc. Ví dụ trong nhà ở, ngoài những cán nhà để ỏ còn phải có các
phương tiện phục vụ dịch vụ hàng ngày, cho nên xây dựng nhà ỏ còn
phải kèm theo các công trình dịch vụ và thương nghiệp. Tại nhà ở cao
tầng các tầng dưối có thể bố trí các phòng làm việc, ỏ các tầng trên là
Phần l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 213

phòng ở, như vậy sẽ tiết kiệm được đất xây dựng, làm tiện nghi thêm
cho cuộc sốhg của con người. O trung tâm thành phô càng cần thiết
phát triển thêm các loại hình kiến trúc đa chức năng: ỏ tầng thấp là
cửa hàng thương nghiệp, ỏ các tầng trung gian thì bô trí nhà ở hoặc
văn phòng làm việc, dịch vụ công cộng, giải trí, các tầng ngầm bố trí
gara ô tô và hệ thông kho tàng v.v... Như vậy có khả năng làm giảm
bởt căng thẳng về giao thông, về phòng ỏ, khắc phục việc thiếu đất đai
mà lại có lợi cho sản xuất và hiệu suất công tác.

6.2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì nhà cao tầng cũng có sự hạn chế.
Những nhà ở 50 - 100 tầng hay nhà chọc tròi trong một thòi gian dài đã được
gọi là độc tố vì điều kiện ở của nó cũng phi nhân bản cũng gần như ỏ các khu
nhà ổ chuột (vấn để văn hóa xã hội,'tội phạm cũng như quản lý và kinh doanh
khai thác):

• Những gia đình sông ở trên những tầng cao phải sông trong điều kiện
không khí loãng sẽ ảnh hưỏng nhiều đến sức khỏe. Khả năng xảy ra
tai nạn đối vói ngưòi sốhg trong nhà cao tầng cao hơn vì khi có biến cố
xảy ra với toà nhà cao tầng thì ngưòi sống ở đó khó mà thoát nhanh ra
được và những sự cố của một sô bộ phận nhà có thể nhanh chóng lan
ra toàn bộ nhà. Nhà chọc trời khống chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng
mà còn có tác hại đối với người qua đưòng vì đường phô' trỏ nên chật
hẹp thiếu ánh sáng phía dưối những ngôi nhà chọc trời đó. Việc xây
dilng tràn lan những ngôi nhà cao tầng làm cho đường phố trở nên tôì
tăm, ô nhiễm ồn, một sô' thành phô' đã phải thắp đèn cả ngày vì ánh
sáng tự nhiên của mặt trời đã bị tòa nhà cao che khuất. Mặt khác,
nhà cao tầng là một khôi kiến tníc lổn nên sẽ dễ phá vỡ cảnh quan
kiến trúc cổ, lối sông truyền thốhg của nhiều dân tộc, đòi hỏi trình độ
quản lý cao, ý thức công dân và cộng đồng cao.
• Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà cao tầng không phải ở đâu cũng xây
dựng được, nó phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Nhà cao tầng đòi hỏi phải được xây dựng vối kỹ thuật công nghệ cao,
trên đất rắn và ổn định, chịu được gió bão động đất vì một đơn vị diện
tích đất xây dựng nhà cao tầng phải chịu một tải trọng đứng lốn đồng
thòi tải trọng ngang cũng không nhỏ nên dễ gây ra lún đất, nứt tưòng
và bật móng dẫn đến mất ổn định và đổ nếu xây dựng trên đất xấu,
thiếu tính toán kỹ lưỡng.
214 NGUYỀN LÝ THICT KẾ KlẾN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

6.3. NHỮNG ĐẶC ĐlỂM và yêu cầu kiến trúc của chung cu
CAO TẨNG

• Do việc tăng độ cao, phải sử dụng thang máy làm phương tiện giao
thông thẳng đứng là chủ yếu và cũng chỉ cộ thang máy mổi bảo đảm
hệ thống giao thông công cộng vừa tiện lợi, an toàn vừa kinh tế, cho
nên bố trí hệ thốhg thang máy có ảnh hưỏng quyết định to lớn đến bô'
cục mặt bằng và tổ hợp không gian kiêh trúc nhà cao tầng (h.I.5.21,
h.I.6.14).
• Do yêu cầu đặc biệt của trang thiết bị, nhà cao tầng cần thiết phải bô'
trí những phòng thiết bị kỹ thuật ỏ tầng dưói cùng và ỏ những độ cao
khác nhau, đặc biệt ở tầng trên cùng phải bô' trí phòng thang máy và
bể chứa nưóc. Bô' trí mặt bằng và không gian kiến trúc còn phải đáp
ứng được các yêu cầu về quy phạm phòng cháy, chữa cháy của nhà cao
tầng.
• Do yêu cầu phần dưói của ngôi nhà để vững cứng và ổn định nhà phải
ăn sâu và bám chắc vào lòng đất, dẫn đến phải bô' trí một tầng hoặc
nhiều tầng hầm và chúng cần được xử lý chông thấm để có thể được sử
dụng làm phòng thiết bị hoặc gara, phòng bão vệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật.

6.4. NHỮNG ĐIỂU KIỆN CHUNG VỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT

Không thể có một sơ đồ kết cấu nào hoàn toàn tốt, do đó phải dựa trên những
yếu tô' kinh tê' để xem xét và lựa chọn. Chính vì vậy khi thiết kế một công
trình cụ thể phải xem xét hai hay nhiều giải pháp khác nhau về các chỉ tiêu
kinh tế-kỹ thuật. Người thiết kê' không những phải tính đến giá thiết kê' dự
toán xây dựng ban đầu mà còn phải tính đến những chi phí vận hành ngôi
nhà sau khi xây dựng xong, có nghĩa là cần phải tính đến mặt kinh tê' sử dụng
khai thác của ngôi nhà. Chiểu cao nhà cao tầng càng tăng lên thì tất cả các
phần diện tích của kết cấu chịu lực, diện tích dành cho các trang thiết bị kĩ
thuật, dành cho thang máy sẽ tăng lên, còn diện tích hữu ích bị giảm đỉ.
Ngoài ra, các chi phí về thang máy và hệ thông các trang thiết bị kĩ thuật
cũng tăng lên theo chiều cao ngôi nhà. Một khuynh hưóng tương tự liên quan
đến giá thành của ngôi nhà cao tầng đó là ngôi nhà càng cao thì cần phải có
thiết bị thi công lắp ghép phức tạp hơn. Mặt khác, ngôi nhà càng cao thì giá
đất đối vối lm2 diện tích hữu ích chắc chắn sẽ giảm, về chi phí vận hành: chi
phí tính cho đơn vị diện tích trong ngôi nhà lớn thì thấp hơn so với ở ngôi nhà
Phần l. KIẾN TRÚC NHÀ Ỏ 215

nhỏ nên tổng chi phí vận hành ngôi nhà lón sẽ giảm đi. Việc tính toán chính
xác tất cả các vấn đề kinh tế phức tạp khi thiết kê nhà cao tầng thường phải
nhò đến sự giúp đỡ của máy tính điện tử. Việc tính toán tất cả các yếu tô' khi
thiết kế nhà chung cư chọc trời hiện đại bằng các phương pháp thông thưòng
vượt ra ngoài khả năng của một con người. Sự phôi hợp hoạt động của các
kiến trúc sư, kỹ sư và chủ đầu tư trong giai đoạn quy hoạch và thiết kế ngôi
nhà cho phép tìm được giải pháp kinh tê nhất. Sự cộng tác như thế có thể từ
khi mỏ đầu công việc xây dựng cho đến khi hoàn thiện tất cả các bản vẽ thiết
kế ngôi nhà. Nếu như sự phối hợp này bắt đầu trưốc khi xây dựng hgôi nhà
thì có thể giảm được chi phí cho xây dựng ngôi nhà, còn ỏ thòi gian đã đưa nó
vào xây dựng rồi thì không thể thay đổi. Tóm lại:
• Nhà cao tầng là một tổng thể sô' lượng lớn các căn hộ nhỏ chồng chất
lên nhau theo chiều cao do đó trong việc xây dựng nhà cao tầng đòi
hỏi phải có trình độ kỹ thuật xây dựng cao và phải sử dụng vật liệu
tốt, hiệu suất nên giả thành xây dựng nói chung đắt. Để việc sử dụng
được thuận lợi và tốt thì cần trang thiết bị hiện đại cho nhà như:
thang máy, điều hòa không khí... vì thế đòi hỏi khu vực phải có cơ sỏ
hạ tầng kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật chất tốt, hiện đại (điện phải
bảo đảm thưòng xuyên, nước phải đủ sức cung cấp cho tất cả các
tầng...).
• Phải chi phí cho công tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ để bảo
đảm an toàn sử dụng suô't ngày đêm (24/24) khiến giá thành của no
ngày càng cao.
Vì vậy việc bô' trí, sắp xếp các nhà cao tầng trong thành phô' cần phải cân
phắc một cách cẩn thận và hợp lý. Nhìn chung, nhà cao tầng thích hợp với các
vị trí sau:
• Ở trung tâm thành phô', khu vực có sức hút lốn.
• Ở vị trí cần tạo nên những điểm nhấn, khống chê' không gian kiến trúc
nhằm tạo nên đặc thù khu vực.
• Ở ven xa lộ, ven sông, ven hồ, ven cảng vì ở những nơi đó có tầm nhìn
rộng.
• Ở những mảnh đất có tính chất độc lập và có giá trị kinh tế lốn.
Tuy nhiên, công nghệ hiện đại đã khắc phục được phần nào những nhược
điểm trên và vì những ưu điểm của nó mà nhà cao tầng vẫn không ngừng
được nhân rộng trên toàn thê' giới.
216 NGirrâN LÝ Tllirr rá KỂN TPÚC NHÀ DÀN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

6.5. PHÂN LOẠI NHÀ Ỏ CHUNG cu CAO TẦNG

6.5.1. Phân loại nhà ỏ chung cư cao tổng theo độ cao hay số tổng

• Chung cư có độ cao trung bình: là loại nhà có số tầng từ 7 đến 12 tầng


hay có độ cao từ 21m đến 36m (nếu lấy độ cao trung bình mỗi tầng
là 3m).

• Chung cư có độ cao tương đối lón: là loại nhà có số tầng từ 13 đến 26


tầng hay có độ cao từ 39 đến 78m.

• Chung cư có độ cao lớn: loại nhà có số tầng từ 27 đến 30 tầng.

• Chung cư siêu cao hay nhà chọc tròi: là loại chung cư có số tầng trên
30 tức là có độ cao trên 90m so vối mặt đất.

6.5.2. Phân loại nhà ỏ chung cư cao tổng theo hình dâng bên
ngoài (h .1.6.1)

• Dạng "diện" hay "tấm" (barre) tức các khối chữ nhật mỏng được kéo
dài vói những biền thể cùa nó với một hướng hay nhiều hướng, trực
gịao hay gãy khúc.
• Dạng "điểm" hay "tháp" (tour) tức những khối nhà có mặt bằng gọn
vươn theo chiều cao cùng vói hình thức mặt bằng vuông, tròn, đa giác,
chạc cây, chữ thập ...
• Tổ hợp giật cấp thu gọn khi khối vươn cao theo một hướng, hai hưổng
* hay nhiều hướng ... với khả năng tạo sân tròi và các không gian phục
vụ công cộng ở phía dưới, trong lòng ngôi nhà hay ở các tầng cao. Tất
nhiên mỗi kiểu loại có những đặc điểm riêng, những ưu khuyết đỉểm
và phạm vi ứng dụng có lợi tùy điều kiện quy hoạch và tính chất công
nâng thích hdp (h.I.6.13 và h.I.6.17).

6.6. KIẾN TRÚC CÁC Kiểu CHUNG CƯ CAO TẦNG

6.6.1. Kiểu nhà tháp (tour)


1. Đặc điểm và phạm vi ấp dụng (h 1.6.2)
♦ Kiểu nhà tháp hay kiểu nhà một đơn nguyên độc lập hay còn gọi là nhà
điểm được áp dụng rất phổ biến cho các nhà chung cư cao tầng. Nó có
những đặc điểm sau:
Phần I. KIẾN TĨ2ỦC NHÀ Ỏ 217

• Có các căn hộ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm cầu
thang bộ và thang máy.
• Có tính biệt lập cao cho các căn hộ.
• Các căn hộ được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên vì thế nó được coi như
một tập hợp biệt thự treo.
• Sô' căn hộ trên mỗi tầng từ 3 đến 6 là hợp lý.

Dạng nhà này thường được áp dụng cho hai trưồng hợp:

• Căn hộ 1 phòng (studio) và căn hộ nhỏ, dùng cho các cặp vợ chồng mói
cưối, cán bộ, những người sông độc thân và gia đình có lợi tức thấp và
trung bình.
• Tạo nên các cán hộ có tổ chức đòi sống chất lượng cao gồm nhiều
phòng trang bị sang trọng để kinh doanh, khai thác kiểu khách sạn,
nhà nghỉ.
♦ Do yêu cầu về tạo hình thẩm mỹ của thành phố’, nhà cao tầng thưòng đặt ỏ
những điểm cần nhấn mạnh cùa tiểu khu, ỏ những khu vực gần sát hoặc
cuôì đưòng phố mà nếu được phát huy ưu thế về chiều cao, về sự tương
phản giữa nó và nhà khác sẽ cho hiệu quả tốt về thẩm mỹ đô thị.

♦ Về mặt quy hoạch, ngoài việc làm phong phú thêm kiến trúc của thành
phố, nhà tháp kết hợp với các loại nhà khác còn có ưu điểm làm cho việc sử
dụng đất đai được chặt chẽ hơn. Cũng do yêu cầu trên, loại nhà này
thưòng được xây dựng ỏ ven sông, hồ lớn hoặc trong những khu vực có cây
xành, kết hợp vói những yếu tố địa hình, cảnh quan thiên nhiên mà thực
tế xây dựng đã chứng tỏ là hợp lý và cần thiết. Do yêu cầu về tận dụng đất
đai, khu đất có diện tích hẹp và mỏng cũng đòi hỏi xây dựng nhà tháp.

♦ Tỷ sốgiữa chiều cao và chiều rộng ngôi nhà

Đe tăng được tỷ số giữa chiểu cao vối kích thước hẹp nhất trên mặt bằng
(chiều rộng hay bề dày) của ngôi nhà thì phải tăng độ cứng của ngôi nhà.
Độ cứng này phụ thuộc vào độ lốn và số lượng của các nhịp, sơ đồ kết cấu,
độ cứng của các cấu kiện chịu lực và cách liên kết chúng. Thông thưòng
đôì vổi những khung nhà phẳng thì tỷ sô' giữa chiều cao và chiều rộng
ngôi nhà nằm trong khoảng giói hạn từ 5 đến 7 là chấp nhận được (với
một lõi cứng ỏ giữa).

Khi thiết kê' nhà cao tầng nói chung và chung cư cao tầhg nói riêng trong
các thành phố, thông thường do đặc điểm của mặt bằng đã ấn định tỷ số
218 NGUYÊN LÝ Ttrár iđ KlỂN TOÚC nhà dân dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

lớn nhất giữa chiều cao và chiều rộng ngôi nhà để bảo đảm độ ổn định
đứng, nên ngưòi thiết kế phải chọn sơ đồ kết cấu theo yêu cầu bảo đảm
được độ cứng theo phương ngang yà bảo đảm được kích thưốc nhịp mong
muốn để đạt được cả hiệu quả kinh tế lẫn thẩm mỹ cao nhất. Khung kết
hợp vổi vách cứng là giải pháp rất thông dụng.

♦ Các yêu cầu về chế tạo và xây dựng

Các phương pháp chế tạo các kết cấu và xây dựng ngôi nhà ảnh hưỏng
thực sự đến sơ đồ kết cấu. Hiện nay nhà cao tầng có xu thế dùng kết cấu
bêtông cốt thép, kết cấu thép hình kết hợp vói bêtông cốt thép dự ứng lực,
kết cấu hỗn hợp composite... thay thế cho kết cấu kim loại đơn thuần để
giảm giá thành, chống cháy và tiết kiệm tiền bảo dưỡng, tảng độ cứng
nhà... Theo kinh nghiệm của các hãng xây dựng nhà cao tầng thì mỗi
dạng kết cấu có phạm vi ứng dụng riêng, ví dụ sàn nấm vói cột toàn khôi
(nhà diíới 10 tầng), sàn nấm và vách cứng (dưới 15 tầng), sàn nấm kết
hợp cột và vách cứng (dưới 25 tầng), khung cứng kết hợp vối lõi cứng
(< 40 tầng)... Hiệu quả thẩm mỹ kiến trúc có thể là do đặc điểm kết cấu
quyết định nếu như xây dựng ngôi nhà là bằng kết cấu thép, bêtông cốt
thép toàn khối hay lắp ghép. Phương pháp lắp ghép hay được sử dụng vì
nó làm giảm chi phí lao động và thòi gian xây dựng công trình. Để rút
ngắn quá trình xây dựng thì tốt nhất phải ít cấu kiện lẻ, tránh được
những kết cấu dạng kín phức tạp, phải ít khối lượng hàn lắp. Do đó trước
khi chọn phương án xây dựng cần phải tính đến giải pháp kết cấu tối ưu,
kỹ thuật sản xuất thi công và lắp ghép kết cấu.

♦ Các yêu cầu đôĩ vói các thiết bị kỹ thuật

Hệ thống thiết bị kỹ thuật như sưởi ấm, thông gió và điều hòa, thang
máy, cấp điện, cấp thoát nưốc, thoát rác, thiết bị vệ sinh chiếm hơn 1/3
giá thành chung của ngôi nhà cao tầng. Sự ảnh hưởng đáng kể thực sự
của hệ thống thiết bị này buộc phải tính đến nó khi chọn giải pháp kết
cấu cho ngôi nhà. Hệ thôhg đường dây cấp điện có thể đặt tập trung trong
các giếng, vỏ kết cấu đặc biệt bao quanh lõi cứng. Đôi khi đối với hệ thống
thiết bị này cần phải dự kiến trước những khoảng trống đặc biệt ở các
tường bao che hoặc dành những tầng kỹ thuật để lắp đặt những hệ thông
đường Ống phức tạp. Tất cả những giải pháp này tất nhiên có ảnh hưởng
tối vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà và để việc chọn sơ đồ kết cấu mặt bằng
lợi nhất, cần cân nhắc thật cẩn thận trưốc khi quyết định.
Phần 1. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 219

♦ Những yêu cầu phòng cháy cho nhà cao tầng

Đốì với nhà cao tầng, việc phòng cháy chữa cháy cho kết cấu trở thành
yếu tô' quan trọng khi chọn lựa giải pháp thiết kế, bởi hai nguyên nhấn cơ
bản sau:

• Nhiều tầng của ngôi nhà nằm trong vùng đã vượt quá tầm hoạt động
của thiết bị chữa cháy (là cơ sở chính trong việc cứu hỏa an toàn cho
ngôi nhà). Sự thoát hiểm toàn bộ sô' cư dân trong nhà trong một thòi
gian ngắn trên thực tê' thương không thể thực hiện được, để an toàn
người ta thương quy định không tổ chức một nút . giao thông đứng
phục vụ quá bốh căn hộ trên một tầng
• Sự nguy hại ở mức độ thấp của việc cháy nhà là bầu không khí bị đốt
nóng, sau đó còn sinh nhiều khí dộc, tạo những điều kiện rất khó chịu.
Do đó chống cháy cho công trình cần thỗa mãn những điều kiện sau:
- Do hệ thống kết cấu chịu lực khi b.Ị đốt nóng chỉ làm việc đồng bộ
an toàn, hiệu quả trong một, thòi giàn nhất định nên phải sử dụng
rộng rãi những vật liệu không bị đô't nóng, không cháy, không tỏa
khói, có khả năng giữ ổn định công trình lâu khi chịu nhiệt độ cao.
- Cô lập từng vùng để ngăn ngừa lửa lari tới các vùng khác nhau của
nhà bằng các vách, tương có khả năiig chịu lửa cão hoặc không
cháy...

- Phải có hệ thốhg gỉâi thoát dân tô't (các lối thoát đủ rông và an
toàn). Các nút giao thông’đứng, nhất là,thang bộ. nên tiếp xúc được
vối tường chu vi haỳ lối thoát sự cố(h.I.5.21),

- Phải có hệ thông tự đong phòng‘chạy dập lửa có hiệu quả.-

- Có hệ thổhg phunnựớc và'cần cổ sự thỗiig thoáng để đưa không khí


tươi vào ìôì thoát và cần thiết co lối thoát riêng đối với khói và
nhiệt.

Những yêu cầu này sề có mức đọ khác nhau đối vối từng dạng kiểu nhà
và mục đích công năụg của nó. Ví dự cẩn được chú ý nhiều hơn đôì với các
loại nhà tập trung đông người, nhà có chứa những thiết bị dễ cháy nổ hay
có tầm quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng ...

♦ Trước khi xét cụ thể cách tổ chức mặt bằng nhà tháp thì nên chú ý đến
biện pháp tồ chức nút giao thông, lối vào các căn hộ:
220 NGUYÊN LÝ TtlỂr k£ ken TPỦC NHÂ dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CỒNG CỘNG

Lốỉ vào các căn hộ thưòng thấy:

• Lối vào các căn hộ có cùng mức cao (các căn hộ trên cùng một tầng).
Loại này diện tích khu vực giao thông (chiếu tới của cầu thang) phải
đủ rộng để phân phôi dòng ngưòi vào các căn hộ khác nhau (h.I.6.2).
• Lối vào các căn hộ không cùng tầng (lệch nhau nửa tầng). Loại này
bảo đảm yên tĩnh và cách ly tốt vì nửa số căn hộ có lối vào ỏ chiếu tới
cầu thang. Tuy vậy, kết cấu này phức tạp vì nhà chia thành hai thành
phần lệch nhau nửa tầng nên thường được sử dụng cho nhà ỏ xây
dựng nơi địa hình dốc hoặc vùng núi (h.I.5.16, h.I.5.18).
Trong nhà tháp cao tầng, nút giao thông bao gồm thang bộ, thang máy và
ôhg rác thưòng đặt ở trung tâm để dành cho các căn hộ tiếp xúc được
nhiều vối thiên nhiên (h.I.6.2).
Do khả năng tiếp xúc được nhiều vối thiên nhiên nên căn hộ trong nhà
tháp không cần đòi hỏi sự thông gió xuyên phòng một cách tuyệt đôì cũng
như sự che nắng một cách tích cực. Để bảo đảm khả năng yên tĩnh cũng
như khả năng thông thoáng tốt (cho những căn hộ bất lợi về gió) người ta
thưòng cố gắng tạo nên cậc nút giao thông có một phần tiếp xúc vói thiên
nhiên bên ngoài qua những khe ánh sáng, cửa hút trên mái buồng thang
gió hoặc tạo nên những sân giếng gắn liền vói nút giao thông đó. Các khôi
bếp, tiến phòng, vệ sinh nên tổ chức thành các khu đệm để cách ly tiếng
ồn từ nút giao thông (h.I.6.3).
Thiết kế cầu thang trong nhà ỏ nên chú ý đêh hai cách tổ chức lối vào của
căn hộ ỏ tầng một (h.I.5.21, h.r.6.14):

• Tổ chức lối vào ngay dưới cầu thang (trưòng hợp này nên chú ý chiều
cao từ nền đến dầm thang của chiếu tới tầng một cũng như chú ý tổ
chức mái hắt ồ cổng vào của nhà phía ngoài cao hơn sàn chiếu tối cầu
thang tầng một một đoạn để bảo đảm mỹ quan).
• Lôì vào nhà được đặt ỏ một sảnh nhỏ riêng đôì diện với cầu thang hoặc
qua hành lang, loại này rộng rãi nhưng chiếm mọt diện tích tương
đương một phòng ỏ (h.I.6.14).
Nhà chung cư cao tầng ngoài việc bô' trí cầu thang bộ (chỉ để thoát khi có
sự CỐ) còn phải sử dụng cả thang máy. Tùy vào từng công suất, vị trí đối
trọng mà kích thưốc thang máy có thể khác nhau. Tại Liên Xô cũ, thuồng
dùng phổ biến ba loại (h.1.6.14):
Phần I. Klối TQÚC NHÀ Ỏ 221

• Tải trọng 320kg, bốh người, kích thước buồng thang 1820 X 1970mm
với tốc độ V - 1,4 m/s.
• Loại tải trọng 500 kg, sáu ngưòi, kích thưóc buồng thang 2920 X 1970mm
vối tốc độ V = 1,4 m/s.
• Loại tải trọng 1000 kg, 12 ngưòi, kích thưốc buồng thang 2920 X 1970mm
vối tốc độ V = 1,4 m/s.
Thang máy theo cách sử dụng nói chung có thể chia ra làm các loại:

• Thang máy chỏ khách: thang máy chỏ khách theo dung lượng chở có
thể chia ra các loại từ 7 đến 21 ngưòi, tốc độ từ 0,5 đến 2,5 m/s.
• Thang máy chở hàng: thang máy chở hàng hóa theo trọng lượng có các
loại từ 0,5 đến 5 tấn, tốc độ trung bình là 0,5 m/s.
• Thang máy vừa chỏ khách vừa chở hàng.
• Thang máy y tế.
Khi thang máy đốĩ diện vói cầu thang thường thì khoảng cách a giữa
thang bộ tức cầu thang thưòng và thang máy có cửa đẩy ngang phải lốn
hơn hoặc bằng 140 cm, khi thang máy có cửa đẩy ra thì a phải lốn hơn
hoặc bằng 160 cm (h.I.6.14).

Khi thang máy cho người và đồ đạc cạnh nhau thì a không nhỏ hơn 2m,
khi cánh cửa thang máy hướng ra cầu thang thưòng thì a không nhỏ hơn
l,6m.

Chọn kiểu và sô' lượng thang máy tùy theo sô' tầng nhà. Ta có thể tham
khảo bảng dưới đây: (tiêu chuẩn Liên Xô cũ).

Số tâng Số thang mây Loại thang Khà nâng tốl đa

Nhỏ hơn 9 tđng 1 320kg - 0,71 m/s 20 -» 40 ngưỡl

10 đến 12 táng 2 320kg- Im/s 20 -> ỐO người


320kg - lm/s

15 đến lótđng 2 320kg- lm/s 20 -> 30 ngưởl


500kg- lm/s

16đốn20tđng 3 320kg - lm/s 20 -> 40 người


320kg- lm/s
500kg - lm/s
222 NGUYỀN LÝ TĩlẾr KẾ KlỂN TPỦC NUÀ dân dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

• Thang máy dự phòng:


Nhà ở cao tầng đô'i vối mỗi phân khu phòng chây đều phải có cửa ra
an toàn. Nhìn chung, không ít hơn hai cửa phù hợp với điều kiện nhà
ở. Đối vối những nhà ở kiểu tháp đều phải bô trí một cầu thang chống
khói và một thang máy dự phòng. Đối vối điều kiện nhà ỏ đơn nguyên
cao tầng, mỗi đơn nguyên có một cầu thang thoát người và từ 7 tầng
trở đi có thể thông sang đơn nguyên bên cạnh (h.I.5.21).

Các cầu thang thoát ngưòi nên bố trí thông ra mái, dựa vào tưòng
ngoài, có ánh sáng và thông gió tự nhiên. Bề rộng thông thủy của
thân cầu thang bộ trong nhà chung cư tối thiểu Ịà 1,1 m.

Thang máy dự phòng nên có tiền phòng (phòng đệm chịu lửa), diện
tích không nhỏ hơn 6m2.

Tiền phòng nên đặt sát tường ngoài, tầng dưới nên bố trí lối ra trực
tiếp khỏi nhà hoặc có lôì thông ra ngoài vối độ dài không lốn hơn 30m.
Tiền phòng nên bố trí cửa phòng cháy hoặc rèm cuốh phòng cháy, bên
trong thang máy nên bô' trí diện thoại và hệ thông điểu khiển nút
bấm chuyên dụng của đội phòng cháy chữa cháy.

♦ Yêu cầu thẩm mỹ của hình khối kiến trúc nhà tháp

Kiến trúc nhà cao tầng thưòng có cách phân vị theo chiều đứng để tạo
nên công trình có tính cách vươn cao, thể hiện rõ xu thế chiếm lĩnh không
gian, hoặc tạo nên tổ hợp nhịp điệu tương giao biến hóa khác nhau trên
bể mặt của nó (không lặp lại theo chiều thẳng đứng), vói sự đan xen, lệch
phòng nhau (h.I.6.4, h.I.6.6, h.I.6.7).

Một hướng tổ hợp nữa của kiến trúc nhà tháp là tạo nên các chuỗi vườn
treo liên hoàn tạo cảm giác cây xanh như từ mặt đất leo lên mái để hình
khối kiến trúc tươi mát sinh động, gắn bó vói thiên nhiên.

• Tầng trệt của nhà tháp có chức năng phục vụ công cộng.
• Nếu chiều cao của tháp nhỏ hơn 16 tầng thì vườn treo trên mái (sân
thượng).
• Nếu sô' tầng của nhà tháp nhỏ hơn 16 thì nên có các vưòn treo ỏ tầng
trung gian (h.1.6.19).

2. ưu điểm của nhà tháp so vót nhà tấm

• Không đòi hỏi đất xây dựng lớn.


• Không cản tầm nhìn của các công trình thấp ỏ xung quanh.
Phần l. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 223

• Có thể giải phóng được nhiều đất đai, tạo khả năng trồng nhiều loại
cây xanh tổ chức sân chơi xung quanh công trình.

3. Phân loại chung cư dạng tháp (dạng điểm)

Các kiểu nhà tháp thường được phân loại theo hình dáng mặt bằng.

• Nhà tháp có mặt bằng hình vuông hay hình chữ nhật.
• Nhà tháp có mặt bằng hình chữ T.
• Nhà tháp có mặt bằng hình sao ba cánh (hình chữ Y).
• Nhà tháp có mặt bằng hình chữ thập.
• Nhà tháp có mặt bằng hợp thành bỏi hai hình khối chữ nhật.
• Nhà tháp có mặt bằng hình dáng tự do.
a. Nhà tháp có mặt bằng hình vuông hay hình chữ nhật (h.l.6.3)

Là loại nhà thường được sử dụng rộng rãi nhất vì hình dáng đơn giản, kết
cấu ít phức tạp so vối các loại khác, dễ thi công, dễ công nghiệp hóa xây
dựng. Mặt bằng loại nhà này tương đối chặt chẽ, chiều dài và chiều rộng
nhà không chênh lệch nhau quá lốn nên kinh tế, tiết kiệm vật liệu tưòng
ngoài. Sô hộ trong nhà thường bốn đến sáu hoặc tám căn là tối đa. Sô' căn
hộ trong một tầng càng nhiều thì điều kiện chiếu sáng và thông gió càng
giảm. Loại nhà này có thể bô' trí lô'i vào các căn hộ lệch nhau nửa tầng, về
mặt kinh tế là sử dụng tận dụng đầy đủ khả năng của chiếu nghỉ cầu
thang mà vẫn tạo được riêng tử sho căn hộ. về mặt mỹ quan công trình
càng phong phú. Khi tổ chức mặt bằng tầng nhà, vì phòng chung và
phòng ngủ luôn có xu hưóng đặt ven tường ngoài nên trong một sô' trường
hợp cầu thang và hai loại phòng phụ (bếp và khối vệ sinh) thì một trong
hai sẽ không được chiếu sáng tự nhiên.

Để khắc phục một sô' nhược điểm do cầu thang hoặc phòng phụ bị tôì hoặc
có một sô' phòng ỏ trái hướng, bị hạn chê' về chiếu sáng và thông gió, đối
vối loại nhà này có thể làm sân trong hoặc giếng trời nhằm kết hợp thông
gió xuyên phòng vối thông gió thẳng đứng (h.I.6.5).
b. Nhà tháp có mài bằng hình chữ T (h.I.6.10)

Về mặt kiến trúc nhà tháp có mặt bằng hình chữ T tương đối sinh động.
Tuy vậy về mặt quy hoạch khi sắp xếp một sô' nhà hình chữ T cạnh nhau,
bô' trí mặt bằng tổng thể khu đất có khó khăn nhất định. Thông thường,
nhà tháp có mặt bằng hình chữ T có từ ba đến năm căn hộ trên mỗi tầng.
224 NGUYÊN LÝ THIẾT KỂ KIẾN TPÚCNtlÀ DẦN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Loại ba căn hộ có chất lượng vệ sinh cao, loại năm căn hộ sẽ có hộ không
có hưóng gió tốt. Loại nhà này được sử dụng tương đối rộng rãi vì các căn
hộ đều có phòng hưống ra hưổng Nam.

c. Nhà tháp có mặt bằng hình chữ Y (h.1.6.5)

Số lượng càn hộ trên một tầng của nhà tháp có mặt hình chữ Y tương tự
nhà tháp có mặt bằng hình chữ T.

Nhà tháp có mặt bằng hình chữ Y hay hình sao ba cánh thường có ba
cánh hợp thành vói nhau bởi các góc đều 120°. So với loại nhà hình chữ T,
nhà tháp loại này có diện tích bị tối, bị rợp nắng ít hơn nhưng chu vi
tường ngoài lổn hơn.

Loại nhà này có thể bô trí khôi vệ sinh có ánh sáng và nếu cần tăng số hộ
trên một tầng ngưòi ta có thể dùng hành lang giữa hoặc hành lang bên.

Về quy hoạch, loại nhà nhà tháp hình chữ Y tuy giống chữ T ỏ chỗ có
"chuôi vồ" nhưng bố trí mặt bằng có thể linh hoạt hơn, hoàn chỉnh hơn và
có thể ghép nhiều khôi lại với nhau thành nhũng quần thể có hình chuỗi
rất đa dạng và có phong cách kiến trúc khá độc đáo và phong phú.

Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp kiểu nhà chung cư hình chữ Y ỏ nhiều
nơi, ỏ những khu chung cư đô thị lón.
d. Nhà tháp có mật bằng hình chữ thập (h.I.6.10)

Mặt bằng của nhằ tháp có dáng hình chữ thập, chữ X, hình cánh quạt...
đều thuộc về loại này (cũng có thể phân ra loại đốỉ xứng hoàn toàn hoặc
đổi xứng'quay) như ví dụ ỏ hình 1.6.4 và hình I.6.6..

Số’ căn hộ trong một tầng nhà thay đổi từ bôn đến tám. Loại nhà này có
diện tích giao thông giảm vì từ cầu thang trực tiếp vào các căn hộ, do đó
nhà có hệ số mặt bằng cao.
e. Nhà tháp có mật bằng tạo bởi hai hình chữ nhật đặt lệch nhau song

song (h.I.6.9)

Loại nhà này có nhiều ưu điểm và thích hợp với những nước nhiệt đới.

• Thông gió, chiếu sáng, cách ồn tốt (cầu thang hoặc cầu thang máy đặt
tách biệt không ảnh hưỏng đến khốỉ ỏ).
• Bô' trí được nhiều căn hộ.
Phần 1. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 225

• *, và đẹp, phong cách nhẹ nhàng, dễ xử lý mặt đứng.


Mỹ quan
• Diện tích giao thông tiết kiệm (do từ cầu thang vàp trực tiếp khôi ỏ, bô
trí nhiều nhà ở lệch nhau nửa tầng nên tận dụng được cả chiếu nghỉ
lẫn chiếu tối).
f. Nhà tháp có hình dáng tự do (h.I.6.6 đến h.I.6.9)

Nhà tháp có hình dáng tự do cũng là loại nhà được xây dựng rộng rãi ở
nhiều nưốc trên thế giới do mặt bằng và hình dáng phóng khoáng của nó.
Tuỳ theo một số trưòng hợp cụ thể có thể khắc phục được những nhược
điểm của một số loại nhà tháp đã có trước. Loại nhà này, ngoài việc xử lý
mặt đứng, hình thức kiến trúc phong phú và đẹp mắt còn có chất lượng vệ
sinh cao; tùy theo hưống gió mà bố trí các căn hộ để tranh thủ được vị trí
tốt nhất. Số lượng cán hộ loại nhà này có thể bô' trí được nhiều do hình
thức mặt bằng không bị hạn chế. Nhà tháp có thể có nhiều tầng, (xây
gạch như nhà đơn nguyên) hoặc cao tầng (ìihà xây dựng bằng phương
pháp dùng cốt pha trượt hoặc nhà có lõi là nút giao thông cầu thang đổ
toàn khối, các căn chung quanh lắp ghép). Nhìn chung, tuy có diện tích
tưòng ngoài lốn và có trường hợp đòi hỏi một sô' trang thiết bị nhất định
nhưng nhà tháp có nhiều ưu điểm cơ bản về quy hoạch cũng như kiến
trúc nên rất được ưa chuộng nhất là đôì vối những nước có nền kinh tê'
phát triển, song việc sử dụng đất lại lãng phí.

6.6.2. Kiểu nhà tâm (barre)

Kiểu nhà này cũng được áp dụng nhiều cho các khu chung cư cao tầng cũng
giông như là chung cư nhiều tầng kiểu hành lang giữa và hành lang bên. Để
tăng bề dày của ngôi nhà bảo đảm yêu cầu kinh tê' người ta thưòng làm hành
lang giữa kiểu thông tầng (2-3 tầng một hành lang). Căn hộ có thể tiếp cận
vối thiên nhiên từ hai hưống, có điều kiện tổ chức thông gió xuyên phòng. Các
loại nhà hành lang giữa còn thưòng được chiếu sáng bằng các giếng tròi tạo
điều kiện thông thoáng cho nhiều căn hộ bô' trí xung quanh hành lang
(h.I.5.10).

1. Chung cư cao tẩng kiểu hành lang giũa

Trong nhà cao tầng hành lang giữa, các căn hô đặt dọc theo hai bên hành
lang, nhà có the, có một, hai hay nhiều khô'i cầu thang (mỗi khôi có thang bộ
và cụm thang máy) chiều rộng hành lang từ 1,4 đêh l,6m.
226 NGUYÊN LÝ Ttíỉếr KẾ kiến Tpúc nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

a. ưu diểm khuyết điểm

• Giá thành xây dựng tương đốì rẻ do bô trí được nhiều hộ trong một
tầng; ít tốn cầu thang, thang máy; có thể tăng chiều dày nhà và kết
cấu đơn giản dễ thi công.
• Hướng nhà không tốt đốì với một trong hai dãy nhà và khả năng
thông gió trực tiếp kém, các hộ ảnh hưởng lẫn nhau về mặt cá<"b ly
cũng như cách ồn do hành lang dài và sử dụng chung.
• Để lấy ánh sáng cho hành lang giữa, người ta thường tổ chức những
phòng trống hay sân trong gọi là túi ánh sáng. Cứ mỗi đoạn 20 - 30m
theo chiều dài nhà lại để một túi ánh sáng (h.I.5.10).
h. Giải pháp mặt bằng chung cư kiểu hành lang giữa

Nhìn mọt cách tổng quát, ta thấy nhà cao tầng hành lang giữa vì lý do
tiết kiệm diện tích giao thông thường có các dạng chính sau đây:

• Nhà ở hành lang giữa phục vụ từng tầng có hình dáng mặt bằng đơn
giản - hình chữ nhật. Loại này hình dáng mặt bằng cũng như kết cấu
đơn giản, cầu thang đặt trong khối nhà hoặc đặt ở hai đầu hành lang
(hai đầu hồi nhà) (h.1.6.10).
• Hành lang giữa phục vụ từng cặp hai tầng (cách tầng) hoặc ba tầng
(cách hai tầng) (h.1.5.16).
• Nhà ỏ hành lang giữa hình thành bởi phần nối giữa hai hình chữ nhật
xếp lệch tầng nhau. Loại nhà này hình thức kiến trúc bớt đơn điệu
hơn, cầu thang dược đặt vào phần nôi của hai khôi ỏ (h.I.5.16,
h.I.5.19).
• Nhà hành lang giữa mặt bằng có hình dáng tự do: một trong những
loại nhà thường thấy nhất của loại này là mặt bằng hình sao ba cánh
(mỗi cánh là một khối hình chữ nhật có hành lang giữa), khối cầu
thang được đặt giữa ba cánh đó. Loại nhà này không thích hợp vói
điều kiện khí hậu những nước nhiệt đới (h.I.5.9).
c. Các cán hộ trong nhà ở hành lang giữa

Đối với nhà ở hành lang giữa thiết kế các căn hộ nhiều phòng không lợi
mà chỉ nên bố trí căn hộ ít phòng, phổ biến nhất là căn một phòng, phòng
rưỡi và căn hai phòng, chỉ trong một sô' ít trường hợp mối thiết kế căn ba
phòng. Muốn có căn hộ lớn phải dùng hộ thông tầng hay lệch tầng.

• Căn một phòng-, (giải pháp giống như nhà nhiều tầng) (h.I.5.9).
Phần 1. KẾN TDÚC NHÀ Ỏ 227

Căn một phòng thường có hai sơ đồ tổ chức sau đây: từ hành lang của
khu nhà vào trong cán hộ phải qua tiền phòng rồi từ đó đi vào phòng
ở và phòng vệ sinh. Từ phòng ở (thường là không gian vạn năng) vừa
làm sinh hoạt chung vừa để ngủ có thể đi vào bếp. Một cách khác ta
có thể tổ chức gần giống như loại thứ nhất, chỉ khác khu bếp có cửa
riêng được mở trực tiếp ra tiền phòng.

• Căn hai phòng (cũng tương tự ỏ nhà nhiều tầng)


Sơ đồ tổ chức thưòng thấy như sau

1. Khu phụ ở ngay sát hành lang, làm khu đệm cách ly (h.I.5.9).
2. Khu phụ ở phía sau các phòng ỏ chính (h.I.5.11).
3. Khu phụ ở phía sườn các phòng ỏ chính (h.I.5.6).

• Đối với căn hộ trên ba phòng thì dùng hộ thông tầng. Các phòng chính
thuộc "khu ngày" của căn nhà (thưòng là các phòng'sau đây: tiền
phòng, phòng vệ sinh cho khách bên cạnh tiền phòng, phòng bếp,
phòng sinh hoạt chung của gia đình) ở ngay tầng hành lang, còn các
phòng ngủ, kho và wc, thuộc "khu đêm" được đặt ở tầng trên hay
tầng dưới, thông qua cầu thang nội bộ của căn nhà (có thể ở tiền
phòng hay ỏ phòng sinh hoạt chung) (h.I.5.14, h.I.5.16).

2. Chung cư cao tầng kiểu hành lang bẽn

Nhà ở hành lang bên là loại nhà thường gặp trong thực tế xây dựng chung cư
ở các nước nhiệt đới. Loại nhà này bảo đảm tận dụng được hướng nhà có lợi, có
chất lượng ánh sáng tự nhiên cao, thông gió xuyên phòng nên nhà thông
thoáng tốt, kết cấu nhà đơn giản. Một khối cầu thang có thể phục vụ cho
nhiều gia đình nhưng mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các gia đình khá lốn.
So vối các loại nhà khác, nhà hành lang bên có diện tích giao thông lốn, các
căn hộ không được kín đáo, ấm cúng và yên tĩnh.

Loại nhà này được áp dụng tốt không chỉ ở nhà nhiều tầng mà cả ở nhà tấm
cao tầng.

a. Những dạng mặt bằng chính của nhà hành lang bên

♦ Dạng 1: nhà ỏ hành lang bên có khối thang tách ròi ỏ phía ngoài nhà (có
thể hành lang bình thưòng hay cách tầng như các hình 1.5.15, 1.5.16,
1.5.17).
228 NGUYỀN LÝ Ttrár KỂ KlỂN TPÚC nhà dàn dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Trong loại này, khôi cầu thang thường đặt ngoài tách xa khối ở và tùy
trưòng hợp cụ thể cầu thang có thể đặt ỏ những vị trí khác nhau: cầu
thang đặt vào giữa nhà hoặc ỏ hai đầu nhà. Ưu khuyết điểm của loại nhà
này là:

• Kết cấu đơn giản, dễ thi công, có thể công nghiệp hóa để xây dựng lắp
ghép do mặt bằng nỉíà có khôi ỏ tách khỏi khôi cầu thang.
• Mặt đứng phong phú phù hợp vói điều kiện xứ nóng, tạo cho nhà có
phong cách kiến trúc nhẹ nhàng, đẹp. Hình thức cầu thang ngôài này
thưòng thấy ở Cuba, châu Phi, Việt Nam và miền Nam một số nưốc.
• Phòng cháy tốt, thoát người dễ dàng và an toàn hơn ở các loại nhà
khác.
• Tôh hành lang nếu không làm hộ thông tầng.
• Bô' trí mặt bằng chung không được gẫy gọn do khôi cầu thang tách ra
khỏi nhà làm cho việc hoàn thiện đất đai, sân vưòn cây xanh, đưòng
ống hay công nghiệp hóa xây dựng có nhiều trỗ ngại.
♦ Dạng 2: nhà ở hành lang bên có cầu thang lẩn trong khối căn hộ (h.I.5.13)

Cầu thang đặt lẫn vói khôi ỏ ỏ giữa hoặc hai đầu hồi nhà. về cơ bản, đặc
điểm của loại nhà này gỉôhg loại nhà trên trừ trong trường hợp cầu thang
đặt giữa. Nhà có thể thiết kế thêm một loại cán hộ lón ỏ hai đầu nhà, lợi
dụng không gian phía sau cầu thang. Trong nhà cao tầng phổ biến dùng
hành lang cách tầng để tiết kiệm, tổ chức căn hộ lốn có thông gió xuyên
phòng.

♦ Dạng 3: nhà ỏ hành lang bên có mặt bằng hình dáng tự do (h.I.5.6)

Thường vì lý do tạo khối, hình thức chủ nghĩa, không tôn trọng đặc thù
địa phương (lợi dụng hướng nắng, gió tốt). Loại nhà này có nhiều hình
thức khác nhau: loại hình sao ba cánh vối nút giao thông thẳng đứng đặt
giữa hoặc loại nhà hình hộp vuông có sân bên trong vối cầu thang đặt
tách ra ngoài v.v... Hình thức kiến trúc của loại nhà này phong phú sinh
động, dễ xử lý hình khối và mặt đứng.

b. Những kiểu tổ chức căn hộ trong nhà kiểu hành lang bên

Giải pháp mặt bằng căn hộ nhà hành lang bên cũng có ba giải pháp như ỏ
nhà hành lang giữa, chọn loại nào tùy thuộc vào số phòng ỏ trong căn hộ,
vị trí của bếp và khôi vệ sinh như ỏ nhà nhiều tầng. Các kiểu căn hộ của
phán l. K1ỂN TQÚC NllÀ Ỏ 229

nhà hành lang bên thích hợp có thể là hộ một phòng rưỡi, hô hai phòng,
hộ hai phòng rưỡi và hộ ba phòng. Sô phòng trong một căn hộ càng tăng,
diện tích giao thông càng lốn vì nếu dùng tiền phòng ngắn sẽ không bảo
đảm tổ chức đi lại mà không bị đi xuyên phòng ở khác, do đó phải tăng
thêm diện tích giao thông (lối đi phụ) không kinh tế..

Để tránh hành lang quá dài trên mặt bằng toàn nhà (vừa kinh tế vừa đõ
phải chung chạ quá nhiều hộ) có thể giải quyết theo kiểu "phân đoạn
hành lang", để mỗi cầu thang chỉ phục vụ cho một số hộ nhất định (sẽ bảo
đảm sự cách ly và yên tĩnh hơn cho các phòng khối ở) hoặc tổ chức "hành
lang cách tầng" với kiểu hộ thông tầng, lệch tầng. Giải pháp cấu tạo nhà
hành lang bên để chông ồn, tạo sự kín đáo tích cực hơn, phổ biến gặp ba
loại xử lý sau tương tự như nhà nhiều tầng:

• Hạ thấp cốt hành lang.


• Đẩy xa hành lang khỏi các căn hộ.
• Vừa hạ thấp vừa đẩy xa các hành lang.

3. Chung cư cao tầng dạng chùm hoặc gfật cấp kiểu có sân trời (tẹrrasse)

Dạng nhà này đòi hỏi diện tích đất xây dựng lớn và chắn tầm nhìn của các
ngôi nhà thấp xung quanh. Vì vậy ngưòi ta chỉ nên thiết kế ở ngoại vi của
trung tâm đô thị, ven đô gắn bó với đường cao tốc. Đối với loại nhà này thì
ngưòi ta thường lợi dụng mái tầng dưới làm sân của tầng trên để tạo ra khung
cảnh thoáng mát cho các căn hộ. Đây là sự kết hợp của dạng tháp và dạng
tấm, kiểu nhiều tầng và cao tầng (h.1.6.17).

4. Đặc điểm kiến trúc mặt đúng các chung cưdạng tấm

Kiến trúc mặt đứng của hình khối nhà chung cư có khả năng đóng góp vẻ đẹp
cho một thành phô, thông qua kiến trúc nhà ở của một sô nước, ngưòi ta có
thể đánh giá được sự phồn vinh ciìa đời sống vật chất, bộ mặt tinh thần của
một quốc gia.

Để tạo nên sức biểu hiện thẩm mỹ kiến trúc cho kiểu nhà ở chung cư thấp tầng và
cao tầng, người ta thưòng dùng thủ pháp sau:

• Tạo tính nhịp điệu dọc theo chiều dài của một ngôi nhà thông qua các
chuỗi cửa sổ ban công, lôgia và nhấn mạnh tổ hợp của từng đơn
nguyên, tức là cầu thang của nó. Muốn thế các cửa sổ ban công, lôgia
cần được xử lý thông nhất từ trên xuống và dóng hàng theo trục đứng
(h.I.6.2, h.I.6.3).
230 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ Kố TOÚC nhà dàn dụng : NHÀ d & NHÀ CÔNG CỘNG

• Ngưòi ta có thể sử dụng các hình thức ban công, những hình thức
lôgia xen kẽ và đan cài để tạo nên sự sinh động của mặt đứng bằng
cách các tầng có các cặp lôgia lệch nhau (h.I.6.4, h.I.6.6).
• Tạo nên những mảng tường phẳng rõ rệt giữa phần đặc, phần có cửa
hoặc rỗng để nhấn mạnh những nét phân vị dọc hoặc ngang trên mặt
đứng (h.I.6.7, h.í.6.9).
• Người ta có thể dùng chất liệu sơn màu để tạo nên sự biến hóa trên
mặt đứng (h.I.1.12).

6.7. YÊU CẦU TỔ CHỨC THIẾT BỈ KỸ THUẬT TIỆN NGHI SINH HOẠT

TRONG CHUNG ẹu CAO TANG

6.7.1. Hệ thống cáp nước cho nhà cao tâng

Cấp nước cho nhà cao tầng phải bảo đảm nguyên tắc cấp nưốc an toàn tức là
đầy đủ về lưu lượng và áp lực trong mọi thời gian. Tránh tình trạng ngày bơm
một vài lần sẽ ảnh hưởng rất lón đến sinh hoạt của dân cư sông trong các nhà
cao tầng đó. Để giải quyết vấn đề này trưốc hết phải nghiên cứu sơ đồ mạng
lưới cấp nước.

Thông thường hệ thông cấp nưóc nhà cao tầng được thực thi theo nguyên tắc:
bơm đặt ỏ tầng hầm, két nước đặt ở trêu mái, ông phân phôi có thể từ trên
mái xuôìig hoặc từ dưới lên. Nếu bố trí đường ôìig phân phối chính ở phía trên
(tức là bơm lên két rồi từ két phân phôi xuôhg các tầng) thì có dạng ở trên to,
ở dưới nhỏ và dung tích két nước lớn. Ngược lại nếu bô' trí đường ống phân
phôi chính ở dưới và dẫn nước lên các tầng, đường ống lên két và phân phôi
xuống phía dưới chung thì ống cấp nước có điều kiện như nhau. Vấn để đặt ra
là phải xét đến áp lực cấp nước ở các tầng. Theo nguyên lý cấp nưốc trên thì
áp lực ở tầng một và tầng trên cùng cách nhau rất lốn. Ví dụ: nhà 10 tầng áp
lực tầng dưói là 45 - 50m, nhà 15 tầng áp lực là 70 - 80m, nhà 20 tầng áp lực
là 90-100m. Điểu đó dẫn đến là phải có được lực dư để bảo đảm áp lực do các
tầng lấy nưóc là tương đương nhau. Nếu áp lực tự do quá lớn sẽ gây ra khó
khăn cho người sử dụng như nưổc quá mạnh, tung tóe ra xung quanh và khó
điều chình nưốc ỏ vòi nóng lạnh, gây tiếng ồn ào khi sử dụng.

Có hai cách khắc phục áp lực nưóc cao giữa các tầng như sau:

• Đối với ống phân phối ở trên xuống phải đặt van giảm áp. Cứ 4-6 tầng
đặt một van giảm áp để bảo đảm giảm áp lực nưốc giữa các tầng.
Phần I. KIẾN TĐỦC NHÀ Ỏ 231

• Phân khu cấp nước, cứ 4-6 tầng làm một khu cấp nưóc có hệ thống
hoạt động độc lập vói nhau.
Sau đây là một số hệ thống sơ đồ cấp nước cho nhà cao tầng

1. Sơ đồ cấp nước phân vùng song song

Phân chia số tầng ra các vùng khác nhau để áp lực đồng đều cho các vùng,
mỗi vùng 4-6 tầng. Độ chênh lệch áp lực giữa các tầng không lổn lắm, không
cần khử áp lực dư. Trên mỗi tầng phải có két nước để bảo đảm cấp nước cho
tầng trên cùng, máy bơm đặt ở dưối. Nếu ở trên các vùng không có điều kiện
đặt két nước thì phải bố trí két nước áp lực. Bơm và két nước đặt trong tầng
hầm.

2. Sơ đồ cấp nước phân vùng nối tiếp

Theo sơ đồ này, nhà cao tầng cũng chia ra các vùng khác nhau, mỗi vùng 4-6
tầng. Tại mỗi vùng có đặt máy bơm riêng, áp lực máy bơm tương ứng cho yêu
cầu cấp nưốc của mỗi vúng. Nguyên tắc làm việc của máy bơm là lưu lượng
bơm vùng một cấp nưốc cho vùng một và các vùng trên, còn áp lực phải đủ cấp
nước cho vùng một. Bơm vùng hai cấp nưốc cho vùng hai và các vùng trên,
áp lực tương ứng đủ cho vùng hai. Như vậy mỗi vùng có một két nưốc, két
nưốc ngoài việc dự trữ cho bản thân vùng cũng đủ thể tích dự trữ cho các
vùng trên.

3. Sơ đồ cấp nước không phân vùng

Theo sơ đồ này, thiết bị và bơm nước đặt ở tầng hầm, ống phân phốỉ chính đặt
ỏ phía trên hoặc phía dưới. Để bảo đảm áp lực đều ỏ các thiết bị dùng nưổc, cứ
4-6 tầng phải đặt một van giảm áp. Trường hợp máy bơm đặt ở dưới, két nưóc
đặt ở trên mái thì hai tầng trên cùng phải có thiết bị cấp nưốc cục bộ bằng két
nưóc áp lực, còn các tầng dưới lấy nưổc từ két nưốc trên mái. Trong trưòng
hợp trên mái không đặt được két nưốc thì thiết bị tăng áp và bơm đặt ở tầng
hầm và cứ 4-6 tầng phải đặt một van giảm áp để bảo đảm áp lực đồng đều
giữa các tầng.

4. Sơ đổ cấp nước chữa cháy

Yêu cầu chữa cháy đôì vói nhà cao tầng cũng phải đặt ra đúng mức để bảo
đảm an toàn cho người sinh sốhg trong các công trình và bảo vệ công trình
trong các trưdng hợp có cháy, về nguyên tắc thì phải bảo đảm đầy đủ về lưu
lượng và áp lực để dập tắt đám cháy có thể xảy ra ở điểm bất lợi trong mọi
232 NGUYÊN LÝ THỂr KỂ KổN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG: NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

thời gian. Do đó sơ đồ cấp nước chữa cháy phải được bố trí sao cho đầy đủ số
ống đứng và các hộp chữa cháy để dập tắt đám cháy có thể xảy ra ỏ tất cả các
nơi trong nhà cao tầng.

.Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cao tầng phải thiết kế hệ thông riêng,
không kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt, có máy bơm đủ hiu lượng và
áp lực để dập tắt đám cháy. Ngoài ra trong nhà cao tầng còn phải thiết kế hệ
thống chữa cháy tự động cho nhũng kho, phòng cần thiết có yêu cầu chữa
cháy cao. Song song vối việc thiết kế hệ thông chữa cháy còn phải lắp hệ
thôhg báo cháy để theo dõi chung về an toàn phòng cháy.

6.7.2. Hệ thống thoát nưốc cho nhà cao tổng

Trong kiến trúc cao tầng, do đưòng ốhg đứng thoát nưốc bẩn lón và dài, nối
tiếp các thiết bị vệ sinh và đưòng ống nhiều nên một bộ phận đưòng ống đứng
có thể bị tắc và hỏng các môì nốì với thiết bị vệ sinh, có thể gây ra rò rỉ, cho
nên đôì với hệ thống thoát nưốc của kiến trúc cao tầng cần phải có đưòng ống
thôhg hơi. Phòng máy bơm có chấn động và tiếng ồn do đó phải hết sức cố
gắng đặt nó ở dưới tầng hầm hoặc ỏ tầng dưối. Mỗi hệ thông máy bơm có
không ít hơn hai máy, có một máy dự phòng. Mỗi phòng máy bơm đặt tối
thiểu là bốn cái, trong đó hai máy dùng để bơm nưốc sinh hoật, hai máy dùng
để bơm nưốc chữa cháy. Chung quanh máy bơm phải bố trí rãnh thoát nước
và giếng tập trung nước. Trong phòng máy bơm phải bô' trí két nưóc hoặc bể
nước trung chuyển. Những bể nưốc đặt ở tầng hầm hoặc tầng dưối đa phần
được làm bằng bêtông cốt thép.

6.7.3. Nguồn điện

Nguồn điện trong kiến trúc cao tầng nói chung và nhà cao tầng nói riêng trừ
nguồn điện thường dùng thì phải có nguồn điện dự phòng. Tác dụng của
nguồn điện dự phòng là khi nguồn điện thường dùng có sự cố ngừng hoạt động
thì máy dự phồng có thể cấp điện để chiếu sáng an toàn, vận hành thang máy.
Nguồn điện dự phòng nên lấy từ một nguồn cung ứng điện khác.

6.7.4. Bộ phận chống sét

Việc sét đánh và gây cháy đối vối nhà cao tầng tăng bình phương với độ cao do'
đó trong nhà cao tầng cần phải có biện pháp chông sét cần thiết.
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 233

6.8. NHỮNG KHÍA CẠNH TÂM LÝ XĂ HỘI HỌC CỦA NGƯỞI Ỏ


TRONG CÁC CHUNG cư CAO TANG

Đô thị hóa là con đưòng tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự bùng nổ dân số cùng hậu quả của dòng dịch cư
từ nông thôn ra thành thị buộc các thành phô phải mở rộng và phát triển theo
chiều cao. Chỉ trong hai năm 1995-1996, Hà Nội và thành phô Hồ Chí Minh
đã triển khai xây dựng hơn 50 cao ốc từ 10 tầng trở lên trong sô' hơn 150 dự
án được duyệt với số tầng bình quân 18-25 tầng. Những năm tiếp theo cơn
lốc cao Ốc chắc còn mạnh mẽ hơn. Trưốc mắt những cao ốc Việt Nam vẫn còn
những bưốc chập chững, mang tính thăm dò và thể nghiệm để chuẩn bị cho
những bưóc phát triển trong lĩnh vực văn phòng làm việc, kinh doanh đa chức
năng, mảng diện tích thưòng chiếm tỷ trọng không lốn trong tổng diện tích
sàn của kiến trúc cao ốc. Phần lốn những cao ốc tương lai của Việt Nam chắc
chắn sẽ là các chung cư theo quy luật chung của đô thị hóa cường độ cao. Thật
vậy nhà ở cao từ 10 tầng trỏ lên ở Liên Xô (cũ) chiếm một tỷ lệ từ 7,9% (năm
1975) đã tăng lên đến 15% (năm 1985-1990) và còn đang tiếp tục tăng nhanh.
Ở các nước Đông Âu những năm 1990 chung cư cao 9 tầng trỏ lên chiếm
12-32%. Ở thủ đô và các thành phô' lốn tỷ trọng này cao hơn nhiều, ví dụ ở
Bucarest .đạt đến 80%. Vào những năm 1980 các thành phô' lớn và vừa ở
Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng kiến trúc cao tầng, từ năm 1984 đến
năm 1989 đã tăng tỷ trọng từ 5,1 đêh 15,5% trong tổng diện tích xây dựng
hàng năm. Trong sô' kiến trúc cao tầng thì phần nhà ở chung cư cao tầng hàng
năm chiếm tỷ lệ 40-55%. Tỷ trọng này còn cao hơn nhiều tại Bắc Kinh,
Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến... Từ năm 1976 Bắc Kinh đã xuất
hiện cao trào xây dựng nhà ở cao ốc kiểu đại trà vối sô' tầng phổ biến từ 12
đến 18 tầng trong đó phần dành cho nhà ở chiếm 77% tổng diện tích nhà cao
tầng và tỷ lệ nhà ở cao tầng chiếm 46% tổng sô' cao ô'c vào năm 1990. Ở Thẩm
Quyến trong sô' nhà từ 9 tầng trở lên có 39,2% là nhà chung cư.

Singapore ở Đông Nam Á nổi tiếng về thành phô' cao ô'c vối tuyệt đại bộ phận
các chung cư là các nhà ỏ cao tầng từ 16 đến 25 tầng bảo đảm chỗ ỏ cho gần
90% dân sô'.

Từ những dẫn liệu trận có thể dự đoán trong những năm tói, bên cạnh các cao
ô'c văn phòng, các khách sạn và trụ sở kinh doanh đa chức năng, các thành
phô' lốn Việt Nam đặc biệt là Hà Nội, thành phô' Hồ Chí Minh sẽ xuất hiện
ngày càng nhiều các chung cư cao ốc vối sô' tầng bình quân 12 - 16 tầng và cao
hơn để bảo đảm tỷ trọng nhà ở khoảng 20% sô' kiến trúc cao tầng hay 30-35%
tổng diện tích sàn của kiến trúc cao ô'c.
234 NGUYÊN LÝ Ttrár rá KĩẾN TPỦC nhà DĂN dụng : NHẲ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

Như vậy vói gần ba triệu mét vuông diện tích sàn trong những dự án cao ốc
của thành phô' Hồ Chí Minh dự kiêh trong những năm tới, cũng sẽ xuất hiện
gần một triệu mét vuông cho nhà ồ chung cư, có thể giải quyết chỗ ố cho hàng
vạn hộ gia đình, đặc biệt các hộ có thu nhập thấp và trung bình.

Sinh hoạt gia đình trong nhà ở cao tầng đốì vối nhiều nước không còn là điều
xa lạ, nhưng với các gia đình Việt Nam thì lại hoàn toàn mới lạ, cần có thòi
gian để làm quen... vì rõ ràng không thể chối bỏ, mà nhiều khi còn cần được
chấp nhận như một loại hình nhà ỏ đô thị quan trọng vì nhũng mặt ưu việt
của nó (tiết kiệm đất xây dựng, tăng thêm được từ 20-80% diện tích sàn so vối
xây dựng nhà nhiều tầng, rút ngắn khoảng cách đi lại do đó tiết kiệm thòi
gian, tiện lợi sử dụng - giao dịch, tiết kiệm hệ đưòng ống kỹ thuật, tăng quỹ
thời gian rảnh rỗi, cải thiện chất lượng cuộc sống và cuốỉ cùng tạo nên sự
phong phú và hấp dẫn cho kiến trúc đô thị...).

Vì mang đối tượng khai thác sử dụng các chung cư cao tầng ngày càng lốn
trong quá trình đô thị hóa cũng như giải tỏa các quần cư quá tập trung, nên
các nhà xã hội học đã quan tâm thích đáng đến hiệu quả kỉnh tế, xã hội của
loại hình này và những khía cạnh tâm sinh lý - xã hội học của dân cư đang
sông trong đó bằng cách tìm hiểu nắm bắt các khía cạnh này trong các phỏng
vấn điều tra có liên quan.

Sau đây là một số kết quả thụ vị rút ra từ các thông tin thu được từ một cuộc
điều tra xã hội học nhà ở cao tầng ỏ Pháp rất đáng quan tâm.

1. Thích ở tầng cao yên tĩnh thông thoáng, thích cao điểm có tắm nhìn đẹp,
không bị hạn chế tẩm mắt

Nếu được có điều kiện chọn lựa, đa số đểu không chọn tầng trệt, tầng thấp mà
luôn hướng lên tầng cao. Hỏi lý do vì sao họ đều trả lòi càng cao càng có điều
kiện nhìn vẻ đẹp thành phố trong đêm, nhìn được chân tròi, chứng kiến mặt
trời mọc, lặn, hưởng thụ khoái cảm thị giác với các cảnh quan mỏ rộng, vối các
viễn cảnh thú vị. Ở tầng thấp thiếu điều kiện vệ sinh trong lành, thiếu ánh
sáng, ồn bụi và tầm mắt bị hạn chế. Tuy nhiên cũng chỉ có 1/3 đối tượng có
điều kiện tự do chọn lựa, còn thì chịu cảnh phân đâu ở dó (dó được cấp nhà),
hoặc không đủ điều kiện kinh tế để chọn lựa. Nhìn chung trong chung cư cao
tầng giá mua hoặc thuê càng lên cao càng đắt. Tiếp theo tiêu chuẩn trên mối
đến giải pháp tổ chức không gian căn hộ, diện tích căn hộ và số buồng phòng,
chất lượng nơi cư trú (gần chỗ làm việc, trường học, công viên, trung tâm chợ
búa...).
Phần I. KỔNTDÚCNỈ1ÀỔ 235

2. Thích ởcao nhung vẩn ngợp độ cao

Có những người tuy vẫn thích ỏ cao nhưng do yếu bóng vía, sợ nhìn xuống ỏ
độ cao đành phải thuê nhà ố thấp tầng. Những ngưòi khác sống trên cao đều
nói rằng (90% sô' người trả lời) mới đầu có lo ngại nhưng rồi cũng quen và
thấy bình thưòng, chấp nhận có thể sông tốt trên cao, nhưng cần quan tâm
thiết kế sao để bảo đảm an toàn tối đa cho trẻ nhỏ và người già, đặc biệt chú ý
độ cao bậu cửa sổ, cách đóng mở cửa thuận tiện an toàn khi có gió lốn, chiều
cao và cách che chắn của tay vịn ban công, lôgia... Nhìn chung phần lốn vẫn
mong muốh căn nhà có một góc thiên nhiên để tổ chức cây xanh, tiếp cận với
bầu tròi và không khí tươi mát nhưng vẫn an toàn.

3. Trân cao cũng có nhiều bất tiện cẩn khắc phục

Đó là thừa gió, gió quá mạnh tạo nên ồn ào do rít qua khe cửa, tạo sự va đập
của cánh cửa, sự rung chuyển cửa kính, rèm che. Tốc độ gió quá lốn khi mỏ
cửa làm cho sinh hoạt trong phòng bất tiện. Hiện tượng gió lùa rất nguy hiểm
cho sức khoẻ, đặc biệt cho người già và trẻ nhỏ. cần cấu tạo hệ cửa và rèm
thích hợp hơn cho nhà cao tầng nhằm khắc phục gió bất lợi.

Tiếp sau là độ ộn đường phố khi tràn lên cao, không bị cản sẽ được gió tạt vào
nhà, vì thế muôn yên tĩnh chủ nhân thường phải đóng kín cửa, đặc biệt là
những cao ốíc nằm gần các xa lộ, các nút giao thông khác mức, các ngã tư, ngã
năm...

4. Thang máy là mối quan tâm thứhai đúng sau độ cao tẩm nhìn đẹp

Mọi ngưòi ỏ trong nhà cao tầng lo nhất là thang máy trục trặc, bị "pan", sau
đó thang cần phải chạy êm, nhanh, sử dụng thuận tiện, an toàn. Có nhiều gia
đình chọn tầng thấp vối lý do vì sợ không sử dụng được thang máy, đành phải
sinh hoạt đi lại bằng thang thường cho an toàn. Khi được hỏi làm thế nào để
thỏa mãn nhu cầu về thang máy, mọi ngưòi muôn thang được bảo hiểm an
toàn vận hành 24/24 đủ kích bỡ và không gian để vận chuyển đồ đạc lên
xuốhg, chứ không phải chỉ có vận chuyển ngưòi nếu như không trang bị cho
nhà một thang tải đồ đạc riêng. Tốt nhất nên có người trực điều hành thang
máy và chịu trách nhiệm sửa chữa kịp thời khi có sự cô'. Thang máy cũng là
đường thoát hiểm khi nhà có cháy nên được nghiên cứu tổ chức tốt, có biện
pháp phòng khói, thoát khói và cửa phòng cháy an toàn.
236 NGUYÊN LÝ THẾT KẾ KIẾN TPÚC nhà DĂN dụng : NHẰ Ô & NHẰ CÔNG CỘNG

5. Đưởhg đổrác cũng là mốì quan tâm lớn trong chung cư cao tâng

Nhiều người phàn nàn về chất lượng giải pháp cấu tạo ống thưòng hay bị ách
tắc do kích thước không đủ. Đó thưòng là nơi tạo ô nhiễm môi trưồng, nguồn
gây ồn ào, mỗi khi đổ rác, khi có xe đi thu hồi rác ỏ tầng trệt. Mỗi lần mỏ nắp
đổ rác, rất nhiều bụi, côn trùng thoát ra ngoài, rất mất vệ sinh. Những người
trả lòi thà không sử dụng đưòng đổ rác đi thang bộ, thang máy xuống tầng
trệt đổ còn hơn phải chịu sự mất vệ sinh, hôi thôi từ đưòng ông tỏa ra.

6. Chỗ đểxe (parking) hợp lý

Để xe trong hầm nhà hay ỏ tầng trệt được mọi người hoan nghênh vì họ không
phải tìm chỗ để xe xa nhà ỏ.

Tuy nhiên, ngưòi ta cũng ngại những chỗ gửi xe ỏ tầng hầm nơi quá khuất,
quá sâu, vắng vẻ vì cho rằng dễ bị kẻ xấu uy hiếp, trấn lột.

7. Nên có nơl giao tiếp thích hợp cho cộng đổng chung cư

Chung cư cao ốc nên tọa lạc ở những nơi cố cảnh quan đẹp, mật độ cư trú
không quá dày đặc để .các mặt nhà có khả năng tiếp cận với thiên nhiên và
không bị các nhà cao khác che chắn tầm nhìn khi câo ốc bố trí thành khóm
hoặc nằm troốg khu dày đặc nhà cao tầng, ở các đưòng phô' trung tâm...

Chung cư cao tầng thích hợp hơn cho ngưòi độc thân, các gia đình trẻ, gia
đình ít người, hoặc gia đình đơn giản vối diện tích căn hộ nhỏ.

Trong nhà cao tầng chung cư, ỏ tầng trệt và lầu một, hai không nên bô' trí căn
hộ mà nên dành làm không gian phục vụ cộng dồng sẽ hiệu quả hơn.

Trong 75% số người được hỏi đều cho rằng sảnh đợi thang máy và chỗ chờ đón
ô tô buýt là tụ điểm thích hợp nhất sau đó mối đến sảnh cầu thang bộ, nơi
mua bán kế cân, lôì dẫn đến nhà trẻ, trường học, sau cùng mối là vưòn, sân
chung của ngôi nhà. Trẻ nhỏ trong các khu chung cư cao tầng thường gặp
nhau tại các khoảng trông giữa các ngôi nhà sau những cú điên thoại rủ rê
hẹn hò từ cân nhà của chúng,và khi đó những bà mẹ ồ các tầng cao rất khó
quan sát theo dõi được trẻ, kiểm soát được con cháu như ỏ các khu nhà ỗ thấp
tầng và nhiều tầng;vì thê' ngưòi mẹ có tâm lý muôn giữ con trong nhà hoặc
muôn tự dắt con đến nhà trẻ, trưòng mẫu giáo, hơn là thả chúng đến trưòng
một cách tự do. Trê nhỏ khu chung cư cao tầng hiếm có dịp tiếp cận mặt đất
tụ hội vui chơi vối nhau.
Phần I. KIỂN TOÚC NHÀ Ỏ 237

Với trẻ lốn tuổi hơn, việc kiểm soát càng khó nên các bà mẹ muốn quanh khú
sảnh thang máy và ở các tầng trung gian nên tổ chức các vườn treo, sân
thoáng cho người già và trẻ con có thể gặp gS, thuận lợf dễ dàng.

Ngoài những không gian sinh hoạt công cộng tôì thiểu này, 1/3 sô người được
phỏng vấn còn thấy cần tổ chức những công trình phục vụ công cộng trong
ngôi nhà như phòng chơi cho con nít, thư viện, nơi tạm gửi trẻ, câu lạc bộ cò,
bài, trung tâm phụ trách xã hội bảo hiểm.

Trong những cao ốc có tổ chức dịch vụ văn hóa công cộng như vậy có đến 3/4
số ngưòi trỏ thành thành viên của các tổ chức. Có một số không tham gia là vì
thời gian biểu sinh hoạt không thích hợp, số sinh hoạt quá đông bất tiện hoặc
chi phí tham gia chưa hấp dẫn và phù hợp túi tiền.

8. Mối quan hệ giũa nhũng cưdân trong nhà cao tầng vói toàn khu vục hay
thành phố

Những người dân trong các chung cư cao tầng xa trung tâm thành phố’ có đến
1/3 trả lời ít khi giao dịch với bên ngoài, đôi khi tưởng như không có mốì quan
hệ này bởi vì cửa hàng bán các vật dụng chủ yếu có ngay tại chỗ, và họ tưỏng
như đã tự tạo cho mình một giang sơn riêng biệt.

9. Cao ốc chung cưdành cho ai, quẩn lý thế nào?

• Ở các tỉnh
Dành cho người thuê nhà: 19% có lợi tức dưới 1000F (nghèo).
70% có lợi tức 1000-3000F (trung bình).
11% có lợi tức trên 3000F (khá).
Dành cho người mua: 50% chủ nhà có lợi tức trên 3000F.
• Tại Paris và vùng phụ cận:
Cho ngưòi thuê nhà 45% có lợi tức 1000-3000F (nghèo)
55% có lợi tức trên 3000F (trung bình)
Cho ngưòi mua nhà: 4% có lợi tức 1000-3000F
96% có lợi tức trên 3000F và vài ngưòi đến 10000F
Cao ốc chung cư đòi hỏi sử dụng công nghệ tiên tiến, trang bị hiện đại nên
nhìn chung giá thành cao trong xây dựng đầu tư và cả trong khâu khai thác
bảo quản cũng tốn kém hơn để bảo đảm cho việc sử dụng an toàn và vận hành
liên tục. Thưòng các cao ốc này cần đông người phục dịch canh gác và bảo
dưỡng (một ngưòi quản lý, hai ngưòi gác, vài ba công nhân giúp việc thu dọn
rác và thường trực, sửa chữa vận hành các động cơ...), do đó ngoài tiền mua
hoặc thuê hàng tháng còn phải trả "phụ đảm" khá cao cho đội ngũ quản lý bảo
238 NGUYÊN ứ THlffr rá Kl6i TQÚC nhà dân dụng : NHẲ Ở & NHÂ CÔNG CỘNG

hành. Đẽ quản lý khai thác tôi cần xem đó là một dạng mói của "làng xóm bố
trí theo chiều đứng", vối trách nhiệm chung của cả cộng đồng mà mọi thành
viên phải biết sông có văn hóa, với đầy đủ trách nhiệm riêng của mình trong
một cộng đồng tự quản.

Trên đây là những kết luận rút ra từ cuộc phỏng vấn điều tra xã hội học trong
đối tượng các hộ gia đình sông trong các chung cư cao tầng giữa những năm
1970, từ đó đến nay nhà ở cao tầng của Pháp chắc đã có những bưốc tiến khá
quan trọng, đáp ứng nhiều nhu cầu và nguyện vọng của ngưòi dân đô thị, tuy
nhiên những vấn đề đặt ra trong cuộc điều tra cũng giúp chúng ta hôm nay
định hưống được những khía cạnh cần phải quan tâm giải quyết trong việc
thiết kế cũng như quản lý khai thác các cao ốc chung cư tương lai của Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh:

1. Nhà ỏ cao tầng là hiện tượng tư nhiên và phổ biến của thành phố lốn
và ngưòi Việt Nam cũng sẽ quen dần và chấp nhận hình thức ở này,
cũng giống như dân Pháp và các nưốc Đông Nam Á khác.

2. Nhà ở cao tầng nên xây ỏ những địa điểm đẹp, tạo cho nhiều căn hộ
có tầm nhìn đẹp và khả năng tiếp cận thiên nhiên thuận lợi an toàn,
vì ngưòi Việt Nam hơn ai hết rất yêu thiên nhiên.

3. Vấn để thang máy thế hệ móị đã tiến xa trong vòng hai thập kỷ qua
nhưng chắc vẫn là những mốỉ quan tâm chính đáng của ngưòi ỏ nhà
cao tầng của Việt Nam, cần bảo đảm việc sử dụng thuận tiện và có
bảo hành 24/24 giò và mỗi khối thang máy phải có ít nhất hai cái để
mọi ngưòi an tâm và tin cậy vào nhặ cao tầng.

4. Nhà ở cao tầng thực chất được xem như một phương thức ở hiện đại
của cộng đồng "làng xóm thẳng đứng” của đô thị văn minh phục vụ
cho đủ loại đối tượng cần nghiên cứu để thích ứng hơn vối điều kiện
khí hậu nhiệt đới và lối sống truyền thông Việt Nam khi ấy chắc hẳn
cũng sẽ được người Việt Nam ưa chuộng.

5. Nhà ỏ cao tầng áp dụng vào Việt Nam có khả năng khống chế được
nhiều hơn sự tùy tiện cải tạo cơi nối không gian ỏ, làm xấu kiến trúc
đô thị và hạn chế sự xuống cấp nhanh của nhà ỏ so vói các nhà ỏ thấp
tầng và nhiều tầng.

6. Để nhà ỏ cao tầng sốm trở thành hiện thực phổ cập của Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh giông như một sô' thành phô' Đông Nam Á
(Singapore, Malaysia, Philipine, Quảng Châu, Thẩm Quyến...). Nhà
Phần I. KIẾN TOÚC NHÀ Ỏ 239

nưốc cần có chính sách hỗ trợ và kích thích kinh tế để kêu gọi đầu tư
và liên doanh nưóc ngoài tạo điều kiện để quỹ nhà ỏ Việt Nam có chú
trọng đáng kể tới các khu chung cư cao tầng nhằm nâng .cao chất
lượng cuộc sống đô thị và tiết kiệm đất xây dựng cũng như đầu tư hạ
tầng cơ sở đô thị.

6.9. KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIÓI VỂ Tổ CHÚC CHUNG cu CAO

TẦNG. XU HUỞNG PHẲTTRlỂN ỏ đông nam á

6.9.1. Nhũng kinh nghiệm đàng quan tâm của singapore

Là một nưốc nằm ỏ vùng Đông Nam Á, tên gọi cũ là Nani Đảo nói lên vị trí
đặc biệt của nó cũng như tình trạng khan hiếm đất đai ở đây. Singapore là
nước duy nhất ở châu Á đã phủ kín đô thị lên toàn bộ 600km2 diện tích của
mình vối gần 100% dân số’ sống ở đô thị. Điều đó cũng nói lên sự cố gắng của
Chính phủ cũng như nhân dân Singapore từ thòi kỳ sau thuộc địa với sự tiến
hành hàng loạt các giai đoạn phát triển đô thị, nằm trong một chiến lược phát
triển lâu dài.

Đô thị Singapore có nguồn gốc từ các khu Chinatown (khu phô' Tàu) tồi tàn,
chật chội, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh nhỏ là chủ yếu. Nó cũng có
cấu trúc truyền thống tương đôì phù hợp vối khí hậu Nam Đảo (nóng ẩm, mưa
nhiều) và lối sống truyền thống vối các mái ngói rộng của các lớp nhà, được
phân cách hỏi các khoảng sân trời chạy từ mặt phô’ vào sâu bên trong. Điều
này nói lên sự tương đôì đồng nhất của cư dân lúa nưốc ỏ vùng Đông Nam Á
vổi đặc trưng khí hậu, nhân văn. Quy hoạch toàn đảo được thông qua năm
1958 đã loại bỏ hoàn toàn phương hưóng phát triển đô thị từ trung tâm toả ra
xung quanh mà ngược lại chấp nhận việc xây dựng các giai đoạn đầu các khu
ở mói ngoại ô, hầu hết gồm các khu nhà cao tầng dày đặc, giá thành thấp với
tiện nghi tối thiểu nhằm giải tỏa mật độ cùa trung tâm. Điều này cũng phù
hợp vói những thời kỳ đầu trong phát triển đô thị nhằm tăng nhanh dân số’.
Nhà ố lấy số lượng làm trọng tâm. Các khu ỏ mới thòi kỳ này đã tạo cho
Singapore một không gian đô thị mới trên cơ sở sự kết hợp giữa kiểu thành
phô’ vườn thịnh hành ỏ Anh vối những khái niệm kiến trúc của Le Corbusier
(các khái niệm này nhấn mạnh đến việc xây dựng các khối nhà cao ốc "thành
phô’ trong thành phô'" xen kẽ vối những công trình dịch vụ công cộng đầy
thuận tiện giữa cây xanh và vưòn). Một sự gặp gỡ ngẫu nhiên của lịch sử kiến
trúc để Singapore có được các khu ở về mặt tổng thể hoàn toàn phù hợp vối
khí hậu nhiệt đối. Tuy nhiên chất lượng của các căn hộ xây dựng thòi kỳ này
240 NGUYÊN LÝ Ttrár KẾ KỂN TPÚC nhà dãn dụng : NHẰ Ở & NHÀ CỐNG CỘNG

không thỏa mãn về thông gió, chiếu sáng tự nhiên cũng như cảnh quan
môi trường bởi sự hạn chế về diện tích, ít phòng, công trình phụ nhỏ, thiếu
thiên nhiên.

Đi đôi với việc kiến tạo các khu đô thị mối ỏ vùng ven đô, Singapore đã bằng
mọi cách giảm bốt mức tập trung dân số ở khu trung tâm, để giải tỏa sức ép
về sự quá tải ỗ đây. Bằng cách phá bỏ những khu ổ chuột để thay thế bằng các
không gian cây xanh, hồ nưốc, quảng trưòng tạo ra những lá phổi xanh nho
nhỏ trong nội thành. Trong khu vực trung tâm cũng xen kẽ các công trình cao
tầng với mật độ hạn chế cố tính toán đến môi trường và khí hậu lành mạnh ỏ
đây cũng là một kinh nghiệm quý trong thòi kỳ đầu phát triển, có tính đến
ngay sự giữ gìn môi trưòng trong sạch cho trung tâm. Đồng thời các căn nhà
phô truyền thống cũng được khôi phục lại để giữ lại các di sản kiến trúc của
đô thị, khống chế độ cao, các khoảng sân trong, tạo mặt hồ rộng để lấy gió mát
cho thành phố... Các chung cư cao tầng khôi lốn nằin lùi xa mặt đưòng cho ta
hình ảnh của sự phát triển theo tinh thần cộng sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu
không ngừng tăng của cư dân ỏ đây.

Gần đây, Chính phủ Singapore đặt vấn đề chất lượng cuộc sống trong đô thị
lên một trình độ mói. Tiêu chuẩn hàng đầu là môi trưòng trong sạch (du
khách tổng kết đây là đất nưốc sạch nhất thế giói, tiện nghi đô thị cao).
Những chỉ tiêu về môi trưòng, khí hậu... đã kích thích các kiến trúc sư tìm
kiếm các giải pháp hữu hiệu cho tổng thể và các công trình xây dựng.

Các nhà tháp là những điểm nhấn mạnh của những khu nhà cao vừa phải
(nhiều tầng) đặt trong các dải cây xanh đan xen lan tỏa. Diện tích các căn hộ
tăng lên rất cao: 90, 120, 180m2 tạo điều kiện cho việc thiết kế các khu vệ sinh
thoáng đãng; đưa thiên nhiên vào nhà thành một yếu tố chính đánh giá chất
lượng căn hộ.

Ở Singapore bây giò có xu hưống chọn cạc khu nhà cao tầng đã được nhiệt đói
hóa về kiến trúc đặt ở các khu trung tâm để tiết kiệm đất nhưng được cấy vào
giữa cây xanh, hồ nước, các khoảng trốhg rộng khiến cho bộ mặt đô thị ỏ đây
khác xa vối Hồng Kông.
♦ Cấu trúc nhà chung cư cao tầng ồ Singapore

Trong khoảng 30 năm qua Singapore đã xây dựng được khoảng 70 vạn căn hộ
nhà ỏ, hiện tại toàn quốc có khoảng 87% dân sô' được ở trong các ngôi nhà này.

Đây là một kỳ tích mà rất ít nước trên thế giới thực hiện được. Đặc điểm kiến
trúc của Singapore là:
Phần I. KIỂN TQÚC NHÀ Ỏ 241

• Tỷ lệ nhà cao tầng chiếm số lốn.


• Nhà thấp tầng dành cho chủ yếu tiêu chuẩn ở rất cao.
• Không gian khu nhà xanh đẹp và vệ sinh.
• Bố cục căn hộ hợp lý.
Singapore là một quốc gia đô thị đất đai khan hiếm, theo tính toán sơ bộ mỗi
người dân bình quân chỉ có khoảng 213m2, tỷ lệ nhà cao tầng chiếm khoảng
trên 50%. Những ngôi nhà chính có số’ tầng cao khác nhau nhưng việc bố trí
mặt ngoài ngôi nhà và tổng thể quy hoạch có nghiên cứu rất quy củ và trật tự.
Giữa các ngôi nhà cao tầng là các vưòn cây xanh, sân chơi cho thiếu nhi. Mật
độ xây dựng rất cao nhưng khi vào khu nhà lại cảm thấy dễ chịu. Sông trong
những ngôi nhà tầm nhìn thoáng rộng, môi trường xanh mát đẹp đẽ, do thông
gió tốt nên mùa hè rất mát. Khu nhà có bãi đỗ xe rộng, nhân viên phục vụ chu
đáo nên người ỏ thấy dễ chịu, thoải mái, thuận tiện. Tầng trệt ngôi nhà cao
tầng thưòng là không gian để trông trong đó chỉ bô' trí các thang máy; giữa
các cầu thang là những khoảng đất trống bằng cỏ xanh đẹp, sạch làm cho
ngưòi ở trong phạm vi tầm nhìn không cảm thấy là nhà cao tầng bó hẹp
không gian, gây cảm giác chật chội mà như đang ỏ trong một vưòn hoa rộng
lốn vô tận. Tại đây người ta có thể ngồi hóng mát, nghỉ thư. giãn hay tiến
hành các hoạt động giao tiếp thân mật. Trong thảm cỏ rộng rãi này, có xây
dựng một sô' còng trình kiến trúc nhỏ xinh để làm điểm chơi cho thiếu nhi
hoặc chỗ nghỉ ngơi cho ngưòi già. Trong môi trưòng cảnh quan như thế, không
có ô nhiễm, không có tiêhg động ồn ào, chỉ cổ trời cao, mây xanh và gió mát,
sự thoáng đãng cùng đất sạch cỏ xanh, không khí trong lành khiến cho con
người thoải mái dễ chịu.

Mọi ngôi nhà có đỉện nước (nóng lạnh) được cung cấp thưòng xuyên suốt ngày
đêm. Mỗi hộ đều có gara ô tô riêng, có người làm công tác phục vụ quản lý
công cộng và riêng biệt. Những gara ôtô ở ngoài nhà được xây dựng bằng gạch
lỗ hoa, kiến trúc mỹ quan và được Hên kết vối cây xanh ở bên ngoài thành mọt
dải cây xanh hài hòa đẹp mắt. Các chất thải sinh hoạt, các rác rưỏi được chứa
trong các túi nhựa để xử lý theo từng loại khi thu dọn.

Bô' cục căn hộ trong các căn hộ cao tầng của Singapore rất hợp lý: mỗi cặn hộ
thưòng được bố trí ba bôn phòng ở và toàn nhà có hai không gian sử dụng
chung (sảnh chung) vối diện tích 120 - 140m2. Các phòng ốc kích thưốc như
sau:

• Sinh hoạt chung 30m2.


• Phòng bếp 10m2.
242 NGUYÊN LÝ Ttirifr rà KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHẰ Ở a NHÀ CỐNG CỘNG

• Phòng ăn 10m2.
• Một phòng ngủ chính 20 - 25m2.
• Một, hai phòng ngủ phụ 18 - 20m2.
• Có thể có thêm một phòng cho trẻ nhỏ 12 - 15m2.
Tương ứng với bố cục căn hộ vói các phòng như trên còn thiết kế các phòng vệ
sinh cho các phòng ngủ chính, phụ, phòng ngủ trẻ. Diện tích mỗi phòng vệ
sinh khoảng trên dưói 10m2. Các phòng đều dùng ánh sáng tự nhiên, sáng
sủa thông thoáng. Mỗi phòng ngủ đều có một nhà kho nho nhỏ (hoặc tủ tường)
vối diện tích 1-2 m2. Nói chung bô cục kiến trúc các căn hộ khá hợp lý, sử
dụng thuận tiện và điều kiện sinh hoạt rất tốt. Kiến trúc nhà ở Singapore
xứng đáng để các nhà nghiên cứu kiến trúc và quản lý quy hoạch thành phố ỏ
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng khảo sát, nghiên cứu để học
tập thực nghiệm trong điều kiện hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nưóc.

6.9.2. Nhà chọc tròi huống tớl một lỷ thuyết thiết kế đô thị theo chiều
đúng ỏ châu Á

Ngày nay, trên khắp thế giói dưói áp lực của việc táng giá đất, dân số đô thị
tăng nhanh, sự hòa nhập nền kinh tế quốc gia, địa phương vào nền kinh tế
thế giới đã dẫn đến việc xây dựng nhà cao tầng trỏ thành một thực tế không
thể tránh được. Vấn đề cần quan tâm ở đây là khi thiết kế phải có sự xem xét
chặt chẽ về vị trí, quy hoạch, chiều cao. Tất nhiên ngưòi ta thưòng ủng hộ
khuynh hưóng xây dựng những khu trung tâm với những công trình thấp và
vừa thay vì nhà cao tầng vào khu trung tâm cũ, nhưng trong hầu hết các
trưòng hợp các quốc gia thường không đủ khả năng tài chính cho việc này.
Hơn nữa việc ròi trung tâm cho việc đầu tư nâng cấp các cơ sỏ hạ tầng hiện
hữu là lãng phí tài nguyên.

ủy ban nhà cao tầng và nhà ỏ đô thị xem những công trình cao hơn 10 tầng là
nhà ỏ cao tầng. Do kích thước nhà ỏ cao tầng đòi hỏi đặc biệt cho việc hoạt
động của các hệ thống kết cấu, cơ khí, điện nưốc. Tất cả các yếu tố này làm
cho nhà ở cao tầng trở nên một dạng khác với những công trình thông thưòng
khác. Vì thế khi thiết kế phải tiến hành rất cẩn thận ngay từ những bước đầu
vì nếu để sai sót thì việc tiến hành điều chỉnh sẽ khó khăn hơn nhiều so vối
những công trình có độ cao thấp hay trung bình.

Có hai yếu tô' trong việc thiết kế được để nghị xem xét ở đây:
Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 243

• Một là không gian của nhà cao tầng được sử dụng bởi rất nhiều ngưòi
vối nhiều mục đích chức năng khác nhau, cần được xem giốhg như
trong một thành phô (chỉ khác nó phát triển theo chiều cao).
• Hai là sự đáp ửng của nó vối môi trưòng, khí hậu nơi nó được xây
dựng cần đạt mức như là một thiết kế có hiệu quả để nâng cao chất
lượng sông cho căn hộ và hạ giá thành công trình.
Ta cần nhận thức rõ thêm hai vấn đề cần lưu ý để đạt được các mong muốn
trên:

• Hãy còn thiếu những tiêu chuẩn thiết kế thỏa đáng: nhà cao tầng
xuất hiện ỏ Chicago - Mỹ vào thập niên 1890 và sau đó nhanh chóng
lan rộng ra toàn thê giới. Từ đó đến nay thiết kế nhà ỏ cao tầng cả
kiến trúc lẫn kết cấu đều có những tiến bộ đáng kể (sô' tầng cao ngày
một nhiều hơn, có những cải thiện to lốn ở môi trường bên trong công
trình như hệ thông điện và điện lạnh tốt hơn). Tuy nhiên so vối mặt
kỹ thuật, thiết kế nhà ở cao tầng chưa có được những nguyên tắc cơ
bản định hưống cho việc thiết kế nhà ở cao tầng đạt mức cần thiết
tương ứng với trình độ khoa học kỹ thuật.
• Nhà ở cao tầng cần được xem như một thành phô' nhỏ theo chiều
đứng: nhà ở cao tầng không nện chỉ được xem đơn giản là một loạt
những cái khay bêtông chồng lên nhau, nơi mà ngưòi sử dụng phải
trải qua phần lốn thòi gian trong ngày của họ trong một mồi trưòng
nhân tạo không hề thay đổi, không có được niềm vui thưởng thức
thiên nhiên bên ngoài cũng như sự thay đổi thòi khắc và mùa trong
năm. Trong các thành phô'bình thường người dân đô thị luôn được tạo
thoải mái bằng những không gian dàn trải mở, vối công viên, những
hoạt động văn hóa và dịch vụ. Nhà ở cao tầng cũng là một thành phô'
thu nhỏ nên cần được quan tâm ở cả hai mặt môi trưòng, không gian
hoạt động và yếu tô' đặc thù của nó là phát triển theo chiều đứng đê có
tiện nghi đời sông tương đương như thành phô' dàn trải theo chiều
ngang.

6.9.3. Đánh già quan niệm thiết kế theo đậc trưng khí hâu (Malaysia)

Những ngưòi thiết kê' và xây dựng nhà ỏ cao tầng cần sử dụrig những yếu tô'
khí hậu địa phương làm cho công trình mang những nét đặc trưng riêng của
địa phương, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và không tạo ra những
cái hộp kín vô hồn có thể đặt bất kỳ nơi nào trên toàn thế giới.
244 NGưròN LÝ npfr KỂ Kl6i TPÚC NĨ1À DÂN DỤNG: NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

Trong việc thiết kế nhà ở cao tầng từ trưốc tối nay để xây dựng đạt hiệu quả
kinh tế nó phải cố diện tích bên trong lớn nhất cho mỗi tầng, diện tích xây
dựng lởn nhất trên diện tích khu đất. Những yếu tố sau đây được xem như
tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của nhà cao tầng:

• Chiều dài tưòng bao ngoài nhỏ nhất.


• Các cấu kiện chịu lực đứng có kích thưổc nhỏ nhất.
• Các cấu kiện chịu lực ngang có chiểu dày nhỏ nhất.
• Lõi phục vụ (thang máy, vệ sinh...) có diện tích nhỏ nhất.
• Chiều cao’ mỗi tầng nhỏ nhất.
Những tiêu chuẩn trên liên quan tối việc giảm giá thành xây dựng. Khi hiệu
quả kinh tế được xem trọng quá mức so vối tính thẩm mỹ, tính nhân văn thì
tính thẩm mỹ - chất thơ của kiến trúc sẽ bị xâm hại không tránh khỏi và công
trình chỉ còn là cái vỏ bao che xấu xí không một chút nghệ thuật. Ngược lại
nhà ỏ cao tầng thiết kế theo đặc trưng khí hậu thưòng bị cho là làm táng giá
thành xây dựng, chúng ta cần đánh giá lại hiệu quả tổng hợp của quan điểm
này, tất nhiên phải kể đến cả hiệu quả về mặt thẩm mỹ.

Người ta thường cho rằng việc xây dựng bất kỳ một ngôi nhà cao tầng mối nào
cũng làm tăng nhiệt độ của địa phương trong khi điều này chỉ đúng trong
trường hợp nhà được xây dựng như kiểu bình thưòng. Nhà cao tầng thiết kế
theo đặc trưng khí hậu sử dụng ít năng lượng do đó giảm được hơi nóng thải
vào môi trưòng, hơn nữa khuynh hưống thiết kế này gia tăng việc trồng cây
xanh trong công trình nên góp phần làm giảm nhiệt độ ỏ địa phương. Việc
thiết kế nhà cao tầng theo quan điềm này có thể giảm 40% chi phí sử dụng
năng lượng trong quá trình hoạt động của ngôi nhà, bởi vì phần lốn chi phí là
nằm trong quá trình khai thác sử dụng. Đây là lượng tiết kiệm đáng kể ngoài
tác dụng tốt đôì với cải tạo vi khí hậu còn tạo cân bằng sinh thái, mặc dù nó
có làm tăng vốn đầu tư xây dựng ban đầu. Một lý do có thể kể đến là ảnh
hưỏng của giải pháp đến ngưòi sử dụng, công trình sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ
tốt hơn đồng thòi cho họ cảm nhận được sự biến động môi trưòng khí hậu bên
ngoài, thay vì phải trải qua những giờ làm việc dài trong môi trưòng nhân
tạo, từ năm này qua năm khác.

Cuôì cùng và cũng là lý do chính đáng nhất, nhìn từ góc độ lịch sử loài ngưòi
và lịch sử xây dựng nơi cư trú, khí hậu là yếu tố ít biến động nhất, là một
trong những thành tố" cấu trúc địa lý - nhân văn trong khi những yếu tố khác
như những điều kiện kinh tế xã hội, chính trị lại thưòng xuyên thay đổi. Lịch
sử chỉ ra rằng kiến trúc của nơi cư trú, theo kinh nghiệm và trí tưỏng tượng
ngày một tăng cùa loài người, đã tạo ra được rất nhiều dạng thông minh để
Phần I. KỂNTĐÚCNHÀỎ 245

đâp ứng vối nhiều loại khí hậu. Tổ tiên loài ngưòi đã nhận thức được rằng
thích ứng vói loại khí hậu khu vực là một nguyên tắc quan trọng của kiến
trúc mà các thế hệ sau thường không thể không kế thừa.

Những vân để cần quan tâm:

♦ Hình dáng nhà cao tầng cần đạt được những đặc tính sau:

• Diện tích chân đế nhỏ so vối toàn diện tích xây dựng.
• Mặt đứng cao trong tương quan tỷ lệ hợp lý vối bề rộng chân đế.
• Diện tích mái nhỏ có hình thức tạo nét riêng độc đáo.
• Hệ thống kết cấu đặc biệt có yêu cầu độ cứng cao, chông gió và động
đất tốt.
Dựa theo những đặc tính trên, khu vực quyết định cho việc thiết kế theo
khí hậu là tưòng bao che bên ngoài (thay vì thông qua mái và mặt cắt
ngang như trong nhà ỏ tầng thấp và trung bình) và vị trí các khu quyết
định như lõi phục vụ và các tiện nghi khác của công trình:

♦ Định vị lõi phục vụ một cách thông minh, hợp lý

Một trong những công việc đầu tiên củà thiết kế nhà cao tầng thưòng là .
định vị lõi phục vụ cho tòa nhà. Có ba vị trí thích ứng: lõi trung tâm, lõi
đôi, lõi ở một bên.

Lõi phục vụ có thể xem như một khu vực đệm chắn nắng, chống gió lạnh
cho các khu phòng ỏ bên trong, còn cửa sổ phòng thưòng được mở ỏ hướng
Bắc và Nam. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng biện pháp này có thể tiết
kiệm được 20% công suất năng lượng cho hệ thốhg điều hòa nhiệt độ.
Cách bố" trí lõi đôi ỏ các hướng Đổng Tây không những bảo vệ khu thưòng
xuyên có ngưòi sử dụng không bị nung nóng (sẽ đòi hỏi sự giảm nhiệt lốn
hơn khu lõi phục vụ) đồng thời còn cho phép đưa tối đa lượng nhiệt thừa
ra khỏi khu vực sinh hoạt, ngoài ra phương án lõi có tiếp xúc vói ánh sáng
tự nhiên còn có các thuận tiện khác như:

• Không cần ông chữa cháy có áp lực, giảm được chi phí ban đầu cũng
như chi phí hoạt động.
• Tạo tầm nhìn ra ngoài và sự thông thoáng tối hơn cho khu ỏ.
• Thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho sảnh thang máy, thang
thoát hiểm.
• An tốàn hơn khi xảy ra biến cố mất điện hoàn toàn.
246 NGUYÊN LÝ Ttlử rà KlỂNTPỦCNtlÀDĂN DỤNG: NHÀ à & NHÀ CỐNG CỘNG

Dựa vào những nghiên cứu trên mà hình dáng nhà cao tầng sẽ đa dạng
hơn thoát ra khỏi dạng phổ biến thưòng đặt lõi ở trung tâm.

♦ Tầng trệt xử lý như một không gian mở

Tầng trệt của nhà ỏ cao tầng cần có sự quan tâm nhiêu hơn và được giải
quyết không gian thích đáng. Nó cần rộng mỏ ra không gian bên ngoài
dưới dạng một khu vực thông thoáng tự nhiên đặc biệt, không nên đóng
kín hoàn toàn hoặc dùng biện pháp điểu hòa khí hậu để làm nhiệm vụ
như khu vực chuyển tiếp giữa bên trong và bên ngoài công trình, tuy
nhiên cũng cần có sự chú ý thỏa đáng để ngàn mưa hoặc tuyết tạt vào.
Mối hên hệ giữa tầng trệt vói không gian đưòng phố rất quan trọng. Ở
nhiều vùng trên thế giói, sự đóng kín khu vực trung tâm của các tòa nhà
(được điều hòa nhiệt độ) vối thế giới bên ngoài đã giết chết sự sống động
của đường phố. Tòa nhà có tầng trệt mở sẽ thu hút lượng người dến từ
đưòng phô vào bên trong hoặc đến quanh công trình đông hơn, do đó
đường phố’ sôhg động hơn. Thiết kế mặt bằng các tòa nhà cao tầng, ngoài
việc đáp ứng các yêu cầu về thương mại, cần phải quan tâm đến đặc
trưng về lối sống, phương thức làm việc của ngưòi dân cũng như đặc thù
nển văn hóa địa phương thể hiện trong mỗi cá nhân cũng như ở cả cộng
đồng. Những điều này cần được phản ánh trong cấu trúc không gian bên
trong của ngôi nhà, từ việc bố trí các lôì vào và lối thoát, mối Hên hệ giao
thông, quan hệ qua lại giữa các khu vực, đến hình thức vẻ đẹp bên ngoài
của tòa nhà. Không gian hình khối của tòa nhà cần có tính nhân văn, có
sức thu hút và có tỷ lệ hài hòa, được chiếu sáng tự nhiên, và tổ chức thông
thoáng hợp lý cùng một số các yêu cầu khác.

♦ Tạo ra được không gian chuyển tiếp hợp lý

Sử dụng không gian chuyển tiếp ỏ các nước nhiệt đới là một cách chống
nóng hiệu quả cho nhà cao tầng thế hệ mới. Các không gian này thưòng
được rộng mở ở phía trưóc các vách kính hoặc che nửa kín nửa thoáng lọc
ánh sáng bởi các thiết bị có thể điều chỉnh được. VỊ trí các không gian
chuyển tiếp có thể là ỏ nội tâm, hay ỏ mặt ngoài nhà, cần đóng vai trò
không gian tiếp nối giữa bên trong và bên ngoài tương tự như hàng hiên
trong kiến trúc dân gian địa phương. Không gian chuyển tiếp ở trung tâm
có chức năng như vùng dẫn gió vào các phần sâu bên trong tòa nhà, đồng
thòi là lôì thoát khí nóng khi chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên
ngoài nhà lốn. Có thể tổ chức những lối đi hành lang thông vối hoặc
xuyên qua các khu chuyển tiếp đó và bằng cách này chúng sẽ hoạt động
như những ống dẫn gió vào khu bên trong của tòa nhà cao tầng.
Phần I. KỂNTDÚCNHÀỎ 247

♦ Tổ hợp mặt đứng phù hợp với đặc thù sinh thái vùng nhiệt ẩm

Mái trong nhà cao tầng thưòng nhỏ và là nơi đặt thiết bị máy móc, do đó
khác với nhà ở thấp tầng và nhiều tầng, trong tòa nhà cao tầng vai trò
của tưdng bao che quan trọng hơn nhiều so với mái nhà. Mặt tưòng bao
ngoài nhà lý tưỏng của nhà cao tầng vùng nhiệt ẩm nên có cấu tạo bảo
đảm chức năng như một lốp vỏ bọc nhạy cảm, hơn là lốp bao che cố định
kín, có thể điều chỉnh đóng mỏ thích hợp phục vụ cho thông thoáng cũng
như chốhg nắng mưa rất hiệu quả. Chúng ta cần thiết kế sao cho gió tươi
có thể thổi vào các tầng và khi cần thiết có thể che nắng cách nhiệt, chông
gió bão được.

Thông thoáng tự nhiên tốt hưống tối có thể thay cho biện pháp dùng điều
hòa nhiệt độ nhân tạo, vì thế tốt nhất cửa sổ được mở toàn bộ ỏ cả hai mặt
tường đầu gió và cuôì gió với những thiết bị điều chỉnh cơ động để có thể
vừa hưống luồng gió theo hướng cần thiết khi hướng gió thay đổi vừa có
thể tạo phòng kín khi cần.

Lý tưởng nhất là các khoảng mỏ của cửa sổ càng lốn càng tốt, nhưng vì
vận tốc lớn của gió ở các tầng trên cao làm cho điều này không dễ thực
hiện được, cần thấy được hoạt động và ảnh hưởng xấu của gió rất khác
nhau khi càng di chuyển lên cao. Vì vậy nếu định dùng thông gió tự nhiên
(cho sảnh thang máy, thang bộ, khu vệ sinh...) thì cần có những hệ thông
đóng mỏ, cấu tạo an toàn khác nhau cho những cửa ở độ cao khác nhau.
Mái cũng như tưòng nhà cao tầng ở những nơi không được che mát nên
dùng vật liệu cách nhiệt hiệu quả cao với bề mặt bên ngoài có khả năng
cao về phản xạ nhiệt. Những mặt tường trực tiếp chịu nhiều nắng (đặc
biệt là hưóng Tây và Đông) nên được che nắng hoặc được thiết kế "hai
lớp" vối một lốp mỏng không khí được thông gió ỏ giữa. Để đạt được vật
liệu bao che có hiệu quả cao còn cần lưu ý nhiều đến tính phản xạ nhiệt
hơn là tính cách nhiệt, đặc biệt là đối vối những vùng khí hậu nóng. Cách
tốt nhất để giảm năng lượng điện tiêu thụ bên trong công trình là tìm
cách tăng cường cách nhiệt cho tường, mái và giảm diện tích sử dụng
kính ở tưòng chu vi. Để giảm sức nóng của mặt tròi qua cửa sổ ở các mặt
tường chịu nắng, ta có thể dùng tấm che nắng hay ban công, cũng có thể
đưa cửa sổ lùi vào sâu bên trong hoặc mỏ cửa quay vào sân trong rộng
lón, đặc biệt là cho các tầng trên cao. Bên cạnh việc tạo bóng mát, sân
trong còn có tác dụng như lối thoát khẩn cấp, như nơi để trồng cây xanh
tạo phong cảnh đẹp cho ngưòi sử dụng thưỏng thức môi trường bên ngoài
sát căn hộ hoặc như một không gian cơ động mềm dẻo phục vụ cho nhu
248 NGUYỀN LÝ THỂr KẾ KlỂN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

cầu mở rộng diện tích hoặc tạo thêm một số phòng phụ nếu có yêu cầu
trong tương lai (h.1.6.19).

Tổ hợp mặt đứng nhà cao tầng thưòng có hiệu quả về nhịp điệu, tương
phản, vi biến, được khai thác và tạo lập theo chiều đứng, trong đó kiến
trúc mái có vai trò rất quyết định để tạo nên dáng dấp độc đảo của tòa nhà.

♦ Tăng việc trồng cây xanh và vườn cây theo chiều đứng

Việc trồng cây xanh ở mặt tiền, tổ hợp các ban công, sân trong của tòa
nhà vừa có thể mang lại vẻ độc đáo thẩm mỹ, tính hấp dẫn sinh động cho
vẻ ngoài công trình vừa tiết kiệm năng lượng cũng như tác dụng tốt cho vi
khí hậu nội thất. Cây xanh tạo bóng mát làm giảm phản xạ nhiệt cũng
như độ chói của tường ngoài. Để đáp ứng nhiều ý thích khác nhau, cây
xanh nên trồng nhiều loại xen kẽ trong một hệ thống các bồn cây phân bố
trên toàn mặt đứng công trình tạo thành chuỗi vườn theo chiều đứng nối
kết liên hoàn với cây xanh dưới mặt đất. Công trình và vườn cây nên tạo
thành một thể thống nhất (h.I.6.19).

Tóm lại: khí hấu nơi xây dựng theo quan điểm “thiết kế theo đặc trưng
khí hậu” phải được tính đến ngay trong bước đầu quyết định ý đồ thiết kế
chung của một dự án, từ sự bố trí và định hướng công trình, đến hình
dáng và đặc tính của kết cấu. Sẽ là không thực tê nếu thiết kê một công
trình mà từ thoạt tiên chỉ quan tâm về kinh tế, công năng, phong cách
sau đó lại mong chờ nó mang lại một chê độ vi khí hậu bên trong tốt. Nếu
thiết kế đã không chính xác trong tất cả các mặt thì không một chuyên
gia nào có thể điều chỉnh để cho nó trỏ nên tốt được.

Các đề nghị định hướng ở đây như là những nguyên tắc tạo thuận lợi cho
việc khỏi đầu nói chung của một thiết kế. Chúng cũng nên được xem như
một phương án hiệu quả trong việc thiết kế nhà cao tầng ở vùng có khí
hậu nóng ẩm. Người ta cũng có thể lập luận phương cách này rồi cũng sẽ
đưa đến một dạng đô thị kiến trúc đơn điệu giống như phong cách "hiện
đại quốc tế" vốh đang bị phê phán. Nhưng do tính đa dạng của khí hậu
cũng như tính riêng biệt của từng địa điểm xây dựng, kiến nghị định
hưống của TS Ken Yeang đưa ra tại hội nghị các kiến trúc sư châu Á
(Jakarta - 1996) trình bày trên đây hứa hẹn sẽ đưa đến những dạng công
trình cao tầng hoàn toàn rất đa dạng và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi
trường sinh thái, và đến lượt mình “thiết kế theo đặc trưng sinh - khí
hậu” sẽ còn tạo ra những khả năng rất lớn về vẻ đẹp một ngôn ngữ kiến
trúc mối của công trình. Ý tưởng về thiết kế nhà cao tầng theo đặc trưng
khí hậu có thể dẫn đến sự thay đổi từng bước trong thái độ của người sử
Phần I. KIKN TOÚC NHÀ Ỏ 249

dụng và sự ưa thích được làm việc trong một môi trưòng nhân văn “tự
nhiên” (hoặc một phần tự nhiên) thay cho môi trường “nhân tạo - kỹ trị”.

Một số giải pháp thiết kế theo đặc trưng khí hậu cho nhà chung cư cao
tầng còn có một sô' dạng đặc biệt khác đang hướng tối:

• Tạo ra những sân nắng, lôgia cạnh khu sinh hoạt chung của gia đình
(h.I.6.13, h.I.6.17, h.I.6.18).
• Tạo ra những sân trời cho từng căn hộ. Mái tầng dưới là sân tròi của
tầng trên (h.I.6.17, h.I.6.13).
• Tạo ra các vườn treo trong các nhà tháp: các tầng phía dưới tận dụng
thiên nhiên cây xanh ngay mặt đất, các tầng nóc (3-4 tầng trên cùng)
được tận dụng thiên nhiên cây xanh tổ chức ỏ trên sân thượng trong
khi đó các tầng giữa của ngôi nhà thì khai thác sử dụng các vưòn treo
(h.I.1.15).
250
NCUYÊN LÝ TH1CT KẾ
K.1ẾN TRÚC
NHÀ DÂN
DỊINC
:
NHẢ ở & NHÁ CÕNG CỘNG
NHÀ GIẬT BẬC

Hình 1.6.1. CÁC DẠNG NHÀ CHUNG cư CAO TẦNG VÀ GIÀI PHÁP xử LÝ MẶT ĐỨNG
Phần 1. KIẾN ĨDÚC NHÀ Ỏ 251

Hình 1.6.2. NHÀ CAO TẦNG DẠNG THÁP


252 NGUYÊN LÝ Tilin' KK KIKN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Lt

Hình 1.6.3. NHÀ THÁP CÓ MẶT BẰNG Đ 0N GIẢN


Phần I.
KIẾN TQÍIC NHÀ

Ỉglilỉ

CAO ỐC THỤẶN KIÉU


_ MẶT BẰNG
TÁNG ĐIỂN HÌNH

kJ

GIA CƯ ĐƯỜNG FLANDRES (PARIS)


KTS. ANGER PUCINELLI VÀ VEDER

253
Hình /.6.4. CHUNG cư DẠNG THÁP VÀ NGHỆ THUẬT Tổ HỢP MẶT ĐỨNG KIẾN TRÚC
254
NCUYÍN
I.Ý THlẾl’ KK KlẾN TPÚC NHÀ DÂN
DỊINC
:
NHÀ
ỏ & NHÀ CÕNG CỘNG

ĐƠN NGUYÊN THÁP cỏ GIẾNG TRỜI

Hình 1.6.5. NHÀ THÁP CỐ DẠNG MẶT BẰNG PHỨC TẠP


Phần I. KIKN TQÚC NHÀ Ỏ
255

Hình 1.6.6. NHÀ THÁP DẠNG MẶT BẰNG ĐẶC biệt


'
256
NGUYÊN LÝ THIÍ7I' KÍ KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG
1 II
k1
’1
.À k lí.

NHÀ
ỏ :
& NHÀ CÓNG CỘNG
Kts. Paul Rudolph

Hình 1.6.7. NHÀ THÁP CÓ MẶT BẰNG Tạo hiệu quả kiến trúc mặt đứng phong phú
Phần I. KIẾN TQÚC NHÀ Ỏ 257

Hình 1.6.8. NHÀ THÁP CÓ MẶT BẰNG TẬP TRUNG Được NHIỀU HỘ
258 NGUYÊN LÝ THirr KÉ KIẾN TDÍIC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

NHÀ THÁP LỆCH TÁNG VÀ


CỐ MẶT ĐỨNG DẠNG CONG

Hình 1.6.9. CHUNG cư CAO TẦNG DẠNG THÁP


Phần I. KIẾN TDÚC NHÀ Ỏ 259

NHÀ THÁP DẠNG CHỮ T


VA CHỮ THẬP

3600
4400
bớỡứ 4000
4300
4800
3600 Ị 3600 j 3600 I ■ " Ị 13600 I 3 600
2Ô400 , ■

Hình 1.6.10. NHÀ THÁPMẶT BANG CHỮ THẬP, CHỮ T


VÀ NHÀ CAO TẶNG DẠNG TẤM
260 NCUYfiN LÝ TI1ILT KÍ KILN TDÚC NHÃ DÂN DỤNC : NHÀ ở & NHÀ CÒNG CỘNG

NHÁ TẤM HÀNH LANG GIỮA

Tấng CÓ hành lang

NHÀ TẤM HÀNH LANG BÊN

Tầng trên (vượt tấng)

Hình 1.6.11. TỔ CHỨC NÚT GIAO THÔNG ĐỨNG TRONG NHÀ TẤM
Phần
1. KỮÌN TOÚC nhà
1200Q

Ô
ĐƠN NGUYÊN THẲNG với cáu thang ở tường
NGOÀI HƯỚNG NGANG nhà (HAI VỂ SONG SONG)

GIẾNG
THÔNG
GIỐ VÀ
KỸ THUẬT

CẮU THANG GIỮA NHÀ THEO


CÁU THANG BỐN VỂ (GIỮA NHẰ) HƯỚNG DỌC (MỘT VỂ LÊN THẲNG)

261
Hình 1.6.12. CÁC LOẠI CẦU THANG NGANG VÀ DỌC TRONG CHUNG cư Kiểu ĐƠN NGUYÊN
262 NGUYÊN LÝ THIÍÁ' KẾ KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHẢ ó & NHÀ CÔNG CỘNG

CHÙM CẮN Hồ có sắn TRồi


"HẠ84TẠT6T
KTS. MOSHE SAFDIE

Hình /.6.13. CHUNG cư DẠNG CHÙM VÀ GIẬT BẬC VỚI CÁC CĂN HỘ CÓ SÂN TRỜI
Phấn l. KIÍN ÌVÙC NIIÀ Ò 263
f— I
1

Hình 1.6.14. Tổ CHỨC LÕI NÚT GIAO THÔNG VÀ ỐNG RÁC CỦA CHUNG cư CAO TẨNG
264
NCUYÊN I.Ỹ Tillin' KĨ;
KirÍN TPÚC nhà dân
DỤNG
ỏ:
NHẢ
& NHẢ CÕNG CỘNG
Hình 1.6.15. CHUNG cư CAO TẦNG ở SAN PAOLO . (KTS.OSCAR NIEMEYER) VÀ ở ẤN ĐỘ
Phán]. KIÊN TQÚC NHÀ Ỏ 265

Hình 1.6.16. GIẢI PHÁP Tổ CHỨC HIÊN NẮNG , SÂN TRỜI


266 NGUYÊN LÝ TUẾr KẾ kiếnTKÚC NtlÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÒNG CỘNG
Hình 1.6.17. TỔ CHỨC SÂN NẮNG - SÂN TRỜI TRONG CHUNG cư CAO TẦNG
Phần. I. KIKN TQÚC NHÀ Ỏ 267

Hình 1.6.18. TỔ CHỨC SÂN NẮNG VƯỜN TREO TRONG CHUNG cư


268 NGUYÊN LÝ THIẾT K.Ế KILN TQÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHÀ CÒNG CỘNG

NHÀ MENARA MESINIAGA , KUALA


LUMPUR - 1989 (KTS.KEN YEANG)
Ngôi nhà tháp 15 tầng,12000m2 này
mang trong nó những nguyên lý
khí hậu sinh học khi việc thiết kê' nhà
cao tầng của hãng đã phát triển suốt
thập kỷ trước. Nằm ở Selangor , nó
như cây cảnh thảng đứng ,bao gồm
mặt chính của nhà và các sân trời, ơ
nhà này việc trồng cây được bắt đầu từ
mặt đất dốc cao dần lên ở một phía
nhà. Sau đó cây trồng leo theo đường
xoắn ốc lẽn mặt đứng của nhà với việc
sử dụng các mái hiên thụt vào (như
các sân trời). Cũng có một vài dạng
năng lượng thấp thụ động
Tất cả các khu vực cửa sổ ở phía nóng
của nhà (phía Đông và Tây) đểu có
các chắn nắng bên ngoài để
giảm sự xâm nhập của nắng nóng vào
không gian nội thất. Những mặt không
bị nắng trực tiếp (Bắc và Nam)
có các vách ngăn bằng kính để dễ
quan sát và tạo điều kiện thuận lợi cho
thông gió tự nhiên.
Sảnh thang máy ở tất cả các tầng
Ẩ đều được thông gió tự nhiên, chiếu
ánh sáng ban ngáy và nhìn thấy cảnh
bẽn ngoài, ơ đây không cần điều áp
để phòng hoả (vi dùng năng lượng
thấp). Toàn bộ cầu thang và khu vực
các buồng vệ sinh cũng được thông
gió và chiếu sáng tự nhiên.
Mái che nắng có các khoảng
panen để sau này lắp pin mặt trời
nhằm cấp nguồn năng lượng xuống
dưới. B.A.S (Hệ thống tự động trong
nhà) và các khí cụ thông minh khác
được dùng để giảm tiêu phí năng
lượng trong thiết bị và hệ thống điều
hòa không khí.

Một toà tháp 60 tâng


hoàn toàn được thõng
gió tự nhiên như sơ đố
trên cho thấy.
Các thang máy cầu
thang và các bộ phận
phục vụ khác được sắp
xếp ỏ các góc của toà KTS.NORMAN FOSTER
VƯỜN TREO
nhà có mặt bằng hình
tam giác

Hình 1.6.19. CAO óc THIẾT KẾ THEO ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU


Phần II
KIẾN TRÚC
NHẰ CÔNG CỘNG
Phần ỈI. KIỂN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 271

ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẨU KÉN TRÚC NHÀ


1.1. ĐÌNH
CÔNG CỘNG PHÂN LOẠI NHÀ CÔNG CỘNG

nghĩa nhà công cộng và phằn loại

Nhà công cộng là loại nhà dân dụng được thiết kế xây dựng nhằm phục vụ các
hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, hay để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt
văn hóa, tinh thần cũng như vui chơi giải trí của con người. Đó là các loại nhà
trẻ, trưdng học, cửa hầng, trung tâm công cộng, các văn phòng, cơ quan hành
chính, bệnh viện, nhà ga, rạp chiếu bóng... (h.II.1.1, h.II.1.2)

Các kiểu dạng nhà công cộng một mặt vốh đã đa dạng và phong phú hơn so
vối các dạng nhà ở và các công trình công nghiệp về mặt công năng; mặt khác
do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đời sốhg lại luôn được nâng cao về vật
chất và tinh thần, cho nên xã hội luôn luôn đẻ thêm ra những dạng kiểu nhà
công cộng có công năng mói hoặc làm cho các công nấng sử dụng của các công
trhih cũ sốm bị lỗi thòi, mất hiệu quả và cần phải được đổi mói hoàn toàn,hoặc
cải tiến thì mới có thể phát huy được tác dụng kinh tế xã hội.

Để việc thiết kế các công trình công cộng ngày càng tốt hơn bảo đảm được các
yêu tầu của kiến trúc, phát huy được các hiệu quả kinh tế xã hội thì các công
trình này cần được phân loại, sắp xếp theo từng nhóm, theo những tiêu chí
nhất định, để có những chỉ dẫn nghiên cứu sáng tác phù hợp.

1. Dựa theo đặc điểm chúc năng các nhà công cộng có thể chia thành
nhũng nhóm lớn saù

1- bao gồm tất cả các loại nhà trẻ,


Nhóm các công trình giáo dục và dào tạo:

trưòng học mẫu giáo, các trưòng phổ thông cơ sở, trưòng đại học, các
trung tâm dạy nghề, các học viện...
2- Nhóm các cơ quan hành chính và ván phdngì bao gồm trụ sỏ cơ quan từ
thấp đến cao, từ trung ương đến địa phương, các viện nghiên cứu, các
viện thiết kế, các văn phòng đại diện, các trung tâm giao dịch...
272 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TDÚC nhà dân dụng :NHÀ Ô&lNHÀ CÔNG CỘNG

3- các loại phòng khám, trạm y tế, các bệnh viện


Nhóm các công trình y tế:
từ địa phương đến trung ương, các trung tâm điều dưỡng, các loại nhà
hộ sinh và phòng khám đa khoa... (tất cả các công trình Hên quan đến
điều trị bệnh và phòng bệnh đều thuộc nhóm này).
4- các loại bến bãi đậu xe, đợi tàu, các ga
Nhóm các công trình giao thông:
sông, ga biển, ga hàng không, ga xe lửa....
5- Nhóm các loại cửa hàng, xí nghiệp ăn uống: các phòng trà, tiệm giải
khát, tiệm cà phê, nhà ăn công cộng....
6- các cửa hàng buôn bán, các cửa hàng
Nhóm các công trình thương mại:
bách hóa, các trung tâm thương mại, các loại chợ và siêu thị....
7- Nhóm các công trình văn hóa và biểu diễn nghệ thuật: rạp chiếu bóng, nhà
hát, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng, triển lãm....
8- Nhóm các công trình thể thao: các loại sân bãi tập luyện, thỉ đấu, các
sân vận động, khán đài, các dạng bể bơi, trung tâm thể thao, các học
viện thể dục, các dạng câu lạc bộ bơi thuyền...
9- các loại nhà trọ, khách sạn, các
Nhóm các công trình dịch vụ dời sống',
cửạ hàng sửa chữa phục vụ may mặc, các cùa hàng cắt tóc, gội đầu và
một số dịch vụ khác...
10- các loại nhà bưu điện từ địa phương đến
Nhóm các công trình giao liên:
trung ương, các trung tâm phát thanh truyền hình, xưởng phi.n, các
dạng nhà ngân hàng, các trung tâm xổ sô', các nhà xuất bản...
11- Nhóm các công trình thị chính: bao gồm các kiến trúc nhỏ trong công
viên, các trạm xăng, trạm cứu hỏa, các nhà máy nước, các trung tâm
xử lý chất thải, các gara, các bến đỗ xe con, xe lớn trong thành phố,
các khu vệ sinh....
12- Nhóm các công trình tôn giáo và kỷ niệm:các loại đình, chùa, đền miếu,
các nhà tưởng niệm, lăng mộ, tượng đài...
Tuy nhiên ngưòi ta cũng có thể gộp một số nhóm gần giốhg nhau để tạo
thành nhóm lớn và sô lượng nhóm có thể chỉ còn 6 hoặc 8 nhóm. Chẳng
hạn kết hợp thành các nhóm lốn (4 + 10), (9 + 11) (4 + 2), (3 + 8), (5 + 6)...
minh họa ở hình II. 1.4.

2. Dụa theo tính chất quy mô xây dụng nguởí ta có thể chia công trình
công cộng thành hai nhóm lớn đế có quy định áp dụng khai thác các
mặt tiến bộ khoa học - kỹ thuật một cách hợp lý

1- phổ cập ỏ nhiều nơi, thi công


Nhóm công trình có quy mô xây dựng lớn:
thiết kế dựa vào những cấu kiện mẫu, thiết kế mẫu, thiết kế điển
Phẩn II. KEN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 273

hình, thường có quy mô nhỏ hoặc trung bình, phục vụ ỏ các cơ sở địa
phương(như ở các nhóm nhà ỏ, khu nhà ở ở thị trấn).
Các công trình này đòi hỏi phải được thiết kế hợp lý, chặt chẽ bảo
đảm các yêu cầu về kỉnh tế bằng các phương pháp xây dựng phổ biến,
truyền thống hay cơ giới hóa ỏ mức phổ cập nhất để có thể vừa công
nghiệp hóa xây dựng vừa vận dụng tốt các kỹ thuật và lực lượng xây
dựng truyền thống.
2- Nhóm các công trình đặc biệtimang tính chất xây dựng cá thể, độc đáo
vối yêu cầu cao về nghệ thuật kiến trúc và chất lượng tiện nghi sử
dụng. Công trình được thực hiện dựa trên các thiết kế cá biệt, các đơn
đặt hàng cụ thể, được sử dụng các vật liệu quý hiếm, trang trí nội
thất hiện đại và đắt tiền, thể hiện sự độc nhất vô nhị, biểu hiện được
rõ nét những tiến bộ khoa học kỹ thuật đương thòi và đặc tính truyền
thốhg văn hóa của đất nước.
Ví dụ: Nhà quốc hội, lăng mộ danh nhân lãnh tụ, bảo tàng quốc gia,
các ga hàng không, ga xe lửa lốn, các trung tâm triển lãm về
kinh tế quốc dân.

3. Theo đối tượng phục vụ và khai thác công trình người ta chia nhà cóng
cộng làm ba loại

1- công trình chỉ nhằm phục vụ một đôì tượng


Đối tượng sử dụng khép kín:
hạn chế trong một lĩnh vực chuyên môn hạn hẹp hoặc chỉ cho các
chuyên môn có các quan hệ gần gũi vói nhau.

Ví dụ: trường học, cơ quan nghiên cứu, trụ sở bộ...


2- phải chú ý đến tổ chức các đại sảnh, phòng
Đối tượng phục vụ rộng mở:
khánh tiết không gian tiếp đón rộng rãi mòi chào(theo kiểu kiến trúc
mở). Đó là những loại công trình cần phục vụ tốt cho việc tiếp đón
rộng rãi khách và dân (khôi quần chúng đông đảo nói chung), cần có
tổ chức không gian kiến trúc dễ dàng tiếp cận và giao dịch từ đưòng
phố, quảng trưòng...
Ví dụ; các nhà bưu điện, nhà ga, nhà hát, các sân vận động, các cửa
hàng...
3- có những bộ phận đôì nội dành riêng
Đối tượng vừa mở vừa khép kín:
cho những nhân viên nội bộ cơ quan nhưng vẫn phải có chỗ tiếp dân,
phục vụ đông đảo quần chúng để đôì ngoại.

Ví dụ: khách sạn, thư viện lổn, bảo tàng triển lãm, viện nghiên cứu
và tư vấn thiết kế...
274 NGUYÊN LÝ Ttinfr rá KlỂN TQỦC NtlÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

1.2. ĐẶC ĐIỂM NHÀ CÔNG CỘNG

Nghiên cứu đặc điểm nhà công cộng là nhằm nói lên những khác biệt về tổ
chức không gian và đặc thù kết cấu của nhà công cộng so vối nhà ỏ và nhà
công nghiệp để có những lưu ý cần thiết cho việc tìm kiếm những giải pháp
kiến trúc có hiệu quả.

1- mỗi
Tính đáy truyền rất rõ, nghiêm ngặt tạo sự phong phú da dạng của loại hình:

nhà công cộng thưòng chỉ là sự đáp ứng xít xao một tính dây chuyền rất
đặc thù của nhà công cộng, vì thê phải nghiên cứu từ sự tìm hiểu nắm
vững công năng(lập nên những sơ đồ dây chuyến công năng), từ đó lập
nên sơ đồ tổ hợp không gian - hình khối đáp ứng đặc thù của công năng
đó vói ngôn ngữ, diện mạo riêng phù hợp, tạo tính đa dạng cho hệ thống
công trình.
2- Tính "tầng bác - hệ thống" của nhà công cộng: nhà công cộng không chỉ được
tập hợp phân loại theo từng tính chất dựa theo chức năng mà thưòng
trong một nhóm loại hình còn được phân loại theo hệ thống tầng bậc,
nghĩa là các công trình công cộng trực thuộc một ngành dọc quản lý (như
của Bộ giao thông, Bộ đại học, Bộ y tế...) còn được phân cấp thành những
cấp độ từ thấp đến cao như sau:
• Cấp cơ sở: dành cho các công trình gắn liền với nhóm nhà ở, tiểu khu
(hay phường) vói các đốì tượng phục vụ’ là nhóm người dân nằm trong vùng
ảnh hưỏng của công trình với bán kính phục vụ R = 200 -ỉ- 500m, nghĩa
là trong vòng đi lại 5 phút đi bộ từ nhà đến công trình.

Ví dụ: các vưòn trẻ, nhà trẻ, trường tiểu học, các cửa hàng dịch vụ đời
sổhg hàng ngày như là lương thực, bưu điện, các cửa hàng sửa
chữa, các trạm y tế tuyến xã, thôn...

• Cấp trung gian: bao gồm những công trình phục vụ cho các đối tượng
trong vòng bán kính phục vụ R = 800 -ỉ- 1200m, như các trường trung
học cơ sở và phổ thông trung học, các cửa hàng bách hóa, trung tâm
bưu điện, quỹ tiết kiệm, những loại dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
không phải hàng ngậy mà hàng tháng để Hên hệ vối công trình chỉ
cần 15 - 20 phút đi bộ.

• Cấp trung ương (thị xã, tỉnh): dành cho các công trình phục vụ dân
trong vùng, trong tỉnh.
Phần II. KIÊN TPÚC nhà công cộng 275

Ví dụ: bệnh viện tỉnh, nhà văn hóa tỉnh, viện bảo tàng vối bán kính
tầm ảnh hưởng của nó khoảng R = 2 -5- 3km, đi lại độ 15 - 20 phút
bằng phương tiện cơ giới.

• Cấp quô'c gia (thuộc toàn quốc và vùng lốn bao gồm nhiều tỉnh) để
phục vụ toàn dân, toàn quốc, khu vực và quốc tế.

Ví dụ: Nhà quốc hội, ga hàng không, ga xe lửa, trụ sở hành chính các
bộ.

Cấp độ nhà công cộng không chỉ thể hiện ỏ tầm ảnh hưởng, bán kính
phục vụ, ở tần suất xuất hiện các nhu cầu đòi sống mà còn thể hiện ồ nội
dung thành phần các không gian buồng phòng và cấp chất lượng tiện
nghi (thành phần phòng hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh).

3- Tính quảng dại quần chứng: nhà công cộng dùng để phục vụ chủ yếu đông
đảo và quảng đại quần chúng, vì vậy khi thiết kế nó cần quan tâm sao
cho địa điểm phải thuận tiện cho việc lui tói và tìm kiếm của quần chúng.
Người ta hay bô' trí nó dọc theo tuyến giao thông chính, gần các trạm đỗ
xe công cộng, cạnh các trung tâm hay lui tới của khu vực hay thành phô'
(cực hút đô thị); hoặc bô' trí ồ các góc giao lộ để dễ tìm và đồng thời có khả
năng tạo nên những dấu ấn trong thành phô' để dễ định hưống cho các du
khách; hoặc bô' trí quanh các quảng trưòng thành phô', các vưòn hoa và
công viên, vì nơi đó thường có các họng xe điện ngầm... về mặt bằng tổng
thể, ỏ các công trình cồng cộng đông người như nhà ga, nhà hát, sân vận
động, triển lãm, nhà bách hóa... phải tạo được trước nó một quảng trường
nhỏ để người ta có thể tụ tập hoặc giải tán đám đông mà không làm cản
trỏ giao thông hay tạo nên sự ách tắc nguy hiểm. Để cứu nguy và phòng
chông cháy, khi thiết kê' phải đặc biệt quan tâm đến việc sơ tán tốt; các
công trình công cộng còn phải bảo đảm để xe cứu thương, cứu hỏa có thể
tiếp cận tối tận chân công trình. Nếu công trình đó có sân trong lốn thì xe
cứu thương, cứụ hỏa còn có thể chạy vào tận trong sân. về nội thất, việc
tổ chức không gian bô' trí chỗ ngồi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu
phòng cháy chữa cháy, tổ chức thoát ngưòi an toàn. Đám đông thường tạo
nên trong nội thất công trình sự ồn ào và mất trật tự cũng như dễ ảnh
hưởng đến tầm nhìn của nhau, đặc biệt là trong các phòng biểu diễn văn
hóa, thể thao, nghệ thuật. Vì vậy tính quần chúng còn đòi hỏi phải đặc
biệt lưu ý đến vấn đề nhìn rõ, nghe rõ và tô't cho không gian phòng khán
giả, phải chú ý đến việc thiết kế. nền dô'c, đến cách âm chông ồn và trang bị
kỹ thuật âm thanh để bảo đảm chất lượng nghe tô't cho khán giả đông đảo.
276 NGUYÊN LÝ Tfflfr KẾ KlẾN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

4- so với nhà ỏ và nhà công nghiệp thì nhà


Yêu cầu nghệ thuật kiến trúc cao:

công cộng phần lón có yêu cầu rất cao về mặt hình tượng nghệ thuật. Các
công trình công cộng loại đặc biệt thường được xem như các tủ kính của
một thành phô', của một quốc gia: thông qua đó du khách thấy được sự
phồn vinh, chất lượng cuộc sông, tính tư tưởng và thị hiếu nghệ thuật của
một dân tộc, một đất nưốc. Vì thế thiết kế các loại công trình này về mặt
hình khối bên ngoài, về hình tượng nghệ thuật kiến trúc phải được đặc
biệt xử lý vấn đề chất lượng nghệ thuật kiến trúc cao để kiến trúc vừa
tiên tiến hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các phòng lón việc tổ
chức không gian nội thất cũng đòi hỏi người kiến trúc phải quan tâm
đúng mức đến việc trang trí và tạo sức hấp dẫn cho không gian này.
Thưòng nội thất của nhà công cộng được bô trí sang trọng lộng lẫy đầy
hấp dẫn, vừa phong phú chi tiết, vừa tạo được ấn tượng thẩm mỹ đẹp, độc
đáo thông qua các mảng chất liệu, các mảng màu sắc và các hiệu quả vế
ánh sáng.

5- Hệ thống không gian - kết cấu phong phú da dạng: khác với nhà ỏ mà không
gian kiến trúc chỉ toàn là những phòng ốc nhỏ xinh xắn, còn ở các nhà
công nghiệp thưòng chỉ phổ biến với những không gian nhà xưỏng rộng
lớn đơn điệu và khô khan trống trải thì nhà công cộng lại bao gồm một hệ
thôhg không gian phức hợp gồm những phòng ốc nhỏ (vối diện tích s < 20m2
và cao H < 3, 3m) các gian trung bình (thường có s = 40 Ỷ 80m2,
H - 3,6 -ỉ- 3,9m) kết hợp vối các không gian vừa và lốn (thông thường có

s > 300m2, H > 6m). Nhà công cộng thường là một hệ thống chuỗi không
gian phong phú phức hợp, đan xen cùng thông nhất trong một hệ kết cấu.
Hệ kết cấu thường lại là các dạng khung chịu lực kết hợp với các dạng
mái có khẩu độ lổn. Khung chịu lực trong nhà công cộng thường có những
lưói cột mang khẩu độ lốn từ 6 đến 9m. Việc ngăn che không gian của nhà
công cộng thường là những vách nhẹ, vách treo di động. Các không gian
lớn của nhà công cộng để bảo đảm yêu cầu nhìn rõ thưòng không bao giò
có cột chống trung gian ở giữa phòng. Muôn vậy các phồng này thường
được phủ lợp bằng những kết cấu mái nhẹ, nhịp lớn, những kết cấu không
gian tiên tiến, hiện đại (như dàn không gian, hệ thống mái treo). Các bao
lơn, ban công khán giả cũng vậy, được cấu tạo theo kiểu dầm côngxôn có
thể vươn ra từ 4 đến 6m mà không cần cột chốhg gây được ấn tượng lạ
lùng, mối mẻ đầy sức truyền cảm cấu trúc.
Phẩn 11. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 277

6- công năng nhà công cộng thường thay đổi rất nhanh cùng
Tính sớm lỗi thời:

với thòi gian do các ảnh hưởng tác động trực tiếp của khoa học kỹ thuật
tiến bộ (làm cho công năng dễ lỗi thòi), vì vậy khi thiết kế nó người ta có
xu thế thiết kế kiểu vạn năng (vối các không gian kiến trúc linh hoạt,
mềm dẻo, dễ thay đổi), hay thiết kế liên hợp đa năng (tổ hợp nhiều công
năng trong cùng một ngôi nhà) để công trình đó không sớm bị lỗi thời và
tiết kiệm thời gian trong khai thác sử dụng.

Khi thiết kế một công trình công cộng, người thiết kế vì thể cần phải nắm
được công trình đó thuộc nhóm loại nào, phục vụ cho cấp đôì tượng nào, đặc
biệt là đặc thù khai thác sử dụng để xác định vị trí thích hợp; để tổ chức các
không gian buồng phòng một cách hợp lý với quan hệ dây chuyền thích ứng;
để sử dụng vật liệu quý hiếm ở mức độ cho phép và quy định mức vốn đầu tư
một cách thỏa đáng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
278 NGUYÊN LÝ THirr KẾ KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỊINC : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

RẠP XIẾC ( LIÊN XÔ CŨ )

Hình ll.1.3a. NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC CUNG THỂ THAO GA HÀNG KHÔNG, RẠP XIẾC
Phần II. KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG CỘNG 279

1- Trung tâm thương mại New York 2- Tòa nhà Empire State, Mỹ

3- Nhà hát Opera Thượng Hải


I

5- Nhà hát Sydney

7- Sân vận động Sydney, Australia

Hình 11.1.1. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG NỔI TIỂNG TRÊN THẾ GIỚI
280 NGUYÊN lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng : NHẰ ô & NHÀ CÕNG CỘNG

1- Nhà hát lớn Hà Nội

2- Trung tâm Hội nghị Quõc tẽ, Hà Nội

3- Cao ốc văn phòng ở Hà Nội

4- Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội 5- Đình Đinh Bảng, Bắc Ninh

6- Trung tâm Viễn thông Quốc gia, Hà Nội 7- Bệnh viện K, Hà Nội

Hình II. 1.2. MỘT số NHẢ CÔNG CỘNG ở VIỆT NAM


Phần II. KILN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 281

Hình ll.1.3b. NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC cơ QUAN VÀ NHÀ NGHỈ...


282
NHÓM CÁC DẠNG Kiểu CÔNG TR1NH công cộng

TÍNH HỆ THỐNG TẦNG BẬC CỦA NHỎM CÔNG TRlNH


NHÓM Cơ QUAN HÀNH CHÍNH , NGHIỆP vụ
NHỎM CÔNG TR1NH
Hành PHỤC VỤ VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG
BẢO VỆ sưc KHOỂ
chinh sự
Báo vệ Giao liên
nghiệp
sức khoẻ xuất bản

Thể dục Dịch vụ


O
0
thể thào
Các cỗng
trinh phục vụ
đởi sống
ll
ẼỈ
52 văn hoá đời sống
ghì ngơi Thương

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG


(nhà công cọng) nghiệp
giải trí
ai
ăn hoá
a An uống
iểu diển
Gao
G áo thông
dục liên lặc
NHỎM CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG
Khu nghỉ ngơi Công viên quận Công viên thành phố
NHÓM
hàng ngày
GIÁO DUC ĐÀO TẠO
m EI Ẹ n EỊ Ị3 B Ị Ẹ1ngoàiEB
E Sân■khấu trời
Sân vui chơi giải trí
Sân khâu .bãi nghỉ, sàn nhảy .sân trượt
■S’- zs bể bơi mùa hẻ
%s>. pa tanh

ểỊX •
PHÂN LOẠI NHÀ HÁT
THEO QUY MÔ
Chú thích

_ 1 Cặc công Khu công nghiệp Klvănhoá EB .*


Nhà hát

:
trinh văn ho

NHÀ ở & NHÀ CÔNG CỘNG


HF=lThẹdục
HỘI họp “Jthithao
à biểu diể R?Px/-né
PI Trung tâm g| Khích sạn
m Dlchỵv
ISlTrlến lỉm SI đài ,ýng
PHÂN LOẠI RẠP CHIỂU BÓNG
THEO KHÁI ThÍAC QUANH NĂM a Nhà tri
_ _ TTl hanh chinh
X. HAY THỜI VỤ n Trưàng học[U XI nghiệp
gThuOng Kho tàng

% “ nghiệp
■ An uống □ Khù cây
xanh

Hình 11.1.4. PHÂN LOẠI VÀ ĐĂC TÍNH HỆ THỐNG TẨNG BẬC CỦA NHÀ CÔNG CỘNG
Phẩn II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 283

CÁC BỘ PHẬN CÚA NHÀ CÔNG CỘNG

2.1. HỆ THỐNG KHÔNG GIAN NỘI THẤT CỦA NHÀ CÔNG CỘNG

Bất kỳ một nhà công cộng nào cũng có một hệ thông không gian tạo nên các
loại phòng ốc sau:

1. Nhóm các phòng chính

Đó là các loại không gian, diện tích chủ yếu của nhà cồng cộng có vai trò
quyết định nội dung công năng, đặc điểm kiến trúc và tính chất khai thác
sử dụng của công trình. Thuộc nhóm này có hai loại:

• Các phòng quần chúng sử dụng: là những phòng có không gian lón,
sức chứa N > 300 ngưòi với diện tích sử dụng là hàng trăm, hàng
nghìn mét vuông. Đó là các hội trường, giảng đường lốn trong cơ quan,
trường học; phòng khán giả trong rạp chiếu bóng, nhà hát, câu lạc bộ',
các giah thể thao, phòng huấn luyện vũ đạo, thể hình, sân vận động
và bể bơi có mái che, nhà thi đấu; các gian triển lãm, bảo tàng...
• Các phòng làm việc: là các phòng có thể khai thác sử dụng cho một tập
thể nhỏ các đốỉ tượng, phục vụ theo một hoạt động công năng nhất
định, cần tạo được một độ cách ly tương đôì để bảo đảm các tiện nghi
sinh hoạt cần thiết. Các phòng làm việc có thể là các văn phòng trong
cơ quan hành chính; các lốp học trong trường học; các giảng đường,
phòng thí nghiệm trong trưòng đại học,- các phòng bệnh nhân, phòng
điểu trị trong bệnh viện... Thông thường trong một phòng có thể sinh
hoạt vài chục ngưòi đồng thòi,vói diện tích phòng trung bình từ 30 đến
80m2và chiều cao không quá 4m...

2. Nhóm các phòng phụ

Đó là những phòng nhằm để thỏa mãn các chức năng thứ yếu và để phục
vụ hoạt động phụ trợ cùa ngối nhà, bao gồm các phòng phụ,hỗ trợ cho các
284 NGUYÊN LÝ ninfr rá KlỂN TPỦC NtlÀ DÂN DỰNG : NHÀ Ô & NHÂ CÔNG CỘNG

phòng chính, không có tính chất quyết định đoỉ vói đặc thù công năng sử
dụng và hình thức kiến trúc. Hệ thống các phòng phụ có thể lấy ví dụ như
sân khấu trong nhà hát, khu vận động viên trong nhà thi đấu (thay áo,
tắm rửa, khởi động), phòng cho huấn luyện viên, nhà báo, trọng tài , kỹ
thuật viên điều khiển hệ thông truyền hình trong sân vận động...

3. Nhóm các diện tích, không gian phục vụ giao thông ngang và đúng

Ví dụ: các hành lang, cầu thang bộ, các đường dốc thoải, các thang điện
hàng hóa và hành khách, các băng tải, hệ bậc di chuyển, hành
lang di động, các không gian giải lao, hành lang nghỉ, phòng bách
bộ, hành lang giải tỏa người khi có sự cố' nguy hiểm...

2.2. THIẾT KẾ CÁC PHÒNG CHÍNH

2.2.1. Thiết kể cóc phòng làm việc

Khi thiết kế các phòng làm việc cần chú ý thực hiện các bước sau:

• Nghiên cứu về công năng một phòng làm việc thường là để đáp ứng tốt
nhất cho một công nang nhất định, vì vậy việc nghiên cứu không gian
kiến trúc phải bắt đầu từ việc tìm hiểu đặc thù hoạt động công năng
(sơ đồ minh họa) rồi từ đó xác định không gian và chất lượng môi
trưòng.

- Sơ đổ công nâng (sơ đô hoợt động) mang


tính dãy chuyền
- Diện tích, khối tích cho hoạt động cá thể và
tập thể, cho giao thông
- Điểu kiện vệ sinh môl trường thích ùng
(cường độ chiếu sáng, phương hướng ánh
sáng, môl trưdng vl khí hâu: nhiệt độ, độ
ẩm..., thông gló tụ nhiên hay điều hỏa
không khí, chát lượng âm thanh).

- Yêu câu tính thán.thđm mỹ, mô hình vân


hóa cùa không gian làm việc.
Phẩn II. KIÊN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 285

Ví dụ: lốp học là nơi diễn ra quá trình nghe giảng và truyền đạt kiến thức,
một phía là thầy, một phía, là trò. Quá trình này buộc phải có bục
giảng, bảng, chỗ ghi chép các lời giảng, khồng gian thuận tiện cho việc
lên bảng của học sinh. Từ những hoạt động này dẫn đến các thiết bị
cần thiết cho không gian đó, các không gian diện tích tương ứng cho
con người (cá nhân, nhóm) trong mối quan hệ vối thiết bị và cho mối
liên hệ dây chuyền giữa các hoạt động và các thiết bị đó (tức quan hệ
thiết bị - người sử dụng) cùng những đòi hỏi về chất lượng không gian
hoạt động đó.
• Tham khảo tiêu chuẩn thiết kế: các hoạt động cần nghiên cứu đó đã
được rút kinh nghiệm từ các công trình thực tế của những người đi
trưóc, dẫn đến đã có khuyến cáo về các chỉ tiêu về diện tích, khôi tích
(ví dụ: lớp học cần 1,2 -ỉ- l,4m2/học sinh), sô lượng người tham gia ỏ
hoạt động CÓ lợi (lốp phổ thông chuẩn 40 học sinh), quy định về các
điều kiện vệ sinh môi trưòng lý tưởng để ngưòi thiết kế tham khảo, đỡ
được công sức nghiên cứu, có được những quyết định hợp lý chính xác.
• Cần phải rút kinh nghiệm hiệu quả sử dụng thực tế từ các công trình
đã được xây dựng nhằm khai thác những kinh nghiệm tốt và khắc
phục các nhược điểm trong các công trình đã xây dựng để đưa ra giải
pháp tốt hơn.
• Chọn hình thức không gian và các giải pháp xử lý công nghệ - kỹ
thuật, tổ hợp mặt bằng - không gian hợp lý đáp ứng các công nghệ
mới, các thành tựu kỉnh tế kỹ thuật.

1. Lớp học, phòng thí nghiệm, giảng dường

Trong các trưòng phổ thông trung học, lóp học là tế bào kiến trúc chính tạo
nên nhà trường. Lớp học thường được phiên chế 40 - 32 hoc sinh. Chỉ tiêu
kinh tế: 1,1 - l,4m2/học sinh. Các học sinh trong lớp học đước bô' trí chủ yếu
trong các bàn đôi: L - 1,1 -ỉ- 1,2m; R = 40cm, Siđp - 48 -ỉ- 54m2; chiểu cao H > 3,3m.

Trên thực tế xây dựng người ta gặp phổ biến hai loại hình lốp học là hình
vuông và hình chữ nhật, vối việc bố trí dây chuyền công năng như sau:
(h.II.2.1).

• Các lốp học chỉ được mở một cửa ra vào phía đầụ lốp để bảo đảm điều
kiện dễ giữ kỷ luật, trật tự cho lớp. Các bàn học phải bô' trí sao để bảo
đảm ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ chính của lóp đi từ trước ra sau, từ
trái qua phải của học sinh. Ánh sáng phải là ánh sáng đều cho nên
cửa sổ kiểu băng là hợp lý. Tưòng phía sau tuyệt đôì không được trổ
286 NGUYÊN LÝ THIẾT KỂ KỂN TPÚC Ntlà dàn dụng : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

cửa để tránh hiện tượng lóa bảng. Các cửa sổ quay ra hành lang và
sân trưòng phải có bậu cửa cao l,2m để học sinh tập trung tư tưởng
vào nghe giảng. Chỗ thầy giáo giảng phải có bục cao 20 - 40cm. Lớp
thưòng có nền cấu tạo bằng phăng. Chỉ khi nào lốp dài hơn 12m,
người ta mói cấu tạo phần sau hơi dốc lên. Trong trưòng hợp đó, 9m
phía trưốc gần bảng là đếbằng phẳng còn phía sau đó mói làm dốc.
• Các phòng thí nghiệm thưòng lấy chỉ tiêu diện tích là 1,6 - 2,8m2/chỗ
tùy loại phòng, cho nên các lóp thí nghiệm trong các trường phổ thông
thường có diện tích 66 - 72m2. Các lốp này được gọi là các lốp luân
phiên vì thầy ỏ lại lớp, học sinh luân phiên đến. Các lớp thí nghiệm
phải có một buồng chuẩn bị thí nghiệm ở đầu lóp (diện tích 16 - 24m2)
và được phép mở hai cửa ở đầu lóp và cuối lốp vối điều kiện ánh sáng
tốt nhất là ánh sáng phương Bắc (diện tích lỗ cửa lấy ánh sảng của lóp
thí nghiệm lốn hơn diện tích ỏ lớp bình thưòng). Hiện nay thành tựu
hiện đại của công nghệ thông tin đang dần dần thâm nhập vào quá
trình dạy và học. Nhiều nưốc đang thực hiện việc trang bị đủ máy
tính cá nhân cho thày và trò, nôì mạng đến tận từng lốp vói Internet
và cung cấp đầy đủ các phần mềm tạo điểu kiện cho người học nhanh
chóng tiếp cận thông tin mói và học tập nghiên cứu một cách sáng tạo
(h.II.2.2). Việc học sẽ tiêh tới “cá nhân hóa” và kiến trúc lốp học,
trưòng sỏ chắc chắn sẽ có những cuộc cách mạng.

2. Văn phòng (h.ll.2.3)

Là các "phòng bàn giấy" trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong các
viện thiết kế và nghiên cứu. Mỗi nhân viên văn phòng thường phải có một bàn
làm việc gắn liền 1-2 ngăn tủ có kèm thêm một ngăn kéo để tư liệu và một
ghế tựa. Anh sáng có thể là ánh sáng nhân tạo cục bộ hay dàn đều hoặc ánh
sáng đều tự nhiên đi từ trước ra sau, từ trái qua phải. Các văn phòng hiện đại
thưòng có trang bị những bàn làm việc lốn có chỗ để máy vi tính,thiết kế theo
kiểu trượt di động, có thể thu gọn diện tích. Chỉ tiêu diện tích cho một nhân
viên văn phòng quy định như sau:

«s = 3,5 -ỉ- 4m2/bàn làm việc (cho tập thể lốn làm việc).

s =■ 4,5 -í- 5,5m2/bàn làm việc (cho tập thể nhỏ làm việc)

Trong các phòng làm việc ngoài bàn viết cho cá nhân, phải có dự kiến chỗ
chung để bô' trí tủ tư liệu và hồ sơ. Phòng làm việc cá nhân dành cho giám
đốc, phó giám đốc, những nhà nghiên cứu cao cấp, giáo sư có s = 16 -ỉ- 24m2.
Phòng giám đô'c, phó giám đốc nên đặt gần phòng họp giao ban hoặc phải dự
Phẩn II. KIẾN TPÚC NHÀ CÔNG CỘNG 287

kiến thêm một phòng họp nhỏ tiếp khách diện tích khoảng 24 -ỉ- 30m2 gắn liền
vối phòng giám đốc. Phòng giám đốc bố trí sao để khách không dễ trực tiếp
vào ra và muôn liên hệ vối phòng giám đốc phải liên hệ vối phòng thư ký
(S = 8 4- 16m2).

Các văn phòng còn hay được thiết kế theo kiểu nhóm tập thể nhỏ từ 6 đến 10
nhân viên. Hiện nay, các văn phòng hiện đại (liên doanh, vốh nước ngoài...)
thường tổ chức các phòng làm việc lốn cho hàng trăm ngưòi có các chỗ làm
việc kiểu tạo thành từng nhóm, chỉ được ngán chia không gian hoạt động cá
nhân bằng các vách thấp di động, được gọi là cách bố trí phòng làm việc dạng
tổ hợp "phong cảnh" hay kiểu cảnh trí "ngoạn mục" trong không gian lớn...
(vối tiêu chuẩn diện tích cho một bàn nhân viên từ 3,5 đến 6,5m2) như
hình II.2.4. Chiều cao thông thủy văn phòng chỉ cần lổn hơn hay bằng 2,8m
(vối hầm trần kỹ thuật tối thiểu 60cm cho không gian thông thủy).

3. Phòng sinh hoạt nhóm cho nhà văn hóa, câu lạc bộ

Trong các câu lạc bộ và nhà văn hóa thưòng có hai khu vực chính (h.II.2.5):

• Khu vực biểu diễn-, bao gồm khôi phòng khán giả và sân khấu; khối
sảnh bán vé - giải lao sẽ được nghiên cứu riêng.
• Khu vực sinh hoạt nhóm: vói các lớp học, xưởng thực tập cho nhiều
lĩnh vực chuyên môn khác nhau như hội họa, văn học, điêu khắc,, kịch,
hát, mô hình máy bay, vô tuyến điện và tin học... Đây là những phòng
có kích thưóc trung bình thường từ 24 đến 80m2. Kiến trúc của các
phòng này tương tự như các lốp học, phòng thí nghiệm vối các thiết bị
chủ yếu là bàn ghế. Tuy nhiên diện tích các phòng tùy thuộc vào đặc
tính hoạt động của nhóm (có nhóm chỉ một thầy và vài ba học sinh
như nhóm điêu khắc, học hát - luyện thanh, học đàn... , có những lớp
cần phiên chế từ 15 đến 30 học sinh như các lớp văn học, vẽ, học kịch,
phòng đồng ca, hợp xưống...). Vì vậy khi thiết kế kiến trúc sư phải biết
được sô' người có thể sinh hoạt đồng thời trong không gian đó và tham
khảo chỉ tiêu diện tích quy định cho những loại hoạt động
này (h.II.2.6).
Một sô'chỉ tiêu:

- Các phòng sinh hoạt có tính chất yên tĩnh: l,7m2/chỗ (lốp về văn học,
gia chánh...)
- Các phòng kỹ thuật và xưởng (xưởng mô hình, phòng vô tuyến điện,
phòng học quay phim chụp ảnh...): 2m2/chỗ.
288 NGUYÊN LÝ THIẾT k£ KlỂN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

- Các phòng hợp xưống, tập hòa tấu dàn nhạc: l,5m2/chỗ, có thể cho
30 - 40 nhạc công cùng tập một lúc.
- Các phòng sinh hoạt kịch nói: 2m2/chỗ.
- Các phòng học hát, đàn, học thủ công mỹ nghệ: 6m2/chỗ, một phòng
chỉ có 2 - 3 ngưòi.
- Các xưởng vẽ, nặn: 2m2/chỗ.
- Các phòng đọc sách, thư viện: l,5m2/chỗ.
- Phòng hội thảo nhóm hay tiếp khách câu lạc bộ: 1,5 - 2m2/chỗ.
- Các giảng đưòng cạnh thư viện (chỗ các nhà văn, nhà thơ gặp gõ bạn
đọc, trình bày tác phẩm...): l,5m2/chỗ, một phòng có từ 80 đến 120 chỗ.
- Các phòng trò chơi trên mặt bàn, giải trí: bi-a, bóng bàn, cò tướng, trò
chơi điện tử...: 2m2/chỗ.
- Phòng giải khát của câu lạc bộ: 1,3 - l,5m2/chỗ.
Như vậy các phòng sinh hoạt nhóm thông thưòng có diện tích trung bình từ
30; 40 - 60 đến 80m2 (h.II.2.6). Độ sâu của phòng thưòng 5,4 - 6,4m. Các bưốc
gian của phòng là 3,6 - 4,5m. Chiều cao thông thủy là 3,2 - 4,2m tùy theo diện
tích và tính chất hoạt động. Các phòng sinh hoạt có tính chất yên tĩnh và biệt
lập thường được sắp xếp dọc theo các hành lang. Các phòng sinh hoạt vui chơi
giải trí ồn ào mà sự cách ly và riêng tư cùa từng không gian hoạt động không
đòi hỏi chặt chẽ, người ta có thể tổ chức hợp nhóm theo kiểu xuyên phòng,
không gian lưu thông liên hoàn. Người sử dụng có thể len lách qua các không
gian phong phú đầy sự bất ngò, tạo được không khí .sinh hoạt thoải mái và
hứng thú, gây tò mò và dễ hòa nhập.

Các phòng sinh hoạt nhóm có diện tích nhỏ hơn 50m2 chỉ cần mồ một cửa ra
vào rộng 1 - l,2m. Những phòng có diện tích lốn hơn 60m2 có thể làm hai cửa
(h.II.2.1, h.II.2.3, h.II.2.6).

Khối thư viện, giảng đường cần tách thành một khôĩ độc lập để bảo đảm được
sự yên tĩnh,- nghĩa là nên tập trúng nó vào cuối hành lang, ở một cánh nhà
biệt lập, hoặc ở tầng trên cùng của khốỉ cao tầng để khi cần đến sinh hoạt ỏ
các phòng khác không phải đi xuyên qua nó. Phòng đọc của thư viện cần bảo
đảm có đủ chỗ cho 25 - 40 người sử dụng đồng thời. Kho sách của thư viện
được thiết kế cho khoảng 15000 - 50000 quyển và cứ 400 quyển được một diện
tích kho là lm2. Khi thiết kế phòng đọc sách cần bảo đảm dây chuyền sao cho
ngưòi thủ thư luôn có thể quán xuyến, theo dõi được khách trong phòng đọc
và để ngưòi đọc , mượn sách khi ra về buộc phải qua chỗ thủ thư. Phòng cho
mượn thưòng được thiết kế 10 - 20m2 bố trí giữa phòng đọc và kho. (h.II.2.6).
Phần 11. KIẾN TDIÍC NtlÀ CÔNG CỘNG 289

2.2.2. Thiết kế các phòng quần chùng sử dụng

Những phòng quần chúng sử dụng phải có khả năng tiếp nhận đồng thồi một
lúc trên 300 người. Có các thể loại sau:

• Các phòng khán giả có sức chứa N > 300 chỗ, thường hay gắn liền với
bục giảng, sân khấu nông (dưổi 4mý để treo màn ảnh hay với sân khấu
sâu (trên 6m) để có thể biểu diễn văn nghệ.
• Các gian thể thao lốn có khán đài hay không có khán đài: thưòng gắn
liền vối hệ thống các phòng phục vụ cho vân động viên, trọng tài và
huấn luyện viên trong các trung tâm thể dục thể thao, sân vận động,
nhà thi đấu (h.II.2.17).
• Các gian triển lãm, phòng trưng bày lốn ỏ viện bảo tàng (h.II.2.15).
• Các đại sảnh, phòng đợi, phòng ăn... (h.II.2.20).
Đối với hai loại đầu, người ta phải giải quyết bằng không gian lốn, không có
cột trung gian. Hai loại sau có thể có cột ỏ giữa phòng, nhưng lưối cột cần
thưa và có bưốc, khẩu độ là 6m trỏ lên (h.n.2.20).

Khi thiết kế các loại không gian lốn quần chúng sử dụng này, kiến trúc sư
phải chú ý đến các điểm sau:

• Nghiên cứu về công năng:


- Xác định số lượng ngưòi hoạt động đồng thòi (nhóm tập thể) có lợi.
- Xác định đặc tính hoạt động để từ đó xác định các thiết bị cần
thiết, những không gian cần thiết, sơ đồ công năng hợp lý (chặt
chẽ, khúc triết) (h.II.2.1).
- Xác định điều kiện và thông số về "vi khí hậu" cho từng loại hình
hoạt động.
- Chọn hình thức buồng phòng thích hợp với mỗi loại chức năng.
• Phải bảo đảm các điều kiện cao cho chất lượng hoạt động của phòng:
- Nhìn tốt, nhìn rõ cho mọi khán giả trong các không gian tập trung
đông ngưòi, muốn vây cần nắm bắt thông tin liên quan đến thụ
cảm thị giác.
- Chỗ ngồi thoải mái, không chéo lệch (ồ khán đài, phòng xem).
- Nghe tốt (thòi gian âm vang hợp lý, năng lượng âm vừa đủ, chông
ồn hiệu quả) trong các phòng hòa nhạc, phòng khán giả nhà hát...
290 NGUYÊN LÝ TIIIỂT KỂ KlỂN TDÚC NttÁ DẰN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

• Yêu cầu về an toàn cho đám đông khi có sự cố bất trắc xảy ra:
Phải tạo điều kiện cho việc vào ra chỗ ngồi một cách nhanh chóng và
an toàn (đặc biệt trưòng hợp khi có sự cố nguy hiểm đe dọa tính mạng
quần chúng như hỏa hoạn, bom nổ, động đất, báo động). Những
trưòng hợp này đám đông rất dễ bị mất bình tĩnh, hoảng loạn tinh
thần, tự gây ra tai nạn. Người thiết kế phải thiết kế những hành
lang, lối thoát đủ rộng để mọi ngưòi có thể an toàn thoát ra khỏi chỗ
nguy hiểm trong thời gian khốhg chế cho phép quy định rõ trong tiêu
chuẩn phòng hỏa cứu nguy. Phải nghiên cứu các khoảng cách xa tối
đa cùa cửa thoát; tổ chức vách ngăn che lửa bảo đảm các yêu cầu
chống cháy, phòng cháy; bảo đảm sao để các phương tiện cứu hỏa, cứu
nguy dễ tiếp cận được công trình và thực hiện được các biện pháp cứu
hỏa, cứu nguy hiệu quả.

• Yêu cầu thẩm mỹ và sức biểu hiện nghệ thuật cao của các không gian
nội thất phòng lốn phải được quan tâm xử lý tốt:
Trong các phòng tập trung đông ngưòi thường có các mặt tưòng, trần
rất lớn. Nếu không chú ý giải quyết hiệu quả thẩm mỹ sẽ gây ra các
ấn tượng không tốt đến tâm sinh lý cũng như thị hiếu nghệ thuật
quần chúng. Trong các phòng này, người kiến trúc sư cần đặc biệt lưu
ý đến phôi trí về chất liệu các vật liệu trang âm trang trí, phân chia
tổ hợp các mảng hình, chọn màu sắc hình thức chiếu sáng hợp lý để
có thể gây nên ấn tượng, hiệu quả nghệ thuật và mỹ quan (h.II.2.12).

Tất cả các yêu cầu sẽ không phải đồng đều vói tất cả loại phòng. Có những
phòng có yêu cầu nhìn rõ rất cao như ở bảo tàng, triển lãm; có những phòng có
yêu cầu nghe hay như nhà hát, phòng hòa nhạc... cho nên phải xác định đúng
các yêu cầu và giải quyết đáp ứng một cách hợp lý.

1. Phòng khán giẩ (khán phòng)

Phòng khán giả là những phòng tập trung đông người, mà hoạt động chủ yếu
là để ngồi xem biểu diễn. Đối tượng xem là màn ảnh hoặc sân khấu. Khán giả
được ngồi trên ghê ngồi và được tập hợp thành các khu ghế ngồi. Giữa các khu
ghê ngồi là các lôì thoát. Tỷ lệ các lối thoát thưòng là 0,29 - 0,34 tổng diện tích
sàn phòng khản giả (cụ thể được xác định theo yêu cầu về tính toán thoát
ngưòi). Để xác định diện tích phòng kháu giả ngưòi ta thưòng căn cứ vào sức
chứa hợp lý và những chỉ tiêu diện tích dành cho một chỗ ngồi (chỉ tiêu diện
tích riêng). Nếu phòng khán giả có bục sân khấu nhỏ hơn 3m, diện tích phòng
khán giả là diện tích bao gồm tất cả (phòng xem và sân khấu). Nếu phòng
Phân 11. Kifr tpủc niìà Công cộng 291

khán giả có sân khấu độ sâu lớn hơn 3,6m và có cửa sân khấu, thì diện tích
phòng khán giả chỉ tính đến bục hay cửa sân khấu. Còn phần sân khấu tính
theo tiêu chuẩn diện tích riêng. "Chỉ tiêu diện tích riêng" quy định cho các
loại phòng khán giả như sau:

• Nếu sức chứa phòng nhỏ hơn 600 chỗ, thì lấy 0,75 - 0, 85m2/chỗ.
• Nếu sức chứa của phòng 600 - 1200 chỗ: 0,7 - 0,75m2/chỗ.
• Nếu sức chứa của phòng lốn hơn 1200 chỗ: 0,65 - 0,7m2/chỗ.
Khi thiết kế các phòng khán giả phải đặc biệt chú ý đồng thòi đến bôn yêu cầu
nhìn tốt, nghe rõ, thoát người an toàn, thẩm mỹ nội thất cao. Tuy nhiên, riêng
hai tiêu chuẩn đầu có thể phân làm ba loại tiêu chí ưu tiên:

• Nhìn rõ, nghe rõ: rạp chiếu bóng, hội trường...


• Nhìn rõ, nghe hay: câu lạc bộ, nhà hát...
• Nghe hay: phòng hòa nhạc.
Thiết kế hình dáng phòng khán giả là một công việc rất quan trọng, thiết kế
không tốt, chất lượng âm và nhìn rõ sẽ không tốt, nhiều khi không sửa sai
được vì quá tốn kém.

Hình dáng phòng tốt về mặt âm thanh phải đạt được những nhu cầu sau đây:
1- Tận đụng được năng lượng âm thanh có ích trong phòng (h.n.2.7)
• Đối với âm trực tiếp: vì âm trực tiếp tắt dần rất nhanh, tỷ lệ nghịch
với bình phương khoảng cách nên cần rút ngắn quãng đưòng lan
truyền, không để âm trực tiếp phải vượt qua chướng ngại, vượt qua
đầu khán giả nhằm không gây tổn thất vô ích trên đường lan truyền.
Hình dáng phòng khán giả phải phù hợp với tính định hướng của
nguồn âm.
• Đôĩ với âm phản xạ: tận dụng triệt để năng lượng âm phản xạ bổ sung
cho âm trực tiếp trong vòng 50ms (milimét giây) đến sau âm trực tiếp
để tăng độ rõ và độ to mà không gây hiện tượng tiếng dội.
2- Chứ. lượng âm ở mỗi chỗ ngồi trong phòng đều gần như nhau
Tạo được chất lượng âm đồng đều trong phòng là kết quả tổng hợp của
nhiều giải pháp xử lý kiến trúc: thòi gian âm vang, bố trí hệ thông tăng
âm thậm chí cả cấu tạo nền dôc. Sau đây xin xét hai yếu tố liên quan đến
hình dáng phòng:

a) Trường âm phải phân bố đều: trưốc hết mức âm ổn định tại mọi điểm
trong phòng phải xấp xỉ bằng nhau. Những vùng chỗ ngồi xa nguồn
292 NGUYÊN LÝ THIET KÍ KIEN TQÚC nhà dân dụngj nhà ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

âm, mức âm trực tiếp không đủ, phải áp dụng những giải pháp hợp lý
đưa âm phản xạ ra phía sau tăng cường cho âm trực tiếp. Tránh hiện
tượng có những vùng trắng không có phản xạ âm (h.II.2.7). Nền dốc
bậc tốt hơn nền dốc thoải trong vấn đề này.
Cố gắng tránh sử dụng những mặt tưòng, trần lồi lõm có diện tích lốn
vì chúng đễ tạo ra tiêu điểm âm và âm phản xạ chỉ men tường rất bất
lợi về phương diện âm. Tuy nhiên những hốc lõm, khối lồi nhỏ lậi có
thể được sử dụng để hút âm hay khuếch tán âm rất hiệu quả
(h.II.2.8, h.II.2.9).
b) Khôĩ lượng và cấu trúc âm phản xạ tại mọi chỗ ngồi phải xấp xỉ bằng
nhau: thường những chỗ ngồi phía trưóc nghe âm rất khô do thiếu
âm phản xạ. Phải lưu ý thích đáng vùng này bằng sự hỗ trợ của trần,
các mảng tưòng bên gần sân khấu.
3- Tránh hiện tượng ám cổ hại do hình dáng phòng gây ra

a) Hiện tượng tiêu điểm âm (điểm I trong hình II.2.9): tiêu điểm âm làm
cho trưòng âm phân bô không đều,- ỏ vùng tiêu điểm âm, nghe âm
gián đoạn, mơ hồ; ỏ vùng khác lại có hiện tượng tiếng dội rất
khó nghe,tạo cảm giác như trong phòng có nhiều nguồn âm không
trùng khớp.
Mặt cong lõm trên trần nguy hiểm nhất khi bán kính cong bằng
chiều cao của phòng, khi đó tiêu điểm âm rơi đúng vào vùng chỗ ngồi
của khán giả,- nếu bán kính cong bé hơn hai lần chiều cáo của phòng
thì tiêu điểm âm ít nguy hiểm hơn.
b) Hiện tượng tiếng dội: hiện tượng tiếng dội xuất hiện trong phòng là
do âm phản xạ từ một bề mặt nào đó đến chậm quá 50ms mà cường
độ âm còn ỏ trên giới hạn cho phép, làm cho âm nghe đứt quãng hay
nhại lại, khó phân biệt rõ âm tiết.
Trong phòng khán giả có thể nhận biết được những yếu tô' có khả
năng gây ra hiện tượng tiếng dội. Những vùng đánh dấu trong mặt
cắt và mặt bằng của hình II.2.9 là những vùng có khả năng làm xuất
hiện hiện tượng tiếng dội, khi thiết kế cần hết sức lưu ý.
Tiếng dội hên tục tạo thụ cảm nghe rất khó chịu mà nguyên nhân
thưòng là vì thời gian âm vang phòng quá lớn, hoặc tia phản xạ đến
quá chậm, nhất là do hai mặt tường song song có khả năng phản xạ
cao, sóng âm sẽ phản xạ trùng lặp nhiều lần giữa hai mặt này gây
nên. Để khắc phục cần chú ý bô trí vật liệu hút âm hợp lý (h.II.2.8).
Phan II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 293

A. CHỌN HÌNH THỨC MẶT BẰNG KHÁN PHÒNG

Mặt bằng phòng khán giả có ảnh hưỏng quyết định không chỉ đến chất lượng
âm thanh mà cả điều kiện nhìn rõ. Khi chọn lựa nó, chúng ta phải căn cứ:

• Sức chứa hợp lý của loại hình phòng.


• Độ xa cho phép để nhìn rõ, nghe tốt.
• Góc lệch chéo cho phép của chỗ ngồi (trên mặt bằng, mặt đứng).
Về độ xa cho phép chỉ yêu cầu nhìn rõ đã đòi hỏi bô trí chỗ ngồi không nên
quá xa, phải nhỏ hơn 35m và nằm trong vùng góc lệch xéo nhỏ hơn 22.5“ quy
định đối vói hai tường bên của phòng xem hình quạt.

Về điều kiện nghe rõ, âm thanh tốt thì độ xa lớn nhất được quy định như sau
(h.II.2.8):

• Giảng đường, lễ đưòng, hội trưòng không có hệ thống khuếch đại âm


là bằrig hoặc không lớn hơn 25m, có hệ thông khuếch đại âm là 50m.
• Nhà hát vũ kịch (opera), phòng hòa nhạc nhẹ là 35m.
• Các rạp chiếu bóng là 50m, hòa nhạc giao hưởng là 50m.
Như vậy muốh tăng số chỗ ngồi trong phòng khán giả ngưòi ta buộc, phải làm
các phòng có ban công còn gọi là bao lơn kiểu một tầng hoặc nhiều tầng (để
bảo đảm độ xa cho phép) nhưng phải bảo đảm độ lệch chéo trên mặt cắt dọc
(nói chung nên nhỏ hơn 30°). Tóm lại muốn có hình dáng phòng khán giả tối
thì phải bắt đầu từ việc bảo đảm điều kiện nhìn rõ, sau đó lựa chọn hình thức
hợp lý của mặt bằng, mặt cắt phòng cho đến việc thiết kế các bộ phận chi tiết
cụ thể, nhằm thỏa mãn ba yêu cầu cơ bản vê' âm hình học sau đây:

• Tận dụng mọi khả năng bảo đảm cưòng độ âm phân bố đều trên toàn
bộ khu vực ngồi của khán giả, phải thiết kế những bề mặt thích hợp
nhằm đưa âm phản xạ ra phía sau tăng cường cho âm trực tiếp đã bị
giảm yếu khi tói khu vực này. Trường âm trong phòng phải đủ tính
khuếch tán bảo đảm cấu trúc hòa nhập phôi kết tốt giữa nhiều nguồn
âm phản xạ và âm trực tiếp (h.II.2.9).
• Tránh hiện tượng "tiếng dội" âm vang quá lón trên toàn bộ khu vực
ngồi của khán giả và dặc biệt vùng chỗ ngồi gần sân khấu hay ỏ
những nơi có đặt loa phóng đại âm nhưng lại quá xa nguồn âm chính
(khoảng cách này giói hạn dưói 24m (cho phòng hòa nhạc) và dưới
34m (hội trưòng).
294 NGUYÊN LÝ Tlllứ rá KIKN TPŨC nhà dàn dụng : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

• Thời gian âm vang trong phạm vi tần số hẹp phải xấp xỉ bằng nhau.
Sau đây phân tích cụ thể đặc điểm hình dáng mặt bằng của các loại phòng
khán giả thông dụng:

♦ Mặt bằng hình chữ nhật (h.IỈ.4.11)

Có một số mặt líu khuyết điểm sau đây:


- Đặc điểm âm thanh của mặt bằng hình chữ nhật là năng lứợng âm
phân bô đều đận. Khu vực âm khô khan vì không có tia phản xạ ỏ phía
trưóc sân khấu là nhỏ nhất.
- Khi sức chứa phòng lốn, thể tích phòng có thể gây sự hòa trộn âm trực
tiếp và âm phản xạ ồ vùng chỗ ngồi phía trước này càng rõ hơn, không
đạt yêu cầu, lại dễ hình thành thời gian âm vang quá lốn, có thể tạo
thành hiện tượng tiếng dội và để khắc phục khu vực ngồi chéo lệch
phía trưốc sân khấu này được loại bỏ, để giảm khối tích và điều chỉnh
thời gian âm vang.
Nên nhớ sóng âm phản xạ chồng chéo lẫn nhau càng có lợi cho độ
phong phú của chất lượng âm (ầm nghe du đương hơn) nghĩa là mọi
chỗ ngồi nên có âm phản xạ đến được.
- Khu vực phòng ngoài góc nhìn hạn chế chéo lệch ồ phía trước gần sân
khấu được xem là khối tích thừa do không thể bô' trí chỗ vì độ chéo lệch
tương đổĩ nhiều, hơn nữa ồ đây âm tần số cao rất yếu. Phòng khán giả
càng lổn khu vực này càng rộng và khối tích thừa (do vùng lệch chéo
không bố trí được chỗ ngồi) sẽ làm xấu rõ ràng chất lượng âm, thường
bị cắt để trở thành phòng chữ nhật có vát góc (h.II.2.7).
- Kết cấu và thi công mặt bằng hình chữ nhật đơn giản, không gian cân
xứng nghiêm chỉnh. Do ưu điểm này nên mặt bằng hình chữ nhật đơn
giản là loại mặt bằng thường áp dụng cho phòng quy mô nhỏ và vừa.
Để khắc phục ảnh hưỏng của phần khối tích thừa ồ khu góc nhìn nằm
ngoài góc khống chế mặt bằng chống vị trí quá chéo lệch (a = 35 -r 45°)
ngay trưốc sân khấu, cần tạo ra các vách trang ầm sao cho vừa rút ngắn
cự ly phản xạ, lại có thể giải quyết tốt hơn chỗ giấu các đèn chiếu tai, và
ngưồi ta thường cải tiến mặt bằng hình chữ nhật thành hình gần quả
chuông hay hình chữ nhật có phần trên hình quạt (khi sức chứa phòng
N= 800-1000 chỗ).
Vậy là khán phòng chỉ thích hợp vối mặt bằng chữ nhật đơn giản khi sức
chứa phòng khán giả đó không quá 500 người vì trường âm phản xạ đều,
Phần II: KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 295

tốt (chỗ ngồi không quá xa, có chênh lệch đưòng đi 2 loại tia âm không
quá lớn). Khán giả có thể nghe cả âm thanh phản xạ lẫn âm thanh trực
tiếp nên âm phong phú, du dương, nghe hay.
Nhịp thiết kế kinh tế (R: bề rộng phòng, N: là sức chứa phòng) có thể
tham khảo
N- 300 chỗ => R - 12m.
N= 400 4- 500 R= lõm.
N= 500 4-600 => 7? = 18m.

♦ Mặt bằng hình chuông

Áp dụng tốt cho phòng có sức chứa N = 800 -ỉ- 1200 chỗ.- Hình được cấu tạo
chủ yếu vẫn trên cơ sở hình chữ nhật (h.II.2.5 và h.II.2.8) nên vẫn có ưu
điểm như: kết cấu đơn giản, phản xạ âm tốt. Do muổh loại bỏ bót diện
tích thừa để giảm thòi gian âm vang khi cần thiết (hội trường, rạp chiếu
bóng) mà hình chữ nhật có thêm các mặt vát, cong lõm trở thành hình
chuông. Khu vực chỗ ngồi trước sân khấu khi ấy cần bổ xung âm phản xạ
nhờ hình thức trần ở phía trưốc.

♦ Mặt bằng hình quạt (h.n.2.7, h.IỈ.2.8)

Ap dụng có lợi khi sức chứa phòng N > 1200 chô.

Hiệu quả âm thanh của loại mặt bằng này phụ thuộc góc <p tạo thành giữa
tường bên và trục dọc của phòng. Góc <p càng lốn vùng trắng không có âm
phản xạ phía trưốc càng lốn. Các chỗ ngồi trong vùng này âm nghe khô
khan, yếu (h.II.2.7). Tuy nhiên, áp dụng cho khán phòng, rạp chiếu bóng
hay lễ đưòng với yêu cầu nghe rõ là chính vẫn tốt.

Thực tế thường thấy góc <p < 22° (tốt nhất cp = 10°) để phòng bố trí được
nhiều chỗ ngồi mà vẫn bảo đảm chất lượng nghe và nhìn.

Ưu nhược điểm nổi bật của mặt bằng hình quạt:

• Các tia phản xạ phân bô kém vì chỉ vùng gần hai bên tường có tia
phản xạ nhưng ở giữa phòng phía trên chỉ có âm trực tiếp. Chỗ vùng
ven nghe tốt nhưng nhìn lệch, còn các chỗ nhìn tốt thì nghe không tốt
dẫn đến phải xử lý trần thành những mặt phản xạ có lợi cho phần chỗ
ngồi ở phía trên, có thế mọi chỗ ngồi nghe mổi tốt hơn (về chất lượng
phong phú của âm).
• Kết cấu mái phức tạp vì các khẩu độ không đều nhau ở từng bưốc cột.
296 NGUYÊN LÝ THỂr KẾ KIẾN TDÚC NHÀ DĂN DỤNG : NHÀ Ò & NHÀ CÔNG CỘNG

• Để tạo nhiều chỗ ngồi tốt (khi N = 1600 -ỉ- 2000 chỗ) thì mặt bằng hình
lục lăng (h.II.2.7 và h.II.2.11) là hợp lý nhất (hình quạt đã loại bỏ được
khu chỗ ngồi xấu ỏ 2 góc chéo, xa)
Biện pháp khắc phục:

• Tạo các phần tường dọc song song với trục phòng theo độ xiên dẻ quạt
và cắt bót phần góc chéo xa ở cuôì phòng. Hoặc tạo những mặt lồi
phản xạ hai bên cửa sân khấu (h.II.2.7).
• Kết cấu mái dùng hệ lưối thanh không gian với lưói môđun tam giác
đều (h.II.2.11).
♦ Mặt bằng hình ỉạc lăng

Áp dụng có lợi khi sức chứa N > 1500 chỗ (h.II.2.11).

ưu điểm: tăng diện tích sử dụng để tạo sức chứa lớn và bảo đảm tỷ lệ chỗ
ngồi tốt nhiều.

Nhược điểm: kết cấu phức tạp như mặt bằng hình quạt.

♦ Mật bằng hình trốn, ôvan, hình trứng, hình móng ngựa (h.II.2.7, h.IỈ.2.9)

Chỉ nên áp dụng cho sức chứa hơn 2000 chỗ. Những phòng này dùng để
làm rạp xiếc, hội trường hay rạp chiếu phim, là nơi không đòi hỏi chất
lượng âm cao, có yêu cầu nhìn rõ nghe rõ là chính và có tỷ lệ số chỗ ngồi
tốt cao (phù hợp với hình đưdng dồng mức độ rõ ỏ h.II.2.8).

B. CHỌN HÌNH THỨC MẶT CẮT DỌC KHÁN PHÒNG

Điều kiện nhìn rõ và điều kiện âm thanh có quyết định rất lón đến hình thức
mặt cắt dọc của phòng khán giả: cụ thể là vói dạng nến dốc và hình thức trần
(độ cao phòng). Nền dốc phải bảo đảm để mọi chỗ ngồi đều nhìn rõ mục tiêu
quan sát nghĩa là tia nhìn của khán giả cần luôn luôn vượt qua đầu ngưòỉ
ngồi trước để bao quát được toàn bộ đôì tượng và phải nằm trong những góc
khổng chế mặt bằng, mặt cắt cho phép, để tránh được những vị trí quá lệch
chéo(hình ảnh thu nhận bị biến dạng). Mặt khác các chỗ ngồi đều phải nằm
trong khoảng xa nhất cho phép.
Chọn bình thức trần phải lưu ý đến điều kiện ầm phản xạ, nhất là ỏ những
phòng có sức chứa lớn. Đặc biệt là đại bộ phận âm phản xạ lần đầu cần phải
đến được những vùng khán giả ngồi xa hoặc những vị trí trên mặt bằng không
có tia âm phản xạ (đến từ các tưòng bên).
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 297

Góc giao nhau giữa trần và mặt tường phía sau nên tạo thành góc vét tròn
hoặc nghiêng, nghĩa là không nên để góc vuông nhằm tránh hiện tượng tiếng
dội, đồng thòi lại có thể tăng cưồng được âm phản xạ cho vùng chỗ ngồi phía
dưối gần đó. Nếu do yêu cầu kiến trúc không cho phép làm góc nghiêng thì
phải phủ vật liệu hút âm cao (h.II.2.8).
Cần lưu ý rằng, trong những phòng lớn, nếu tưòng sau xử lý hút âm quá
nhiều, khu vực chỗ ngồi dưới ban công sẽ nhận được mức âm không đủ. Khu
vực bô' trí-hợp lý vật liệu hút âm có thể tham khảo ở hình II.2.8.
Ban công không nên quá sâu, ban công sâu hay nông ảnh hưởng rất lón đến
độ âm vang và cưòng độ âm dưới ban công. Ban công quá sâu, mức âm dưói
ban công sẽ rất yếu, tốt nhất tỷ lệ L/H < 2. Nếu tỷ lệ L/H > 2 thì phải tính
không gian dưới ban công như một không gian riêng mà muốn ngẫu hợp vối
phòng khán giả lại rất phức tạp (h.II.2.9).
Chiều cao h cuôì phòng nên trong khoảng 2,3 đến 2,4m là tôì thiểu.

Trần ban công nên thiết kế thành một mặt phản xạ âm, nghiêng ra phía trưốc
nhằm đưa âm phản xạ hắt xuống vùng khán giả theo cùng hướng tia phản xạ
từ trần xuống vùng này (h.II.2.9).

Độ cao của phòng khán giả sẽ quyết định đến khối tích chung của cả phòng và
có ảnh hưởng tỷ lệ thuận vói thời gian âm vang (thời gian càng lớn thì nghe
âm vang du dương nghĩa là có chất lượng âm phong phú nhưng nếu quá lớn
thì sẽ gây hiện tượng tiếng dội rất khó nghe). Thòi gian âm vang nhỏ thì tiếng
bị trần trụi,cộc lôc,nhưng lại nghe rõ, rất cần cho những phòng như hội
trưòng, giảng đưòng hoặc rạp chiếu bóng. Thòi gian âm vang tốt nhất ứng với
âm tần số’ 500hz là một hàm số lôgarít của thể tích V.

Tt.n = KlgV,

trong đó có thể tham khảo như sau:


Phòng hòa nhạc, ca vũ kịch K =■ 0,41.
Phòng kịch nói x=o,36.
Chiếu bóng, hội trường K- 0,29.
Thòi gian ầm vang tốt nhất lại được quy định tùy theo khối tích V của phòng
và tần sô' của âm như trên bảng ỏ hình 2.8, cần phù hợp vói thòi gian âm vang
thực tê' của phòng

Tu = 0,163 V/A (A là tổng lượng hút âm của phòng).


298 NGUYÊN LÝ Ttnfr KỂ KlỂN TPÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ò & NHÀ CÔNG CỘNG

Chiều cao trung bình của phòng cụ thể nên tham khảo tỷ lệ hợp lý có lợi về
mặt âm thanh theo quan hệ giữa ba chiều rộng, dài, cao của phòng (R, D, H).

Ví dụ: Trong rạp chiếu bóng: R = (0, 5 -ỉ- 0,8)D.


H= (0,4 4-0,5)2?.
Trong nhà hất: H: R : D = 1 : 1,5 : (2 -ỉ- 2,5).
Hoặc dựa trền chỉ tiêu khôi tích riêng quy định cho các loại hoạt động biểu
diễn để xác định thể tích hợp lý của phòng:

• Vối nhà hát ôpêra,. các phồng hòa nhạc giao hưỏng: 7 -ỉ- 8m3/ngưòi.
• Với nhà hát kịch nói, chèo, cải lương, tuồng, rạp chiếu bóng:
• 5,5 4- 6,5m3/ngưòi.
• Vối giảng đường, hội trường, chủ yếu là nghe nói chuyện, hội họp:
4,5 4- 5,5m3/ngưòi.
• Những gian thể thao lốn được tính > 12m3/ngựòi.
Như vậy từ sức chứa và chỉ tiêu khối tích có thể tính ra thể tích của
phòng. Biết thể tích và diện tích, ta có thể suy ra được chiều cao hợp
lý của gian phòng (nhưng nói chung không nên cao quá 8m).
Về mặt nhìn rõ ảnh hưỗng đến dạng kiểu nền phồng kết hợp vổi yêu cầu âm
thanh, chúng ta có thể gặp các dạng nền và trần phòng khán giả như sau:

• Sức chứa N < 400 ngưòi: trần phẳng, nền dốc thoải còn gọi là nền
pacte (parterre) có độ dốc i < 1/8, không cần bậc; sân khấu bục cao hơn
hàng ghế đầu 70 4- 80cm chỉ có rèm che bục sân khấu, chủ yếu là ồ rạp
chiếu bóng, hội trường nhỏ (h.n.2.10, h.n.2.24).
• Sức chứa N = 600 4- 800 người: phòng khán giả vối không gian sân
khấu sâu có rèm che; sự chênh lệch nền và sân khấu ít nhất là
100cm; cửa sân khấu cao 5 - 6m; trần có tạo hình để tạo xạ âm; có nền
chủ yếu dốc thoải; có tia phản xạ chú ý hướng về phía sau (trần có thể
phẳng hay có sóng); phía xa cụốì phòng có thể phải làm nền dốc bậc
(i > 1/8) còn gọi là nền ămphi (amphithéâtre) (h.II.2.5, h.II.2.10). Bậc
hàng ghế nếu cao hơn 20cm phải thiết kế bậc trung gian ỏ phần lối đi.
• Sức chứa N > 1000 chỗ: nền thoải có ban cống nông (1000 - 1600 chỗ).
Khi đã thiết kế bán công bắt buộc phải có hai cầu thang (một để lên
chỗ ngồi, một để thoát ngưòi), nên sức chứa ban công hợp lý - kinh tế
là ATkt * 200 chỗ (h.II.2.10).
Phản 11. KẾNTDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 299

• Sức chứa N > 1600 chỗ: nền. thoải kết hợp với nển dôc bậc có ban công
nông nhiều tầng hoặc bạn công sâu (h.IL2.7, h.II.2.11) (ban công nông
hay sâu là do khống chế độ xa tôì đa). Khi thiết kế ban cồng không
được làm cột phía dưới và cần cô gắng để ban công ổn định nhờ những
đối trọng tạo ra của các sàn và không gian ở phía sau (tận dụng không
gian làm phòng bách bộ, sảnh xem hình II.2.10 và II.2.11).

2. Gian triển lãm, phòng trung bày trong bảo tàng và nhà triển lãm

Thiết kế các phòng này cần phải đặc biệt chú ý đến điểu kiện nhìn rõ. Chất
lượng nhìn (rõ và tối) của bảo tàng hoặc triển lãm phụ thuộc vào những yếu tố
sau:

• Vật trưng bày phải nằm trong trưòng nhìn (thị trưòng) vối góc bạo
quát không chế có lợi hay không ? Có bảo đảm khoảng cách xa hợp lý
hay không ?
• Đặc điểm vật trưng bày có được nêu bật bằng những quan hệ chiếu
sáng hợp lý, bằng sự tương phản thích ứng giữa vật và nển (phông)
hay không ?
• Có tránh được những hiện tượng thụ cảm nhìn bị chói lóa (mù cảm
quan thị giác), gây ra bồi sự phản quang mạnh từ những mặt phẳng
bóng của vật thể trưng bày vằ vị trí nguồn ánh sáng chưa thích hợp
(khi tia tới làm vối mặt tranh góc lân hơn 40°) hay không ?
• Có bảo đảm được dâyẹhuyềnthuận tiện hợp lý, theo trình tự xem chặt
chẽ và hợp logic hay không ?
a. Thị trường hay trường nhìn (h.II.2'13)

Độ nhìn tốt xấu phụ thuộc vào sáu nhân tố sau đây:
• Góc nhìn và năng lực phân ly (nhìn tinh).
• Tỷ lệ độ chói (còn gọi là độ sáng) giữa vật quan sát và nền phía sau
(phông) có độ tương phản hợp lý (thường là 3 : 1 hoặc 2 : 1). Khán giả
nên ở vùng tôì hơn, ánh sáng gián tiếp và đều (phòng triển lãm tranh).
• Độ chói trên vật quan sát đầy đủ và vật phẩm có nằm trong trường
nhìn (thị trường) rõ ?
• Khoảng cách giữa vật quan sát đêh mắt cho phép nhìn bao quát, toàn
cảnh và phân biệt rõ chi tiết ?.
• Thòi gian quan sát.
300 NGUYÊN LÝ Ttnứr KẺ KIẾN TPỦC NtlÀ DÂN DỤNG: NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

• Hiện tượng lóa mắt,ngược sáng thưòng làm khó chịu mắt do tương
quan độ chói tương phản của trưòng ánh sáng có được chú ý khắc
phục ? Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu một số nhân tố đó.
♦ Góc nhìn

Góc wh W2 là những góc nhìn (h.II.2.13) ứng vói hai vật quan sát AiBỵ và
A2B2.

Góc nhìn là góc tạo bỏi hai đường thẳng nối điểm đầu và điểm chân của
vật quan sát đến quang tâm o của mắt. Vật cách mắt càng xa góc nhìn
càng bé (W2 < w\).

Nếu góc nhìn bé, thì giá trị gần đúng của nó bằng:
A fí rỉ
WTad = tgW = I-1- = ~ radian (rad).
OA1 L

Có nghĩa là giá trị của góc nhìn tỷ lệ thuận vối độ lớn của vật thể quan
sát và tỷ lệ nghịch vối khoảng cách từ mắt đến vật quan sát.

Độ lốn của ảnh trên võng mạc cũng phụ thuộc vào độ lốn của góc nhìn
(h.II.2.13):

abỵ = Oa tgWj = OaW;rad .

Ảnh của vật thể trên võng mạc càng lón, nhìn vật càng rõ, càng chi tiết.

Góc nhìn w, tính bằng phút và bạng:

w = 999. QQ'i = 3440^- (phút), vổi L là khoảng cách từ vật AB


211 L L
đến mắt.

Hay là độ lốn của vật phân biệt được tinh tưòng phải bảo đảm:
WL , .
d- ' (m).
3440

♦ Trường nhìn rõ và góc nhìn tinh

Góc nhìn w nhỏ nhất đủ để cho mắt nhìn thấy vật quan sát và phân biệt
được độ lớn gọi là năng lực phân ly, hay là góc giới hạn nhìn tinh tưòng,
góc nhìn như vậy gọi là góc nhìn cực tiểu giới hạn (Wmin gh).
Phần 11. KIẾN TDÚC NỈ1À CÔNG CỘNG 301

Khi hai điểm ảnh ab của vật quan sát đứng trên cùng một đầu dây thần
kinh thị giác của võng mạc thì mắt không phân biệt được hai điểm AB
của vật quan sát đó, và xem đây là điều kiện nhìn tinh, độ phân ly của
mắt ứng với góc Wmi„Kh.

Muốn phân biệt được rõ độ lớn vật quan sát AB thì góc nhìn:

W(Ạ,B) >wmin gh tức năng lực phân ly (góc giới hạn nhìn tinh)

Đôì vói mắt thưòng, Wmin gh = 1 4- 2’ (phút) tùy theo môi trưòng chiếu sáng
(nội thất).

Theo Wmin gh đó thì mắt thưòng có thể phân biệt được hai điểm khi chúng
tôì thiểu ở cách nhau Imm ứng vối khoảng xa cách mắt 3m; hoặc cách
nhau lcm ứng vói khoảng xa cách mắt 30m.

Điều kiện nhìn rõ nhất khi ảnh của vật quan sát nằm trên điểm vàng của
võng mạc. Kích thước điểm này không lốn lắm ứng vói góc nhìn trong
khoảng 2° để ảnh rơi trúng điểm vàng. Trưòng nhìn toàn phần mà mắt
bao quát vái điều kiện di động con ngươi được xác định bằng góc khốhg
chế thị trường (a) khá lớn:

Trên phương thẳng đứng: a - 130°

Trên phương nằm ngang: a = 160° cho một bên mắt, nhưng khi
nhìn cả hai mắt a = 120°.

Khi thiết kế người ta thưòng lấy một nửa giá trị trên để bảo đảm độ rõ,
tức khoảng a = 60° nhưng tốt nhất vẫn nên dùng góc nhìn trên phương
đứng a = 30° (17° + 13°) và trên phương ngang a =■ 37° - 45° để cố định con
mắt, tập trung nhìn vào một vùng ngắm.

Trong điều kiện thị giác hoàng hôn (tranh tối, tranh sáng), độ phân ly
kém hơn nhiều, hơn 10 lần so với độ phân ly tương ứng với độ sáng ban
ngày.

Dưối độ sáng ban ngày, mắt phân biệt rõ nhất khi vật quan sát đặt cách
mắt lón hơn điểm cực cận một ít, khoảng cách này thường là 25cm ứng
với góc nhìn 2° gọi là khoảng cách nhìn tốt nhất (khoảng cách đọc sách).

Thực nghiệm dưới ánh sáng ban ngày (ngoài tròi) cho thấy chỉ vối góc
nhìn w 3= 4 4- 5’ (phút) mới bắt đầu phân biệt rõ vật, nghĩa là độ sáng môi
trường bé thì phải tăng góc nhìn mối nhìn thấy rõ các chi tiết của vật. Môì
302 NGUYÊN LÝ TtìlẾr KÍ KỂNTPÚCNUÀ DẰN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

quan hệ giữa độ sáng E và góc nhìn w được mô tả ỏ bảng có giối thiệu


trên hình 2.13.
Ví dụ: Năng lực phân ly mắt thưòng w = 1’ (nội thất). Muôn nhìn thấy
rõ mắt của diễn viên cử động (con ngươi mắt to trên dưói lem),
khoảng cách quan sát xa nhất bằng bao nhiêu? ỉ’
Giải: Ta có:

W = 3440y=l'

L = 3440.J = 3440.0,01 = 34,4 mét

Trường hợp vật quan sát cao hơn tầm nhìn nằm ngang một góc p thì:
LW
d—-.
3440COS0

Có nghĩa là, khỉ bô' trí một chi tiết ở cao trên tầm nhĩn thì kích thước của
nó phải lốn hơn để có cảm giác cân bằng vổi chi tiết có cùng độ lớn đặt
ngang tầm nhìn (gần tầm mắt nằm ngang) như trường hợp chữ khắc trên
các trụ tượng đằi cao.

Tóm lại khi con ngưồi ngắm nhìn theo một hướng nào đố thì gốc tập trung
thị trường tôì đa là 45° (trên) 65° (dưới) và 70° (trái, phải) ỏ một phía
nhưng điều kiện nhìn rõ, tốt chỉ khi vật quan sát nằm trong góc nhìn
không chế khoảng 37 4- 45° (h.II.2.13) trên mặt bằng, và gần 27° trên mặt
cắt (góc nhìn rõ, tính‘từ 2 - 6° tùy chất lượng môi trường). Đây là cơ sở
quan trọng để quyết định kích thưốc không gian trưng bày. Nên thấy
được 4ặc trưng của bảo tàng, triển lãm là không được có nhiều lỗ cửa sổ
trên mặt đứng (để dành tưòng cho treo tranh và ánh sáng chủ yếu lấy từ
trên mái và trần xuống) như minh họa trên hình II.2.14 để tạo được ngôn
ngữ và diện mạo riêng cho kiến trúc bảo tàng.
b. Đặc điểm chiếu sáng vật phẩm trưng bày

• Các mặt phăng: quần áo, tranh ảnh, vải vóc... (có đạc điểm là xỉn, mờ)
trừ vật phẩm làm bằng kính, sơn dầu, sơn mài (có đặc điểm bóng và
láng rất dễ gây lóa mắt, cần chú ý đừng để nguồn sáng rọi vào tranh
vối góc lốn hơn 40°) cần có khoảng lùi ngắm tranh (h.II.2.14) được xác
định như trong hình đã gợi ý và ánh sáng khuểch tán đều.
• Các vật phẩm hình khôi (các tượng điêu khắc, mô hình kiến trúc): khi
trưng bày phải đặt sao cho người xem có thể đi quanh quan sát bôn
Phần 11. K1ỂN TDỦC NHÀ CÓNG CỘNG 303

phía, chiếu sáng theo một hướng cố định, để làm nổi bật bóng và khối
là điều cần thiết. Tầm nhìn bao quát cũng rất quan trọng (h.II.2.14).
• Các máy móc cần có sự trình diễn vân hành: để cho ngưòi xem có thể
xem xét an toàn, máy móc cần được đặt trong phạm vi ngăn cách với
người xem bằng hàng rào hoặc hệ cọc đơn giản. Anh sáng ỗ đây chủ
yếu là ánh sáng cục bộ tập trung chiếu vào các bộ phận như bảng đọc
thuyết minh, nút bấm đỉều hành.
c. Lưu tuyến trong bảo tàng triển lãm

Cần chú ý giải quyết lưu tuyến hợp lý, rõ ràng, mạch lạc theo quan hệ
trình tự, để phù hợp vổi yêu cầu thụ cảm, thuận tiện khai thác sử dụng,
đúng ý đồ tạo cảm xúc đối với ngưòi xem (h.II.2.15).

3. Các gian thế thao lớh

Đây là các loại sân bãi có mái che, có thể có khán giả và không có khán giả. Vì
vậy kích thưổc gabarit của phòng tương ứng với chiều rộng, chiều dài, chiều
cao phòng (R - D - H) phụ thuộc vào kích thưốc sân bãi và ý đồ tổ chức những
không gian phục vụ cho trọng tài, huấh luyện viên và khán giả .(h.II.2.16).

• Sân bóng chuyền: 9 X 18m; không gian: 15 X 24m là tối thiểu


cho phòng tập.
• Sân bóng rổ : 14 X 26m; không gian: 16 X 28m.
• Sân tennit: 10,98 X 23,8m; không gian: 20 X 40m.
a. Các gian thể thao thiết kếkiểu đa năng (h.II.2.17)

Không gian của nó có thể đáp ứng nhiều loại hoạt động thể thao cùng một
lúc nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế vổi chiều cao tôì thiểu không nhỏ
hơn Gm. Có ba dạng phổ thông:

• Phòng lớn: 36 X 18 X 7,2m- Có thể làm nơi huấn luyện, thi đâu các loại
thể dục dụng cụ, thể hình, quyền anh, bống chuyền, bóng rổ. Hay gặp
ỏ các cung thể thao hay trung tâm Olympic.
• Phòng trung bình: 30 X 15 X 6,5m rất phổ biến vì không những được
thấy ỏ cung thể thao, văn hóa mà có thể còn ỏ các trưòng đại học, các
quận, có thể thi đấu bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, thể dục.
• Phòng nhỏ: 24 X 12 X 6,5m. Thưòng gặp ỏ các trường học, dùng làm
chỗ luyện thể dục theo nhạc (aerobic), cũng có thể làm nơi chơi bống
rổ, bóng chuyền ỗ các câu lạc bộ, nhà văn hóa.
304 NGUYÊN LÝ TinẾr KỂ KlẾN TDÚC nhà dần dựng : NHÀ Ỏ & NHÀ CỐNG CỘNG

b. Bể bơi có mái che ịhJI.2.19)

Kích thưốc bể phụ thuộc vào số lượng các đưòng bơi trong chậu bể, còn
kích thưốc các đường bơi được quy định có chiều dài chuẩn 25m hay 50m;
đưòng bơi giữa rộng 2,25m - 2,5m; đưòng bơi sát thành bể rộng
2,5 -ỉ- 3,Om. Trên thực tế, ngưòi ta thưòng gặp kích thưốc các gian bể bơi
có mái sau (chưa kể phần khán đài) tùy theo độ cao của cầu nhảy (các cầu
nhảy có các mức cao độ so với mặt nưốc là 1 ; 3 ; 5 ; 7,5 và 10m):

• Lốn 30 X 60 X 13m. Bể bơi có kích thưốc 50 X 21m (tám đưòng bơi, cầu
nhảy cao 10m).
• Trung bình 30 X 18 X 13m (hoặc 8m). Bể có kích thước 25 X lõm (sáu
đưòng bơi, cầu nhảy cao 10 hoặc 5m).
Về độ sâu: mức nưốc các bể huấn luyện hoặc thi đấu nhỏ nhất là l,2m (bể dốc
từ độ sâu 1,2 đến l,8m nếu không cầu nhảy và dốc từ độ sâu 1,8 đến 4,5m nếu
có cầu nhảy và chuyên dùng để thi đấu) (h.II.2.18).

Thành bể bơi cần chú ý cấu tạo rãnh nước tiêu sóng bậc nghỉ chân (khi độ sâu
bể lốn hơn l,8m), lối xuốhg bể, lối lên các cầu nhảy, các bậc xuất phát
(h.II.2.18).

Chiều cao mái lợp trên bể bơi và bề rộng phòng kể cạ khán đài phụ thuộc vị
trí và sức chứa khán đài có thể tham khảo ồ hình II.2.19.

2.3. CÁC PHÒNG PHỤ TRONG NHÀ CÔNG CỘNG

2.3.1. Các phòng khu cửa vào chính

Bất kỳ một nhà công cộng nào cũng có 1 - 3 cụm cửa vào tùy theo tính chất và
quy mô của công trình. Các công trình có công năng đơn giản quy mô nhỏ
thường có một cửa vào như nhà Bưu điện ỏ khu ỗ, các cửa hàng dịch vụ nhỏ.
Nhìn chung các nhà công cộng có hai khu cửa vào: một cửa chính và một cửa
phụ. Khu chính thưòng dành cho khách sử dụng hoặc các đối tượng chính của
công trình. Khu cửa phụ dành cho bộ phận quản Ịý, quản trị, các dòng hàng
hóa, dòng công nhân viên (h.II.4.4). Các công trình lốn đa chức năng, ngoài
khu cửa chính, ngưòi ta còn làm thêm các sảnh phụ: mỗi cồng năng, mỗi khu
vực có một khu cửa vào riêng.
Phân II. KIẾN TBÚC NHÀ CÔNG CỘNG 305

Ví dụ: Trong bệnh viện, mỗi chuyên khoa có một cổng hoặc sảnh riêng; trong
câu lạc bộ có ít nhất hai sảnh: sảnh khu biểu diễn và sảnh khu câu lạc
bộ (h.II.2.5).

Khu cửa vào chính một công trình kiến trúc cần có khả năng tiếp nhận và
phân phôi các dòng ngưòi đến các phòng chính của công trình một cách nhanh
chóng hay cần ỏ cạnh các cổng chính ra vào, tiếp xúc trực tiếp vối đường phố
hoặc với quảng trường chính. Sảnh vào phải trực tiếp hên hệ được vối cầu
thang và hành lang chính. Ngoài ra, khu cửa vào chính thường được thiết kế
như một nhân tổ hợp vê' nghệ thuật kiến trúc, vê' bô cục không gian - hình
khối, nhằm tạo ra sức hút mạnh mẽ trên mặt đứng công trình, đồng thòi tạo
nên những dấu ấn, điểm nhấn tức những nét đặc điểm nổi bật độc đáo rất cần
thiết của nghệ thuật biểu cảm không gian hình khôi. Vê' nguyên tắc, để bảo
đảm được các yêu cầu trên, khu cửa vào chính phải được đặt ngay trên trục tổ
hợp chính, phải có những bộ phận nhô ra hoặc thụt vào so với xung quanh tạo
nên được ấn tượng mạnh và hiệu quả dấu nhấn. Thông thưdng ở đó có những
mái hiên đón vươn rộng hoặc tại đấy cần tạo nên những mảng kính lớn tương
phản với chi tiết kiến trúc xung quanh, có những thềm tam cấp sang trọng,
những đưòng dốc thoải độc đáo duyên dáng để dẫn ô tô con vào tận cửa, tạo
không khí trang nghiêm, long trọng (h.II.2.21).

Một khu cửa vào chính thường bao gồm các bộ phận không gian kiến trúc sau:

• Môn sảnh và tiền sảnh.


• Khu vực để áo mũ.
• Chỗ bán vé (nếu là công trình biểu diễn).
• Các phòng gắn hển trực tiếp với sảqh (thưòng trực, bảo vệ).
• Phòng nhận công văn, giấy tò, đóng dấu (phòng văn thư)..
• Phòng tiếp khách.
• Phòng gọi điện thoại...

1. Môn sảnh và tiền sánh (h.li.2.22)

Môn sảnh là bộ phận không gian đầu tiên khách gặp nếu đi từ ngoài vào, có
một mặt tiếp xúc vói tiền sảnh (h.II.2.11).

Môn sảnh làm nhiệm vụ điều hòa môi trường giữa trong nhà và ngoài nhà,
tránh cho người sử dụng bị thay đổi đột ngột vê' điều kiện nhiệt độ và ánh
sáng. Ở nước ngoài thuộc xứ lạnh, môn sảnh thường là phòng nhỏ kín có hệ
thông điều không và vách lồng kính vây quanh. Ó các nước xứ nóng, môn
306 NGUYÊN LÝ Ttfflfr tá KIẾN TPỦC nhà dàn dụng : NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

sảnh, thưòng là các hiên trốhg thoáng, trên có mái che mưa nắng, ôm lấy phía
mặt trước của tiền sảnh. Môn sảnh thưòng làm cao hơn cốt nến đất bên ngoài
45 - 60cm (h.II.2.21, h.II.2.23).

Tiền sảnh là khu không gian chính lốn nhất của khu cửa vào. Tuỳ theo tính
chất sử dụng mà có thể thiết kế tiền sảnh sâu hay nông, hoành tráng, trang
trọng hay phóng túng, bay bưổm, chẳng hạn:

• Tiền sảnh sâu: thưòng ỏ-trưòng học, bệnh viện (h.II.2.23).


• Tiền sảnh nông: thường ỏ các công trình biểu diễn (h.II.4.11).
• Những sảnh cho nhà trẻ, trưòng học cần được tạo dáng bô" cục sao cho
thân thiết, vừa gần gũi, vừa ấm cúng dối vối học sinh. Đôì vối các công
trình hành chính, cơ quan pháp luật, sảnh cần phải bề thế, trang
trọng, nghiêm túc. sảnh của nhà băng (ngân hàng), khách sạn cần
sang trọng, lộng lẫy. Ngược lại trong các công trình giải trí, vui chơi
của thanh niên, sinh viên sảnh cần phải linh hoạt, nghịch ngợm, sốhg
động. Hơn nữa sảnh phải có bộ mặt ngoài thật độc đáo, gầy ấn tượng
để thu hút ngưòi vào, nhấn mạnh trục tổ hợp kiến trúc (h.II.2.21).
Tính cả diện tích cho quầy gửi mũ áo thì ỏ những công trình có phòng phục
vụ đông đảo quần chúng (sử dụng tập trung vào thời điểm ngắn) thì
s = 0,25 4- 0,35m2 tính cho một chỗ phục vụ trong phòng hay chỗ ngồi
trên khán đài; ổ những công trình có các phòng sử dụng không tập trung
thì s = 0,15 4- 0,2m2/người (trường học, bệnh viện) (h.II.2.22).

Chiều cao nội thất sảnh không quy định, nhưng thường không dưối 3,6m.
Song tùy theo phong cách riêng biệt từng kiến trúc sư mà có thể làm thông
tầng hoặc cao 6 - 9m vối nhiều biện pháp lấy ánh sáng tự nhiên từ trên xuồng
rất độc đáo, tạo không gian phong phú và ấn tượng.

Về yêu cầu kiến trúc của tiến sảnh thì đối vổi một không gian làm nhiệm vụ
giao hòa trung gian giữa nội that và ngoại thất nên bảo đảm điều kiện chiếu
sáng tự nhiên tốt, có tầm nhìn thoáng, tạo được mổì quan hệ chặt chẽ hữu cơ
giữa cảnh quan bên ngoài và nội thất bên trong. Từ mục đích đó dẫn đến
những mặt sảnh phần tường tiếp giáp vổi bên ngoài, ngưòi ta hay xử lý bằng
những mảng kính lổn suốt từ sàn lên trần, thậm chí còn dùng thủ thuật tạo
nên sự đan xen không gian ngoài và trong, cố tình kéo thiên nhiên cây cỏ vào
sảnh, tạo cảm giác cảnh trí không bị chia cắt, sự thốhg nhất tự nhiên và hữu
tình của tổ chức tiểu cảnh với đại cảnh bên ngoài.

ở các sảnh mà việc khai thác sử dụng không tập trung vào thời đỉểm ngắn
(tức ííiểu sử dụng cao điểm) thì chỉ cần 1 - 2 cửa vào với chiều rộng mỗi cửa
Phần IL KIẾN TBÚC NHÀ CÔNG CỘNG 307

1,4 - l,8m là đủ; nhưng vói công trình văn hóa biểu diễn thì phải có hàng loạt
cửa mở ra phía ngoài để bảo đảm đông đảo khán giả có thể sử đụng được đồng
thời trong một thòi gian ngắn (kiểu tập trung - cao điểm như ở rạp chiếu
bóng, nhà hát, công trình thể thao...).

2. Chỗ gử mũ áo, chỗ bán vé

Để bảo đảm đòi sông văn minh ngưòi ta không cho mang áo khoác ngoài,
hành lý,. mũ nón, áo mưa vào chỗ làm việc và chỗ ngồi xem, bắt buộc mọi
ngưòi phải để lại ở ngay khu cửa vào. Vì vậy các sảnh công trình hiện đại
thường phải bố trí quầy gửi mũ áo (cũng như hành lý) cho khách vào liên hệ
công tác hay làm việc. Chỗ gửi mũ áo trong tiền sảnh có thể được tổ chức dưới
dạng những quầy gửi dạng hỏ nằm ngay trong không gian sảnh, quầy đó
thường dùng mặt quầy rộng 50cm, cao 90 -ỉ- 100cm.

Cũng có thể chỗ gửi mũ áo được bố tự kín đáo trong một buồng riêng gắn với
sảnh. Phần diện tích dành cho khu vực gửi mũ áo là 0,04 -ỉ- 0,lm2/chỗ. Khoảng
cách tử quầy gửi đến tường đốĩ diện không nhỏ hơn 3m. Riêng các công trình
văn hóa biểu diễn phải bảo đảm độ dài quầy theo tiêu chuẩn trung bình
50người/m dài quầy (40 + 60 người tùy theo loại). Phòng sảnh bình thưòng chỉ
vối 3 -í- 4m dài quầy gửi là đủ; phòng sảnh lớn phục vụ từ 800 người trỗ lên
phải có ít nhất 10m dài quầy (h.II.2.22).

Các công trình văn hóa biểu diễn còn phải chú ý đến khu vực bán vé và kiểm
soát vé ngay tại khu vực cửa vào. Mỗi cửa bán vé cần diện tích 1,2 -ỉ- l,5m2. Số
cửa bán vé phụ thuộc vào sức chứa của phòng khán giả: 500 -ỉ- 800 chỗ/3 cửa;
800 -ỉ- 1500 chỗ/4 cửa, 1500 4- 2000 chỗ/5 cửa và trên 2000 chỗ là 6 cửa; các cửa
bán vé phải cách xa nhau trên l,2m; quầy bán vé thường cao lm; mặt quầy
rộng khoảng 30cm; trên quầy là vách kính có lưối thép bảo vệ; cửa bán vé chỉ
rộng 30cm, cao 20cm sát với mặt quầy.

3. Các phòng phụ khác

Gắn vối tiền sảnh còn có bộ phận thưòng trực - bảo vệ với diện tích không quá
6m2. Tiếp đó là phòng chò của khách với diện tích 14 - 24m2. Tùy từng công
trình mà tiền sẵnh còn phải có khu vệ sinh, phòng điện thoại, phòng tiếp
nhận công văn, phòng hướng dẫn khách vói diện tích theo yêu cầu cụ thể.
308 NGUYÊN LÝ THlểr KÊ KIÊN TDŨC NtlÀ DÀN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

2.3.2. Sân khâu và các phòng phục vụ diễn viên và hoạt động biểu
diễn

Trong các công trình biểu diễn văn nghệ không thể thiếu được bộ phận sân
khấu. Thiết kế sân khấu là một vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt là trong các
nhà hát. Muốn thiết kế tốt, kiến trúc SIÍ cần phải kết hợp với các chuyên gia
sân khấu, ở đầy chúng ta chỉ nghiên cứu những sân khấu nhỏ phục vụ cho
các công trình nhà văn hóa, câu lạc bộ, những phòng khán giả vạn năng.
Thông thưòng bộ phận sân khấu bao gồm: sân khấu chính, sân khấu phụ, lưỡi
sân khấu và ho' nhạc, các bộ phận phục vụ hóa trang của diễn viên (h.II.2.24,
h.II.2.26), phòng chò diễn và phòng ôn tập tiết mục, các kho đạo cụ, trạm chữa
cháy, ... Sân khấu được ngăn cách vối phòng khận giả bằng một tưòng sân
khấu vối lỗ cửa cao rộng có màn che. Kích thước sân khấu và cửa sân khấu cụ
thể tham khảo bảng sau:

Bề rộng Klch thuớc sân khâu Kích thuớc lỗ của sân khâu
Kiểu sân khán Sâu Độ cao h Rộng Yêu câu xây dựng Yêu cđu diễn xuất
khâu phòng
(m) (m) (m) (m) Rộng(m) Cao (m) R(m) C(m)
1 9 6 Nhu 9 - - 5,5 3,7
12 6 khán 12 - - - -
phỏng
II 12 9 7 12 8 5 7 4
15 15 8 5 - -
III 18 18 11 5,5 5
21 12 9 21 12 ố 8
24 24 12 ố
27 > lóm > 20m 27 7 12 6
30 30 14 8

- Chiêu sâu của sân kháu kể tù rèm chống chây phàl lớn hơn 3/4 chiểu rộng sân khấu và
có thể tham khào bàng sau

Loại hình sân khâu Nhỏ nhốt (m) Bình thuòng (m) Lớn (m)
KỊch 8 10 12
Duyệtxét 10 11 14
Âm nhạc 10 12 Í5
Opera 12 18 25

Sân khấu thưòng cao hơn hàng ghế đầu tiên từ 1 đến l,2m; trước rèm che sân
khấu phải làm lưỡi sân khấu có bể rộng nhỏ nhất lm và có các bậc thang liên
hệ được vói phòng khán giả. Ho' nhạc thưòng làm sâu hơn các hàng ghế đầu,
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 309

bảo đảm khán giả chỉ có thể nhìn thấy phần đầu người chỉ huy nhạc. Phía
trong sân khấu ngoài màn trời sân khấu, còn phải có "sàn thưa" ở cao cách
cửa sân khấu ít nhất 2 - 3m để đặt tời quay, chỗ thả phông màn và chỗ cho
công nhân đạo cụ có thể đi lại hoạt động thao tác các đạo cụ thuận tiện (độ cao
hầm "sàn thưa" phải lốn hơn 2,4m). Giữa sân khấu chính và sân khấu phụ ỏ
hai bên thưòng có các rèm cánh gà; phía trên sân khấu có hệ màn gió. Quanh
tường vây sân khấu còn có hệ thống "thiên kiều" ở phía trên cao (các hành
lang kỹ thuật xung quanh ở nhiều cốt cao độ để công nhân hoạt động). Lôì
xuống hô nhạc có thể từ phòng khán giả hoặc từ hầm sân khấu đi ra. Cùng độ
cao với sân khấu còn có kho đạo cụ vối diện tích từ 30 đến 60m2. Cửa thông
với bên ngoài của kho đạo cụ phải làm rộng hơn 2m và cao hơn 4m. Nền kho
đạo cụ nên cao tương đương cốt cao sàn xe ôtô tải (khoảng lm) để thuận tiện
việc di chuyển đạo cụ nặng và cồng kềnh.

Bộ phận dành cho diễn viên thưòng có phòng hóa trang nam và nữ riêng biệt
(mỗi phòng rộng hơn 12m2), phòng chờ diễn, khối vệ sinh, các trạm chữa cháy
và bảng điện. Mốỉ liên hệ giữa sân khấu với các phòng phục vụ diễn viên,
phòng kỹ thuật... có thể trực tiếp hay gián tiếp (qua hành lang) nhưng lốỉ ra
sàn diễn nên là phía bên từ cánh gà. Hết sức tránh không trổ cửa thông vào
sân khấu ngay trên tường hậu sân khấu ở phía gần trục sân khấu. Sân khấu
phải có hệ thông đèn chiếu sáng thích hợp vổi hoạt động biểu diễn (h.II.2.25):

- Rãnh đèn ngầm ỏ lưỡi sân khấu chiếu mặt dỉễn viên.
- Hệ đèn trần chiếu đỉnh đầu diễn viên.
- Hệ đèn chiếu tai hai bên hắt vào sân khấu.

2.3.3. Phòng mây chiếu phim (h.ll.2.27)

Phải đặt ỏ vị trí đối diện vối sân khấu và màn ảnh, mỗi máy chiếu cần một
diện tích khoảng 7 - 8m2. Phòng tối thiểu cũng phải có hai máy chiếu.

Nguyên nhân cháy trong các rạp chiếu bóng thưòng xuất phát từ phòng máy
chiếu cho nên nó không được mở cửa trực tiếp ra hành lang hoặc phòng chò;
bắt buộc phải mở cửa ra một phòng đệm có hai lần cửa có thể chịu lửa hơn
một giờ và từ đó có thể thông vói phòng cuộn lại phim. Gắn liền vói khôi
phòng chiếu phim còn có phòng thuyết minh (có cửa sổ quan sát được phòng
khán giả và màn ảnh) kết hợp vối phòng truyền thanh 15 - 20m2 cần ỏ cạnh
phòng máy chiếu.
310 NGUYÊN LÝ mfr rá KỂN TDÚC nhà dân dụng NHÀ à & NHÀ CỐNG CỘNG

2.3.4. Khối vệ sinh nhà công cộng (h.ll.2.28)

Thông thưòng chỉ cọ chỗ vệ sinh không có chỗ tắm, trừ trường hợp ở các công
trình thể thao. Khối vệ sinh này phải được thiết kế tách ròi thầnh hai khu vực
nam và nữ. Khi sắp xếp phân bố các khôi vệ sinh phải bảo đảm đều đặn trên
các tầng, khối nọ chồng lên khôi kia và từ phòng làm việc, sử dụng chính đến
bất kỳ một khối vệ sinh nào cũng không được quá 60m. Thông thưòng các
khốỉ vệ sinh hay được bố trí gần khu cửa vào, quanh các nút giao thông chỗ
tập trung các hành lang hoặc ỏ quanh các hành lang nghỉ, các phòng bách bộ
của các hội trưòng, các phòng khán giả. Để bảo đảm các khôi vệ sinh không
ảnh hưỏng đến môi trưòng xung quanh thì khu vệ sinh thưòng đặt sau một âu
cách ly (phòng đệm) với tốít nhất hai lần cửa. Tại phòng đệm này, người ta
thưòng bố trí các chậu fừa tay, máy sấy khô, gương soi, mắc áo. Tùy theo tính
chất quan trọng và quy mô sức chứa mà phòng đệm này có thể có diện
tích 6 - 15m2. Khi thiết kế các khối vệ sinh cần bảo đảm yêu cầu kín đáo
nhưng cũng phải dễ tìm.

Khối vệ sinh trong các công trình hành chính, trưòng học, các loại tương tự
(các công trình không sử dụng tập trung theo giò cao điểm, không đông đảo
quần chúng sử dụng trong thòi gian ngắn) được thiết kế theo tiêu chuẩn;
40 -ỉ- 50 ngưòi/1 chỗ vệ sinh và 100 người/1 vòi rửa tay và chỗ tiểu. Một khôi
buồng vệ sinh kể cả lối đi diện tích 3,5 - 4,5m2. Trong khối vệ sinh nữ, không
thiết kế chỗ tiểu riêng biệt, nhưng trong các khôi vệ sinh nam, cần phân biệt
chỗ đại tiện và tiểu tiện. Cửa phòng xí có vách ngăn kín nên làm cánh mở ra
ngoài.

Tưòng vây quanh âu cách ly thường là tưòng cao đến sát trần. Vách lỏng
ngăn che giữa các phòng cá nhân cần cao vượt đầu ngưòi. Khi thiết kế khôi vệ
sinh, để bảo đảm mỹ quan cần có biện pháp che dấu ngụy trang các đưòng
ống cấp thoát nưóc từ tầng nọ xuống tầng kia.

Các khối vệ sinh nhà công cộng bình thường được thiết kế phục vụ 50% nữ và
50% nam, trừ trưòng hợp đối vối các nhà ga và các công trình thể thao là 70%
nam, 30% nữ. Trong các trường học thưòng phải chú ý tách biệt khôi vệ sinh
riêng cho giáo viên. Khôi vệ sinh nhà công cộng có thể lấy ánh sáng gián tiếp
hoặc nhân tạo nhưng bên trong khối vệ sinh cần có trang bị các lỗ hút cơ khí
để đổi mối và trao đổi không khí giữa trong và ngoài. Các cửa đi và cửa sổ
khôi vệ sinh cần phải dùng kính mò tạo được sự kín đáo cần thiết cho các
phòng. Vói các công trình sử dụng cho đông đảo quần chúng và sử dụng tập
trung trong một thời điểm ngắn (những giờ cao điểm) như nhà thi đấu, phòng
khán giả, sân vận động, có thể tham khảo tiêu chuẩn sau:
Phần II KIẾN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 311

- 175 + 100 nam khán giả/1 chỗ đại tiện vằ 2 -ỉ- 3 chỗ tiểu.
- 150 nữ/1 chỗ đại tiểu tiện kết hợp.
- 350 khán giả/1 vòi rửa tay trong âu cách ly.
Với các phòng khán giả có sức chứa hơn 1000 chỗ, cửa vào khôi vệ sinh nam
và nữ nên cách nhau trên 4m.

Khối vệ sinh của khu phục vụ vận động viên thể thao có một số yêu cầu riêng:
khi thiết kế khốỉ vệ sinh phục vụ vận động viên thể thao trước tiên phải theo
một dây chuyền nghiêm ngặt vê' mặt trình tự:

Phải bảo đảm nguyên tắc khi thay xong quần áo thể thao thì không thể tiếp
xúc trực tiếp với khách và vận động viên chưa thay quần áo. Việc thay quần
áo của vận động viên có thể được thực hiện trong cabin riêng hay trong phòng
chung (kiểu tập thể) (h.II.2.29). Các phòng tắm là thành phần mói của khối vệ
sinh.

Khối tắm trong khu vệ sinh của vận động viên thưòng thiết kế theo kiểu tắm
hương sen tập thể. Các cửa lấy ánh sáng cho khối vệ sinh phục vụ vận động
viên phải đặt cao trên tầm mắt.

Trong công trình bể bơi khu phục vụ vận động viên hay phục vụ khách bơi cần
được tính toán vói tiêu chuẩn cứ 5m2 mặt nưóc cần một chỗ phục vụ (hoặc cứ
một dải bơi là có 10 ngưồi cùng bơi). Trong các gian thi đấu lốn khả năng phục
vụ này cần bảo đảm ’được đồng thòi 20 - 40 vận động viên hoặc hai đội đấu
luân phiên.

2.4. CẮC KHÔNG GIAN GIAO THÔNG TRONG NHẰ CÔNG CỘNG

2.4.1. Hành lang nghỉ (phồng bách bộ)

Quanh các phòng khán giả tập trung đông ngưòi, cạnh các khán đài bắt b.uộc
phải tổ chức hành lang nghỉ, những không gian dành cho mục đích giải lao,
312 NGUYÊN LÝ TnỊér rá KÉN TPÚC N11À DÂN DỤNG: NHẰ Ỏ > NHÀ CỔNG CỘNG

phục vụ cho việc nghỉ ngơi giữa buổi diễn hoặc chò vào xem. Tại những không
gian này có thể bố trí các khôi vệ sinh, các quầy giải khát, các chỗ ngồi nghỉ
thư giãn có thể xem giới thiệu phim và vidéo quảng cáo, hoặc khi cần thiết
còn có thể sử dụng không gian này phục vụ triển lãm, chuyên đề. Khi nguy
hiểm các hành lang này sẽ là nơi sơ tán tốt nhất để khán giả thoát nhanh
khỏi chỗ ngồi nguy hiểm. Hành lang nghỉ phải trực tiếp thông với phòng khán
giả. Tiêu chuẩn diện tích rất khác nhau từ 0,15 đến lm2/l chỗ ngồi (h.II.2.30).

Các không gian này cần phải được chiếu sáng tự nhiên tốt vối cửa sổ kính
nhiều mảng lớn và tiếp cận với cây xanh và thiên nhiên, càng tốt để tạo không
gian thoải mái, sinh động nhưng phải bảo đảm dễ quản lý, bảo vệ (chỉ phục vụ
người có vé), về chiều cao từ 3,6 đến 3,9m, tương đương một tầng hoặc có thể

tổ chức theo kiểu thông tầng (2-3 tầng). Chiều rộng nhìn chung không làm
hẹp hơn 2,4m (thông dụng từ 3,6 đến 4,5m).

2.4.2. Hành lang

Có thể hành lang bên hay hành lang giữa. Bề rộng quy định rất khác nhau
theo tiêu chuẩn (tối thiểu cũng là l,8m).

Trong trưòng đại học, trưòng học phổ thông có thể lấy rộng 3 - 3,6m đối vối
hành lang bên; 4 - 6m đối vói hành lang giữa để kết hợp làm không gian nghỉ
ngơi vận động thư giãn lúc giải lao giữa buổi học.

Trong nhà công cộng còn có loại hành lang hai lớp (như ở bệnh viện) để phân
luồng, tách lưu tuyến thuận lợi. Có hành lang di động (ỏ ga hàng không) để
phục vụ di chuyển nhanh, không cần mang vác hành lý...

Phải bảo đảm ánh sáng tự nhiên cho hành lang giữa (lỗ cửa bằng tôì thiểu
1/10 diện tích sàn hành lang) và yêu cầu thoát ngưòi an toàn khi cần sơ tán
nhanh ra khỏi nhà.

2.4.3. cổu thang (h.ll.2.32)

Cầu thang nhà công cộng gồm:

♦ Cầu thang bộ: loại này chia ra thang chính, phụ, phục vụ và sự cố:

• Thang chính và phụ: gặp ỏ sảnh khu cửa vào chính hay tại các nút
giao thông, cần thiết kế đẹp và trang trọng, thân rộng trên l,35m
đối với thang chính và tối thiểu l,25m đối vói thang phụ.
Phạn 11. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 313

• Thang phục vụ: chỉ nhằm sử dụng phục vụ cho một đối tượng nào đó.
Ví dụ: thang vận chuyển thức ăn đến chỗ phân phôi; thang dành cho
y tá, bác sĩ... thường với bể rộng thang 80 - 90cm, độ dốc có thể
40-45°.

• Thang sự cố: chỉ dùng khi có tình trạng nguy hiểm như hỏa hoạn,
động đất... có thể đặt trong nhà hay ngoài nhà với bể rộng tối thiểu
0,70m và tôì đa l,20m.
♦ Nhóm thang điện (thang máy): trong nhà công cộng có thể áp dụng cả
ở công trình hai đến năm tầng.

• Thang bộ hành (thang hành khách): có lồng di động theo chiều đứng,
chứa 6-14 người (kích thưóc theo tiêu chuẩn và kiểu thang).
• Thang chờ hàng hóa, chở bệnh nhân: tương đối rộng hơn thang hành
khách (kích thưốc theo tiêu chuẩn và kiểu thang).
• Bâng tải, bậc cuộn di động, hành lang di động.
♦ Các dường dốc thoải: các cầu thang không có cấu tạo bậc, với độ dốc nhỏ
thường dưới 1/12, trên mặt thường có các vật liệu chống trượt (cao su tổng
hợp) để sử dụng thích hợp cho những ngưòi tàn tật hoặc những xe lăn.
Loại này thường hay gặp trong bệnh viện, nhà điều dưỡng, nhà ga, bảo
tàng... (h.II.2.31).

a. Các cầu thang chính, phụ

Kích thước R > l,35m (bề rộng thân thang) cho thang chính và R > l,25m cho
thang phụ.
SỐ’ bậc liên tục trong một vế tối đa là 18 bậc.
Bậc cao 14 - 17cm; rộng 28 - 34cm.
Nếu thân thang rộng trên 3m ngưòi ta đòi hỏi phải có lan can trung gian ở
giữa.
Cầu thang chính có thể đặt trong buồng thang riêng nhưng thông thitờng
được đặt hở trong sảnh hoặc một hốc của sảnh để kết hợp trang trí không gian
nội thất.
Hình thức có thể gặp: hai vế vuông góc, ba vế vuông góc, cong xoắn...
(h.II.2.11, h.II.2.27, h. II. 2.31)
Các thang phụ cho phép độ dốc cao hơn (từ 35 đến 40°).
314 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KỂN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Các cầu thang chính và phụ phải được bố trí một cách đều đặn trong toàn
ngôi nhà, bảo đảm để từ phòng xa nhất nằm ở một hành lang cụt đến một cầu
thang bất kỳ không quá 25m. Hai cầu thang có thể cách nhau từ 50 đến 60m
theo quy định phòng hỏa.

b. Thang phục vụ

Thưòng được đặt trong buồng thang riêng và cũng có thể thang phục vụ được
bố trí hở trong nội thất (thuộc một khu vực công năng) dành riêng cho bộ
phận nào đó, thông thưòng thang rộng 80 - 100cm và có độ dốc đến 45°.

c. Các đường dôc thoải (h.IL2.31))

Độ dốc không quá 1/12, phải có chống trượt ỏ giữa


Hình thức: hai vế song song, hình móng ngựa... Đường dốc thoải sẽ tốn không
gian diện tích nhưng lại phục vụ tốt cho người tàn tật và vận chuyển đồ đạc
thiết bị nặng, cồng kềnh nên vẫn được dùng nhiều trong nhà công cộng (bảo
tàng, triển lãm, nhà ga, siêu thị, bệnh viện...)

Các thềm bậc tam cấp rộng rãi; hoành tráng thưòng được phối hợp vối các
đường dốc thoai thoải ở bên ngoài công trình có đông đảo quần chúng sử dụng,
làm cho nhà công cộng có những nét độc đáo và sức truyền cảm rõ ràng
(h.II.2.32).

d. Thang máy (h.II.2.31)

Trong nhà công cộng có thể dùng thang máy đồng thời chứa 6-18 người
(trọng tải không quá 1500kg). Thưòng được bố trí trong các giếng thang kích
thước trung bình 2 X 2,5m. Nếu bố trí một loạt các thang máy thì tiết kiệm
được thời gian cho quần chúng cần sử dụng (không phải chò nhau vào các giờ
cao điểm). O các công trình chọc trời và siêu cao,trong cụm thang máy cần có
sự phân công phục vụ riêng của từng thang cho một số tầng để an toàn và
không chờ đợi nhau quá lâu. Số lượng thang tùy theo tính toán dựa trên sô'
người sử dụng, khả năng vận chuyển của thang và trong thòi gian khống chế
hợp lý vào lúc cao điểm. Thang máy thưòng có vận tốc di chuyển V = 0,75 4-
1,5 m/s và thòi gian dừng trung bình mỗi lần là 30 - 45 giây. Sô người vận
chuyển trong năm phút cao điểm thường lấy bằng 15% tổng sô nhân viên làm
việc ỏ các lầu để tính toán số lượng và công suất cụm thang máy.
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 315

ớ các công trình đông ngưòi sử dụng thường xuyên như nhà ga, cửa hàng siêu
thị... người ta hay dùng thang cuộn có bậc tự động di chuyển lên hoặc xuống
với vận tốc nhỏ hơn 0,75m/s, độ dốc là 35° (nhưng cũng có thể < 30°). Các bậc
di động có độ rộng tối đa là 105cm và tối thiểu là 60cm vối khả năng vận tải
khá lốn > 65 ngitòi/phút (tham khảo bảng trong hình II.2.31). Thường thưòng
1 cụm thang có 1 băng lên kèm theo một băng xuống, có hoặc không có kết
hợp với 1 thang bộ ỏ bên cạnh.

Các băng chuyển tải tự động cũng có dải băng rộng 60 hoặc 105cm như
thang dốc tự động. Độ dốc băng tải chỉ 0 - 8° di chuyển vối vận tộc khoảng
0,75 - 0,90m/s.
S ,9 ‘ í,0
316
640

NGUYÊN LÝ TH1Í7I’ KÉ KIẾN TOỦCNtlÀ DÂN DỤNG


NGHIÊN CỨU THỜI GIAN CỐ MẶT
Ở TỪNG VỊ TRÍ CỦA VẬN ĐỘNG
VIÊN VÀ ĐỘ CAO KHỔNG GIAN
CẮN THIỂT ờ TỪNG VI TRÍ TRỂN
PHỔNG ĐẤU BỐNG Rổ

NHÀ
ò :
& NHẢ CÔNG CỘNG

Ị 600 ị 25|^ 600 jị30

LỚP HỌC VÀ PHÒNG THÍ NGIỆM


TRƯỜNG PHỔ THÔNG ị-------- ĩ®--------- ị.

Hình 11.2.1. NGHIÊN cứu CÔNG NĂNG BẮT ĐẦU TỪ VIỆC NGHIÊN
CỨU CÁC HOẠT ĐÔNG TỪ ĐÓ XÁC ĐỊNH KHÔNG GIAN
Phần II. KIKN TQÚC NIIÀ CÔNG CỘNG 317

LỚP HỌC PHỔ THÔNG


HÌNH CHỮ NHẬT (40 HỌC SINH)

LỚP HỌC PHỔ THÔNG HÌNH VUÔNG (40 HỌC SINH)

<3O" r §
850
,ố5ị 130 , 55< «^>55, í30..f 00

CZ
□□ □□
□□ □□
gạ □□

LỚP 32 Ị 40 CHỖ
(8,5 X 8,5 m)

Hình 11.2.2. Sự THAM GIA CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO HÌNH THỨC LỚP HỌC
318 NGUYỄN LÝ THlẾl’ KẾ m ’rpúc NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÓNG CỘNG

0000 I mo ị I son ], ị mo ị JW I JW ị

Hình u.2.3. KIÊN TRÚC PHÒNG LÀM VIỆC ( VĂN PHÒNG )


Phần II.
KIẾN TQÚC NHÀ CÔNG
CỘNG
Iỉ< <■» HI 11

TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN
VĂN PHÒNG
DẠNG PHONG
CẢNH
3 no_nonD
( NGOẠN MỤC )

CÁC DẠNG CAO ốc VĂN PHỔNG

319
p85»e|0^«ep9«SB^!^M^»
Hình 11.2.4. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÀM VIỆC ở CAO Ốc VĂN PHÒNG
J700
2400

1- SẢNH VÉ-2- PHỔNG CHỜpsí- QUẮY VÉ-6- may chiểu

NÉN DỐC BẬC RẠP CHIẾU BỐNG


320
NCUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIKN TQÍIC NHÀ DÂN DỤNG
NHÀ
ỏ :
& NHÀ CÒNG CỘNG

Hình //.2.5. KIẾN TRÚC KHÁN PHÒNG ydl NỂN Dốc BẬC
(PHÍA TRÁI) VÀ DỐC THOẢI (PHÍA PHẢI)
Phần II.
KIKN TDÚC NHÀ
CÔNC CỘNG
PHÒNG CỦA NGHỆ THUẬT TẠO H1NH
1 - giá vẽ ; 2- bàn giáo viên ; 3- ghế
giáo viên ; 4- màn ảnh ; 7- mẫu vẽ ;
8,9- tủ cho học sinh ; 13- phòng nghỉ
giáo viên ; 18- kho

CÁC LỚP CHUYÊN ĐẾ

KHỐI THƯ VIỆN

321
Hình 11.2.6. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC PHÒNG SINH HOẠT NHÓM TRONG CÂU LẠC BỘ
VÙNG CẮT BỚT KHI N = 1000 - 12000 CHỖ

28 ■30m ( hinh chuông)

Hỉnh /ụcgíóc
VÙNG THIẾU ÂM PHẨN XẠ N --1600 + 2500chó'

VÙNG KHÔNG CỐ ÂM PHẢN XẠ


322
NGUYÊN LÝ Tilin'
K.Ế KIẾN TDÚC NHÀ
PHÒNG KHÁN GIÁ cố BAN CÔNG SÂU (Dõc BẬC)
VÁ NỂN Dỗc THOẢI (TÁNG TRẸT)

DÂN DỤNG
:
NHÀ ở & NHÀ CÕNG CỘNG

RẠP CHIẾU BỐNG 4000 CHỖ


MẶT BẰNG HÌNH QUẠT

Hình 11.2.7. HÌNH THỨC KIẾN TRÚC KHÁN PHÒNG , THÍNH PHÒNG
Phần II. KIÍN TDÚC NHÀ CÔNC CỘNC 323

PHÒNG HÌNH CHUÔNG

ĐƯỜNG ĐÓNG MỨC ĐỘ RÕ NGỌÀI


TRỜI VỚI NGUÓN ÂM PHÁT TỪ ĐIỂM A

s
T: Thàigian âm vang

VÙNG CÓ LỢI BỐ TRÍ VẬT LIỆU HÚT ÂM (it âmphan xá')


TRÊN TƯỜNG (a) VÀ TRÊN TRÁN (b)

Khối tích Tần số Khối tích Tần số


V m3 V m3 Mạtphan xạ
125 500 125 500

400 1,2 1.0 5 000 1,9 1,4 Ngưềnâm^^-----*----- (fongte)


600 1.3 1,1 6000 2 1,45
800 1,35 1,15 7 000 2,05 1,48
1000 1,45 1,2 8 000 2,15 *5
1
1500 1,55 1,25 9000 2,25 1753
2000 1,6 1,28 10000 Ị; 55
2,3
Ĩ000 1 75 1,35 15000 2,4 16
4000 1,8 1,38 200Ỏ0 2.45 <63

T» = aĩ63T~.—3----------- -
S°<F ^nAìp trtj’X-i

Thời gian âm vang thực tế


Tổng lượng âm bị thu hút
trong phòng
CX.F : hút âm của tường trần
nA^fi : hút âm của khán giả
: hút âm của ghế trống
Hình u.2.8. CHỌN HÌNH THỨC PHÒNG KHÁN GỈA
324 NCUYÊN LÝ TIIIPI’ K.K KILN TDÙC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

TRẤN KHUYẾCH TÁN ẬM TẠO


Sự ĐAN XEN ÂM PHẢN XÀ

1-Cấu tạo hình học mặt trần phản xạ


âm đa hướng trong phỏng hoà nhạc

VỊ TRl CỐ KHẢ NĂNG SINH TIẾNG DỘI

CÁC HÌNH XẤU VÉ MẶT ÂM THANH


Tiêu điểm âm

Hình 11.2.9. YÊU CẦU ÂM THANH THÍNH PHÒNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
Phần II.
________ feoo ----------------------------- |_--------- 36X ) -------------,J 6 O

KIẾN TPÚC NIIÀ CÔNG


CỘNG
NỘI THẤT PHÒNG KHÁN GIẢ
3 5 0 _________ 1 1

MẶT CẮT KHÁN PHÒNG CÓ BAN CÔNG SÂU (DỐC BẬC)


VÀ NÉN THOẢI (PACTE) Ở TÁNG TRỆT

325
Hình 11.2.10. HÌNH THỨC MẶT CẮT DỘC VÀ NỘI THẤT KHÁN PHÒNG
326 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ K-1KN TQÚC N11À DÂN DỊINC : NHÀ ò & NHÀ CỐNG CỘNG

B200

MẬT BẰNG RẠP CHIỂU BÓNG (HÌNH TRỨNG)

Hình 11.2.11. KHÁN PHÒNG HÌNH LỤC GIÁC, TRÒN VÀ HÌNH TRỨNG
Phần II. KlẾNTPÚC NIIÀ CÔNG CỘNG 327

Hinh 11.2.12. THẨM MỸ NỘI THẤT MỘT SÔ KHÁN PHÒNG


328 NGUYỄN LÝ TtllÊl' KẾ KIKN ĨQÍIC NI1À DÂN ĐỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÕNG CỘNG

THỊ TRƯỜNG NH)N TỖT

BỔ dọc con mắt người lởn


với góc nhìn tinh w
MỐI QUAN HẺ CỦA ĐỘ RỌI E VÀ
GỐC NH1N TINH w

đứng =130°

Hình 11.2.13. SINH LÝ THỊ TRƯỜNG CHUNG CỦA CON NGƯỜI


329

Cách xác định vùng riêng cho tranh

Phòng trưng bày (đứng ngắm) Phòng ỪƯng bày . Bố trí vật trưng
Độ lớn của vị trí phụ thuộc vào kíọh thước bày theo 2 và 3 dãy
của vật trưng bày , góc nhìn nằm ngang và
góc nhìn thẳng đứng

Hình 11.2.14. CÁC DẠNG LẨY ÁNH SÁNG Tự NHIÊN CHO PHÒNG TRƯNG BÀY
330 NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIKN TPÙC NHÀ DÀN DỤNC : NHÀ ở & NHÀ CÕNG CỘNG

Mặt cắt & nguồn sáng ở Viện Bảo Tàng nghệ


thuật hiện đại Rio de Janeitro Brazil, Kts Reidy

Hình 11.2.15. KIÊN TRÚC BẢO TÀNG (KTS. OSCAR NIEMEYER]I VỚI NGÔN NGƠ
KIÊN TRÚC ĐỘC ĐÁO DO KÉT CẤU QUYẺT ĐỊNH
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 331

Hình ll.2.15a. BẢO TÀNG SOLOMON R GUGGENHEIM , KTS. F.L.WRIGHT


332______________________________ NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TQÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ Ò & NHẢ CÔNG CỘNG
SẨN BổNG

Hình 11.2.16. QUY CÁCH MỘT sô' SÂN THỂ THAO


SÂN BÓNG ĐÁ CHUẨN (69 X 104)

SÂN QUẦN VỢT


Phần II. KIKN TQÚC NHÀ CÔNC CỘNC

Hình 11.2.17. MỘT số GIAN THỂ THAO ĐIỂN KINH ồ BUNGARI VÀ LIÊN XÔ
333
334 NGUYÊN LÝ THlfir KẾ KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHÀ CÕNG CỘNG

CHI TIỂT MẶT CẮT THÀNH BỂ BƠI VỚI RÃNH TIÊU SỐNG , BẬC NGHỈ CHÂN

ĩũm
7,ĩm
5m

lhỉ\li --4 li -- fi5


L= 15,0

Hình 11.2.18. QUY CÁCH BỂ BƠI


È5
5’

Q
O>

■o

•8

XÁC ĐỊNH MẶT CẮT NGANG GIAN BỂ BƠI


a) Khán đài 1 phía 500 chỗ , I = 30 - 35m
2 phía 1000 chỗ , I = 35 - 42m
MẶT BẰNG BỂ BƠI Ở ĐỌOC MUN (CHLB ĐỨC) b) Khán đài 1 phía 1000 chỗ , I = 32 - 34m
1- bể 50 X 20; 2- bể 25 X 10; 3- tắm; 4- thay đồ; 5- sảnh; 6- nhà hàng 2 phía 2000 chỗ , I = 40 - 45m
c) Khán đài 1 phía 1500 chỗ , I = 32 - 36m
2 phía 3000 chỗ , I = 50 - 55m
d) Khán đài 1 phía 2000 chỗ , I = 40 - 45m
2 phía 4000 chỗ , I = 60 - 65m
e) Khán đài 1 phía 2500 chỗ , I = 45 - 50m
2 phía 5000 chỗ , I = 65 - 70m
co
co
Hình 11.2.19. QUY CÁCH GIAN BỂ BƠI có MÁI cn
336 NGUYÊN LÝ THlfrr KÉ K1ÉN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 11.2.20. KHÔNG GIAN PHÒNG LỚN QUẨN CHÚNG sử DỤNG CHO PHÉP CÓ CỘT CHỐNG
TRONG NỘI THẤT (ĐẠI SẢNH , BÁCH HOÁ , NHÀ HÀNG )
Phần II. KIẾN ĨDÚC NHÀ CÔNC CỘNG 337

MÔN SÁNH ở CÁC SỨ NHIỆT oól

Hình n.2.21. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN TIỀN SẢNH VỚI MÁI ĐÓN ( MÔN SÀNH )
338 NGUYÊN LÝ Titlin’ KẾ KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỤNC : NHÀ ò & NHÀ CÔNG CỘNG

—*

1- SẢNH BẢN VÉ
2- QỤẨyyÉ
3- GỬI ĐỔ
4- BÁCH Bộ

F V TT 1
wc imoiiatioiiiiooflfl 1 yw?
TỔ CHỪC MÔN SẢNH
(Sử LẠNH)
(XỮNÓNG)

Mùa đông

Mùa
*, hè

T!ÉN
ữV SÀNH

Mùa đông ĐƯỜNG


DÓC
SỢ ĐỐ DÂY CHUYÊN
SẢNH RẠP CHIẾU BỐNG TAM CẮP
HAY CÂỦ LẠC BỘ
KHU GỬI MŨ ÁO
m nil I
11111111 _ ; niTTTTTĨT
LI linn ■ Hllllll IIIHI1I ‘ ‘ HHH+HH
11111111 r II nil II TnTTTT]
Ilium Lllllíll niiitii
TĨTTTTTi TIiIrr!I 11111 III -
2m CÁCH CHỐ GỬI Đổ Ilium IIIIHII IltllHI •
I 111 1111 111 Hill TTTTTTTI
VÀ MŨ ÁO llllllll II1HIH lllllhl
II11 If II
z MW
11ITIIII
11111111
lllilttl lillllli ■ t 11111,11 ILLI 1111LJLH
MỘT BÊN XUYÊN QUA KIỂU ĐẢO
HAI BÊN

606060

116-190110'120

Hình n.2.22. KIẾN TRÚC KHU CỬA VÀO NHÀ CỔNG CỘNG
Hình 11.2.23. MỘT ví DỤ VẼ Tổ CHỨC SẢNH VÀO MỘT số
CÕNG trình Công cộng ở việt năm
Phần II.
KIẾN TĐÚC NHÀ CỎNC
TRUNG TÂM PHÁT
THANH TRUYẾN
HÌNH ở PHÚ YÊN

CỘNC
Mặtbằngtằng 1:
1. Đại sanh; 2. Phim trưởng Phàt thanh & Truyồn hình; 3. phổng máy;
4. Phòng dọc; 5. Tutịệubăng;6. Khai thác vê hình; 7. vẻ phông; 8. Chởdiẻn; t
9. Hoá trang; 10. Lối thông xe; 11. Gara; 12. Trạm diện; 13. Trạm bơm. bêngẳm:
14. Ké hoạch tài vụ; 15. Phòng Giám dôc; 16. Phỏng Hành chinh văn thư; 17.
Phồng Phó Giám dôc; 18. Phóng Biên tập vãn nghệ; 19. Phổng Biên tệp thơi sự

Mặt bẩng tầng 2: 20. Phải thanh tiếng Việt; 21. Đạo diễn mảy; 22. Kho
bang; 23. Duyệt chương trinh và tư liệu truyền hình; 24. Dựng kỹ xảo truyên
hình; 25. Phòng dựng Truyền hình; 26. Kiểm tra âm phắt thanh; 27. Biên
tập thơi sự phái thanh; 28. Phòng dọc tiêng dân tộc; 29. Kỹ thuật băng;
339

30. Kỹ thuật phát thanh; 31. Phóng tiếp dân nghè dài; 32. Phòng biên tập
văn nghệ: 33. Phổng quản lỳ phát thanh địa phương
340 NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TPÍIC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

BỤC SÂN KHẤU CHO PHÓNG .7 - , ■ ..


SẬN KHẤỰCHỌ KHÁhị
CÒ SỨC CHỨA N < 4C0 CHỖ
PHỔNG Từ 5pọ CHỖ (CUB)

Hình 11.2.24. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẰN KHẨU


BỐ TRÍ HỆ ĐÈN GIẤU TRONG TRẮN

341
Hình 11.2.25. HỆ PHA ĐÈN CHIẾU SÁNG SÂN KHẤU
<|acx —J diễn viên
<J=> s đạo cụ
<1 — IS từ đưàng phố
◄ —Z?từCLB

1- sân khấu ; 2- hậu trường


3- kho đạo cụ ; 4- kho sân khấu ;
5- trạm điện ; 6- hành lang ; 7-hoá
trang ; 8- kho y phục ; 9- trạm cứu
hoả;10- trang trí; 11- cắt tóc ;
12- nhân viên sân khấu

Hình 11.2.26. sơ Đồ BỐ TRÍ CÁC PHÒNG PHỤ QUANH SÂN KHẨU


342
PHÒNG HOẦ PHÒNG HOẢ

NGUYÊN IÁ THirr
TRANG 5 CHỖ TRANG 3 CHỖ

K.Ế KIKN TQÚC NHÀ


DÂN DỤNG

BÓ TRl CÁC KHO QUẮN Áo Đổ DIỄN


ỏ :
NHẢ
& NHÀ CÕNG CỘNG

KÍCH THƯỚC TỦ ĐỂ QUẦN Ao DIỄN


J.ttO

Hình //.2.27.CÁC GIẢI PHÁP BỐ TRÍ KHU PHÒNG MÁY CHIẾU


Phần II.
VỊ TRÍ PHỒNG MÁY

KIKN TDÚC NHÀ CÒNG


CỘNG

KHỐI PHÒNG may chiếu


Ở RẠP CHIỂU BÓNG
1- phòng máy ; 2- nghỉ hay điện sự cố
3- cuộn phim ; 4- wc : 5,6- phòng đệm
343
344 NGUYÊN LÝ THlứr KẾ KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHẢ CÔNG CỘNG

PHỈỊịN bố cắu thang và khối wc.

ni CẦU THANG HÀNH LANG

SẢNH
■I I PHỒNG LÀM VIỆC

KHU VÉ SINH

Hình 11.2.28. KHÔI VỆ SINH TRONG NHÀ CÔNG CỘNG


Phần II.
KIẾN TQÚC NHÀ CÔNG
a
1- ghế ngồi thay đổ ; 2- móc treo áo ; 3- ngăn để đồ

CỘNG
QUY CÁCH KHU THAY ĐÓ TẬP THỂ

A- vận động viên đã thay đồ xong


B- vận động viên chưa thay đồ

KIỂU BUÓNG RIÊNG


THAY ĐÓ

Sơ ĐỒ KHU THAY ĐỔ PHỤC vụ V.Đ.V THỂ THAO


KIỂU BUỔNG RIÊNG VÀ KÍỂU THAY ĐỖ TẬP THỂ
A- dòng khách đã thay đổ xong ; B- dòng khách mới đến
1- buồng thay đồ tập thể ; 2- chỗ gửí đổ ;
LƯU TUYẾN TRONG CÔNG TRINH BỂ BƠI CỐ MÁI 3- tắm và WC; 4- móc treo đồ ; 5- ghế ngồi thay
1- sảnh VĐV ; 2- đăng kỳ ;3- hành chinh; 4- căng tin ; 5- nghỉ;
6- huấn luyện viên ; 7,9- khối WC, tắm ;8- thay đổ; 10- tăm
hương sen ; 11- bể rửa chân ; 12- tập hợp ,lên lớp, khỏi động;
14- bề bơi; 15- bể nhào lộn

Hình 11.2.29. KHÔÌ VỆ SINH PHỤC vụ VẬN ĐỘNG VIÊN

345
TRÔNG CÔNG'trình thể thao
NGUYÊN LÝ THILT KẾ KlẾN TPÚC NHÀ DÀN DỤNC : NHÀ ỏ & NHÀ CỐNG CỘNG
346

MẶT ĐỨNG

Hình 11.2.30. Tổ CHỨC PHÒNG GIẢI LAO VÀ BÁCH BỘ TRONG RẠP CHIẾU BÓNG
Phần II.
KIẾN TPÚC NHÀ CÔNC
CỘNG
THANG Bỏ CH NH

THANG ĐIỆN
HÀNH KHÁCH
□□□ two

BĂNG BẬC CUÕN LIỀN TỤC NƠI ĐÔNG NGƯỜI


Bề Bề rộng Tổng Năng suất
ĐI LẠI THƯỜNG XUYÊN
rộng giữa chan chiều (người/phút)
bậc song bao rộng Vận tốc (m/giăy)
m lờn m
m 0,45 0,6 0,75
0,6 0,85 1,25 65 90 95
0,8 1,05 1,45 95 120 125

347
Hình ìl.2.31. THANG BỘ VÀ THANG MÁY TRONG NHÀ CÔNG CỘNG 1,0 1,25 1,65 125 150 155
348 NGUYÊN LÝ Tillin' KK KILN TDÚC NIIÀ DANDLING : NHÀ ỏ & NHÀ CÒNG CỘNG

THANG 3 VẾ
VUÔNG Góc

TÂNG
110

IIHIIIII—illillMI THANG 2 VÉ SONG SONG


iiiiiiinMMiiiiiiiii

TANG
78

CỤM THANG MÁY TRONG CAO ốc

TANG
44
BẢO TÀNG SION KOPSKI VỚI
CÁU THANG NGOÀI TRỜI

PHÃN CÔNG CỤM


THANG MÁY TRỌNG
NHÀ SIÊU CAO TẴNG

CẦU THANG TAM CẤP HOÀNH TRÁNG TRONG


MỘT RẠP CHIỂU BÓNG NƯỚC NGA (MATXCƠVA)

Hình 11.2.32. CẦU THANG TRONG NHÀ CỘNG CỘNG


Phần II. KIỂN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 349

HỆ THÔNG MẠNG LƯỚI CÔNG TRÌNH CÔNG


■ CỘNG. CÁCH XÁC ĐỊNH SỨC CHỨA HỢP
LÝ. YÉU CẦU VÊ Đ|Ạ ĐIỂM XÂY DỤNG VÀ
CÁC KHỐNG CHE VỀ MẶT ỌUY HOẠCH

3.1. HỆ THÓNG CẤP BẬC CỦA MẠNG LƯỚI CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG. CÁCH XÁC ĐỊNH sức CHỨA HỌP LÝ

3.1.1. Hệ thống mạng lưỗi công trình công cộng và nguyên tắc phân bố

Các nhà công cộng không chỉ có phân loại theo nhóm dựa vào tính chất công
năng mằ còn được phân cấp theo tầng bậc trong cùng một hệ thốhg nhóm nhà
và được chú ý phân bô' đều các công trình theo tầng bậc đó thành một mạng
lưói nhằm phục vụ hiệu quả hơn các đối tượng theo thứ bậc nhu cầu, theo tần
suất sử dụng và theo từng vùng ảnh hưởng (h.II.3.1).

Chẳng hạn:

♦ Ở các công trình giáo dục

• Cấp I (cấp cơ sỏ): phục vụ các đối tượng trong vùng bán kính phục vụ
R - 200 -r 400m (nhà trẻ, trường mẫu giảo, trường tiểu học...) trong
vùng giới hạn thời gian đi bộ từ 5 đến 10 phút nhằm đáp ứng các nhu
cầu tự đi bộ đến trường của thiếu nhi, để các bà mẹ đưa đón con thuận
lợi an toàn...
• Cấp II (cấp trung gian): bán kính phục vụ R = 500 -í- 800m (trưòng phổ
thông cơ sở và trưòng trung học phổ thông) , tạo điều kiện các em lứa
tuổi thiếu niên tự đến trường thoải mái và an toàn chủ yếu bằng đi bộ,
xe đạp trong vòng 10 -ỉ-15 phút.
• Cấp III (cấp trung ương) bán kính phục vụ R = 1000m -ỉ- 2000m (phục
vụ cho quận, liên quận hoặc toàn thành phố) phù hợp vói quy mô, nhu
cầu quản lý khai thác hợp lý, kinh tế và bảo đảm lứa tuổi thanh niên, học
sinh, sinh viên lui tối không quá xa trong giới hạn 20 - 30 phút đi bộ.
♦ ơ các công trình y tê

• Cấp I: các phòng khám nhỏ, các trạm y tế, trạm hộ sinh. Bán kính
phục vụ R - 300m -ỉ- 500m cho đối tượng dân thuộc phạm vi phưòng,
khu phố ở (tuyến 1) và thời gian lui tới không quá 10 phút đi bộ.
350 NGUYÊN LÝ TmẾr k£kIỂN TDÚC nhà dằn dụng : NHẰ Ó & NHẰ CỔNG CỘNG

• Cấp II: trong vòng 10 - 12 phứt đi bộ, dành cho các phòng khám theo
quận, phòng khám đa khoa bệnh viện cấp quận phục vụ nhu cầu hên
khu hay nhiều phường (tuyến 2) R = 600 -ỉ- 800m.
• Cấp III: bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện chuyên khoa Trung ương giải
quyết những ca bệnh khó, những bệnh đã vào tình trạng hiểm
nghèo... (tuyến3).
♦ Ở các cÔỊỊg trình thương mại, thương nghiệp

• Cấp I: các cửa hàng thực phẩm và lương thực (gạo, bầnh mì, sữa,
thuốc đánh răng, xà phòng...) phục vụ nhóm nhà ỏ, phưòng, đáp ứng
các nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt đòi sống của gia đình hàng ngày,
hàng tuần.
• Cấp II: các cửa hàng bách hóa; những chợ lón có mái, những siêu thị
vối quy mô phục vụ là quận, nhằm đáp ứng cho dân cư những nhu cầu
mua sắm có tần suất thuộc diện hàng tháng, hàng quý.
• Cấp III: những trung tâm thương mại lớn, những chợ các loại phục vụ
tỉnh (như chợ Đồng Xuân Hà Nội, chợ Lớn Sài Gòn và các cửa hàng
bán đồ chuyên dụng (cửa hàng ô tô, xe máy, đồ cưới, đồ gỗ cao cấp...)
phục vụ cho hên quận hay toàn thành phô, đáp ứng các nhu cầu họa
hoằn với tần suất thuộc diện hàng năm hay vài ba năm có một lần.
Như vậy các công trình công cộng tùy theo cấp phục vụ mà được phân bố đều
đặn rải khắp từ các nhóm nhà ỏ, khu nhà (có chú ý đến phạm vỉ ảnh hưỏng có
lợi, tức bán kính phục vụ) cho tới cấp quận và cao nhất là cho tới cấp thành
phế và quốc gia. Nhìn chùng càng lên cấp trên tần suất nhu cầu sử dụng của
dân càng ít đi, nên ngưòỉ ta cho phép mỏ rộng bán kính phục vụ của các công
trình đó và tăng giói hạn thòi gian đi lại hay thay đổi tương ứng phương tiện
vận chuyển (có thể bằng cơ giói). Các công trình cấp III này cần phân bô thế
nào để việc đỉ lại, lui tói bằng phương tiện cơ giói không nên quá một tiếng
đồng hồ và được tập hộp khu biệt hình thành từng khu trung tâm công cộng.

Các trung tâm công cộng này lại được hòa nôì với nhau tạo thành mạng lưóỉ
đa trung tâm trong các đô thị hiện đại mà hạt nhân của nó thường là các
trung tâm giao dịch tài chính - thương mại - dịch vụ tầm cỡ ảnh hưỏng vùng
quốc gia hay quốc tế (CBD). ở từng cấp độ các công trình như vậy thưòng
được tập hợp để trỏ thành từng quần thể ỏ các khu trung tâm công ích của
phường, của khu vực có chứ ý khai thác kết hợp các không gian khoảng trống
Phần II. KẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 351

và cây xanh (không gian công cộng). Các trung tâm công cộng của liên khu,
của toàn thành phố’ thường trở thành biểu tượng văn hóa và kinh tế của một
đất nưốc, một dân tộc. Các giải pháp tổ hợp không gian hình khối có yêu cầu
nghệ thuật cao, cần tạo được nét độc đáo cho thành phô' hoặc vùng lãnh thổ
(h.II.3.3, h.II.3.4).

Để tạo sức hút và khả năng tập trung đông đảo quần chúng và du khách vào
các trung tâm “hạt nhân kiến trúc” của đô thị lốn mà không làm tắc nghẽn
giao thông, không gây nguy hiểm cho khách bộ hành... các trung tâm công
cộng lốn thưòng được tổ chức với nhiều dạng đường phố dành riêng cho ngưòi
đi bộ, những dạng đan xen của phô' ngầm, phô' treo nhằm phân luồng giao
thông cơ giối và bộ hành, làm cho tổ hợp không gian hình khối ở đây rất
phong phú, sinh động... thật tiện lợi và hiện đại.

Một ví dụ điển hình về sự thành công trong tổ hợp không gian hình khôi nghệ
thuật khu trung tâm đô thị hiện đại kiểu này (CBD) là khu Defense ở Paris
(h.II.3.3). Bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây cũng bị cuốh hút bởi một
trục phô' hùng vĩ hoành tráng đâm chạy thẳng tới "Khải hoàn môn" lịch sử và
cung điện Louvre, bởi công trình Grande Arche (cổng lốn) - "khải hoàn môn
hiện đại, cửa-ngõ nôì liền với Thê' giối, hướng về tương lai cùa nhân loại" mà
từ ngay quảng trưòng dưới chân nó hay ở mái nóc vòm cổng mênh mông mọi
ngưòi đều có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh Paris hoa lệ; cuôì cùng
còn bởi một hệ thống không gian môi trường vừa náo nhiệt, vừa phong phú và
tuyệt mỹ vói thảm cỏ, công viên vối hệ thống các tượng đài... có sức mạnh kết
nô'i làm cho lịch sử hiện tại và tương lai cùng hòa hợp hữu cơ - mà nổi bật là
một giải quảng trưòng hoành tráng (600 X 70m) nhằm dành cho khách bộ
hành được nâng lên ở một cô't cao thích ứng, hưống mở theo tuyến trục chính
hoành tráng, dùng cho không gian du ngoạn, nghỉ ngơi, nơi mít tinh, tụ hội,
giao lưu... Các khối nhà cao tầng có kiến trúc đặc sắc độc đáo, thật sự hiện đại
đã được bô' cục rất khéo léo tạo ra một hệ thông quần thể không gian liên
hoàn gợi cảm, có sự kết hợp đan xen phong phú vổi các quảng trường ngầm,
đưòng giao thông cơ giới dưối mặt đất và trên không rất ngoạn mục, đầy ấn
tượng. Nhìn chung đến một thành phô', đặc biệt các thành phô' thủ đô không
du khách nào không muốn chiêm ngưỡng thăm viếng những quần thể kiến
trúc đặc sắc, độc nhất vô nhị của các khu trung tâm của nó.

Tóm lại: các công trình công cộng cấp I thưòng nằm ở trung tâm của nhóm
nhà ở. Các công trình cấp II thích hợp trong khu trung tâm quận. Các công
trình cấp III thích hợp ỏ quanh các trung tâm thành phô' (xu hướng đa trung
tâm) , tạo nên một mạng lưối phân bổ đều đặn các công trình công cộng theo
352 NGUYÊN LÝ Ttnếr lá K1ỂN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ â NHÀ CÔNG CỘNG

tầng bậc (h.II.3.1, h.II.3.2), tương ứng vối hệ thống không gian đô thị có quy
mô và tầm ảnh hưỏng tăng dần:

• Những đơn vị xóm giềng, tầm cỡ chừng trăm căn hộ hay còn gọi là đơn
vị <1, tập hợp quanh một không gian công cộng kích thưốc nhỏ.
• Những khu phô, khu ở gồm từ 2000 đến 3000 căn hộ, tổ chức vây
quanh một trung tâm cấp II, giới hạn bằng một mạng ỉưổi đưòng
chính, vối các trưòng học, điểm thương nghiệp tầm gần, khu thể thao,
văn hóa xã hội...
• Trung tâm chính của thành phô hay Hên quận tập trung các công
trình công cộng lốn là chính, có sức hút khai thác sử dụng toàn dân.
Để phân biệt với trung tâm cấp cơ sở và trung gian trong khu ỏ, các trung tâm
chính này được bao quanh bằng mạng đưòng lởn có lưu lượng cao, có cây xanh
bóng mát và hệ thông bãi đỗ xe cần thiết, tiện lợi. Đây là mô hình quy hoạch
đô thị kiểu công năng tầng bậc mà điển hình là các thành phố mới ỏ Anh được
xem là thế hệ đầu còn chưa hoàn chỉnh nhưng đến Brasilia là đại diện rõ nét
của những thành phố hiện đại sau này. áp dụng lý thuyết trên một cách hơi
cứng nhắc và ít hiệu quả. Cũng phải công bằng công nhận tính nhân văn và
sự hợp lý nhò ý tưởng tiết kiệm vê' mặt không gian thòi gian (theo lý thuyết)
của học thuyết quy hoạch đô thị hiện đại của những ngưòi theo chủ nghĩa
công năng khi họ chủ trương:

• Phân biệt rõ các đưòng đi bộ tạo thuận tiện và an toàn cho việc tiếp
cận các khu tụ tập dân cư (trường học, cửa hàng, sân chơi, bãi the
thao, nơi họp hành...) nhưng vẫn phải dễ tiếp cận được bằng ôtô (có
tầm nhìn rộng, thuận tiện cho lái xe).
• Giao thông công cộng được chuyển ra ngoại vi và sắp xếp theo tầng
bậc.
• Giải phóng các công trình thấp tầng bám dọc các đưòng giao thông (ỏ
các thành phố truyền thống) tạo ra các quần thể kiến trúc lốn tách
ròi nhau, bế cục rất đa dạng nhưng tạo lập được các khoảng trống,
không gian xanh mỏ rộng ỉón, dành cho sinh hoạt cộng đồng và dịch
vụ công cộng.
Những luận điểm và giải pháp trên có thể là hợp lý ỏ xã hội công nghiệp thòi
kỳ đầu, nhưng đến giai đoạn hậu công nghiệp - tiền thộng tin như hiện nay
đã bộc lộ những bất cập và tính khô cứng, ý chí và ảo tưỏng cần được vận
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 353

dụng mềm dẻo và có mức độ hạn chế, như nhiều nhà xã hội học đô thị đã phê
phán, nhất là những minh chứng của C.Alexander trong bài “Thành phố
không phải là cây”. Không vì thế mà tính hệ thôhg của nhà công cộng mất đi.
Ngày nay các công trình công cộng không còn thiên về “đơn năng” mà có xu
hướng “liên hợp - đa năng”; vị trí và cách tập hợp cũng không hẳn vì bán kính
phục vụ và tần suất nhu cầu mà phân bô' theo tầng bậc. Sang xã hội thông tin
khi con người có quỹ thòi gian rảnh rất lốn, có thể làm việc ở bất cứ đâu, có
dịch vụ đời sống phục vụ tận nơi... nguyên lý tập hợp phân bố các hệ thống
nhà công cộng trong đô thị chắc chắn có nhiều thay đổi lốn và cơ bản, mới có
thể đáp ứng được các “thành phố - thông tin”, “thành phố sinh thái”, “thành
phố - cực kỹ thuật” như nhiều chuyên gia đã dự báo.

3.1.2. Cách xác định sức chúa hợp lỷ một công trình công cộng

Để xác định được "sức chứa hợp lý" của công trình người ta phải căn cứ vào
các yêu cầu sau:

• Nhu cầu phục vụ được thể hiện ở các chỉ tiêu quy định số chỗ phục vụ
cho 1000 dân (trong các tiêu chuẩn phục vụ làm quy hoạch đã có tính
toán sẵn) mà tùy theo mức sôìig và đặc thù tháp tuổi, lốỉ sống dân tộc
mỗi nước có sự khác nhau (h.II.3.6).
Một số chỉ tiêu đơn vị phục vụ kinh tế văn hóa xã hội (tính cho 1000
dân) có thể tham khảo (theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ).
- Cửa hàng bách hóa được 1,2
1,2-ỉ- chỗbán
1,5chỗ
-ỉ-1,5 bán
- Cửa hàng lương thực - thực phẩm được 0,4-ỉ--ỉ- 0,5
0,4 chỗbán
0,5chỗ bán
- Cửa hàng dịch vụ sửa chữa được 2,54-4-44chỗ
2,5 chỗphục
phụcvụ
vụ
- Nhà văn hóa, câu lạc bộ được 10 chỗngồi
4-12chỗ
104-12 ngồi
- Cung thiêu nhi (200 - 600 chỗ) được chỗngồi
55 -ỉ--ỉ- 88chỗ ngồi
- Rạp chiếu bóng (300 - 600 chỗ) được 10-ỉ-
10 chỗngồi
12chỗ
-ỉ-12 ngồi
- Nhà hát (600 - 1200 chỗ) được 88-ỉ--ỉ-10
10chỗ
chỗngồi
ngồi
• Căn cứ vào cấp độ tầng bậc và bán kính phục vụ, tầm ảnh hưỏng của
công trình đó (để tính ra được sô' dân cư nằm trong vùng ảnh hưỏng đó
thông qua mật độ cư trú (sô' ngưòi/ha), từ đó tính được tổng sức chứa
theo nhu cầu của loại hình phục vụ (h.II.3.1 và h.II.3.2).
• Trình độ quản lý và khả năng khai thác kinh doanh có lợi cho một
công trình để quyết định xây dựng tập trung một công trình lốn hay
phân bô' thành nhiều công trình nhỏ.
354 NGUYẾN LÝ THỂr KỂ KIẾNITPÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Ví dụ: hiện nay người ta chỉ thiết kế nhà trẻ từ 4 đến 6 nhóm là tốì
đa, mỗi nhóm 25 em. Các trưòng học có từ 4 đến 25 lốp, mỗi
lốp 40 em. Đó là sức chứa hợp lý về phương diện khai thác và
quản lý mà khi xây dựng nhiệm vụ thiết kế các kiến trúc sư
cần phải tôn trọng.
Riêng các rạp chiếu bóng trưốc đây thưòng làm vói phòng khán giả có sức
chứa lốn (800 - 1200 chỗ) nhưng ngày nay theo xu thế một rạp có thể có nhiều
phòng xem từ 200 - 600 chỗ/mỗi phòng. Nếu tổng sức chứa theo tính toán này
không phù hợp với yêu cầu sức chứa hợp lý nên phân bố chúng thành nhiều
công trình sức chứa phù hợp, tương ứng vói bán kính phục vụ nhỏ hơn.

3.2. CHỌN ĐjA điểm XẲY dựng và thiết kể TổNG mặt bằng

3.2.1. Chọn địa đểm xây dựng cho công trinh câng cộng '

Để chọn địa điểm thích hợp cần phải tôn trọng những nguyên tắc sau:
♦ Địa điểm phải phù hợp vối định hưóng quy hoạch chung. Để giúp việc
quản lý xây dựng quy hoạch có hiệu quả bao giờ cũng có những đồ án quy
hoạch chung định hướng (hoạch định khu nào là trung tâm của thành phô,
khu nào là khu trung tâm của quận, của cấp tỉnh, huyện...). Ngưòi thiết
kế kiến trúc cần căn cứ trên tính chất công trình để chọn địa điểm và xếp
đặt nó vào khu đất sao cho hài hòa hợp lý, phù hợp quy hoạch định hướng
chung.
♦ Các công trình phải được phân bố vào khu vực thuận tiện về mặt đi lại, có
hệ thống giao thông công cộng phục vụ, có diện tích sân bâi để ô tô, xe cơ
giới. Nhìn chung thường đặt chúng ở dọc theo các tuyến giao thông chính
nôi liền các khu vực của đô thị, các quận, huyện hoặc đặt quanh các quảng
trưòng, cạnh các công viên, quanh các nút giao’lộ (ngã tư, ngã năm...).
Riêng các công trình để phục vụ cấp I có thể đặt lui sâu vào các vùng cư
trú thuộc " không gian - cây xanh công cộng" tức khoảng trống nội bộ giữa
các ngôi nhà, nhóm nhà, nhằm để người sử dụng có thể lúi tói thuận tiện,
nhanh chóng, không phải cắt qua các tuyến giao thông nguy hiểm.
♦ Phải chọn những khu đất cao có điều kiện thoát nưốc tốt, đạt tiêu chuẩn
vệ sinh môi trường, có đưòng tiếp cận của các phương tiện chữa cháy,
cứu nguy.
Phần 11. KIẾN TRÚC NtlÀ CÔNG CỘNG 355

3.2.2. Thiết kể tổng mạt bòng

Khi thiết kế tổng mặt bang công trình tức tạo mốì quan hệ giữa công trình vổi
không gian kế cận quanh nó như sân bãi, cây xanh và vổi không gian chung của
đô thị như hệ thống giao thông hoặc quảng trường trên cơ sồ phải bảo đảm được
tính trật tự, sự hợp lý và an toàn sử dụng.
Trước tiên phải bảo đảm các nguyên tắc tổ hợp khống gian đô thị hiện đại và
những ràng buộc không chế cụ thể của điều kiện quy hoạch:
♦ Tránh xâm phạm các vùng cấm như:
• Khu di tích lịch sử văn hóa.
• Dải không gian bên dưới các đưòng điện cao áp.
• Các khu vực chân đê và đầu cầu, các khu quân sự, các dải cây xanh
hai bên các đưòng cao tốíc, xa lộ.
♦ Bảo đảm không mỏ cổng công trình ra quảng trường, các nút giao thông
đông xe cộ mà không có giải pháp bảo đảm an toàn giao thông.
♦ Vối các công trình nằm trên các góc phố và tuyến phô", quy chuẩn xây dựng
đã quy định phải bảo đảm những góc vát bảo đảm tầm nhìn lái xe và góc
khốhg chế trên mặt cắt qua lòng đưòng bảo đảm sự thông thoáng và ánh
sáng cho công trình. Công trình tập trụng đông người ồ mặt đưòng phô"
cần phải lui khỏi ranh giới xây dựng ít nhất 4m để tạo một quảng trường
nhỏ riêng cho nó, tiếp giáp vối các không gian công cộng khác (hè phô",
quảng trưòng, vưòn hoa... xem hình II.3.5).

3.2.3. Tạo sự hàl hòa giữa công trình mói VÔI khung cành sẵn cố

Bảo đảm sự hài hòa giữa công trình mối với khung cảnh sẵn có bằng cách chú ý
đến các khía cạnh sau:
♦ Bảo đảm đúng mật độ xây dựng và hệ sô" sử dụng đất quy định (tương ứng
không chế độ cao công trình).
♦ Tôn trọng hệ thông mạng lưối môđun và hệ trục tổ hợp kiến trúc - xây
dựng, lưới hệ thông cạc tuyến giao thông và kiểu thức bô" cục xây dựng,
phát hiện và tôn trọng tầm nhìn thụ cảm quan trọng để đóng góp tích cực
vẻ đẹp cho đường phô", quảng trưòng...
♦ Tạo nên hình thức phong cách kiến trúc gần gũi nhau trong chừng mực có
thể (kiểu Pháp, cổ điển, hiện đại; hậu hiện đại...). Đôì với các công trình cộ
ý nghĩa kinh tế xã hội lớn, máng tính chủ thể hoặc là điểm nhấn đô thị
quan trọng thì người ta có thể sử dụng biện pháp xử lý đối lặp hoàn toàn
356 NGUYÊN LÝ Ttráh’ KẾ KlỂN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

để tạo lập và nhấn mạnh hoặc tmh đa nguyên - cộng sinh hài hòa, hoặc một
sự hòa nhập mới đầy ấn tượng đôminăng đốì với kiến trúc xung quanh.
♦ Tôn trọng hình thức mái công trình sẵn có (mái dốc, mái bằng) cùng các
chi tiết kiến true (cửa đi, cửa sổ, ban công), vốh thường là yếu tô quan
trọng trong việc tạo hòa nhập cho hình thức bên ngoài của công trình mối
với bối cảnh cũ.
♦ Khéo léo xử lý trang trí theo hiệu quả chất liệu, màu sắc để kết nôì cái mới
vói cái cũ.
Trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN) đã có khuyến cáo rõ ràng
các yêu cầu trên. Ví dụ:

a. Diện tích đỗ ô tô

Loại nhò Tiêu chuđn cho mỗl chỗ đỗ ô tô

- Khách sạn tù ba sao trở lên. 5 phổng ở/1 chỗ

- Vân phỏng cao cổp, trụ sỏ cơ quan đối 150m2 sủ dụng/1 chỗ
ngoại.

- Siêu thỊ, của hàng lốn, trung tâm hộl nghỊ 75m2sủdụng/l chộ
triển lãm, trung bày.

- Chung cư cao câp 1 cãn hộ/1 chỗ

Ghl chú:

1. TuỲ tùng trường hợp cụ thể đối với câc công trình thông thuòng khâc (khách sạn dưôl
ba sao, trụ sỏ cơ qụan, của hàng, công trình công cộng) có thể quy định phàl cố chỗ
đỗ ô tô bàng 50% quy định trong bàng.

2. Các công trình có nhiều ô tô ra vào phàl có đủ diện tích đỗ ô tô theo quy định ở
bàng.

3. Diện tích tính toân cho một chỗ đổ xe con là 25m2 (cà lối vào ra).

b. An toàn giao thông đô thị

1- Tấm nhin: công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm
nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông. Cây
trồng trên hành lang bảo vệ đưòng bộ phải là cây bụi thân tán thật thấp
hoặc cây tán cao.

2- Các công trình công cộng có đông ngưòi ra vào, tụ tập chò đợi, các công
trình kiến trúc nhỏ trên hè phố như kiốt, biển quảng cáo, rặng cây xanh
phải không được làm ảnh hưỏng tói sự thông suốt và an toàn giao thông.
Phần ll. KIẾN TDỦC NHÀ CÔNG CỘNG 357

3- để bảo đảm tầm nhìn an toàn khi lưu


Góc vát tại các ngả đường (giao lộ):
thông trên đưòng phô, tại các giao lộ, mặt tiển ngôi nhà hoặc hàng rào
phải được cắt vát theo quy định của quy hoạch khu vực, căn cứ vào tốc độ
xe quy định trên đưòng và tiêu chuẩn thiết kế đườug bộ.
Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận: khi đề ra các quy định về cắt vát
nhà hoặc tưòng rào tại các giao lộ được phép vận dụng quy định như ở
mụccdưốiđây.

c. Góc cắt tại giao lộ và góc vát khống chế

Góc cốt giao lộ (độ) Kích thuớc vát góc (m)

0-30 20x20
30-40 15x15
40-50 12x12
50-60 10x10
60-80 7x7
80- 110 5x5
110- 140 3x3
140-160 2x2
160-200 0x0

Ghi chú: Kích thưóc vót góc đựọc tính tù giao điểm của hai chi glởi đưòng bộ (lộ giới)

d. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu của công trình
(quy chuẩn xây dựng Việt Nam)

Mật độ (%)
Loại nhà
Xây dụng (tối đa) Cây xqnh (tối thiểu)

1. Nhà ỏ:
-Biệt thụ 30 40
- Cụm chung cứ 50 20
2. Nhà công cộng
- Nhà trẻ, trưởng học 35 40
- Bệnh viện 30 40
- Nhà vãn hóa 30 30
- Công trinh tôn giáo 25 40
3. Nhà mày
- Xây dụng phân tân 50 20

- Hợp khối 70 20
358 NGUYÊN LÝ THỂr KẾ KổN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CỐNG CỘNG

e. Vùng bảo vệ di tích, thắng cảnh

Đặc đểm dl tích Khu vục 1 Khu vục 2 Khu vục 3

Đon độc, cao trên Khu vục có bán kính Dài bao quanh khu Tùy tùng trường
5m bâng ba lân chlẽu vục 1, rộng 100 - hợp
cao di tích 200m

Quân thể (tổng thể Dài bao quanh dl Dài bao quanh khu Tuỳ tùng trưàng
di tích) tích, rộng 100 - vục 1, rộng 200m hợp
500m

Nhỏ, thđp (cổng Khu vục có bân kính Tuỳ tùng truòng
iàng.bla, mộ...) tù 10m trở lên hợp

Quy định về vùng bảo vệ di tích, thắng cảnh như sau:


1) Một di tích lịch sử, văn hóa là bất động sản hoặc một danh lam thắng
cảnh có từ một đêh ba khu bảo vệ (xem bảng tổng hợp trên).

a) Khu vực 1: gồm bản thân di tích, thắng cảnh, là khu vực nghiêm cấm
mọi sự thay đổi.

b) Khu vực 2: là khu vực bao quanh khu vực 1, chỉ được phép xây dựng
bỉa, tượng đài, công trình văn hóa nhằm tôn tạo di tích.

c) Khu vực 3: bao quanh khu vực 2, được xây dựng những công trình
dịch vụ nhưng phải hài hòa vối tính chất không gian di
tích, thắng cảnh.

2) Ở khu vực nhà cửa có mật độ cao, có thể không khoanh các khu vực 2
và 3.

3) Mọi công trình xây dựng trong ba khu bảo vệ phải được Bộ văn hóa -
thông tin cho phép.

4) Việc khoanh vùng bảo vệ tùy thuộc tính chất, giá trị của di tích, thắng
cảnh, điều kiện đất đai. quy hoạch kinh tế của địa phương và do Chủ tịch
UBND tình, Thành phố đề nghị Bộ văn hóa - thông tin ra quyết định, căn
cứ vào quy định chung (mục e). Đối vối di tích, thắng cảnh đặc biệt quan
trọng, Bộ văn hóa - thông tin đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Để xác định một di sản kiến trúc có giá trị cần phải bảo tồn cố thể căn cứ vào
một số tiêu chí quan trọng:

1) Giá trị văn hóa - lịch sử gắn liền vối thành tựu sáng tạo vật chất, tinh thần
cùa con ngưòi và xã hội, với sự kiện lịch sử một tộc ngưòi, một quốc gia
Phần 11. KIÉĨN TPÚC NHÀ CÔNG CỘNG 359

2) Giá trị về niên đại, mang dấu ấn thời gian nay đã thành xưa cũ và hiếm hoi

3) Giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ về công trình cũng như không gian, cảnh quan

4) Giá trị kỹ thuật - công nghệ có tính khai phá hạy điển hình

5) Giá trị phát minh, sáng tạo độc nhất vô nhị

6) Giá trị chứng tích gắn liền vổi thành tựu của một cá nhân lịch sử, một
trường phái, học thuyết, các nghệ nhân bậc thầy, danh nhân ván hóa...

7) Giá trị kinh tế - xã hội lổn lao

8) Giá trị dấu ấn, điểm mốc... của cảnh quafi thiên thiên hay đô thị.

f. Độ vươn ra tổì đa của ban công, mái đua, ô vảng ở các mặt nển tiền
(mặt phố)

Chiểu rộng lộ giới (m) Độ vươn ra A^x (rin)

Dưới 6 0

6 - 12 0,9

12-16 1,2

Trên 16 14

g. Quy định vể trổ cửa vể phía tường ranh giới hai khu đất

Từ tầng hai (lầu một) trồ lên, trên các bức tưdng nằm cách ranh giới đất của
công trình bên cạnh dưối 2m tuyệt đốì không được mỏ cửa đi, cửa sổ, lỗ thông
hơi (chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường nằm cách
ranh giối đất của nhà bên cạnh từ 2m trỏ lên).
HÊ THÕNG TẨNG BẬC MẠNG LƯỚI CÔNG TRlNH

360
Ị_ 1- nhà ở VĂN HOÁ TRONG ĐỊA vực QUẬN
2- sâh choi trẻ em
2_
3- trường mẫu giáo
ỉ 4- bảo hiểm y tế
4 5- bến xe công cộng
6- chạ của phường
7- vòi nước công công
8- uỷ ban nhãn dãn phường
9- công an phường
6
10- chùa , nhà thà...
1 11- cây xanh , quảng trường
■ -t ■ -ỉ a -} □ -♦
12- tiệm ăn , giải khát

NCUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TPÍIC NHÀ DÂN DỤNG


6
13- cửa hàng , bách hoá...
9
10 sơ Đố MA TRẬN QUAN HỆ

11 o Rất chặLgỉn
0 Nên gần nhau
12
* Không quan hệ

/3 * Tuỳtheo
B Tránh xa

VỚI MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG 1000


VỚI MẠNG LƯỚI ĐƯỚNG 600 - 800 m

:
NHÀ Ò & NHÀ CÕNG CỘNG
a) ỏ nhà vãn hoá;CLB; b) ỏ thư viện;
c) ỏ rạp chiếu phim
1,2- nhá văn hoi quận huyện; ỉ- CLB xi; 4- y tí;
5" thư viện quận; 6* thư viện xi; 7- thư vtôn thảnh
phô’; 8- rạp chiếu bóng quạn thảnh phố; 12 * địa
giỗi vùng inh hường; 13« mối quan hệ hộ thống

J Đường thành phố • Trung tâm quận


--------- Đường khu ở • Trung tâm phường
- ----- 'Đường đi bộ u« Trường học Hình 11.3.1. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TẦNG BẬC TRONG
- Bến xe g^Cây xanh MẠNG LỮỚI NHÀ CÔNG CỘNG
Phần II. KIÊN ĨPÚC NHÀ CÔNC CỘNG 361

f— Địa vực giới hạn của đường chính

• Trung tâm phường CẤU TRÚC ĐÔ THỊ CHANDIGAR (ẤN oộ)

Trung tâm quận

I—I Câu lạc bộ

Trưởng học

I H-ịị-l Nhà trẻ

Trung tâm đô thị


í Trung tâm quận s Trung khu khoa học
■ Trung tâm khu nhà ỏ @ Trung tâm TDTT
□ Trung tâm phường 0 Nhà trẻ
I Trung tâm khu công
CẤU TRỦC HỆ THỐNG TRONG NHÀ CÔNG CỘNG 0 Triển lãm
' Ở THÀNH PHỐ ... nghiệp
U.? Nơi nghỉ ngơi Ytế

Hình 11.3.2. TỔ CHỨC KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ


NGUYÊN LÝ ĨHIÌ7I’ K-L KIÊN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ò & NHÀ CÔNG CỘNG
362

CỔNG CHÀO LỚN

Hình 11.3.3. MỘT sô' GIÀI PHÁP Tổ CHỨC KHÔNG GIAN HÌNH
KHỐI CẤC KHU CDB ( TRUNG TÂM ĐÔ THỊ LỚN )
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CỔNG CỘNG 363

TRUNG TÂM
CÔNG CỘNG
THÀNH PHỐ
KALININ "
(LIỄN XÔ CU)

Hình 11.3.4. KHÔNG GIAN HÌNH KHỐI TRUNG TÂM CÔNG CỘNG
HÀNH CHÍNH KẾT HỢP GIAO DỊCH - TÀI CHÍNH
______________________________ NGUYÊN LÝ TH1FT K.É KJEN TRÚC NHÀ DÀN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

QUẢNG TRƯỜNG GA
LIÊN HỢP ĐƯỜNG Bổ
ĐỨỜNGSẮT

Hình 11.3.5. NGHIÊN cứu TổNG MẶT BÀNG VÀ MỐI QỤAN HỆ VỚI
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ CỦA CÔNG TRÌNH CONG CỘNG
Phần II. KJẾN TRÚC NHÀ CÔNC CỘNC
365

CÁC NƯỚC ĐANG PHẬT triển


- Dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ lớn
-Trẻ em chiếm rất cao
-Tuổi trên 45 tỷ lệ thấp
-Tháp đế to cong lõm chứng tỏ
mức tăng dân số lớn, có nhu
cầu cao về các nhà công cộng
dành cho thanh thiếu niên
(nhà trẻ .trường học ,ký túc
xá...)
CAC NƯỚC PHÁT TRIỂN
- Tỷ lệ người cao tuổi lớn
- Tháp gày và cong lỗi chứríg
tỏ có nhu cầu nhà ỗ gia đình,
cơ quan, nhà dưỡng lão...

Namaiới N.ăm 1_9L5 : .369.550 ngƯòi Nữaiới Nâm1975 : 367400 ngưòi


° Năm 1985 : 491 227 ngưòi 90 Năm 1985 : 450 850 rigưởi

a) 1975 :736 950 ngưòi (100%) b) 1985 : 950 077 người (130%)

Hình 11.3.6. Cơ SỞ NHÂN KHẨU HỌC TRONG XÁC ĐỊNH QUY


MÔ SỨC CHỨA HỢP LÝ CỦA NHÀ CÔNG CỘNG
j
Phần II. KIÊN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 367

PHÂN KHU HỢP NHÓM. GIẢI PHÁP Tổ Hộp

■ KHÔNG GIAN HÌNH KHỚI KIÊN TRUC

4.1. PHÂN KHU HỌP NHÓM TRONG NHÀ CÔNG CỘNG

Để có những không gian mặt bằng hợp lý, người kiến trúc sư cần bắt đầu
nghiên cứu bằng tìm hiểu nắm bắt được đặc điểm công năng. Nhiệm vụ của
nghiên cứu phân khu công năng gồm có:
• Tổ hợp nhóm phòng có cùng tính chất, cùng nhiệm vụ (hợp nhóm).
• Tách biệt những công năng chính phụ thành từng khu vực công năng
khi hoạt động không ảnh hưởng đến nhau (phân khu, mỗi một khu
bao gồm nhiều nhóm hoạt động ít nhiều có liên quan đến nhau).
• Tìm hiểu các mốĩ quan hệ giữa các không gian của một khu vực chức
năng và giữa các khu vực khác nhau thông qua việc nghiên cứu các
cấp độ quan hệ.
Cấp độ quan hệ thường chia ra: cấp độ gần gũi, trực tiếp (chặt) được
thể hiện bằng một mũi tên rất đậm( —►); còn liên hệ lỏng lẻo, gián
tiếp được thể hiện bằng mũi tên nhạt ( k), trong khi quan hệ rất
lỏng (—>) bằng mũi tên nét đứt.
Người ta còn dùng ký hiệu: □ : chặt; A: lỏng; O: không (yếu) được thể
hiện trong quan hệ ma trận như bảng dưối đây.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sảnh vào 1 4---- ◄-- 4--- <--- 1----

Bán vé 2 □ <--- ◄---4--- 4--- 4---

Chờ, bách bộ 3 □ □
Khối vệ sinh 4 o □ □
Phòng xem 5 A □ ■ 4— 4------

Vân phông 6 A □ 4---

Phòng máy chiếu 7 □ 4------

Phòng thuyết minh 8 □ □


Phồng ắcquy+axit 9 A
Sân khấu 10 □

Kho + xuởng 11 A o o A
Phòng giám đốc 12 A A o A
368 NGUYÊN LÝ T111CT rá KlỂN TPÚC Nt1À DĂN dụng : NHÀ à & NHÀ CỐNG CỘNG

• Thiết lập sơ đồ công năng cho từng khu chức năng (h.II.4.1, h.II.4.2).
• Tùn giải pháp xử lý kiến trúc để thể hiện các mốì quan hệ: nếu là
quàn hệ chặt chẽ, trực tiếp thì haỉ giải pháp đó phải lồng vào nhau,
hay kề nhau, nếu mối quan hệ vừa phải thì hai giải pháp hên hệ với
nhau thông qua một phòng đệm, một hành lang hay một bộ phận khác
công cộng. Nếu môì quan hệ lỏng lẻo, không cần thiết thì có thể đặt xa
nhaú hên thông bằng hành lang cầu, giàn cây... hoặc tách hẳn đứng
độc lập. Cụ thể:
- Đốỉ với công trình đơn năng (h.II.4.3, h.II.4.4) tiến trình thực hiện
như sau:
Phân tích công năng hợp nhóm phòng -> xây dựng sơ đồ công
năng -> tổ chức mặt bằng - không gian - hình khôi.

- Đôì vói công trình đa năng (nhiều công năng chính và phụ) ->
phân khu (tách công trình) -> hợp nhóm (từng công năng xem
hình II.4.1 và hình II.4.2)....
• Phân tích hệ thống đa năng chung thành nhiều công năng riêng biệt.
• Lập sơ đồ dây chuyền công năng cho từng khu riêng biệt.

Các glàl phộp phân khu hợp nhóm trong tổng mật bằng

1. Hợp khối các công năng trong tùng tòa nhà

Tức phân khu trong từng tòa nhà. Theo cách này từng công năng sẽ được bố
trí trong từng ngôi nhà độc lập cách xa nhau, được áp dụng ỏ vùng đồi núi,
dốc nhiều không cho phép tạo nên mặt bằng xây dựng rộng lón hoặc hoạt
động riêng biệt của công năng đòi hỏi phải được cách ly an toàn (trong bệnh
viện có những khoa truyền nhiễm, có những khu vực gây ô nhiễm... cần cách
ly tốt đối với các công trình khác).

Nhược điềm:

• Tốn đất xây dựng cũng như chi phí về san nền và phần hoàn thiện
khu đất, trang bị kỹ thuật tốn kém (do khu đất xây dựng rộng, mật đọ
xây dựng nhỏ).
• Hình khốỉ kiến trúc bị xé vụn nên khó tạo nên những mặt đứng bề
thế, rộng lốn. Mặt khác các diện tích phụ cũng tốn kém hơn, đặc biệt
diện tích giao thông.
• Việc liên hệ chặt chẽ giữa các khu vực bị hạn chế và chịu ảnh hưỏng
bất lợi bởi thòi tiết xấu (sự bất tiện).
Phần II. KIẾN TBÚC NHÀ CÔNG CỘNG 369

ưu điềm:

Nổi bật nhất là sự thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho sự lấy ánh sáng
và thông gió tự nhiên, cho sự gắn bó công trình vối thiên nhiên và
khung cảnh môi sinh, cho sự cách ly để tạo sự hoạt động không ảnh
hưởng lẫn nhau, đơn giản về kết cấu...

2. Phân khu trong một tổng thể kiến trúc liên thông, liên hoàn (h.ll.4.1,
h.ll.4.2)

Thường gặp trên những khu đất bằng phẳng, rộng lón: các khu vực chức năng
được bô trí trong từng toà nhà, nhưng giữa các tòa nhà vói nhau hoặc để
khoảng cách không quá xa hoặc được nôì liền vói nhau bằng hệ thống hành
lang cầu (h.II.4.8).

Giải pháp này cũng có ưu - khuyết điểm như giải pháp trên song những phần
ưu đã được nhâh mạnh hơn và những khuyết được giảm nhẹ, tạo được sự
thống nhất liên hoàn không gian - hình khối; liên hệ các bộ phận sẽ thuận
tiện, các mặt đứng và hình khối sẽ bề thế, phong phú. Giải pháp thưòng được
áp dụng ỏ các công trình có công năng phức tạp, xây dựng ỏ vùng nhiệt đới rất
cần sự thông thoáng (như các bệnh viện, trưòng học, cơ quan nghiên cứu và
các khu hên cơ quan).

3. Phân khu theo tầng, theo cánh nhà trong tổ hợp có "không gian - hình
khối" tập trung

Giải pháp thưòng gặp ở những khu đất xây dựng có mặt bằng chật hẹp hay
cho những công trình đơn năng không phức tạp. Có thể áp dụng một trbng hai
giải pháp:

• Cô đặc khép kín (h.II.4.3, h.II.4.6, h.II.4.7)


Giải pháp này có ưu điểm là tạo nên hình khối kiêh trúc đồ sộ tập
trung cao độ nên tiết kiệm được các diện tích giao thông, các trang
thiết bị; kiến trúc được tổ hợp kiểu cô đặc, tập trung có hoặc không có
sân trong; sự liên hệ giữa các khu vực được chặt chẽ. Điều kiện thông
thoáng để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên có bị hạn chế, để khắc
phục thường phải tổ chức hệ thống sân trong, giếng tròi (h.II.4.8,
h.II.4.11, h.II.2.5). Các phòng khu vực hoạt động ồn ào có thể ảnh
hưỏng lẫn nhau.
370 NGUYỄN LÝ THỉỂT KỂ KổN TOÚC NHÀ DÂN DỤNG: NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

• Tập trung nhưng với khôĩ kiến trúc mỏ (tung toé) và dàn trải (h.II.4.7,
h.II.4.8)
Theo cách này khối kiến trúc có nhiều cánh nhà được hợp khối nhưng
dàn trải hay tung tóe để tạo ra những khu không gian sâu nửa mỏ
hoặc mở hoàn toàn cho các khu kế cận công trình và tạo được hình
khôi kiến trúc phong phú có bể sâu không gian, có sự gắn kết hòa
nhập giữa kiến trúc và thiên nhiên cảnh quan.
Giải pháp này thường gặp ở những công trình lốn tọa lạc trên những
khu đất trốhg, thoáng nên có thể đóng góp vẻ đẹp kiến trúc cho cả bốh
phía chung quanh bởi các mặt đứng hĩnh khối và cả bóng dáng - siluet
cảm nhận được từ xa (ví dụ Đại học Lomonoxov - Moxkva)
Bản thân các cánh nhà thường không dày rộng để bảo đảm ánh sáng
có thể lấy được từ hai phía cho các phòng ốc và dễ dàng tổ chức thông
gió tự nhiên. Việc phân khu chức năng có thể thực hiện theo từng
tầng nhà (theo chiều ngang), cánh nhà (theo chiều đứng) hoặc kết hợp
ngang và đứng (chỗ theo tầng, chỗ theo cánh).

4.2. CÁC GIẢI PHÁP TỔ HỌP “KHÔNG GIAN - MẶT BẰNG”

KIẾN TRÚC

Vói từng loại công năng riêng biệt ngưòi thiết kế đều cần phải tìm ra được mốỉ
quan hệ trong từng nhóm hoạt động, từ đó thiết lập nên các hồ sơ lưu tuyến.
Tùy theo tính chất và cấp độ của mối quan hệ này mà ngưòi ta có thể chọn
một trong những kiểu tổ hợp sau:

1. Phòng lớn, được quày quanh bằng các không gian nhỏ (h.ll.4.3, h.ll.4.6 )

Giải pháp này thường được áp dụng cho các công trình đơn năng và các công
năng chính diễn ra trong không gian lớn đó, còn các không gian nhỏ chỉ là các
phòng bé, phụ thuộc và phục vụ cho không gian chính đó.

Mối quan hệ giữa không gian chính và phụ ỏ đây chủ yếu là mốỉ quan hệ
mạnh, trực tiếp.

Ví dụ: Phòng triển lãm công nghiệp; các công trình văn hóa, biểu diễn; các chợ
có mái, siêu thị; các tiền sảnh trong các nhà ga, nhà thi đấu...
Phần II. KIẾN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 371

ƯU khuyết điểm: cho chúng ta một không gian chặt chẽ, tiết kiệm, nhưng sự
thông thoáng cho các phòng ốc bị hạn chế, phòng lớn không có thông gió và
ánh sáng tự nhiên. Vì vậy nếu áp dụng cho các phòng khán giả, thi đấu,
phòng triển lãm là rất thích hợp vì nó không đòi hỏi chiếu ánh sáng tự nhiên
và thông thoáng.

Điều kiện không gian thông thoáng đạt được chủ yếu là bằng các giải pháp
nhân tạo.

2. Chuỗi phòng Hên hệ trực tiếp kiểu xâu chuỗi hay không gian liên
thông - liên hoàn (h.ll.2.15, h.II.4.8)

Thưòng gặp trong những nhóm phòng có cùng tính chất hóạt động, sự liên hệ
không gian cần chặt chẽ trực tiếp không có yêu cầu cách ly ca'o giữa các không
gian hoặc cần phải thực hiện lưu tuyến rành mạch trong một trình tự nhất
định.

Ví dụ: Khu vực thư giãn, vui chơi giải trí, hoạt động trưng bày triển lãm và
bảo tàng.

ưu khuyết điểm: tạo nên một hệ thông không gian phong phú, nhiều đột biến
bất ngò, những không gian ấm cúng và sinh động, lại tiết kiệm được các khối
tích hoặc diện tích giao thông.

Tuy nhiên có một nhược điểm cơ bản: .là sự định hướng của ngưòi sử dụng
trong quá trình hoạt động và sự tìm kiếm các lối thoát an toàn khi gặp sự cố
nguy hiểm có khó khăn. Để khắc phục ngưòi ta thường mở thêm những cửa
dự phòng để thoát sự cô', bảo đảm dù chạy theo hướng nào trong khoảng cách
30 m cũng có thể tìm ra lối thoát.

Tại những lôì thoát dự phòng này ngưòi ta sẽ tổ chức những khu tạm dừng
cho nghỉ ngơi, thư giãn... và thường<ỉược che chạn bằng những mảng kính cửa
sổ lốn để tạo nên những tầm nhìn đẹp và thoáng ra phía ngoài, tạo khả năng
định hướng tốt hơn và tâm lý an tâm cho khách.

3. Dùng hành lang làm phuơng tiện liên hệ không gian (h.ll.4.7, h.ll.4.8,
h.ll.4.9)

Có thể là hành lang bên hay hành lang giữa. Các phòng ốíc sẽ được tập trung
quanh hai phía hoặc một phía của hành lang. Các hành lang này cần nối liền
với các nút giao thông và hệ thông sảnh. Hệ thông chuỗi gian phòng này
thường tạo nên các không gian đơn điệu cứng nhắc nhưng rành mạch và
liên hệ khúc triết rõ ràng tuy có lãng phí diện tích phụ (15% - 30% tổng diện
tích sàn).
372 NGUYÊN LÝ THỂT kê' KổN TDÚC nhà dân dụng : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

Giải pháp này thích hợp vối các công trình có nhiều phòng và từng phòng cần
có yêu cầu cách ly mối có thể hoạt động được. Ví dụ: các bệnh viện, trường học,
các cơ quan hành chính...

4. Kiểu đơn nguyên phân đoạn (h.ll.4.4)

Được áp dụng nếu như việc hợp nhóm có thể tạo nên những khu vực có tính
chất lặp lại nhiều lần hoặc những khu vực hoạt động mang tính điển hình
nhưng cần có sự độc lập tương đối. Toàn ngôi nhà sẽ là sự tập hợp của nhiều
đơn nguyên và mỗi đơn nguyên sẽ gồm một số phòng điển hình chuẩn với mối
liên hệ hoạt động trực tiếp có sự cách ly tương đối, tạo khả năng tổ hợp đa
dạng, phong phú để thích ứng với nhiều điều kiện quy hoạch. Có hai dạng tổ
hợp thường gặp là tập hợp theo tuyêìi hoặc kiểu chùm (h.II.4.7, n.4.8).

4.3. CẮCH TỔ HỌP CÁC PHÒNG LỚN TẬP TRUNG ĐÔNG NGUỞI

Trong các nhà công cộng thưòng có các hội trường làm nơi họp cơ quan (công
suất của phòng lớn này thường được tính bằng 1/4 - 1/5 tổng số ngưòi) vối
không gian khác hẳn hệ thống các phòng khác và việc khai thác sử dụng
chúng cũng có những.đặc thù, cho nên việc tổ hợp bô' trí các phòng lớn này cần
phải được tính toán cân nhắc để tạo nên tính kinh tế hợp lý trong xây dựng và
khai thác. Chúng ta có thể gặp ba giải pháp phổ biến:

1. Tách rời công trình (phòng lớn) khỏi hệ thống phòng nhỏ (h.ll.4.7)

♦ ưu điểm

• Công trình (vối Các kết cấu và độ cao khác biệt so với các hệ thống các
phòng nhỏ khác) không ảnh hưỏng đến hệ thốhg kết cấu các phòng
nhỏ. Thưòng làm theo kiểu nhà khung vòm hoặc nhà khụng cột với
khẩu độ trên 15m, cao khoảng 8 - 14m nằm ở phía trước hoặc phía
sau công trình chính (có hoặc không có hành lang cầu).
• Có thể sử Họng một cách độc lập các phòng lốn vào các mục đích khai
thác kinh doanh (người ta phải cho thuê được vào những giò không
làm việc mà vẫn làm cho việc bảo vệ cơ quan được thuận lợi an toàn).
• Kiến trúc tổng thể công trình thông thoáng, không ảnh hưỏng lẫn
nhau.
Phán 11. KIẾN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 373

♦ Nhược điểm

• Quan hệ dây chuyền công năng kém chặt chẽ, dễ bị ảnh hưởng của
thòi tiết xấu. •
• Tốh đất xây dựng, tốn diện tích phụ trợ (sảnh, hành lang, cầu
thang...)
• Chi phí hoàn thiện cao do phải tổ chức sân vườn, trồng cây, làm đường
trên diện tích rộng.
• Kết cấu tqn kém, lãng phí hệ thốhg kỹ thuật hạ tầng.

2. Gắn sát phòng lớn vào hệ thống kết cấu cửa các phòng nhỏ, trung bình
(h.ll.4.8, h.ll.4.10)

Giống giải pháp một, nhưng đã được khắc phục một số’ nhược điểm. Phòng lốn
có kết cấu độc lập, không gian độc lập nhưng kết hợp với công trình chính tạo
nên một hình khốỉ kiến trúc phong phú, một dây chuyền sử dụng chặt chẽ,
kinh tế.

Tuy nhiên có một số nhược điểm là khối kiến trúc phòng lốn có thể ảnh hưỏng
tới điều kiện thông thoáng, ánh sáng cho các phòng nhỏ gần nó, việc bảo vệ cd
quan có khó khản.

3. Đặt phòng lớn ngay trong lòng hệ thống các phòng nhỏ và trung bình

Giải pháp này thưòng tạo nên hệ thốhg kết cấu phức tạp cũng như sự phốỉ kết
không gian khó khăn, nhưng lại có thể lợi dụng được các hệ thông giao thông
(như cầu thang, hành lang dùng chung cho cả phòng nhỏ, phòng lớn). Để hạn
chế những phức tạp trong phốĩ kết các không gian và kết cấu ngưòi ta có hai
giải pháp:

• Đặt nó ở tầng trệt và chiếm luôn không gian tầng hai (tầng trệt và lầu
một, hoặc tầng trệt và tầng hầm) để tạo nên không gian cao thông
tầng cho phòng lớn đó. Phía bên trên các không gian lốn phải kết hợp
tổ .chức những không gian lốn vạn năng khác hoặc chỉ được ngăn chia
không gian theo kiểu vách nhẹ.
• Đặt nó ở trên tầng giáp mái (tầng thượng): giải pháp này cho phép độ
cao của phòng lốn tùy ý chọn và có những kết cấu mái nhẹ sẽ đơn giản
và kinh tế hơn so với giải pháp trên. Tuy nhiên có nhược điểm là khi
cho thuê, khai thác kinh doanh thì việc bảo vệ cơ quan sẽ khó khăn vì
mọi người có điều kiện xâm nhập sâu vào các phòng của cơ quan; việc
tổ chức thoát ngưòi cũng kém an toàn.
374
:W í.. .... ° ■■ ..fwwrr
o

oostỉ

NGUYÊN LÝ THIẾT KÍ KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỊINC


ịíSũữ

PHÂN KHU THEO TỪNG TOÀ NHÀ (BỆNH VIÊN 1000 GIƯỜNG)
1- toà nhà chính ; 2- khám đa khoa ; 3- thần kinh ; 4- khoa lây 5- điện quang ;
6- khối dịch vụ ăn uống ; 7- khối giặt tẩy - quản trị; 8- nhà xác

:
A) GIẢI PHÁP ĐỐI XỨNG B) GIẢI PHÁP KHÔNG ĐỐI XỨNG

NHÀ
1- sảnh ; 2- bách bộ ; 3- khán phòng ; 4- sân khấu
5- các nhóm CLB ; 6- gian thể thao ; 7- giảng đường


& NHÀ CÔNG CỘNG
THIẾT KẾ ĐIỂN H)NH CLB THÀNH PHỐ 400 CHỖ
1- sảnh ; 2- gửí mũ áo ; 3- khối wc ; 4- khán phòng ; 5- hành chính ; 6- giải lao
7- giảng đường ; 9- SK phụ ; 10- SK chính ; 11,12- diên viên ; 13-15- nhóm CLB

NHÀ VĂN HOÁ PHÒNG XEM 400 CHỖ


1- thư viện ; 2- phòng bách bộ ; 3- giảng đường ; 4-.phòng máy chiếu ; 5- sinh
Hình 11.4.1. PHÂN TÍCH CÔNG NÃNG VÀ Tổ HỢP PHÂN KHU CÂU LẠC BỘ hoạt nhóm ; 6- xưởng quay phim chụp anh ; 7- hành chính ; 8- vui chơi giải tri
Phần II. m TQÍIC NHÀ CÔNG CỘNG 375

CÁC GIẢI PHÁP PHÂN KHU CHƯC NĂNG CỦA TRƯỜNG 32 LỚP
NỘI DUNG THÀNH PHẦN
CLB ,NHÀ VĂN HOÁKHU
(THEO QUY MÔ VÀ CẮP NHÀ)

PHÂN KHU VÀ CÁCH


TỔ, HỢP TỪNG KHU
ĐIỂN H1NH ĐỂ TẠO
NÊN NHIỄU DẠNG
TỔ HỢP KHỐNG
GIAN HÌNH KHÓI
1- sảnh chính
2- sảnh phụ +căng
tin
3- khán phòng
4- sinh hoạt nhóm
5- khối thể dục thể
thao
6- vui chơi giải trí
7- hành chính quản
trị
8- thư viện
9- bảo tàng triển
lãm

Hình 11.4.2. NGHIÊN cứu CỔNG NĂNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
376 NGUYÊN LÝ Ttll&r KẾ KIẾN TQÚC NHÀ DẪN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

• NHÀ THI ĐẤU

1- sảnh ; 2- đăng kỷ ;3- y tế ; 4- trọng tài; 5- huấn luyện viên (nam,nữ); 6- wc (nam,nữ)
7- truyền thanh ; 8- thay đổ (nam,nữ); 9- gửí đồ (nam,nữ) ;10- wc (nam,nữ) ;11-tắm hưỡng
sen ; 12- phòng tặp hợp và lên lớp ; 13,14,15...- các phòng phụ khác,phòng kỹ thuật...

Hình 11.4.3. SO Đố CHỨC NĂNG NHÀ CÔNG CỘNG VÀ GIẢI PHÁP Tổ HỢP KHÔNG
GIAN - MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH BỂ BƠI CÓ MÁI (KHU vực VĐV)
a)
Hình 11.4.4. PHÂN TÍCH CÔNG NẰNG
NGHIÊN CỨU LUU TUYẾN

4.8 . 6,0
Phần II.
Tô CHỨC SÂN BÃI DỠ HÀNG (CỬA HÀNG)
o

KIẾN
Ifei 3^1

rác
ọ ao

Ntth CÔNC
CỘNG
CHÙ THÍCH : 1- tiếp nhận 2- chơi
3- đệm ; 4- hiên ; 5- ngủ nghỉ
6- khối wc ; 7- căng tin ; 8- kho
9- giặt sấy ; 10- kho quần áo ;
11- chuẩn bị bếp ; 12- bếp ;
13- hiệu vưởng ; 14- sảnh ; 15-y tế
16- bảo mẫu ; 17- rửa tắm ; 18- xí
tiểu ; 19- thay áo ;20- phòng trẻ ;
21-kho giường;

377
Hình 11.4.5. CÁC GIẢI PHÁP Tổ HỢP KHỔNG GIAN HÌNH KHỐI
378______________________________NGUYÊN LÝ THIFT KẾ K1ỂN trúc nhà dân dụng : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG
Phần II.
KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG
CỘNC
Hình 11.4.6. MÁI NHỊP LỚN BẰNG VỎ MỎNG BÊTÔNG CỐT THÉP TRONG GIẢI PHÁP

379
TỔ HỢP PHÒNG LỚN Được VÂY BẰNG HỆ THỐNG KHÔNG GIAN NHỎ
Hình 11.4.7. TỔ HỢP KHÔNG GIAN - HÌNH KHÔÌ DÀN TRÀI Mỏ,
PHẤN TÁN LIÊN HOÀN (CÓ HÀNH LANG CAU)
380______________________________NGUYÊN LÝ Ttlirr KÉ KIẾN TPÚC NHÀ DÂN DỊINC : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG
Phần II. KI KN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 381

Hình 11.4.8. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Tổ HỢP KHÔNG GIAN - HÌNH KHỐ) NHÀ CÔNG CỘNG
382______________________________ NGUYÊN
LÝ THIẾT tó K1ÉN TPÚC NHÀ DÂN
DỤNG
PHÂN KHU
1- các lớp lứa tuổi nhỏ , hiếu động
2- các lớp thuộc lứa tuổi trung bình

NHÀ:
3- cá lớp lửa tuổi lãn
4- sân chơi hiếu động

ò
5- sân chơi đi dạo , ngồi nghỉ

& NHẢ CÔNG CỘNG


Hình 11.4.7. TỔ HỢP KHÔNG GIAN - HÌNH KHỐI DÀN TRẢI Mỏ,
PHẨN TÁN LIỄN HOÀN (CÓ HÀNH LANG CẦU)
Phần II. K.1ẾN TDÚC NtìÀ CÔNC CỘNC 383

Sl.lỉ

133 SB 03 S3 S3 BS3 EE8 E3SỊ CT3 raa


]-F -n r,;;i TT ■----- 1 rr TTC-T • TT I' "l'-'_B TT TT

Hinh 11.4.10. TỔ HỢP PHÒNG LỚN TRONG NHẦ CÔNG CỘNG


384__________________ NGUYEN lý THIẾT KÉ K1KN ÌPỦC NHÀ DÃN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÕNG CỘNG

Khu khango
493/7?: 650châ
quang
Tho0fdf//he%

1^3
•i - t"
Hành /trấn nén CỂC dopđii
cfufộ
quan 1-sảnh đón tiếp 4-vệ sinh khách
§ ị===^ PirìMtiậi £
£ 2- đợi - giải khát 5- hành chinh quàn lý
t , /Ị. 3- phòng khán giả 6- mộc . quảng cáo

í sõríì
Ct/a*& £ựf Sai trí'
Síàirírít
'SÍ' MẶT BẰNG CHUNG

'iỉà MẶT BẰNG TẮNG MỘT

372ƠO
THIẾT KẾ ĐIỂN H)NH - VIỆN TIÊU CHUẨN
( Kts. Nguyễn Đức Thiềm )

Hlnh 11.4.11. THIẾT KỀ' TổNG MẶT BẰNG RẠP CHIẾU BÓNG 600 CHỖ
Phần II. KỔN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 385

THIẾT KÊ NHÌN RÕ TRONG PHỜNG


KHÁNG1Ầ

5.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU

Vấn đề nhìn rõ trong phòng khán giả là một yếu tố quan trọng để bảo đảm
chất lượng sử dụng, tuy nhiên cần phân biệt có những phòng khán giả đòi hỏi
những yêu cầu về nhìn rõ rất cao như rạp chiếu bóng, các công trình thể thao,
thi đấu; nhưng cũng có công trình có yêu cầu nhìn rõ trung bình hoặc không
cao như các phòng hòa nhạc, các hội trưòng.
Vì vậy khi thiết kế nhìn rõ một công trình ngưòi thiết kế phải nắm được đặc
điểm công năng và phân cấp được các điều kiện nhìn rõ để cộ giải pháp thiết
kế thích ứng và hợp lỷ. Chất lượng nhìn rõ trong công trình công cộng được
thể hiện ỏ mặt sau:
• Khi thiết kế chỗ ngồi phải bảo đảm vào ra thuận tiện, an toàn.
• Vị trí các chỗ ngồi phải đủ rộng và định hưống nhìn đúng để chỗ ngồi
luôn vối tư thế được thoải mái .(không bị ngửa cổ, ngoái đầu...).
• Vị trí chỗ ngồi phải nằm ỏ khoảng độ xa cho phép để khán giả có thể
phân biệt mục tiêu được đầy đủ chi tiết một cách tinh tưòng và đốì
tượng quan sát phải nằm trong những góc khống chế mặt bằng, mặt
cắt để không bị lệch chéo tạo ra biến hình khi thụ cảm về thị giác.
• Tất cả các vị trí đểu phải nhìn rõ, bao quát tốt mục tiêu quan sát và
phân biệt được hoạt động di chuyển của nó, phân biệt được độ sâu của
không gian sân bãi hay môi trưòng hoạt động (lóp trưốc, lớp sau...).
Nhiệm vụ của thiết kế nhìn rõ thể hiện ở hai khâu sau:
- Bố trí hợp lý khu vực chỗ ngồi bảo đảm chất lượng nhìn rõ và điều
kiện thoát người an toàn.
- Thiết kế nền dốc hợp lý để bảo đảm nhìn rõ bao quát được toàn bộ
mục tiêu.

5.2. CÁC YÊU CẦU VỀ BỐ TRÍ CHỖ NGỒI

5.2.1. Quy cách chồ ngồi và khoáng cãch hãng ghế

Khoảng cách hàng ghẹ d sẽ tùy thuộc vào kiểu bố trí ghế. Người ta phân biệt:
386 NCUYẺN LỶ Ttirifr rá Knfo TPÚC Ntl DÂN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

(1) hàng ghế có một lối thoát (đầu kia sát tường).
(2) hàng ghế có hai lối thoát ở hai đầu.
Trên thực tế có hai kiểu (bô' trí hàng ghê): >
• Hàng ghế ngắn: d = 75 -ỉ- 89cm, vối (1) lấy bằng 12 -ỉ- 14 ghế liên tục;
với (2) lấy bằng 25 + 28 ghế hên tục.
• Hàng ghế dài: d - 90 -ỉ- 110cm vối (1) lấy nhỏ hơn 25 ghế liên tục; vói
(2) lấy bằng 40 -ỉ- 50 ghế hên tục.

5.2.2. Phân khu chồ ngồi

Các chỗ ngồi trong phòng khán giả để bảo đảm việc vào ra thuận tiện thì cần
phân thành từng khu vực chỗ ngồi với trung bình mỗi khu vực khoảng 300 - 500
chỗ ngồi, tôì đa không quá 800 chỗ. Ranh giới giữa các khu vực ghế thường là
hệ thống các lôì đi lại. Các lối này không được làm hẹp hơn 90cm, thưòng
chiếm diện tích tỷ lệ từ 27 đến 30% diện tích phòng.

Các điều kiện khống chế để bảo đảm nhìn rõ:

• Độ xa giới hạn (tối đa) của chỗ ngồi được xác định bằng công thức:

£max =^3440(m)

trong đó a - độ lón của chi tiết vật quan sát cần phân biệt rõ;
w- góc nhìn tinh tưòng khoảng 2' (trong nhà) và 4' (ngoài tròi).

- Lóp học, giảng đưòng: a = 0,5cm (nét chữ)


£max = 10 - 12m

- Nhà hát kịch:


a- lcm. (độ lớn con ngươi)
Lmax = 24m

- Vũ kịch: Lmax = 40 - 50m


- Nhà thi đấu: a= 7,5cm (đưòng kính quả bóng quần vợt)
Lmax = 60 - 80m

- Sân vận động: a = 25cm (đưòng kính quả bóng đá)


£max = 190m
Phẩn II. KIẾN TĐỦC NHÀ CÔNG CỘNG 387

Góc không chế mặt bằng là nhằm để loại trừ góc ngồi chéo lệch trên mặt
bằng, được ký hiệu là góc a:

• Nhà hát câu lạc bộ, kịch viện a = 40 -ỉ- 45° (góc a có đỉnh nằm trên trục
phòng khán giả phía trong sân khấu với hai cạnh góc tiếp xúc với hai
mép sân khấu)
• Nhà hát kịch (Opera) a = 30 4- 40°.
• Rạp xiếc: a = 31 -ỉ- 315°.
• Sân vận động: a - 360°.
• Rạp chiếu bóng: Màn ảnh rộng (MAR) - màn ảnh hẹp (MAH) được quy
định rõ ràng trên các hình II.5.2 và II.5.4.
♦ Góc khống chế ở mặt cắt p tức độ dốc tia nhìn khán giả ỏ khu vực cao nhất
trong nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng, sân vận động nhà thi đấu đều
gần giống nhau quy định không quá 35°. Riêng phòng máy chiếu phim cửa
sổ lỗ máy chiếu phải cách nền ít nhất là l,9m để khi vào chỗ ngồi đầu
khán giả không vướng vào tia chiếu.

♦ Phân loại chỗ ngồi theo thứ hạng được dựa vào các yêu cầu nghe tốt nhìn
rõ độ lệch chéo, tư thế thoải mái. Ví dụ: trong rạp chiếu bóng (h.II.5.5),
trong nhà thi đấu (h.II.5.3).

Trên sân vận động việc phân hạng chỗ ngồi được quy định như bảng sau
(h.II.5.5).

Loại ^max p(O) a(O)

1 65-85 6-9 2-20

II 50-65 2-6 0-20

85- 120 6-9 20-40

ill 85- 140 9-10 0-20

65-85 2-6 20-40

120- 140 9-10 40-80

IV Cỏn lạl Côn lạl Cỏn lạl

(L: độ xa đến tâm của sân, P: góc bao quát sân của tla nhìn,
a: góc lệch mặt bàng so VỚI trục ngang)
388 NGUYÊN LÝ Ttròfr d KlgN TPỦC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÔNG CỘNG

5.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ NỀN DỐC

Để bảo đảm mọi chỗ ngồi có thể nhìn rõ mục tiêu, trước tiên cần tạo một nển
dôc cho mặt cắt dọc của khán đài hay mặt cắt ngang của khán đài, bảo đảm
chỗ ngồi ỏ bất cứ vị trí nào các khán giả đều có thể nhìn vượt qua đầu của các
khán giả ngồi phía trưóc và bạo quát được toàn bộ đôì tượng cần quan sát. Do
đặc điểm chức năng của phòng mà yêu cầu nhìn rõ đôì với khán giả không
thống nhất nhau, có phòng yêu cầu cao (rạp chiếu bóng, nhà thi đấu), có
phòng yêu cầu thấp (phòng hòa nhạc, phòng nghe nói chuyện, hội trưòng), vì
vậy để tạo một nền dốc hợp lý, kinh tế, trưốc tiên phải xác định được các điểm
chuẩn làm căn cứ để tạo nền dốc đó. Điều kiện là nếu nhìn rõ được đôi tượng
thông qua các điểm chuẩn này bảo đảm sẽ nhìn bao quát tốt toàn bộ mục tiêu.

5.3.1. Một số khái niệm và định nghĩa

♦ Điểm quan sát thiết kế(QSTK)

Điểm quan sát thiết kế là điểm chuẩn đầu tiên làm căn cứ để thiết kế nền
dốc. Nó là một điểm hoặc một đưòng thẳng vuông góc vối mặt cắt dọc nằm
trong đối tượng quan sát vối điều kiện nếu như khán giả nhìn được rõ điểm
này sẽ nhìn được toàn bộ hoặc hầu hết đối tượng quan sát tùy theo mức độ
nhìn rõ theo yêu cầu. Đôì tượng quan sát rất đa dạng, có thể là những mặt
đứng vuông góc với mặt phẳng nằm ngang như bảng đen trong lóp học, màn
ảnh trong các rạp chiếu bóng; cũng có thể là những mặt phẳng nằm ngang
như các mặt bể bơi, sân bãi thi đấu, sân vận động; cũng có thể là không gian
ba chiều như vũ đài xiếc, sân khấu, vì vậy điểm QSTK không phải là thống
nhất trong mọi phòng khán giả mà sẽ tùy thuộc tính chất đặc điểm phòng có
những quy tắc định chọn thích hợp.

♦ Tia nhìn

Tia nhìn là đưòng thẳng phóng từ mắt khán giả đến đỉểm QSTK. Khán giả
của từng hàng ghế sẽ có tia nhìn đặc trưng cho hàng ghế đó.

♦ Độ nâng cao tỉa nhìn

Thưòng ký hiệu là c. Đây là khoảng cách đứng chênh lệch giữa hai tia nhìn
của hai hàng ghế sát Hển kề nhau được đo ở trục đứng đi qua mắt khán giả
hàng ghế phía trên.
Phẩn ll. KIẾN TPÚC NHÀ CÔNG CỘNG 389

5.3.2. Phân loại múc độ nhìn rõ

Trên thực tế thiết kế nền dốc các phòng khán giả người ta phân biệt hai mức
độ nhìn rõ thông qua độ nâng cao tia nhìn c tiêu chuẩn:

• Mức nhìn rõ cao (không hạn chê) đó là điều kiện nhìn rõ khi tia nhìn
của hàng ghế phía sau luôn luôn vượt qua đỉnh đầu của khán giả ngồi
sát liền phía trước. Vì khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt củá khán giả
bình quân là 12cm và nếu đội mũ, nón là khoảng 15cm, cho nên điều
kiện nhìn rõ cao không hạn chế khi: c = 12 -ỉ- 15cm. Với điều kiện này
các chỗ ngồi của hàng ghế hoàn toàn bô' trí tự do.
• Mức nhìn rõ thấp (có hạn chế) đó là điều kiện nhìn rõ khi mà tia nhìn
của khán giả chỉ cần vượt qua đỉnh đầu khán giả ngồi cách đó một
hàng ở phía trưốc và muôn nhìn thuận lợi, không bị hàng ghế sát liền
phía trên chi phôi nhiều, thì chỗ ngồi cần phải bô' trí xen kẽ, so le với
hàng ghế phía trước, tức khi: c - 6 4- 7,5cm (một nửa khoảng cách từ
mắt đến đỉnh đầu khán giả ngồi hàng ghế sát liền phía trưốc)
Mức nhìn rõ cao (không hạn chê): thưòng áp dụng cho các đốì tượng có phạm
vi hoạt động rộng như trên màn ảnh rộng hoặc khi quan sát diện hoạt động
rộng trên sân băi thể thao (các đối tượng di chuyển nhanh trong phạm vi lốn)
hoặc khi khán giả đòi hỏi phải theo dõi một cách xít xao, tỉ mỉ một thao tác
trình diễn nào đó.

Ví dụ trong giảng đường, phòng thí nghiệm, sinh viên, học sinh cần theo dõi
hoạt động thao tác của giáo viên lúc mô tả máy móc hay trình bày các thí
nghiệm tinh vi.

Điều kiện nhìn rõ không hạn chế thưòng được áp dụng cả trong những chức
năng sử dụng đa năng (chẳng hạn các phòng xem, vừa có thể tổ chức văn
nghệ, nói chuyện, chiếu phim...) hoặc khi phải kết hợp các điểm QSTK lúc ở
thấp lúc ở cao.

5.3.3. Cách chọn điềm QSTK

Nguyên tắc chọn điểm QSTK là phải chọn những điểm nằm ỏ thấp nhất và
gần nhất (thuộc đôì tượng quan sát) so với khán giả hàng ghế đầu tiên vì chỉ
vối điều kiện này, mọi khán giả mối không bị vướng đầu của các khán giả ngồi
phía trước và bao quát được gần toàn bộ hay toàn bộ mục tiêu quan sát.

• Vối rạp chiếu bóng: đó là điểm giữa mép dưối màn ảnh.
390 NGUYÊN LÝ ™fr KỂ KIẾN TPÚC NtlÀ DÀN DỤNG: NHẰ Ở & NHÀ CỐNG CỘNG

• Trong câu lạc bộ, nhà hát, kịch viện: điểm QSTK quy định là đưòng thẳng
nằm ngang thuộc màn che sân khấu và cách đưòng đỏ sân khấu
30 -ỉ- 50cm. Đường đỏ là đưòng thẳng giao tuyến của hai mặt phẳng sân
khấu và rèm che.

• Trong rạp hát Opera: điểm quan sát thiết kế được chọn là tâm của đài
quay sân khấu, nếu không có đài quay thì lấy ngay trên mặt sân khấu ở
điểm giữa khoảng cách màn tròi (màn phông) và rèm che cửa sân khấu.

• Trong hội trưòng, các lễ đường, phòng họp đại hội; điểm QSTK quy định
là mép bàn (phía khán giả) của diễn giả thường ỏ cách cửa sân khấu
(1 -ỉ- 2m) hoặc bàn của Chủ tịch đoàn cách cửa sân khấu 3m.

• Trong các phòng hòa nhạc, các sân khấu vạn năng: điểm QSTK được coi
là điểm giữa sân khấu nhưng được nâng cao lên khỏi sân khâu 50 - 60cm.

• Trong các giảng đưòng, phòng thí nghiệm của các ngành học chuyên môn
điểm QSTK lấy ngang vói mép mặt bàn thí nghiệm và lấy mép gần vối
học sinh.

• Trong các bể bơi: điểm QSTK được quy định là trục đường bơi gần khán
giả nhất (tối thiểu cũng là trục đưòng bơi 2)

• Trong sân vận động: điểm QSTK quy định là trục đưòng chạy gần khán
đài nhất nhưng nâng lên khỏi mặt đất 50cm.

Tóm lại mỗi một dạng hoạt động có một cách chọn điểm QSTK tương ứng.

5.3.4. Chọn độ nâng cao tla nhìn (c)

Nhìn chung, trị số cùa c có thể biến thiên từ 6 đến 15cm tùy theo phòng khán
giả có mái che hay không có mái che, mức nhìn rõ hạn chế hay không hạn chế.

• Câu lạc bộ, hội trường phòng hòa nhạc: c = 6 + 8cm.


• Với các nhà hát, kịch viện: c =■ 8 -ỉ- 10cm.
• Vói rạp chiếu bóng: c = 10cm (MAH).
c = 12cm (MAR).
• Vói giảng đưòng chuyên môn, khán đài có mái: c = 12cm.
• Vối khán đài lộ thiên: c = 15cm.
Phần n. KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG CÔNG 391

Sau khi chọn điểm QSTK và độ nâng cao tia nhìn việc thiết kế nền dốc còn
cần lưu ý các điểm sau:

♦ Các bưốc tiến hành:

1) Bô trí hệ thống các lối thoát, phân khu vực ghế ngồi để từ đó xác định
kiểu ghế ngắn hay dài và chọn khoảng cách d thích hợp.

2) Chọn điểm QSTK, độ cao tia nhìn c và vị trí hàng ghế đầu tiên trong
quan hệ với điểm QSTK.

3) Xác định vị trí mắt khán giả các hàng ghế trong phòng theo yêu cầu
nhìn rõ (đường quỹ tích các mắt khán giả của hàng ghế).

4) Vẽ nền dốc cụ thể bằng cách tịnh tiến đường quỹ tích mắt xuống phía
dưới một khoảng cách 1,1 -r l,15m.

♦ Trị số của độ nâng cao tia nhìn c càng lớn thì điều kiện nhìn rồ càng tốt
nhưng mặt nền sẽ càng dốc, không kinh tế và thi công phức tạp.

♦ Đối với các rạp chiếu bóng, điểm QSTK có thể cao thấp tùy theo quy định
người thiết kế. Càng nâng cao màn ảnh so với khán giả hàng ghế đầu thì
nền càng đõ dốc, thậm chí phần đầu khán phòng có thể có độ dốc ngược lại
làm cho chênh lệch nền dốc đầu và cuối phòng không đáng kể.

5.3.5. Xác định nền dốc bằng phương pháp vẽ dẩn tùng hàng

Cách vẽ: chọn điểm QSTK, chọn c và d, xác định hàng ghế đầu.

Từ mắt khán giả ồ hàng ghế đầu nâng lên một đoạn c, phóng một tia nhìn từ
điểm QSTK qua mút c cắt lưng ghế hàng hai ỏ đâu thì đó là mắt khán giả
hàng ghế thứ 2. Từ mắt khốn giả hàng ghế thứ hai nâng lên một đoạn c,
phóng tia nhìn từ điểm QSTK qua mút c này cắt lưng ghế hàng ghế 3 tại đâu
thì đó chính là mắt khán giả hàng ghế 3... Cứ thế mà tiếp tục.

Phương pháp vẽ cho ta một "nền dốc cong lõm lý tưỏng" vì sẽ không có một
nền dốc nào thấp hơn nó để bảo đảm các khán giả đều nhìn rõ vối cùng một
mức độ c tiêu chuẩn như nhau. Nhược điểm củầ phương pháp là cần phải vẽ
vối tỷ lệ lốn (1:50 hoặc 1:20) để bảo đảm chính xác và phải vẽ từng bưốc từ
hàng ghế đầu đến hàng ghế cuôì. Phương pháp vẽ này chỉ áp dụng có lợi khi
số hàng ghế không nhiều và độ nâng cao tia nhìn c có trị số khá lớn (10 -ĩ- 15cm).
392 NGUYÊN LÝ THỂT KỂ KổN TQÚC NHÀ DÂN DỤNG: NHÀ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

5.3.6. Tìm đưòng cong lõm lý tuồng bồng công thúc đạl số

Để hạn chế sự sai số và kích thưốc bản vẽ quá lón ở phương pháp vẽ dần ta
dùng công thức tính toán đại số để cố thể xác định ngay tọa độ của mắt khán
giả các hàng ghế. Đó là công thức của kỹ sư Đức Neufert:
y, 1• u.1 -u 1 ì
yn=xn
xĩ *
1 *
2 Xn-lJ

Toạ độ gốc sẽ là điểm đi qua điểm QSTK. Trị số’ yn (khoảng cách đứng) tính từ
đỉểm QSTK đến tầm mắt khán giả hàng ghế thứ n và là trị sô' đại số, cũng
như vậy y! là tính cho hàng ghế đầu tiên (h.II.5.6).

y > 0 <=> mắt khán giả ỏ. trên trục hoành (tầm mắt ỏ trên điểm QSTK).
xtl: khoảng cách ngang tính từ điểm QSTK đến mắt khán giả hàng ghế thứ
n. Còn xn_i là tính đến hàng ghế liền trưóc hàng ghế thứ n.
Xp cũng như vậy nhưng tính đến hàng ghế đầu tiên.
c; độ nâng cao tỉa nhìn.

Nếu chúng ta lấy c = 0,12m và d bằng khoảng cách hai hàng ghế liền nhau,
công thức trên sẽ đơn giản hơn:

21 + 2^9 lg^L
yn=xn
Xị d Xị

trong đó Ig: trị số logarit.

Nhược điểm của công thức là cũng phải tính từng hàng ghế một. Nếu như
phòng khán giả có sức chứa lớn thì kết quả tuy lẻ cũng không được làm tròn
và như vậy sẽ không thích hợp vối điều kiện thi công công nghiệp hóa. Bằpg
phương pháp vẽ hoặc phương pháp của Neufert, khi xác định được nền dốc
cong lõm liên tục mỗi hàng ghế thường có một độ dốc riêng và phải tạo được
độ dốc cho từng hàng ghế đó. Nếu độ dốc này quá 1/8 đòi hỏi phải cấu tạo
thành cấp bậc kiểu dốc bậc để thuận tiện cho đỉ lại và liên kết ổn định ghế
ngồi.

5.3.7. Xóc định nền dốc bằng cách tính theo nhóm ghế (phổ cộp
nhổt)

Theo phương pháp này, toàn bộ các hàng ghế sẽ được chia thành những nhóm
ghế, mỗi nhóm có thể từ vài ba hàng ghế đến chục hàng ghế và trong phạm vi
Phần ll. KIẾN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 393

một nhóm ghê thì độ dốc không biến đổi. Như vậy để có một nền dốc chỉ cần
tính toán vài tọa độ (đó là các điểm gẫy giới hạn giữa hai nhóm ghề).

=<y„-i +M) A-
4n-l

Y n: Trị sô' đại sô', bằng khoảng cách đứng tính từ điểm QSTK đến tầm mắt
khán giả hàng ghế cuốĩ cùng của nhóm n, còn Yị tức của khán giả hàng
ghế đầu tiên (nhóm đầu tiên chỉ có một hàng).
Y,, > 0: tầm mắt ở trên điểm QSTK; Y„<0: tầm mắt ỏ dưới điểm QSTK.
Yn. P trị sô' của nhóm nằm trưổc nhóm n.
k„: sô' hàng ghế thuộc nhóm n.
Zn: khoảng cách ngang tính từ điểm QSTK đến hàng ghế cuối của nhóm n.
lnA: khoảng cách ngang tính từ điểm QSTK đến hàng ghế cuối nhóm (n - 1)
tức nhóm trước nhóm n (h.II.5.7).
li. khoảng cách ngang tính từ điểm QSTK đến hàng ghê' đầu tiên, bao giò
cũng phải được xác định trưốc.

♦ Chú ý khi áp dụng

• Khi chia nhóm, bao giờ cũng dành hàng ghê đầu tiên kết hợp vối
khoảng cách đến điểm QSTK làm thành nhóml. Nếu trong phòng có
lô'i đi ngang thì lô'i đi ngang cũng là một nhóm vối một hàng ghế ở tiếp
sau lối đi.
• Trong một nhóm ghế. các hàng ghế nhìn điểm QSTK với các độ nâng
cao tia nhìn thay đổi và người ta quan tâm để bảo đảm cho hàng ghê'
cuối nhóm được nhìn với (c) tiêu chuẩn. Có nghĩa các hàng ghế trưóc
đó có c > (c) tiêu chuẩn.
(c)<c1<c2<c3<c4„...
Các nhóm càng ở gần điểm QSTK thì việc sai lệch về tiêu chuẩn nhìn
này càng lốn nếu so với các nhóm ở cuối phòng, tức xa điểm QSTK. Do
vậy nhìn chung, phương pháp chia nhóm ghế cho ta một nền dốc lãng
phí hơn "đường cong lý tưông" (do có rất nhiều hàng ghế nhìn vượt
tiêu chuẩn cần thiết). Để giảm bốt sự lãng phí này, khi chia nhóm nên
thực hiện nhóm gần điểm QSTK chỉ lấy ít hàng ghế (3 -ỉ- 5 hàng ghể),
nhóm giữa 5-5- 7 hàng ghế. nhóm cuối 7 -ỉ-15 hàng ghế.
394 NGUYÊN LÝ THIẾT KỂ kiến TDÚC nhà DĂN dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

• Khi tính toán nhóm nào phải kiểm tra ngay độ dốc nhóm ấy. Nếu độ
dốc của nhóm lốn hơn 1/8 thì phải cấu tạo bậc kê ghế và nên làm tròn
kích thước bậc để dễ thi công. Khi đã làm tròn kích thưốc bậc cần phải
điều chỉnh lại kết quả vừa tính toán để dùng kết quả mối này tính cho
nhóm tiếp sau. Phương pháp này hiện nay được áp dụng phổ biến cho
các phòng khán giả có sức chứa lốn (hơn 20 hàng ghế).

♦ Vídụl:

Tính toán nền dốc cho một nhà hát vũ kịch, biết các nhóm dự kiến:
nhóm 1 (1 hàng) nhóm 2 (4 hàng) nhóm 3 (5 hàng) nhóm 4 (lôì đi
ngang rộng 90cm và 1 hàng) nhóm 5 (4 hàng) nhóm 6 (5 hàng) và
hàng ghế đầu cách tâm đài quay 9m, tầm mắt khán giả hàng đầu
ngang với mặt sân khấu.
Giỏi:
1) Chọn d = 90cm.
Vối nhà hát: chọn c = 9cm, yj = 0 và Z, = 900cm
l2 = 900 + (4 X 90) = 1260cm;
z3 = 1260 + (5 X 90) = 1710cm;
z4 = 1710 + (90 + 90) = 1890cm;
Z6 = 1890 + 360 = 2250cm;
Z6 = 2250 + 450 = 2700cm.
2) Áp dụng Yn =(Yn_ị +kn.c)-^-.
ln-ỉ
Vì điểm quan sát thiết kế chính là tâm đài quay nên
y,=0=> y, = (Y +k2c)lẠ= r0 + 4x9J^y^ = 50cm.
2 1 2 Zj 900
3) Kiểm tra độ dốc nhóm N2:
50 11
2 360 7,2 8
Cần phải cấu tạo dốc bậc. Lấy bậc 13cm => y2 = 52cm.
ỵ, =(Y> + £,.cA = (52 + 5x9)i^ = 132 cm.
3 2 3 Z2 1260
Suy ra độ cao bậc kê ghê nhóm 3
y3-y2 132-52
r.,= 3 2 =— =16 cm
3 5 5
Phần 11. KĨẾN TQÚC NHÀ CÔNG CỘNG 395

y4 = (Y<ị + Ã4.c)y- = (132+lx9)^^ = 155cm;


Ạj 1710
=> bậc cao r4 = 155 - 132 = 23cm;
y5 =(y4 +A5.c)â=(i55+4x9)^=227cm
£4 lồyu
227-155 _,o_.
=> r5 = ———— = 18cm;
4
7 9700
yG=(y5+À!6.c)^ = (227 + 5x9)^=327cm
Z5 2250

Yg -y5 _ 327-227 ___


=> 7 g = —---- =------ ------- = 20cm.
5 5
4) Vẽ quỹ tích mắt «ĩ> tịnh tiến xuổhg l,10m *»> có nền dốc phòng.

♦ Ví dụ 2:
Xác định nền dốc cho một rạp chiếu bóng gồm 21 hàng ghế chia nhóm
theo tuần tự: 1 + 5 + 5 + 5 + 5. Cho biết màn ảnh rộng có mép dưới
cao hơn tầm mắt khán giả hàng ghế đầu l,5m và đặt cách hàng ghế
đầũ 6m. Hàng ghế trong phòng là hàng ghế dài liên tục 36 ghế.

Giải:

Điểm QSTK (được coi là điểm giữa mép dưới màn ảnh) vì cao hơn tầm
mắt khán giả hàng ghế đầu cho nên Yy = - 150; và lỵ = 600;
c = 12cm; d - 90cm (do là hàng ghế dài).
Z2 = ly + (5 X 90) = 600 + 450 = 1050cm;
z3 = Z2 + (5 X 90) = 1050 + 450 = 1500;
z4 = z3 + (5 X 90) = 1500 + 450 = 1950;
Z6 = Z4 + (5 X 90) = 1950 + 450 = 2400;
y»=(y»-i+^c)Ị-;
Ặn-1

Y, = (-150 + 5x12)Ị^ = - 158 cm;


2 600
_ ; 158-150 8 1
=> độ doc nhóm 2: io = —————
2 450 450 8
=> không cần bậc.
396 NGUYÊN LÝ THỂr KỂ KKN TCÚC nhà dân DỤNG : NHÀỎ & NHÀ CÔNG CỘNG

y3=(-158 + 5xl2)Ịị?ậ = -140cm;


3 1050
Y. =(-140+5xl2)ịỆ^ = - 104cm;
4 1500
• 2400
y5 =(-104 + 5xl2)ặ^ = -54cm.
5 1950
Nốì các trị số y có được đường quỹ tích mắt, tịnh tiến xuông phía dưới
110cm sẽ được nền dốc cần tìm.

♦ Nhận xét:

Vì điểm QSTK cao hơn tầm mắt hàng ghế đầu rất nhiều nên nền dốc
chênh lệch từ hàng đầu đến cuối chỉ có 96cm, thâm chí là trong nhóm
2, độ dốc còn ngược lại. Trong khi ỏ bài toán trên, điểm QSTK ồ dưới
thấp, ngang vổi tầm mắt khán giả hàng ghế đầu do đó tạo một nền
dốc rất dốc vối chênh lệch từ đầu phòng đến cuối phòng hơn 3m. Vì
vậy trong thực tế tính toán, người kiến trúc sư khi thiết kế các phòng
khán giả vạn năng (vừa có biểu diễn sân khấu, vừa có chiếu phim)
người ta có thể điều chỉnh độ cao của điểm QSTK để tạo nên một nền
dốc thích hợp và kinh tế, nếu có ý định thì khoảng đầu của phòng
khán giả sát sân khấu có khả năng tạo được nền phẳng (mà vẫn bảo
đảm được tia nhìn tốt) để sử dụng nền phẳng đó vào nhiều mục đích
riêng (có lúc đặt chỗ ngồi để xem màn ảnh hay sân khấu, khi cần có
thể dẹp bỏ ghế để khiêu vũ, làm chỗ đấu vật, đánh bóng bàn hoặc các
hoạt động khác) .

♦ 5.3.8. Tạo nền dốc cho phòng khàn già vạn nàng (câu lạc bộ, nhà
vàn hóa, rạp chiếu bóng, nhà thl đâu)

Loại phòng này cần có một phần nền gần sân khấu và làm nền phẳng nằm
ngang để có thể sử dụng vào nhiều dạng hoạt động và tiếp theo sẽ có một số
đoạn nền dốc. Phần nền nằm ngang được xác định bằng công thức:
Ị_dh
1 = — (m),
c

trong đó: l - khoảng cách từ điểm QSTK đến cuối phần nền ngang;
d - khoảng cách hai hàng ghế;
c - độ nâng cao tia nhìn;
h - độ cao từ mắt khán giả đầu đến điểm QSTK (h.II.5.7).
Nếu lấy c = 12cm; d = 0,85 -ỉ- 0,9 « 0,875; l = 7,3.À (m)
Phần n. KIẾN TOÚC NHÀ CỒNG CỘNG 397

Các phần nền dôc được xác định bằng tọa độ các đoạn gẫy (Z và y)

=> lị - l.k và - h(k - l)2;


l2 = lỵ.k vằy2 = yl(2k + 1);
z3 = l2.k và y3 = y j(3Ã2 + 2k + 1).
trong đó: lỵ, l2, lỷ khoảng cách ngang từ điểm QSTK đến cuôì phần nền dốc 1,2, 3;
y2, yỷ khoảng cách đứng từ nền ngang tối điểm cuôì nhóm dốc 1,2, 3;
k: hàm số phụ thuộc số nhóm dốc sau đường thẳng ngang (số đoạn
dốc n) và tỷ số LU (chiều dài phòng/chiều dài nền ngang);
L-. cũng là khoảng cách từ điểm QSTK đến hàng ghế cuôì phòng và
bằng Ịị (nếu phòng có 3 đoạn dốc).

Để tiện áp dụng người ta cho bảng tra cứu k\


L Số đoạn dốc n
/ n=2 n =3
1,8 1,342 1,216
1,9 1,378 1,239
2 1,414 1,260
2,1 1,449 1,28 ì

2,2 1/483 1,301


2,3 1,517 1,320
2,4 1,549 1,339
2,5 1,581 1,357
2,6 1,612 1,375
2,7 1,643 1,392
2,8 1,673 1,409
2,9 1,703 1426
3 1,732 1,442
3,1'- 1,761 1,458
3,2 1,789 1474
3,3 1,817 1489
398 NGUYÊN LÝ Ttinfr rá KấN TPÚC NtlÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ô & NHÀ CỐNG CỘNG

Ví dụ:

Cho h = í.6m; L - 27,6m; n = 3; d - 0,87m.

■ Giải:

1= 7,3/i = 7,3.1,6 = 12m.

Từ n = 3 và - 2,3 tra bảng k - 1,32


l 12

lị = l.k - 12.1,32 - 15,84m;

l2 = l,.k - 15,84.1,32 = 20,9m;

l3 = l2. k = 20,9.1,32 = 27,6m;

yt = h(k - l)2 = 1,6(1.32 - l)2 = 0,1536;

y2 = ytfk +1) = ơ. 154(2.1,32 + 1) = 0,56;

y3 = yt(3k2+ 2k + 1) = 0,154(3.1,322 + 2.1,32 + 1) = l,366m.

Khi áp dựng phương pháp này vào trong câu lạc bộ, tức là phòng khán giả
có hoạt động sân khấu kết hợp vối chiếu phim, thì màn ảnh khi ấy là màn
ảnh tháo lắp di động, khi cần mới treo lên và vị trí màn ảnh thường đặt ỏ
sau mép cửa sân khấu một khoảng cách từ 2 đến 3m và nên có mép dưói
màn ảnh cao hơn tầm mắt của khán giả hàng ghế đầu một khoảng:

h > (0,055 - 0,065)L.


Phan II. KIKN Ì’QÚC NHÀ CÔNG CỘNG 399

E(mm) F(mm) F-|(ghế) F2(ghế) d(mm)

300 3000 14 7 800


330 3500 16 8 800
360 4000 18 9 900
390 4500 20 10 900
420 5000 22 11 900

1- không hạn chế ; 2- tia nhìn chạm đầu người


ghế trước ; 3- tia nhìn chạm đỉnh đấu người cách
một hàng ghế. ■
Bố TRÍ GHÉ KHÔNG CẨN XEN KẼ ( XẾP HÃNG DỌC )

a) khoảng cách chỗ ngồi đến lối đi ; 2) ghế không tay vịn ;
c) ghế dựa có tay vịn ; d) một phần của hội trường;

QUY ĐỊNH VẾ số CHỖ LIÊN TỤC TRONG


HÀNG GHÉ VÀ KHOẢNG CÁCH 2 HÀNG
GHỂ(d)TƯƠNG ỨNG

Khoảng Số ghê' liên tục Rộng lối


cách đi giữa
2 hàng (d) Lối đi Lối đi 2 hàng
1 phía 2 phía

0,8 - 0,85 12 25 0,4


0,9 20 40 0,45
0,95 25 50 0,5
1 30 60 0,55

Hình 11.5.1. QUY CÁCH CH®1NGỒI TRONG KHÁN PHÒNG


400 NCUYKN LÝ THIẾP KÉ KILN ’1’PÙC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ở & NHÀ CÕNG CỘNG

Khống chế theo mật cắt

H = 0,39 w
L = 2,5 w

QUY CÁCH MÀN ẢNH TIA CHIẾU


VÀ CHIỂU DÀI PHÒNG L =0,25

KÍCH THƯỚC MÁN ẢNH


VỊ TRÍ HÀNG GHẾ ĐẮU TIÊN
MAH ( PHÍA TRẠl) VA' LỖ CHIỂU PHIM
MAR ( PHÍA PHÀI)

DƯỜNG ĐỐNG MỨC


CHẮT LƯỢNG

CÁC GÓC KHỐNG CHÉ BỐ TRÍ CHỖ NGỐI


NGÓI THEO THỨ HẠNG TRONG KHÁN PHÒNG RẠP HAT

Hình 11.5.2. YÊU CẦU Bố TRÍ CHỖ NGỐl


Phần II. KIÍÌN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 401

XEM CHIẾU BỐNG XEM ĐẤU QUYẾN ANH


CAC KHỐNG CHÊ' TRÊN SÂN VẬN ĐỘNG

XEM CA NHẠC

PHÂN KHU THEO CHẤT LƯỢNG


BỐ TRÍ CHỖ NGỐI TRONG PHÔNG VẠN NĂNG
TRỀN SÂN HỐC CÂY

NHÀ HÁT KỊCH NỐI

Hình //.5.3. CÁC GÓC KHỐNG CHẾ KHU vực GHẾ NGỔI ĐÀM BẢO KHÔNG CHÉO LỆCH
402
______________ NCUYÊN
LÝ THIẾT KẾ KIẾN TPÚC
NHÀ DÂN DỤNG
ỏ :
NHÀ
& NHÀ CÒNG CỘNG

Hình ll.s.4. QUY.CÁCH Bố TRÍ MÀN ẢNH PHÒNG MÁỴ CHIẾU VÀ


CHỖ NGỒI CHO KHÁN GIẢ CUA RẠP CHIỂU BÓNG
VÀ PHÒNG HOÀ NHẠC KẾT HỢP CHIẾU PHIM
Phần II.
KlẾN TQÚC
NHÀ
CÔNC CỘNG _______
GỐC KH0NG CHẾ MẶT BẰNG
VÀ GÓC KHỐNG CHỀ MẶT CẮT phân hạng chò" ngôi
CỦA SÂN VẬN ĐỘNG TRONG RẬP CHIẾU BÓNG

BIÊU ĐÔ XÁC ĐỊNH TRỊ só Gôc BAO QUÁT B


F- điểm mép sân ; L- khoang cách từ F đến khán giả
H-độ cao từ F đến mắt khán giả;

PHÂN HẠNG CHỖ NGÓI TRÊN SVĐ

403
Hình 11.5.5. PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG CHỖ NGỒI
404 NGUYÊN LÝ THIẾP KÉ K1KN TPÚC NHÀ DÀltDỊINC : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Hình 11.5.6. ĐIỂU KIỆN NHÌN RÔ


Phần II. KIẾN TQÚC NHÀ CÔNC CỘNC 405

Trục toạ độ

Trục toạ độ

1
VÍ DỤ 2

Đường xác định bằng công thức


•'*igp- Đường tịnh tiến xuống phía dưôi 1,1 Om
. fOO r Cĩ*M)________ ị.
SCO * (ĨO *9ữ) ----------
Coo * (70*5) *40)
------------ coo * Go*4o)

ĐOSTK

Đoạn dốc Đoạn dốc 2 Đoạn dốc 3

Hình 11.5.7. MINH HOẠ CÁCH TÍNH NÉN Dốc BẰNG CÔNG THỨC
406 NC3UYKN LÝ TllữÍT MJ KlÉN TQÍIC nhà dân ĐỤNC : NHÀ ỏ & NHÀ CỐNG CỘNG
Phần II. KIÊN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 407

THIẾT KẾ VÀ KIÊM TRA THOÁT NGƯỜI


AN TOÀN TRONG NHÃ CÔNG CỘNG

6.1. KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM vụ

Các nhà công cộng thường tập trung rất đông quần chúng. Để bảo đảm an
toàn sử dụng cũng như chất lượng tiện nghi công trình thì việc thiết kế và
kiểm tra thoát người an toàh là một trong những yêu cầu rất quan trọng.
Nhiệm vụ này phải được giải quyết đồng thòi hai công việc:

♦ Chọn địa điểm và quy hoạch tổng mặt bằng sao cho khi có sự cố nguy
hiểm (cháy, động đất, bom nổ chậm và một số nguyên nhân khác), các
phương tiện xe chữa cháy cứu nguy có thể tiếp cận công trình và khôi
quần chúng có khả năng được giải tỏa sơ tán an toàn.
♦ Tổ chức hội thất công trình phải bảo đảm việc vào ra chỗ ngồi nhánh
chóng, thuận lợi, tuân thủ những yêu cầu do điều kiện a.n toàn sử
dụng đòi hỏi. Việc thiết kế thoát người công trình cần phải dựa trền
một sô quan niệm sau:
• Tốc độ di chuyển của con người được phân biệt thành hai trường
hợp: trong điều kiện bình thường (thoải mái): V - 60m/phut
(3,5 - 4km/h); trong điều kiện bất trắc (tình thê nguy hiểm, tâm
thần hoảng loạn, chen lấn cản trở lẫn nhau): V = 10 -r 16m/phút
(giảm 4 V 5 lần) vì thê việc kiểm tra thoát ngưòi muốn an toàn
phải kiểm tra vào điều kiện bất trắc. Nếu điều kiện này bảo đảm
thì bình thiíờng việc khai thác sử dụng công trình đó rất thuận
tiện.
• Vấn đề thời gian thoát: bình thưòng ở những công trình không
tập trung đông người (các cơ quan, trường học, công sở), thời gian
thoát khỏi nhà không khống chế, có thể kéo dài trong vòng 15 -
20 phút đến 30 phút cũng không có vấn dề. Nhưng ở các công
trình tập trung đông ngưòi (rạp chiếu bóng, sân vận động), nếu
việc giải tỏa chậm sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác (tắc
nghẽn giao thông, khán giả chờ xem buổi sau bất tiện} nên cần
phải thoát trong vòng 5-10 phút để thuận tiện cho người xem
408 NGUYÊN LÝ THlếr KẾ kiến TOỦC nhà dàn dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

đợt sau, tuy nhiên trong điều kiện khi có sự cố nguy hiểm, để an
toàn tính mạng, người ta cần phải bảo đảm việc thoát người
nhanh chóng để mọi người có thể dời xa nơi nguy hiểm trong giới
hạn thòi gian cho phép ngắn hơn nhiều. Ví dụ: thoát khỏi chỗ
ngồi (vùng nguy hiểm) thường ngưòi ta quy định không quá 2
phút, thoát khỏi nhà trong vòng 4-6 phút.
Để bảo đảm yêu cầu thoát người nhanh, an toàn, ngưòi thiết kế cần quan tâm:

• Rút ngắn gọn các đường thoát, tổ chức phân khu lối thoát (thúận tiện,
rõ ràng, riêng biệt)
• Bảo đảm các bề rộng lỗ cửa, lối thoát (các hành lang, các thân thang)
đáp ứng được các yêu cầu của thời gian thoát an toàn không chế.
• Những điều kiện thoát có bảo đảm độ an toàn, tạo nên tâm lý an tâm
bình tĩnh cho ngưòi thoát hay không? (các lối thoát phải không chồng
chéo, ít chưống ngại vật, đủ ánh sáng, có mũi tên chỉ đưòng và hướng
dẫn).

6.2. PHÂN LOẠI QUÁ TRÌNH THOẮT VÀ YÊU CẨU Tổ CHÚC LỐI

THOÁT

Quá trình thoát thưòng thưòng chia làm ba giai đoạn:

1) Thoát khỏi phòng: đó là giai đoạn thoát đầu tiên dòi khỏi chỗ ngồi, tính từ
khi bắt đầu thoát đến khi người cuối cùng ra khỏi phòng đó.

2)
* Thoát trong phạm vi tầng nhà: đó là giai đoạn thoát trên hành lang ra
đến buồng cầu thang.

3) Thoát ra khỏi nhà: tức là quá trình thoát trên cầu thang qua cảc sảnh, lối
đi phụ để ra khỏi nhà.

Vối nhà một tầng quá trình thoát chỉ còn hai giai đoạn (1, 2). Trong từng quá
trình thoát sẽ có những yêu cầu riêng biệt cần phải thỏa mãn.

6.2.1. Yêu cổu tổ thúc lốl thoát trong phòng

♦ Các phòng có sức chứa lớn hơn 100 ngưòi cần có ít nhất hai cửa thoát, mỗi
cửa nên rộng hơn Im và cánh phải mở ra phía ngoài. Cửa thoát không
được làm theo kiểu cửa cuốn, sập hay cửa kéo, trượt...
Phán II. KIỂN TDÚC NHÀ CÔNC CỘNG 409

♦ Chỗ ngồi xa nhất đến cửa thoát theo những đưòng thoát cho phép phải
nhỏ hơn 25m. Do đó việc tổ chức các cửa thoát phải chọn vị trí thuận lợi và
nhìn chung các cửa thoát nên ở cuối các đường thoát chính (h.II.6.1).

♦ Chiều rộng lốỉ thoát giữa các hàng ghế phải bảo đảm rộng hơn 40cm để
giúp mọi ngưòi thoát khỏi chỗ ngồi nhanh chóng, thuận tiện. Bề rộng tổng
cộng của các lốĩ thoát giữa các khu ghế trong công trình tập trung đông
người (trừ sân vận động) được quy định sơ bộ lấy bằng 0,6m/100 ngưòi
(h.II.6.1). Ví dụ:

sỏí = 777-. 0,6=^77^. 0,6=6 m (nếu sức chứa N= 1000 chỗ).


100 100

Trung bình h - lm nếu phòng có sáu lôì thoát giữa các khu ghế như trong
hình II.6.1.

Các lôì thoát giữa hai khu ghế không nên nhỏ hơn 90cm, nhưng cũng
không nên làm quá rộng, lãng phí diện tích giao thông. Tổng chiều rộng
của các cửa thoát của phòng cũng được tính như lối thoát. Cánh cửa thoát
cũng phải mỏ ra phía ngoài; bề rộng tốỉ thiểu các cửa là l,2m.

♦ Tùy theo sức chứa của phòng mà tổ chức hệ thống lối thoát thích hợp. Có
thể lối thoát chỉ ở một bên, có thể cả hai bên, có thể thành hệ thông ngang
dọc, bảo đảm sao để một khu vực ghế tôì đa cũng chỉ đến 400 -ỉ- 500 ghế và
trung bình là 200-ỉ-300 ghế (h.II.6.1).

♦ Các cửa thoát của phòng tập trung người đông không được dẫn vào một
phòng khác có khả năng chịu lửa kẻm hơn thậm chí khán giả ở ban công,
bao lơn cũng không cho phép thoát quay lại phòng khấn giả.

♦ Các lốỉ thoát có độ dốc lớn hơn 1/8 buộc phải cấu tạo bậc với độ cao trung
bình để thuận tiện cho bước chân. Các bậc này không được thấp hơn 8cm
và không cao hơn 20cm.

♦ Các khu ghế ngồi kiểu bậc với độ dốc lốn (bậc kê ghế cao trên 300mm hay
độ dốc nền lổn hơn 1/3) có thể tổ chức 101 vào và thoát kết hợp kiểu "âu cửa
chui" có bề rộng từ 1,5 đến 2,4m phục vụ cho một số’ lượng chỗ ngồi trên dưối
500 chỗ (h.II.6.1).

♦ Trong phòng khán giả thưòng xuyên có các buổi diễư liên tục (rạp chiếu
bóng) mà buổi nọ cách buổi kia thường chỉ 10-15 phút, dể có thể thoát
khỏi chỗ ngồi và vào chỗ ngồi được nhanh chóng thì các cửa vào và cửa
thoát không được kết hợp vối nhau, Cửa thoát không được phép dẫn vào
các phòng đông người khác (phòng chò, sảnh mua vé).
410 NGUYỂN LÝ Ttllếr KẾ KIẾN TDÚC nhà dân DỤNC : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

♦ Các ban công mà có trên 300 chỗ cũng phải tổ chức lối vào và lô'i thoát
riêng đặc biệt là các rạp chiếu bóng.

♦ Ó các khán đài sân vận động, cách tính chiều rộng tổng cộng của cầc lối
thoát, các cửa thoát và âu cửa chui sẽ phụ thuộc bậc chịu lửa và quy định
như sau:

• Bậc chịu lửa I - II: Im rộng/600 ngưòi.


• Bậc chịu lửa III: Im rộng/500 người.
• Bậc chịu lửa IV: Im rộng/300 người.
Các âu cửa chui ở các khán đài thường rộng bằng 1,5 - 2,5m và phục vụ cho
một số lượng chỗ ngồi không quá 1500 chồ (trung bình là 800 - 1000 chỗ). Các
lối thoát giữa các khu vực chỗ ngồi không làm hẹp hơn 90cm vă không rộng
quá l,2m.

6.2.2. Yêu cầu tổ chúc lối thoát trong phạm vi nhà (bố trí cổu thang,
tổ chúc hành lang...)

♦ Khoảng cảch xa nhất từ cửa phòng bất kỳ đến cầu thang được quy định
như sau tùy theo bậc chịu lửa:

Độ xa cho phép (max)

Bộc chỊu lủa Các phòng nàm ngang Câc phòng ở đoạn hành
giữa hal cầu thang (/|) lang cụt (Z2)

l-ll 40m 20m

III 30m 15m

VI-V 20-25m 10- 12m

♦ Các hành lang lối thoát chính không được ngoắt ngoéo, phải dễ tìm, có ánh
sáng và hướng dẫn chỉ điíòng bằng hệ thống đèn sự cô', không được làm
những bậc nhỡ bưốc hoặc chưởng ngại vật trên đường thoát. Bề rộng của
hành lang, thân thang, các cửa nằm trên lối thoát được quy định như sau:

• Đối với công trình biểu diễn, tập trung đông người (phòng khán giả) phải
bảo đảm bề rộng tổng cộng của chúng, cản cứ theo số người đông nhất
trong phòng kể cả sô' người có mặt trên các phòng chờ, bách bộ nếu có.
Tiêu chuẩn quy định dựa theo bậc chịu lửa công trình:
Phấn Ỉ1 KIẾN TQÚC NỈ1À CÔNG CỘNG 411

Bộc chịu iủa liêu chuđn quy định cho m rộng/100 người

l-ll 0,6

III 0,8

IV-V 1

• Vối các công trình khác, không phải là các phòng tập trung đông
người, tùy thuộc vào tầng nhà và bậc chịu lửa. Bề rộng tổng cộng (D)
của các hành lang, thân thang, cửa thoát sẽ căn cứ vào số ngưòi có
mặt đông nhất trên một tầng bất kỳ kể từ tầng tính toán trỏ lên (2V).
V
AT<250 người => D>—--,
A
„ __ .. _ -.250 . AT-250
N>250 người => D>—-7— +---- .
A Aj

Bảng cho A, At-.

Số tầng nhà A (ngưòi/m rộng) A, (ngưòi/m rộng)

1-2 125 160

3 100 125

<4 80 150

♦ Bề rộng tổng cộng của các cửa thoát ngoài nhà tính toán theo quy định
100 người được 1 m rộng, các cửa này phải có ít nhất là hai cửa, mỗi cửa
rộng nhỏ nhất là l,4m, chiều cao của lối thoát và cửa thoát phải lớn hơn
2,2m.

6.3. Cơ SỎ TÍNH TOÁN VÀ TRÌNH Tự GIẢI QUYẾT MỘT BÀI TOÁN


THOÁT NGƯỜI

6.3.1. Cơ sỏ tính toán

Để kiểm tra xem một giải pháp kiến trúc có thỏa mãn các yêu cầu về tính
toán thoát người hay không, trưốc tiên người ta cần phải biết được khi thoát
có sự cố thì dòng người thoát sẽ thoát vối vận tốc như thế nào và trong khả
năng thời gian bao lâu. Việc thoát ngưòi nhanh hay chậm, an toàn hay không,
412 NGUYÊN LÝ Ttrár KÉ KỂN TPÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÕNG CỘNG

đặc biệt là ở điều kiện thoát khẩn cấp là một quá trình diễn biến rất phức tạp
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà nổi bật là bôn yếu tố sau:

• Trưóc tiên đó là yếu tố về mật độ của dòng người thoát (do chật chội
chen lấn nhau ngưòi nọ cản trỏ, thậm chí níu kéo ngưòi kia nên vận
tốc di chuyển bị chậm đi rất nhiều so vối vận tốc lúc thoát bình
thưòng, tự do). Tiếp đến yếu tô' tinh thần cũng không kém quan trọng,
có ảnh hưỏng rất lốn đến tốc độ đám đông. Nhìn chung vận tốc di
chuyển của ngưòi thoát khi có sự cô' nguy hiểm là một hàm sô' tỷ lệ
nghịch vói mật độ dòng ngưòi thoát (h.II.6.2).
• Thời gian thoát khống chê' cho phép quy định mức độ an toàn đối vối
từng loại công trình sẽ không giống nhau (cũng như không thống nhất
cùng một trị sô' trong từng giai đoạn thoát) nên sẽ không cần một tiêu
chuẩn an toàn chung làm cơ sỏ để tính toán mà bài toán kiểm tra
thoát người cần phải được căn cứ vào những khống chế cụ thể (độ xa
tôì đa, và thời gian thoát khỏi phòng, khỏi nhà bảo đảm không nguy
hiểm).
• Khả năng thoát của các bề rộng lôì thoát, các hành lang, thân thang
cũng như các lỗ cửa nằm trên các lôì thoát đó sẽ quyết định thòi gian
thoát thực tê' khỏi công trình. Thời gian thoát nhanh nhất, cũng là tối
thiểu sẽ là khi dòng ngưòi thoát không lệ thuộc vào khả năng thoát
tức độ rộng cửa mà chỉ còn phụ thuộc vào quãng đường đi, nghĩa là
khi bề rộng các lôì thoát, cửa thoát giả thiết hoàn toàn thỏa mãn. Trên
thực tê' thì thưòng bộ phận đằng sau (bề rộng cửa hay lối thoát cũng
tức là khả năng thoát) có khả năng thoát nhỏ hơn bộ phận phía trước,
tạo nên hiện tượng chò đợi ùn tắc, chen nhau thoát qua cửa và hành
lang làm cho thời gian thoát thực tế sẽ lâu hơn. Để có thể kiểm tra
được thòi gian thoát thực tế này, phải quy định thông nhất về khả
năng thoát tính toán của dòng người qua các bề rộng lôì thoát hoặc
qua lôì đi.
• Để kiểm tra độ an toàn thoát ngưòi, nghĩa là chấp nhận hiện tượng ùn
ngưòi trong quả trình thoát, cần phải bảo đảm việc ùn người ách tắc
này không làm cản trỏ để mọi ngưồi có thể nhanh chóng thoát ra khỏi
phòng, khỏi nơi nguy hiểm nhất. Muôn vậy thì ở giai đoạn thoát 2 và 3
trên các hành lang, phòng chd thì bộ phận này phải đủ rộng để chứa
được hết khán giả thoát ra khỏi phòng hoặc khán đài đúng tại thòi
điểm cho phép chấp nhận an toàn (thòi gian thoát khoải phòng dưói
giói hạn hay không chế).
Chủng ta sẽ lần lượt nghiên cứu bôn yếu tô' cơ sỏ trên.
Phấn II. KIẾN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 413

1. Vận tốc dòng nguử! thoát

Bình thường: V - 60 - 65m/phút (tức 3,5 -ỉ- 4km/h - tốc độ bộ hành)

Bất trắc: V = 16m/phút (Tiêu chuẩn Liên Xô cũ)

Thực ra vận tốc V này phụ thuộc rất nhiều vào mật độ dòng ngưòi thoát, là
một hàm số của mật độ: V = /‘(mật độ dòng người) như sơ đồ trên hình II.6.2.

Mật độ dòng ngưòi tính bằng số người trên lm2 dòng thoát, cũng tương đương
vói m/ngưòi (chiều dày tương ứng một ngưòi trên lm dài lối thoát). Khi thoát
bất trắc mật độ tôì đa là 8 - 10 người/m2 hay 3-4 người/lm dài của dòng
ngưòi xếp hàng một.

Ngưòi ta quy định để đơn giản tính toán (phương pháp tính gần đúng) dòng
người thoát được chia thành những dòng đơn (xếp hàng một ngưòi) và di
chuyển cùng tốc độ. Qua khảo sát và đo đạc một quá trình thoát thực tế cho
thấy các trị số’ sau (bảng dưới) và đã chứng minh được các giả thiết lý thuyết
cơ sở đê' ra bên trên cũng phù hợp gần vói thực tế.

Mạt độ dòng người 3 2 1,5 2,5 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 o/l 0,33 0,25
(m/ng)

Tốc độ di chuyển 75 75 75 75 65 65 55 45 25 25 20 16 16
(m/phủt)
ĩ

Khà nâng thoát một 25 38 50 75 75 75 69 64 50 50 37 25 25


dòng đon (ngưàl/phút)

Nghĩa là khi có sự cố nguy hiểm, dòng người thoát đông đúc chen lấn, mọi
ngưòi di chuyển vối tốc độ không đổi V - 16m/phút trên đường ngang.

Khi xuống các cầu thang, tốc độ còn chậm hơn V = lOm/phút, lên thang
V = 8m/phút. Đó là cơ sỏ thứ nhất.

2. Khả năng thoát

Mọi nưóc đều thông nhất là sẽ quy ra số luồng đơn có thể chấp nhận được qua
các bề rộng hành lang, thân thang hoặc các lỗ cửa để tính ra khả năng thoát.

Mỗi luồng đơn (dòng đơn) này được quy định một bề rộng khoảng 50 - 60cm
tùy từng nứóc. Bình quân 55cm/một bê' rộng luồng đơn.

Tiêu chuẩn các nước có hơi khác nhau vê' khả năng thoát của một luồng đơn.
414 NGUYÊN LÝ TỈ1ỂT KẾ kiến TOÚC nhà dán dụng : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

• Liên Xô cũ: một luồng đơn bằng 25 người/ phút.


• Mỹ: một luồng đơn bằng 60 người/phút.
• Nhật: một luồng đơn bằng 54 người/phút.
• Trung Quốc: một luồng đơn bằng 204-50 ngưòi/phút (bình quân 42 ngưòi).
Như vậy khi tính toán khả năng thoát của hành lang, thân thang, lỗ cửa ta
phải tính xem bề rộng đó có thể cho thoát được đồng thòi bao nhiêu luồng đơn
(rộng 60cm). Ví dụ: cửa l,8m có ba luồng đơn, cửa l,2m có hai luồng đơn. Một
luồng đơn thoát 25 người, nên cửa l,2m thoát 50 người/phút, cửa l,8m thoát
75ngưòi/phút. Có thể xem đây là cơ sở thứ hai theo tiêu chuẩn đề xuất của các
học giả Liên Xô cũ.

3. Thời gian thoát khống chế


Để bảo đảm an toàn tối đa khi thoát có sự cố, ngưòi ta đã quy định chung là
thoát ra khỏi phòng, chỗ ngồi khán đài không được quá 1,5-2 phút (từ khi
bắt đầu đến lúc ra khỏi cừa phòng đó).
Thòi gian thoát tổng cộng ra khỏi nhà kể từ khi bắt đầu thoát đến khi người
cuôì cùng ra khỏi cửa ngôi nhà phụ thuộc vào bậc chịu lửa của công trình. Bậc
chịu lửa kém có thời gian quy định là 2 - 3 phút, bậc chịu lửa khá dài 4-6
phút.
Vậy thời gian thoát khống chế (bảo đảm điều kiện an toàn) thống nhất như
sau:
• Khỏi phòng: Tomax = 1,5 -ỉ- 2 phút.
• Khỏi nhà: Tmax = (2 f 3) T (4 f 6) phút tùy theo bậc chịu lửa và sức
chứa:
Bộc chịu lủa
Súc chúa N
(chỗ ngồi)
l-ll III IV-V

1200 4' 3' 2'

1201 - 2000 5' 3' 2’

2001-5000 6' 3' 2‘

Riêng vối khán đài sân vận động:

. N = 5000 - 10000 chỗ: Tmax = 8 phút.


. N = 10001 - 50000 chỗ: Tmax = 10 phút.
. N = 50000 - 100000 chỗ: Tmax = 12 phút.
Phần II. MÊN TDÚC NHÀ CỔNG CỘNG 415

4. Chỉ tiêu dành cho diện tích ùn chờ

Tiêu chuẩn an toàn còn quy định phải được kiểm tra ở thời điểm người cuối
cùng trong phòng hoặc ở khán đài ra khỏi phòng đó và xẹm tại thòi điểm đó,
trong phòng chò còn lại bao nhiêu người và có bảo đảm cho mỗi ngưòimn chờ
một diện tích 0,25 - 0,30m2 hay không?

6.3.2. Trình tự giải quyết bài toán thoát ngưòi theo tiêu chuẩn Liên Xô

1. Cơ sở

• Vận tốc trên đường ngang V - 16m/phút.


• Vận tốc xuốhg thang V = lOm/phút.
• Vận tốc lên thang V = 8m/phút.
• Khả năng thoát của một luồng đơn (rộng 60cm) có thể thoát
25 ngưòi/phút.

2. Các bước tiến hành

1) Tính toán thòi gian thoát:


• Tính toán thời giaii thoát người khỏi phòng nhanh nhất căn cứ
trên quãng đưồng dài tối đa từ chỗ ngồi đến cửa thoát gần nhất
và tính khả năng thoát của các cửa để bảo đảm thoát được trong
thời gian nhanh nhất đó.

Tom.x (phút);
V
N
Byêueầu = -- <sô luổnể đơn),

trong đó: SornflX: quãng đường xa nhất từ chỗ ngồi đến cửa thoát của phòng;
v; vận tốc thoát khi có sự cố tức 16m, 10m hay 8m/phút
như đã quy định;
N: sức chứa của phòng khán giả, của khán đài;
• Xác định thời gian thoát thực tế: Nếu Bítg < By/C => thòi gĩàn thoát
lâu hơn.
Bttế: số luồng đơn thực tế của cửạ thoát cùa phòng.
416 NGUYÊN LÝ Tufr Kế KỂN trúc nhà dân dụng : NHẲ Ô & NHẲ CÔNG CỘNG

• Xác định thòi gian thoát tổng cộng nhanh nhất ra khỏi nhà kể từ
khi bắt đầu thoát đến ngưòi cuôì cùng ra khỏi nhà, căn cứ vào
thời gian thoát thực tế khỏi phòng và quãng đưòng dài xa nhất
của cửa phòng đến cửa ngoài nhà.
• Xác định thòi gian thoát thực tế khỏi nhà (phòng) nếu như khả
năng thoát của cửa ngoài rất nhỏ so với khả năng thoát của các
cửa phòng bên trong. Muốh vậy phải tính được thòi điểm mà cửa
ngoài tận dụng được hết khả năng (có hiện tượng ùn chò).
2) Kiểm tra diện tích ùn chò.
3) So sánh kết quả tính toán vói tiêu chuẩn

3 . Ví dụ áp dụng

Kiểm tra điều kiện thoát cho một rạp chiếu bóng 1000 chỗ ngồi loại màn ảnh
rộng (MAR) có mặt bằng đôì xứng như hình vẽ. Cửa thoát chỉ kể các cửa nằm ỏ
hai tưòng bên, thông thưòng vối phòng bách bộ, còn cửa tưòng sau chỉ làm cửa
vào chỗ ngồi. Phòng khán giả thông với phòng bách bộ bằng bốn cửa rộng
l,8m và tám cửa rộng l,2m. Từ phòng bách bộ sẽ thoát ra khỏi nhà bằng phía
sau bằng bốn cửa rộng l,8m. Cho biết chỗ xa nhất của khán giả đến cửa thoát
gần nhất là 19m và phòng bách bộ mỗi bên rộng 120m2 (h.II.6.3).

Giải: •

Vì là phòng đôì xứng nên cần kiểm tra cho 1/2 phòng (500 ngưòi và một phòng
bách bộ).

Giả thiết cửa thoát ra phòng bách bộ bảo đảih đủ khả năng, khi ấy việc thoát
chỉ còn phụ thuộc vào quãng đưòng dài và thòi gian thoát nhanh nhất ra khỏi
phòng sẽ là:

r<>inax=^L = ^ = 1,2 (phút)


V 16

Muốn trong 1,2 phút, ngưòi cuối cụng ra được phòng bách bộ thì tổng cộng các
cửa phồng, cửa thoát phải có số luồng đớn yêu cầu như sau:

=_ _ ___ = _. • = 17 (luồng đơn)


yẽucầu 25Tomin 25x1,2

Trên thực tế thông với phòng l?ách bộ mỗi bền chỉ có hai cửa l,8m và bốn cửa
l,2mnên:

Bttế = (3 X 2) + (4 X 2) = 14 (luồng đơn).


Phẩn II. KIẾN TQÚC NHÀ CÔNG CỘNG 417

Vì Bttế< -By/C nên thòi gian thoát thực tế sẽ lâu hơn 1,2 phút và thời gian thực
tế thoát khỏi phòng sẽ được tính như sau:
Tottế = -^- = =1-43 (phút).
ottê 25Btt 25x14

Thòi gian thoát nhanh nhất ra khỏi 'ngôi nhà được tính khi người cuôì cùng
thoát ra đến phòng bách bộ ở cửa xa nhất so vối cửa ngoài và phải đi nốt
quãng đường xa còn lại của phòng này:
Tmin =1,434-^=3,06 (phút).
16

Muốh trong 3,06 phút thoát được hết người ra khỏi nhà, cửẩ ngoài phải đủ
rộng khi các dòng thoát từ các cửa trong ra các cửa đó. Nghĩa là các cửa ngoài
phải bảo đảm 14 luồng đơn hay ít ra cũng là 8 - 10 luồng đơn cùng thoát một
lúc. Trên thực tế, cửa ngoài chỉ có sáu luồng đơn nên sẽ có hiện tượng ùn tắc
tại đây và thời gian thoát thực tế sẽ lâu hơn.
Từ cửa thoát gần nhất so vối cửa ngoài là 6m, vậy việc thoát ra khỏi nhà sẽ
chỉ bắt đầu khi hai luồng đơn của cửa này đến cửa ngoài đó, nghĩa là phải
sau:

= 0,38 (phút).

Cửa ngoài, có sáu luồng. Muốn tận dụng được hết khả năng thì phải đợi ba
luồng đơn của cùa thứ ba đến được cửa đó nghĩa là phải sau:
6+4 — = 0,88 (phút).

Kể từ lúc bắt đầu thoát cho đến khi các cửa ngoài tận dụng được hết khả năng
(tức là ở thồi điểm 0,88 phút) thì cửa ngoài đã cho ra được tổng số ngưòi như
sau:
____ _____ _ ___ 10)
25 X 2(0,88 - 0,38) 4- 25 X 2 0,88 ■= 37 (ngưòi).
I 16)

Còn lại sau cửa ngoài là: 500 - 37 = 463 (ngưdi).


Với khả năng thoát đồng thời sâu luồng ở cửa ngoài thì kể từ lúc cửa ngoài
được tận dụng phải sau một thòi gian cần thiết bổ xung sau mối thoát hết
được số người còn lại:
^ = 3,08 (phút).
6x25
418 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KÉN TDÚC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ Ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Vậy thòi gian thoát thực tê khỏi nhà sẽ là: 0,88 + 3,08 = 3,96 (phút).

• Kiểm tra diện tích ùn người: ta sẽ kiểm tra vào lúc người cuối cùng
của phòng đã ra được phòng bách bộ, tức là ở thời điểm 1,43 phút kể
từ khi bắt đầu thoát. Trong 1,43 phút đó thì cửa ngoài đã cho ra được
số ngưòi sau:
37 + (1,43 - 0,88).6 x25 = 120 (người).
Còn lại trên phòng bách bộ là: 500 - 120 = 380 (ngưòi).
Phòng bách bộ tối thiểu rộng: 0.3 X 380 = 140 (m2).
• So sánh kết quả vói tiêu chuẩn:
Thoát khỏi phòng: To - 1,43 < 1,5 (phút).
Thoát khỏi nhà: T =■ 3,96 < 4 (phút).
Diện tích ùn: 114<120m2.
Vậy là thỏa mãn các điều kiện.

6.3.3. Cơ sỏ tính toàn và trình tự giải quyết một bài toán kiểm tra thoát
ngưởl theo tiêu chuổn Trung Quốc

Cũng cơ sở trên lý luận tính toán thoát người của Liên Xô cũ, đồng thời dựa
trên một số kết quả khảo sát nghiên cứu thoát người ỏ một số công trình thực
tế, viện nghiên cứu kiến trúc dân dụng và công nghiệp Trung Quốc kiến nghị
một công thức và phương pháp tính toán kiểm tra thoát ngưòi đơn giản và
kinh tế hơn mà vẫn đáp ứng được sát với những đo dạc thực tế (coi quá trình
thoát không hoàn toàn căng thẳng).

1. Trình tự và công thúc tính toán

1) Thòi gian thoát thực tế khỏi phòng:


_ V s,.....
(phút). (1)
ABO V

2) Thời gian thoát thực tế khỏi nhà:

+4^ (phút). (2)


V AB

3) Khả năng thoát của cửa ngoài cần thiết:


B
B =—----- (luồng đơn) (3)

l v)
Phần ìì. KIẾN TOÚC NHÀ CÔNG CỘNG 419

4) Diện tích phòng chờ (phục vụ ùn người):

F = o,25 (m2).
(4)

trong đó: <Somax: khoảng cách từ chỗ ngồi xa nhất đến cửa thoát của
phòng (tính bằng ni);
N: tổng sô' người cần thoát;
A: khả năng thoát trưng bình của một luồng đơn trong quá
trình thoát, thường lấy bằng 40-42 người/phút;
Bo: là tổng số luồng đơn mà các cửa thoát, cửa phòng đảm bảo
khi được tận dụng ngay;
Với các cửa thoát có chiều rộng nhỏ hơn 2m: một luồng đơn là
55cm, vối các cửa rộng lớn hơn 2m là một luồng đơn là 50cm,
Bo =£6,. ;
bị-. số luồng đơn của các cửa thoát cùa phòng.
B: tổng sô' luồng đơn mà các cửa ngoài có thể bảo đảm thoát
đồng thòi trong qụá trình thoát (khi chúng được tận dụng
hết khả năng), cách tính tương tự như Bo (phân biệt hai .
trường hợp lớn hơn 2m và nhỏ hơn 2m).
v: tô'c độ di chuyển của dòng người thoát, được tính trung
bình cộng trong quả trình thoát bình thường tự do và lúc
thoát chen lấn khẩn trương.
60+30 _^ (m/phút)
2 =45

Khi chen lấn V = 30 (m/phút).


s: quãng đường đi trung bình của dòng ngưòi thoát,

5 = —— (m)
bi
ở đây: ỏi
*: khả năng thoát của cửa thứ i làm cho cửa ngoài (B) tận dụng hết
khả năng;
S|: quãng đưòng từ cửa thứ i đến cửa ngoài.

2. Khi áp dụng cẩn luu ý


• Nếu khả năng thoát của bộ phận sau khác bộ phận trước, ta sẽ lấy
theo trị sô' min (tối thiểu).
420 • NGUYÊN LÝ THỂr KẾ KIẾNTDÚC nhà dân dụng : nhà ỏ & NHÀ CÔNGCỘNG

• Nếu quá trình thoát từ cửa thứ i đến cửa ngoài của nhà mà phải đi
qua cầu thang, để chiếu cố đến thời gian quá trình thoắt trên thang
dài hơn đường bằng, ta phải tăng chiều dài cầu thang thêm 1/2 tương
úng với việc giảm vận tốc một trị số khoảng 1/3.
• Nếu khả năng thoát ỏ bên ngoài lốn hơn tổng sô' khả năng thoát ỏ bên
trong thì khi tính toán B = sỏi =E khả năng thoát của các cửa
trong cùa phòng (Bo)-
• Trường hợp B < sỏí thì khi tính toán s ta chỉ tính cho các cửa ở gần
cửa ngoài, có khả năng làm cửa ngoài tận dụng hết khả năng đó.
i= 1 + 2 + 3 + ... cửa làm cho cửa ngoài tận dụng hết khả năng (B).
• Công thức (2) và (3) khi áp dụng cần phải nhận thức: để thành lập
công thức này ngưdi ta đã giả thiết các buồng của 6;,2.3... đều thoát một
cách tự do, thoải mái đến cửa ngoài cho nên nếu trên đưòng thoát của
chúng, khả năng thoát của các hành lang, thân thang, không thỏa mãn
được tổng sô' luồng đó cần phải có sự thu hẹp tương ứng cho giả thiết.

3. Vídụ áp dụng (theo Trung Quốc) cho cùng bài toán trên
• Thoát bình thường
To=-^-=0,85 (phút).
° 42x14
•_ Thoát lúc nguy hiểm
To =^t^tt=1>43 (phút) < 1,5 phút.
25x14
— 2x6 + 2x10+3x1x4_
s =------- ~ --------- 10,6 (m).
2+2+3
(2)r=ạ * Ị£6 -^^-=3,09 (phút) < 4 phút.
v V AB 45 X7
Cho T = 4 phút:
(3) B= ,N-= 500 „ n Ẩ__ . .
— . " . =5,3 (luông đơn)
2<4-ỉ^r
a[t--

l V I 45 J

<=> hai cửa, mỗi cửa l,4m.


N .s
F=0,25 N-B

F=0,25 500-7^^-25^
I 14, . 30
F = 78m2 < 120m2. Vậy là chấp nhận được tuy có hơi lãng phí.
Phần II. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNC CỘNG 421

CÁC DẠNG TỔ CHỨC LÕI VÀO VÀ THOÁT


TRONG PHÒNG XEM
2022

Hình 11.6.1. TỔ CHỬC LÔÌ THOÁT TRONG PHẠM VI KHÁN PHÒNG


422 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIKN TPÍIC NHÀ DÂN DỤNG : NHÀ ỏ & NHÀ CÔNG CỘNG

Thưa Dậy đọc Thưa


.<■0’
-0? °,

' I WWW^MIWM>WW»»W WM>V7> ỹ/sMmry" y


Lúc kệị thúc Lúc bắt tâu

sơ ĐÓ DỒNG THOÁT

VÂN TỐC DI CHUYỂN TRÉN ĐƯỜNG NGANG

VẬN TỐC DÒNG NGƯỜI THOẢT


TUÝ THUỘC MẬT ĐỘ

GABARIT NGƯỜI THOÁT

Lứa tuổi và mùa Rông a, m Dày c,m Diện tích f,m2

Người lớn ...


Mùa hẻ 0,46 0.28 0.1
Mùa thu 0,48 0.3 0.113
Mùa đông 0.5 032 0,125
Trẻ con 0.34 - 0.3 0.21 - 0,17 0,056 - 0,04
Ngưởi lớn
Bế trẻ con 0,29
Mang hành lý 0,36

Hình //.6.2. TĨNH TOÁN THOÁT NGƯỜI VÀ QUY CẢCH Tổ CHỨC CỬA VÀO , LỐI THOÁT

1
Phần II. KIKN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 423

HÌNH minh họa v.d kiểm tra thoát người


RẠP CHIẾU bống 1000 CHỖ

Hình 11.6.3. Bố TRÍ Âu CỬA CHUI TRONG NHẢ THI ĐẤU ( 350 - 400 CHỖ / Âu )
1
Phần II. K1ẾN TQÚC NHÀ CÔNG CỘNG 425

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÃ THAM MY


KIÊN TRÚC NHÀ CÔNC CỘNG

7.1. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU NHÀ CÔNG CỘNG

Nhà công cộng vì được tổ hợp từ hệ thốhg nhiều loại không gian to nhỏ khác
nhau,lại được phân bô' một cách đan xen khồng thống nhất theo chiều đứng
các tường và vách, nên hệ sườn chịu lực của nó thường là hệ khung kèm vách
nhẹ vối mạng lưối cột khoảng cách lđn;có hoặc không có kết hợp vối những kết
cấu nhịp lớn hay những mặt sàn kiểu côngxon vươn xa (tạo tầm nhìn tốt cho
các ban công, khán đài). Hệ sườn kết cấu này đã hình thành đặc trưng kết cấu
rất rõ biểu hiện cụ thể ở một số mặt sau:

7.1.1. Hệ suôn chịu lực chủ yếu là hệ suòn khung

Khung nhà thưòng có lưối cột vuông 6m X 6m; 7,2m X 7,2m; 9m X 9m... hoặc
lưổi cột chữ nhật (3,6 4- 4,5m) X (9 -ỉ- lõm) với hệ sàn dầm bằng bêtông cốt thép
thông thường hay dự ứng lực (ứng suất trưốc) đổ liền khối tại chỗ hoặc lắp
ghép. Các sườn chịu lực này thường có cột không cao quá 4,5m (h.II.7.1). Vổi
hệ lưới cột vuông loại sàn này thường gặp loại bản kê bốn cạnh với kiểu bản
phang hoặc bản có sườn (có thể sàn dày sườn một hưống vối khoảng cách sườn
nhỏ hơn 3m hoặc sưòn vuông góc kiểu ô cờ vối lưới ô không lớn hơn 2 X 2m).
Xu hướng hiện nay sàn sườn thường được thay thế bằng sàn không dầm vối độ
đày 20 - 25cm tùy theo khẩu độ của lưới cột ô vuông (lấy khoảng 1/35 đến 1/40
khoảng cách cột) vối mục đích tạo khoảng không giữa trần treo và sàn thuận
lợi cho việc bô' trí hệ thống đường ống kỹ thuật và điều không và giảm được tối
đa chiều cao tầng nhà. Các không gian lốn phôi hợp cùng các không gian nhỏ.
Khi bề rộng khẩu độ lổn trên 15m khung phải xử lý bằng hệ dầm thép hay
bêtông mác cao kết hợp thép hình hoặc bêtông ứng suất trước nhằm giảm
thiểu không gian dành cho kết cấu. Khi cần thiết người ta có thể xem các
tường ngang như một hệ thông dầm lớn cao bằng cả tầng nhà bô' trí cách tầng
và để thông liền các không gian buộc phải trổ thủng dầm bằng những lỗ lổn ỏ
khoảng giữa độ cao dầm (ví dụ giải pháp kết cấu áp dụng ỏ cổng chào lốn -
Grande Arche ở Paris). Kết cấu sàn treo bêtông cô't thép cũng hay được sử
dụng trong nhà công cộng để tạo không gian nhất quán cơ động linh hoạt. Khi
ấy không gian lốn (thường chỉ là một tầng) có mái được treo vào những khung
426 NGUYÊN LÝ TĩỉlẾr KẾ kiến TDÚC nhà dân dụng : NHÀ d & NHÀ CÔNG CỘNG

ngang mà chiều cao dầm và toàn bộ hệ cột để lộ hẳn ra phía ngoài trời (ý
tưởng này có thể tham khảo nhà thi đấu của kiến trúc sư w. Gropuis - h.II.7.2).

ở các cao ô'c khung cần được phôi hợp vói các vách giằng, vách cứng, lõi cứng
để tạo độ vững cứng và ổn định cho toàn hệ, để công trình có khả năng chịu
được động đất, chịu lực gió xô ngang thường tác động lên công trình rất lốn
(h.il.7.1).

7.1.2. Kết câu đặc thù

Kết cấu đặc thù của nhà công cộng còn thấy ỏ cách xử lý các nền dốc, các ban
công, các khán đài ... Đây là những kết cấu dạng khung phẳng nhưng phức
tạp ở chỗ sàn dốc tạo bậc kê hàng ghế ngồi có khả năng chịu lực lớn mà không
cần những cột chống đỡ trung gian để không cản trở tầm nhìn của khán giả
(h.II.7.1, h.II.7.5, h.II.7.6). Các nền dốc bậc được đỡ bằng hệ khung ngang có
dầm nghiêng xem như dầm chính. Các dầm phụ là các dầm hình chữ L vối
bản cánh ở một phía trên hay dưới và rộng bằng khoảng cách hai hàng ghế
(chiểu cao dầm này tùy thuộc bước khung vối chiều rộng tối thiểu 15cm) đúc
liền vối khung hoặc cấu tạo lắp ghép (h.n.7.1). Ban công hoặc mái che khán
đài thưòng có kết cấu kiểu dầm hoặc "bán dàn" dạng côngxon vói chiều cao tại
nách không nhỏ hơn 1/4 độ vươn xa cho bêtông cốt thép và 1/6 cho kết cấu
thép (h.II.7.1 và h.II.7.5). Bình thưòng độ vươn côngxon không quá 5m (nếu
quá phải dùng bêtông dự ứng lực và tạo được phần đôì trọng hay neo chằng
tốt để ban công hoặc mái che ổn định và làm việc hợp lý.

7.1.3. Các dạng kết câu nhịp lỗn trong nhà công cộng

Kết cấu nhịp lớn trong nhà công cộng có thể giải quyết bằng các dạng kết cấu
sau:

a. Các kết cấu phẳng

• Khung bêtông cốt thép một, hai hoặc ba khớp: khẩu độ thích hợp
thường dưới 18m (h.II.2.17).
• Khung dàn vì kèo cho khẩu độ 18 - 27m (h.II.7.5).
• Khung cuôh bêtông cốt thép hay thép hình với khẩu độ 24 - 36m
(h.II.7.2, h.II.7.3).
• Vỏ mỏng cong một chiều (vỏ trụ) vỏ gấp nếp với khẩu độ dưới 20m
(h.II.7.2).
• Kết cấu treo hệ mải cứng (h.II.2.7).
Phấn 11. KIẾN TDÚC NHÀ CÔNG CỘNG 427

b. Các kết cấu không gian

• Vỏ mỏng cong hai chiều như mái bán cầu vỏ dạng trụ kiểu chắn bùn
xe đạp, vỏ gấp nếp phức tạp... áp dụng cho các không gian khẩu độ
đến 60m (h.II.1.1, h.ĩl.1.4, h.II.2.15, h.II.4.6, h.II.7.2, h.II.7.6).

• Hệ lưói thanh không gian cho không gian khẩu độ 40 - 60m (xem hình
II.7.5 và hình II.7.6).
• Mái dày căng dạng para - hyper (hình yên ngựa) gồm kết cấu biên
bằng bêtông cốt thép và hệ thôhg dây căng hai chiều vuông góc theo
hình parabol và hình hyperbol ghìm chặt vào hệ sưòn cứng cùa kết
cấu biên hay kết cấu móng (h.II.7.4).
• Hệ dây càng đồng tâm gồm vành tròn kết cấu biên chịu nén và một
đến hai hệ dây căng (trên dưổi) hưống tâm ghìm vào một trụ lõi dạng
vỏ chịu kéo, tạo nên một kết cấu cứng như vành và hệ nan hoa bánh
xe đạp (h.II.1.4, h.II.3.5) hoặc dạng đĩa võng cứng (h.II.7.3).
• Kết cấu kim loại đang dần dần thay thế bêtông cốt thép ỏ các công
trình không gian lón và cao tầng.

7.2. CÁC THỦ PHÁP TẠO THAM mỹ kiến trúc của nhà
CÔNG CỘNG

Các công trình công cộng thường có yêu cầu cao về mặt chất lượng nghệ thuật
trong tổ hợp không gian - hình khối kiến trúc vì các công trình thường mang ý
nghĩa kinh tế xã hội lốn lao, cần phản ánh được trong nó tiến bộ kinh tế-kỹ thuật
của thời đại, sự phồn vinh vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của xã hội
cũng như thị hiếu và bản sắc tâm hồn của dân tộc. Bản thân công trình công
cộng cũng hơn hẳn kiến trúc nhà ở về khả năng tạo sức truyền cảm mạnh mẽ
đến khối quảng đại quần chúng, đảm đương được chức năng giáo dục tư titởng
xây dựng tình câm của hình .tượng kiến trúc, thông qua một số thủ pháp sau:

• Tạo nên sự phong phú đa dạng về loại hình kiến trúc. Muôn vậy mỗi
công trình trước tiên phải đạt được tính chân thật, có sự trong sáng và
nhất quán của nội dung và hình thức. Diện mạo từng công trình phản
ánh được chức năng và nội dung tổ chức không gian bên trong, có sức
biểu hiện nghệ thuật, sự truyền cảm đúng với tính chất đặc thù: trang
trọng bề thế hay sinh động tươi vui, linh thiêng hay phóng túng,
hoành tráng hay khiêm tốn gần gũi...
428 NGUYÊN LÝ T1IICT KẾ KIẾN TOÚC nhà dân dụng : NHÀ d & NHÀ CÒNG CỘNG

• Các công trình vốn có khối hình lớn, đồ sộ, công năng phong phú vối
khối chính phụ rõ ràng nên tạo rõ khả năng dễ tổ hợp không gian
hình khối hoành tráng, mang chất điêu khắc, dễ gây ấn tượng sâu sắc,
tạo cảm xúc mãnh liệt và rõ ràng, có sức hút mạnh mẽ trong đô thị.
• Kết cấu đặc thù và nhịp lớn làm cho ngôn ngữ kiến trúc của nhà công
cộng rất phong phú và phát huy được hiệu quả cấu trúc cao (vẻ đẹp tự
thân của lôgic kết cấu), và trình độ hoàn thiện của công nghệ vật liệu,
kỹ thuật tiên tiến, thông minh (h.II.1.1, h.ILl.4, h.II.3.4, h.II.4.6,
h.II.4.8 h.II.7.2, h.II.7.3, h.II.7.4).
• Sử dụng phổ biến các biện pháp tạo hài hòa nghệ thuật như tỷ lệ và tỷ
xích; biến hóa và tương phản; tiết điệu và nhịp điệu để, tạo sức biểu
cảm của hình khối và mặt đứng.
• Nhấn mạnh và khai thác các hiệu quả về chất liệu, hội họa điêu khắc,
các trang trí tiểu cảnh màu sắc, ánh sáng và âm nhạc để hỗ trợ một
cách chủ động và có ý thức rõ ràng trong quá trình tổ hợp kiến trúc.
• Chú ý nhiều hơn đến kiến trúc nội thất: trần lấy ánh sáng từ mái
xuống, tường trang âm, trần treo và tường giả, trang trí nền sàn, sử
dụng vách kính lớn ...
• Rất hay sáng tạo kiến trúc với sự tìm tòi các hình thớc mới, các biểu
tượng ở hình khối kiến trúc đôminăng (dominant) các công trình văn
hóa, tưởng niệm ... nhờ vào các vật liệu, kết cấu mối, kỹ thuật mối
(h.II.7.7).
P/ưi/1 IL KIKN ÌVỦC NIIÀ CÔNG (XỒNG 429

Kết cấu nấm ở Tu Rin ( Y )

Vỏ cong hai chiều


Hình 11.7.1.ĐẶC ĐlỂM kết cấu nhà công cộng
430 NCUYÊN LÝ TlllẾT KẾ KIKN TQỦC NIIÃ DÂN DỤNC : NHÀ ỏ & NHÀ CÒNG CỘNG

1 Kết câu khung phảng Dàn thanh không gian Vỏ mỏng BTCT

Kết cấu Kết cấu biên


vỏ gấp nếp Kết cấu dây căng
BTCT

Khung 2 khóp BTCT

Khung thép 2 khớp

Ez

lỉi.ữ (giằng)
Khung thép 2 khớp
1-1

Mái lạp
SS.0
Panen
Dám biên

B
Dãy cáp

Khung nghiêng

Giằng móng

Day căng

Kết cău biến 3 Kêt cấu lõi chiu kéo

Trụ đa

Kết cấu biên Bàn BTCT

Vách cửng

Mái lạp

Kết cấu dây căng

Dây cáp

Vòng lõi giữa chịu kéo


Hình 11.7.2. ĐẶC ĐlỂM kết cấu nhà công cộng
Phần II.
KIẾN TPÚC
NHÀ
CÔNG CỘNG
CHỢ CÓ MÁI DÂY TREO Ở LIÊN XÔ cũ

431
Hình 11.7.3. KẾT CẤU KHÔNG GIAN NHỊP LỚN QUYẾT ĐỊNH
HÌNH KHÕÌ KIẾN TRÚC NHÀ CÒNG CỘNG HIỆN ĐẠI
NCUYKN I.Ý TI1IKT KL KIÍĨN TPÚC NI1À ĐÂN DỤNC : NHÀ ở & NHÀ CÕNG CỘNG
432

Hình 11.7.4. CÁC KẾT CẤU DÂY CĂNG


KẾT CẤU TREO CON SƠN GIAN TRIỂN LÃM LIÊN XÔ Ở BRUXELLES
Phan
II.
KliÍ
TDÚC
NIIÀN
CÔNG CỘNG
VÒM BÁN CẤU TRẮC ĐỊA (CUNG THỂ THAO Ở PARIS)

7* 12000

CUNG THỂ THAO TổNG HỢP lịCKA (LIÊN XỒ)


433

Hình 11.7.5. MÁI NHỊP LỚN BẰNG DÀN VÀ MẠNG LƯỚI THÉP KHÔNG GIAN
434
NGUYÊN
lý Tllirr KẾ KIKN TPÚC
NHÀ DÂN
DỤNG
DÀN KHÔNG GIAN BẰNG BTCT
(GIAN BÁN HÀNG ĐỐ Gỗ Ở MATXCƠVA)

NHÀ
ò
& NHÀ CÒNG CỘNG
Hình 11.7.6. KẾT CẤU KHÔNG GIAN
BẰNG BÊTÔNG CỐT THÉP
Phần 11. KlẾN TQÚC NIIÀ CÓNG CỘNG
435

MÁI Vỏ GẤP NẾP ĐƯỢC TREO BẰNG KHUNG CUỐN KTS. GROPIUS

CHỖ TIỂP NỐI 2 VỎ


NHIN Ở NỘI THẤT
Vỏ MỎNG BÁN CẮU ĐÁY VUÔNG
CỦA GIAN TRIỂN LAM (ÊRÊVAN)

Hình 11.7.6. KẸT CẤU KHÔNG GIAN BẰNG BÊTÔNG CỐT THÉP
-136 NGUYÊN LÝ THirr KẾ KlẾN TRÚC NHÀ DÂN DỊINC : NHÀ ò & NHÀ CÕNG CỘNG

PETER WISLOCKI XEM XÉT NHÀ BẢO TĂNG KHOA. HỌC TRÀI BẤT Ớ
VÌỊNG THỔNDA NISHIGAWA, Bựợc MOZUNA - ‘KIỀN TRÍIC sưBÍ ÁỊi
ĐẶU TIÊN CỦẠ NHẬT BẢN-■ THIÊT KẾ.yớlCẤCH sửDỰNG CÁC KHÔI
HÌNH HỌC TẠO BẠO, Được THIET KÊ ĐẾ NHÌN TỪ XA VẢ CÓ HIỆU
QUÀ KHI NHÌN TỬ TRÊN CAO, MUZUNA ĐÃĐƯA VẢp CÕNG TRÌNH
NHŨNG HÌNH VẼ TƯỢNG TRƯNG CÓ XUẨ TXựTƯNHIÊU NGỤÔN GÔC
KHẤC NHAU NHƯ: HỌC THU YÊT PLATON HIỆN BẠI VÀ THUẬ T CHIỄM
TINH NHẬT BÁN.

Gian triển lãm của Mêhicó à


Seville. 1996.
Đồng tác giả : Andres Giovamm
Garcia, Javier Ramirez
Campuzano.
Tóm tắt I Đe kỷ niệm 500 năm
phát hiện ra cháu Mỳ. yéu cầu công
trinh phái phân ánh đươc sự gập gỡ
cùa hai thẻ giới
Đặt vân đê . Còng trinh phải giữ
đươc nhiệt độ thích hợp trong điếu
kiệnnniêt dộcaoờSeyillevácómức
chi phi tôi thiểu vế điều hòa không
khí.
Giảipháp: Các tương bao quanh
va mái nnà đều có cây bao phù. ”X'
là inótip đuc rut từ các chi tiêt trang
tri Mayan chè tao sán. Méhicô
(Mexico) cùng lá nước duy nhất có
(én nước với một chứ cáí X.
Niên dai 1990 - 1992.

Mỗtip "X“ được sứdụngờlối vàọ gian


trìẻn /5m tàhinh thức trang trí điên hình
cùa Mayan

Hình 11.7.8. TÍNH Biểu TƯỢNG VÀ ĐIÊU KHẮC TRONG HÌNH KHÓI KIẾN TRÚC CÓNG CỘNG
Phin 11- KIẾN múc NHA CÒHG CỘHÓ 437

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


......... ■ ■— •

1. NGUYỄN ĐỨC TH1ÈM.


NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG. GIÁO TRÌNH TRƯỜNG
DẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI (Lưu HÀNH NỘI BỘ), 1975.

2. NGUYỄN ĐỨC THIỀM.


NGUYÊN LÝ THIẾT KÉ KIẾN TRÚC NHÀ DÂN DỤNG. TẬP I. KIẾN TRÚC NHẬP
MỎN. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NỘI, 1999.

3. NGUYỄN ĐÚC THIỀM.


GÓP PHẨN TÌM HIỂU BÀN SẮC KIÊN TRÚC TRUYỂN THỐNG VIỆT NAM.
NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG, HÀ NỘI, 2000.

4. NGUYỄN ĐÚC THIÈM.


MỘT số DÓNG GÓP VÀO CÁC co sỏ KHOA HỌC CỦA sự PHÁT TRIỂN NHÀ ỏ
CỬA THƯ ĐÔ HÀ NỘI THÒI KỲ SAU CHIẾN TRANH (LUẬT ÁN TIẾN sĩ),
HÀ NỘI. 1987.

5. ERNST NEUFERT.
LES ELEMENTS DES PROJETS DE CONSTRUCTION. DUNOD (BORDAS).

PARIS. 1976.

6. DENNIS SHARP.
HISTOIRE VISUELLE DE L’ARCHITECTURE DU xxe SIÈCLE. SOLEDI - LIEGE.
BELGIUM,1972.

7. P.M. BARD1.
ARCHITECTURES. FLAMMARION INTERNATIONAL LIBRARY RIZZOLI. 1971.

8. MANUEL D URBANISME. L'HABITAT AU PAYS TROPICAL, 1975.

9. KARL KRAMER.
MAISONS INDIVIDUELLES EN GROUPES EDITIONS EYROLLES. PARIS, 1966.

10. MAISONS NOUVELLES À PATIO EDITIONS EYROLLES. PARIS, 1998.

11. w. BOESIGER/H. GIRSBERGER


LE CORBUSIER 1910 -65 - EDITION GIRSBERGER ZURICH, 1967.

12. JAMES WINES


L'ARCHITECTURE VERTE. TASCHEN, 2000.

13. GUSTAV HASSENPFLUG. PAULHANS PETERS


ECRANS. TOURS ET COLLINES. L’HABITAT EN HAUTEUR AUJOURD'HUI ET
DEMAIN. DUNOD, 1971. PARIS.

14. CHRISTOPHER ALEXANDER.


FONCTIONS DE ^ARCHITECTURE MODERNE. LAUSANNE EDITION
GRAMMONT, 1975.
1ÊẼ____________ __________________ NGUYÊN LÝ TtllCT KẾ kiên TPÚC NHÀ DÀN DỤNG : NHẲ Ô & NHÀ CÔNG CỘNG

15. M.B. JIHCHHUAH


lĨHTepbep OổmeCTBeHHHX w JKMJIHX 3/ỊaHVĩỉí. CrpoiÍM34aT.
MocKBa, 1979.

16. B.M. nPEXỊTEHEHCKMÍÌ.


ApxHTeKTypa rpa>KflaHCKMX n npoMHinneHHHX 3^aHWỈí (TOM II).
CTpoỉÍM3AaT. MocKBa, 1979.

17. H.H. COBOJIEB.


ApxMTeKTypHoe npoeKTHpoBaHMe oổmecTBeHHbix saaHHỈí H
coopyHceHMồ. W34aTenbCTBo JiMTepaTypw no cTpoMTenbCTBy
Mockbh, 1970.
18. H.H. MKJIOBMflOB, B.H. OP7IOBCKHÍĨ, AH. BEJIKHH.
rpaHcaaHCKne 3A3HMH. "BblCinaa LUKOJia", MocKBa, 1987.

19. M. o. BAPIIỊ, M. B. JIHCHUHAH, c.n. TYPrHEB.


ApxMTeKTypHoe npoeKTHpoBanne 5KMJIHX 3/ỊaHHỈí. M3flaTeJibCTBO
jiHTepaTypH no CTpoKTenbCTBy, MocKBa, 1972.
Phần II. KIẾN TPÚC NtlÀ CÓNG CỘNG 439

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................. 3
Phần I
KIẾN TRÚC NHÀ ở
o Khái niệm nhà ở. Lược khảo quá trình phát triển nhà ở.......................... 7
1.1. Khái niệm và phân loại kiến trúc nhà ỏ......... ................................................ 7
1.2. Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ỏ......................................... 15
@ Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu thiết kế nhà ở hiện đại.................. 41
2.1. Cơ sỏ điều kiện tự nhiên............................... 42
2.2. Cơ sở về xã hội nhân văn.............................................................................. 45
2.3. Cơ sỏ về văn hóa truyền thông................... 51
2.4. Cơ sỏ .về kinh tế kỹ thuật.............................................. 55
2.5. Kinh nghiệm tổ chức không gian cư trú truyền thống trong kiến trúc
nhà ỏ dân gian Việt Nam........................................................................ 57
2.6. 'Những mô hình nhà ở đô thị của phố cổ và Hà Nội xưa........................... 64
© Căn nhà và các bộ phận của nó................. 79
3.1. Chức năng của gia đình và yêu cầu công năng của cán nhà hiện đại..... 79
3.2. Các yêu cầu tâm lý - sinh học của không gian ỏ......................................... 81
3.3. Nội dung căn nhà và sơ đồ công nảng......................................................... 83
0 Kiến trúc nhà ở thấp tầng....................... 119
4.1. Khái niệm.................................................................................................... 119
4.2. Phân loại................................... 119
4.3. Biệt thự sang trọng ỏ thành phô'......................................... 121
4.4. Nhà biệt thự liên kế và nhà liên kế - khối ghép........ .............................. 128
4.5. Xu hưống phát triển của nhà khối ghép trong thời gian tói.................... 136
© Kiến trúc chung cư nhiểu tầng..................................................................... 163
5.1. Khái niệm - Đặc điểm - Phân loại chung cư nhiều tầng...........................163
5.2. Cơ cấu nội dung căn hộ và tiêu chuẩn của chung cư nhiều tầng ............ 165
5.3. Đặc điểm kiến trúc các loại chung cư nhiều tầng... ................................. 169
5.4. Cầu thang trong chung cư nhiều tầng...................................................... 182
5.5. Xu thế phát triển kiến trúc chuhg cư nhiều tầng và cao tầng trên
thế giổi............................................................................... 184
© Kiến trúc chung cư cao tầng..................................................... 211
6.1. Khái niệm về chung cư cao tầng........................................... 211
6.2. Những ưu điểm và nhược điểm của nhà cao tầng....... ............................211
6.3. Những đặc điểm và yêu cầu kiến trúc của chung cư cao tầng................. 214
6.4. Những điều kiện chung về kinh tế - kỹ thuật......... ................................. 215
440 NGUYÊN LÝ Ttnfir KẾ K1ẼN TPỦC NtlÀ DÀN DỤNG : NHÀ Ở & NHÀ CÕNG CỘNG

6.5. Phân loại nhà ỏ chung cư cao tầng........................................................... 216


6.6. Kiến trúc các kiểu chung cư cao tầng....................................................... 216
6.7. Yêu cầu tổ chức thiết bị kỹ thuật tiện nghi sinh hoạt trong chung cư
cao tầng.................................................................................... 230
6.8. Những khía cạnh tâm lý xã hội học của người ở trong các chung cư
cao tầng................................................................................................... 233
6.9. Kinh nghiệm của thế giối về tổ chức chung cư cao tầng. Xu hướng
phát triển ở Đông Nam Á .............................................. 239

Phần II
KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG CỘNG

o Đặc điểm và yêu cầu kiến trúc nhà công cộng. Phân loại nhà công cộng.. 271
1.1. Định nghĩa nhà công cộng và phân loại...................................................... 271
1.2. Đặc điểm nhà công cộng......................................................................... 274
@ Các bộ phận của nhà công cộng................................................................... 283
2.1. Hệ thống không gian nội thất của nhà công cộng..................................... 283
2.2. Thiết kế các phòng chính........................................................................... 284
2.3. Các phòng phụ trong nhà công cộng......................................................... 304
2.4. Các không gian giao thông trong nhà công cộng...................................... 311
© Hệ thống mạng lưới công trình công cộng. Cách xác định sức chứa hợp lý.
Yêu cầu về địa điểm xây dựng và các khống chế về mặt quy hoạch.. 349
3.1. Hệ thống cấp bậc của mạng lưổi công trình công cộng. Cách xác định
sức chứa hợp lý...................................................................................... 349
3.2. Chọn địa điểm xây dựng và thiết kế tổng mặt bằng...................................354
© Phân khu hợp nhóm. Giải pháp tổ hợp không gian hình khối
kiến trúc...................................................................................................... 367
4.1. Phân khu hợp nhóm trong nhà công cộng .............................. 367
4.2. Các giải pháp tổ hợp “không gian - mặt bằng” kiến trúc......................... 370
4.3. Cách iổ hợp các phòng lốn tập trung đông người...................................... 372
© Thiết kế nhìn rô trong phòng khán giả...................................................... 385
5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu...................................................................................... 385
5.2. Các yêu cầu về bô' trí chỗ ngồi................................................................... 385
5.3. Các phương pháp thiết kế nền dốc............................................................388
© Thiết kế và kiểm tra thoát người an toàn trong nhà công cộng....... '.. 407
6.1. Khái niệm và nhiệm vụ.............................................................................. 407
6.2. Phần loại quá trình thoát và yéí’ cầu tố chức lối thoát............................408
6.3. Cơ sở tính toán và trình tự giải quyết một bài toán thoát người............ 411
© Đặc điểm kết cấu và thẩm mỹ kiến trúc nhà công cộng....................... 425
7.1. Đặc điểm kết cấu nhà công cộng................................................................ 425
7.2. Các thủ pháp tạo thẩm mỹ kiến trúc của nhà cồng cộng ............. 427
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH................................................ 437

You might also like