You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên: CB- ThS. Nguyễn Hoài Đông


Lớp: HC45B
Nhóm thực hiện: LEVI
Thành viên:
ST Họ & tên sinh viên MSSV
T
1 Nguyễn Trần Xuân Quyên 2053801014225
2 Nguyễn Thị Anh Thư 2053801014258
3 Phan Khả Vy 2053801014316
4 Nguyễn Thị Như Ý 2053801014321
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy
định bản chất của sản xuất hàng hóa. Vì vậy hôm nay nhóm em chọn chủ đề: “Quy luật giá
trị trong nền kinh tế thị trường” để nghiên cứu về vai trò, tác động của nó tới nền kinh tế thị
trường từ đó khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế và phát triển đất nước cụ thể hơn
là ở Việt Nam.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ
VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Quy luật giá trị là gì? Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của quan hệ sản
xuất hàng hóa. Như Mác đã nói “ ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có
quy luật giá trị” 1
2. Kinh tế thị trường là gì? là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán
tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường
3. Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
Thứ nhất, điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết trong sản xuất: thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết
được tình hình cung cầu về hàng hóa từ đó đưa ra những phương án sản xuất hợp lý, có ba
trường hợp sau đây về việc điều tiết trong sản xuất:
+ Nếu giá cả = giá trị thì việc sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội, hàng hóa này nên
được tiếp tục sản xuất.
+ Nếu giá cả > giá trị thì sản xuất cần mở rộng để cung ứng hàng hóa đó nhiều hơn vì
nó đang khan hiếm trên thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ được chuyển vào
ngành này nhiều hơn ngành khác. Ví dụ: Tình hình dịch bệnh Covid, khẩu trang bị khan
hiếm nên giá cả tăng vọt. Điều này hấp dẫn các xí nghiệp may đổi phương thức từ sản xuất
quần áo sang khẩu trang y tế giúp đáp ứng được yêu cầu trong nước và xuất khẩu nước
ngoài => làm tăng lợi nhuận cho các nhà máy xí nghiệp may.
+ Nếu giá cả < giá trị thì cung về hàng hóa này đang thừa so với nhu cầu xã hội, cần
phải thu hẹp sản xuất, hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất, thu hẹp quy mô ngành. Ví dụ:
1
Tư bản quyển III STH 1978 Tr. 309

1
Tình hình dịch Covid diễn ra phức tạp, hoạt động vui chơi giải trí như: du lịch, nhà hàng,
khách sạn,... phải tạm ngưng hoạt động làm ảnh hưởng lớn đến chủ đầu tư buộc phải hạ
giá sản phẩm hoặc đóng cửa, chuyển đổi mô hình kinh doanh để được hiệu quả hơn.
- Điều tiết trong lưu thông hàng hóa: Khi giá cả thị trường biến động, quy luật giá trị
tác động đưa hàng hóa từ nơi có giá cả thấp sang hơn có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn
cầu sang hơn cung nhỏ hơn cầu từ đó góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng
cân bằng, phân phối lại thu nhập ở các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường. Ví
dụ: Vào hè, vải thiều ở Hải Dương rất nhiều, bán ở địa phương thì không được giá, nên
các tiểu thương hoặc nông dân thường vận chuyển vải sang các tỉnh thành khác để bán do
ở đó cung nhỏ hơn cầu, thậm chí xuất khẩu sang nước ngoài để bán được giá cao hơn.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng xuất lao
động.
Trong lưu thông, để bán được hàng hóa, người sản xuất phải luôn tăng chất lượng phục
vụ, quảng cáo,… làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả hơn, nhanh chóng, thuận tiện
với chi phí thấp. Ví dụ: Trong kinh doanh điện thoại, để hạ thấp giá trị cá biệt, hãng điện
thoại luôn đổi mới, cải tiến công nghệ, bán ra thị trường rẻ nhưng tính năng, chất lượng
cao, ngoài ra đổi mới kĩ thuật, công nghệ sản xuất, dịch vụ chăm sóc khách hàng của các
hãng điện thoại ngày càng chu đáo => hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Thứ ba, sự phân hóa giàu nghèo của người sản xuất.
Trong quá trình cạnh tranh, “… Những người khéo léo hơn, tháo vát hơn và có sức
lực hơn sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ sự biến động ấy, còn những người yếu ớt, vụng về thì
sẽ bị biến động đó đè bẹp. Một vài người trở nên giàu có, còn quần chúng trở nên nghèo
đói, đó là kết quả không tránh khỏi của quy luật cạnh tranh. Kết cục là những người sản
xuất bị phá sản mất hết tính chất độc lập về kinh tế của họ và trở thành công nhân làm
thuê trong công xưởng đã mở rộng của đối thủ tốt số của họ” 2
 Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải lạc hậu, lỗi thời, kích thích tiến bộ, giúp lực
lượng sản xuất phát triển; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá, bảo đảm sự bình đẳng với
người sản xuất, vừa có cả những tác động tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách
khách quan nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động
tích cực trên thị trường.
2
V.Lênin, Lênin toàn tập, cuốn Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường(1961), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội

2
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Việc vận dụng giá trị sau Đổi mới ở Việt Nam.
Những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này là:
Thứ nhất, là vốn- vấn đề đáng quan tâm hàng đầu nước ta hiện nay. Nhưng trên thực tế
gần đây nước ta luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏ
hơn tổng chi ngân sách.
Thứ hai, là cơ sở vật chất. Các khu công nghiệp ít, hệ thống máy móc, trang thiết bị lạc
hậu. Cơ sở vật chất không đủ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Hệ thống giao thông kém
phát triển, ảnh hưởng của thiên nhiên- môi trường làm cho hệ thống cơ sở vật chất bị sa
sút nghiêm trọng => gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế quốc dân.
Thứ ba, là con người. Trình độ văn hoá thấp, trình độ lao động thấp. Và những người
có tay nghề chiếm số ít trong lực lượng lao động của đất nước, thái độ lao động thiếu
nghiêm túc. Những người có trình độ dùng tài năng của mình để tham ô tài sản nhà nước.
Tất cả đã góp phần không nhỏ vào kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Thứ tư, là vấn đề kỹ thuật-công nghệ. Trình độ khoa học kỹ thuật-công nghệ còn yếu.
Nguyên nhân cơ bản do Nhà nước không có chính sách đầu tư hợp lý cho nghiên cứu triển
khai các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
Thứ năm, là cơ cấu kinh tế. Tuy nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị
trường nhưng cơ cấu kinh tế vẫn chưa chặt chẽ, hợp lý, còn nhiều kẽ hở lớn, cơ cấu ngành
nghề còn nhiều bất cập. Các vùng kinh tế chưa được phát triển đồng đều về => sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân bị kìm hãm.
Thứ sáu, là mức tăng dân số quá nhanh. Nên số lao động tăng mà việc làm thì ít do sự
phát triển của khoa học công nghệ => sự gia tăng của tệ nạn xã hội, an ninh không được
bảo đảm.
Cuối cùng, là thể chế chính trị và quản lý của Nhà nước- nhân tố quan trọng nhất quyết
định sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nước ta có thể chế chính trị ổn định, tiến bộ nhưng
khả năng định hướng phát triển kinh tế còn nhiều bất cập, lý do chính là sự điều tiết hướng
phát triển chưa phù hợp.
Việc nhận thức và vận dụng quy luật giá trị thể hiện trong việc hình thành giá cả.
Thông qua chính sách giá cả, Nhà nước vận dụng quy luật giá trị nhằm:

3
 Kích thích sản xuất phát triển: Đối với xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là xây dựng
một hệ thống giá bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh tế đi vào nề nếp và có căn cứ
vững chắc.
 Điều hoà lưu thông hàng tiêu dùng: Nhà nước có thể quy định giá cả cao hay thấp để
ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và
mức tăng của sản xuất về một số hàng tiêu dùng ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng
hoá của Nhà nước. Tuy nhiên đôi khi những chính sách này lại làm cho giá cả bất ổn,
tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài tràn vào nước ta do giá cả hợp lý hơn. 
 Phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá cả, việc quy
định hợp lý các tỷ giá, Nhà nước phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu năng cao đời sống của nhân dân lao động.
 Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử dụng các đòn
bẩy của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận… dựa trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
 Trong kinh tế thị trường có sự cần thiết khách quan phải kết hợp kế hoạch với thị
trường, lấy cái sau bổ sung cho cái trước. Từ đó phát huy tác dụng tích cực của quy luật
giá trị; tự giác vận dụng quy luật giá trị, quan hệ thị trường giúp xây dựng các mặt kinh
tế, kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu
đời sống và tăng thêm khối lượng tích luỹ. Nhờ nắm vững tác dụng chủ đạo của các quy
luật kinh tế, tự giác dùng các tác dụng tích cực và hạn chế các tác dụng tiêu cực của quy
luật giá trị. Nhà nước đã nâng dần trình độ công tác, kế hoạch hoá kinh tế. Trung ương
Đảng đã nhấn mạnh: Về cơ bản chúng ta đã nắm được nội dung, tích chất và tác dụng
của quy luật giá trị đối với các thành phần kinh tế khác nhau trong hai lĩnh vực sản
xuất và phân phối khác nhau về tự liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng và đã vận dụng nó
phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ;
công tác kế hoạch hoá giá cả cũng đã có tiến bộ, phạm vi ngày càng mở rộng, trình độ
nghiệp vụ cũng được nâng lên một bước.3

3
Lý luận quy luật giá trị của C.Mác và sự vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam-ThS. Trần Thị Hướng

4
4. Kết quả của việc vận dụng quy luật giá trị vào nước ta.
Sau 15 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế, chủ yếu nhờ các biện pháp giải phóng sức
lao động trong nước và mở cửa nền kinh tế, tận dụng nguồn lực bên ngoài, nước ta đã có
sự biến đổi rõ rệt:
- Từ năm 1991 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình là
7,6% hàng năm. Trong những năm 1991-1999: mức kỷ lục là 9,54%(1995);chỉ số giá tiêu
dùng giảm từ 67,5%(1991) xuống còn 0,1%(1999)
- Về cơ cấu GDP theo ngành đã chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu
vực nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ. Nhưng
tốc độ chuyển dịch còn chậm.
- Năng lực cạnh tranh dịch vụ của nước ta những năm gần đây nâng cao, song có
những sản phẩm dịch vụ cạnh tranh còn thấp. Nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh là
sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản chưa qua chế biến, tỷ lệ gia tăng còn thấp. Các mặt
hàng công nghiệp qua chế biến là mặt hàng có tỷ lệ lao động cao. Nhưng các mặt hàng này
chưa có thương hiệu, kiểu dáng riêng, cơ sở nguyên liệu, cơ sở công nghệ và kỹ thuật cần
thiết, giá thành còn cao. Hàng thủ công mỹ nghệ có khả năng cạnh tranh tương đối tốt
song chất lượng thiếu ổn định, năng lực hạn chế, chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn.
- Tổng số lao động, việc làm tăng, cơ cấu lao động có nhiều thay đổi.
- Xoá đói giảm nghèo đạt thành tích cao.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất, lưu thông hàng hóa. Việc
vận dụng quy luật này vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta đã giúp nền kinh tế phát triển theo kịp trình độ các nền kinh tế trên thế giới. Quá trình
phát triển này là quá trình lâu dài, đòi hỏi gắt gao áp dụng đúng các quy luật kinh tế, tuy sự
vận dụng đó của nước ta còn chưa được quán triệt, quẩn quanh, dập khuôn nhưng cũng đã
đạt được những tiến bộ nhất định. Nếu tiếp tục phát huy thì nước ta sẽ có một nền kinh tế
XHCN phát triển hùng cường trong tương lai gần.

You might also like