You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM 22-23

Chương 1:
1. Khái niệm văn hóa; Các đặc trưng của văn hóa, liên hệ
Văn hóa được định nghĩa 1 cách đa dạng :
 Chủ tịch HCM cho rằng : Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa.
 Pgs.ts Trần Ngọc Thêm : Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội của mình
 UNESCO : Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và
những tín ngưỡng
Đặc trưng của văn hóa :
 Nền văn hóa hình thành từ nền nông nghiệp trồng lúa nước. Thời phong kiến đại
bộ phận người Việt sinh sống chính bằng nghề trồng trọt và chủ yếu là trồng lúa
nước. Điều này dẫn đến trong nền văn hóa VN số lượng tục ngữ đúc rút tri thức
dân gian về nghề nghiệp phần nhiều là tổng kết kinh nghiệm trồng lúa nước. Bên
cạnh đó, lễ hội là sinh hoạt lớn của người nông dân ở làng quê vẫn còn lưu giữ
những sinh hoạt văn hóa liên quan đến nước như tín ngưỡng cầu mưa, thờ mẹ lúa,
thờ Tứ Pháp, cầu nước, cầu khô, cầu tạnh để được mùa lúa, cuộc sống no đủ. Bữa
ăn của người Việt là cơm nấu từ gạo - sản phẩm của cây lúa.
 Đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống. Người Việt thể hiện lòng thành kính
với tổ tiên qua các nghi thức tín ngưỡng. Trong ngôi nhà, vị trí trang trọng nhất là
bàn thờ tổ tiên. Coi trọng mồ mả, ngày giỗ của người thân đã mất. Bên cạnh tục
thờ cũng tổ tiên, văn hóa ấy còn đc thể hiện qua việc kính trọng người già, yêu
quý trẻ nhỏ, đề cao tình nghĩa vợ chồng...
 Đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng, xã. Tính cộng đồng thể hiện trong
các sinh hoạt văn hóa của các thành viên ở làng xã như việc cưới, việc tang,
mừng thọ, mừng nhà mới
 Thấm đậm tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia, dân tộc. Những câu ca dao kêu
gọi đại đoàn kết toàn dân : ..... Ý thức về lãnh thổ quốc gia đã ăn sâu vào tâm
thức người Việt. Các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết con rồng cháu tiên
khẳng định tổ quốc VN là một tập thể cùng chung dòng máu, chung màu da, sắc
tộc...
 Đề cao nữ quyền. Trái ngược với lịch sử nhân loại phát triển từ chế độ mẫu quyền
chuyển dần sang phụ quyền, trong nền VHVN, hình ảnh người phụ nữ được đề
cao, giữ vị trí xứng đáng trong các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Nhiều vùng
miền trên đất nước xuất hiện nơi thờ Mẫu. Ở thời hiện đại hình ảnh nguowifn mẹ
vì nước được tôn kính dựng tượng như Bà Mẹ VN anh hùng...
 Trọng nông, xa rừng, nhạt biển. Cha ông ta quan niệm lấy nông làm gốc, có xu
hướng xa rừng bởi rừng núi là nơi ma thiêng nước độc, khó làm ăn, sinh hoạt.
Người Việt có xu hướng chọn đồng bằng châu thổ phù sa màu mỡ và để mưu sinh
và tổ chức làng xã.
 Đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng. VN là quốc gia đa dân tộc, nền vh đa dân
tộc đã phát huy sức mạnh đa văn hóa của quốc gia. Tuy nhiều tộc người nhưng
khi đã ở đất Việt thì đều có chung 1 ký ức cội nguồn tiên tổ, là đồng bào của
nhau. Thống nhất quốc kỳ, quốc ca, huy hiệu, quốc hiệu... Thống nhất hệ tư
tưởng và thể chế quản lí nhà nước...
 Thích ứng và tiếp biến hài hòa các nền văn minh nhân loại.

2. Cácchức năng văn hóa, liên hệ. Các quy luật của văn hóa, liên hệ và ảnh hướng đến
đời sống XH
Các chức năng của văn hóa :
 Chức năng giáo dục : nâng cao nhận thức và phát huy tiềm năng của con người
 Chức năng nhận thức và dự báo : Con người có ý thức cao, từ khi sinh ra đã luôn
vươn tới cuộc sống cao đẹp hơn.
 Chức năng thẩm mỹ : Văn hóa là nét đẹp, làm cho con người đẹp hơn, luôn
hướng tới sự hoàn mỹ
 Chức năng giải trí : các lễ hội..
 Chức năng kế tục và phát triển lịch sử : Con người học hỏi đc gì từ thế hệ đi trước
? vận dụng như thế nào để bảo tồn cho thế hệ tiếp sau ?
Quy luật cơ bản của văn hóa :
 Quy luật mang tính người
 Quy luật mang tính dân tộc
 Mang tính giai cấp
 Mang tính quốc tế
 Mang tính kế thừa và phát triển : Kế thừa VH chữ Hán của tiền nhân, phát triển
thành chữ Nôm và sau đó là chữ Quốc ngữ

3. Cấutrúc của văn hóa, liên hệ; các đặc trưng của văn hóa, liên hệ
Cấu trúc của văn hóa :
 Văn hóa vật chất
 Văn hóa tinh thần

4. Kháiniệm môi trường tự nhiên; Phân tích đặc điểm về tự nhiên của Việt Nam; ứng
xử của người Việt với môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên : tổng thể những nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta gồm bầu
khí quyển, nước, thực vật, động vật, thổ nhưỡng

Đặc điểm về tự nhiên Việt Nam :


 Địa hình :
 địa hình đồi núi chiếm phần lớn dtich nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (hơn
60%), núi cao trên 200m. khu vực đồi núi chia thành 4 vùng : đông bắc, tây
bắc, trường sơn bắc, trường sơn nam
 Đồng bằng : đbscl và đbsh, duyên hải trung bộ
 Bờ biển và thềm lục địa : 3260 km
 Địa hình được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau : địa
hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thềm lục
địa. Hướng nghiêng TB-ĐN, vòng cung là 2 hướng chủ yếu
 Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con
người : địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Tạo nên địa hình cacxta nhiệt
đới độc đáo. Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo : đô thị, hầm mỏ, đê, đập...
 Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng
 Tính nhiệt đới : tổng bức xạ hàng năm lớn, nhiệt độ trung bình năm toàn quốc
đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao). nhiều nắng, tổng số giờ nắng
dao động khoảng 1400-3000 giờ mỗi năm
 Tính ẩm : lượng mưa trong năm lớn, phân bố đều, dao động từ 1500-
2000mm. Độ ẩm không khí rất cao, trên 80%
 Tính chất gió mùa : gió mùa mùa đông (gió mùa đbac, gió tín phong bán cầu
bắc) và mùa hạ. Đầu mùa đông lạnh khô còn cuối mùa đông lạnh ẩm...
 Nước
 Tổng lượn nước trung bình của toàn bộ sông suối là 835 tỉ.
 Tài nguyên mặt nước lớn bao gồm sông ngòi, hồ đầm.
 Có 2360 con sông, 26 phân lưu các sông lớn khác nhau
 Hồ Ba Bể nổi tiếng với nguồn nước dồi dào
 Tài nguyên nước dưới đất đa dạng gồm nước nóng và nước khoáng => sx
nước khoáng đóng chai.
 Động thực vật
 Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm 2011, Việt Nam có 10.500
loài động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước
ngọt, trên 11.000 loài sinh vật biển

Ứng xử của người Việt với môi trường tự nhiên :


 Tận dụng môi trường tự nhiên : ăn
 Quan niệm về bữa ăn và dấu ấn nông nghiệp trong bữa ăn : quan niệm có
thực mới vực được đạo, nhiều hành động lấy ăn làm gốc... cơ cấu bữa ăn là
cơm rau cá. Đồ ăn chủ yếu là thực vật, sau cơm rau cá là hoa quả.
 Tính tổng hợp : phối hợp nhiều món ăn trong 1 bữa, một món gồm nhiều thứ
kết hợp...mọi người ăn chung 1 mâm, không chia phần...
 Tính cộng đồng và mực thước
 Tính biện chứng và linh hoạt
 Ứng phó với môi trường tự nhiên : mặc, ở và đi lại
 Quan niệm về mặc : mặc là để đối phó với khí hậu, sau đó mới thỏa mãn nhu
cầu thẩm mỹ và phù hợp công việc - nghề nông
 Linh hoạt theo thời đại
 Nhà cửa : đối phó với thiên nhiên... nhà sàn, nhà bè, nhà thuyền. Nhà bền
chắc, cây tre là vật liệu thông dụng nhất
 Đi lại : tự ptich

5. Khái niệm môi trường xã hội; Phân tích đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội
Việt Nam. Liên hệ cách ứng xử của người Việt đối với môi trường tự nhiên và xã hội
Môi trường xã hội : nhóm người, tập đoàn, lĩnh vực hoạt động, những yếu tố hợp
thành tổ chức, những thể chế (pháp luật, kte, xh, nghề nghiệp...)

Đặc điểm :
 Cá nhân : Trong cá nhân có xã hội, cộng đồng và trong xã hội, cộng đồng có cá
nhân
 Gia đình và dòng họ : mqh giữa những người có cùng huyết thống, dòng máu,
luân lí, đạo đức, kinh tế. Gđ là cội nguồn, là nơi nương tựa của mỗi con người.
Ngày nay có gđ chỉ có 1 bố/mẹ đơn thân => sự thay đổi trong xã hội dẫn tới sự
thay đổi khác. Các nước trung hoa đề cao phụ hệ, vnam thì mẫu hệ.
 Làng : 1 vùng đất chung của cư dân nông nghiệp. Làng dc hình thành, tổ chức
chủ yếu dựa vào nguyên lí cội nguồn, cùng chỗ. những đặc thù riêng của làng thể
hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã
hội, lệ, luật tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng. Quyền quản lí làng xã => hương ước
của làng
 Vùng
 Miền
 Đất nước

Cách ứng xử của người Việt với môi trường xã hội


 Trên lĩnh vực quân sự, ngoại giao :
 Tránh đối đầu, tránh chiến tranh.  Do hiếu hòa mà An Dương Vương đã
mắc mưu gả con gái Mị Châu cho con trai tướng giặc. Cũng do hiếu hòa
mà năm 1077. Sau khi đánh cho quân Tống đại bại trên phòng tuyến sông
Cầu. Lí Thường Kiệt đã dừng lại chủ động điều đình để mở lối thoát cho
địch trong danh dự.
 Tính tổng hợp : toàn dân tham gia đánh giặc. Phối hợp chặt chẽ các hình
thức đấu tranh khác nhau như đtranh quân sự, đtranh chính trị và đtranh
ngoại giao
 Tính linh hoạt : địch mạnh thì vườn không nhà trống, có khi lại chủ động
tiến công trước để tự vệ, khi địch muốn đánh nhanh thắng nhanh thì ta tiến
hành kháng chiến trường kì, lối đánh du kích mai phục địch => linh hoạt
trong cách đánh để luôn giành thế chủ động, cơ động lih hoạt để chiến
thắng kẻ thù
 Trong quá trình tiếp nhận văn hóa bên ngoài
 Văn hóa ngoại sinh và văn hóa bản địa :
Sự dung hợp giữa phật giáo với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
sinh ra tứ pháp thờ mây - mưa - sấm - chớp. Nhó giáo vào vn cũng bị truyền
thống trọng làng nước, tinh thần dân chủ làm cho biến đổi. Còn đạo giảo bị
hòa lẫn đến mức k nhận ra sự tồn tại của nó.

 Giữa các văn hóa đã được bản địa hóa với nhau :
 sự dung hợp giữa phật và đạo giáo : ngay từ giai đoạn chống bắc
thuộc, 2 tôn giáo này đã hòa quyện với nhau trong cs của người
dân. Phật giáo và nho giáo cũng có mqh lâu đời. 3 tôn giáo này
không mâu thuẫn đối chọi nhau mà bổ sung nhau : nho giáo lo tổ
chức xã hội quy củ, đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh
khỏe, phật giáo lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ. Bởi
vậy mà con người cần đến cả 3 tôn giáo, họ sử dụng kết hợp theo
giới tính, theo các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Trong
những tác phẩm như truyện kiều nguyễn du, lục vân tiên của
nguyễn đình chiểu đều mta những cảnh đời, những nhân vật
chứa đựng một sự hòa quyện tam giáo sâu sắc.
 Dung hợp văn hóa đông tây : hài hòa giữa kiến trúc cổ truyền với
kiến trúc hiện đại phương tây trong nhiều tòa nhà dc xây dựng
thời pháp thuộc : lăng khải định. Sự tích hợp văn hóa đông tây
với lí tưởng cộng sản : NAQ Lăn lộn ở trời Tây. Nguyễn ái Quốc
đã kết hợp lối tư duy tổng hợp dựa trên cảm tính của truyền
thống văn hóa phương Đông. Với phương pháp tư duy phân tích
dựa trên lí tính của truyền thống văn hóa phương Tây. Tạo nên
một phong cách điều tra tỉ mỉ. Và cách trình bày chặt chẽ đầy
sức thuyết phục trong hàng loạt những bài phóng sự, tiểu phẩm,
truyện kí… của Người.

6. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc; Phân tích các yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam; cách bảo tồn bản sắc VH dân tộc
Khái niệm bản sắc -> bản sắc văn hóa -> bản sắc văn hóa dân tộc
Yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc :
 Sự gắn kết giữa nhà - làng - nước
 Về kinh tế : gia đình vn truyền thống lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm
nghề nghiệp chính. Do yêu cầu phải hợp tác nên đã dẫn đến sự hình thành
làng, xã và ở mức độ cao hơn là hình thành nhà nước. Thực tế cho thấy khi
kinh tế hộ gia đình phát triển thì kinh tế làng xã hay kinh tế đất nước cũng
phát triển và ổn định, ngược lại... đó là mối liên hệ biện chứng, có tác động
qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Sức mạnh kte của gia đình tạo nên sm kte
của làng xã, sức mạnh kte của làng xã và đất nước sẽ tạo tiền đề, thúc đấy
để kinh tế hộ gia đình phát triển
 Về văn hóa - xã hội : Nhiều gia đình hợp lại thành 1 làng và nhiều làng hợp
lại thành nhà nước. Làng vn mang tính tự quản cao thông qua việc lập
hương ước. Giữa làng xã và nhà nước truyền thống có mối liên kết vô cùng
chặt chẽ, chính nó là nhân tố dẫn đến sự hình thành nhà nước VN trong lịch
sử. Từ lệ làng, ý thức cộng đồng làng xã đã phát triển thành ý thức quốc gia
dân tộc.
Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là lịch sử của
tình đoàn kết, lđ cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo, đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn
nhau...
 Ngôn ngữ : nền tảng văn hóa truyền thống là văn hóa dân gian. Đó là kho tàng
văn hóa phong phú với những truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca...
đc phát triển dưới dạng truyền miệng. Song song với dòng văn học truyền miệng,
nền văn học bác học bắt đầu xuất hiện với các tác phẩm viết bằng chữ hán. Trong
một tgian dài, các nền văn hóa phương bắc, văn hóa ấn độ thông qua đạo phật,
nho đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học và chữ viết vnam. Tuy nhiên bản sắc của
văn hóa việt vẫn được bảo vệ và phát triển với việc xuất hiện văn học chữ nôm,
tiếp sau là chữ quốc ngữ
 Tôn giáo :
 các tín ngưỡng tôn giáo có sự đan xen, hòa đồng, không kì thị, tranh chấp
xung đột. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn
giáo và người không có tôn giáo, họ sống hòa hợp với nhau trong cùng 1
làng, xã, tuyệt đối k có sự phân biệt đối xử giữa những người khác tôn giáo
 Chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân
 Mỗi tín ngưỡng tôn giáo mang nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng tới
chân - thiện - mỹ

Nội dung cơ bản của cơ sở văn hóa Việt Nam

You might also like