You are on page 1of 40

Nhóm 6

VÙNG NAM BỘ
Trong các vùng văn hóa ở Việt Nam, vùng văn hóa Nam Bộ
là vùng có sắc thái đặc thù khó lẫn, vừa rất riêng, mà vẫn giữ
được tính thống nhất của văn hóa Việt Nam
Nội dung chính:
-Đặc điểm tự nhiên
-Đặc điểm xã hội
-Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
I.Đặc điểm tự nhiên
1.Vị trí địa lý:
-Nam Bộ là vùng đất nằm cuối đất nước về phía Nam, nằm trong
khu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long
-Về phạm vi, vùng văn hoá này bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành:
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng
Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc
Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. ̣
-Nam Bộ có 2 tiểu vùng:
+Tiểu vùng Đông Nam Bộ
+Tiểu vùng Tây Nam Bộ
Bản đồ vùng Nam Bộ
I.Đặc điểm tự nhiên
2.Khí hậu:
- Nam Bộ là vùng tương đối điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh.
-Khí hậu Nam Bộ có 2 mùa:
+Mùa mưa: từ tháng 5 -> tháng 11
+Mùa khô: từ tháng 12 -> tháng 4
-Nam Bộ có khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, kênh rạch chằng
chịt, lượng phù sa ở các sông rất lớn tạo nên một vùng đất phì
nhiêu màu mỡ nhất nước ta
Nam Bộ mùa mưa Nam Bộ mùa khô
II.Đặc điểm xã hội
1.Tiến trình lịch sử:
-Nam Bộ là một vùng văn hóa trẻ
-Sau sự biến mất của nền văn hóa Óc eo (Vương quốc Phù Nam, chủ nhân
của nền văn hóa Óc eo) cuối thế kỉ VI thì Nam Bộ trở thành một vùng
hoang vu hiểm trở.
-Vào khoảng thế kỉ XIII người Khmer mới từ Campuchia đến cư trú rải rác
thành những nhóm nhỏ tại Thủy Chân Lạp (Tên gọi của vùng Nam Bộ xưa)
Khu di tích Óc Eo - Ba Thê
(tỉnh An Giang)
Văn hóa Khơme Nam Bộ
II.Đặc điểm xã hội
1.Tiến trình lịch sử:
-Thế kỉ thứ XVI - XVII cư dân Việt từ Đàng Trong (Sau đó từ
miền Bắc, miền Trung) vào lập nghiệp ngày càng đông
+1968: Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào lập phủ Gia
Định
+1757: Nam Bộ hình thành chính thức từ Bình Phước
-> mũi Cà Mau. Xác lập chủ quyền của Việt Nam
II.Đặc điểm xã hội:
2.Dân tộc:
-Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người thiểu số là cư
dân bản địa: Stiêng, Chrau, Mạ, hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Mường,
Thổ,….
-Nam Bộ là một vùng đất đa tộc người. Chủ thể văn hoá chính của vùng vẫn là
người Việt, dân số lên đến hơn 26 triệu người, chiếm 90,9% dân số của vùng.
Riêng ở tiểu vùng Tây Nam Bộ, chủ thể văn hoá chính bên cạnh người Việt
còn có người Khmer và người Hoa.
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Văn hóa vật chất:
1.1.Văn hóa cư trú:
- Vùng đất Nam bộ là vùng đất trũng có hơn phân nửa diện tích ven biển là
vùng đất nước lợ, điều kiện môi trường rất thích hợp cho các lọai cây sú, vẹt,
đước, bần, tràm, dừa nước…sinh sống. Người dân ở đây đã tận dụng các sản
vật tự nhiên này làm vật liệu xây dựng cho ngôi nhà của mình.
Nhà cổ mang kiến trúc Kiểu nhà bát dần
Nam Bộ xưa của giới trung lưu
Nam Bộ xưa
Nhà sàn chống lũ Nhà nổi trên sông nước
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Văn hóa vật chất:
1.2.Văn hóa ẩm thực:
-Do nguồn thuỷ sản dồi dào, thành phần thuỷ sản như cá, tôm, cua, rùa, rắn,
nghêu, sò, ốc, hến, lươn... giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của
người Nam Bộ.
-Khẩu vị của người Nam Bộ: Ẩm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa
ăn uống miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer. Các
món ăn từ những vùng miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến
tấu khá nhiều.
Bánh canh ghẹ Bánh tráng Trảng Bàng
(Vũng Tàu) (Tây Ninh)
Nước mắm Phú Quốc Bánh Pía Sóc Trăng
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Văn hóa vật chất:
1.3.Văn hóa trang phục:
- Do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt ở Nam Bộ,
cả nam và nữ, rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+Chiếc áo bà ba gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội
đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu giăng lưới, và có túi để có thể đựng
một vài vật dụng cần thiết.
+Chiếc khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hôi, và có thể dùng
quấn ngang người để thay quần.
Áo bà ba và chiếc khăn rằn
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Giá trị vật chất:
1.4.Văn hóa kiến trúc, điêu khắc:
a. Kiến trúc đình chùa:
- Gỗ dùng trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ do dân làng tận dụng gỗ tại chỗ
trong quá trình khai hoang, giá thành không đáng kể.
- Vì có ít bão nên bộ khung sườn gỗ dùng trong kiến trúc đình chùa ở đây
thanh mảnh hơn so với Bắc Bộ
Chùa Dơi Chùa Xiêm Cán
(Sóc Trăng) (Bạc Liêu)
Chùa Vĩnh Tràng Chùa Phật Lớn Núi Cấm
(Tiền Giang) (An Giang)
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Văn hóa vật chất:
1.4.Văn hóa kiến trúc, điêu khắc
b. Nghệ thuật điêu khắc
- Chất liệu sa thạch mịn, gỗ bằng lăng, đá, kim loại,...
Nghệ thuật điêu khắc trong
các ngôi chùa Khơme
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Giá trị vật chất:
1.5.Văn hóa đi lại:
- Để đi lại, vận chuyển, các tộc người cư trú nơi đây đều phải lựa chọn những
phương tiện phù hợp với các địa hình đặc trưng của không gian Nam Bộ.
+Ở trên đất liền thì các cư dân Nam Bộ dùng xe bò, xe ngựa, xe đạp, xe thồ,
xe tải...
+Ở vùng sông nước thì dùng xuồng, ghe, tắc ráng, vỏ lãi, tàu, bè, bắc (phà),
cộ...
Xuồng Tắc Ráng Phà cỡ nhỏ
(Vỏ lãi)
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
1.Văn hóa vật chất:
1.4.Làng nghề truyền thống:
- Bên cạnh nghề dệt vải, nhuộm vải truyền thống,
nghề dệt chiếu thì nghề gốm cũng là một nghề rất
phát triển ở Nam Bộ, Có rất nhiều những làng gốm
nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, được làm rất
khéo léo và tỉ mỉ như làng Bàu Trúc…
Những sản phẩm gốm của làng Bầu Trúc
(Ninh Thuận)
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
2.Giá trị tinh thần:
2.1.Tôn giáo - tín ngưỡng:
- Nam Bộ là vùng đất đa tộc người, là nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo
sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi sinh thành tín ngưỡng tôn
giáo mới. Vì vậy, đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam
Thánh đường Cù Lao
Chùa Som Rong
Giêng
(Sóc Trăng)
(An Giang)
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng
2.Giá trị tinh thần:
2.2.Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống
- Gồm 4 loại lễ hội chính:
+Lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo
+Lễ hội nông nghiệp
+Lễ hội ngư nghiệp
+Lễ hội văn hoá - lịch sử
- Có các tục như: Tục thờ cúng ông Đia, tục thờ Thông Thiên, tục làm đám giỗ
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc
(Cà Mau)
Tục thờ Thông Thiên Tục thờ cúng ông Địa
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng:
2.Giá trị tinh thần:
2.3.Hủ tục:
- Trước hết, có thể kể đến các quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Thực tế còn
nhiều gia đình phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Dân gian có câu “con gái là
con người ta”…
- Hủ tục nguy hiểm nhất trong đời sống cộng đồng có lẽ là tuc chữa bệnh bằng
bùa chú: Thầy cúng, thầy pháp, thầy bói còn xuất hiện nhiều trong sinh hoạt
tâm linh của cộng đồng cư dân nông thôn qua các tập tục, nghi lễ như: Thầy
pháp làm lễ tống ôn, tống gió, luyện cô hồn…
Lễ hội Tống ôn - tống gió
III.Giá trị đặc trưng văn hóa vùng:
2.Giá trị tinh thần:
2.4.Văn học - nghệ thuật
-Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú
-Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học dân gian đặc sắc
khác là nói vè, nói tuồng, nói thơ như: Vè Trịnh Hâm, vè thầy Thông
Chánh…
-Hội họa: một số tác phẩm như: “Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung-
Nam- Bắc” – Diệp Minh Châu; “ba cậu bé” của hoạ sĩ Lê Văn Đệ
Hát vọng cổ Hát Đờn ca tài tử
Kết luận:
Văn hóa Nam Bộ là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa trong tiềm thức,
trong dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát
triển trong điều kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời
gian. nền văn hóa này, vừa có nét giống, lại vừa có nét khác với nên văn
hóa ở vùng đất cội nguồn, của cùng một tộc người.
CẢM ƠN MỌI
NGƯỜI ĐÃ
LẮNG NGHE!

You might also like