You are on page 1of 15

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chương I: Những vấn đề chung


Bài 1: Những khái niệm cơ bản
1. Khái niệm về văn hóa:
- Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của văn hóa
- Trong con người có con – sinh vật, người – văn hóa
+ Con: sinh, lão, bệnh, tử
+ Người: hành động có ý thức và đời sống tâm linh qua nhãn quan của con người để chiều
kích tâm linh
- Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần giúp con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với MTTN và XH”
Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh
Thiên về giá trị vật Thiên về giá trị tinh Giá trị tinh thần và giá Giá trị vất chất – kỹ
chất thần trị vật chất thuật
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển
Có tính vùng Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn với
phương Tây đô thị

2. Đặc trưng của văn hóa:


2.1. Văn hóa có tính lịch sử:
- Văn hóa là 1 quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ. Mỗi một thời đại có đặc thù riêng cho
văn hóa. TÍnh lịch sử tạo cho VH 1 bề dày, một chiều sâu. Tính lịch sử tạo nên truyền thống
2.2. Văn hóa có tính hệ thống:
- Tính hệ thống nghĩa là mọi hiện tượng văn hóa đều nằm trong mqh ràng buộc hữu cơ, biện
chứng với nhau
2.3. Văn hóa có tính giá trị:
- Văn hóa theo nghĩa đen là trở thành đẹp, thành có giá trị. Xét theo hình thức, gt của VH được
chia thành gt vật chất và tinh thần. Xét theo ý nghĩa sẽ có gt sử dụng, gt thẩm mỹ, theo thời gian
có tính vĩnh cửu và nhất thời.
2.4. Văn hóa có tính nhân sinh:
- Cho phép phân biệt VH như 1 hiện tượng XH với các gt TN. VH là cái TN được biến đổi bởi
con người. Sự tác động của con người vào TN có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần.

3. Chức năng của VH:


3.1. Chức năng giáo dục (liên quan đến tính lịch sử):
- GD những gt truyền thống
- GD những gt đang hính thành
3.2. Chức năng tổ chức (tính hệ thống):
- Tăng độ ổn định của XH
- Cung cấp phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường TN và XH
3.3. Chức năng điều chỉnh (tính gt):
- Hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực,
làm động lực cho sự phát triển XH.
3.4. Chức năng giao tiếp (tính nhân sinh):
- Có tác dụng liên kết con người lại với nhau
- Văn hóa là một nội dung của giao tiếp
3.5. Chức năng giải trí

4. Cấu trúc và hình thái Văn hóa:


4.1. Cấu trúc VH:
a. Xét về giá trị cơ bản:
- VH vật chất ăn và ở  Toàn bộ gt do loài người sáng tạo
- VH tinh thần tín ngưỡng và tôn giáo
b. Xét dưới góc độ không gian (đồng đại):
- VH bản địa
- VH vùng, miền
- VH quốc tế
c. Xét dưới góc độ thời gian (lịch đại):
- VH truyền thống
- VH đương đại
d. Quan điểm của Đào Duy Anh:
- VH là sinh hoạt
Kinh tế sinh hoạt Xã hội chính trị Sinh hoạt Trí thức sinh hoạt
Nông nghiệp Gia tộc Đời thượng cổ
Công nghiệp Xã thôn (tổ chức, sinh hoạt) Thời Phật học độc thịnh
Thương mại Quốc gia Thời Tam giáo
Cảnh SH ở nông thôn, thành Cứu tế Thời Nho học độc tôn
thị
Giao thông đi lại Phong tục Ngôn ngữ
Sưu thuế Tín ngưỡng, tế tự Giáo dục
Tiền tệ Văn học
e. Quan điểm của Trần Quốc Vượng:
- VH gồm 3 bộ phận: Sinh hoạt, vũ trang và sản xuất
f. Quan điểm của Trần Ngọc Thêm:
- VH gồm 4 bộ phận chính:
+ VH nhận thức: Là hệ thống các tri thức, kinh nghiệm về vuc trụ và con người do chủ thể VH
tích lũy được trong quá trình phát triển.
+
Chương II: Nhận diện văn hóa Việt
Bài 2: Định vị văn hóa Việt
2.1. Loại hình văn hóa Việt:
- Nền văn hóa gốc nông nghiệp:
Tiêu chí Văn hóa gốc nông nghiệp
Đặc trưng gốc Khí hậu, nghề Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều, trồng trọt
chính
Ứng xử với môi trường tự nhiên Định cư, tôn trọng ước mong hòa hợp với thiên nhiên
Lối nhận thức tư duy Thuận về tổng hợp và biện chứng, chủ quan cảm tính và
kinh nghiệm
Tổ chức cộng Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ
đồng Cách thức Linh hoạt và dân chủ
Ứng xử với MT xã hội Dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo hiếu hòa trong đối
phó

2.2. Chủ thể văn hóa Việt:


- Tổ tiên là chủ nhân của các nền văn hóa bản địa xuất hiện và phát triển qua hàng trăm ngàn
năm trên lãnh thổ VN từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay.
2.3. Không gian văn hóa Việt Nam:
- Hoàn cảnh địa lý
+ Xứ nóng ẩm
+ Vùng sông nước
+ Giao điểm của các nền văn minh
- Không gian văn hóa
+ Phạm vi hẹp: Nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt – tam giác với cạnh đáy là
sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Trung bộ ngày nay
+ Phạm vi rộng: Nằm trong khu vực cư trú của người Indonesien cổ lục địa – là một tam giác
lớn hơn với cạnh đáy là sông Dương Tủ, đỉnh là khu vực lưu vực sông Mê Kong ở phía Nam.
+ Còn nói rộng ra nữa thì không gian văn hóa Việt vốn được định hình trên nền không gian
văn hóa ĐNÁ.
- Các Vùng văn hóa VN
2.3.1. Vùng văn hóa ĐB Bắc Bộ:
- Địa lí: Bao gồm lưu vực của S. Hồng và S. Thái Bình
- Lịch sử: Là cái nôi hình thành dân tộc, quốc gia. Trung tâm của các nền văn minh lớn: Đông
Sơn, Đại Việt
- Kinh tế: nông nghiệp thuần túy (xa rừng, nhạt biển)
=> Văn hóa người Việt ở ĐBBB là VH lâu đời và tiêu biểu nhất của VH truyền thống thể hiện
qua đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, các sinh hoạt VH cộng đồng (lễ hội, truyền thuyết
lịch sử, truyện cổ dân gian, diễn xướng, sân khấu,…)
- Vùng được chia thành các tiểu vùng”
+ Tiểu vùng đất tổ - Phú Thọ
+ Tiểu vùng Kinh Bắc
+ Tiểu vùng Thăng Long
+ Tiểu vùng duyên hải Đông Bắc
+ Tiểu vùng Sơn Nam
- Đặc điểm VH vật chất vùng Bắc Bộ:
+ “nhà cao, cửa rộng”, cấu trúc mở, không chái, hướng nam
+ ẩm thực: cơm + rau + cá
+ Có tới 500 làng nghề: gốm: đúc đồng: dệt lụa:…
+ Hơn 3500 di tích lịch sử được xếp hạng
2.3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc:
- Địa lí: Gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang
- Lịch sử: Nằm trong cương vực của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc; “phiên dậu” của Đại Việt
- Chủ nhân VH: Tày, Nùng, H’mông, Dao, Hoa,…
- Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa nước ở thung lũng; làm nương rãy,…
- Đặc điểm VH:
+ Nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ
+ Hệ thống chữ Nôm Tày được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
+ Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tôn giáo hàng đầu của người Tày
+ Hát Then, đàn Tính
2.3.3. Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ:
- Địa lí: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An
- Chủ nhân văn hóa: Thái, Mường
- Kinh tế: Canh tác nương, rãy:
- Đặc điểm VH:
+ Hệ thồng mương, phai, lái, lín
+ Nghệ thuật trang trí: khăn piêu Thái, cạp váy Mường
+ Bộ nhạc khí khèn (Thái), sáo (Mông), cồng (Mường)
+ Múa xòe
- Vùng được chia thành các tiểu vùng:
+ Tiểu vùng VH Tây Bắc
+ Tiểu vùng VH miền núi BTB
2.3.4. Vùng văn hóa duyên hải Bắc Trung Bộ:
- Địa lí: Địa phận đồng bằng và duyên hải các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Huế
- Lịch sử:
+ Đông Sơn: VH Đông Sơn tử Đèo Ngang trở vào thuộc vùng ngoại vi, tiếp cận với VH Sa
Huỳnh
+ Đại Việt: Là vùng “đệm:, “trung gian” giữa hai nền văn mình Đại Việt và Chăm Pa
+ Trịnh – Nguyễn: ranh giới giữa 2 đàng trong và ngoài. Huế trở thành thủ phủ của đàng
trong
+ Nguyễn: Huế là kinh đô của cả nước
- Chủ nhăn VH: người Việt
- Kinh tế: Nông nghiệp là chính nhưng phát huy thế mạnh của rừng và biển
- Vùng được thành các tiểu vùng: xứ Thanh, xứ Nghệ và Bình – Trị - Thiên
2.3.5. Vùng VH duyên hóa Trung và Nam Trung Bộ:
- Địa lí: bao gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận,
Bình Thuận
- Lịch sử: VH Sa Huỳnh; VH Chăm (Quốc gia Chawmpa). Sau thế kỉ XV xu hướng Nam tiến
của người Việt
- Chủ nhân VH: người Chăm
- Kinh tế: Đánh bắt và chế biến hải sản
- Vùng được chia thành các tiểu vùng: Tiểu vùng xứ Quảng và Tiểu vùng Khánh Hòa – Ninh
Thuận – Bình Thuận.
2.3.6. Vùng VH Trường Sơn – Tây Nguyên:
- Địa lí: Bao gồm khu vực sườn Đông Trường Sơn đoạn từ Bình – Trị Thiên, với trung tâm là các
tỉnh Gia Lai, Khontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông.
- Lịch sử: có quan hệ với người Chăm và Vương quốc Chawmoa; người Khowme của vương
quốc Campuchia, người Lào của Lạng Xạng và người Việt của Đại Việt
- Chủ nhân VH: Bana, Xowdang, Mnong, Mạ, Koho (Môn – Khome), Ede, Gia rai (Nam Đảo)
- Kinh tế: Canh tác nương rãy chặt đốt và nương dùng cuốc trên đất khô sườn núi và đất đỏ cao
nguyên
- Đặc trung VH: Nhà dài, nhà rộng, sử thi và cồng chiêng
- Vùng có các tiểu vùng: Trường Sơn, bắc Trung Nguyên, trung Tây Nguyên, nam Tây Nguyên.
2.3.7. Vùng văn hóa Năm Bộ:
- Địa lí: thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ, hình thành trên vùng châu thổ S. Đồng Nai và hệ thống
S. Cửu Long
- Lịch sử: VH Đồng Nai, VH Óc Eo, quốc gia Phù Nam
- Chủ nhân VH: người Khome, người Việt và người Hoa
- Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúc, giao thương
- Đặc trưng tính cách: Dũng cảm, hiên ngang, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, phóng khoáng,
mến khách, bộc trực, nhạy cảm với cái mới
- Vùng có các tiểu vùng: ĐB sông Cửu Long, Đồng Nai và Gia Định

4. Tiến trình VH Việt Nam:


- Lớp VH bản địa: Được hình thành qua hai giai đoạn: gian đoạn tiền sử và giai đoạn Văn Lang –
Âu Lạc
- Lớp VH giao lưu với Trung Hoa:
+ Xu hướng đối kháng thường trực
+ Sự suy tàn do quy luật và do âm mưu đồng hóa, hủy diệt
- Lớp VH giao lưu với phương Tây:
+ Tư tưởng mới – CN Marx – Lenin
+ Bắt đầu định hình VH mới
+ Ki tô giáo
+ Chữ quốc ngữ
4.1. Lớp VH bản đỉa:
- Tiền sử  Nông nghiệp lúa nước  Trồng dâu nuôi tằm; thuần dưỡng gia súc; làm nhà sàn,
dùng cây thuốc
- Văn lang – Âu Lạc  Nghề luyện kim bóng; chữ viết cổ  Tín ngưỡng dân gian; tinh thần dân
tộc hình thành
4.2. Lớp VH giao lưu với Trung Hoa và khu vực:
- Giai đoạn chống Bắc thuộc
+ Ý thức đối kháng thường trực
+ Sự suy yếu do quy luật; do âm mưu đồng hóa
+ Mở đầu quá trình tiếp biến với TQ và khu vực
- Gia đoạn Đại Việt
+ Đỉnh cao giai đoạn Lý - Trần, Tam giáo đồng quy
+ Thời Lê – Nho giáo – quốc giáo
+ Chữ Nôm
4.3. Lớp VH giao lưu với phương Tây:
- VH Đại Nam
+ Thống nhất đất nước
+ Nho giáo phục hồi
+ VH phương Tây xâm nhập
- VH hiện đại
+ Tư tưởng mới, chủ nghĩa Marx – Lenin
+ Giai đoạn định hình VH mới
+ Ki tô giáo và chữ quốc ngữ

Bài 3: Hằng số
1. Văn hóa nhận thức của người Việt:
1.1. Tư duy tổng hợp, biện chứng và lưỡng phân – các cặp phạm trù – cơ sở của triết lý âm
dương, có nguồn gốc phương Nam
- Trừu tượng hóa
1.2. Nhận thức về vũ trụ - bản chất của triết lý âm dương: Hai quy luâtk
- Trong âm có dương, trương dương có âm
+ Xác định âm hay dương tùy đối tượng so sánh
+ Tùy cơ sở so sánh
- Gắn bó và chuyển hóa
+ Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm
1.3. Triết lý âm dương trong tính cách người Việt:
- Tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp rất phổ biến, thể hiện trong tư duy, trong tín ngưỡng, trong quan
niệm,…
- Âm dương đối với người Việt luôn là biểu hiện sự trọn vẹn, hoàn thiện – biểu tượng vuông
tròn.
- Áp dụn quy luật âm dương vào cuộc sống – tính lạc quan – giữ được tính quân bình (cân bằng),
dễ thích nghi.
1.4. Hai hướng phát triển của triết lý Âm Dương
- Hướng Bắc:
Lưỡng nghi Âm Dương
Tử tượng Thái âm, thiếu dương Thái dương, thiếu âm
Bát quái Khôn, Cấn, Khảm, Tốn Càn, Đoài, Ly, Chấn
Bội số Nhiều quẻ âm Nhiều quẻ dương
- Hướng Nam:
+ Tư duy số lẻ dặc thù của người miền Nam
+ Tam tài: thể hiện quan niệm cổ xưa về không gian vũ trị “Thiên – Địa – Nhân”. Bộ 2 cấu trúc
thể hiện tư duy của người Việt về tính bền vững của vũ trụ. Đây là bộ ba cơ bản sinh ra những bộ
ba khác: bố - mẹ - con; sông – núi – biển;…
- Ngữ hành – một mô thức khác của cấu trúc vũ trụ:
+ Năm trạng thái của vũ trụ => Quy luật tương sinh, tương khắc
. Tương sinh – mũi tên thuần chiều đồng hồ
. Tương khắc – mũi tên tạo thành ngôi sao
+ Ứng dụng của ngũ hành
a. Đa dạng
b. Thiên can, địa chi:
- Trên cơ sở 10 con số Hà đồ chia ra đứng theo Ngữ Hành, người xưa đã chế ra Thập Thiên Can,
gồm: Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý
- Do nhận thấy để đi hết một năm, mặt trăng đã hoàn tất 12 chu kỳ tháng, nên người xưa dùng số
12 hế ra Thập nhị Địa Chi để gọi tên 12 tháng, gồm Tý Sửu, Dẫn Mão,, Thìn, Tỵ,…
- Phối hợp các hệ Can, Chi với nhau, ta được hệ đếm 60 đơn vị với các tên gọi như Giáp Tý, Ất
Sửu,… Quý Hợi. gọi là Can Chi hay Lục Giáp (nguyên tắc chỉ phép Can Chi đồng tính – dương
với dương, âm với âm)
c. Triết lý về cấu trúc thời gian vũ trụ - lịch âm dương:
- Lịch dương: Phát sinh từ vùng văn hóa Ai Cập vào khoảng 3000 năm TVN. Đến năm 47 TCN,
Hoàng đế La Mã là Julius Caesar sửa sang và ban hành. Dựa trên chu kỳ biểu hiện của mặt trặt –
ngày, đêm và tiết. Một năm có 365, 25 ngày
- Lịch âm xuất hiện đầu tiên ở vình

1.2. Nhận thức về con người


- Con người tự nhiên: Trong con người cũng có âm dương, ứng dụng trong y học

2. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể:


2.1. Tổ chức nông thôn
* Cấu trúc làng xã – đặc trưng cơ bản của VHVN
- Tổ chức theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc – quan hệ hàng dọc
+ làng một họ
+ Gia đình lớn – quan niệm người Việt
+ Hệ thống tôn ti – cửu tộc: kị - cụ - ông – cha – tôi – con – cháy – chắt - chút
+ Tôn ti gián tiếp (họ hàng)
- Tổ chức theo địa bàn cư trú: xóm và làng – quan hệ hàng ngang theo không gian
* Tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích
* Phường hoặc hội
* Tổ chức theo truyền thống năm giới
* Tổ chức theo đơn vị hành chính: thôn, xã (ý ngĩa của sự phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư)

=> Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới
những người khác – nó là đặc trưng của dương tính, hướng ngoại
=> Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng: sân dình – bến nước – cây đa
=> Đình làng: Trung tâm hành chính; trung tâm VH; trung tâm về mặt tôn giáo
=> Sự đồng nhất: đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp và đồng hương
=> Tính tự trị: các làng tồn tại khá biệt lập nhau, khẳng định sự độc lập của làng, xã ít hiên hệ
với bên ngoài, làng nào biết làng ấy, mỗi làng là 1 vương quốc khép kín – đặc trưng của âm tính,
hướng nội
=> Biểu tượng của tính tự trị: Lũy tr. Rặng tre bao kín quanh làng, làng xã VN như một vương
quốc thu nhỏ có luật lệ riêng thể hiện qua vương quốc

ĐỀ CƯƠNG THI CUỐI KÌ I


Câu 1: Quan niêm về mặc và dấu ấn nông nghiệp trong chất liệu may mặc của người Việt:
Đối với mỗi người, cái mặc là cái quan trọng chỉ sau cái ăn. Mặc giúp chúng ta chống lại cái
nóng, cái lạnh của thiên nhiên, thời tiết. Để thể hiện vai trò quan trọng, ngoài ăn ra mặc cũng
chính là yếu tố hình thành nên Văn hóa của người Việt. Cho nên, mặc trở thành mục đich cho
nhu cầu thiết yếu phục vụ cho việc trang điểm, làm đẹp của con người “Người đẹp về lụa, lúa tốt
về phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa”. Mỗi dân tộc, vùng miền đều có cách ăn mặc và trang sức
riêng, vì vậy mà cái mặc trở thành biểu tượng văn hóa của mỗi nơi. Mọi âm mưu đồng của quân
giặc muốn đồng hóa đều bắt đầu từ việc đồng hóa cách ăn mặc, đây là sự xâm lăng cuối cùng và
sâu sắc nhất.
Đặc trưng đầu tiên trong cách ăn mặc của người là dấu ấn nông nghiệp. Việt Nam là một
trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp, do vậy họ ưu tiên tận dận các chất liệu may
mặc có nguồn gốc thực vật. Đó chính là những sản phẩm của nghề trồng trọt. Do vậy, phong
cách may mặc của người Việt đã có khác biệt riêng với phương Bắc hay các nước phương Tây.
Nếu ở các nước phương Tây và phương Bắc do điều kiện khí hậu lạnh và gắn liền với du mục thì
họ thường lấy da thú hay lông cừu làm chất liệu may mặc chính. Còn đối với Việt Nam, do khí
hậu nhiết đới gió mùa ẩm và phát triển nông nghiệp vì vậy họ đã linh hoạt chọn thực vật làm
nguyên liệu cho may măc.
Đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là tơ tàm. Bên cạnh nghề trồng lúa thì trồng dâu nuôi tằm đã
hình thành từ rất sớm trong lịch sử của người Việt. Nghề trồng lúa và trồng dâu là hai công việc
chủ yếu luôn gắn liền nhau trong đời sống của người nông nghiệp. Từ xưa người Trung Hoa
cũng đã xem hai đặc điểm đó là tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam. Người Trung Hoa xưa
gọi người phương Nam là “Man”, chữ “Man” này có chứa bộ trùng chỉ con tằm. Ông cha ta đã
lai tạo ra nhiều giống tằm phong phú ứng với các loại thời tiết lạnh, nóng, khô, ẩm để có thể làm
nhiều lứa tằm trong một năm.
Sau vải tơ tằm thì đến sự xuất hiện của vải to chuối. Nó xuất hiện vào thế kỉ thứ VI, kỹ thuật
dệt tơ chuối đạt đến trình độ cao và trở thành mặt hàng đặc sản của Việt Nam. Loại vải này còn
được người Trung Hoa ưu ái gọi với một cái tên mĩ miều đó là “vải Giao Chỉ”. Mãi đến cả thế kỉ
XVIII, loại vải này vẫn được ưa chuộng trong cộng đồng may mặc bởi chất liệu mịn và phù hợp
mặc với thời tiết nóng. Tuy nhiên, thì vải tơ chuối cũng có nhược điểm riêng của nó là dễ rách.
Tiếp đến đó, Việt Nam còn nổi tiếng với loại vải tơ đay, gai. Vải dệt bằng sợi tơ, đay cũng có
niên đại lâu đời trong văn hóa may mặc của người Việt. Do sự phù hợp trong đất đai và khí hậu,
đây chính là 2 yếu tố khiến cho Việt Nam trở thành vùng đất màu mỡ phát triển tơ đay, gai. Vải
sợi tơ đay, gai bền hơn vải tơ chuối nhưng vẫn giữ được đặc tính mịn và thoáng mát.
Cuối cùng đó chính là nghề dệt vải bông xuất hiện muộn hơn nhưng lại trợ thành dấu ấn đặc
trưng quan trọng. Tuy xuất hiện muộn nhưng vải bông lại rất được ưu ái trong văn hóa may mặc.
Kỹ thuật dệt bông vải được tìm thất ở phương Nam và du nhập sang vùng đất Trung Hoa vào thế
kỉ thứ X.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của không gian Văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên? (Khái niệm
về VH, các vùng văn hóa, phân tích theo VH vật chất và VH tinh thần, chủ nhân VH)
Văn hóa là tập hợp các giá trị, tư tưởng, thói quen, hành vi và truyền thống của một nhóm,
cộng đồng hay quốc gia. Nó bao gồm mọi mặt của đời sống của con người bao gồm nghệ thuật,
văn hóa, tôn giáo, truyền thống, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, kỹ thuật, khoa học và giáo dục.
Mỗi vùng đất trển mảnh đất chữ S đều mang một nét Văn hóa độc đáo riêng của mình. Văn hóa
Trường Sơn – Tây Nguyên cũng không nằm ngoại lệ khi cũng mang theo mình một cá tính riêng.
Ở đây bao gồm khu vực sườn Đông Trường Sơn đoạn từ Bình – Trị Thiên, với trung tâm là các
tỉnh Gia Lai, Khontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông. Vùng đất này tập trung chủ yếu là
những dân tộc Bana, Xowdang, Mnong, Mạ, Koho (Môn – Khome), Ede, Gia rai (Nam Đảo).
Trường Sơn – Tây Nguyên cũng là vùng đất có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong
phủ mang đậm dấu ấn riêng.
- Văn hóa vật chất:
+ Trang phục: Điều dễ nhận thấy là cư dân ở đây đều ưa mặc y phục thuộc loại choàng
quấn.Đây là loại trang phục cổ xưa của cư dân vùng Đông Nam Á mà ngày nay không cònnhiều
nữa. Đó là các loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm choàng, cácloại áo chui
đầu… Người ta cũng rất chuộng các hình thức trang trí trên cơ thể vừa chođẹp, vừa mang tính
nghi lễ, như xăm mình, cà răng, căng tai, đeo các loại vòng, kể cảvòng ống ở tay, chân, cổ. Cũng
như nhiều dân tộc thiểu số khác, họ ưa thêu và dệt hoavăn trên váy, khố, tấm choàng, áo…
+ Ẩm thực: Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ, bạt ngàn cà phê,… là
điểm đến hấp dẫn của các “phượt thủ” chuyên nghiệp cũng như khách du lịch trong và ngoài
nước. Ngoài vẻ đẹp của núi rừng, của văn hóa cồng chiêng, gà nướng Bản Đôn là món ăn dân giã
của đồng bào dân tộc Ê Đê ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Canh thụt của người Mnông Món
canh thụt được đồng bào dân tộc Mnông ở BìnhPhước nấu trong ống nứa.
+ Nhà ở: Trường Sơn, người ta thường thấy các ngôi nhà công cộng, ở Bắc Tây Nguyên là
những ngôi nhà Rông, ở Trung và Nam TâyNguyên, đặctrưng bởi các ngôi nhà dài.
+ Đi lại: ùng Trường Sơn – Tây Nguyên, phương tiện đi lại và vận chuyển quen thuộc với
người dân là sử dụng voi và gùi hàng trên lưng. Gùi là phương tiện vận chuyển phổ biến của
người Tây Nguyên. Tùy theo từng tộc người màhình dáng, đế gùi cấu tạo khác nhau, màu sắc và
trang trí hoa văn có nét riêng.
- Văn hóa tinh thần:
+ Tín ngưỡng, tôn giáo: Bao bọc xung quanh thế giới thực của con người Tây Nguyên là
một thế giớihuyền ảo, ở đó ngự trị các thần linh, ma quỷ và các linh hồn. Người ta tin rằng mọi
vật xung quanh đều có linh hồn (Yang), từ các vật dụng nhỏ như chiêng, ché, ghế ngồi đến cây
cỏ, các con vật, con sông, đồi núi… Có Yang tốt phù hộ cho con người và có Yangxấu, nếu con
người làm chúng không vừa lòng thì chúng có thể làm hại đến con ngườivà người ta có thể nhận
biết Yang qua những giấc mơ.Là cư dân nông nghiệp, dù là theo hình thức nương rẫy nhưng
trong đời sống tâm linh của cư dân vùng Trường Sơn – Tây Nguyên những tín ngưỡng mang
dáng nétnông nghiệp vẫn còn in đậm. Cùng với quá trình tăng trưởng của cây lúa, họ có cáchình
thức lễ bái để cầu mong cho lúa tốt, mùa màng bội thu.
+ Lễ hỗi: Những lễ hội truyền thống đặc sắc tại Tây Nguyên Việt Nam: Lễ Hội Đua Voi ở
Buôn Đôn, Hội Xuân Tây Nguyên, Lễ Hội Đâm Trâu, Lễ Hội Cồng Chiêng, Lễ Ăn Cơm Mới,
Lễ Bỏ Mả, Lễ Mừng Lúa Mới...Do tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên bất cứ điều gì liên quan
đến sản xuất và đời sống con người, đều phải có sự cầu xin để được (Yang)-ông trời cho phép
tiến hành .Từ đó vùng đất Tây nguyên diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội.
+ Nghệ thuật dân gian: Về âm nhạc, người ta thường nhắc tới nhạc cụ gõ, sự phong phú và
đa dạng nhạc cụ gõcủa Tây Nguyên gắn liền với các chất liệu tự nhiên: tre, nứa, gỗ, vỏ bầu. Nhạc
cụ gõ cũng là hiện tượng âm nhạc hóa âm thanh và tiết tấu của cuộc sống lao động. Bên cạnh âm
nhạc thì nghệ thuật múa của dân tộc ở đấy cũng khác biệt, múa của Trường Sơn – Tây Nguyên
mang chất liệu khỏe khoắn, hồn nhiên, mộc mạc, kết hợp cả động tác tay chân chứ không chỉ
động tác tay mềm mại như ở nhiều vùng khác, múa tập thể thường là múa vòng tròn, trong ngày
hội múa xoay quanh cột đâm trâu hay nhà rông, thường di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Âm
nhạc múa có tiết tấu, nhạc cụ là chiêng, trống nên tạo cảm giác khỏe khoắn, trầm hùng.

Câu 3: Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam? (Nguồn gốc, giáo lý của
Phật giáo, quá trình thâm nhập vào Việt Nam và nêu đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam)
Từ xa xưa, Phật giáo đã dần trở thành văn hóa tinh thần của người Việt trên cả đất nước. Ảnh
hưởng sâu rộng của Phật giáo và sự phát triển của Phật giáo đã trở thành một nét đặc chưng
không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Trong VH của con người Việt, tư tưởng Phật giáo
đã có vị trí và ảnh hưởng nhất định.
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI trước Công nguyên, người sáng lập là thái
tử Sidharta. Lúc sinh thời, tại Ấn Độ có đạo Balamon đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp
sâu sắc trong xã hội. Vì vậy, đạo Phật đã sinh ra trong nối bất bình của thái tử với nỗi khổ của
muôn dân. Sidharta và 5 người bạn của mình đã cùng nhau tu hành và sau đó suốt 40 năm đi
khắp vùng lưu vực sông Hàng để truyền bá những tư tưởng của mình.
Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Cốt lõi của học thuyết
này là “Tứ diệu đế” hay “Tứ thánh đế”:
- Khổ đế: là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Sự khổ đau là một phần không thể tách rời của
cuộc sống, nó bao gồm sự đau khổ vật chất, tinh thần và sự thất vọng của con người.
- Nhân đế: là chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục và vô minh. Dục vọng thể
hiện thành hành động gọi là nghiệp, hành động xấu con người sẽ nhận lại nghiệp báo.
- Diệt đế: là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệu khi nguyên nhân gây ra
khổ bị loại trừ.
- Đạo đế: là chân lý chỉ ra con đường diệt kể. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi
hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Được cụ thể hóa
thành tám con đường được Đức Phật giảng dạy để giúp con người thoát khỏi sự khổ đau và đạt
được sự giải thoát tuyệt đối.
Quá trình Phật giáo đi đến Việt Nam theo hai con đường được gọi là con đường Hà Tiêu
(đường biển) và con đường Đồng Cỏ (đường bộ):
- Theo con đường biển Phật giáo đã đi từ Ân Độ đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên.
Phật giáo xuất hiện đầu tiên ở vùng đất Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ và sớm trở thành một
trung tâm Phật giáo quan trọng. Từ đây, các Phật giáo và tín đồ mới dần di chuyển lên phương
Bắc và tiến vào Trung Hoa. Trong tiếng Phạn, Phật giáo là Buddha nên được người dân phiên
âm trực tiếp ra thành Bụt. Ở gia đoạn này, Phật giáo mang màu sắc “Tiểu thừa Nam tông”.
- Đến thế kỉ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo “Đại thừa Bắc tông” từ bên phía Trung Hoa
tàn vào. Chẳng mấy chốc nó đã lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó. Từ “buddha”
vào tiếng Hán được phiên âm thành Phật-đồ, vào tiếng Việt được rút gọn lại thành Phật. Theo
“Đại thừa Bắc tông” vào Việt Nam chia ra làm 3 tông phái khác nhau là: Thiền tộng, Tịnh độ
tông và Mật tông.
Người xưa luôn có câu “Nhập gia tùy tục”, do vậy Phật giáo cũng không phải là một ngoại lệ
khi đến Việt Nam. Phật giáo của người Việt đã mang những đặc điểm tạo nên sự khác biệt so với
nhiều nơi khác. Đầu tiên chúng ta phải nhắc đến đó là “tính tổng hợp”, đây là một lối tư duy
nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất. Phật giáo của Việt Nam không có tông phái nào là
thuần khiết. Sự kết hợp của Phật giáo với tất cả các tín ngưỡng, tổng hợp các tông phát và kết
hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác nhau. Đặc điểm thứ 2 của Phật giáo ở Việt Nam đó là có
khuynh hướng thiên về nữ tính. Nếu các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đần ông, sang Việt Nam
biến thành Phật Ông – Phật Bà. Bồ tát Quan Thế âm đã được biến thành Phật Bà Quan âm với
nghìn mắt nghìn tay. Tiếp theo, là một bộ phận của VH nông nghiệp Việt Nam, Phật giáo Việt
Nam không chỉ có tính tổng hợp, tính hài hòa âm dương thiên về nữ tính, mà còn có tính linh
hoạt. Người Việt coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật “Tu đâu cho bằng tu
nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Câu 4: Quá trình thâm nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam?
Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Nó được xuất
hiện trên nền tảng từ thời Tây Chu, do sự đóng góp của Chu Công Đoàn. Say này, Khổng Tử chỉ
phát triển, hệ thống hóa và tích cực truyền bá. Khổng Tử đã cùng những người học trò của mình
trong suốt 20 năm, đi khắp các nước trong vùng để truyền bá tư tưởng và tìm người biết dùng
mình. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ chính:
- Bộ thứ nhất là Ngũ kinh, phần lớn có từ trước, Khổng Tử đã gia công san định, hiệu đính
và giải thích.
- Bộ thứ hai là Từ thư, được tổng hợp từ các cuốn Luận ngữ, Đại học, Trung dung và Mạnh
Tử.
Giáo lý của Nho giáo mang đặc tính khác so với nhiều giáo phái, điều này đã khiến nó trở nên
phổ biến và nổi tiếng trên toàn thế giới. Theo Nho giáo, để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo
cho được những người cai trị kiểu mẫu theo các tiêu chí “Tu thân – Tề gia – Trị quốc – Bình
thiên hạ”:
- Khi nhắc đến Nho giáo, người ta sẽ nghĩ đến việc “Tu thân” theo 3 tiêu chuẩn chính. Thứ
nhất, đạt “đạo” là biết cách ứng xử trong cuộc sống đối với các mối quan hệ. Có 5 đạo chính
trong này đó là “vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em và bè bạn” hay còn được gọi là “Ngũ luân”.
Thứ hai, đạt “đức”, theo Khổng Tử thì có 3 điều “nhân-trí-dũng” nhưng đến đời Hán thì thành 5
đức còn có tên gọi khác là Ngũ thường với 5 điều “nhân-lễ-nghĩa-trí-tín”. Cuối cùng, ngoài các
tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn phải biết “thi-thư-lễ-nhạc”. Khổng Tử cho rằng
người cai trị không thể chỉ là dân võ mà còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
- Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là hành động qua Tề gia, Trị quốc và Bình thiên
hạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phương châm. Thứ nhất là
“nhân trị” tức là cai trị bằng tình người. Thứ hai là “chính danh” tức là sự vật phải tương xứng
với tên gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của mình.
Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, do vậy việc Nho giáo xâm nhập vào Việt
Nam là một điều hiển nhiên. Nhưng Nho giáo khi đến mảnh đất phương Nam này thì lại kết hợp
với những văn hóa vốn có ở đây và hình thành nên sự khác biệt. Hán Nho đã được các quan lại
Trung Hoa ra sức truyền bá từ đầu Công nguyên. Tuy nhiên, vì đây là thứ văn hóa do kẻ xâm
lước áp đặt cho nên suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội
Việt Nam. Đến năm 1070, với sự kiện Lí Thánh Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, từ đây mới
có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức. Chính vì vậy mà Nho giáo ở Việt Nam chủ
yếu là Tống Nho. Dưới thời nhà Lê, Nho giáo thịnh suy theo bước thăng trầm của triều đình:
Thời Lê sơ thì Nho giáo thịnh, thời Lê mạt thì Nho giáo suy. Sau này nhà Nguyễn lên cầm
quyền, địa vị Nho giáo một lần nữa được khẳng định để rồi mất hẳn khi phải đối mặt với sự tấn
công của văn hóa phương Tây.
Nét độc đáo của văn hóa Việt Nam là khi tiếp thu cái ngoại lai, nó tiếp nhận từng yếu tố riêng
lẻ và Việt Nam hóa để rồi cấu tạo lại theo cách của mình. Muốn duy trì sự ổn định của một quốc
gia, nhà nước Nho giáo đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà cầm quyền bằng hai
biện pháp:
- Biện pháp kinh tế là “nhẹ lương nặng bổng” tức quan lại xưa sống không bằng lương mà
sống chủ yếu bằng bổng do dưới nộp lên và lộc do trên ban xuống.
- Biện pháp tinh thần: thể hiện qua 5 yếu tố
+ Thứ nhất đó là trọng đức kinh tài, nhà nước Nho giáo buộc quan lại không thể hành động
mà không tính đến dư luận.
+ Thứ hai là việc trọng tình người. Vì trọng tình vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa
phương Nam.
+ Thứ ba là tư tưởng trung quân. Nho giáo ở Việt Nam thì đề cao tinh thần yêu nước và tinh
thần dân tộc.
+ Thứ tư là trọng văn. Nho giáo ở Việt Nam, văn được coi trọng hơn võ. Tuy luôn phải đối
phó với chiến tranh, nhưng người Việt ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn.
+ Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn. Ở Việt Nam với văn hóa nông nghiệp đậm nét, với
tính cộng đồng và tính tự trị đã sinh ra truyền thống khinh rẻ nghề buôn.
Câu 5: Bằng những chất liệu dưới đây: nhà sàn, dệt thổ cầm, múa xòe, cơm lam, xôi ngũ sắc,
cá suối, thịt trâu, ruộng bậc thang,.. Anh chị hãy thiết kế 1 chương trình du lịch khám phá
Tây Bắc hùng vĩ cho khách trong 2 ngày 1 đêm?
TOUR DU LỊCH TÂY BẮC – MAI CHÂU & MỘC CHÂU – 2 NGÀY 1 ĐÊM
* Ngày 1:
- 5 giờ sáng: Khách tập trung tại 81 Bạch Đằng để điểm danh và cất đồ lên xe.
- 5 giờ 30 phút sáng: Xe bắt đầu di chuyển đến Mai Châu. Đoàn tự do dùng bữa sáng (chi phí tự
túc). Sau đó tiếp tục hành trình đi Hòa Bình.
- 10 giờ sáng: Xe dừng chân cho du khách thưởng thức Thung Nhuối, Thung Khe nơi được ví
như những ngọn đồi Bắc Âu xinh đẹp với những lớp đá màu trắng bằng bạc và sương mù mờ ảo.
Sau đó, tiếp tục hành trình đến thung lũng Mai Châu xinh đẹp sẽ được hiện ra dưới tầm mắt du
khách với màu vàng của lúa chín, thấp thoáng xa xa là những nếp nhà nằm nép mình trong dãy
núi phủ kín mây mù.
- 11 giờ trưa: Xe dừng tại bản Poom Cọng, đoàn sẽ di chuyển hành lý đến nhà sàn để nghỉ ngơi
và dùng bữa trưa tại đây. Du khách sẽ được thưởng thức đặc sản xôi ngũ sắc của vùng Tây Bắc.
Đây là tinh hoa ẩm thực của vùng núi Tây Bắc. Còn đối với đặc sản xôi ngũ sắc không chỉ ngon
mà rất đẹp và mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Theo quan niệm của người dân vùng Tây
Bắc, ý nghĩa xôi ngũ sắc ngoài việc thể hiện “ngũ hành” còn thể hiện khát vọng yêu thương.
- 12 giờ trưa: Quý khách trở lại nhà sàn và nghỉ ngơi. Nhà sàn chính là một trong những kiến trúc
đặc sắc của dân tộc nơi đây. Nó không chỉ có chức năng để dân cư sinh sống và bảo vệ con
người khỏi thú dữ, mà nhà sàn còn là nơi thực hành các phong tục, nghi lễ, nói đón tiếp khách và
tổ chức các sự kiện quan trọng của làng. Nhà sàn Tây Bắc được làm từ những vật liệu tự nhiên,
thô sơ trong rừng sâu và trở thành những kiểu nhà ở phổ biến của dân tộc miền Tây Bắc.
- 2 giờ chiều: Xe xuất phát đi cao nguyên Mộc châu, nơi vùng núi cao với miền khí hậu mát mẻ,
trong lành. Bên cạnh đó chính là những thửa ruộng bậc thang mênh mông từ triền núi này sang
triền núi khác, quanh co những ngọn đồi tạo nên một kiệt tác thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng. Nó
đã tồn tại đây hàng trăm năm do thiên nhiên và con người kiến tạo nên.
- 3 giờ 30 phút chiều: Đoàn tham quan Thác Dải Yếm. Thác ngày đêm đổ xuống trắng xóa, ầm
ào, mang lại cho du khách cảm giác sảng khoái khi được hòa mình vào những ngọn gió mang
hơi nước mát lành.
- 5 giờ chiều: Đoàn tập trung lại xe để di chuyển về nhà sàn nghỉ ngơi chuẩn bị cho các hoạt
động buổi tối.
- 7 giờ 30 tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng với đặc sẳn thịt trâu Sơn La ngon nổi tiếng. Theo
như lời kể của các cụ cao niên, món thịt gác bếp đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào miền
núi Tây Bắc từ thời xa xưa. Khi chưa có điện và tủ lạnh, bà con dân tộc nơi đây dùng bếp lửa
hong khô thịt như một cách để dự trữ và bảo quản thức ăn.
- 9 giờ tối: Sau bữa ăn, quý khách có thể tham gia chương trình giao lưu hoạt động văn hóa cộng
đồng của các dân tộc nơi đây. Nổi bật nhất đó chính du khách sẽ được thưởng thức các điệu múa
xòe của những cô gái người Thái. Người Thái quan niệm "Không Xòe không tốt lúa, không xòe
thóc cạn bồ". Múa Xòe là biểu tượng tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần
cù đến tình yêu đôi lứa. Bởi vậy, mỗi dịp lễ, Tết hay trong ngày vui của dòng họ, gia đình, của
bản làng, nhất là khi nhà đón khách quý…, vòng Xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân
gian để đón mừng. Đây là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công
nhận.
- 10 giờ 30 phút tối: Kết thúc các hoạt động ngày một, quý khách trở lại nhà sàn để nghỉ ngơi cho
ngày kế tiếp.
* Ngày 2:
- 7 giờ 30 phút sáng: Cả đoàn cùng thưởng thức những ống cơm lam nóng hổi vừa được nấu bởi
người bản địa nơi đây. Cơm lam nghĩa là cơm nướng trong ống, đây là món ăn linh thiêng bởi
theo tín ngưỡng ở vùng cao, nó gắn liền với ý nghĩa “vòng đời”. Người phụ nữa sau khi sinh chỉ
được ăn cơm lam để trừ độc, và chỉ được ăn những ống cơm lam được chế biến cẩn thận, được
treo cùng nhau thai của đứa trẻ ở bìa rừng để báo cho thần linh biết rằng con mình đã ra đời
mong được che chở, phù hộ.
- 8 giờ sáng: Đoàn sẽ di chuyển lên xe để tham quan Rừng thông Bản Áng được ví như Đà Lạt
của miền Bắc. Đến với Bản Áng, du khách được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên trọn
vẹn một màu xanh: xanh của núi rừng, xanh của đồng ruộng, xanh của nền trời.
- 9 giờ 30 phút sáng: Du khách sẽ tự do tham gia hoạt động dệt thổ cầm của dân tộc miền núi
Tây Bắc. Mỗi du khách sẽ được trải nghiệm một quá trình làm như thể nào để tạo ra được một
món đồ thổ cầm hoản chỉnh. Bên cạnh đó, có những của hàng đồ lưu niệm cho du khách tham
quan và mua về làm kỉ niệm hoặc tặng cho những người thân.
- 11 giờ trưa: Du khách tập trung tại xe để di chuyển ra nhà hàng dùng bữa trưa. Tại đây, du
khách sẽ được thưởng thức đặc sản Mộc Châu với Cá Suối chiên,.. Cá suối ở vùng Tây Bắc có
hình dáng nhỏ, tựa như cá bống nhưng tròn hơn.
- 1 giờ chiều: Đoàn lên xe về Hà Nội. Trên đường về đoàn dừng chân mua đặc sản sữa Mộc
Châu về làm quà cho người thâ.
- 7 giờ tối: Về đến Hà Nội, hướng dẫn viên chia tay Quý khách.

Câu 6: Bằng những chất liệu: nhà dài, nhà rông, cơm lam, gà sa lửa, lợn nướng, dệt thổ cẩm,
cồng chiêng, vườn café,… Anh/chị hãy thiết kế 1 chương trình tour du lịch khám phá Tây
Nguyên xanh trong 2 ngày 1 đêm?
TOUR DU LỊCH TÂY NGUYÊN XANH – BUÔN MA THUẬT – 2 NGÀY 1 ĐÊM
* Ngày 1:
- 8 giờ sáng: Hướng dẫn viên đón đoàn tại sân bay Buôn Ma Thuật. Sau đó di chuyển về “nhà
dài” để cất gọn hành lý. Nhà dài là một trong những kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên. Nơi đây không chir là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng
tộc của người Ê-đê.
- 9 giờ sáng: Đoàn khởi hành tham quan Chùa Sắc Tứ Khải Đoan - ngôi chùa được phong danh
hiệu Sắc tứ cuối cùng của Triều Nguyễn. Chùa do Nam Phương Hoàng hậu trực tiếp trong coi
lúc thi công. Khải Đoan là tên ghép của Vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, mẹ của
Vua Bảo Đại.
- 10 giờ sáng: Đoàn di chuyển tham quan thác Draynur – một trong những ngọn thác lớn nhất
của Tây Nguyên, nơi bắt nguồn của những câu chuyện huyền thoại về tình yêu giữa núi rừng Tây
nguyên huyền bí.
- 11 giờ trưa: Đoàn khởi hành đi Khu du lịch Bản Đôn, du khách dùng bữa trưa tại đây với đặc
sản của đồng bào Tây Nguyên là. Gà nguyên con được tẩm ướp đủ loại gia vị buộc chặt vào
thanh tre nướng “sa lửa” cho đến khi chín, là món ăn khiến nhiều du khách yêu thích mỗi khi đến
Tây Nguyên.
- 12 giờ 30 phút trưa: Đoàn di chuyển về nhà dài để nghỉ ngơi.
- 2 giờ 30 phút chiều: Xe đưa khách tham quan:
+ Hệ thống Cầu treo bắc qua dòng sông Serepok
+ Nhà rông – kiến trúc đặc sắc của đồng bào miền núi Tây Nguyên. Nhà Rông được dựng ở
trung tâm của ngôi làng và là nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhà có thể cao tới 30 m, nhưng thường ở
khoảng 15-20 m. Nhà Rông càng cao càng chứng tỏ làng giàu có, thịnh vượng.
+ Nhà sàn Cổ của Ông Amakong, vị tù trưởng - Vua săn voi đào hoa nhất của Núi rừng Tây
nguyên, tìm hiểu kiến trúc Mộ vua voi và nghe kể về truyền thuyết săn bắt và thuần dưỡng voi
rừng. Tự do Cưỡi voi lội sông Serepok ( chi phí tự túc)
- 6 giờ tối: Đoàn trở về “nhà dài” để thưởng thức bữa tối với đặc sản là lợn nướng ống tre cùng
cơm lam nướng ống tre. Trước đây do đòi hỏi của việc làm nương rẫy cùng với tập quán sống du
canh du cư, nhiều đồng bào ở Tây Nguyên đã tận dụng những ống tre, ống nữa có sẵn để đem
theo nấu ăn.
+ Lợn nướng ống tre: thịt lợn được thái lát mỏng, vừa ăn rồi trộn cùng các loại gia vị, tẩm ướp
sau đó mới đưa vào ống tre.
+ Cơm lam nướng ống tre: những hạt gạo nếp được lựa chọn kĩ càng, hạt vừa phải, thuôn dài,
trắng và thơm. Sau đó gạo được ngâm trong nước lấy từ con suối đầu nguồn vài tiếng hoặc một
đêm mới được đưa vào trong ống tre.
- 9 giờ tối: Du khách sẽ được thưởng thức văn hóa Cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên. Đât
chính là một trong những kiệt tác văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào năm
2005. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm
linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh
hoạt hàng ngày của họ. Thường được dân tộc nơi đây đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng.
* Ngày 2:
- 8 giờ sáng: Du khách thu dọn hành lý và ăn sáng tự túc
- 9 giờ sáng: Hướng dẫn viên đón đoàn di chuyển tham quan và thưởng thức café tại Làng café
Trung Nguyên nơi du khách có thể ngồi thưởng thức các loại hương vị Café nỗi tiếng trên Tây
nguyên trong 3 ngôi nhà cổ từ 180 - 200 tuổi. Bên cạnh đó có cả Bảo tàng Café – Nơi duy nhất
trưng bày các công cụ chế tác Café trên thế giới. Và mua sắm các sản phẩm Cafe nổi tiếng của
Tập đoàn Trung nguyên.
- 10 giờ sáng: Quý khách sẽ được khám phá khu vực Hồ Lắk với các hoạt động như chèo thuyền
độc mộc, cưỡi voi lội nước,…
- 11 giờ trưa: Du khách đi đến nhà hàng để thưởng thức bữa trưa với các món đặc sản như chả cá
thác lác Hồ Lắk, Canh cá lăng mang chua,…
- 2 giờ chiều: Đoàn khởi hành về lại Tp Buôn Ma Thuột. Quý khách ghé tham quan và mua sắm
các sản vật địa phương như : café, cacao, hạt Mắc ca, Tiêu, Mật ong, Chuối hột…
- 4 giờ chiều: Xe trả quý khách tại điểm đón ban đầu, kết thúc chương trình hẹn gặp lại du khách
vào hành trình tiếp theo.

You might also like