You are on page 1of 2

5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên (HĐTV).

 NHẬN ĐỊNH SAI


Vì các thành viên góp vốn có thể tham gia biểu quyết tại Hội đồng thành viên về các vấn đề
liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020
Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020
6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 
 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
Vì các chức danh như Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là những chức danh thực hiện
quyền quản lý và kiểm soát công ty phải do thành viên hợp danh đảm nhiệm. Pháp luật
có quy định trong quá trình hoạt động các thành viên hợp danh phải phân công nhau
đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát. Nên CTHD không được thuê Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 184, khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020
7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường
thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh. 
 NHẬN ĐỊNH SAI
Thành viên hợp danh chỉ cần hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi
thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh
cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh
doanh của công ty. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt
động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty. 
Cơ sở pháp lý: Điểm d khoản 2 điều 181, khoản 2 điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020
Ví dụ: A là thành viên hợp danh của công ty Luật hợp danh X. A nhân danh cá nhân thành
lập công ty TNHH một thành viên Y kinh doanh thực phẩm đóng hộp. trong trường hợp đó A
không phải hoàn lại số tiền kiếm được từ công ty Y.

I. TÌNH HUỐNG
1. TÌNH HUỐNG 1
Công ty hợp danh Phúc Hưng Thịnh (có vốn điều lệ là 100.000.000 đồng) gồm ba thành viên hợp
danh là (Phúc góp 40% vốn điều lệ), Hưng (góp 30%), và Thịnh (góp 10%); và hai thành viên góp
vốn là An (góp 10% vốn điều lệ) và Nhàn (góp 10%). Sinh viên hãy giải quyết các tình huống sau:
(i) Sau 02 năm hoạt động, Phúc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho em
trai là Phát và yêu cầu công ty không được tiếp tục sử dụng tên mình ghép vào tên công ty. Các
đề nghị của Phúc gặp một số vấn đề sau đây, về việc chuyển nhượng vốn, Hưng chấp nhận
nhưng Thịnh không đồng ý; về yêu cầu đổi tên, cả 02 thành viên Hưng và Thịnh đều không
đồng ý với lý do uy tín của công ty đã gắn liền với cái tên “Phúc Hưng Thịnh”. Hỏi:
a. Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà việc này chỉ
được sự đồng ý của Hưng? 

Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty. Căn cứ theo khoản 3 điều 180 LDN
2020: “Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại
công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn
lại.”
Khi Phúc muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho Phát thì phải cần sự đồng ý
của các thành viên còn lại là Hưng và Thịnh. Nhưng chỉ có mình Hưng chấp nhận thì việc Phúc
muốn chuyển nhượng phần góp vốn sẽ không được thông qua.
Điều luật quy định như vậy là vì công ty hợp danh là công ty “thuần” đối nhân. Các thành viên
hợp danh sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm nếu như tài sản công ty không trả hết số nợ đó. Vì vậy
giữa các thành viên hợp danh phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Nên việc gia nhập hay chấm dứt tư cách
thành viên hợp danh phải có sự đồng thuận của tất cả thành viên hợp danh.
a. Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật không? 
Việc Phúc đề nghị đổi tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật nếu như Phúc được các
thành viên hợp danh còn lại chấp nhận việc Phúc chuyển nhượng phần vốn góp. Căn cứ theo khoản
6 điều 185 LDN 2020: “Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó
đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người
đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.”
Điều luật này chỉ có thể áp dụng khi mà các thành viên hợp danh còn lại là Hưng và Thịnh cùng
nhau đồng ý việc chấm dứt tư cách thành viên của Phúc.
 Nếu chỉ có Hưng đồng ý mà Thịnh không đồng ý việc Phúc chuyển nhượng phần vốn
góp => không làm chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Phúc thì điều luật này sẽ
không phù hợp với đề nghị của Phúc.
 Nếu như cả Hưng và Thịnh đều đồng ý việc Phúc chuyển nhượng phần vốn góp nhưng
lại không đồng ý việc đổi tên => đề nghị của Phúc phù hợp với quy định của pháp luật
tại điều này.

(ii) Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng tư cách thành viên góp
vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành
viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý. Vậy, yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của
pháp luật không?     
Yêu cầu của vợ An là phù hợp với quy định pháp luật vì chấm dứt tư cách thành viên góp vốn khi
đã chuyển nhượng hết phần vốn góp của mình, thành viên góp vốn chết hoặc bị Tòa án tuyên bố
chết. 
 Thứ nhất, A là thành viên góp vốn. Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 187 LDN 2020 thì thành
viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, nên việc mất năng lực hành vi dấn sự
không làm ảnh hưởng gì đến công ty.
 Thứ hai, A bị mất năng lực hành vi dân sự thì vợ A sẽ là người giám hộ đương nhiên của A
theo khoản 1 điều 53 BLDS 2015. Vì vậy vợ A sẽ có quyền quản lý tài sản của A theo điều
59 BLDS 2015.

You might also like