You are on page 1of 8

VIỆT NAM CUỐI THỜI

NGUYÊN THỦY
Trưởng nhóm: Thanh Hải
Thành viên: Minh Nhật, Bách Quang, Cảnh Bình, Hoàng Thắng
1. Khái quát về thời kỳ nguyên thủy
Trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, công cụ lao động thô sơ, trình độ thấp, người nguyên thủy
không thể sống lẻ loi. Vì vậy, họ đã tập hợp lại thành từng bầy trong các hang động, hoặc trong
những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô, cùng lao động, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với
thú dữ để tự vệ. Mỗi bầy đều có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, mọi
thành viên đều có nghĩa vụ săn bắt, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và trông nom con cái…
Bầy người nguyên thủy chính là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
Ở thời kỳ này, người nguyên thuỷ đã biết chế tạo công cụ lao động như rìu, mũi lao, dao bằng đá
để đào bới cây củ làm thức ăn, chặt cây, làm vũ khí tự vệ và tấn công các con thú khi đi săn.
Những công cụ thô sơ đó được gọi là công cụ đá cũ sơ kì.
Giai đoạn phát triển tiếp theo là chế độ công xã thị tộc. Có thể coi thị tộc là một gia đình lớn mà
thế hệ trước và sau có quan hệ ruột thịt với nhau, theo dòng mẹ gọi là mẫu hệ. Mỗi thị tộc có tên
gọi riêng, chiếm cứ một khu vực lãnh thổ riêng, trong đó có ruộng đất trồng trọt, rừng, ao hồ và
những tài sản khác…
Ở chế độ công xã thị tộc, chưa có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
Các thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng tài sản trong phạm vi lãnh địa của thị tộc. Đó là
chế độ sở hữu tập thể của thị tộc. Mọi thành viên của thị tộc đều bình đẳng, cùng làm, cùng
hưởng như nhau.
2. Chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thủy

- Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo.
Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Ở phương Đông, cư dân thường quay quần gắn bó với nhau làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương,…),
cùng sản xuất nông nghiệp. Mối quan hệ giữa người với người rất gần gũi, thân thiết.
3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy
Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước
Việt Nam khi ấy, còn có những tập đoàn người nguyên thủy
sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các nền
văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải
qua mấy nghìn năm, đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những
bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét vuông.
Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá
gốc (thạch-anh) làm công cụ. Họ chôn người chết trong những
mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo người chết
một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ...
Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có
hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn
săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi... Chủ nhân các nền
văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ củ,
rau đậu, dưa... . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên
thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề đánh
cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng châu
thổ của các con sông lớn.
Với các nền văn hóa:
+ Văn hóa Phùng Nguyên (Bắc Bộ): đã tìm thấy những mẩu gỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ,
mảnh vòng hay đoạn dây chì.
+ Văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ): Hiện vật bằng đồng khá phổ biến gồm: dùi, cán dao, lưỡi
câu,..
+ Văn hóa Gò Mun (Bắc Bộ): Hiện vật đồng chiếm hơn một nửa vật tìm được, bao gồm: mũi
tên, giáo mác, rìu lưỡi xéo,…
+ Văn hóa tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ): Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,…
+ Văn hóa Đồng Nai (Nam Bộ): Hiện vật bằng đồng như: rìu, giáo, lao có
ngạnh, mũi tên, lưỡi câu.
Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây
lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con
người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt
Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di
tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy
Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào
thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa
nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát
triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.
Có thể nói rằng cuối thời nguyên thủy tại Việt Nam con người đã mở rộng địa
bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.
Câu hỏi \
Câu 1: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối
thời nguyên thủy:
•Chuyển biến về kinh tế: Con người phát hiện ra kim loại
và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, đồng thau và
bằng sắt.
•Chuyển biến về xã hội: Chuyển biến từ xã hội nguyên
thủy sang xã hội có giai cấp. Riêng ở phương Đông, cư
dân đã sinh sống quây quần và canh tác nông nghiệp nên
mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật
thiết.
Câu 2: Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối
thời nguyên thủy:
Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và
đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng
loại
•Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu
vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định.

You might also like