You are on page 1of 10

TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN DI SẢN

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện : Trần Minh Long

MSV: 2052010031

Lớp: 20 KTCQ

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Sơn , người đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo cho em những vấn đề trọng tâm của đề tài ngay từ khi xác định tên
đề tài tới lúc hoàn thiện bài tiểu luận.

Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của UBND phường Phúc La, quận Hà Đông,Thành
phố Hà Nội và Ban Quản lý di tích đình làng Yên Phúc đã tạo điều kiện, giúp
đỡ cho em có thời gian nghiên cứu, tiếp cận với nguồn tư liệu, sách báo có liên
quan tới đề tài. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Ban Quản
lý di tích đình làng Yên Phúc đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình khảo
sát, tiếp cận nghiên cứu di tích.

Là sinh viên năm thứ tư do chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế, kiến thức
chuyên ngành còn hạn chế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp chắc hẳn tiểu luận của
em còn có khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cho
bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................

MỞ ĐẦU................................................................................................................

1.Mục đích nghiên cứu...........................................................................................

2 Giới hạn...............................................................................................................

3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................

4. Ý nghĩa ...............................................................................................................

5. Nội dung ………………....................................................................................

6. Kết luận...............................................................................................................

7. Kiến nghị.............................................................................................................
1. Mục đích nghiên cứu.
Di tích đình làng Yên Phúc từ khi hình thành đến nay đã trải qua quá
trình tồn tại hàng trăm năm với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử. Đình
nằm ở giữa làng, trên một thế đất đẹp, không gian thoáng đãng, vị trí thuận lợi
kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hài hòa đẹp mắt.
Trải qua quá trình tồn tại đã lâu năm, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều nên các kiến trúc gỗ truyền thống luôn đứng trước nguy cơ mục hỏng và
mối mọt. Đình nằm sát ngay với con đường đi của làng nên cũng chịu nhiều
những tác động của các yếu tố xã hội khác như: tiếng ồn, độ rung, khói bụi… đã
đe dọa trực tiếp tới sự bền vững của di tích.
Mục đích của bài tiêu luận này của em là chỉ ra một số vấn đề cảnh quan
cần chỉnh trang còn tồn đọng và đề xuất phương án chỉnh trang cho khu vực hồ
nước và vườn dạo xung quanh hồ nước để hoàn thiện một diện mạo chỉnh tề và
đẹp đẽ nhất cho khu vực di tích đình Yên Phúc.

2. Giới hạn.
- Nghiên cứu di tích đình Yên Phúc.
3. Đối tượng.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khuôn viên cảnh quan và hồ nước
của Yên Phúc ( Đối diện đình làng Yên Phúc ).
Nằm giữa bình phong và nghi môn là hồ nước. Hồ hiện nay có mặt bằng
hình vuông, giữa hồ có gò đất nổi cao, hình vuông, trồng một số loại cây ăn quả.

4. Ý nghĩa.
- Khi nói đến đình, đền, chùa, thì không thể không nói tới cây xanh, vì
cây xanh không chỉ làm đẹp cho công trình kiến trúc, tạo cảnh quan hài hoà tươi
mát cho di tích mà lại mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đối với đình Yên Phúc
cần bổ sung một số loại cây cao tán rộng ở xung quanh di tích để tôn thêm vẻ
đẹp của kiến trúc và còn ý nghĩa tâm linh như đại, lan, gạo, đề… Nhũng cây bụi
xoè không nên trồng sát kiến trúc, bởi sẽ làm chìm nét đẹp của kiến trúc.

5. Nội dung.
5.1. Hiện trạng.
- Tên: Đình Yên Phúc được hình thành từ năm 1700, thờ Đức Thánh Linh
Lang Đại vương- Vị tướng đời nhà Trần có công đánh giặc cứu nước trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên thế kỷ XIII.

- Vị trí: Đình làng Yên Phúc, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông.
- Tôn thờ: Đình tôn thờ Đức Thánh Linh Lang Đại vương.

Kiến trúc đình làng Yên Phúc :


- Cấu trúc mặt bằng tổng thể đình làng Yên Phúc :
Đình làng Yên Phúc được xây dựng trên một khu đất cao, hướng chính là hướng
Tây Nam, trước mặt có hồ nước, dòng Nhuệ giang uốn lượn phía trước tạo
thành thế minh đường tụ thủy.
- Cảnh quan của đình và khu vực quanh đình nay đã thay đổi rất nhiều so với
cảnh quan xưa. Hồ nước trước mặt cũng đã được cải tạo thành một hồ nước nhỏ
hình vuông. Tổng thể mặt bằng của đình hiện nay như sau: Bình phong (mới
dựng năm 2011); Hồ nước (đã được cải tạo); Nghi môn (được cải tạo, giữa nghi
môn và hồ nước đã bị chia cắt bởi con đường); Sân đình và cuối cùng là tòa đại
Đình.
- Liền sát phía sau của đình là chùa làng Yên Phúc, chùa có tên chữ là Linh
Thông tự, chùa và đình được xây dựng trên cùng một hệ trục để tạo thành một
tổng thể kiến trúc.
-Các hoạt động truyền thống:
Lễ hội truyền thống đình Yên Phúc được tổ chức hằng năm theo định lệ
của làng hội làng có Đám lệ và Đại Đám. Đám lệ là những năm mà lễ hội được
tổ chức quy mô nhỏ, phạm vi lễ hội chỉ diễn ra trong nội bộ của làng; Đại Đám
là những năm lễ hội được tổ chức quy mô lớn với sự tham gia của các làng.

5.2. Cơ sở
- Trong diễn trình lịch sử dân tộc, từ khi xuất hiện, các kiến trúc gỗ đã phải trải
qua sự tàn phá nặng nề của thời gian và con người. Cho đến ngày nay, các di
tích có niên đại khởi dựng sớm còn lại trên đất nước ta hàu hết đã trải qua nhiều
lần trùng tu, dấu vết còn lại trên kiến trúc gỗ đình làng sớm nhất hiện nay thấy
được là thời Mạc (thế kỷ XVI).
Từ những đặc điểm trên cho thấy việc gìn giữ lại những di tích lịch sử nói
chung và những di tích kiến trúc gỗ có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật nói riêng,
tiêu biểu là kiến trúc đình làng là một việc quan trọng, góp phần bảo tồn và làm
phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa vật thể của đất nước.
5.3 Giải pháp.
Đình Yên Phúc được trùng tu năm 2001, đến nay các cấu kiện, đơn
nguyên kiến trúc vẫn tốt. Tuy nhiên cùng với thời gian nó sẽ xuất hiện những
dấu hiệu xuống cấp nên việc tôn tạo di tích vẫn rất quan trọng, thiết thực.
- Hệ thống ao ở xung quanh di tích từ lâu đã không được nạo vét, nước tù
ứ đọng, Vì vậy vấn đề đặt ra cần phải nạo vét lòng ao, đưa nước mới vào.
- Cảnh quan mặt nước có thể bố trí thêm những cây thủy sinh vừa có tác
dụng trang trí cho nơi đây vừa làm sạch nước.
Ví dụ :

- Diện tích vườn của di tích không rộng nhưng lại trong tình trạng không
được chăm sóc kỹ lưỡng, cây dại mọc nhiều, âm u làm giảm đi tính thẩm mỹ
của khu vườn. Cần chăm sóc tốt cho khu vườn, bổ sung thêm các loài hoa để
tăng phần sinh động cho khu vườn.
Ví dụ minh họa.

-Cần lắp đạt thùng rác, biển chỉ dẫn và bãi đỗ xe cho khách, tránh tình
trạng lộn xộn, mất vệ sinh.

6. Kiến nghị.
Ngoài ra, phòng văn hoá quận cũng cần phối hợp với ban văn hoá xã nên
giới thiệu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền thanh,
tivi, sách báo, tạp chí, giới thiệu về mảnh đất, con người và các hoạt động văn
hoá truyền thống cũng như di tích lịch sử văn hoá gắn liền với người dân địa
phương làng Yên Phúc…. để giúp nhiều người biết về di tích cũng là biện pháp
thu hút khách tham quan tới di tích.
Hy vọng rằng di tích đình Yên Phúc với những giá trị văn hoá quý báu
cùng những tiềm năng đang ẩn chứa trong di tích sẽ tự khẳng định được vị trí
của mình để mọi người biết tới như một biểu tượng văn hoá truyền thống của
làng quê Yên Phúc.

7. Kết luận.
- Bài khóa luận đã trình bày một cách khá chi tiết về lịch sử, kiến trúc,
nghệ thuật trang trí cùng hệ thống các di vật tiêu biểu hiện còn lưu giữ được tại
di tích đình Yên Phúc. Trên cơ sở nội dung của bài tiểu luận, tôi xin đưa ra một
số kết luận sau:
- Tổ chức và chỉnh trang khuôn viên cảnh quan xung quanh hồ nước đình
làng không chỉ là một nhiệm vụ thiết yếu mà còn là một cơ hội tuyệt vời để tạo
nên không gian sống xanh, tâm linh và thân thiện với môi trường. Bằng cách
chú trọng vào việc lựa chọn cây cỏ, đáp ứng hợp lý với hệ thống tưới tự động và
tạo điểm nhấn thẩm mỹ, chúng ta không chỉ đem lại sự thoải mái cho người dân
mà còn bảo vệ và làm đẹp cho môi trường xung quanh.
- Kết quả của sự đầu tư và quan tâm này là không gian khuôn viên cảnh
quan trở nên sống động, tươi mới và gần gũi với tự nhiên. Hồ nước đình làng
không chỉ là nguồn nước quan trọng mà còn là điểm nhấn độc đáo, tạo điểm
nhấn cho cả khu vực. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ, như hệ thống tưới
thông minh, giúp quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả và bền vững.
- Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng việc chỉnh trang khuôn viên
cảnh quan hồ nước đình làng không chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ mà còn
đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho cộng đồng. Đây là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý
thông minh, nhưng đồng thời mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho cả
người dân và du khách, thúc đẩy sự tình cảm hòa mình với thiên nhiên và văn
hóa của đình làng.

You might also like