You are on page 1of 8

LỜI MỞ ĐẦU

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát
triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó vẫn luôn được giữ vững và trau
dồi bởi năm mươi tư dân tộc anh em với lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết nhất trí.

Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam
thì tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng
vùng văn hóa. Và trong bài thuyết trình này, nhóm em xin được trình bày về một vùng
văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của Việt Nam với nhiều bản sắc riêng,
đầy độc đáo: Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ


Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống và sản xuất của người dân
trồng lúa nước, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt, gìn giữ và phát huy các giá trị
văn hóa. Văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành và phát triển trong suốt chiều
dài lịch sử của dân tộc với nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị,
tính dung hợp trong tư duy. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có vai trò to lớn đối
với việc hun đúc nên tâm hồn Việt, các giá trị đạo đức, nhân văn. Vùng đồng bằng Bắc
Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt,
đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội…
Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là
vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả khi trên đường đi tới xây
dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
1. Không gian văn hóa
Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, các điều kiện tự nhiên và xã hội có
tác động trực tiếp và sâu sắc. Các điều kiện này khác nhau ở các vùng tạo ra sự phát triển
văn hoá giữa các vùng có nhiều điểm không tương đồng và tạo nên một khái niệm đặc
trưng cần nghiên cứu: vùng văn hoá - không gian văn hoá.
Không gian văn hóa là gì?
Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ bao gồm:
- Vùng đồng bằng các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.
- Vùng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình thuộc địa phận các tỉnh Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình.
- Vùng châu thổ sông Mã, sông Cả thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh.
Nơi đây có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu, canh tác nông nghiệp từ
đó hình thành nên một sắc thái văn hóa độc đáo và đặc sắc.
2. Thời gian văn hóa
Đây là vùng đất văn hóa – lịch sử lâu đời nhất trong cả nước, là vùng đất gốc, cái nôi
hình thành quốc gia – dân tộc, là trung tâm của các nền văn hóa và văn minh lớn trải suốt
chiều dài cùa tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam
Do vị thế địa – văn hóa, địa – chính trị, đây cũng là đầu mối giao lưu văn hóa nước ngoài
(Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp). Qua nhiều thế kỷ đương đầu với mưu đồ đồng hóa của kẻ
thù, vùng văn hóa Bắc Bộ luôn tiếp thu ảnh hưởng của bên ngoài để từ đó tái tạo nên các
giá trị và bản sắc văn hóa riêng.
3. Chủ thể văn hóa
Chủ nhân nền văn hóa tiền Đông Sơn là người Việt Cổ (Lạc Việt) và sau đó là nền văn
hóa Đông Sơn rực rỡ.
Hiện nay là người Kinh, được tách ra từ nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Trong giai đoạn
thời kỳ Bắc thuộc chứng ta lo sợ nền văn hóa mai một do hơn một nghìn năm đã diễn ra
quá trình tiếp biến văn hóa giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Trung Hoa nhưng dân tộc
ta đã khẳng định mình trở thành chủ nhân của nền văn hóa Đại Việt thời phong kiến tự
chủ ở giai đoạn sau.
4. Đặc trưng văn hóa
Như chúng ta cũng biết, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt sinh ra các nền văn
hóa, phát triển tiếp nối lẫn nhau. Từ trung tâm này lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ.
Sự lan truyền ấy chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sự sáng tạo của người dân Việt trong văn
hóa nhưng lại giữ cho mình một nét riêng của vùng này.
4.1. Lịch sử phát triển
Tiến trình văn hóa được kéo dài từ thời đại Hùng Vương nối tiếp dòng chảy văn hóa
Đông Sơn đến văn hóa Đại Việt đến nay là văn hóa Việt Nam. Bắc Trung Bộ sau bao
nhiêu thời kỳ vẫn giữ trọn vẹn vai trò trung tâm văn hóa quan trọng nhất, góp phần làm
nên những thành tựu tiêu biểu đại diện cho văn hóa truyền thống Việt Nam.
4.2. Văn hóa sản xuất vật chất
Trải quan hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một
diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê, lấn biển, “thau
chua rửa mặn” để cải tạo đất, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Biết bao cây số đê
cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói
cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chinh phục
thiên nhiên của người Việt.
Cư dân văn hóa Bắc Bộ làm:
- nông nghiệp thuần túy, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mặc dù có biển và rừng
bao quanh, nhưng lối sống và phương thức sản xuất của cư dân Bắc Bộ là “xa rừng nhạt
biển”.
- Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển, cư dân ven biển chỉ đánh bắt cá nhỏ lẻ và
làm muối.
- Các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng có truyền thống lâu đời và
rất phát triển:
+ Nghề gốm đã có lịch sử phát triển từ thời văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn đến các
giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Đến thời phong kiến Đại Việt, nghề gốm
đã rất phát triển. Các làng nghề gốm có tiếng đến tận ngày nay như Bát Tràng, Thổ Hà,
Phù Lãng, Chu Đậu..
+ Nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải lụa, thêu thùa nhiều làng đã làm ra các sản
phẩm nổi tiếng, như the La Cả, La Khê; đũi, lụa làng Đại Mỗ; gấm Vạn Phúc, lĩnh Tây
Hồ, lượt làng Bùng...n
+ Nghề luyện kim nổi tiếng, đặc biệt là nghề đúc đồng. Những di vật thời văn
minh Đông Sơn còn lại tới ngày nay (trống đồng, mũi tên, lưỡi cuốc, cày...) đã chứng tỏ
người Việt cổ đã sớm đạt tới trình độ cao trong nghề luyện kim so với các trung tâm văn
minh khác. Ngoài công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn sản xuất ra các sản phẩm
phục vụ cho việc thờ cúng trong tôn giáo, tín ngưỡng (các chuông đồng ở các đình, chùa,
tượng Phật và Thần, Thánh...).
4.2.1. Văn hóa ẩm thực
Như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá, thành phần
cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới
hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn
chiếm ưu thế.
Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như
Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người dân có chú ý
tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia
vị có tính chất cay, chua, đắng được ít dùng ở Bắc Bộ.
Từ gạo, nếp và các sản phẩm nông nghiệp, cư dân Bắc Bộ còn chế biến ra rất nhiều món
ăn đặc sản nổi tiếng. Bánh gì?
Người Việt Bắc Bộ đặc biệt coi trọng các nghi thức ứng trong ăn uống: tính mực thước,
tính tôn ti thứ bậc.
4.2.2. Văn hóa trang phục
Cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên
châu thổ Bắc Bộ.
Thời phong kiến, trang phục của
- Phụ nữ Bắc Bộ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa
lý.
- Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá toạ, áo cánh màu nông sồng.
- Bộ lễ phục của phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân, kế đến là chiếc áo
màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy
bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo, đầu đội nón trông rất duyên
dáng và kín đáo.
- Lễ phục của đàn ông là chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen.
4.2.3. Văn hóa ở
- Cư dân Bắc Bộ với tâm lý “an cư lạc nghiệp” nên rất coi trọng ngôi nhà. Vì phải đối
phó với mưa bão thường xuyên nên nhà ở thường được xây dựng bền chắc, to đẹp chứ
không đơn sơ, tạm bợ như ngôi nhà ở đồng bằng Nam Bộ.
Khuôn viên quanh nhà thường có vườn cây, ao cá thể hiện sự giao hòa với thiên nhiên,
đồng thời cũng để đảm bảo cho cuộc sống tự túc tự cấp.
Trong thời kì phát triển nền kinh tế hàng hoá, khi chọn đất, người ta thường chọn những
nơi gần đường giao thông, thuận lợ icho đi lại, làm ăn, buôn bán.
4.2.4. Làng nghề
Khi nói về nét đẹp văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ, người ta không thể không nhắc đến
những làng nghề thủ công đã có lịch sử phát triển cách đây hàng trăm năm.
Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Piere Gourou đã đếm được 108 nghề thủ công ở 7000
làng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, tập trung nhiều nhất ở Nam Định, Hà Tây, Thái
Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội. Đặc biệt, Thăng
Long - Hà Nội là nơi “đất lành chim đậu”, hội tụ tài hoa,thu hút những thợ cả, thợ giỏi từ
mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp. Làng giấy phía Nam Hồ Tây, đã rất nổi tiếng trong câu
ca dao:
“Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”,
Muôn bàn tay khéo léo tài hoa đã hội tụ lại trên mảnh đất châu thổ trù phú này, đã vun
đắp làm đẹp cho đời, làm phong phú cuộc sống, giàu có tâm hồn, nối tiếp truyền thống
của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt
Nam.
4.3. Đặc trưng văn hóa tinh thần
Văn hóa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là nền văn hóa lâu đời và mang những đặc
trưng bản sắc tiêu biểu nhất cho văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều này được thể
hiện rõ nhất ở lĩnh vực văn hóa tinh thần.
4.3.1. Văn hóa dân gian
Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân gian Bắc Bộ à một
trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng, đúng như GS Trần Quốc
Vượng đã nhận xét: “Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với
nhiều khoáng sản quý hiếm”. Ca dao, dân ca xứ Bắc không những ngọt ngào, đằm thắm
mà còn thấm thía ân tình. Xứ Bắc có một kho tàng đồ sộ những tích truyện, truyện cổ dân
gian, truyền thuyết, truyện cười... với những hình ảnh ông bụt, cô Tấm, những chàng Sơn
tinh, Thuỷ Tinh... đã đi vào tâm khảm người Việt hàng thế kỷ qua.
Vùng Bắc Bộ cũng là quê hương của các thể loại dân ca như quan hát chèo, ca trù, hát
xoan, hát văn, hát ghẹo...; các hình thức sân khấu truyền thống như chèo, tuồng, rối
nước... với nghệ thuật diễn xướng dân gian rất đặc sắc, thể hiện sắc thái văn hóa vùng
đậm nét.
- Hát chèo: Chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp
nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát,múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng
độc đáo. 
- Múa rối nước: Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc của riêng đồng
bằng Bắc Bộ.
4.3.2. Văn hóa tín ngưỡng
Trong cuốn “Hán - Việt từ điển”, Giáo sư Đào Duy Anh đã viết: Tín ngưỡng là “lòng
ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Có thể nói tín ngưỡng là
một nhân tố văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thầncủa người dân Việt. Nếu
nhìn trên lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, “tín ngưỡng” đã lắng đọng ở đây những
nét văn hoá như các tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ
các ông tổ nghề... đều có mặt rất phổ biến trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Tín
ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức dân gian và được biểu hiện trong các lễ hội như một
loại sinh hoạt văn hóa có tính tổng hợp.
- Tín ngưỡng phồn thực: khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo
vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng như một số bức
tranh Đông Hồ (Hứng Dừa, Đánh ghen).
4.3.3. Văn hóa lễ hội
Các lễ hội và trò chơi dân gian vô cùng phong phú, có thể kể đến hàng trăm lễ hội khác
nhau (gồm lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp, lễ hội tôn giáo tâm linh, lễ hội văn hóa lịch sử,
lễ hội văn hóa nghệ thuật). Sinh hoạt lễ hội là những dịp để phô diễn những sinh hoạt văn
hóa cộng đồng, từ múa, hát giao duyên, hát thờ, hát cửa đình, sân khấu chèo, tuồng, đến
các cuộc thi tài, các trò đấu võ, đấu vật, bơi thuyền, kéo co, chọi trâu, chọi gà, đấu cờ,
ném còn, đánh phết, thổi cơm thi... Tất cả đều góp phần rèn luyện, hun đúc nên tài năng,
sức khỏe, sự nhanh nhẹn, thông minh và khéo léo cho con người. Lễ hội cũng là môi
trường để con người nhập thân và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, để thắt chặt thêm
quan hệ cộng đồng.
Ta có thể thấy nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng(Phú
Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim. (Bắc Ninh)... 
4.4. Văn hóa bác học
Nói tới xứ Bắc, người ta nghĩ ngay tới vùng đất văn hiến khoa bảng với truyền thống hiếu
học và tôn sư trọng đạo. Bởi vậy, xứ Bắc là nơi sản sinh ra các bậc danh nho, hiền tài lỗi
lạc, từng đạt tới đỉnh cao trí tuệ một thời và có nhiều đóng góp to lớn cho dân tộc. GS
Đinh Gia Khánh từng nhận xét: “Trong thời kỳ Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng
đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác.
Trong lịch sử 850 năm (1065 - 1915) cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng
đông bằng miền Bắc”. Sang thời hiện đại, thủ đô Hà Nội cũng là trung tâm đào tạo và
nghiên cứu khoa học của cả nước (80% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học;
là nơi tập trung 57% tổng số trí thức của cả nước).
Mặt khác, nói tới văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hoá có một bề
dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hoá. Các di tích
khảo cổ, các di sản văn hoá hữu thế tồn tại ở khắp các địa phương. Đền Hùng (LâmThao,
Phú Thọ). Đền Gióng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), chùa Một Cột. Cụm di tích cố đô Hoa
Lư (Ninh Bình) là kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt, do Đinh Tiên Hoàng xây dựng
năm 968. Nhiều di tích khảo cổ mang đậm dấu ấn của các nền văn minh Văn Long - Âu
Lạc và văn minh Đại Việt.
4.5. Văn hóa tổ chức xã hội:
- Cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng châu thổ Bắc Bộ sống quần tụ thành làng (từ
thời Đông Sơn) với tính cố kết cộng đồng chặt chẽ và tính tự trị cao. Ở miền Trung và
Nam Bộ, tuy gốc gác cũng là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với môi trường
sống mới, hình thức, cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội đã thay đổi nhiều nên tổ chức làng
xã không còn điển hình như ở Bắc Bộ.
- Do tính cộng đồng và tính tự trị làng xã, các sinh hoạt : đồng của cư dân Bắc Bộ chỉ co
cụm trong không gian văn công hóa làng như: đình làng, chùa làng, gốc đa, bến nước; từ
đó đã tạo nên tình cảm gắn bó sâu nặng với làng xóm, quê hương, với đất đai, mồ mả tổ
tiên.
- Sự chi phối của các điều kiện tự nhiên và xã hội cũng đã hình thành nên tính cách của
người Bắc Bộ: cần cù, chịu khó, tiết kiệm, bảo thủ, hướng nội, coi trọng nề nếp gia phong
và tôn ti thứ bậc trong gia đình cũng như ngoài làng
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của dân tộc, là cái nôi hình
thành văn hóa, văn minh của người Việt xuyên suốt tiến trình lịch sử, và hiện tại, đây
cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả khi trên đường đi tới
xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc,vùng văn hóa này có những
tiềm năng nhất định sẽ phát triển trong tương lai.

You might also like