You are on page 1of 11

Câu 1:

PGS.TS.Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, trên bán đảo Đông
Dương. Do đó mang những đặc điểm địa lý, tự nhiên đặc trưng của khu vực
này:
+Khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt.
+Địa hình Việt Nam trải dài, núi rừng chiếm 2/3 diện tích, 1/4 là đồng bằng,
mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp.
+Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam đặc trưng bởi hệ sinh thái
phồn tạp. Trong hệ sinh thái phồn tạp, chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá
thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật.
+Với hệ sinh thái phát triển với các loài thực vật đa dạng, nền kinh tế chủ yếu
của Việt Nam là nông nghiệp. Trong đó, trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi. Sản
xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã phát triển từ rất sớm và trở
thành nền sản xuất chính.
Chính sự đa dạng của môi trường sinh sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp
phần tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa của người Việt. Trong nổi lên là hai
sắc thái văn hóa mang tính điển hình và luôn tồn tại song song: Sông nước
và thực vật. Bài viết này muốn đề cập đến sắc thái thực vật-gắn liền với văn
minh lúa nước của nước Việt Nam ta được biểu hiện qua các thành tố văn hóa
VHVC và VHTT.

1/VHVC

a)Trước hết, xin đề cập tới văn hoá ẩm thực.


Từ xa xưa, ông cha ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy nên thứ đồ ăn chủ yếu
là gạo và các món ăn từ những loại thức ăn người dân tự trồng trọt được.
Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn chính hàng ngày hoặc xay thành bột để làm
bún và làm các loại bánh tẻ như: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng. Gạo nếp dùng
để nấu xôi, làm bánh chưng, bánh tét, bánh dày và xay ra bột để làm rất nhiều
thứ bánh mặn hay bánh ngọt. Còn ngô, khoai, vừng, đậu, kê, sắn thì hoặc làm
bột, hoặc nấu bánh cũng là các thứ phụ thêm cho sự ăn, uống.
Ngoài ra, các loại rau, dưa và các món phụ thêm đều được trồng ở vườn hay
mọc tự nhiên ở đồng như: Rau cải, cải bắp,su hào, cà chua, rau dền, rau đay, bí,
mướp, dưa, hành tỏi, mùi, thơm, ngổ, húng…
*Phương tiện ăn: Các món ăn của người Việt Nam chuộng thực vật, nên
cách ăn dùng bằng đũa và bát, vì nhiều loại thức ăn bằng thực vật phải dùng đũa
để gắp.
*Cơ cấu bữa ăn (bữa cơm): được mô hình hóa “cơm- rau- thịt(cá)”.
Nhìn chung, những đồ ăn làm từ thịt cũng thường là thịt các vật nuôi trong
nhà. Việc này cũng có nguyên nhân xuất phát từ văn minh thực vật của ta:
Việc nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn là để tận dụng nguồn thức ăn ngoài cánh
đồng trong các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ cho
việc trồng trọt, cấy hái của mình.
Món canh là món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Xuất phát từ quan niệm cân
bằng âm dương. Ở đây món cơm được nấu từ gạo, được quan niệm là tinh hoa
của đất (thổ), còn món canh rau xanh được quan niệm là tinh hoa của nước
(thủy).
=>Nhìn chung, đồ ăn của người Việt, nhất là ở nông thôn, đều bắt nguồn từ
những sản phẩm của trồng trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt.

b) Ăn mặc
Trang phục:
Quan trọng đối với con người, sau ăn là mặc. Nó giúp cho con người ứng
phó được với cái nóng, rét, mưa, gió. Nhưng mặc không chỉ để ứng phó với môi
trường mà còn có ý nghĩa xã hội rất quan trọng: Mặc trở thành yếu tố không thể
thiếu được trong mục đích trang điểm, làm đẹp con người: “Người đẹp về lụa,
lúa tốt về phân, chân tốt về hài, taitốt về hoa”. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và
trang sức riêng nên cái mặc đã trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc.
Vậy cái riêng trong cách mặc của người Việt là gì? Đó trước hết là cái chất
nông nghiệp thể hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc.

*Chất liệu:
Để ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam sở
trường ở việc tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của
nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù
hợp với xứ nóng. Trước hết, đó là tơ tằm.
Từ tơ tằm, nhân dân ta đã dệt nên nhiều loại sản phẩm rất phong phú: tơ, lụa,
lượt, là… mỗi loại lại có hàng mấy chục mẫu mã khác nhau.
Ngoài tơ tằm, nghề dệt truyền thống của ta còn sử dụng các chất liệu thực vật
đặc thù khác như tơ chuối, tơ đay, gai, sợi bông. Vải tơ chuối là một mặt hàng
đặc sản của Việt Nam mà đến thế kỉ VI, kĩ thuật này đã đạt đến trình độ cao và
được người Trung Quốc rất thích, họ gọi vải này là “vải Giao Chỉ”. Vải dệt
bằng sợi tơ đay, gai cũng xuất hiện khá sớm. Đất đai và khí hậu nước ta rất
thích hợp cho những loại cây này phát triển, tổ tiên ta không những biết tận
dụng khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có này mà còn thuần dưỡng chúng thành
loại cây trồng phổ niên.
*Đồ mặc:
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai
nhân tố chính là: khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước.
Người phụ nữ xưa luôn gắn với 3 vật bất ly thân: áo bà ba (hay áo xẻ
tà), khăn rằn và nón lá.
Do đặc điểm khí hậu nước ta là nắng lắm mưa nhiều cho nên, để ứng phó với
khí hậu ấy, nét đặc thù chung của nón là rộng vành (để chống nóng) và có mái
dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Đặc biệt, những chiếc nón này được làm
một cách cẩn thận qua nhiều bước từ các loại vật liệu tự nhiên trong cuộc sống
như: lá nón, lá cọ, lá buông, tre,…Trước đây nón còn được làm từ rơm, rạ.
=>Tóm lại, trong văn hóa trang phục, người Việt biết tận dụng các loại cây cỏ,
thực vật có sẵn trong tự nhiên để ứng phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức với
công việc nhà nông làm ruộng nước và đồng thời cũng giúp làm đẹp ở việc chọn
màu phù hợp với môi trường sông nước và công việc như màu nâu, màu đen….

c)Nhà ở
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng những vật liệu có sẵn như tranh, tre,
nứa, lá, gỗ, đá... để làm cho mình ngôi nhà che mưa che nắng, hay để tránh
thú dữ, cất giữ và bảo quản lương thực.
Các vùng đồng bằng
+người nghèo thì ở nhà tranh vách đất, nghĩa là nhà làm bằng tre, mái lợp tranh,
vách trét đất thó, nền bằng đất nện.
+người trung bình thì ở nhà gỗ
+người giàu có thì ở nhà ngói, giàn nhà bằng gỗ tốt, mái lợp bằng ngói, tường
xây gạch, nền lát gạch.
Ở vùng cao, nhà ở thường là nhà sàn, làm các cột gỗ lên cao và có bậc thang lên
nhà. Đó cũng là cách để tránh thú dữ và côn trùng. Nhà sàn thường dùng mọi
thứ bằng gỗ và lá cây. Tiêu biểu có nhà Rông, nhà Dài Tây Nguyên, nhà sàn,
nhà tường đất, nhà móng đá của dân tộc vùng núi phía bắc, nhà tranh,..
 Như vậy có thể thấy tính thực vật xuất hiện ngay cả trong việc xây dựng
ngôi nhà, tổ ấm của người Việt.

2. Văn hóa tinh thần:

a) Phong tục, tín ngưỡng


Sắc thái thực vật trong văn hóa Việt còn thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh
mà điển hình là tục thờ cây. Với đất nước thảo mộc như Việt Nam, mối liên hệ
giữa cây và người, cây và thần thánh, cây và sự thiêng liêng được kết gắn chặt
chẽ trong đời sống tâm linh. Người Việt coi cây cối là loại sinh thể đặc biệt, có
đời sống trực giác tâm linh y như con người; có năng lượng phát ra và tương tác
được với năng lượng của con người.
Đến với di tích nào chúng ta cũng bắt gặp những loài cây thiêng được trồng
xung quanh như cây đa, cây si, cây muỗm, đại, bồ đề, thông… Những cây
thiêng này khiến di tích “thiêng” hơn vì bản thân những cây này được coi là
“cây vũ trụ”, cây có nhiều mấu, mắt gồ ghề như trường tồn cùng thời gian và
không gian. Cây thiêng là nơi thần (hoặc ma) thường đến, dân gian có câu: Thần
cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Cây gạo có ma, cây đa có thần; Cây đa cậy
thần, thần cậy cây đa…
Cây thiêng thường là nơi con người gửi tới những khẩn cầu, mong muốn,
nguyện ước về may mắn, xa rời bất hạnh, rủi ro. Chúng ta vẫn thường thấy
quanh cây thiêng trong di tích chùa, đền, đình, miếu hoặc chợ… của không gian
làng xã Việt, còn lưu nhiều dấu vết tâm linh như những ông bình vôi, những cối
đá cũ, chày giã cua sứt mẻ, những hòn đá kỳ dị, những hòn đá đã từng là ông
đầu rau… được người dân gửi/để quanh thân cây, gốc cây.
VD:
- Người Mường coi cây si như một loại cây cội nguồn.
- Người Nùng, người Mường, Người Dao có lễ mở cửa rừng với bàn thờ thần
cây sau những ngày xuân.
- Ở Miền Bắc giờ có tục thờ mía vào ngày tết: Mía đc coi là sự nối kết".
- Tục ăn trầu: Vôi, cau, trầu là biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ
chồng. Cho đến nay, trầu câu vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu,
kết thân và cưới hỏi của người Việt.

b) Ngôn ngữ

Trong lời ăn tiếng nói, người Việt cũng sử dụng nhiều từ ngữ, ca dao, tục ngữ
liên quan đến tính thực vực như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giầm, sàng”
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Để diễn tả sự phát triển, người Việt có những liên tưởng thú vị như: “Mọc như
nấm”, “đâm chổi nảy lộc”, “đơm hoa kết trái” hay người lại, ta có “hoa tàn nhị
rữa”
Hay để biểu thị tính chất trắng, nhân dân ta có các so sánh như: trắng như ngó
cần và trắng như bông.
Khi muốn miêu tả vẻ đẹp của người con gái, nhân dân ta cx có những cách liên
tưởng liên quan đến thực vật như: mày liễu mặt hoa, má hồng mày liễu

Câu 2.

1. Bối cảnh văn hóa lịch sử

 Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ trước công nguyên, nền văn hóa
Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách ghê gớm.
 Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hẩu như vừa mới được
xác lập và tồn tại chưa bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ.
 Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà vua nước Nam Việt xâm chiếm
nước Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành hai quận: Giao Chi và Cửu Chân.
 Thời kì này kéo dài từ năm 179 trước công nguyên (tuy vậy nó được bắt
đấu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 43 sau công
nguyên) tới năm 938 với chiến thắng cúa Ngô Quyền mở đầu cho kỉ
nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường
đưực gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc
thuộc và chống Bắc thuộc, vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục.
Như vậy có ba đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn hóa - lịch sử giai
đoạn này:

 Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán.
 Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn.
 Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sác dân tộc, bản sắc văn hóa bằng cách
bảo tồn những giá trị truyền thống đã được định hình và phát triển trong
giai đọan văn hóa Đồng Sơn và bằng cách thâu hóa yếu tố văn hóa mới,
để chống lại xu hướng đồng hóa văn hóa của vương triều Hán

2. Tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa Việt-Hán


*Về mặt tinh thần

3. Giao lưu vẫn hóa tự nhiên Việt - Ấn

 Ngay từ thời Đông Sơn, người Việt cổ đã tiến hành giao lưu rộng rãi với
nhiều vùng trong khu vực. Qua giao lưu văn hóa có thể nói rằng, người
Việt cổ đã đóng góp xứng đáng cho văn hóa Đông Nam Á. Trong giai
đoạn thiên niên kỉ I sau công nguyên này bên cạnh giao lưu với văn hóa
Hán, luồng ánh hưởng của văn hóa phương Nam mà tiêu biểu là văn hóa
Ấn Độ đã theo Phật giáo du nhập vào nước ta. Phật giáo từ Ấn Độ truyền
bá vào đất Việt và Trung Quốc - rối từ. Trung Quốc truyền đội sang đất
nước ta - từ rất sớm, đại để vào một hai thế kỉ đâu công nguyên.
 Có thể đạo Phật đã du nhập vào nước ta trong thế kỉ đầu của công
nguyên, Phật giáo được truyền vào Bành Thành bằng đường biển.
 Đạo Phật tại Giao Châu chắc chẳn do từ Ấn Độ truyền sang trưc tiếp, mãi
về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống.
 Thương gia Ấn Độ đến Giao Châu phải ở lại đây cho đến năm tối, chờ
gió mùa đông bắc để trở về Ấn Độ. Một số tăng sĩ có thể ở lại hẳn Luy
Lâu. Họ sống với người Việt và Hoa kiều và đã ảnh hưởng tới những
người này bằng tiếng nói, lối sống và đạo Phật. Người Việt đã tiếp thu
nhiều thành tựu văn hóa vật chất, ngôn ngữ và tinh thần Ấn Độ trong đó
có đạo Phật.
 Theo sử sách Trung Quốc, bấy giờ Giao Châu, ngoài các chùa thờ Phật,
còn nhiều đến thờ khác của tín ngưỡng dân gian Việt Nam bị gán chung
là "dâm từ”. Điều đó chứng tỏ tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn
đậm đà trên đất Giao Châu.

1. Đánh giá, nhận xét


Thời kỳ tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ là một giai đoạn
quan trọng trong lịch sử văn hóa của cả hai quốc gia. Dưới đây là một số nhận
xét và đánh giá về thời kỳ này:

 Sự Phong Phú và Đa Dạng: Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của một
văn hóa phong phú và đa dạng, được hình thành từ sự giao thoa giữa hai
nền văn hóa lớn của Trung Quốc và Ấn Độ. Sự hòa trộn của các yếu tố
văn hóa từ cả hai nền văn hóa đã tạo ra những thành tựu độc đáo và ấn
tượng trong kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo và triết học.
 Sự Ảnh Hưởng Sâu Rộng: Thời kỳ này đánh dấu sự lan rộng của văn hóa
và tư tưởng từ Ấn Độ sang Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ hội cho
Trung Quốc truyền bá văn hóa của mình tới Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của
các yếu tố văn hóa và tôn giáo từ Ấn Độ đã góp phần làm thay đổi cảnh
quan văn hóa và tôn giáo của Trung Quốc, và ngược lại.
 Sự Phát Triển Văn Minh và Hòa Bình: Sự giao lưu văn hóa giữa Trung
Quốc và Ấn Độ cũng đồng nghĩa với sự hòa bình và sự phát triển của các
nền văn minh trong khu vực. Quan hệ hòa bình và hợp tác giữa hai quốc
gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi văn hóa, kinh tế và xã hội.
 Di Sản Lâu Dài: Các công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật được
tạo ra trong thời kỳ này không chỉ là những biểu tượng văn hóa mà còn là
những bằng chứng lịch sử cho sự hòa nhập và giao lưu văn hóa giữa
Trung Quốc và Ấn Độ. Chúng là di sản lâu dài, góp phần làm phong phú
thêm di sản văn hóa của cả hai quốc gia.

Tóm lại, thời kỳ tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ là một
giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn hóa của khu vực, với sự ảnh hưởng sâu
rộng và di sản lâu dài trải dài qua nhiều thế hệ. Sự phát triển và hòa nhập của
các yếu tố văn hóa trong thời kỳ này đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng
và phong phú, góp phần làm giàu thêm văn hóa nhân loại.

Câu 3.
Lễ hội cổ truyền Việt Nam là một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn hóa
của người Việt. Đây không chỉ là những sự kiện giải trí mà còn là cơ hội để thể
hiện và duy trì những giá trị truyền thống, tôn vinh các vị thần, tổ tiên và kỷ
niệm lịch sử quan trọng.

Đặc Điểm:

- Mang tính tín ngưỡng: Nhiều lễ hội có nguồn gốc từ các tín ngưỡng,
tôn giáo, thờ cúng các vị thần linh, tổ tiên. Các lễ hội như Đền Hùng,
lễ hội Trùng Khánh, lễ hội Yên Tử đều được tổ chức để thể hiện lòng
tôn kính và cầu nguyện cho sự bình an, may mắn.
- Gắn liền với mùa vụ và sản xuất: Nhiều lễ hội diễn ra vào các thời
điểm quan trọng của nông nghiệp, như lễ hội xuân, lễ hội mùa lúa
chín. Chúng thường có ý nghĩa mừng mùa, cầu cho một mùa màng
bội thu và sự bình an cho công việc sản xuất.
- Hoạt động văn hóa - nghệ thuật phong phú: Các hoạt động như diễu
hành, múa lân, múa rồng, múa sạp, hát chầu văn, chèo, xẩm, hát quan
họ, văn nghệ dân gian thường được tổ chức trong lễ hội. Đây là cơ hội
để các nghệ nhân, nghệ sĩ thể hiện tài năng và góp phần tạo nên
không khí vui tươi và sôi động.
- Tính đồng bào và giao lưu văn hóa: Lễ hội thường thu hút đông đảo
người dân tham gia, đồng thời cũng là dịp để các vùng miền, cộng
đồng giao lưu, gặp gỡ, trao đổi văn hóa. Đây là cơ hội để mọi người
cùng nhau tận hưởng không khí rộn ràng, sum họp, chia sẻ niềm vui.

Phân Loại:

- Lễ Hội Tín Ngưỡng: Bao gồm các lễ hội cúng tế, lễ hội thờ cúng các
vị thần, tổ tiên, các lễ hội liên quan đến tôn giáo như lễ hội Đền
Hùng, lễ hội Trùng Khánh, lễ hội Yên Tử.
- Lễ Hội Văn Hóa - Nghệ Thuật: Bao gồm các lễ hội dân gian, lễ hội
âm nhạc, lễ hội diễn ra trong dịp lễ Tết, lễ hội đền làng, lễ hội truyền
thống của các dân tộc thiểu số.
- Lễ Hội Địa Phương: Lễ hội thường tổ chức tại từng vùng miền, thị
trấn, làng xã, thường có ý nghĩa cụ thể cho cộng đồng địa phươn

Ý Nghĩa:

- Duy Trì và Phát Huy Giá Trị Truyền Thống: Lễ hội là dịp để thế hệ
trẻ hiểu biết, trân trọng và kế thừa các giá trị văn hóa, truyền thống từ
tổ tiên. Chúng giúp duy trì và phát triển những bản sắc văn hóa độc
đáo của Việt Nam.
- Gắn Kết Cộng Đồng: Lễ hội tạo ra sự gắn kết, tình đoàn kết trong
cộng đồng, là dịp để mọi người sum họp, gặp gỡ, chia sẻ niềm vui.
Chúng giúp tạo ra một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trong xã hội.
- Tạo Nên Bản Sắc Văn Hóa Đặc Trưng: Lễ hội góp phần tạo nên bản
sắc văn hóa đặc trưng cho từng vùng miền, từng dân tộc, đồng thời là
di sản văn hóa của quốc gia. Chúng là biểu tượng của sự đa dạng và
phong phú trong văn hóa Việt Nam.

*Lễ hội tiêu biểu:

Một trong những lễ hội cổ truyền đặc sắc của người Việt mà chúng ta có thể
giới thiệu là Lễ Hội Đền Hùng, hay còn được gọi là Lễ Hội Hùng Vương. Đây
là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và lâu đời nhất của Việt
Nam, diễn ra tại Đền Hùng, phủ Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

Địa Điểm và Thời Gian:

- Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức tại Đền Hùng, một di tích lịch sử và
văn hóa cổ xưa nằm ở xã Hy Cương, huyện Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,
cách Hà Nội khoảng 85km.
- Thời gian diễn ra lễ hội thường là vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch
hàng năm, kỷ niệm ngày mất của 18 vị vua Hùng.

Các Hoạt Động Diễn Ra Trong Lễ Hội:


- Lễ Thượng Lễ: Là nghi lễ trang trọng được tổ chức tại Đền Thượng,
là nơi tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua Hùng.
- Hát Chầu Văn và Hát Xoan: Các dòng nhạc truyền thống của địa
phương thường được biểu diễn, đặc biệt là hát Chầu Văn và hát Xoan,
là biểu tượng của nghệ thuật dân gian và tín ngưỡng tôn giáo trong lễ
hội.
- Diễu Hành Rước Lễ: Một phần quan trọng của lễ hội là các đoàn rước
lễ, thường có sự tham gia của đại biểu từ các vùng miền trong cả
nước, cùng với những đồ trang sức, đồ ăn làm từ gạo như giày gói,
bánh chưng, bánh giầy...
- Các Hoạt Động Văn Hóa - Nghệ Thuật: Trong suốt thời gian diễn ra
lễ hội, có các hoạt động văn hóa - nghệ thuật như múa rồng, múa lân,
múa sạp, hát quan họ... để tạo ra không khí sôi động và vui tươi cho lễ
hội.

Ý Nghĩa:

- Lễ Hội Đền Hùng không chỉ là dịp để tôn vinh và kỷ niệm các vị vua
Hùng, những người đã coi là những bậc tiên tri, người sáng lập ra
nước Việt Nam, mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ hiểu biết và tôn trọng
nguồn gốc, lịch sử, truyền thống của dân tộc.
- Đồng thời, lễ hội cũng có ý nghĩa trong việc gắn kết cộng đồng, tạo ra
sự đoàn kết và tinh thần đồng lòng trong việc bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa dân tộc.
- Lễ Hội Đền Hùng cũng là dịp để du khách trong và ngoài nước hiểu
rõ hơn về văn hóa truyền thống của người Việt, đồng thời đóng góp
vào việc phát triển du lịch văn hóa cho địa phương và cả nước.

Nhìn chung, Lễ Hội Đền Hùng không chỉ là một sự kiện văn hóa truyền thống
mà còn là biểu tượng của sự kiêng kỵ và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, nó
cũng là cơ hội để thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với những người tiền
nhiệm đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

You might also like