You are on page 1of 57

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI THU HOẠCH

MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


TÊN NHÓM: CHIẾN THẦN ẨM THỰC
HỌC NGÀY THỨ: 4
TIẾT 1 ĐẾN TIẾT 5

NĂM 2021
ĐỀ MỤC BÀI LÀM:
Đề mục 1: “Chất phương Đông trong các công trình kiến trúc tiêu biểu” – SBD
55. Trần Đinh Minh Tâm.
Đề mục 2: “Chất phương Đông trong văn hóa giao tiếp” – SBD 22. Nguyễn Thị
Như Huỳnh.
Đề mục 3: “Chất phương Đông trong văn học – nghệ thuật” – SBD 41. Nguyễn
Ngọc Bội Nghi.
Đề mục 4: “Chất phương Đông trong văn hóa ẩm thực” – SBD 72. Trần Thị
Minh Thư.
Đề mục 5: “Chất phương Đông trong Tôn giáo – tín ngưỡng” – SBD 21. Nguyễn
Thị Thanh Huyền.
Đề mục 6: “Chất phương Đông trong trang phục” – SBD 63. Dương Phương
Thảo.

2
Đề tài 52: Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương Đông
trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những vấn đề
gì?
SBD 55. Trần Đinh Minh Tâm thực hiện nội dung “Chất phương Đông trong các
công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam” của đề tài “Giả sử có một người phương
Tây muốn tìm hiểu về chất phương Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ
gợi ý cho họ nghiên cứu về những vấn đề gì?”
Bài làm của sinh viên:
Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm riêng, những nền văn hóa mang bản sắc
dân tộc riêng, được thể hiện rõ qua nếp sống cùng với môi trường sinh hoạt. Một
trong những yếu tố thể hiện một cách rõ nét nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc đó
chính là kiến trúc, nhà ở - nơi diễn ra các hoạt động sống chủ yếu của con người.
Việt Nam vốn là một đất nước của phong tục, tập quán với tinh hoa văn hoá lâu
đời được chắt lọc qua ngàn năm. Kiến trúc là một chủ đề hay, gần gũi và gắn liền
với cuộc sống của con người. Ở một khía cạnh nào đó, kiến trúc thể hiện bản sắc
văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà khi nhắc đến không lẫn với những nền
văn hóa khác, tạo ra nét riêng biệt, đặc trưng. Vì thế, chọn việc giới thiệu những
nét phương Đông có trong công trình kiến trúc Việt Nam sẽ làm mọi người dễ hiểu
và có những cái nhìn sâu sắc hơn đối với nền văn hóa nước nhà.
I. Hoàn cảnh thiên nhiên, vị trí địa lý Việt Nam ảnh hưởng đến kiến
trúc:
Việt Nam ở vào một trong những khu vực loài người có mặt rất sớm và là một
trong những cái nôi sơ sinh của nhân loại ngày nay. Đất nước ta có nhiều núi rừng,
có hệ thống sông ngòi dày đặc, có biển bao la, và có số lượng tài nguyên khoáng
sản phong phú. Đất nước ta có rừng vàng, biển bạc, có nguồn cung cấp vô tận
không chỉ những vật liệu xây dựng thông thường cho kiến trúc dân gian: tranh, tre,
nứa, lá mà còn có vô số cây gỗ quý: đinh, lim, sến… Vậy nên các công trình kiến
trúc theo lối phương Đông nổi tiếng ở nước ta luôn mang đậm tính dân tộc và
phong cách Đông Phương cổ truyền với khung sườn kết cấu bằng gỗ quý, với
những hình ảnh điêu khắc kĩ xảo lên thân cột trông vừa sang lại vừa đậm chất
phương Đông kín đáo nhưng vẫn cầu kì.
Nước ta nằm ở vị trí tương đối thuận lợi, phía Đông giáp biển, Tây – Nam – Bắc
giáp với lãnh thổ của các nước láng giềng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, “...đất đai
nước ta và các nước láng giềng không ngắn cách đứt đoạn và từ khi loài người xuất
hiện, đất nước Việt Nam là nơi sinh trưởng, gặp gỡ giữa nhiều cộng đồng tộc
người và các luồng giao lưu kinh tế và văn hóa…Do đó nghệ thuật kiến trúc cũng

3
nằm trong khung cảnh ảnh hưởng đó mà bằng chứng cụ thể là những công trình
kiến trúc gỗ ở miền Bắc và kiến trúc đá hoặc đất nung ở miền Trung.” 1

II. Đặc điểm phương Đông có trong các công trình kiến trúc Việt Nam:
Việt Nam có vị trí đặc biệt nằm trên đường giao lưu giữa hai nền văn minh cổ đại
của Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc. Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam phát
triển chủ yếu trong thời kỳ phong kiến trước thế kỷ XIX. Vào thời kỳ này, nước ta
tiếp nhận, lựa chọn và sáng tạo nền văn hóa kiến trúc từ các nước phương Đông,
đồng thời một loại hình kiến trúc mới là kiến trúc Chùa Tháp của Phật Giáo cũng
được xây dựng làm cơ sở truyền bá đạo Phật cho nước ta. Cảnh quan thiên nhiên,
đặc điểm khí hậu khác nhau đã ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc của mỗi miền
đất nước, hình thành kiểu kiến trúc nhà khung bền chắc, thoáng mát theo lối kiến
trúc mở, hòa lẫn với cây xanh, mặt nước. Ngoài ra, nước ta còn là nợi tập trung của
rất nhiều kiến trúc chùa chiền, lăng mộ độc đáo, mang đậm nét văn hóa cổ truyện
phương Đông và Việt Nam
Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, là nơi tập trung phần lớn
các công trình kiến trúc phản ánh truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc Việt.
Với 3/4 diện tích là rừng núi nên vật liệu xây dựng chủ yếu của kiến trúc truyền
thống là gỗ, đá và gạch. Trong đó gỗ đóng vai trò bộ khung chịu lực chính, đá
dùng trang trí, làm móng và gạch dùng làm vật liệu bao che.
III. Những công trình kiến trúc mang nét phương Đông tiêu biểu ở Việt
Nam:
1. Quần thể di tích Cố Đô Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế):
Bàn về kiến trúc quân sự - quốc phòng và kiến trúc cung điện – dinh thự, Quần thể
di tích Cố Đô Huế được xem là một trong số những công trình đại diện tiêu biểu
nhất. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Quần thể di tích Cố
Đô Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia
thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào
hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát
năm 1803 (triều vua Gia Long) đến khi hoàn chỉnh vào năm 1832 (triều vua Minh
Mạng). Kiến trúc Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc
truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông, cùng những đặc điểm mang ảnh
hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, hài hòa với các yếu tố tự nhiên: núi Ngự
Bình, sông Hương, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, cồn Hến…
Kinh thành Huế có ba vòng thành: vòng ngoài gọi là kinh thành, vòng giữa là
hoàng thành, và vòng trong là cấm thành. Phù hợp với quan niệm nho giáo của nền
quân chủ phong kiến phương Đông, với phần ngoài cùng của đô thị dành cho lớp

1
Vũ Tâm Lang. (1991). Kiến trúc cổ Việt Nam. NXB Xây Dựng, tr. 07
4
thị dân, thợ thủ công ở, phần giữa dành cho tầng lớp quan lại phong kiến triều đình
và trong cùng là nơi giành cho vua và hoàng tộc.

Một góc Kinh thành Huế

Bố cục đối xứng trong toàn bộ tổng thể qua trục chính Bắc - Nam xuất phát từ
quan niệm của Nho giáo như tả nam, hữu nữ, tả văn, hữu võ... gây được cảm giác
các lớp kiến trúc trùng trùng điệp điệp, từng khu nhỏ cũng theo lối đối xứng này.
Mặt bằng công trình hình chữ nhật và thường được phát triển theo chiều sâu nhờ
hai nhà nối tiếp liền mái nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Mái nhà cấu tạo
theo kiểu “chồng diêm” gồm hai tầng mái nối chồng lên nhau.
Nội thất nửa ngoài không đóng trần để tận dụng chiều cao cho nơi hành lễ cần, nửa
trong có trần là chốn thâm nghiêm nơi Vua ngự hay thờ tự. Trang trí phong phú,
đạt trình độ thẩm mỹ cao. Các kỳ đài, lầu cửa, vọng đài… cùng với nghệ thuật
trang trí, điêu khắc gỗ, xử lý nền móng, xây gạch, làm ngói men… thể hiện rõ sự
kế thừa trong lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Phong cách kiến trúc nói chung mang tính khiêm tốn, chừng mực, hài hòa của kiến
trúc dân gian Việt nam, không quá đồ sộ, nguy nga lộng lẫy tạo nên ấn tượng sâu
sắc về sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc. Công trình kiến trúc
tiêu biểu: điện Thái Hòa, điện Long An…

5
Chính diện Điện Thái Hòa

“Xây dựng trên đất nước Việt nam ở Á Đông, trong điều kiện tuy đã bắt đầu suy
sụp và khủng hoảng song vẫn là chế độ xã hội phong kiến, các tòa thành thời nhà
Nguyễn vẫn ít nhiều có pha trộn và thừa hưởng phần nào truyền thống và kiến trúc
của các tòa thành thời trước…tên gọi của chúng vẫn dùng chữ Hán, phong cách
kiến trúc vẫn mang dáng dấp kiến trúc truyền thống cổ xưa…” 2 tuy vòng Thành
ngoài của Kinh thành mô phỏng kiểu Vauban nhưng trong hai vòng Hoàng thành
và Tử cấm thành vẫn là kiến trúc thành cổ phương Đông điển hình. Hoàng cung
huế cùng với các di tích lịch sử khác của cố đô Huế đang được Đảng, Nhà nước,
chính quyền và người dân địa phương trân trọng bảo vệ và là một bộ phận di sản
văn hóa, thành quả lao động của nhân dân ta.
Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng
12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào
danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
2. Chùa Một cột (Hà Nội):
Tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam khá phong phú và phức tạp. Một đặc điểm của
tôn giáo là đức tin đối với thế giới linh thiêng. Đức tin này cần được biểu đạt bằng
thực hành tôn giáo. Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam có đặc điểm riêng, đặc biệt là có
mối liên hệ sâu sắc với tín ngưỡng dân gian/tín ngưỡng văn hóa truyền thống.
Bàn về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng, trong phạm vi kiến trúc Việt Nam, có một
di tích kiến trúc đất độc đáo nghệ thuật tạo hình kiến trúc của triều Lý – chùa Một
cột.

2
Vũ Tâm Lang. (1991). Kiến trúc cổ Việt Nam. NXB Xây Dựng, tr.22
6
Chùa Một cột hay còn có tên gọi khác là 延祐寺 (Diên Hựu tự)

Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi
công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu
Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.3
Theo cuốn Hà Nội - di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân
Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh
Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trị thứ
3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng:
tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất)
một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng
giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng
tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một
Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự
(với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “Phước bền dài lâu”). 4 Có thể thấy nhà Lý là
một triều đại rất sùng đạo Phật, thời này được coi là thời đại hoàng kim của đạo
Phật trong lịch sử dân tộc.
Ban sơ, khi xây dựng chùa Diên Hựu, trước chùa, người ta cho dựng một cột đá
lớn trên mặt đất với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Lối kiến
trúc này cho phép liên tưởng đến cấu tạo của các Phật tràng, kinh tràng – một loại
kiến trúc Phật giáo, thường được dựng lên để kiến tạo công đức. Hoa sen được
xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo, gợi đến cho người ta những đức tính
lương thiện, kiên nhẫn, không nhiễm tạp, hành trực… Liên Hoa Đài được tạo tác
theo hình tượng bông sen đặt trên trụ đá cao giữa lòng hồ Linh Chiểu như đang
vươn mình hướng lên thoát khỏi thế tục. Một hình ảnh vô cùng thanh tao, thuần
khiết và độc đáo.

3
Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, quyển 2.
4
Doãn Đoan Trinh. (2000). Hà Nội – di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, chùa Một cột. NXB Hà Nội, tr. 420 - 426
7
Liên Hoa Đài

Theo tờ Quốc phòng Thủ đô: “…chùa Một cột chính là biểu tượng của trí tuệ, sự
trường thọ, và sự cứu rỗi: mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên
goài đại diện cho âm và các cột hình tròn đại diện cho dương (kể cả chùa bên trên
và ao hình vuông phía dưới). Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cồ kính, mà
còn ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật…”
Thiết kế kiến trúc ban đầu của chùa Một Cột thời Lý bao gồm đài Liên Hoa, kích
thước mỗi chiều 3m, có phần mái cong dựng trên một cột hình trụ nằm giữa hồ
vuông. Theo thời gian, ngôi chùa này được trùng tu nhiều lần. Thiết kế như hiện
nay được trùng tu vào năm 1955, phần đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp
bằng ngói ta, bốn mái cong, trong đó bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Nét ấn
tượng nhất trong thiết kế kiến trúc ngôi chùa này là toàn bộ ngôi chùa được nâng
đỡ trên một cột đá duy nhất.
Chùa Một Cột đã được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia
(năm 1962); được ghi danh trong sách kỉ lục Guiness Việt Nam “Ngôi chùa có
kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”; và ngày 10/10/2012, công trình đã được Tổ
chức Kỷ lục Châu Á vinh danh “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
3. Chùa Thiên Mụ (tỉnh Thừa Thiên – Huế):
Huế là cố đô cũ của Việt Nam, cũng là cái nôi của Phật giáo, được biết đến như
mảnh đất thần kinh linh thiêng. Bởi vậy, Huế hội tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều
ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn
giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa, chùa là
điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Chùa không chỉ là nơi để du
khách bốn phương thăm viếng cầu nguyện, mà còn là nơi tuyệt đẹp để tham quan
bởi cảnh quan, kiến trúc, lịch sử và cả những sự tích kỳ bí lí thú.
Chùa Thiên Mụ được dựng lên uy nghi bên bờ bắc sông Hương, cách thành phố
Huế 5km về phía Tây. Gắn liền với những câu chuyện lí thú, chùa được dựng lên
năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

8
Chính điện chùa Thiên Mụ

Theo dấu thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là
cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo. Ông đã hoàn thiện và thay đổi
nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, một quả Đại Hồng Chung nặng hơn
2 tấn đã được đúc mới và đặt tại ngay Điện Đại Hùng.

Đại Hồng Chung

Nét đặc sắc của kiến trúc nơi đây không phải ở khu Chùa mà ở tháp Phước duyên.
Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành
cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông
Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông. Quan trọng hơn,
nó được coi là biểu tượng của thủ đô cũ và của thành phố Huế ngày nay.

9
Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ

Đáng chú ý, chùa Thiên Mụ không sở hữu nhiều tượng Phật như ngôi chùa khác ở
Huế. Khuôn viên của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc một cung điện của vua
chúa, quan lại ở Huế cổ xưa.
Chùa có kiến trúc đậm chất “Huế”, cổ kính và thơ mộng, là vần điệu của những bài
dân ca, thơ ca ngợi xứ Huế. Chùa Thiên Mụ giống như một minh chứng lịch sử
nằm bên dòng sông Hương hiền hoa. Ngôi chùa đã đi vào tiềm thức của người dân
Huế từ bao đời nay.
IV. Tổng kết:
Ngoài các công trình trên, Việt Nam còn rất nhiều công trình khác cũng có kiến
trúc rất nổi bật. Những công trình này không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt
Nam mà còn là điểm đến hấp dẫn của bạn bè quốc tế. Tóm lại, những công trình
nghệ thuật kiến trúc Việt Nam mang nhiều đặc điểm truyền thống văn hóa văn
minh dân tộc và là bộ phận quan trọng, tài sản vô giá của đất nước và tổ quốc.

10
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Vũ Tâm Lang. (1991). Kiến trúc cổ Việt Nam. NXB Xây Dựng
2. Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, quyển 2
3. Doãn Đoan Trinh. Hà Nội – di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, chùa Một
cột.
4. Quốc phòng Thủ Đô. (2019). Chùa Một Cột – Kiến trúc có một không hai
của Việt Nam, tại: http://quocphongthudo.vn/van-hoa-xa-hoi/chua-mot-cot-
kien-truc-co-mot-khong-hai-cua-viet-nam.html
5. Báo tin tức. (2021). Thăm ‘Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á’, tại:
https://baotintuc.vn/anh/tham-ngoi-chua-co-kien-truc-doc-dao-nhat-chau-a-
20121111143323594.htm
6. Phật Giáo. (2013). Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, tại:
https://phatgiao.org.vn/ngoi-chua-co-kien-truc-doc-dao-nhat-viet-nam-
d10716.html
7. Thuyngakhanhoa’s Blog (2021). Chùa Thiên Mụ, tại:
https://thuyngakhanhhoa.wordpress.com/tag/di%E1%BB%87n-d%E1%BA
%A1i-hung/

11
Đề tài 52: “Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương Đông
trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những vấn đề
gì?”
SBD 22. Nguyễn Thị Như Huỳnh thực hiện nội dung “Chất phương Đông trong
văn hóa giao tiếp” của đề tài “Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về
chất phương Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu
về những vấn đề gì?”
Bài làm của sinh viên:
1. Giới thiệu chung về văn hóa giao tiếp phương Đông
Trong quan hệ giữa người với người, văn hoá phương Đông nặng về tính cộng
đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo. Do nền nông nghiệp lúa nước, mang tính
thời vụ, sống định cư và hợp tác cao, nên người phương Đông, đặc biệt là người
Việt rất thích giao tiếp và coi trọng các mối quan hệ. Người phương Đông nói
chung và người Việt nói riêng rất trọng tình nghĩa, tinh thần cộng đồng cao và sẵn
sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn
Văn hóa giao tiếp phương Đông khác với phương Tây ở chỗ tính cộng đồng cao.
Người phương Đông đề cao chủ nghĩa tập thể5, luôn muốn quan tâm suy nghĩ cho
người khác cũng như để ý đến cái nhìn, suy nghĩ của người khác về mình. Trần
Ngọc Thêm nhận định về tính cộng đồng trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”
như sau: “Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo
nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong
làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác- nó là đặc trưng
dương tính, hướng ngoại”6. Việt Nam cũng là một nước phương Đông điển hình
với nền văn minh lúa nước phát triển lâu đời, nên thừa hưởng nhiều nét đặc trưng
trong văn hóa phương Đông ở phương diện giao tiếp.
2. Hệ thống từ ngữ xưng hô:
Đầu tiên, từ ngữ xưng hô của phương Đông phong phú hơn phương Tây. Trong khi
tiếng Anh, xưng hô với nhau bằng I-you, thì tiếng Việt lại có hệ thống nghi thức
xưng hô vô cùng đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người giao tiếp căn cứ vào
tuổi tác, cấp bậc, mức độ thân quen, tình huống giao tiếp… để lựa chọn ngôi xưng
hô cho phù hợp. Chẳng hạn như khi nói chuyện với người lớn mà mình chưa quen
biết, thường xưng “con” và gọi “cô/chú”, người già thì gọi “ông/bà”. Đôi khi cả hai
người đều gọi nhau bằng “anh” và xưng bằng “em”, vì người Việt thường hay tôn
trọng đối tượng phương, còn đối với bản thân thì khiêm nhường. Người Việt chỉ
gọi tên nhau khi đối phương nhỏ hơn/ bằng tuổi mình, còn lại không được gọi

5
Crazy Translate (August 8, 2012). Communication Differences Between Eastern and Western. Culture Comperison from
https://translation2home.wordpress.com/2012/08/21/communication-differences-between-eastern-and-western/
6
Trần Ngọc Thêm . (1999). Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. Nhà xuất bản Giáo dục
12
trống không, phải thêm vào trước cô/chú, anh/chị… rồi mới đến tên. Đây là phép
lịch sự cũng như sự lễ phép trong văn hóa giao tiếp Việt.
3. Các đặc điểm cơ bản trong giao tiếp
Về thái độ giao tiếp, người Việt vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè. Việc thích giao
tiếp thể hiện ở chỗ người Việt thích viếng thăm và rất hiếu khách. Trong các dịp lễ
Tết, đám giỗ và cả những khi rảnh rỗi, người Việt thích đến nhà chúc Tết, thăm
hỏi, biếu quà trong gia đình hoặc trong các mối quan hệ xã hội. Viếng thăm nhà
nhau đã là một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Khi có dịp vui, ngày lễ, họ hàng
bạn bè thường đến nhà nhau, ít khi đến hàng quán, nhà hàng. Do lối sống định cư
theo làng xã, bộ lạc, người Việt thích sinh hoạt cộng đồng và sự ấm cúng, gần gũi
hơn là sự sang trọng. Khi đến nhà người khác, người phương Đông thường hay
mang theo chút quà bánh hoặc đơn giản là trái cây, hoa để tỏ lòng biết ơn khi chủ
nhà đã mời mình đến.7
Với một số nước phương Tây, đến sớm hơn giờ hẹn là điều không nên nhưng ở
phương Đông, cụ thể là Việt Nam, khách có thể đến sớm hơn để phụ giúp chủ nhà
chuẩn bị tiệc, sau khi dùng tiệc xong giúp nhau dọn dẹp. Những việc này được
xem như là một phép lịch sự cơ bản trong văn hóa viếng thăm của người Việt. Khi
có người đến thăm nhà, dù lạ hay quen, người Việt đều rất nhiệt tình đón tiếp, tiếp
đãi tận tình. Nếu được chuẩn bị trước thì chủ nhà chuẩn bị rất chu đáo các món ăn,
dọn dẹp nhà cửa, chỗ ngủ lại cho khách. Còn khi khách đến đột xuất, người Việt
luôn sẵn sàng mang những thứ ngon trong nhà ra thiết đã như rượu quý, đồ ăn
ngon có sẵn trong vườn nhà…
Kì lạ là càng đến những vùng xa, vùng quê hẻo lánh, tính hiếu khách của người
Việt càng tăng và đặc biệt là giao tiếp với những du khách, người nước ngoài. Với
tập quán sống theo làng xã của người phương Đông, cụ thể là người Việt, thì ngoài
tính cộng đồng còn có tính tự trị. Người làng nào biết người làng ấy, thôn nào biết
thôn ấy, và có các làng tách biệt với nhau. Vì thế, người Việt vẫn còn chút gì đó rụt
rè trong những trường hợp ở ngoài cộng đồng quen thuộc đòi hỏi tính tự trị cao.
Người Việt rất trọng tình trọng nghĩa- lấy tình cảm làm gốc trong các nguyên tắc
ứng xử. Tuy là có lý có tình, nhưng đôi khi lại nghiêng về phần tình nhiều hơn,
“thương nhau củ ấu cũng tròn”, “yêu ai yêu cả đường đi”, những câu ca dao đó cho
thấy người Việt quan trọng tình cảm, yêu hoặc ghét sẽ quyết định cách ứng xử của
mình với đối phương, tình yêu chiến thắng được nghịch cảnh. Tuy nhiên điều đó
lại đôi khi gây khó khăn trong công việc khi cần “công tư phân minh”, nặng tình
cảm dẫn đến người Việt khó đưa ra những quyết định quan trọng dẫn tới người
Việt thường thiếu quyết đoán. Tình nghĩa còn được thể hiện ở điểm nhớ ơn những
người đã giúp đỡ mình, đặc biệt là tôn kính và biết ơn những người có công dạy dỗ
7
eDiplomat. Cultural Etiquette. from http://www.ediplomat.com/np/cultural_etiquette/ce_vn.htm

13
nuôi dưỡng mình. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo là những
phần cốt lõi trong nhân cách cũng như văn hóa ứng xử của con người phương
Đông. Người Việt cũng xem đây như một tiêu chuẩn trong xã hội, những người dù
có học thức cao nhưng vong ơn bội nghĩa cũng không được xem trọng trong xã hội
Việt Nam.
Trong các cuộc nói chuyện, người Việt cũng ưa tìm hiểu đối phương và hay quan
sát. Bạn bè hay họ hàng lâu ngày không gặp thường sẽ hỏi thăm nhau về chuyện
gia đình, tình yêu, công việc… Vì lối sống cộng đồng, tính tập thể cao nên người
phương Đông thấy việc quan tâm nhau là điều cần thiết và hiển nhiên, ngay cả
những chuyện cá nhân. Đối với những người mới quen biết nhau thường sẽ hỏi quê
quán, công việc, đã lập gia đình chưa… để biết rõ thông tin của đối phương. Còn
những người thân quen từ trước thường sẽ hỏi chi tiết hơn như gia đình dạo này thế
nào, sao vẫn chưa có con, công việc lương bao nhiêu… Những chuyện khá riêng tư
như cuộc sống gia đình, tiền lương… sẽ khá tế nhị với người phương Tây, nhưng
người Việt lại khá thoải mái trong chuyện hỏi han và chia sẽ những điều đó, phần
vì người Việt có tính hiếu kỳ, hay tò mò.
Tuy nhiên, khi nói đến những vấn đề ý nhị hay khó nói, người phương Đông lại có
xu hướng “vòng vo tam quốc”, tức là nói những chuyện khác sau đó mới bắt vào
chuyện chính. Đặc biệt là khi muốn nhờ vã hay làm chuyện gì sai muốn nhận lỗi,
đây là những trường hợp khó nói trực tiếp và thẳng thừng, khó bắt chuyện, nên
người Việt thường không nói ngay đến chuyện chính, hoặc mượn chuyện của
người khác để nói xem ý đối phương thế nào rồi mới nói đến trường hợp của mình.
Trong lời nói người Việt cũng khá cẩn trọng, lời trước khi nói ra phải “uốn lưỡi 7
lần”, để tránh buộc miệng mà nói những điều xui xẻo hoặc lời nói làm tổn thương
người khác. Với hệ thống từ vựng phong phú của tiếng Việt, người ta hay nói giảm
nói tránh để giảm sự đau thương, trực tiếp của lời nói. Thay vì nói “chết”, người ta
sẽ nói là “đi xa”, “lìa đời” để giảm sự đau buồn, khi muốn từ chối cũng vậy, người
Việt không nói “bạn trượt rồi” mà nói “chúc bạn may mắn lần sau”. Cũng như ông
bà ta dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, tức là
muốn ta phải nói chuyện có văn hóa, lịch sự, vui vẻ đôi bên, chứ không phải lựa lời
mà nói để giả tạo hay trục lợi.
Người Việt rất có lòng tự trọng, vì vậy rất trọng danh dự và sĩ diện trong giao tiếp.
“Đói cho sạch rách cho thơm”, lúc nào cũng phải giữ cái tâm trong sạch, ngay
thẳng dù ở hoàn cảnh cơ hàn hay nghèo đói. Lời ăn tiếng nói cũng đóng góp vào
danh dự của một người, khi lời nói ra sẽ để lại ấn tượng tốt hoặc điều tai tiếng.
Nhưng cũng vì quá đề cao danh dự nên đôi khi người Việt “mắc bệnh sĩ diện” 8.
Khi giao tiếp, trò chuyện luôn muốn mình hơn người khác, thể hiện những mặt tốt
nhất của mình và đôi khi nói quá lên, phóng đại để đề cao mình. Trong cuộc sống
cũng vậy, luôn muốn tỏ ra mình hào phóng dù bản thân đang thiếu tiền, khi thất bại
8
Trần Ngọc Thêm . (1999). Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. Nhà xuất bản Giáo dục
14
không muốn nghe ý kiến người khác vì sợ người ta nghĩ mình kém cỏi… Chủ
nghĩa tập thể, lối sống sĩ diện hảo cũng ảnh hưởng đến tâm lí sợ dư luận của người
phương Đông, người ta thường rất để ý đến những điều người khác nói về mình,
dù đó là những lời bịa đặt, thổi phồng. Đôi khi người Việt cảm thấy tự ti về xuất
thân gia đình, về ngoại hình… vì người ta quá để ý đến định kiến xã hội, bị dư luận
ảnh hưởng đến bản thân. Đó cũng là một điểm yếu trong văn hóa ứng xử của người
Việt.
Từ lịch sử đánh giặc giữ nước, có thể thấy dân tộc Việt Nam không phải là một
dân tộc hiếu chiến, khi Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ân nghĩa, tha chết cho 100.000 quân
xâm lược 1427. Điều đó cũng thể hiện trong văn hóa giao tiếp khi người Việt
thường hiếu hòa, muốn ổn thỏa hòa thuận hai bên. Đôi khi cũng thiếu quyết đoán
và kiên định, thích “dĩ hòa vi quí”, “một điều nhịn chín điều lành”, im lặng cho qua
hoặc hòa hoãn để mọi chuyện được ổn thỏa nên đôi khi nhận phần thiệt thòi về
mình.
Một phần đặc biệt trong giao tiếp của người phương Đông nói chung và người Việt
nói riêng, đó là sự lễ phép và tôn ti trật tự. Người ta cho rằng “lời chào cao hơn
mâm cỗ”, cần có sự lễ phép, lịch sự cũng như thái độ ứng xử trước rồi mới xét đến
những vật chất phía sau. Khi chào hỏi, cần chào người lớn tuổi, người có địa vị cao
trước. Trước khi dùng bữa, con cháu, người nhỏ phải mời người lớn trước theo thứ
tự từ lớn đến nhỏ và chờ người lớn ăn trước. Nói chuyện với người bề trên cần
phải dạ. thưa, ạ để thể hiện sự lễ phép và kính trọng. Cách dùng từ ngữ cũng phải
khác tùy vào đối tượng, xưng hô cho hợp lí và có chọn lọc vì hệ thống đại từ xưng
hô của Việt Nam khá phong phú, phải biết phân biệt giữa dì, thiếm, mợ, giữa chú,
bác, cậu… nói chuyện với người lớn phải nghiêm túc không được dùng những từ
ngữ đùa giỡn dành cho giới trẻ.
4. Ngôn ngữ hình thể, cử chỉ trong giao tiếp:
Về ngôn ngữ cơ thể, người Phương Đông cũng có những nét rất riêng. Khác với
phương Tây, chào hỏi nhau bằng một cái ôm hay một nụ hôn bên má là bình
thường trong văn hóa, thì người Việt hiếm khi làm vậy với nhau 9. Họ rất ngại khi
tiếp xúc cơ thể với những người chưa thân, đặc biệt là giữa những người khác giới
chào nhau bằng lời nói, cái bắt tay, hoặc cái gật đầu. Việc ôm hoặc hôn chỉ diễn ra
giữa những người họ hàng thân thiết hoặc bạn bè lâu năm. Những cặp đôi yêu nhau
cũng ít khi thể hiện tình cảm quá nhiều nơi đông người, vì người phương Đông với
lối sống tập thể đã quen nên hay để ý đến những người xung quanh và hay e ngại
trước ánh mắt của người khác. Đầu được xem là bộ phận cao quý với người
phương Đông nên người ta hạn chế vò đầu, hay chạm tay vào đầu người khác nếu
chưa được cho phép. Người nhỏ, người bề dưới làm vậy sẽ được xem là vô lễ, hỗn
láo đối với người lớn nên điều này cũng đặc biệt cấm kị. Nhưng khi giữa những

9
Cultural Atlas. Vietnamese Culture from https://culturalatlas.sbs.com.au/vietnamese-culture/vietnamese-culture-communication
15
người bạn vò đầu nhau khi đùa giỡn thì được chấp nhận hoặc người lớn vò đầu
người nhỏ được xem như là một hành động yêu thương, cưng chiều trẻ nhỏ.
Một số cử chỉ khác cũng khá giống với phương Tây và trên thế giới như gật đầu là
đồng ý, lắc đầu, bĩu môi là từ chối. Và đặc biệt, người Việt rất thích cười và nụ
cười cũng biểu thị cho nhiều sắc thái nghĩa tùy theo từng tình huống khác nhau.
Cười thường là cử chỉ biểu hiện cho sự vui vẻ, hạnh phúc, đồng tình. Nhưng khi
tức giận, quá đau khổ, người ta cũng bật cười, nhưng nụ cười lại thể hiện sắc thái
khinh bỉ, tuyệt vọng… Vì người Việt ưa chuộng hòa thuận nên những trường hợp
khó xử, người ta sử dụng nụ cười. Khi muốn từ chối một điều gì đó nhưng khó nói,
không muốn từ chối trực tiếp và thẳng thừng, hay trong những tình huống khó xử,
người Việt cũng thể hiện bằng việc “cười trừ”, một nụ cười ngượng ngùng kèm
theo cái gãi tai, gãi đầu, nhưng đối phương lại có thể hiểu được ý muốn từ chối của
người giao tiếp. Một điều nữa cũng được lưu ý khi giao tiếp tại phương Đông, đó
là chỉ tay vào người khác. Việc chỉ trỏ vào người khác, có thể là người đi đường
hoặc người đang giao tiếp với mình được xem là mất lịch sự và thô lỗ. Khi giao
tiếp, dù có không hài lòng hoặc tức giận đến đâu thì chỉ tay (ngón trỏ) vào mặt
người đối diện hoặc xỉ vào trán là hành động vô văn hóa và không được chấp nhận.
Nhìn chung, văn hóa giao tiếp và ứng xử của người Việt Nam thừa hưởng những
nét đặc trưng của văn hóa Phương Đông. Do cùng có nền văn minh gốc nông
nghiệp, định cư, nên người Việt cũng yêu thích việc giao tiếp, coi trọng các mối
quan hệ và có tính cộng đồng rất cao. Những du khách nước ngoài, người phương
Tây nếu muốn hiểu rõ hơn về chất phương Đông trong văn hóa Việt Nam ta, thật
không thể bỏ qua những nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp của người Việt.

16
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Crazy Translate (August 8, 2012). Communication Differences Between
Eastern and Western. Culture Comperison from
https://translation2home.wordpress.com/2012/08/21/communication-
differences-between-eastern-and-western/
2. Trần Ngọc Thêm. (1999). Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. Nhà xuất
bản Giáo dục
3. eDiplomat. Cultural Etiquette. from
http://www.ediplomat.com/np/cultural_etiquette/ce_vn.html
4. Cultural Atlas. Vietnamese Culture from
https://culturalatlas.sbs.com.au/vietnamese-culture/vietnamese-culture-
communication

17
Đề tài số: 52. “Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương
Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những
vấn đề gì?”
SBD 41. Nguyễn Ngọc Bội Nghi thực hiện nội dung về lĩnh vực Văn học – Nghệ
thuật của đề tài “Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương
Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những
vấn đề gì?”
Bài làm của sinh viên:
I. Tổng quan về Văn học – Nghệ thuật:
1. Khái niệm chung
Văn học là gì?
Văn học là một bộ môn nghệ thuật, bắt nguồn từ chính cuộc sống thông qua những
từ ngữ, hình ảnh và những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã vận dụng nhằm để
phản ánh điều gì. Sự bao la, diệu kì của cuộc sống chính là nguồn sáng tác của văn
học. Đối tượng chính trong văn học chính là con người – một nhân tốc quan trọng
trong cuộc sống. Vì thế, nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu “Văn học không chỉ là
chuyện văn chương mà thực chất là cuộc đời”
Nghệ thuật là gì?
Nghệ thuật, trước hết, được định nghĩa như một hoạt động nhằm bộc lộ tư tưởng từ
trong tâm trí ra bên ngoài. Và, những tác phẩm được xem là “nghệ thuật” sẽ giúp
những khán thính giả có cơ hội chiêm nghiệm cũng như thưởng thức vẻ đẹp của
sản phẩm qua các giác quan cảm xúc, từ đó hiểu được sâu sắc những giá trị, tư
tưởng của những người nghệ sĩ làm ra chúng.
2. Vai trò của Văn học – Nghệ thuật trong đời sống nhân dân Việt Nam
Môi trường chính trị
Văn học-nghệ thuật là một nhân tố quan trọng trong việc mở lối cho sự phát triển
của đất nước. Từ những giai đoạn trường kỳ kháng chiến, các bài ca, bài thơ hào
hùng đã truyền động lực và cảm hứng cho nhiều thế hệ để mỗi cá nhân trên mọi
miền Tổ quốc đều tham gia chống giặc ngoại xâm 10. Thậm chí, ngày nay với sự
miệt mài lao động và không ngừng nỗ lực sáng tạo, những người nghệ sĩ vẫn tiếp
tục tạo nên những tác phẩm mang giá trị văn hoá để truyền dạy cho các thế hệ đời
sau và không quên cống hiến vào những thành công của toàn dân tộc.
Môi trường kinh tế

10
Bùi Hoài Sơn.(2021).Văn hoá-Xã hội.Tạp chí cộng sản, từ
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi
18
Văn học – nghệ thuật là một nhân tố góp phần thúc đẩy đất nước. Theo trang tin
điện tử Đảng bộ Đà Nẵng, với doanh số thống kê từ Tổng cục, ước tính kim ngạch
xuất khẩu của những món hàng thủ công đã đem lại khoảng lợi nhuận đáng kể cho
nền kinh tế nước nhà đồng thời lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc biểu diễn cũng giúp
chính sách kinh tế tăng trưởng không ít. Qua đó, chúng ta có thể nhìn tổng quan
được tầm quan trọng của nền văn học-nghệ thuật khi đã đóng góp một phần không
nhỏ cho các chính sách kinh tế của Tổ quốc.
Môi trường giáo dục
Các tác phẩm mang giá trị văn học-nghệ thuật được trình bày dưới nhiều loại hình
khác nhau đã góp phần nâng cao nhận thức cho con người Việt Nam. Mang giá trị
giáo dục đến với mọi lứa tuổi. Những ý nghĩa từ các tác phẩm nghệ thuật như tranh
ảnh, ca dao, âm nhạc… chính là một phương thức truyền đạt không gây nhàm
chán đến các thế hệ nhưng vẫn bao hàm khái quát những tư tưởng, suy nghĩ của
người sáng tác muốn gửi gắm đến người cảm thụ.
II. Các loại hình Văn học – Nghệ thuật
Đặc điểm chung của nền văn học – nghệ thuật từ các quốc gia phương Đông:
Từ thuở xa xưa, nền văn học-nghệ thuật ở phương Đông phát triển rất phong phú
và đa dạng. Các tác phẩm văn học dân gian của Trung Hoa và Ấn Độ như Thần
thoại Nữ Oa, Kinh Veda…Tiếp đến là những nghề thủ công truyền thống như Dệt
lụa, Thư Pháp đến từ Nhật Bản. Nhìn chung, các tác phẩm trong lĩnh vực văn học-
nghệ thuật của phương Tây thường sẽ nêu danh một nghệ sĩ cụ thể và chúng có giá
trị thiên về lý trí hơn tình cảm. Ngược lại, người phương Đông mang tư duy tình
cảm, không chú trọng “cái tôi” trong âm nhạc vì thế những tác phẩm nghệ thuật họ
làm ra đều xuất phát từ dân gian và ca ngợi những đức tính tốt đẹp, đề cao tinh
thần dân tộc – những phẩm chất đặc trưng của người phương Đông
Việt Nam cũng là 1 quốc gia ở phương Đông và nằm gần những nước khác trong
khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản… Vì vậy, Việt Nam cũng tiếp thu và đón
nhận được nhiều nét văn hoá nghệ thuật từ các nước bạn. Tuy nhiên, dù có nét
tương đồng nhưng vẫn không thể phủ nhận nét độc đáo, đặc trưng trong văn học-
nghệ thuật mà Việt Nam đem lại. Ở các loại hình văn học-nghệ thuật, ta chia thành
hai mảng lớn đó là sản phẩm nghệ thuật vật thể và phi vật thể.
1. Sản phẩm phi vật thể
a. Văn học
 Ca dao
Ca dao được hiểu là những bài có hoặc không có
khúc điệu và được truyền khẩu phổ biến trong đại
chúng. Đây là một thuật ngữ Hán Việt, được sáng

19
tác nhằm gợi nên những khía cạnh về tình cảm gia đình, quan hệ xã hội hay nhằm
ca ngợi tinh thần lao động của người dân Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta phổ biến
thể loại ca dao lục bát vì chúng giúp mọi người có thể dễ nhớ và dễ thuộc. Ca dao
cũng góp phần nhận định về những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, khi chúng
được tạo ra nhằm nhận định phải trái, hay phê phán những mặt tối trong đời sống
lao động của nhân dân và giai cấp cầm quyền. Vì thế các bài ca dao đã được lưu
truyền nhằm nhắc nhở, dạy bảo con cháu đời sau về những khía cạnh của gia đình
và xã hội, đó cũng là lý do giúp ca dao Việt Nam mang giá trị giáo dục rất cao và
có sức ảnh hưởng đến hàng triệu đồng bào.
Ca dao là thể loại văn học dân gian coi trọng các khía cạnh về tình cảm, về những
đức tính tốt đẹp – đây cũng là một thuộc tính điển hình thường được bắt gặp trong
các tác phẩm của trong văn học của người Á Đông. Vì thế, ca dao được chia làm
nhiều thể loại như ca dao lao động (Rủ nhau đi cấy đi cày/Bây giờ khó nhọc, có
ngày phong lưu…), ca dao châm biếm (Sông bao nhiêu nước cho vừa/Trai bao
nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng…), ca dao tình cảm ( Vợ chồng là nghĩa cả đời/Ai
ơi nhớ nghĩ những lời thiệt hơn,.…). Với sự ngắn gọn, dễ hiểu, chỉ với mấy dòng,
ca dao đã bao hàm được khái quát những gì mà ông cha ta muốn truyền đạt lại.
 Đồng dao
Đồng dao được định nghĩa là một lối hát dân gian của trẻ em Việt Nam được
truyền khẩu lại cho nhiều thế hệ. Từ thuở xa xưa, những câu hát đồng dao dường
như gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ, bất kể nơi quê làng hay thành thị. Đây là
một thể loại văn học dân gian, kết hợp với trò chơi và cả âm nhạc, tạo cho lứa tuổi
trẻ em những cơ hội sáng tạo ra các câu hát vần, những lối hát có thanh điệu nhưng
vẫn mang tính giải trí, giúp trẻ em không bị nhàm chán hay căng thẳng. Ta được
biết rằng, người phương Tây ít khi kiêng kị về quan niệm của sự chết chóc. Vì thế,
những bài đồng dao phương Tây cho trẻ em thường lấy cơ sở trên vài sự kiện lịch
sử kinh hoàng mà ra đời. Trái ngược với phương Tây, ở phương Đông, hay chính
xác hơn là tại Việt Nam, những đứa trẻ lại sáng tạo nên nhiều bài đồng dao mang ý
nghĩa vô cùng tích cực. Những bài đồng dao ấy đã gợi cho ta thấy được sự hồn
nhiên, ngây thơ của các độ tuổi vô âu, vô lo đối với những sự vật, sự việc diễn ra
xung quanh chúng.

20
Đồng dao "Chi Chi Chành Chành"
Thực tế, người Việt xưa đã hiểu rằng để giáo dục trẻ một cách tốt nhất thì cần
thông qua các yếu tố khiến cho bọn trẻ giải trí, vui vẻ như âm nhạc, trò chơi.
Người xưa đã chèn thêm những câu mở đầu tuy khó hiểu (Nu na nu nống, Tập tầm
vông, tập tầm vó...) nhưng lại thể hiện rằng họ đã nắm bắt được tâm lí trẻ nhỏ và
mô phỏng lại cách diễn đạt của chúng nhằm giúp chúng sáng tạo ra những câu hát
có vần, có điệu.
b. Âm nhạc
Âm nhạc giữa phương Đông và phương Tây tuy có sự tương đồng trong quá trình
giao thoa văn hoá nhưng vẫn không thể phủ nhận những nét dộc đáo, riêng biệt
trong âm nhạc nghệ thuật của cả hai khu vực nêu trên. Khi âm nhạc phương Tây cổ
điển nghiêng về sự lãng mạn và trí tuệ, thì ở phương Đông nói chung, hay Việt
Nam nói riêng, âm nhạc cổ điển tại đa phần là thể loại nhạc cung đình – thể loại
nghệ thuật âm nhạc đặc trưng chỉ được biểu diễn trong hoàng cung, hoặc các hình
thức nghệ thuật biểu diễn nghiêng về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Những hình
thức nghệ thuật biểu diễn được liệt kê dưới đây sẽ làm rõ về nét đặc trưng trong tư
duy âm nhạc của người phương Đông.
 Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế khi xưa

Nhã nhạc được hiểu là thể loại âm nhạc nhã nhặn, thanh tao phù hợp với những
người quý tộc xuất hiện trong giai đoạn thế kỉ XV - XX. Nhã nhạc là một hình
thức nhạc cung đình, được biểu diễn chủ yếu tại hoàng cung vào những dịp sự kiện
đặc biệt như ngày Tết, ngày lễ hoặc những dịp tiếp đón quan trọng. Theo tài liệu sử
học, Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên tại Trung Hoa, sau đó được các nước lân cận như
Nhật Bản, Việt Nam… tiếp thu, học hỏi. Trước đây, từ ‘Nhạc lễ” hay “Lễ nhạc”
khá phổ biến trong xã hội thời xưa và mãi đến thời nhà Hồ thì hai từ “Nhã nhạc”
mới xuất hiện.11 “Nhã nhạc” hưng thịnh nhất là vào những năm thuộc triều đại nhà
Nguyễn, đây là giai đoạn được xem là bình ổn để Nhã nhạc phát triển vượt trội
11
Tô Ngọc Thanh, Tạp chí hoạt động khoa học số 12/2003, Nhã nhạc cung đình Huế - Kiệt tác di sản văn hoá
truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, Tr 55-56
21
nhằm phục vụ những nhu cầu của tầng lớp quý tộc và trở thành biểu tượng cho giới
vương quyền.
Nhã nhạc là một hệ thống âm nhạc với sự kết hợp của rất nhiều loại nhạc cụ gần
gũi với đời sống sinh hoạt của phương Đông như đàn tranh, đàn nhị, sáo…làm
bằng tre, trúc, nứa. Nên các dụng cụ âm nhạc được tạo ra đều rất thân thuộc với
cuộc sống của mỗi con người thuộc các quốc gia khu vực phương Đông. Nhã nhạc
trở thành một phần quan trọng trong các sự kiện lớn nhỏ trong triều đình thời xưa.
Nhã nhạc dưới nhãn quan tâm linh của người xưa, còn là một phương thức biểu
đạt, truyền tải những ý nghĩ và thể hiện lòng kính trọng đối với chư vị Thần Phật.

Nhã nhạc cung đình Huế ngày nay

Ở Việt Nam, địa điểm nổi tiếng trong việc phát triển Nhã nhạc đó chính là cố đô
Huế, hay người ta còn gọi nó với một tên mỹ miều khác - Nhã nhạc cung đình
Huế. Vào năm 2003, UNESCO đã chính thức xác nhận “Nhã nhạc cung đình Huế”
là một trong những “Kiệt tác di sản văn hoá truyền khẩu và phi vật thể của nhân
loại” - đây là một giải thưởng danh giá đối với nhân dân xứ Huế nói riêng và cả
cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy thể loại
âm nhạc truyền thống này là trách nhiệm của toàn dân tộc. Âm nhạc được xem là
phương thức tiếp thu hiệu quả khi ta muốn tìm hiểu về nền văn hoá, lịch sử của
một đất nước hay một dân tộc cụ thể. Vì thế những khách du lịch nước ngoài, đặc
biệt là từ phương Tây, dừng chân tại Việt Nam và muốn biết sâu hơn về văn hoá
phương Đông, họ sẽ chọn xứ Huế là điểm hẹn lý tưởng của mình.
 Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Quan họ là một hình thức nghệ thuật dân gian được phát triển từ vùng Kinh Bắc.
Đây là những làn điệu dân ca đặc sắc đến từ vùng Bắc bộ và Quan họ cũng được
ghi nhận là một hình thức âm nhạc dân gian có thời gian tồn tại lâu nhất so với
những hình thức nhạc khác như hát xoan, hát ghẹo… Quan họ được biểu diễn với
hình thức hát giao duyên, những người biểu diễn sẽ bắt cặp nam – nữ để hát đối
đáp. Những “liền anh, liên chị” thường sử dụng những câu thơ, câu ca dao cho
màn hát giao duyên của họ. Quan họ thường sẽ đào sâu những chủ đề về tình cảm
và những điển cố hoặc các đức tính tốt đẹp của con người.

22
Thông thường, Quan họ sẽ được biểu diễn vào những dịp đặc biệt như Tết đầu
xuân, lễ cầu, thờ cúng… vì thế, Quan họ được xem là mang tính chất tín ngưỡng,
phồn thực. Thể loại nhạc này phù hợp với đặc tính của người phương Đông khi đa
phần họ xem trọng Tâm hơn là Trí và luôn đề cao vấn đề về thần linh. Các Liền
anh sẽ mặc áo dài năm thân, đầu đội khăn xếp - khăn đội đầu truyền thống của Việt
Nam. Còn các Liền chị sẽ khoác trên mình những chiếc yếm thắm, đầu đội nón
quai thao. Có thể thấy, hình thức trang phục của Quan họ tại Việt Nam đậm chất
phương Đông khi luôn thể hiện sự chân chất trong từng chi tiết nhưng vẫn đảm bảo
được tính nghệ thuật của nó.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các dịp lễ

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, Quan họ tại Bắc Ninh đã từng được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Nếu khách du lịch
phương Tây muốn tìm hiểu nét đặc trưng về nền âm nhạc Trung du Bắc bộ tại Việt
Nam thì không thể bỏ lỡ Dân ca Quan họ Bắc Ninh – nơi biểu diễn một thể loại
nhạc thấm đượm sự mộc mạc, giản dị trong từng câu hát, đó cũng là một tính cách
đặc trưng cơ bản của người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
2. Sản phẩm vật thể
 Thư pháp
Thư pháp được định nghĩa là sự nghệ thuật trong bộ môn viết chữ. Từ bao đời nay,
vì dòng chảy du nhập và truyền bá các nét văn hoá từ các nước, Thư pháp được
xem là một đặc trưng phương Đông. Thư pháp được cho là bắt đầu từ thời Hán, vì
thế những quốc gia phương Đông lân cận từ rất sớm cũng đã chịu ảnh hưởng và
tiếp thu được nét nghệ thuật này điển hình như Nhật Bản, Triều Tiên…trong đó có
cả Việt Nam. Tuy nhiên, dù là thừa hưởng bộ môn nghệ thuật này từ nước bạn,
nhưng Việt Nam ta vẫn cải tiến và cách tân chúng một cách độc đáo. Điển hình, ở
Việt Nam bộ môn thư pháp được triển khai ở 2 loại: Thư pháp Hán – Nôm và Thư
pháp Quốc Ngữ. Và hiện nay, Thư pháp chữ Quốc ngữ là phổ biến hơn cá vì đây là
ngôn ngữ chính thống của người Việt Nam.
Nghệ nhân sử dụng hệ thống mẫu tự Latinh để trình bày dạng chữ viết trong Thư
pháp. Việc này cho thấy sự sáng tạo khi kết hợp cái thần của ngọn bút lông với nét

23
chữ quốc ngữ để tạo ra nghệ thuật thư pháp hiện đại như chúng ta thường được
chiêm ngưỡng ngày nay12.

Thư pháp Việt Nam Thư pháp phương Tây

Phương Tây cũng có loại hình Thư pháp, những nét chữ Thư pháp ở phương Tây
đa phần sẽ phải có tỉ lệ nhất định, không có sự ngẫu hứng khi đặt bút. Đồng thời, ở
phương Tây không có khái niệm “Nét chữ nết người”, vì vậy họ không chú trọng
vào việc đánh giá con người qua chữ viết. Ngược lại, phương Đông là một khu vực
rất chú trọng về nhân cách con người, luôn đặt chữ Đức lên chữ Tài, vì vậy họ
thường nhận biết khái quát về tính cách con người qua nét chữ. Thế nên, những
người viết chữ đẹp thường rất được coi trọng và bộ môn luyện viết thư pháp cũng
được xem là một hình thức giúp tu tâm dưỡng tánh và cũng là một cách giúp nhận
biết cơ bản về tính cách của người cầm bút.
 Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ được ghi nhận xuất hiện từ thế kỉ XVII, tại làng Đông Hồ, tỉnh
Bắc Ninh. Đó là một vùng đất với sự trù phú của nền văn hoá truyền thống. Tranh
Đông Hồ mang giá trị thẩm mỹ cao, vừa thân thuộc nhưng lại hàm chứa những ý
nghĩa sâu xa khiến mỗi người đều phải suy ngẫm khi đặt chân đến và chiêm
ngưỡng các bức hoạ từ làng Đông Hồ. Sự tinh tế từ tranh Đông Hồ lại gợi cho
người xem cảm giác ấm cúng, gần gũi nhưng lại rất mộc mạc, giản đơn.
Không có sự cầu kì trong từng nét vẽ như các bức hoạ ở xứ Phù Tang, cũng chẳng
có sự hữu tình như những bức tranh thuỷ mặc nơi Trung Hoa nước bạn, tranh
Đông Hồ biểu đạt sự sâu sắc trong từng nét riêng, dù chẳng thể giải thích được
bằng lời nhưng các bức hoạ Đông Hồ luôn mang lại cảm giác đặc biệt và nhắc nhớ
các du khách phương Tây về tính cách của những người con đất Việt. Có lẽ vì thế
mà tranh Đông Hồ đã mang trong mình những giá trị sâu sắc về văn hoá, nghệ
thuật, bao gồm cả lịch sử đồng thời trở thành một nét riêng trong nền hội hoạ của
các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.

12
Hoa nghiêm art. (30/1/2020). Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời hiện đại. RedsVN từ
http://redsvn.net/mot-cai-nhin-ve-nghe-thuat-thu-phap-viet-thoi-hien-dai2/
24
Quá trình làm ra một bức tranh chính gốc từ làng Đông Hồ sẽ phải mất khá nhiều
thời gian và công sức. Từ việc in và làm khuôn tranh, đến việc chuẩn bị màu vẽ và
chất liệu giấy cũng được các nghệ nhân tỉ mỉ lựa chọn để tạo thành một bức tranh
hoàn chỉnh, “đậm chất” Đông Hồ. Có lẽ vì sự khó khăn trong quá trình chế tác mà
hiếm ai có thể theo đuổi và giữ gìn được nghề đặc sắc này. Tuy nhiên, gia đình ông
Nguyễn Hữu Sam hiện tại vẫn đang kế thừa và bảo tồn nghề thủ công thấm đượm
sự tinh tế trong từng chi tiết ấy. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả chia sẻ: “Chúng tôi
sinh ra và lớn lên thì tranh Đông Hồ đã ngấm trong huyết quản như một niềm tự
hào của gia đình. Bố tôi lúc sinh thời bùi ngùi lặng ngắm hàng trăm bản khắc gỗ bị
lớp bụi thời gian phủ lấp nhưng ông vẫn kiên định nhắc nhở chúng tôi bám nghề,
giữ nét văn hóa của quê nhà”.13

Người nghệ nhân đang khắc gỗ để tạo thành bản in


tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ thể hiện sự mộc mạc, hóm hỉnh đôi khi lại có phần châm biếm
những việc xảy ra trong đời sông sinh hoạt hằng ngày. Các bức hoạ cũng gợi nên
sự ấm áp, thịnh vượng thế nên tranh Đông Hồ sẽ được bày bán vào các dịp Tết
Nguyên Đán hằng năm, biểu trưng cho một gia đình ấm no, sung túc.

Đám cưới chuột


Vinh hoa

Các tác phẩm tiêu biểu như Vinh hoa, Đám cưới chuột, Đàn lợn âm dương, Vinh
quy bái tổ… là một trong những tác phẩm đặc sắc khi nhắc đến làng thủ công
13
Minh Nguyệt – Bích Vân. (14/10/2019). Tranh Đông Hồ - Hơi thở của làng Việt. Báo ảnh Việt Nam từ
https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tranh-dong-ho---hoi-tho-cua-lang-viet/427969.html
25
Đông Hồ. Mỗi tác phẩm đều hàm chứa những ý nghĩa khác nhau, nhưng chung
quy vẫn là từ sự mộc mạc mà châm biếm, từ sự giản dị mà ấm áp, đó là những hình
thức tưởng chừng như đơn giản nhưng luôn bao hàm sự sâu sắc trong mỗi bức hoạ
mà làng Đông Hồ muốn trao gửi đến những du khách đang chiêm ngưỡng chúng.
III. Liên hệ thực tiễn
Những loại hình văn học - nghệ thuật ấy đến nay vẫn còn được bảo tồn và phát
triển vì những ý nghĩa và giá trị to lớn mà lĩnh vực này mang lại (như trong việc
giáo dục tư tưởng, củng cố chính sách kinh tế, đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại
giao với các nước…). Tuy nhiên, vẫn còn một số những hạn chế như thiếu hụt
nhân lực, những chính sách giữ gìn chưa phù hợp… Vì thế, ta cần phải thực hiện
một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng “mai một” các giá trị về văn học – nghệ
thuật. Ví dụ, cần có chính sách đổi mới về lương bổng, nâng cao nhận thức của
người dân về giá trị thẩm mỹ trong nghệ thuật, kêu gọi những cá nhân có tài năng
trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật…Tóm lại, để phát triển nghệ thuật và văn học
cần sự phối hợp giữa nhà nước cùng nhân dân nhằm cùng nhau đưa ra giải pháp tối
ưu để tránh những hình thức nghệ thuật này ngày càng bị phai mờ trong một xã hội
mang tính chất hiện đại hoá.
IV. Tổng kết
Nghệ thuật ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đồng thời Việt Nam là đất nước
tiếp giáp với quốc gia có nền văn minh phương Đông ra đời từ rất sớm là Trung
Quốc. Chính nhờ vị trí địa lí này, nên những nét nghệ thuật của Việt Nam đa phần
chịu ảnh hưởng và được tiếp thu từ Trung Hoa với vẻ đẹp “đậm chất” phương
Đông. Nhìn chung, chất phương Đông là đề cao đức tính con người, thể hiện sự
giản dị trong từng nếp sống. Trong mối quan hệ đối nhân xử thế, họ thường mềm
dẻo và linh hoạt. Họ coi trọng tín ngưỡng, coi trọng nét mộc mạc, chân phương của
lòng người.
Việt Nam nước ta phần lớn là phát triển nông nghiệp, gắn liền với nền văn minh
lúa nước lâu đời. Chính vì thế, từ lâu đời, tâm hồn và tính cách người Việt đa phần
là dân dã, chất phác đã tạo nên nguồn cảm hứng trong việc sáng tác những tác
phẩm mang giá trị cao về lĩnh vực văn học-nghệ thuật. Chẳng hạn, khi làm đồng
mệt mỏi, những đứa trẻ thường hay ngân nga các bài đồng dao hay người trưởng
thành lại sáng tạo ra những câu ca dao mang tính mộc mạc, dễ hiểu những vẫn khái
quát được nội dung muốn đề cập. Sự giản dị đó còn được khắc hoạ trong những
bức hoạ của làng Đông Hồ, những câu dân ca trong điệu hát truyền thống của
người Kinh Bắc. Tất cả đều cho thấy Việt Nam là một quốc gia giàu chất Đông
phương. Du khách nước ngoài, đặc biệt là phương Tây, hẳn sẽ rất thích thú khi
được nghiên cứu qua những loại hình về văn học và nghệ thuật mang đậm chất
phương Đông qua nền văn hoá nơi đất Việt.

26
27
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bùi Hoài Sơn. (2021). Văn hoá-Xã hội. Tạp chí cộng sản.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi
2. Tô Ngọc Thanh, Tạp chí hoạt động khoa học số 12/2003, Nhã nhạc cung
đình Huế - Kiệt tác di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân
loại.
3. Hoa nghiêm art. (30/1/2020). Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời
hiện đại. RedsVN từ http://redsvn.net/mot-cai-nhin-ve-nghe-thuat-thu-phap-
viet-thoi-hien-dai2/
4. Minh Nguyệt – Bích Vân. (14/10/2019). Tranh Đông Hồ - Hơi thở của làng
Việt. Báo ảnh Việt Nam từ https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tranh-
dong-ho---hoi-tho-cua-lang-viet/427969.html

28
Đề tài số 52: "Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương
Đông trong văn hóa Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những
vấn đề gì?"
SBD 72 - Trần Thị Minh Thư thực hiện nội dung: Những nghiên cứu về lĩnh vực
Ẩm thực Việt Nam để làm rõ chất phương Đông trong văn hóa Việt Nam của đề tài
“Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương Đông trong văn
hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những vấn đề gì?”
Bài làm của sinh viên:
I. Đôi nét về ẩm thực Việt Nam.
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu “Có thực mới vực được đạo”. Ẩm thực, hay nói
đơn giản hơn là chuyện ăn uống chính là nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con
người, giúp duy trì sức khỏe để sản xuất và phát triển. Việc ăn uống từ “ăn no, mặc
ấm” theo bánh xe thời gian trở thành “ăn ngon, mặc đẹp”, không chỉ đơn thuần là
giá trị vật chất, ẩm thực đã vượt lên trên trở thành giá trị văn hóa dân tộc, mang
trong mình nét riêng của vùng miền, quốc gia. 
Ẩm thực của một quốc gia không chỉ dựa vào yếu tố tự nhiên, mà còn phụ thuộc
rất lớn vào phong tục tập quán, lối sống, truyền thống, tín ngưỡng của mỗi dân tộc.
Vì vậy, mỗi đất nước sẽ có những nét đặc trưng ẩm thực riêng. Văn hóa ẩm thực
bao gồm cả những văn hóa ứng xử, lễ nghi trên bàn ăn, cách ăn, kiểu ăn, món ăn
đặc trưng của từng vùng miền. Có thể nói ẩm thực chính là bộ gen di truyền từ đời
này sang đời khác, là minh chứng rõ ràng nhất của một dân tộc. 
Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực là con đường đơn giản nhất để hiểu thêm về lịch sử
và con người của nền văn hóa ấy. Nước Việt Nam chúng ta được thừa hưởng
những món quà từ tạo hóa, kết hợp với sức sáng tạo, không ngừng tìm tòi và phát
triển của con người, ẩm thực Việt Nam dần trở thành một mảng văn hóa đậm đà,
duyên dáng. 
Nước ta thuộc một nước nông nghiệp nhiệt đới, bờ biển trải dài, nhiều loại sinh vật
đa dạng, phong phú. Là một nước nông nghiệp, lương thực chính của chúng ta vẫn
là lúa gạo, mang những nét đặc trưng của một nước phương Đông. 
Văn hóa ẩm thực phương Đông có những điểm khác biệt so với phương Tây,
người Phương Đông sẽ chú tâm vào xúc giác, thị giác, vị giác khi đánh giá món ăn
mà không chú trọng nhiều vào vấn đề đủ chất dinh dưỡng như phương Tây. Ẩm
thực phương Đông nổi tiếng với sự pha trộn nhiều loại gia vị khác nhau trong khi
phương Tây sẽ sử dụng một loại nước sốt riêng cho mỗi món ăn. Thẩm mỹ của
phương Đông trong ẩm thực sẽ có xu hướng nhiều màu sắc rất bắt mắt, công phu,
thường sẽ có sự cắt gọt tỉ mỉ các loại rau củ thành nhiều hình thù đặc sắc. Không
như phương Tây, thành phần chủ yếu của người phương Đông là rau xanh và có

29
thiên hướng chuộng hải sản hơn thịt. Là một nước Đông Nam Á, Việt Nam cũng
được tiếp thu sâu sắc từ văn hóa phương Đông. 
Triết lý Âm - Dương ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa ẩm thực của nhiều quốc
gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Như phương Tây tính toán vấn đề sức
khỏe trong ẩm thực bằng những chất dinh dưỡng, thì phương Đông áp dụng triết lý
Âm - Dương vào trong việc ăn uống. Cơ thể con người là sự hòa trộn giữa hai thái
cực “Âm” và “Dương”, người Việt phân biệt năm mức âm dương theo ngũ hành,
bao gồm: hàn (âm nhiều, hành thủy), nhiệt (dương nhiều, hành hỏa), ôn (dương ít,
hành mộc), lương (âm ít, hành kim), bình (trung tính, hành thổ). Từ đó, họ chia ra
một bảng các thành phần mang tính âm dương, dựa vào đó để duy trì tính quân
bình âm dương trong ẩm thực, và còn mang cả vào trong Đông y.
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không chú tâm vào việc ăn bổ. Hệ
thống ẩm thực của người Việt không có nhiều món hết sức cầu kỳ như ẩm thực
Trung Hoa, Nhật Bản, cũng không quá chú trọng vào chế độ dinh dưỡng như ẩm
thực Phương Tây. Người Việt thiên về việc phối trộn các gia vị với nhau một cách
hài hòa, tinh tế. Mỗi vùng miền có các đặc trưng riêng tùy thuộc vào vị trí địa lí,
điều kiện tự nhiên. Nhưng nhìn chung, ẩm thực Việt Nam có các đặc trưng nổi bật
sau (theo ý kiến của tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã)14:
Ẩm thực Việt mang tính thanh đạm, ít dầu mỡ, các thành phần trong thức ăn chủ
yếu làm từ rau, củ, quả chứ không ngập dầu như Trung Hoa, hay sử dụng thịt là
thức ăn chính như người Phương Tây.
Đa phần các món ăn Việt Nam đều rất đậm đà hương vị, thường nêm nếm với
nhiều gia vị, nổi bật nhất là nước mắm. Một món ăn đã hoàn thành có thể không
cần sử dụng nước chấm. Không chỉ đa dạng gia vị, ẩm thực Việt Nam còn đa dạng
thành phần như thịt, tôm, cua, cá nấu cùng với rau, củ, đậu…
Ẩm thực Việt Nam được chế biến theo triết lý âm dương, mang tính ngon và lành,
điều hòa ngũ vị.
Giống các quốc gia phương Đông khác, dùng đũa cũng là một đặc trưng của người
Việt Nam, đũa được sử dụng trong tất cả các trường hợp trong bữa ăn và rất ít khi
có sự xuất hiện của nĩa như phương Tây. Sử dụng đũa cũng là một nghệ thuật,
dùng sao cho khéo, cho chắc là cả một quá trình.
Ẩm thực Việt Nam thể hiện rất rõ tính cộng đồng, trên mỗi mâm cơm đều có
chung một chén nước chấm thay vì chia ra từng khẩu phần ăn như Hàn Quốc.
Người Việt còn rất hiếu khách trong các buổi ăn, luôn luôn có lời mời khách trước
khi ăn, chủ nhà sẽ dành món ngon nhất cho khách.

14
Văn hóa ẩm thực. (19/3/2021). Nét đặc trung trong văn hóa ẩm thực Việt. Tạp chí ẩm thực, từ:
https://tapchiamthuc.net/net-dac-trung-trong-van-hoa-am-thuc-viet/
30
Ẩm thực Việt rất đa dạng, phong phú, sáng tạo một cách hài hòa từ các nền văn
hóa khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc và cả phương Tây.
Người Việt mỗi bữa ăn đều dọn thành mâm, trên mâm cơm sẽ chia ra các thứ bậc
lớn nhỏ, phải có phép lịch sự trong mỗi bữa ăn, đó là truyền thống lâu đời của
người Việt Nam.
Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, là ngã ba giao lưu của các nền văn hóa, Việt Nam
được thừa hưởng rất nhiều tinh túy từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng không
vì thế chúng ta mất đi bản sắc dân tộc, vẻ đẹp của phương Đông và bản sắc của dân
tộc phát triển một cách hài hòa với nhau, tạo nên một Việt Nam đặc sắc.
Mỗi vùng của đất nước lại tạo ra một tập quán ẩm thực riêng, một nét đặc sắc riêng
không lẫn với nơi khác. Bắc, Trung, Nam, mỗi miền mang một phong vị riêng,
mang đặc trưng của lịch sử, con người, thiên nhiên mỗi nơi. Vẻ đẹp ẩm thực của
mỗi miền là vẻ đẹp con người của nơi ấy.
II. Ẩm thực từng vùng miền.
1. Ẩm thực miền Bắc.
a. Món ăn đặc trưng ngày Tết.
Phương Đông sẽ có riêng một ngày Tết nguyên đán truyền thống hằng năm, Việt
Nam cũng vậy. Mỗi năm, vào ngày cuối năm âm lịch, nhân dân Việt Nam lại rộn
ràng chuẩn bị cho một năm mới may mắn. Không thể thiếu những món ăn truyền
thống của ngày Tết. Nhìn chung, cư dân Việt Nam đều có các món Tết trên mâm
cỗ như: Bánh chưng, bánh tét, dưa hành... nhưng mỗi vùng miền vẫn có sự khác
nhau trong thực đơn mâm cỗ Tết. 
Vào những dịp Tết đến Xuân về, người miền Bắc trước hết sẽ làm một mâm cỗ
cúng ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn. Trên mỗi mâm cúng không thể thiếu bánh
chưng, bánh dày, giò chả, gà luộc, dưa hành để dâng lên gia tiên. “Thịt mỡ, dưa
hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là nét nổi bật của ngày
Tết miền Bắc.
Bánh chưng là món ăn đầu tiên không thể bỏ qua của người miền Bắc cũng như
của người Việt Nam, trải qua quá trình dài dựng nước và giữ nước, bánh chưng
vẫn giữ được vị ngon của trời đất. Ăn kèm với bánh chưng là dưa hành, có vị chua
cay nhẹ nhẹ sẽ giúp hương vị của các món ăn được ngon hơn. Bên cạnh đó còn có
các món ăn không thể thiếu như giò chả, giò thủ, canh măng... và món thịt đông
đặc trưng của miền Bắc có thời tiết se lạnh vào thời điểm đầu Xuân.

31

Mâm cỗ ngày Tết.


b. Món ăn đặc trưng miền núi Bắc Bộ.
Vị trí địa lý là yếu tố quyết định rất lớn đến ẩm thực của vùng miền đó, vì tự nhiên,
khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nguyên liệu và tập tục ăn uống ở mỗi nơi.
Là vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam, với đa phần là núi cao ở phần rừng núi phía
Tây Bắc và địa hình núi trung bình ở vùng Đông Bắc. Tây Bắc là xứ sở của hoa
ban, là vùng đất thấm đẫm những thiên tình sử trên từng trang giấy của nhiều nhà
văn lớn, một nơi núi rừng đại ngàn thiêng liêng từng cùng nhân dân Việt Nam
chống giặc ngoại xâm. Đông Bắc là vùng đón đầu của gió mùi Đông Bắc với tộc
người chủ thể là người Tày và Nùng. Địa hình hiểm trở hay khó khăn cũng là yếu
tố tạo nên một nền ẩm thực rất riêng của nơi đây.
Nhắc đến Tây Bắc không thể không nhắc đến Cơm lam. Không biết cơm lam có từ
đâu, nhưng theo theo lời kể của già làng thì ngày xưa các đồng bào dân tộc thiểu số
sống chủ yếu ở vùng rừng núi với cuộc sống du canh du cư, nên không thể mang
theo quá nhiều vật dụng nhà cửa. Vì thế cơm lam ra đời, được nấu chín trong ống
nứa dễ dàng mang đi, cách nấu vừa tiện mà cơm lại thơm và ngon hơn bình
thường.
Hà Giang nổi tiếng với món Thắng cố ngựa, đặc sản dân của dân tộc Mông. Thoạt
đầu sẽ có một vài phân vân trước khi thưởng thức, vì món thắng cố không chú
trọng về hình thức, nên sẽ có nhiều thứ nội tạng "lổn nhổn" trong một nồi nghi
ngút khói. Nhưng nếu thử một lần thì dư vị sẽ không quên được. Thắng cố có vị
béo, hơi ngậy ngậy, bùi bùi và có một chút mùi ngai ngái của nội tạng gia súc.
Thưởng thức được thắng cố, ta sẽ có thể mê đắm vào hương vị của núi rừng Tây
Bắc.
Món thịt trâu gác bếp là món ăn truyền thống nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái
vùng núi Tây Bắc. Ngày xưa, họ nghĩ ra cách ướp thịt trâu rồi gác lên bếp để bảo
quản được lâu hơn và dễ dàng mang đi rừng hơn.
c. Món ăn đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Vùng châu thổ Bắc Bộ là trung tâm của con đường giao lưu quốc tế, là cái nôi của
dân tộc Việt, là vùng đất "rồng cuộn hổ ngồi" mà vua Lí Công Uẩn đã chọn làm
kinh thành của nước Đại Việt. Cho đến tận tận
bây giờ, Hà Nội nói riêng và đồng bằng sông
Hồng nói chung là kinh đô văn hóa của Việt
Nam. Có thể nói, bề dày lịch sử của vùng này gắn
liền với bề dày văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Có câu nói rằng "ăn Bắc, mặc Kinh", nghĩa là
muốn ăn ngon thì ăn ở miền Bắc, còn muốn mặc
sang thì hãy đến Kinh kỳ. Do sự ảnh hưởng của
Bánh đa cua Hải Phòng.
32
gió mùa Đông Bắc, miền Bắc là nơi duy nhất trên đất nước chia ra 4 mùa rõ rệt
thay vì 2 mùa: mùa mưa, mùa khô như ở trong Nam. Được sự ưu ái của thiên nhiên
cho nên thực phẩm ở miền Bắc rất đa dạng và phong phú, kết hợp với sức sáng tạo
của cư dân đất Việt, ẩm thực ở đây cũng rất đặc sắc. Khẩu vị miền Bắc đa phần ít
cay, ít mặn, ít ngọt, tất cả đều hài hòa với nhau chứ không đậm vị như miền Trung,
miền Nam.
Đến với thành phố cảng Hải Phòng, thứ níu chân du khách nhất có lẽ là món Bánh
đa cua. Là một vùng cảng biển rộng lớn, nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn thủy
hải sản như: bánh đa cua, tôm nước lợ, moi biển Đồ Sơn…và đặc biệt nhất món
bánh đa cua Hải Phòng. Tô bánh đa cua ấm nóng, màu nâu của bánh đa lẫn với
màu vàng đỏ của gạch cua và cà chua chín, phảng phất trên đó là chút màu xanh
của vài cọng hành lá, rau thơm nghi ngút khói. Húp một ngụp bánh đa Hải Phòng ở
chính cái vùng đất Hải Phòng trong tiết trời se se lạnh, cảm giác ấy sẽ làm tê dại
tâm hồn của người con đất cảng cũng như thực khách thưởng thức. Cũng có thể
nói, chỉ có ở Hải phòng ăn bánh đa cua mới có cái vị của Bánh đa cua Hải Phòng.15
Một món nước nữa mà khi nhắc đến, bạn bè thế giới sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam,
một trong những món tiêu biểu nhất trong ẩm thực Việt Nam - Phở. Là nơi sinh ra
món Phở truyền thống Việt Nam, Hà Nội có rất nhiều món Phở ngon như phở gà,
phở bò, phở xào, phở cuốn… thì đặc biệt nhất là Phở bò - tinh hoa của ẩm thực
Việt Nam, là món ăn đã đưa Việt Nam ra nền ẩm thực thế giới. Phở là thức quà rất
bình dân mà ai cũng có thể ăn được. Nhưng công đoạn chế biến của Phở rất cầu kì,
phải trải qua 12 giờ ninh xương bò để lấy nước lèo, hành tây và gừng nướng lên,
đập dập rồi bỏ vào và thêm nước mắm, chờ sôi lên một lần nữa rồi bỏ muối vào, lại
chờ sôi một lần nữa để bỏ đường vào. Bên cạnh đó còn có nhiều thành phần như
cánh hồi, thảo quả, quế… Mùi thơm của Phở chỉ cần ngửi thôi là đã muốn ăn, nước
lèo trong vắt nhưng rất vừa đậm đà, khói bốc nghi ngút của những hàng phở đã
làm nên đặc trưng ẩm thực Việt Nam.
Vào cái tiết trời se lạnh của đất Hà thành, không có
cái thú nào hơn khi được ngồi bên gia đình, thưởng
thức món chả cá Lã Vọng và nhâm nhi chút rượu
cho ấm cái ruột cái gan. Món chả cá này đã có từ
lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Đặc
biệt, món chả này phải làm từ loại cá Lăng cho thịt
Chả cá Lã Vọng.
thơm, ngọt lại ít xương. Để thực hiện món ăn cần
rất nhiều nguyên liệu: cá lăng, mỡ, riềng, mẻ, mắm tôm, hành hoa, thì là, lạc rang,
bún, ớt tươi…. Đặc biệt phải giữ nóng suốt quá trình ăn để tránh bị tanh. Tuy hiện
nay chả cá Lã Vọng rất phổ biến ở các thành phố lớn, nhưng chỉ có ở Hà Nội thì
món ăn này mới có một bản sắc, phong cách riêng.

15
https://nem-vn.net/vi/699
33
Không chỉ món ăn no, các món ăn vặt của miền Bắc còn rất đa dạng. Đơn cử như
Cốm Vòng - một thức quà của cánh đồng lúa xanh ngàn của đồng bằng sông Hồng,
in dấu trong từng trang văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân. Hình ảnh các cô gái
làng Vòng xưa mặc áo dài nâu thắt vạt, quần lĩnh đen, quấn khăn nhung gánh
những hạt cốm thơm lừng khắp ba sáu phố phường Hà Nội đã trở thành một hình
ảnh đặc trưng của vùng đất Kinh Kì.
Các món bánh nổi bật như bánh Su Sê (Phu Thê), món bánh tượng trưng cho sự
chung thủy, thường được dùng cho những dịp cưới hỏi, lễ tết như muốn chúc cho
những người thân trong gia đình luôn đoàn kết, gắn bó, có đôi có cặp như bánh Su
Sê. Hay như món bánh trôi, là thứ bánh cổ truyền của dân tộc ta, có ý nghĩa nhắc
nhở mọi người nhớ tới cội nguồn dân tộc. Thứ bánh làm bằng bột nếp, nhỏ tròn
trắng trắng, bên trong có nhân đường đỏ hoặc nhân đậu xanh trông giống như quả
trứng của mẹ Âu Cơ, từ món bánh trôi, người trong Nam còn sáng tạo món chè trôi
nước để dâng lên ông bà tổ tiên những ngày lễ cúng.
Ẩm thực mỗi miền sẽ có những đặc trưng riêng, như ở miền Bắc, mùa nào thức ấy,
không ăn lẫn lộn cũng không ăn vội vàng, từ tốn, chậm rãi để thấm hết cái tinh túy
trong từng món ăn. Xứ Bắc là nơi có nền văn hiến lâu đời, có kinh đô Thăng Long
và thủ đô Hà Nội, người Bắc vừa cần cù tiết kiệm lại sành ăn uống. Không những
thế, mỗi tỉnh thành của miền Bắc có ít nhất một món ăn đặc sản, vừa hài hòa văn
hóa của phương Đông, vừa mang chất riêng của kinh đô ngàn năm văn hiến.
2. Ẩm thực miền Trung.
Miền Trung được coi như cây cầu nối miền Bắc và miền Nam của ta, là khúc ruột
của Việt Nam. Vùng đất chịu thương chịu khó, luôn phải gánh chịu những khó
khăn của thiên nhiên như bão, lũ…nhưng con người lại sống rất nghĩa tình, chăm
chỉ sáng tạo. Nói đến miền Trung không thể không nhắc đến xứ Huế, là kinh đô
của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Đây cũng chính là nét riêng biệt trong ẩm
thực của miền Trung - ẩm thực cung đình Huế.
a. Ẩm thực cung đình Huế. 16

16
An Nhiên. (31/01/2018). Những nét tinh tế trong ẩm thực cung đình Huế. Pasgo từ https://pasgo.vn/blog/nhung-net-tinh-te-
trong-am-thuc-cung-dinh-hue-3818

34
Ẩm thực cung đình Huế là một nền ẩm thực rất riêng, gần như tách biệt với các
tỉnh miền Trung khác. Vì mục đích
món ăn để dâng cho vua chúa, nên mỗi
món ăn đều rất cầu kì, tỉ mỉ, được chọn
lọc rất kĩ càng từ nguyên liệu đến cách
chế biến và đặc biệt là cách trình bày
rất công phu, đầy màu sắc. Một bài
Nam Ai xưa của Huế còn liệt kệ hơn ba
chục món ngự thiện “nem công, thấu
thỏ, xôi vò, nham bò, trứng gà lộn,
khum lệt, xào lươn, chiên cua gạch,
Ảnh các món ăn bát trân.
hầm câu, cao lầu, kho tàu, thịt quay,
dưa giá…” và không thể không nói đến bát trân - tám món ăn quý hiếm giành cho
vua chúa, gồm: nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi
đười ươi, thịt chân voi, yến sào. Các món ăn ở đây đều được làm từ những nguyên
liệu quý hiếm, có khi là quà của sử giả Trung Quốc. Đến bây giờ, trong tám món bát
trân chỉ có Yến sào là có thể dễ dàng mua được, vì những món khác hoặc rất có tìm,
hoặc dùng những nguyên liệu có quý hiếm được ghi vào danh sách bảo tồn. Đến với
Huế, ngồi thuyền trên dòng sông Hương êm ả vào buổi đêm, thưởng thức các món ăn
cung đình và nghe nhạc cung đình Huế, tất cả sẽ đưa con người như đang được trở về
thành quý tộc triều Nguyễn.
Ngoài các món ăn cung đình riêng biệt, Huế còn nức tiếng với món bún bò Huế.
Một tô bún bò Huế thường sẽ có sợi bún được làm từ bột gạo, thịt bò, tiết heo, chả
cua và "linh hồn" của món ăn - nước dùng. Nước dùng của bún bò cũng được ninh
từ xương bò như Phở Hà Nội, thêm vào đó một chút mắm ruốc và sả và một chút
dầu điều tạo nên sắc vàng cam của tô bún. Bún bò Huế cũng như Phở Hà Nội là
một dấu triện cho ẩm thực của vùng miền đó.
Một món nước nữa không thể không kể đến là Mì Quảng, món ăn bắt nguồn từ
vùng đất Quảng Nam. Sợi mì trong mì quảng có phần giống sợi phở nhưng có
phần dày hơn, và đặc biệt có một màu vàng ươm. Ăn mì Quảng thì chắc chắn phải
có một miếng bánh tráng nướng giòn, sợi mì thấm đẫm gia vị kết hợp với bánh
tráng giòn tan là cặp bài trung làm nên nét riêng biệt của món ăn này. Hiện nay, mì
Quảng đã được biến tấu theo nhiều khẩu vị khác nhau ở mỗi vùng miền, nhưng
một tô mì Quảng truyền thống vẫn khiến thực khách xao xuyến.
Cơm Hến cũng là một trong những mĩ vị của xứ Trung. Trong tô cơm Hến, đậm
nhất là vị của ruốc và vị cay của các loại ớt. Cũng như các món ăn Việt Nam khác,
cơm Hến cũng mang đậm chất Việt và chất phương Đông với nhiều nguyên liệu
hợp thành, gồm: gạo thơm, Hến tươi, thịt heo, mắm ruốc Huế, đậu phộng, sả, ớt
tươi, khế, húng quế, bạc hà…và rất nhiều gia vị: muối, bột ngọt, tỏi, màu điều. Tô

35
cơm Hến ngon nhất khi vừa chế biến xong, tô cơm mềm, đầy sắc vàng của cơm,
sắc xanh của các loại rau và điểm một chút đỏ của ớt tươi17.
Dải đất miền Trung phải chịu nhiều khó khăn về điều kiện khí hậu. Các món ăn
không chỉ được chế biết một cách công phu, tỉ mỉ mà còn tận dụng hết tất cả các
nguyên liệu sẵn có, từ đôi bàn tay khéo léo của người dân xứ Trung, mỗi một món
ăn đều như một tác phẩm nghệ thuật, từ những nguyên liệu bình dân cũng có thể
chế biến thành mĩ vị cao sang. Đó là di sản quý báu mà nhân dân ta đã lưu truyền
từ thời xa xưa.
3. Ẩm thực miền Nam.
Khu vực miền Nam với Sài Gòn - hòn ngọc phương Đông và vùng đồng bằng sông
Cửu Long trù phú, là cửa khẩu giao thương của nhiều quốc gia. Dân cư ngoài
thành phần dân bản địa của quốc gia Chăm Pa, Phù Nam cổ thì đại đa số là dân di
cư từ miền Bắc và miền Trung vào Nam để lập nghiệp, và mang theo nền văn hóa
vùng miền. Vì vậy, ẩm thực miền Nam có sự giao thoa của ẩm thực cả 3 miền,
không những thế còn có sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia
như Ấn Độ, Trung Quốc… Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên một nền văn hóa
đa dạng, phong phú những vẫn đậm đà bản sắc dân tộc và nét đẹp ẩm thực phương
Đông.
Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, trong mỗi bữa cỗ của miền Nam vẫn luôn có
bánh Trưng và bánh Tét và đa phần là bánh Tét - tượng trưng cho sự no ấm đầy đủ.
Nếu như miền Bắc có thịt đông nổi tiếng, thì miền Nam không thể thiếu thịt kho
tàu trong mâm cỗ ngày Tết, thịt được kho cùng với trứng vịt và nước dừa. Từng
miếng thịt mềm ăn cùng với cơm nóng và dưa giá là hình ảnh tiêu biểu của người
dân miền Nam. Một món ăn không thể thiếu nữa là canh khổ qua, người dân ở đây
tin rằng ăn canh khổ qua vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ giúp tẩy sạch những
khổ đau của năm cũ, cũng như vị đắng lúc đầu lưỡi của khổ qua nhưng sẽ có vị
ngọt của thịt bên trong. Mỗi vùng miền có thể
có những nét riêng biệt về ẩm thực ngày Tết,
nhưng tất cả đều có mục đích tạm biệt năm cũ,
chào đón năm mới, dâng hoa dâng hương thờ
cúng ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn, tưởng
nhớ của con cháu đối với tổ tiên. Cho dù ở đâu
cũng vậy, Tết là thời điểm các thành viên trong
nhà sum vầy với nhau, nhìn lại một năm cũ đã Ảnh thịt kho tàu.

qua và tiến đến một năm mới thật hạnh phúc.


a. Ẩm thực Sài Gòn.

17
(Nhiều tác giả, 2019)
36
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là
trung tâm kinh tế của đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Sài Gòn có
một nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc.
Nhắc đến Sài Gòn, hình ảnh đầu tiên chắc chắn sẽ là món Cơm tấm Sài Gòn người
người đều ăn nhà nhà đều biết. Cơm Tấm ra đời trong thời kì khó khăn, khi cái đói
luôn hiện hữu, người dân Sài Gòn đã nghĩ ra cách lấy gạo tấm (loại gạo chỉ dành
cho gia cầm ăn) để nấu chung với thịt heo nướng hoặc vài con tép, vài quả trứng.
Dần dần, cơm tấm được biến tấu và phát triển ngày một ngon hơn, và phổ biến ra
lục tỉnh phía nam. Cơm Tấm được coi là biểu tượng của người dân Sài Gòn, là "sự
giao thoa văn hóa giữa ẩm thực Đông và Tây: ăn bằng dĩa, muỗng theo kiểu Tây,
thức ăn đi kèm là thịt nướng phong cách Pháp, chả trứng của người Hoa, bì thính
của người Bắc, nước mắm chua ngọt của người
Sài Gòn. Sự kết hợp vô cùng kì diệu này đã tạo
nên một món ăn có một không hai". Đến Sài
Gòn mà không thử cơm tấm là một thiếu sót lớn
như đến Việt Nam mà không biết Áo dài. Món
ăn đặc biệt này có thể sang trọng, có thể bình
dân, nhưng chắc chắn sẽCơm
đểtấm
lạiSàicho thực khách
Gòn.
một dư vị không thể quên.
Một món ăn nổi danh của Sài Gòn nữa là Phá lấu, có nguồn gốc từ Trung Quốc,
được truyền bá vào Việt Nam từ những người Hoa di cư. Phá lấu là món ăn gắn
liền với rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên của Sài Gòn. Phá lấu là một ví dụ điển
hình cho tính triệt để trong ăn uống của người châu Á, tận dụng các bộ phận như
tai, lưỡi, lòng…của heo, gà hay bất cứ loại nguyên liệu nào mà ở phương Tây họ
thường sẽ không sử dụng. Trong phá lấu thường sẽ có các loại thuốc bắc như quế
chi, đại hồi, bát giác…Là một món ăn chơi của Sài Gòn, mang đậm đức tính sáng
tạo, tiết kiệm của con người nơi đây, thử ngồi ở một quán vỉa hè cùng tô phá lấu,
tuổi thơ mặc đồng phục, đeo cặp sách tụ tập sẽ như được sống lại.
b. Ẩm thực các tỉnh Nam Bộ.18
Nếu như người miền Bắc thích vị mặn mà đậm đà, người miền Trung có xu hướng
ăn cay, thì người miền Nam lại rất thích vị ngọt. Hầu như tất cả các món ăn của
vùng Nam Bộ đều có một chút đường. Nơi đây là
một vùng đất trù phú, là "vựa lúa của Việt Nam" với
một mạng lưới sông ngòi dày đặt, thiên nhiên đã ưu
ái cho nơi đây một nguồn thực phẩm phong phú đa
dạng.
18
https://chodokho.com/gian-hang-san-pham-cho-do-kho/mam-ngon/mam-ba-khia-rach-goc.html

37
Nhắc đến miền Nam không thể bỏ qua các loại mắm: mắm cá linh, mắm chưng,
mắm cá rô đồng, mắm ba khía… Và các món với mắm nổi tiếng như lẩu mắm
miền Tây, nước dùng của món ăn này được chế biến từ các loại mắm chỉ có vào
mùa nước nổi của miền Tây Nam Bộ, một nồi lẩu mắm sẽ ăn kèm với rất nhiều
loại rau củ, như cà tím, bông súng, rau muống.
Đến với vùng đất cuối cùng của Tổ quốc - Cà Mau, hằng năm vào tháng 10 âm
lịch, ba khía phát triển rất nhiều được gọi là hiện Ảnh mắm ba khía.
tượng "ba khía hội". Người dân miệt vườn chế biến ba khía thành rất nhiều món
ngon, điển hình là ba khía muối. Ba khía sau khi được muối trong dung dịch nước
muối khoảng một tuần sẽ được đem ra trộn chung với nhiều thành phần khác, như
khế, tỏi, ớt, đường, chanh…ba khía khi vào tới đầu lưỡi sẽ tổng hợp rất nhiều vị,
chua cay mặn đắng ngọt có đủ. Dù là món ăn dân dã nhưng chỉ cần một lần nếm
thử sẽ không thể quên hương vị của món ăn miệt vườn này.
Không chỉ các món ăn no, các món bánh kẹo của vùng Nam Bộ rất phong phú.
Được mệnh danh là xứ sở của cây dừa, Bến Tre nổi tiếng với món kẹo dừa gắn bó
với tuổi thơ nhiều người. "Bến tre dừa ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi
danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan" là câu ca
dao dành riêng để khen tặng thức quà ngon lành này. Vị ngọt của dừa được người
dân chắt chiu thành những viên kẹo dừa. Thức quà thể hiện nét đẹp ẩm thực của
người dân Bến Tre nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung có thể dễ dàng mang
đi bất cứ đâu, đưa tinh hoa ẩm thực quảng bá khắp năm châu.
Các món ăn miền Nam gắn liền với cuộc sống lao động dân dã của người dân gắn
liền với nền nộng nghiệp lúa nước, vì vậy các món ăn không cầu kì, tỉ mỉ như các
món Huế, hay nguyên tắc, tinh tế như món miền Bắc. Mỗi một món ăn đều thể
hiện được sự thật thà, chất phát và phóng khoáng của người dân nơi đây. Ẩm thực
miền Nam là ẩm thực để cảm nhận bằng cả tâm hồn.
Văn hóa Việt Nam có sự đa dạng ở mọi miền, tùy thuộc vào vị trí địa lí, khí hậu tự
nhiên và phong tục tập quán của mỗi miền. Nhưng nhìn chung, ẩm thực Việt Nam
cũng như ẩm thực phương Đông đều chú trọng vào việc ăn ngon, ăn lành. Mỗi một
món ăn đều mang một nét riêng của con người Việt Nam chất phát thật thà, chịu
thương chịu khó và rất sáng tạo. Người ta nói tình yêu bắt nguồn từ cái dạ dày, nếu
đã một lần thử món ăn Việt, chắc chắn bạn bè thế giới sẽ không thể dừng lại là lần
thử đầu tiên.

38
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
5. Bùi Hoài Sơn. (2021). Văn hoá-Xã hội. Tạp chí cộng sản.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi
6. Tô Ngọc Thanh, Tạp chí hoạt động khoa học số 12/2003, Nhã nhạc cung
đình Huế - Kiệt tác di sản văn hoá truyền miệng và phi vật thể của nhân
loại.
7. Hoa nghiêm art. (30/1/2020). Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời
hiện đại. RedsVN từ http://redsvn.net/mot-cai-nhin-ve-nghe-thuat-thu-phap-
viet-thoi-hien-dai2/
8. Minh Nguyệt – Bích Vân. (14/10/2019). Tranh Đông Hồ - Hơi thở của làng
Việt. Báo ảnh Việt Nam từ https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tranh-
dong-ho---hoi-tho-cua-lang-viet/427969.html

39
Đề tài số: 52 “Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương
Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những
vấn đề gì?”
SBD 21-Nguyễn Thị Thanh Huyền thực hiện nội dung: Trình bày những nghiên
cứu về lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo để làm rõ chất phương Đông trong văn hóa
Việt Nam của đề tài “Giả sử có một người phương Tây muốn tìm hiểu về chất
phương Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về
những vấn đề gì?”
Bài làm của sinh viên:
I. Giới thiệu sơ lược
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa tôn giáo, tín ngưỡng. Đối với người
dân Việt Nam thì tín ngưỡng và tôn giáo là đời sống tinh thần, gắn liền với những
truyền thống đã có từ xa xưa. Một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trải
dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam, và mỗi dân tộc đều mang trong mình những đặc
trưng riêng về tín ngưỡng và tôn giáo, góp phần kết tinh những tinh hoa cho nền
văn hóa nước nhà. Điều đó đã tạo nên một Việt Nam đa sắc màu và đậm đà bản sắc
dân tộc.
Vị trí địa lý của nước Việt Nam nằm ở nơi thuận lợi – dễ dàng giao thoa của những
nền văn hóa trên thế giới nhưng bản chất của nền văn hóa Việt Nam được ảnh
hưởng chủ yếu bởi nền văn hóa phương Đông. Bởi thế mà, sắc màu phương Đông
được thể hiện rất rõ nét thông qua văn hóa Việt Nam, cụ thể là về vấn đề tín
ngưỡng và tôn giáo.
II. Nét phương Đông trong tín ngưỡng – tôn giáo của văn hóa Việt Nam
1. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho
cá nhân và cộng đồng.
Văn hóa Việt Nam là một dải “sắc màu” hết sức đa dạng về tín ngưỡng.Trong đó,
tiêu biểu nhất và mang đậm nét phương Đông nhất phải kể đến tín ngưỡng thờ
cúng ông bà tổ tiên – một trong những truyền thống lâu đời từ ngàn xưa của người
dân Việt Nam.
 Thờ cúng tổ tiên
Theo quan niệm của người Việt Nam, tổ tiên là những người cùng huyết thống như
ông, bà, cha, mẹ, cụ tổ… và là những người có công ơn sinh thành, dưỡng dục hay
những người đã lập công giữ nước, tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc sau này
cho người dân Việt Nam. Như cuộc sống hạnh phúc hiện tại mà người dân Việt

40
Nam có được là dựa trên xương máu, sự hy sinh để bảo vệ độc lập cho nước nhà,
cho bờ cõi của dân tộc Việt Nam. Vì thế mà tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên
chính là một trong những cách tưởng nhớ, ghi ơn những thế hệ đi trước và thể hiện
truyền thống hiếu thảo, tôn trọng đối với người có ơn sinh thành với mình.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong
xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao,
đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc.
→ Tín ngưỡng này đã cho ta thấy được nét phương Đông hết sức đặc trưng trong
văn hóa Việt Nam, đồng thời thể hiện truyền thống trọng lễ nghĩa tốt đẹp của
người Việt Nam.19
Về mặt tâm linh, người Việt Nam thường sẽ có những quan niệm thiên về những
thế lực siêu nhiên, những hiện tượng tâm linh (đây cũng là quan niệm quen thuộc
thường gặp trong những nền văn hóa phương Đông). Vì thế mà họ thờ cúng ông bà
tổ tiên như một cách được bảo vệ bởi chính người thân đã khuất của mình, họ nghĩ
rằng ông bà sẽ luôn phù hộ cho họ, cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn phát đạt hoặc
mong được ông bà về “báo mộng”.
Về mặt tâm lý, bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người
sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Tổ tiên khi
còn sống thì “khôn”, đến lúc chết thì “thiêng”, vẫn ngự trên bàn thờ, vừa gần gũi,
vừa xa lạ, lại rất đỗi linh thiêng và có thể che chở, phù hộ cho con cháu.
Hơn nữa, thờ cúng tổ tiên cũng là cách mà người Việt Nam thể hiện ý thức, hành
động tưởng nhớ lâu dài người thân của mình. Bày tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo là
trách nhiệm cả đời của mỗi người con trên đất Việt vì thế mà tập tục thờ cúng tổ
tiên ra đời chính là tiếp nối truyền thống tốt đẹp này và cũng để cho con cháu sau
này có thể biết mặt, nhớ ơn nguồn cội của gia đình mình. Điều này cũng giúp tín
ngưỡng này mang một nét đặc trưng riêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết đối với
người dân Việt Nam nói riêng và những quốc gia ở phương Đông xuất hiện tín
ngưỡng này nói chung.
Về hình thức, mỗi nhà sẽ có những cách bày trí, mâm cúng khác nhau nhưng bàn
thờ tổ luôn cần được thanh tịnh nên đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả…
Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn
phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính. Điều quan trọng nhất trên bàn thờ tổ tiên
sẽ luôn trưng bày lư hương, đèn cầy, bình hoa, nén hương, nhang khói… để bày tỏ
lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và nhờ khói hương đưa lời cầu nguyện đến
ông bà tổ tiên.

19
TTXVN/Vietnam+. (07/02/2016). Thờ cúng tổ tiên – Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. LA34, từ
http://la34.com.vn/tin-tuc/tho-cung-to-tien-net-dep-van-hoa-cua-nguoi-viet-nam/
41
Mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ tổ tiên dù giàu hay nghèo, nơi đặt bàn thờ
tổ sẽ là vị trí trang trọng hoặc cao nhất trong ngôi nhà, nhưng vẫn phải đảm bảo sự
thanh tịnh, sạch sẽ về không gian. Vào ngày giỗ, ngày Tết, con cháu muốn dâng
cúng cỗ mặn thì phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và không được cao hơn
bàn thờ chính.

Bàn thờ vào dịp Tết (TTXVN, 2021)

Những ngày cúng, thắp hương sẽ rơi vào mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng theo lịch
âm, ngày giỗ và dịp lễ Tết. Khi khấn vái, người Việt Nam thường sẽ mong cầu
những điều thân thuộc, giản dị về sức khỏe, mong được che chở hay mong cầu về
cuộc sống bình yên, dẫn dắt con cháu theo lối đi đúng đắn. Nhất là trong những
ngày lễ trọng đại của đời người như cưới hỏi thì bắt buộc phải làm lễ vu quy, bái
lạy tổ tiên để minh chứng cho cuộc hôn nhân này. Và đây cũng là điểm nhấn chính
trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam.
Ngoài những hoạt động thờ tổ tiên trong gia đình, Việt Nam còn tổ chức những
ngày lễ hay xây đình, đền thờ để tưởng nhớ công ơn cha ông đã gây dựng và bảo
vệ đất nước cho thế hệ sau này. Tiêu biểu như: *Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Rước kiệu trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2015

*Lễ giỗ tổ Hùng Vương: Là một ngày lễ lớn hằng năm diễn ra vào mùng 10/3 âm
lịch với mục đích tưởng nhớ, ghi ơn công lao dựng nước, giữ nước của các vị vua
Hùng. Đây cũng là một trong những tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lớn của dân tộc
Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại.20

20
Nguyễn Đắc Thủy. (05/12/2020). Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng trong tiến trình
lịch sử dân tộc. Phú Thọ ĐIỆN TỬ từ http://baophutho.vn/den-hung/202003/di-san-tin-nguong-tho-cung-hung-
vuong-va-le-hoi-den-hung-trong-tien-trinh-lich-su-dan-toc-169966
42
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những truyền thống văn hóa từ
ngàn xưa của người Việt Nam. Tín ngưỡng này cũng mang một nét phương
Đông rất đặc trưng, tạo nên sự khác biệt cho văn hóa Việt Nam. Hơn hết đây
cũng là phong tục nói lên bản chất con người Việt rất trọng lễ nghĩa, tận hiếu
với ông bà, tổ tiên và luôn biết ơn đến cội nguồn của mình. Điều này cũng thể
hiện rất rõ trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam:
“Khôn ngoan nhớ đức cha ông
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên.”
 Tất cả những điều trên đã thể hiện được nét phương Đông rất riêng, rất
đặc trưng và rõ nét trong bản chất của văn hóa Việt Nam – một nền văn
hóa với tín ngưỡng hết sức riêng biệt và khó có thể bắt gặp được ở trời
Tây.
2. Tôn giáo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động
bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và
hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm đúng theo quy định pháp luật của Nhà nước.
Bởi thế mà, những hoạt động về tôn giáo ở Việt Nam rất sôi nổi và đa dạng. Công
giáo và Phật giáo là hai tôn giáo lớn nhất cả nước. Nhưng tôn giáo mang nhiều nét
phương Đông và du nhập vào Việt Nam sớm nhất lại là Phật giáo.21
 Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu
công nguyên. Chính sử của Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng, vào những năm
đầu Công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì ở Kinh
đô Giao Chỉ nước Việt đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh.
Ban đầu Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ - cái nôi của nền
văn minh và là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Đến thế kỷ V, Phật
giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và đã xuất hiện những nhà sư Việt
Nam có nhiều danh tiếng như: Huệ Thắng tu tại chùa Tiên Châu. 22

21
TS. Nguyễn Quỳnh Trâm. (5/10/2021). Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam. Xây dựng Đảng,
từ http://www.xaydungdang.org.vn/Home/nhan_quyen/2021/15808/Bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-tai-
Viet-Nam.aspx
22
Ngọc Anh. (09/06/2020). TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO PHẬT Ở VIỆT NAM. NGHIÊN CỨU
VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO. SỞ NỘI VỤ TỈNH KON TUM – BAN TÔN GIÁO, từ
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-VE-QUA-TRINH-DU-NHAP-VA-PHAT-
TRIEN--DAO-PHAT-O-VIET-NAM-1343
43
Vào thời gian đầu, Phật giáo truyền bá vào Việt Nam với tư tưởng tiến bộ và nhân
văn: thoát khổ, giác ngộ và giải thoát (giúp con người thoát được nỗi khổ đau trong
cuộc sống, giác ngộ và đưa họ hướng thiện) Vì thế mà, dù đất nước đang trong
hoàn cảnh bị xâm lược và đô hộ, nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng
trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước
độc lập, tự chủ.
→ Từ thuở sơ khai, dù mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam, nhưng Phật giáo lại
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá và tác động đến quần chúng
nhân dân. Và Phật giáo cũng là tôn giáo đại diện nét phương Đông hết sức đặc
trưng của Việt Nam.
Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, không
trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ
mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp
dụng linh hoạt để dù tu theo cách thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên
vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội. Giáo lý cơ bản của
đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên và Tứ Diệu đế (4 chân lý).23
Và Phật giáo quan niệm mọi sự vật luôn luôn biến chuyển, đổi thay, mọi thứ ta có,
ta nhìn thấy đều chỉ là vô thường. Cuộc đời con người vui sướng hay phiền não
đều do nhân và duyên mà con người tự tạo ra, bởi có lẽ cuộc đời của mỗi con
người chính là do họ tự quyết định. Từ cách nhìn nhận đó, Đức Phật khuyên con
người sống hướng thiện, thực hiện tâm từ bi, biết yêu thương và chia sẻ, vì hạnh
phúc của mọi người và hạnh phúc của mình, sống tự tại an lạc, không cố chấp bám
víu vào sự vật, hiện tượng, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi sự vô thường của
cuộc sống.
Phật giáo là một tôn giáo có truyền thống yêu nước từ lâu đời dù trải qua bao nhiêu
giai đoạn lịch sử đi chăng nữa thì bản chất tốt đẹp và tâm thiện trong tôn giáo này
vẫn luôn vẹn nguyên. Những cống hiến mà Phật giáo mang lại đã chiếm trọn niềm
tin về tôn giáo của người dân Việt Nam và luôn là tôn giáo đi đầu trong các phong
trào của quần chúng, nhân dân.24

23
Ban Tôn giáo Chính Phủ. (05/05/2021). Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tỉnh ủy Tuyên
Quang – Ban dân vận từ https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-Phat-
giao-Viet-Nam.html
24
Long Hồ. (04/11/2021). Phật giáo luôn thể hiện là một tôn giáo yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
CHÍNH TRỊ. Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh, từ https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/phat-giao-
luon-the-hien-la-mot-ton-giao-yeu-nuoc-gan-bo-dong-hanh-cung-dan-toc-1491886760
44
25
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (1963)

*Bức ảnh trên là hình ảnh đấu tranh bất bạo động của vị hòa thượng Thích Quảng
Đức vì muốn lên án chính sách hà khắc đàn áp Phật giáo, vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng của người dân, tạo ra nhiều hành động bất công đối với Phật giáo của
chính quyền Ngô Đình Diệm.
Và ngày nay, Phật giáo vẫn luôn phấn đấu, đã và đang phát huy những giá trị nhân
văn, nhân ái, tinh thần bình đẳng từ bi, cứu khổ, độ sinh trong giáo lý Phật giáo
nhu nhập trọn vẹn trong tâm thức văn hóa và đạo đức người Việt Nam. Nhiều khóa
tu mùa hè được mở tại các chùa lớn nhằm giáo dục, uốn nắn ý thức, hành động của
những đứa trẻ theo lối tư duy đúng đắn và giàu tính nhân văn:

Khóa tu mùa hè 2020 tại chùa Hoằng Pháp

Đối những người Phật tử, Phật giáo sẽ có những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực
riêng trong cả tư duy và hành động. Đây là những điều bắt buộc mà những người
theo đạo Phật phải tuân theo để tạo ra sự thống nhất, quy củ của một tôn giáo.
Cũng như những quốc gia phương Đông khác, những gia đình có truyền thống
Phật giáo thường sẽ thỉnh Phật hay Quan Âm Bồ Tát về nhà thờ ở vị trí cao nhất
(cao hơn bàn thờ tổ tiên). Vì người Việt Nam quan niệm rằng, Đức Phật sẽ có thể
che chở và bảo vệ gia đình khỏi những thế lực tâm linh khác.
25
Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Nhật Từ. (11/06/2013). Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức. Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, Mùa Phật đản 2637 (PL.2557 - DL.2013) từ https://phatgiao.org.vn/nguyen-nhan-va-y-nghia-tu-thieu-cua-bo-tat-
thich-quang-duc-d11007.html
45
Hơn hết đối với những người bận rộn, không có thời gian đi chùa thường xuyên thì
họ sẽ thực hiện phương pháp Tu tại gia.
Cũng như bao tôn giáo khác, Đạo Phật cũng sẽ có những ngôi chùa để những Phật
tử có thể đến sinh hoạt và tu hành. Vào những dịp như đầu tháng, giữa tháng
những người theo đạo Phật sẽ đến chùa cúng kiếng, bái lạy Đức Phật và thanh tẩy
tâm hồn. Ngoài ra, các nhà sư cũng là người đứng ra làm chủ cho tang lễ của người
dân Việt và các ngôi chùa chính là nơi mà họ sẽ gửi tro cốt thân nhân của mình để
làm nơi an nghỉ cho người thân của họ. Vào những dịp lễ lớn như Đại lễ Phật Đản
hay Lễ Vu Lan, những Phật tử ở khắp nơi sẽ quy tụ về những ngôi Chùa để chung
vui và làm lễ cùng nhau.
Ngoài ra, Phật giáo cũng mang đến cho người Việt Nam nói riêng và người dân
các nước phương Đông nói chung về những tập tục, phong cách sống thanh đạm,
thư thái. Tiêu biểu như tập tục: ăn chay – đây là một chế độ ăn uống lành mạnh và
kiêng những món mặn (thịt, cá, trứng, mắm…). Trong Phật giáo, ăn chay cũng có
2 chế độ: ăn chay kì (ăn vào mùng 1, 15 âm lịch hàng tháng hoặc tự đề ra số ngày
để ăn) và ăn chay trường (kéo dài liên tục đến cuối đời). Theo quan niệm của Phật
giáo, việc ăn chay là cách giúp con người giảm bớt sự ham muốn, lòng tham trong
ăn uống và hơn hết đây còn là cách hạn chế sát sanh động vật. Ngoài việc ăn chay,
người Phật tử còn sử dụng những hình thức phóng sinh để tích đức, hướng thiện
cho bản thân. Những con vật được phóng sinh thường sẽ là cá, chim và sẽ được
người Việt Nam mua từ chỗ bán để thả vào những ngày rằm hoặc ngày lễ.
Đạo Phật không chỉ dừng ở tôn giáo mà còn là đức tin, là ánh sáng soi cho con
người đi theo con đường đúng đắn, làm tròn bổn phận của một con người. Và Phật
giáo cũng là nơi cứu vớt cuộc đời lầm lỡ, lạc lối của con người về với chính đạo.
Đây cũng là những sự cống hiến của đạo Phật ở các nước phương Đông nói chung
và Việt Nam nói riêng.
 Phật giáo dù ở phương Đông hay Việt Nam đều chiếm một vị trí hết sức
quan trọng ở các quốc và góp phần tạo nên sự đa dạng tôn giáo trong văn
hóa. Đặc biệt ở Việt Nam, Phật giáo còn là một tôn giáo luôn đề cao lòng
“tận trung với nước, hiếu với dân”. Qua đó cũng hiểu được rõ về văn hóa
trong lĩnh vực tôn giáo của Việt Nam, vừa đặc trưng nhưng cũng đậm sắc
màu phương Đông.

46
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (5/5/2021). Retrieved
from Tỉnh Ủy Tuyên Quang:
https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-
Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html
2. mangcut. (11/3/2016). Đằng sau 4 bức ảnh ám ảnh về chiến tranh Việt Nam.
Retrieved from mangcut.vn: https://mangcut.vn/4-buc-anh/1.html
3. Phật giáo luôn thể hiện là một tôn giáo yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng
dân tộc. (4/11/2021). Retrieved from Đảng bộ TP HCM:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/phat-giao-luon-the-hien-la-mot-ton-giao-yeu-
nuoc-gan-bo-dong-hanh-cung-dan-toc-1491886760
4. Thờ cúng tổ tiên – Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. (7/2/2016). Được
truy lục từ Đài phát thanh và truyền hình Long An: http://la34.com.vn/tin-
tuc/tho-cung-to-tien-net-dep-van-hoa-cua-nguoi-viet-nam/
5. Thủy, N. Đ. (12/5/2020). Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ
hội Đền Hùng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Retrieved from Báo Phú Thọ:
http://baophutho.vn/den-hung/202003/di-san-tin-nguong-tho-cung-hung-
vuong-va-le-hoi-den-hung-trong-tien-trinh-lich-su-dan-toc-169966
6. Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo Phật ở Việt Nam.
(9/6/2020). Retrieved from Sở nội vụ tỉnh Kon Tum:
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/
TIM-HIEU-VE-QUA-TRINH-DU-NHAP-VA-PHAT-TRIEN--DAO-
PHAT-O-VIET-NAM-1343
7. Tin nguong - Tieng Viet.pdf. (n.d.). Retrieved from pbgdpl.moj.gov.vn:
https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/ToGap/Attachments/355/To
%20gap%2011%20-%20Tin%20nguong%20-%20Tieng%20Viet.pdf
8. TP.HCM: Đăng ký khóa tu mùa hè 2020 tại chùa Hoằng Pháp. (16/6/2020).
Retrieved from Phật tử Việt Nam: https://www.phattuvietnam.net/tp-hcm-
dang-ky-khoa-tu-mua-he-2020-tai-chua-hoang-phap/
9. TTXVN, D. N. (24/02/2021). Bàn thờ gia tiên - nơi hội tụ những giá trị
thiêng liêng của Tết. Retrieved from Thể thao văn hóa:
https://thethaovanhoa.vn/tin-tuc-24h/ban-tho-gia-tien-noi-hoi-tu-nhung-gia-
tri-thieng-lieng-cua-tet-n20200114195505590.htm
10.TTXVN/Vietnam+, T. (n.d.). Thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp văn hóa của người
Việt Nam. Retrieved from Hà Nội mới: http://hanoimoi.com.vn/ban-in/Gia-
dinh/824467/tho-cung-to-tien---net-dep-van-hoa-cua-nguoi-viet-nam

47
Đề tài số 52. Giả sử có một người Phương Tây muốn tìm hiểu về chất phương
Đông trong văn hóa Việt Nam, anh (chị) sẽ gợi ý cho họ nghiên cứu về những vấn
đề gì?
SBD 63. Dương Phương Thảo thực hiện nội dung: “Chất phương Đông trong
văn hóa trang phục Việt Nam” của đề tài “Giả sử có một người phương Tây muốn
tìm hiểu về chất phương Đông trong văn hoá Việt Nam, Anh (Chị) sẽ gợi ý cho họ
nghiên cứu về những vấn đề gì?”
Bài làm của sinh viên:
I. Giới thiệu chung
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á. Khí hậu nơi đây thuộc vùng
nhiệt đới ẩm gió mùa. Miền Bắc có bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Miền
Nam lại có nét khác biệt vì ít khi cảm nhận được gió rét, thông thường sẽ chỉ trải
qua hai mùa: Mùa mưa và mùa khô. Đặc biệt, Việt Nam được biết đến là một quốc
gia nông nghiệp, nền văn minh lúa nước. Cũng bởi vì đã hình thành nhà nước từ
khá sớm, thành phân dân cư ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, trải dài từ Nam ra
Bắc. Nhờ có sự đa màu đa sắc trên nhiều khía cạnh, yếu tố trang phục Việt Nam đã
và đang trở thành đề tài nghiên cứu đã tốn biết bao giấy mực, công sức của những
ai có mong muốn được tìm hiểu thêm về đất nước này. Đồng thời, Việt Nam là
vùng đất mang trên mình những đặc trưng của những nền văn minh phương Đông,
và “chất phương Đông” này còn được nhìn nhận, nghiên cứu thông qua văn hóa
trang phục Việt Nam qua từng thời kì dựng nước và giữ nước, hay đến tận bây giờ
đã là thời kỳ phát triển đất nước, thì trang phục Việt Nam vẫn đang có xu hướng
ngày càng đa dạng hơn nữa.
II. Chất phương Đông trong trang phục Việt Nam qua từng thời kỳ
1. Thời Hùng Vương
Cách đây hàng ngàn năm, vào thời kỳ đồng thau phát triển, Việt Nam xuất hiện
nhà nước đầu tiên với tên gọi là Văn Lang. Người Việt cổ thời kỳ này đã sinh sống
bằng cách săn bắt, hái lượm, nhưng khác với nhiều tranh ảnh, sách truyện, trang
phục thường làm từ lá cây và vỏ cây, mà làm bằng vải và tơ sợi. Theo nhiều nhà
nghiên cứu khoa học lịch sử, trình độ và nghệ thuật dệt vải của người Việt cổ đã ở
mức độ khá cao, tuy dòng chảy thời gian đã gần như xóa mờ tất cả nhưng ít nhất,
ta vẫn có thể khẳng định được họ có trình độ cao trong việc dệt nên hai loại vải, đó
là vải dệt từ cây và từ sợi. Ngay từ bước chọn lọc nguyên vật liệu làm quần áo, ta
có thể thấy rất rõ nét văn hóa phương Đông. Bởi vì phương Đông gắn với nền văn
minh nông nghiệp, người Việt cổ đã tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên được
kiến tạo sẵn là cây và sợi. Nhưng thời kỳ này, nhận thức con người vẫn còn nhiều
điều lạc hậu, mới chỉ ở bước đầu sơ khai, nên dường như vẫn chưa có nhiều điều
đặc sắc. Nhưng đặc biệt hơn cả, phục trang thời kỳ này đã khá phong phú, đa dạng

48
và được định hình rõ nét, cũng là sự khởi đầu cho bản sắc văn hóa thể hiện trong
trang phục truyền thống của người Việt Nam ngày nay.
Qua những hiện vật được khai quật trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, có thể
thấy trang phục nữ giới thời Hùng Vương là áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào
người, phía trong mặc áo yếm kín ngực, yếm có cổ tròn và trang trí thêm những
hình tấm hạt gạo. Cũng có loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và
ngực, hoặc kín ngực, hoặc hở một phần vai và lưng trên. Có thể áo là áo chui hoặc
cài khuy bên trái, trên áo đều có hoa văn trang trí. Phần váy kín, bó sát vào thân,
qua những lần khảo cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có tới hai loại váy, đó
là váy kín và váy mở, mỗi loại sẽ có một cách mặc khác nhau. Có một đặc điểm
không thể bỏ qua khi tìm hiểu về trang phục nữ giới thời Hùng Vương chính là thắt
lưng. Thắt lưng được trang trí với ba hàng chấm song song cách đều nhau, quấn
ngang lưng bụng. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và phía sau thân
người, tận cùng có thêm tua rũ xuống. Chi tiết thắt lưng và cách người phụ nữ Việt
cổ dùng nó có phần tương đồng với trang phục của người Ai Cập cổ đại. Ai Cập là
một trong bốn trung tâm văn minh lớn và hình thành từ rất sớm, qua việc so sánh,
nhìn nhận về trang phục của cả hai nước, có thể khẳng định rằng, Việt Nam thời kỳ
Hùng Vương đã thể hiện rõ nét phương Đông khi có sự song trùng với y phục của
người Ai Cập cổ đại. Tuy có nét tương đồng, nhưng người Việt cổ gần không có sự
phân biệt đẳng cấp trên phương diện trang phục, bởi vì chi tiết chiếc thắt lưng được
tái hiện lại trong cả trang phục nữ khi đi lao động và không phải lao động.
Đối với nam giới, y phục có vẻ đơn giản hơn khi đàn ông thường đóng khố. Khố
được tạo thành bởi một đoạn vải dài, tùy độ dài của tấm vải mà người ta sẽ quấn
một hoặc nhiều vòng về phía sau hay thả xuống phía thân trước. Nhưng họ không
hẳn chỉ mãi cởi trần, qua một số hiện vật bằng đồng đã khai quật được, người đàn
ông thi thoảng được khắc với hình tượng đã mặc áo, có thể là áo chui hoặc áo
choàng phía trên thân trước.
Tuy còn có thêm trang phục của các tầng lớp cao hơn, trang phục chiến binh…
Nhưng vì tầng lớp nông dân chiếm đa số, nên người học, người đọc cũng như
người nghiên cứu có thể tiếp cận trang phục của đại đa số dân chúng hơn. “Chất
phương Đông” cũng được thể hiện rõ ràng hơn trong trang phục của nam và nữ ở
cả tầng lớp cao hay tầng lớp thấp trong xã hội. Bất lợi khi nghiên cứu về y phục
của người Việt thời Hùng Vương đó chính là có khá ít tư liệu, chúng ta chỉ khai
thác được thông tin chủ yếu dựa vào những hình chạm khắc trên các di sản đồng
thau, còn quần áo của cư dân gần như đã tiêu hủy qua quãng thời gian dài.
2. Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng
năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, lập thành một nhà nước mới. Vào thời điểm
này, nước Việt chúng ta đang ở trong thời kỳ phong kiến độc lập. Ngô Quyền sau
49
khi xưng vương đã lần đầu tiên đặt ra quy định về màu sắc trang phục để phân biệt
phẩm trật của bá quan dựa trên việc mô phỏng lại quy chế áo mũ của nhà Đường.
Tuy nhiên, nhà Ngô tồn tại không được lâu vì Ngô Quyền mất sớm (năm 944),
nhưng ông cũng có đóng góp không nhỏ vì đã đặt ra nhiều quy tắc với các quan
văn võ và nghi lễ trong triều. Qua những bức tượng thờ Ngô Quyền, có những sự
khác biệt nhỏ trong trang phục của ông tùy thuộc vào một số nơi. Nhưng nhìn
chung, tất cả đều có điểm chung: đều cùng loại long bào, có thêu hình rồng, cổ
tròn, tay thụng. Ta có thể liên tưởng đến nét tương đồng với những triều đại phong
kiến Trung Quốc qua hình ảnh long bào và họa tiết rồng thêu trên áo.
Đến thời Đinh, sử sách không có quá nhiều ghi chép về trang phục. Nhưng thời
này đã có áo giáp. Đinh Tiên Hoàng vào năm Thái Bình Thứ 6 đã định phẩm phục
của các quan văn quan võ. Hay khi đề cập đến đời Đinh cũng có lần nhắc tới mũ
của các đạo sĩ là màu vàng, áo của các nhà sư là màu thâm. Màu sắc của mũ của
đạo sĩ và áo của nhà sư làm ta nhanh chóng liên tưởng tới màu sắc của áo của các
tín đồ Phật giáo Bắc Tông ở Ấn Độ thời cổ - trung đại. Có thể nói rằng, trong vấn
đề tín ngưỡng tôn giáo, kể cả màu sắc trang phục của các tông đồ, ta có sự song
trùng với phái Bắc Tông của Phật giáo Ấn Độ cổ - trung đại. Nhưng tuy vậy, thuở
ấy nhân dân chúng ta chưa có quá nhiều điểm khác biệt về tư tưởng tôn giáo, tín
ngưỡng, nên trang phục cho đạo sĩ, nhà sư chưa có nhiều màu sắc đa dạng như tôn
giáo, mà đặc biệt là Phật giáo ở Ấn Độ.
Đối với vua Lê Đại Hành ở đời Tiền Lê, ông lên ngôi vua đã mặc áo long cổn (áo
thêu rồng uốn lượn), về sau vua thường mặc y phục làm bằng vóc đỏ, mũ trang trí
chủ yếu bằng trang sức trân châu. Về sau, khoảng năm 1006, Lê Ngọa Triều cho
thay đổi lại phẩm phục các quan văn quan võ, tăng lữ, đạo sĩ theo đúng như mô tả
trang phục đời Tống. Đây cũng là cột mốc dánh dấu sự kiện áp dụng Triều phục
năm 1006. Hơn nữa, thời kỳ này vua cũng đã được gọi là Thiên tử, bởi sử sách có
ghi lại rằng túc quân vệ (quân đội thân cận của triều đình) thích vào trán ba chữ
“Thiên tử quân”. Ngoài có nét tương đồng về trang phục triều đình Trung Hoa,
cách gọi đối với vua cũng có nét tương đồng, chứng tỏ ta ảnh hưởng khá nhiều từ
văn minh Trung Quốc sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
Thực tế, đây là thời kỳ nhà nước phong kiến đã bước vào giai đoạn ổn định, trang
phục theo đó cũng đã dần hình thành những quy tắc đối với những thành phần
trong xã hội. Sự phân biệt giai cấp (vua, tôi) cũng dần trở nên rõ nét hơn qua chất
liệu, màu sắc, họa tiết… của trang phục. Người Việt thời này đã bắt đầu có sự rạch
ròi giữa nhiều tầng lớp trong xã hội - một đặc trưng lớn của các nền văn minh
phương Đông khi mà chỉ cần nhìn vào bộ trang phục một người khoác lên người,
ta có thể dễ dàng nhận biết được chức vị người đó cao hay thấp.
3. Thời Lý

50
Lần lượt theo sau thời Tiền Lê, thời Lý cũng mô phỏng trang phục áo mão của nhà
Tống. Vẫn là hình ảnh áo bào thêu rồng, tay thụng, nhưng họa tiết đã có phần đa
dạng, bắt mắt hơn khi chúng ta còn có thể thấy được hình sóng nước, hình bông
hoa. Đôi hài mũi hơi cong, hõm giữa, hình dáng và kiểu cách đôi hài khá tương tự
với loại hài đen thời Tống, Trung Quốc. Ngoài ra, dựa theo tượng Lý Thái Tổ ở
Phù Đổng, Tiên Sơn, Bắc Ninh, ta còn nhận ra rằng ngoài nét tương đồng trong áo
mão với nhà Tống, mũ cánh chuồn của vua thời Lý cũng có điểm ảnh hưởng từ mũ
cánh chuồn của nhà Minh, đặc biệt là ở hình dáng hai cánh chuồn.
Các quan văn võ vào chầu vua phải mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da, đi tất,
đi hia. Hình ảnh này là ta liền liên tưởng tới các vị quan trong triều mỗi lần vua
thượng triều trong lịch sử Trung Quốc, bằng chứng là gần như tất cả các phim ảnh
cổ trang tái hiện lại đều xuất hiện tầng tầng lớp lớp các quan văn võ phải mặc theo
cách thức này.
Cách ăn mặc của nhân dân không được sử sách ghi lại nhiều, ta chỉ có thể dựa vào
những nét chạm khắc trên hiện vật còn sót lại. Ta thấy được hình ảnh khắc người
đàn bà búi tóc, đeo hoa tai, nét trang điểm gợi lại những bức tượng người phụ nữ
thời Hùng Vương, cũng như nam giới vẫn cởi trần đóng khố… Qua đó, thể hiện
được lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống dân tộc rất phương Đông mà cũng rất
riêng của Việt Nam:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Những ai có niềm yêu thích với trang phục phương Đông, đặc biệt là trang phục
Việt Nam, đều sẽ nhận thấy họa tiết trên y phục thời Lý không chỉ đẹp mà còn
mang nhiều ý nghĩa. Ví dụ như hình xoắn ốc đôi có trên trang phục của các võ
quan đem là kí hiệu mây mưa, đem ý nghĩa cha ông ta luôn cầu mong mùa màng
tươi tốt. Hay nổi bật nhất là hình rồng trên áo bào của vua tượng trưng cho nguồn
gốc dân tộc “Con Rồng Cháu Tiên” và sự uốn lượn trên thân rồng là hình ảnh của
dòng sông tươi mát, nguồn nước dồi dào trong niềm mơ ước của dân cư nền văn
minh lúa nước… Hầu hết hoa văn trang trí đều thể hiện sự giao thoa, hòa hợp đầy
ý nghĩa giữa thiên nhiên đối với con người, có niềm tin vào thần, thánh như những
quốc gia phương Đông khác là Ấn Độ, Trung Quốc
4. Thời Trần
Trang phục thời Trần vẫn giữ nguyên những giá trị về văn hóa trang phục trước
đây của nhà Lý, đồng thời cũng áp dụng một số quy chế của nhà Tống. Cổn Miện
vẫn là loại trang phục được vua lựa chọn làm lễ phục. Để nói rõ hơn về nét phương
Đông trong loại trang phục này, Cổn Miện, hay Miện phục được biết đến là loại lễ
phục cao cấp nhất dành cho nam giới xứ Đông Á thời cổ đại. Thời kỳ này đã có sự
xuất hiện của áo giao lĩnh, Đại Việt sử kỳ toàn thư từng nhắc tới trang phục dự tiệc
51
của vua Trần Minh Tông được miêu tả “vua mặc áo giao lĩnh màu vàng bằng là,
đội mũ, thắt dây thao”. Áo giao lĩnh, hay được dịch là “áo tràng vạt”, là loại áo
vạt chéo, có thể coi là loại trang phục lâu đời nhất Việt Nam. Hơn nữa, dây thao
được Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến cũng được sử dụng làm thắt lưng, dựa vào
tượng các quan hầu ở lăng Trần Hiến Tông, ta có thể thấy được chi tiết dây thao
này. Ngoài ra, thao là loại phụ kiện trang phục khá nổi tiếng ở Trung Quốc và
Triều Tiên lúc bấy giờ.
Lịch sử cũng ghi nhận nước Đại Việt thời Trần chịu nhiều ảnh hưởng từ các học
thuyết tư tưởng về chính trị cũng như xã hội xuất phát từ Trung Quốc, bởi vậy nên
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo rất được coi trọng. Trên thực tế, nhà Trần từng rất
hâm mộ Đạo giáo. Theo một số miêu tả của các quan nhà Nguyên, đã có lần họ
phải tấm tắc khen ngợi khi trông thấy bộ lễ phục là áo giao lĩnh vàng của vua Trần
Minh Tông: “Thanh thoát tựa như thần tiên, đến khi về nước cứ nói mãi phong
thái thanh tú của vua”. Bên cạnh đó, sử sách cũng đã từng nhắc đến có lần Trần
Nhật Duật từng mặc áo Xưởng Hạc, đội mũ như một đạo sĩ để có thể làm bùa
phép, giúp cho vua Trần Minh Tông khỏi bệnh.
Đối với nhân dân, ai mặc màu trắng được coi là phạm pháp, chỉ biết rằng phụ nữa
thì không bị cấm. Trần Cương Trung, sứ thần nhà Nguyên cũng đã có lần miêu tả
về trang phục của người dân Đại Việt: “Người trong nước đều mặc màu đen, áo
đen bốn vạt, cổ tròn làm bằng là. Phụ nữ cũng mặc áo đen, song áo trắng bên
trong lộ rõ ra ngoài, ôm lấy cổ, rộng bốn tấc là khác biệt. Các màu xanh, đỏ,
vàng, tía tuyệt nhiên không có”. Khi nghiên cứu tới đây, ta lại tìm ra một loại trang
phục thời Trần - áo viên lĩnh. Loại áo này còn được nhận ra ở vị trí bức tượng
người tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Có thể nói, đây là loại trang phục
dành cho cả triều đình và thường dân.
Áo tứ thân cũng đã được nhắc đến trong trang phục đàn bà và đàn ông, nhưng
dường như vẫn chưa rõ nét cho lắm. Thời kỳ này thực tế luôn phải đối mặt với giặc
ngoại xâm nên phương diện thời trang vô cùng đơn giản, không trang điểm lòe
loẹt, diêm dúa. Cũng bởi vì luôn trong tâm thế phải chiến đấu, văn hóa trang phục
thời Trần đã phần nào xuất phát từ tinh thần thượng võ Đông Á, bắt nguồn từ
truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt, hào hùng của dân tộc Việt. Bởi vì
thế mà tâm lý, suy nghĩ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã ảnh hưởng không ít
tới trang phục người dân Đại Việt. Nhưng nếu nhìn lại, đó lại là thời điểm khiến
bao nhiêu người tự hào vì lòng tự tôn, tự hào dân tộc, quyết tâm giữ lấy nước nhà
mà ông cha ta hay truyền lại quả thật là không sai.
“Nhìn chung ở thời Trần, trong cung đình cũng như ngoài dân gian, màu sắc đã
được sử dụng khá phong phú, đa dạng, gần gũi với các màu của thiên nhiên, cuộc
sống như vàng, đỏ, xanh, đen và đặc biệt là nâu… Bên cạnh hình các nhạc công,
vũ nữ với trang phục đẹp đẽ, có những dải lụa mỏng phấp phới uốn lượn hoặc

52
những họa tiết long, ly, qui, phượng, sen, cúc, trúc, mai… - là hình tượng “thanh
cao” chốn cung đình - còn có những hình rồng mập, khỏe hoặc biết bao hình ảnh
con nai, con cá, rong, rêu, cây cỏ, mây nước… rất gần gũi với nhân dân. Những
họa tiết trên gốm, hình hoa dây mềm mại tinh tế, họa tiết sóng xô, nước cuốn chạm
khắc trên đá, gỗ… tất cả đã toát lên đặc điểm phẩm chất con người và đất nước
Đại Việt thời Trần” – Đoàn Thị Tình (Trang Phục Việt Nam)
5. Thời Lê - Nguyễn
Trang phục triều đình của vua vẫn giữ nét phong kiến như từ trước đến giờ, không
có nhiều thay đổi. Chỉ khác rằng thời này đã có đa dạng trang phục triều đình hơn,
có phân cấp bậc trong chính vương triều: vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa.
Điểm đặc sắc mang nhiều dấu ấn phương Đông nhất phải kể đến là áo giao lĩnh, áo
viên lĩnh, áo tứ thân và áo ngũ thân, Nhật Bình, tiện phục và Cao thúc.
Áo giao lĩnh, hay còn gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, phần tà
thân dài chấm gót, phần cổ chéo. Khi chúa Trịnh nắm quền ở phía Bắc, người dân
nơi này đã mặc áo giao lĩnh, một loại áo có nét tương đồng với y phục nhà Hán.
Vào miền Nam, áo giao lĩnh cũng có thể là tiền thân của bộ áo dài Việt Nam khi
vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả các cận thần của mình mặc một chiếc
quần dài bên trong một chiếc áo lụa, đây là một bộ váy kết hợp giữa trang phục
người Hán và Chăm-pa. Áo hai loại là vạt dài là vạt ngắn. Áo giao lĩnh vạt dài
được mặc bên ngoài khoác thường, kiểu trang phục này phổ biến ở nhiều nước như
Trung, Hàn, Nhật, Việt, nhưng vẫn có sự khác nhau về chi tiết để phân biệt. Còn
loại giao lĩnh vạt ngắn thường dành cho nữ, dài không qua thân trên, thường dùng
làm lớp áo ngoài cùng, có nét tương đồng với giao lĩnh quây Hakama của Nhật, tuy
nhiên còn tùy vào cách mặc mà có để lộ lớp áo hoặc váy bên trong ra hay dài
xuống sát đất che kín tất cả y phục bên trong.
Áo viên lĩnh tương đối giống với áo giao lĩnh, nhưng thay vì cổ giao nhau, áo sẽ có
cổ tròn, cũng có vạt ngắn vạt dài. Đây là loại áo có nguồn gốc từ Trung Á, sau đó
du nhập vào Trung Quốc và lan rộng ra các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Vào thời Lê, Nguyễn đây được coi là trang phục chính thức của quan viên và triều
đình.
Nhật Bình là loại áo dành cho các cung tần cấp cao, hoàng hậu, công chúa. Nhật
Bình nguyên bản là áo Phi Phong thời nhà Minh, là dạng áo đối khâm (áo khoác
bên ngoài), cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật ở trước ngực, có dải vải buộc hai
vạt áo ở phía dưới ngực. Hoa văn trên áo là họa tiết hình tròn khép kín, tay áo rộng
rũ xuống, đầu tay áo có dải màu ngũ hành: vàng, đỏ, xanh, trắng, lục, tuy nhiên dải
màu này không áp dụng cho áo của cấp bậc Hậu. Trên đầu có phụ kiện kèm theo là
khăn chít vàng, khoảng 40 đến 50 vòng. Có thể nói rằng, do chịu ảnh hưởng từ một
thời gian dài Bắc thuộc, phong cách may mặc trang phục của phương Bắc, kể cả
Nhật Bình cũng như thế, dựa vào thiết kế trang phục phương Bắc mà phát triển.
53
Đôi khi phụ nữ sẽ mặc nội y mà không có áo giao lĩnh hay áo viên lĩnh bên ngoài,
mà chỉ khoác áo đối khâm. Cách mặc này tạo thành trang phục có tên “tiện phục”
của các bậc hậu phi. Cũng có kiểu nội y mặc thành dạng quấn quanh ngực, kết hợp
với đối khâm, tạo nên kiểu trang phục khá giống với y phục của phụ nữ đời
Đường, sau này rất được ưa chuộng tại Triều Tiên, đây được gọi là “Cao thúc”.
Thời kỳ nhà Nguyễn - Pháp thuộc, văn hóa ăn mặc của người dân ngày càng chạy
theo kiểu cách đua đòi nửa mùa, tuy nhiên những loại áo như áo tứ thân, áo yếm,
áo dài, khăn mỏ quạ… đã trở thành kết tinh của tất cả tinh hoa văn hóa trang phục
dân tộc. Yếm đào là một nét đặc trưng lớn đậm chất Việt Nam, mà Việt Nam nằm
ở phương Đông nên nghiễm nhiên nó sẽ trở thành một chủ thể nghiên cứu thú vị và
đặc sắc. Áo yếm xuất hiện từ xa xưa nhưng đến thời Nguyễn mới được coi trọng,
trở thành “quốc phục” của dân tộc. Chiếc yếm chính là hiện thân của nét quyến rũ,
mềm mại của người phụ nữ Việt Nam. Đi kèm là áo tứ thân, đúng theo tên gọi, đây
là loại áo có bốn tà ghép vào với nhau, vốn dĩ là áo giao lĩnh xưa được may rời hai
tà để thuận tiện cho lao động và sinh hoạt. Có nhiều loại áo tứ thân, nhưng chung
quy ý nghĩa sâu sắc của trang phục này chính là bốn tà tượng trưng cho đấng sinh
thành của hai vợ chồng, hai tà trước thắt nút với hàm ý tình cảm vợ chồng bền
chặt, keo sơn, khắng khít, hạnh phúc bên nhau. Tình cảm gia đình, đạo hiếu luôn là
điều mà mọi người đều coi trọng, nhưng ở phương Đông lại cao cả và đặc biệt hơn
bao giờ hết, bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý, tình yêu thương đùm bọc và
hiếu thuận đã được Khổng Tử nhắc trong thuyết “Tam cương ngũ thường”.
Đến thời vua Gia Long, áo ngũ thân xuất hiện dựa trên nguyên bản của áo tứ thân.
Loại áo này được may thêm một tà nhỏ để phân biệt tầng lớp, giai cấp trong xã hội,
những người quý tộc, có thân phận cao quý sẽ mặc áo ngũ thân. Nếu ở những thời
kỳ trước, xã hội phân cấp bậc dựa vào màu sắc và hoa văn trên áo, thì vào thời
Nguyễn, ta thấy được sự phân biệt tầng lớp qua kiểu dáng trang phục, chung quy
lại thì vẫn là phân biệt đẳng cấp, một đặc trưng lớn của các nền văn minh phương
Đông.
Ở hai thời kỳ này, nhà Lê tuy có nhiều điểm song trùng với các triều đại trước thì
văn hóa trang phục đối với nhà Nguyễn tuy không phải mới mẻ nhưng lại rất
phong phú. Y phục thời Nguyễn đã dần mang đậm nét riêng của nền văn hóa Việt
Nam, góp phần làm đa dạng văn hóa trang phục của phương Đông với riêng và thế
giới nói chung.
6. Từ năm 1945 đến nay
Áo dài đã dần dần được hình thành rõ nét hơn, sau áo dài Lemur nghiêng về
phương Tây thì nước Việt Nam có áo dài Lệ Phổ. Họa sĩ Lệ Phổ đã thiết kế lại áo
dài Lemur bằng cách thu nhỏ kích thước khiến áo ôm sát vào người hơn, nâng cầu
vai, hai tà chạm đất, mamg đầy phong cách mới mẻ. Đồng thời, bà cũng loại bỏ hết
các yếu tố phương Tây trong bộ áo dài mà thay bằng những chi tiết của áo tứ thân,
54
một lần nữa đem tinh hóa văn hóa dân tộc trở lại với cộng đồng. Loại áo dài này
rất được ưa chuộng, được coi là tiền thân của áo dài Việt Nam ngày nay.
Từ chiếc áo tứ thân, ngũ thân, kết hợp thêm những đặc điểm từ văn hóa trang phục
Trung Hoa, mọi sự tiếp biến văn hóa đều khiến trang phục áo dài ngày nay trở nên
rất đặc biệt. Người Việt Nam đã luôn thông minh khi kết hợp những gì học hỏi
được, cộng thêm sự sáng tạo thêm vào những đặc điểm rất riêng của mình để tạo ra
một loại trang phục độc nhất - Áo dài.
Áo dài Việt Nam qua nhiều lần biến chuyển với nhiều kiểu dáng, cách tân từ chất
liệu đến phong cách… thì cũng không có bộ trang phục nào có thể đem lại vẻ đẹp
gợi cảm mà kín đáo, mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển như áo dài Việt Nam.
Theo Báo Ninh Bình, bà Manu Verma trong buổi tọa đàm “Bảo tồn văn hóa truyền
thống trong trang phục truyền thống phụ nữ Việt Nam - Ấn Độ” đã từng nhắc đến
nét tương đồng giữa trang phục hai nước: “Cách trang trí hoa văn, họa tiết trên áo,
khăn của phụ nữ Việt Nam độc đáo, mang đậm tính văn hóa bản địa, khá giống với
trang phục Ấn Độ, đặc biệt là vùng Đông Bắc của chúng tôi. Ngoài ra, trang phục
truyền thống khơi gợi sức mạnh tiềm ẩn bên trong người phụ nữ. Đó là khả năng
chăm sóc gia đình, đức hy sinh, sự khéo léo, nét duyên dáng". Bà còn nói thêm về
độ phổ biến của việc mặc trang phục truyền thống tại Việt Nam và Ấn Độ, bất kể
đi làm, đi chơi, đi học, hay trong đám cưới… thì áo dài đã trở thành trang phục mà
gần như tất cả mọi người đều lựa chọn.
III. Tổng kết
Trang phục trong văn hóa ăn mặc là nhu cầu thiết yếu của mọi công dân, cho dù ở
bất kỳ giai tầng nào, ở vùng đất nào thì nhu cầu này đều phải được đáp ứng. Qua
hàng ngàn năm văn hiến, cùng với sự biến động của lịch sử, qua từng triều đại,
từng thời kỳ đổi mới về trang phục. Y phục người Việt từ vẻ đơn sơ, giản dị, mộc
mạc đến sự phát triển về chất liệu, kiểu dáng để thích nghi với môi trường sống,
khí hậu từng vùng. Tuy vải vóc phục trang cũng chỉ là sản phẩm phục vụ cho con
người, nhưng trang phục Việt Nam chắc chắn phải là một tác phẩm nghệ thuật đầy
màu sắc và chiều sâu. Chúng ta đã trải qua hơn một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, sáu
mươi năm đô hộ giặc Tây, chúng luôn có ác tâm sẽ thu phục và đồng hóa nhân dân
chúng ta. Nhưng người Việt Nam từ xa xưa đến nay đều mang lòng yêu nước cuồn
cuộn, mãnh liệt, chúng ta thông minh chắt lọc những gì tinh túy nhất của những
nền văn hóa khác khi có sự giao lưu, tiếp biến, nhưng cũng độc lập, giữ được nét
riêng cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa trang phục. Và những bộ quần áo
được đề cập đến xuyên suốt từ đầu đến giờ đã phần nào khẳng định được nét tinh
hoa độc nhất được kết tinh trong các bộ “quốc phục”. Ngoài trang phục thời Hùng
Vương, trang phục thời phong kiến thì hành trình lịch sử phát triển của chiếc áo dài
Việt Nam vẫn mãi là đề tài muôn thở cho những ai có niềm yêu mến văn hóa y
phục phương Đông. Tóm lại, chúng ta vẫn sẽ mãi tin rằng “quốc phục” Việt Nam
55
không chỉ đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không
ngơi nghỉ cho nghệ thuật Việt Nam và nghệ thuật thế giới, đem hình ảnh một Việt
Nam thật đặc biệt, một phương Đông thật đa màu đa sắc đến với bạn bè quốc tế.

56
ĐỀ MỤC THAM KHẢO:
1. Trần, Q., 2013. Ngàn năm áo mũ. NXB Thế giới.
2. Đoàn, T., 2006. Trang phục Việt Nam. Nhà xuất bản Mỹ Thuật.
3. Ngô, S., 1998. Đại Việt sử ký toàn thư. NXB Khoa học Xã hội.
4. Trần, L., Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam
5. Trang phục Việt Nam - tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử- thoi trang trang
phuc viet nam - tinh hoa hon 4000 nam lich su. Tinhdoan.quangngai.gov.vn.
(2021). Truy cập 27/12/ 2021, từ
https://tinhdoan.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=331.
6. Lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam qua các thời kỳ. (2021). Truy cập
27/12/ 2021, từ http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/lich-su-phat-trien-
ao-dai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-35475-4512.html?
fbclid=IwAR0mV4Ou2ziLAw5cI37vH6YTdQxMRX9cwFYh3z99smNjRt
MrfopRhRTh7ac
7. Độ, Đ. (2021). Điểm tương đồng trong trang phục truyền thống phụ nữ Việt
Nam Ấn Độ. Truy cập 27/12/2021, từ https://baoninhbinh.org.vn/diem-
tuong-dong-trong-trang-phuc-truyen-thong-phu-nu-viet/
d20211018195455776.htm
8. Một số loại trang phục thời Lê - Nguyễn. (2021). Truy cập 27/12/2021, từ
https://spiderum.com/bai-dang/Mot-so-loai-trang-phuc-thoi-Le-Nguyen-c4f

57

You might also like