You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


I. KHÁI NIỆM
1. Văn hóa:
Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử. Nó gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí
tuệ, đào tạo con người, làm cho xã hội và tự nhiên tốt đẹp, chuẩn mực.
Cấu thành nên một giá trị hệ thống thẩm mỹ và lối sống mà từng dân tộc
dựa vào đó để khẳng định bản sắc riêng của mình.
2. Văn minh:
Là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Văn minh có thể hiểu là giai đoạn phát triển cao của văn hóa cũng như
hành vi hợp lý của con người. Là lát cắt của đồng đại mang đậm tính
quốc tế.
3. Văn hiến:
Là bộ phận của văn hóa thiên về “ truyền thống lâu đời” – các giá trị tinh
thần do các nhà tài đức tryền tải, thể hiện tính lịch sử dân tộc rõ rệt.
4. Văn vật:
Là bộ phận của văn hóa thiên về “ giá trị vật chất” ( nhân tài, di tích,
hiện vật,…), còn là khái niện hẹp để chỉ những công trình nghệ thuật có
giá trị nghệ thuật và lịch sử, thể hiện tính lịch sử dân tộc.
5. Loại hình văn hóa
Loại hình văn hóa thực chất là một thứ mô hình với những chùm đặc
trưng nhất định, không nên chỉ căn cứ vào tên gọi mà hiểu chúng một
cách máy móc. Khái niệm loại hình văn hóa, cũng như mọi mô hình, sơ
đồ, thường đúng trên tổng thể, trong không gian lớn mà biến hóa, di dịch
trong tiểu tiết, trong không gian nhỏ. Sự biến hóa, di dịch ấy không phải
là tùy tiện, mà chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên và xã hội, thời
gian và không gian, và ngay cả ở đây cũng tồn tại những quy luật chung
nhất định.
6. Tôn giáo
Là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi
và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện
thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri,
quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu
tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh.
7. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ
nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình
an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Niềm tin này gắn với sự siêu
nhiên nhưng chỉ lưu truyền trong một vùng lãnh thổ hoặc trong một
cộng đồng dân chúng nhất định. Có thể coi tín ngưỡng là dạng thấp hơn
của tôn giáo.
8. Phong tục
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng
thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang
tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện
như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã
hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
9. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các
thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
10. Làng xã Việt Nam
Làng xã là nơi từ bao đời nay cư dân người Việt cư trú, lao động, sản
xuất và tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Văn hóa làng xã đã đi
vào ký ức người Việt với những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi,
thân thương.
11. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng
tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa,
kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
12. Nội hàm của chủ nghĩa yêu nước
Chủ nghĩa yêu nước là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương, tích cực
về quê hương, đất nước hay cội nguồn của một cá nhân hay tập thể, đó là
phẩm chất cao quý của mỗi người. Lòng yêu nước thể hiện ở hành động
sẵn sàng đứng ra giúp đất nước mỗi lúc nguy nan, đó là một thứ tình
cảm thiêng liêng mà người dân dành cho đất nước mình.

II. Nội dung:


1. Những biểu hiện của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọt ở
Việt Nam
- Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên: Nghề trồng trọt phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên nên người dân có ý thức tôn trọng và ước vọng
sống hoà hợp với thiên nhiên, trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa
- Trong tư duy: Nền nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào hiện
tượng thiên nhiên, trong nhận thức người dân hình thành lối tư duy tổng
hợp kèm theo biện chứng, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm
tính và duy linh.
- Trong tổ chức cộng đồng: Con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội
theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm tới
những hang xóm. Không chỉ vậy, dân ta còn luôn ưa chuộng hòa bình,
có thái độ sống tốt đẹp, tương trợ những nước láng giềng.
- Trong lối ứng xử với môi trường xã hội: Tư duy tổng hợp và phong
cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp
trong tiếp nhận các yếu tố

2. Đặc trưng của làng xã Việt Nam


- Có 2 đặc trưng cơ bản bao trùm xuyên suốt của văn hóa làng xã truyền
thống Việt Nam:
+) Tính cộng đồng: Biểu tượng truyền thống là: Sân đình, bến nước, cây
đa. Sân đình – là trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan
trọng, còn là trung tâm văn hóa, tôn giáo, tâm linh, tình cảm. Bến nước –
nơi các chị em thường gặp nhau trò chuyện, giặt giũ. Cây đa – Nằm ở
đầu làng, bên dưới là một miếu thời, nơi hội tụ của thần thánh, còn gắn
liền với quán nước, là nơi nghỉ chân, gặp gỡ những người làm đồng,
khách qua đường, do vậy gốc đa trở thành cánh cửa liên kết làng với thế
giới bên ngoài.
+) Tính tự trị: Biểu tượng truyền thống là lũy tre. Rặng tre bao bọc
quanh làng trở thành một thứ thành lũy kiên cố, bất khả xâm phạm.

3. Trống đồng Đông Sơn với việc thể hiện văn hóa Văn Lang, Âu Lạc
- Trống đồng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và là biểu
tượng của những thành tựu kinh tế văn hóa xã hội, tái hiện cuộc sống
văn hóa tinh thần xưa kia của người Việt cổ trong nền văn hóa Đông
Sơn giai đoạn nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
-Ý nghĩa hoa văn
+Ngôi sao,con chim: Ngôi sao đại diện cho mặt trời, chim lạc thể
hiện sự sùng bái thiên nhiên, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và
bền bỉ
+Nhạc cụ: thể hiện hai nhạc cụ chính là kèn và trống, nhạc cụ được
sử dụng trong ngày hội,biểu diễn
+Sàn nhà dân tộc, váy, khố,Tiết đông chí, ………
+Thuyền cổ:thời kỳ này, người Việt cổ đã bắt đầu biết sử dụng gỗ
để xây dựng nhà ở hay đóng ghe, thuyền phục vụ cho việc đánh bắt cá,
hay thậm chí là sử dụng để bảo vệ địch xâm phạm vào lãnh thổ.

4. Văn hóa châu thổ Bắc bộ thời Bắc thuộc: Hán hoá, chống Hán hóa.

5. Văn minh Đại Việt


- Thời gian
+) Thời gian kéo dài gần 1 thiên niên kỉ, từ năm 905 đến năm 1858.
- Thành tựu
+) Về nông nghiệp:
 Ngành kinh tế chủ đạo là trồng lúa nước.
 Thực hiện nhiều chính sách: đắp đê, tổ chức khai hoang.
 Có nhiều chức quan quản lý, giám sát như Hà đê sứ, Khuyến
nông sứ, Đồn điền sứ.
+) Thủ công nghiệp:
 Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì
 Nhiều nghề khác xuất hiện: làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc
bản in
 TK XVI-XVII có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng
+) Thương nghiệp:
 Chợ làng và chợ huyện được hình thành và phát triển
 Kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán sầm uất
+) Về sử học:
 Nhiều công trình được thành lập, biên soạn qua các thời kì khác
nhau: nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập
Quốc sử quán
 Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí
toán thư, Lịch triều hiến chương loại chí
+) Về địa lí:
 Xuất hiện nhiều công trình địa chí ghi chép về ranh giới, núi
sông, địa danh, phong tục,… tiêu biểu là: Dư địa chí ( thời Lê
sơ), Hồng Đức bản đồ sách ( thời Lê Thánh Tông), Đại Nam
nhất thống chí ( Quốc sử quán triều Nguyễn)
+) Về toán học:
 Những công trình tiêu biểu: Lập thành toán pháp, Toán pháp đại
thành, Khải minh toán học
+) Về kĩ thuật quân sự
 Nhà Hồ chế tạo súng thần cơ
 Nhà Nguyễn chế tạo các loại đại pháo, hoả pháo, các loại chiến
thuyền gắn nhiều đại bác
 Tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc : “tiên phát chế nhân”, “phụ tử
chi binh”

 Các tác phẩm nổi tiếng về khoa học quân sự có : Binh thư yếu
lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư, Hổ trướng khu cơ
+) Thành tựu về y học
+ Danh y : Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông
+ Nhiều tác phẩm tiêu biểu: Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư
y như (Tuệ Tĩnh), Y hộc yếu giải tập chú di biên (Chu Văn An),
Châm cứu tiệp hiệu diễn ca (Nguyễn Đại Năng),…..
- Thành tựu về giáo dục
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào toạ đội ngũ
quan lịa cho bộ máy chính quyền.
+ Thành lập Quốc tử giám để dạy cho hoàng tử, công chúa
+ Từ thời Trần thành lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập.
+ Có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê Sơ con em bình dân
cũng được đi học, đi thi, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước.
+) Về tư tưởng
 Tư tưởng yêu nước thương dân: pt theo 2 xu hướng dân tộc và thân
dân
 Tư tưởng Nho giáo
+) Về tín ngưỡng, tôn giáo
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thành Hoàng làng, thờ mẫum
thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề
 Phật giáo
 Đạo giáo
1. Ý nghĩa trong văn hoá
- Góp phần quan trọng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn
hóa Việt Nam. Dưới thời các triều đình Lý-Trần-Hồ, văn hóa của Đại
Việt luôn có sự dung hòa từ những nền văn hóa của Đông Á và Nam
Á. Từ thế kỷ thứ 10 trở về sau, các triều đại Việt Nam góp công vào
việc tạo nền cho văn hóa Đại Việt. Trên nền tảng văn hóa đó, các vị
quân chủ Đại Việt đã xây dựng lên một thực thể chính trị độc lập, đủ
sức chống lại những ý định xâm lược của người phương Bắc và
không ngừng mở rộng xuống phía Nam, hình thành nên nước Việt
Nam hiện đại trong các thế kỉ tiếp theo.

6. Phân tích các biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam
- Được xem như một giá trị cao nhất trong truyền thống bản sắc văn
hóa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thể hiện trên nhiều
phương diện, trước hết là tình yêu quê hương, đất nước và nỗ lực
xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn được biểu hiện ở ý chí tự lực tự
cường, nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp, đem sức ta giải
phóng cho ta.
- Còn là niềm tự hào và tự tôn dân tộc, xuất phát từ cội nguồn và
hướng về cội nguồn, nâng cao vị thế dân tộc trên trường quốc tế,
ghét thói lai căng, mất gốc…
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được biểu hiện tập trung ở lý tưởng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nước gắn liền
với yêu chủ nghĩa xã hội.
=> Chính giá trị này làm nên sức sống của con người và dân tộc Việt
Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Yêu nước - giá trị văn hóa gắn liền
với dân tộc Việt Nam, là yếu tố cơ bản hình thành dân tộc, là linh hồn
của dân tộc.

7. Một phong tục cụ thể


Phong tục ăn trầu
- Nguồn gốc: Tương truyền tục ăn trầu của người Việt có từ thời
Hùng Vương qua câu chuyện cổ tích về tình cảm vợ chồng thủy
chung, anh em gắn bó, vượt non vượt suối tìm nhau và cùng hóa
thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau.
- Chức năng:
+ Người xưa đã nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu dùng để
mời khách đến chơi nhà.
+ Dùng trong mâm cỗ cúng gia tiên để tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn
nuôi nấng sinh thành của các bậc tiền nhân.
+ Trong tiệc cưới miếng trầu tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng
trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt mối lương
duyên trai, gái.
- Các thực hành văn hóa
+ Nguyên liệu ăn trầu cau sẽ gồm lá trầu, quả cau và ít vôi.
+ Đầu tiên, người ta sẽ bổ cau ra làm sáu miếng nhỏ. Cau được chọn
phải là cau tươi.
+ Tiếp đến, người ta sẽ dùng chìa vôi để quét vôi lên lá trầu, gấp lại rồi
lấy một miếng cau vào miệng nhai nát hỗn hợp 3 món này.
+ Trong lúc nhai, để tẩy cổ trầu và xác trầu thì người ta có thể dùng một
nhúm nhỏ thuốc lào hoặc thuốc lá để chà rang.
+ Sau khi nhai khoảng 30-60 phút thì người ăn sẽ nhả bỏ những phần bã
trầu cùng nhúm thuốc xỉa. Tiếp đến, người ta sẽ súc miệng bằng nước lã.
- Giá trị trong văn hóa VN
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng
trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu
để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm
quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân tri kỷ. Miếng trầu
cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi
vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng
thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước.

8. 1 tín ngưỡng cụ thể: Tín ngưỡng thờ Mẫu


- Nguồn gốc:
+ Nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng này đã xuất hiện từ những buổi đầu
hồng hoang, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người vợ người
mẹ giữ vị trí quan trọng trong gia đình hay ít nhất là từ lúc người Việt
tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
- Chức năng:
+ Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian, đậm bản chất bản địa và chứa đựng
những giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần
đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm.
+ Nếu như trước kia Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” thì ngày nay với sự phát triển của tín ngưỡng thờ
Mẫu đã khiến những quan niệm cổ hủ đó ngày một mất đi, đời sống con
người tiến bộ hơn rất nhiều.
- Các thực hành văn hóa:
+ Người đến thờ Mẫu thường mang theo niềm tin Mẫu luôn che chở,
mang đến cho con cháu sức khỏe, tài lộc và may mắn. Những người thờ
Mẫu đều thể hiện tấm lòng thành kính từ khi dâng lễ vật, khi chắp tay
vái lạy khẩn cầu.
+ Thông qua các nghi lễ hầu đồng và các yếu tố dân gian như trang
phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian,... đặc biệt tính
tương tác cao giữa người thực hành nghi lễ - thầy đồng và những người
dự hầu để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng gửi đến với
thần linh những đấng tối cao.
- Giá trị
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nhu cầu trong đời sống tâm linh của người
Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng
lớp trong xã hội. Đồng thời, nó góp phần bảo vệ và phát huy các giá
trị văn hóa dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước
và giữ nước.

9. Một tôn giáo: Phật giáo


A. Nguồn gốc: hình thành ở Ấn Độ vào khoảng tk 6 TCN,người sáng lập
là thái tử Sidharta.Ông sinh năm 624TCN vào lúc Ấn Độ đạo Balamon
đang thống trị với sự phân chia giai cấp sâu sắc trong xã hội.Nỗi bất
bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp,kì thị màu da và đồng cảm với
nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân hình thành tôn giáo mới.
B, chức năng:
- Phật giáo răn dạy con người nhiều điều đặc biệt là luật nhân quả,
hướng tới cái thiện và tránh xa cái ác
- Trở thành công cụ giáo lý đạo Đức của con người
C. Cách thực hành
- chấp niệm đi tu: khi con người cảm thấy k còn vương vấn Trần thế , họ
sẽ chọn xa rời cái xô bồ , khổ đau để theo cạo đầu theo Phật
- tin tưởng, thờ cúng: mỗi dịp mùng 1, hôm rằm sẽ mang lễ lên chùa để
dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, nỗi niềm và nguyện vọng cầu mong
cho bản thân và gia đình có cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn
D, giá trị với văn hoá VN:
- người Việt Nam luôn có tấm lòng thiện lương, tốt đẹp
- trở thành 1 trg những lý do khiến bạn bè năm châu có thiện cảm
- Các công trình Phật giáo trở thành địa điểm giao lưu văn hoá , du lịch
nổi tiếng

10. 1 lễ hội: Lễ hội hoa Tam giác mạch


A. Nguồn gốc:
⁃ Lần đầu tổ chức vào năm 2015, nhằm tôn vinh loài hoa tam giác mạch
nhỏ bé với chiếc lá xanh non đã cứu đói cho biết bao dân làng khi vụ
mùa tới và cơn lũ vừa qua
⁃ Vì hoa tam giác mạch là “đặc sản” không thể thiếu của vùng núi Đông
Bắc. Nên cứ mỗi hằng năm, dân cư bản địa sẽ tổ chức hẳn một lễ hội
hoa tam giác mạch.
B. Các thực hành:
⁃ Tùy theo từng năm mà lễ hội tam giác mạch sẽ được tổ chức với
những chủ đề khác nhau.
⁃ Những hoạt động ý nghĩa và thu hút khách ở lễ hội hoa tam giác mạch:
• Liên hoan ẩm thực du lịch miền núi phía Bắc.
• Lễ hội giải cuộc thi Ảnh đẹp Du lịch Hà Giang.
• Giải trình diễn, thi đấu xe ô tô, mô tô, xe đẹp “Tinh thần đá”
tại huyện Yên Minh.
• Giải marathon quốc tế “Chạy trên Cung đường Hạnh phúc”
tại hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
• Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Quản Bạ và huyện Mèo
Vạc.
C. Chức năng
- nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc, những hình ảnh đẹp về đất và
người vùng cao nguyên đá; phát huy hiệu quả giá trị di sản cũng như sản
phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Hà Giang. Đồng thời giới thiệu, quảng
bá du lịch, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
⁃ Đưa loài hoa tam giác mạch đến vs bạn bè trong nước và quốc tế với
mong muốn mỗi chúng ta sẽ giống như loài hoa ấy nhỏ bé nhưng mạnh
mẽ kiên cường, vẫn nở rộ đẹp đẽ trg thời tiết khắc nghiệt
D. Giá trị
⁃ Làm phong Phú thêm văn hoá, lễ hội của đất nước
⁃ Hướng con người tới những phẩm chất tốt đẹp và ý chí mạnh mẽ
⁃ Quảng bá hình ảnh VN con người VN tới bạn bè năm châu

11. Toàn cầu hóa


A. Tác động
1. Tích cực
- Cho phép người dân ở mỗi quốc gia tiếp xúc văn hóa, từ đó hình thành
bản sắc riêng, làm giàu văn hóa nước nhà. => Làm giảm dần những khác
biệt, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau. Lối sống cũng nhờ đó phong phú, đa
dạng và cởi mở hơn. Phù hợp với xu thế thời đại.
- Thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc , kích thích giao lưu,
trong đó có giao lưu văn hoă , góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng
định mình của mỗi dân tộc mỗi quốc gia
- Nâng cao trình độ KH- KT, phát triển kinh tế
2. Tiêu cực
- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
- Một số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng có nguy cơ bị mai một
và tha hoá.
- Xem nhẹ giá trị đạo đức truyền thống, gia tăng sự phân hóa giàu
nghèo
- Trên các mạng thông tin toàn cầu liên tục tuyên truyền các hình
ảnh, tin tức, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với truyền thống văn
hóa dân tộc.
B. Liên hệ bản thân
- Chúng ta cần Gìn giữ, đề cao, phát huy những giá trị văn hoá
người Việt, những giá trị làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt
Nam
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của bản sắc dân tộc
- Hòa nhập nhưng không hòa tan
Ngày nay vẫn còn 1 số bộ phận người đáng bị lên án :
- Một bộ phận lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống buông thả, “bung mở”,
rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn hóa,
đạo đức truyền thống, xem nhẹ tình thân, ruột thịt…
12. Làm rõ quan điểm: Văn hóa là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự
phát triển

A. Văn hoá là động lực của sự phát triển:


- Bản chất của văn hóa là sự sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn, vì
con người, vì ấm no, hạnh phúc và vì sự thịnh vượng của quốc gia - đây
cũng chính là mục tiêu của phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói
riêng.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nhân chính là những thực tế sinh động của sự thẩm thấu những giá trị
văn hóa vào hoạt động kinh tế
- văn hóa góp phần tạo dựng môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế
B. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
- Nó tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần
trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại tiếp nối và
phát huy qua các thế hệ; được vật chất hóa và khẳng định vững chắc
trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc.
- Văn hóa phát huy vai trò của mình khi thâm nhập, tác động vào kinh
tế, đồng thời kinh tế cũng quy định và chế ước văn hóa, là điều kiện và
nguồn lực cho văn hóa hoạt động; với ý nghĩa là sức mạnh nội sinh của
phát triển, văn hóa phải dựa trên kinh tế.
C. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển
Phát triển văn hóa với ý nghĩa hướng đến sự phát triển toàn diện. Nếu
phát triển kinh tế mà bỏ qua văn hóa sẽ dẫn đến sự mất ổn định, thậm
chí là khủng hoảng xã hội. Chính vì vậy, sự gắn kết văn hóa với phát
triển kinh tế sẽ đưa đến sự phát triển đa chiều, toàn diện và bền vững.

You might also like