You are on page 1of 11

o

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ
……………………………….

BÀI THU HOẠCH MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA


VIỆT NAM
NĂM HỌC 2021-2022

MÔN THI: Cơ sở văn hóa Việt Nam


CHỦ ĐỀ: Bản sắc văn hóa Việt Nam

Sinh viên thực hiện: nhóm 9H


Lớp: A62103

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 10 năm 2021


1) Bản sắc văn hóa dân tộc là gì ?
 Bản sắc văn hóa dân tôc chính là thuật ngữ nêu lên vẻ đẹp và sự riêng biệt của một nên hóa nhằm
phân biệt giữa các dân tộc cùng chung sống trên cùng một đất nước. Và những cái riêng đó được
tổng hợp lại sẽ là đặc trưng tạo nên môt đất nước VIệt Nam không bị hòa trộn vào vòng xoay
văn hóa khi đứng giữa nền hội nhập toàn cầu.

 Và Việt Nam là nước có nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc với nhiều
sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau, nổi bật chính là tinh thần đoàn
kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ bản sắc văn hóa của mỗi công dân Việt Nam.

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Người đã khẳng định: “Trong
công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang
nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.

 Hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một điều quan trọng và cần thiết để bảo vệ linh
hồn dân tộc được gây dựng nên qua ngàn năm lịch sử.

2) Các bình diện thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc là gì ?
a/ Bản sắc văn hóa vật chất :.........................................................................................................

- Bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người: trang phục, công trình kiến trúc,
nhà cửa…
- Phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng

a.1) Về trang phục:


+ Áo Dài:đây là một loại trang phục được xem là trang phục truyền thống cũng như quốc phục
của dân tộc Việt Nam và được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi . Ngày nay, Áo Dài còn là đồng
phục của 1 số trường cấp ba , doanh nghiệp. Những dịp lễ Tết, lễ hội, đi chùa, lễ cưới... người phụ nữ
VN thường mặc Áo Dài để tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, cổ kính duyên dáng thướt tha của mình
chiếc áo dài tên Khúc giao mùa của nhà thiết kế Đinh Văn Thơ được trình diễn bởi Phạm Lan Hương

+ Áo tứ thân: là trang phục truyền thống đồng thời cũng là biểu tượng của người phụ nữ ở
miền Bắc Việt Nam. Ao tứ thân có thiết kế mang đậm tính biểu tượng, tượng trưng cho những
đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh áo tứ thân, dải yếm dào, khăn mỏ quạ,
nón quai thao luôn đi kèm với nhau. Cho dù hiện nay áo tức thân không còn phổ biển nhưng

dân tộc ta vẫn hết sức gìn giữ vẻ đẹp này.


.............
Vẻ đẹp của tà áo tứ thân trong dân ca quan họ
+ 1 số trang phục của các dân tộc thiểu số;
- Người Mường: Nam người Mường thường mặc áo cánh. Áo xẻ ngực, cổ tròn, quần ống rộng và
thắt khăn giữa bụng. Nữ thường mặc áo cánh: Thân ngắn, tay dài quá khuỷu. Váy màu đen dài tới
mắt cá chân. Cạp váy có thể trang trí hoa văn được dệt rất kỳ công.

- Người Ba Na: Nam mặc loại áo cộc tay chui đầu, cổ xẻ, mang khố chữ T. Nữ mặc áo chui đầu,
ngắn tay hoặc dài tay, mang váy hở dài tới chân.

- Người Ê ĐÊ: Nam mặc áo dài xẻ tả trùm mông hoặc áo chui đầu dài quá gối, mang khố. Nữ mặc
áo thân ngắn tay dài, mang váy hở.

(Tham khảo:https://24hthongtin.com/cac-loai-trang-phuc-truyen-thong-cua-viet-nam.html)

a.2) Công trình kiến trúc:


- Mỗi công trình kiến trúc còn lại ngày nay chính là những chứng nhân lịch sử chứng kiến quá
trình phát triển đổi mới của một lãnh thổ
- chúng ta cần tôn vinh nét đẹp và bảo vệ tài sản tinh thần của đất nước ta.

+ Bắt đầu sớm nhất là kiến trúc bản địa với những hoạ tiết về nhà cửa trên mặt trống đồng Đông
Sơn. Sau đó kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Hoa, là sự kết hợp
giữa kiến trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung Quốc. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô
hộ của thực dân Pháp, kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuôn mẫu và thủ pháp
kiến trúc, xây dựng của phương Tây.
Trống đồng Đông Sơn

Bưu điện TPHCM được xây dựng từ năm 1886 – 1891 bởi kiến trúc sư lừng danh
Gustave Eiffel người Pháp. 
Nhà Rồng ngày nay chính là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM nơi lưu giữ và trưng bày tư
liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công nhận
là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp TP
( trích dẫn : https://hcmcpv.org.vn/ )
b/ Bản sắc văn hóa tinh thần :

+Như các bạn đã biết, đất nước Việt Nam là một quốc gia với đa dạng tôn giáo, tín ngưỡng. Các hoạt
động truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng được người dân Việt Nam gìn giữ từ lâu đời. Các
dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có quyền tự do tín ngưỡng và lựa chọn tín ngưỡng
tôn g.iáo gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của bản thân mình

B.1) Tín ngưỡng là gì?


+Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với
phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng
b.2)Những tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam:

+Tục thờ cúng trong tín ngưỡng Việt Nam:

+ Thờ cúng tổ tiên: đây là tập tục thờ cúng những người thân trong gia đình đã khuất. Thể hiện
lòng thành kính đối với người đã khuất, truyền thống hiếu thuận và niềm tin của con người vào linh
hồn người khuất vẫn hiện hữu trong thế giới này, họ sẽ dõi theo từng bước chân của thế hệ con cháu
và đem lại phước lộc cho gia đình. Đây cũng làm hình thức tín ngưỡng lâu đời và có vị trí tồn tại quan
trọng bậc nhất trong quá khứ kể cả tương lai.
+ Thờ cúng thần linh: là tập tục thờ cúng những vị thần. ví dụ: quan công, thánh mẫu, thổ địa –
thần tài,... Với niềm tin rằng các vị thần sẽ che chở và bảo hộ gia chủ tránh khỏi những vận xui, mang
lại tài lộc cho gia chủ.

+ Thờ cúng những người có công: là tập tục thò cúng những người có công với đất nước. ví dụ:
đền thờ Nguyễn Trung Trực (Phú Quốc), đền thờ Hùng Vương (Phú Thọ),…Nhằm ghi nhớ công ơn
của những anh hùng dân tộc đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam bằng chính xương máu
nước mắt của họ rơi trên mảnh đất này.

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh- TP
Cà Mau.........................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
b.3) Vai trò của tín ngưỡng đối với
con người và xã hội:.......................................................................................................................
+ Nhắc nhở ý thức về cội nguồn, là phương tiện thể hiện niềm tin của con người vào
các năng lực siêu nhiên
+củng cố những giá trị tinh thần, tạo nên vẻ đẹp riêng của bản sắc dân tộc
+Về mặt xã hội: những chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh hành vi của con
người.

B.4) Tôn giáo là gì?


+ Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

+Theo thống kê: Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 38 tổ
chức, hệ phái tôn giáo và 01 pháp môn tu hành thuộc 13 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ
(chiếm 26.4% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức
sắc tôn giáo, 25 ngàn cơ sở thờ tự.
=> Qua đó cho thấy sự đa dạng và gia trị tinh thần mà tôn giáo
đem lại
b.5) Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn:

+Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ


những năm đầu Công nguyên. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng
11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 Học viện Phật giáo, 09 lớp
Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp
+Công giáo: du nhập vào nước ta từ năm 1533. Hiện nay, Công giáo có khoảng 6,5
triệu tín đồ, 42 Giám mục, khoảng 4.000 linh mục, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn
17.000 tu sỹ; có 26 giáo phận, 07 Đại Chủng viện.
+Tin Lành: Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập
từ bên ngoài. Xuất hiện vào năm 1911. Hiện đạo Tin Lành có khoảng 1,5 triệu tín đồ thuộc 10
tổ chức, hệ phái; khoảng 3.000 chức sắc; gần 400 cơ sở thờ tự; 01 Viện Thánh kinh thần học và
01 trường Kinh thánh.
+Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người
Chăm. Theo tư liệu, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế
kỷ X-XI. Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng trên
80.000 tín đồ, 89 cơ sở thờ tự, 1.062 chức sắc, chức việc, 07
tổ chức Hồi giáo được Nhà nước công nhận.
+ Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa. Ra đời vào
tháng 11/1926 tại Tây Ninh . Hiện nay, đạo Cao Đài có
khoảng 2,5 triệu tín đồ thuộc 10 hệ phái, 01 pháp môn tu
hành, trên 10.000 chức sắc, hơn 1.200 cơ sở thờ tự hoạt động
ở 37 tỉnh, thành phố.
+Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa. Ra đời
vào 7/1939 tại An Giang. Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có
khoảng 1,3 triệu tín đồ, trong đó có 2.528 chức việc, 94 chùa
ở 20 tỉnh, thành phố.

Nhà thờ con Gà-Đà Nẵng


b.6) Vai trò của tôn giáo:
+ Tôn giáo là nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
+ Góp phần phát triển kinh tế du lịch.
+ Tham gia phát triển xã hội: mở các trường, bệnh viện, các bệnh xá
+ Kiến tạo và củng cố hòa bình của quốc gia

b.7) Mặt trái của tín ngưỡng,tôn giáo:


Tuy tín ngưỡng tôn giáo đem lại cho ta rất nhiều lợi ích trong đời xong tinh thần song bên
cạnh đó luôn tiềm ẩn nhưng nguy cơ như sau:

-Nhiều lễ hội, tín ngưỡng đang có chiều hướng phát triển thiên lệch, xa rời dần bản chất; nhận
thức của người dân về các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội, tín ngưỡng có xu hướng
lệch lạc.

-Một số tín ngưỡng còn tồn tại những tục hèm tối cổ, ít hoặc không còn phù hợp với điều kiện
mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý con người hiện đại.

-Công tác bảo tồn, trùng tu di tích, khôi phục các loại hình lễ hội,tín ngưỡng đang có xu hướng
làm sai lệch hoặc biến dạng những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

-Nhiều sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo làm biến
dạng nhiều giá trị văn hóa tôn giáo truyền thống, gây tác động xấu đối với xã hội, gây khó khăn
cho công tác quản lý Nhà nước.
(Trích dẫn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o )
B.8) Ngôn ngữ :
 Ngôn ngữ:Với 54 dân tộc hợp lại thành một khối đại đoàn kết cùng sinh sống dưới ngói nhà Việt
Nam đã tạo nên sự đa dạng phong phú trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

+ Các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:

 Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
 Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,...
 Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,...
 Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,...
 Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,...
 Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, …
 Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,...
 Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,...

+ Tiếng Việt thuộc về nhóm Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ
của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng
Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về
mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn tới phương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng
phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

+Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết phổ thông cho người dân ở Việt Nam hiện nay, một số dân tộc khác cũng sử
dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như chữ Khmer của người Khmer ở Nam Bộ, chữ Akhar Thrah
của người Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ Mnông của người Mnông ở Tây
Nguyên,...nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch
sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ Quốc
ngữ.

(Trích: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Vi%E1%BB%87t_Nam#Ng%C3%B4n_ng%E1%BB
%AF )
c) bản sắc văn hóa tổ chức:

Bên cạnh việc đa dạng dân tộc sinh sống với nhau tạo ra hệ thống ngôn ngữ đa dạng thì nó còn
tạo nên sự phong phú về tập tục sinh hoạt, hội họp của mỗi vùng miền cũng là khác nhau.

Đây cũng là hoạt động để tôn vinh sức mạnh cộng đồng và cũng là chất kết dính tạo nên sự cố
kết cộng đồng
*) Lễ Tết truyền thống:

Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt
đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hy vọng một năm mới an lành, may
mắn, thành công. Ðón Tết, vui Tết, đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam với
nhiều giá trị nhân bản văn hóa tinh thần sâu sắc.
Bên cạnh đó lễ Tết còn là một lễ đoàn viên , nhân dịp lễ này gia đình sum họp và trao cho
nhau những tiếng cười ấm áp, bao lì xì mừng nhau thêm tuổi mới.
Trong lễ Tết luôn có sự khác nhau giữa mỗi vùng miền:

+Một số dân tộc đón năm mới ở các cột mốc trong năm khác nhau và lễ Tết có tên gọi đgặc trưng
riêng của mình như lễ Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10)
của người Chăm Bàlamôm,.
+ Mâm ngủ quả, hoa tượng trưng , bánh truyền thống ,….tùy theo vùng miền họ có nhưng món ăn chợ
phiên mang đậm nét vùng miền.
*) Một số lễ hội khác của nước ta:

-Hội đua ghe ngo Sóc Trăng

 Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

d)Bản sắc văn hóa nhận thức

 - giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa

+ Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại,
thông qua rất nhiều lĩnh vực
+ toàn cầu hóa đang là thời cơ cũng vừa là thách thức vì chúng quá mới mẻ đối với việc giữ gìn và bảo
vệ bản sắc vh

+ chúng ta có thể áp dụng những cái mới vào kt, du lịch,... nhưng không vì vậy mà lãng quên những
cái cũ

+ trong quá trình giao lưu, tiếp nhận, chỉ có những giá trị văn hóa bên ngoài nào phù hợp với nhu cầu
phát triển của Việt Nam thì ta mới đc áp dụng

(Trích: https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/gin-giu-phat-huy-va-phat-trien-ban-sac-van-hoa-
dan-toc-trong-qua-trinh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-125618)

 - Tinh thần yêu nước

+ từ xưa dân tộc ta đã kế thừa, phát huy truyền thống, tinh thần yêu nước và đoàn kết chống giặc ngoại
xâm

+ nước ta bên cạnh phát triển kt-vh thì song song đó cũng nên làm tốt vấn đề về quân sự

+ lòng yêu nước, tinh thần yêu nước không chỉ dừng ở nhận thức mà chính là phải thể hiện ở hành
động

+ các cấp, các ngành phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu
nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

+ Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách
mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng; trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng

+ cần thầm nhuần sâu sắc và chú trọng xây dựng lòng yêu nước, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân
tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất
nước; đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

(Trích: https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/phat-huy-suc-manh-tinh-than-yeu-nuoc-viet-nam-theo-tu-
tuong-ho-chi-minh-127299 )

_____________________ THANK YOU FOR YOUR ATTENTION _____________________

You might also like