You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Phúc

Giảng viên CVHT:

Mã sinh viên: 22051520

Lớp: Kinh tế 2

Ngành: Kinh tế

Hà Nội, tháng 03 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đã trở thành hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội
của mỗi con người và ngành du lịch đã đem lại những lời ích to lớn về nhiều mặt cho các
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt nam. Nước ta là một quốc gia có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh tiềm năng du lịch về tự nhiên thì ở Việt
Nam điểm đặc biệt thu hút khách du lịch đó chính là sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân
tộc, với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục
tập quán và lối sống riêng tạo nên một bức tranh đầy màu sắc. Mặc dù phải trải qua nhiều
thời kỳ đô hộ, thế nhưng, nhờ nền tảng sức mạnh văn hóa to lớn và sự đoàn kết đồng lòng,
kề vai sát cánh của các dân tộc, chúng ta không những không bị đồng hóa, mà còn quật
cường đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Thực hiện kế hoạch học tập, em đã được đi nghiên cứu học tập thực tế tại “Làng
văn hóa – du lich các dân tộc Việt Nam” ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội trong thời gian 2
ngày vào ngày 23-24/3/2023.

Mục đích của chuyến đi nghiên cứu học tập thực tế tại “Làng văn hóa – du lịch các
dân tộc Việt nam” là giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc thực tế và tăng sự hiểu biết về
các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt nam và cảm nhận nét văn
hóa đặc trưng của từng dân tộc bằng trải nghiệm thực tế. Chuyến đi thực tế này rất có ý
nghĩa nhằm tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc
và tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam.
Phần I: THÔNG TIN VỀ ĐỢT KIẾN TẬP
Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam nằm cách Hà Nội hơn 40km, là một phần
thuộc khu du lịch Đồng Mô – Ngải Sơn, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây được xây dựng
thành một  trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung
tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc
Việt Nam; tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và
tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam; tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và
trao đổi văn hóa với các dân tộc trên thế giới; phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch và
nghiên cứu của nhân dân trong nước và du khách quốc tế.

-  Lý do, mục đích của chuyến đi:


+) Thực hiện học phần kiến tập cho sinh viên QH-2022-E ngành Kinh tế
+) Biết thêm thông tin hữu ích về điểm đến và các mô hình kinh tế tại điểm
đếnđến
+) Gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên QH-2022-E ngành Kinh tế tăng
cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo
+) Tăng cường hoạt động gắn kết, giao lưu, chia sẻ qua các hoạt động tập
thể.

- Lịch trình:

Thời gian Nội dung hoạt động

Ngày thứ nhất (23/03/2023)


08h00 Tập trung tại sân Đại học Quốc gia Hà Nội để xuất phát
09h00 - 10h00 Có mặt tại LVH, chcck-in
10h00 - 11h00 Thăm quan, nghe hướng dẫn giới thiệu về mô hình LVH
(Tập trung ở cổng làng 3)
11h00 - 13h00 Ăn trưa

13h00 - 16h00 Nghỉ ngơi, sinh hoạt tự do


16h00 - 18h00 Tọa đàm khoa học (Sân làng 3)

18h00 - 19h00 Nghỉ ngơi


19h00 - 19h45 Ăn tối

19h45 - 22h30 Đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ (giao lưu với đồng bào Ê-đê)
22h30 Nghỉ qua đêm tại nhà sàn

Ngày thứ hai (24/03/2023)


08h00 - 08h30 Ăn sáng
08h30 - 10h30 Team building

10h30 Rời LVH và kết thúc chuyến đi

        Thời gian: Thứ 5 (23/03/2023) – Thứ 6 (24/03/2023)


        Địa điểm: Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, HN)

- Thông tin về người hướng dẫn trong đợt kiến tập (cố vấn học tập, hướng dẫn viên,
diễn giả khách mời (Ông giám đốc), giảng viên , v.v):

        Cố vấn học tập lớp Kinh tế 4: cô Dương Thị Trà My


        Cố vấn học tập lớp Kinh tế 2: cô Hoàng Triều Hoa

        Hướng dẫn viên: Cô Nguyễn Thị Phương Anh

        Diễn giả khách mời: P. Giám đốc BQL Làng Văn hoá: ông Nguyễn Hồng Thái 

        Các thầy/ cô giảng viên, cố vấn học tập Khoa Kinh tế Chính trị:

 PGS TS Phạm Thị Hồng Điệp - Phó Trưởng khoa KTCT

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỢT KIẾN TẬP


I – Phân tích, đánh giá về các hoạt động trải nghiệm tại LVH các DT tại
Việt Nam
1.1. Tháp Chăm, Chùa Khmer, Nhà dài

1.1.1 Mô tả
Tháp  Chăm – biểu tượng văn hóa dân tộc Chăm tại “Ngôi nhà chung” . Quần thể
tháp Chăm gồm 3 công trình là tháp chính ( tháp Kalan) cao hơn 20m , tháp cổng( tháp
Gopura) cao hơn 8m và tháp hỏa ( tháp Kosaghra) cao hơn 9m được xây dựng tỷ lệ tương
đương 1:1 với cụm tháp Pokloogarai ở tỉnh Ninh Thuận. Mỗi tháp kết cấu 3 tầng, càng lên
cao càng thu nhỏ đần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Hai loại vật liệu
chính dùng để xây tháp đó là gạch nung và dầu rái. Quá trình xây dựng tháp rất công phu,
bởi thế khởi công từ tháng 3 năm 2008 nhưng tới ngày 23-11-2012 khu quần thể tháp
Chăm này mới chính thức được hoàn thành.

Chùa Khmer đầu tiên hiện diện trên Đất Hà Nội và là ngôi chùa phật giáo Nam
Tông thứ 454 của cả nước, được xem như 1 điểm sáng về phục dựng các công trình kiến
trúc mang nét đặc sắc. Chùa được khởi công vào ngày 16-1-2010 và được hoàn thành vào
cuối năm 2013 trên khu đất rộng 0,8ha, xây dựng theo nguyên mẫu chùa Kh’leang ở đồng
bằng Sông Cửu Long. Quần thể chùa gồm chính điện, am thờ, tháp góc, nhà thiêu,vườn
tháp, nhà ghe ngo, chùa nhỏ,nhà sa la, cột cờ và áo sen. Chính điện chùa Khmer nằm dọc
theo hướng Đông - Tây, được xây dựng theo tam cấp, cá hoa văn, kiến trúc mang đậm văn
hóa của đồng bào Khmer. Chiêm ngưỡng ngôi chùa, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
mọi tinh hoa kiến trúc tiêu biểu đặc trưng nhất của các ngôi chùa Khmer từ Nam Bộ đã hội
tụ về đây như: mái các công trình lợp ngói vảy các, các ngọn tháp, tượng nhỏ, họa tiết
trang trí hoa lá, các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Bên ngoài chính điện thường có các công trình phụ trợ, các trang trí phù điêu đắp nổi,
thể hiện các hình tiên nữ, chim thần Krud nâng đỡ mái chùa, chằn Yeak hung dữ và
đầu thần Bayon 4 mặt…. được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer.
Mỗi một hình tượng, họa tiết được sử dụng trong trang trí kiến trúc không phải là sự
sắp đặt tùy tiện mà đều thể hiện những ý nghĩa sâu xa, những huyền thoại gắn liền
với người dân Khmer.

Nhà dài – nơi lưu giữ hồn người Êđê.  Với người Êđê thì nhà dài là một đại gia
đình, là nơi gắn kết nhiều mẫu hệ, dòng tộc. Nhà dài còn là nơi cúng thần, là nơi lưu giữ
những đồ vật quý giá, là nơi diễn ra lễ hội của đại gia đình. Nhà dài được làm bằng gỗ loại
tốt, vách, sàn làm bằng cây nứa bổ nhỏ, mái lợp tranh, nhà có chiều rộng từ 4,5-5,5m. Đặc
điểm riêng của nhà dài người Êđê là có hai cầu thang : cầu thang cái được khắc họa hai
bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết cùng những hình họa được chạm trổ văn hoa tinh sảo để
nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến công lao của người phụ nữ, người trụ cột của gia đình ;
ngược lại, cầu thang đực chỉ là một cây gỗ, có 5-7 bậc thang.

1.1.2 Đánh giá

Chùa khmer, Nhà dài, Tháp chăm có những lợi thế sau:
+ Tháp Chăm là nơi để tôn thờ nhân vật anh hùng, những người có công, đem lại
cuộc sống ấm no cho người dân. Bên cạnh đó, Tháp Chăm là trung tâm hành lễ tôn giáo, là
nơi cầu đảo thần linh và thực hành các nghi thức, tế lễ tôn giáo của cư dân Chăm trong
vùng.

+ Chùa Khmer là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa sâu sắc
của đồng bào Khmer. Chùa Khmer không chỉ là nơi thực hiện nghi lễ của Phật Giáo mà
còn là nơi tổ chức dạy chữ Khmer, tổ chức lễ hội, truyền bá kinh nghiệm sản xuất, tuyền
truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chùa
Khmer còn là nơi lữu giữ hơn 20 ngàn hiện vật, trong đó có 500 hiện vật văn hóa Khmer.

+ Nhà dài không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc
của người Êđê. Nhà dài thể hiện nét đặc trưng trong đời ống văn hóa, tín ngưỡng của
người Êđê, là biểu tượng cho sự gắn bó giữa con người với cộng đồng, giữa con người với
thiên nhiên, vì ngôi nhà xây dựng bằng nguyên liệu sẵn có của núi rừng.

Song hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Chùa Khmer, Tháp
Chăm, Nhà dài đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại một số những hạn chế sau:

+ 1 số di sản văn hóa đồng bào Khmer có nguy cơ mai một, không có nghệ nhân
truyền dạy và kế thừa; kinh phí đào tạo, truyền dạy chữ viết, tiếng nói, các loại hình văn
hóa nghệ thuật còn hạn chế ...

+ Việc không thể tái hiện không gian sinh hoạt tôn giáo, văn hóa đời sống của
người Chăm cổ xưa đã làm cho các đền tháp Chăm càng bí ẩn. Bản thân các di tích tiếp
tục chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, biên độ dao động lớn của nhiệt độ, sức bào
mòn của thời gian.

+ Những căn nhà sàn dài có nhiều căn kiến trúc đã thay đổi nhiều; không còn các
ngôi nhà có chiều dài cả trăm mét, mái lợp bằng tôn hoặc ngói; hầu hết cầu thang lên
xuống không còn hình dáng mẫu hệ như xưa, thay vào đó là cầu tháng với những mảnh
ván ghép lại hoặc được làm bằng bê tông giống như cầu thang của đồng bào Kinh, cách bài
trí trong các gian nhà đã khác đi nhiều, không còn giữ được những nét truyền thống.

Từ những lợi thế và hạn chế nêu trên ta có thể biết được những cơ hội và thách
thức mà Chùa khmer, tháp Chăm, nhà dàn mang lại:

Về Cơ Hội:
+ Thời gian qua, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, nhiều hoạt động được tổ chức
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer, người Chăm
và người Êđê. Với việc trùng tu, tôn tạo, sửa chữa , ngày càng được bảo vệ tốt hơn và được
đầu tư nhiều hơn về nhân lực ,vật lực để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống vốn có
của đồng bào Khmer, đồng bào Chăm và đồng bào Êđê.

+ Du khách có thể chứng kiến những lễ hội truyền thống, tham dự các trò chơi dân
gian hoặc chìm đắm, day dứt trong tiếng khèn và lời hát lượn nỉ non, tiếng cồng, tiếng
chiêng ngân xa trong đêm đại ngàn, hùng vĩ ...

+ Tính chuyên nghiệp ngày càng cao, phong cách phục vụ ấn tượng, chu đáo, tận
tình đặc biệt phù hợp với chủ thể văn hóa trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và cùng du khách
trải nghiệm những văn hóa của dân tộc mình, tạo nên sự gần gũi, chân thật, lý thú cho du
khách đến tham quan mà không phải qua bất cứ một khâu trung gian hay một kênh thông
tin gián tiếp nào.

Về Thách Thức:
+ Xu hướng thương mại hóa trong hoạt động du lịch cũng đang khiến nhiều nét đẹp
văn hóa không còn được bảo tồn nguyên gốc. Chẳng hạn, các sản phẩm được trưng bày
trong nhà dài được làm thủ công bằng vải tự dệt, thêu tay tỉ mỉ nay đã được thay thế bằng
các loại vải nhập khẩu hay trang phục may sẵn, các sản phẩm lưu niệm được gọi là đặc
trưng vùng, miền lại được nhập từ nơi khác ..

+ Các du khách đến tham quan vào những ngày bình thường sẽ không thể bắt gặp
được những ngày mà các đồng bào tổ chức những lê hội, nghệ thuật trình diễn dân gian ở
chùa hoặc ở tháp,...

+ Từ nhà công cụ, muốn đi tham quan các chỗ khác rất khó do khoảng cách giữa
các khu khá xa nhau mà lại không có phương tiện để phục vụ.

+ Mặc dù khí hậu ôn hòa hơn so với trung tâm thủ đô Hà Nội, tuy nhiên do hạng
mục công trình còn thưa thớt, qui hoạch không gian giữa các Khu lại xa và rộng nên vào
ngày nắng nóng thì sẽ rất kinh khủng, nhất là vào mùa hè. Những ngôi nhà sàn nằm rải rác
cũng không thể làm dịu đi nhiệt độ ngày hè ở đây.
+ Tháp Chăm được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, với kỹ thuật xây dựng độc
đáo và sử dụng nguyên liệu vật liệu đặc biệt như gạch Chăm. Tuy nhiên, do tình trạng lão
hóa, mất cân bằng do địa hình, và tác động của thời tiết và thời gian, tháp đang gặp nhiều
vấn đề về bảo tồn, đòi hỏi các biện pháp phục hồi và bảo vệ chặt chẽ.

You might also like