You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1, MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

1. Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy


- Biết được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã
hội nguyên thuỷ.
- Tổ chức xã hội:
+ Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng
cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy
người nguyên thủy.
+ Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống
tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.
- Công cụ:
+ Sử dụng những mảnh đá hay những hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và
vừa tay cầm => biết chế tác công cụ lao động (đồ đá cũ sơ kỳ).
+ Biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn => phát minh lớn giúp con người có thể
sử dụng một thứ năng lượng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình.
+ Qua lao động, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao
động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn => Con người tự cải biến, hoàn thiện
mình từng bước nhờ lao động.
- Các giai đoạn tiến hóa của loài người.
Vượn cổ => Người tối cổ => Người hiện đại

- Hiểu được lao động tạo ra con người và xã hội loài người..
- Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết khai thác từ thiên nhiên:
+ Việc lượm hái từ năm này qua năm khác đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo
thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm: khoai, củ, bầu, bí, lúa, ….
+ Đi săn, bắt thú nhỏ người ta đã giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc (chó => lợn,
bò….)
- Con người có óc sáng tạo, biết khai thác từ thiên nhiên những thứ cần thiết cho mình:
+ Làm sạch những tấm da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương.
+ Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ
chân, hoa tai, … Bằng đá màu, sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.
Nhận xét:
Con người không ngừng sáng tạo. kiềm được nhiều thức ăn hơn, sống tốt hơn và vui
hơn. Đời sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh và ổn định hơn từ thời kì đồ đá mới.
2. Xã hội nguyên thủy
- Liệt kê được sự ra đời của các công cụ lao động bằng kim loại.
Con người tìm và sử dụng kim loại
+ Khoảng 5.500 năm trước đây - đồng đỏ.
+ Khoảng 4.000 năm trước đây - đồng thau.
+ Khoảng 3.000 năm trước đây - sắt.
- Hiểu được vai trò, ý nghĩa sự ra đời của công cụ lao động bằng kim loại và sự tiến bộ
của sản xuất, quan hệ xã hội.
- Hệ quả của công cụ lao động bằng kim loại

+ Năng suất lao động tăng

+ Khai thác thêm đất đai trồng trọt

+ Thêm nhiều ngành nghề mới.

- Thị tộc và bộ lạc


Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng
đầu là tộc trưởng.

- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
3. Chuyên đề xã hội cổ đại
- Nêu được điều kiện tự nhiên, cơ sở hình thành, sự hình thành các quốc gia cổ đại phương P
Đông và P Tây
Đặc điểm PHUƠNG ĐÔNG PHƯƠNG TÂY
Điều kiện Sự xuất hiện của công cụ kim loại, Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển
tự nhiên con người bước vào thời đại văn Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất
minh. canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra
- Những quốc gia cổ đại phương những thuận lợi và khó khăn:
Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực +Thuận lợi: có biển, hải cảng, khí
các dòng sông lớn vì có đất đai màu hậu ấm áp, nên giao thông thuận
mỡ, mưa đều đặn, dễ trồng trọt, lợi, sớm phát triển nghề hàng hải,
thuận lợi cho nghề nông như: ngư nghiệp, thương nghiệp biển.
+ Ai Cập: sông Nin + Khó khăn: đất xấu, ít, thích hợp
+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ trồng cây lưu niên như nho, ô liu,
phơ rát cam chanh. Lương thực thiếu
+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng phải mua lúa mì, lúa mạch của
+ Trung Quốc: sông Hòang Hà và người Ai Cập, Tây Á.
Trường Giang.
- Khoảng 3500-2000 năm TCN, cư
dân cổ Tây Á, Ai Cập biết sử dụng
đồng thau, công cụ bằng đá, tre và
gỗ.

Sự hình Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân


thành hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người
nghèo nên giai cấp và nhà nước ra
đời:
+ Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu
vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại
sống tập trung theo từng công xã.
khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập
thống nhất được thành lập.
+ Các công xã kết hợp thành liên
minh công xã , gọi là các “Nôm”,
khoảng 3200 TCN, một quý tộc có
thế lực đã chinh phục được tất cả các
“Nôm” thành lập nhà nước Ai cập
thống nhất.
+ Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ
IV TCN), hàng chục nước nhỏ người
Su me đã hình thành.
+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia
cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III
TCN.
+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào
thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có
giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

- Đặc trưng kinh tế; thể chế chính trị


- Cơ cấu xã hội
- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn,
thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã:

+ Đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

+ Nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch
được, làm không công cho quý tộc.

- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ:
Có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang
bằng sự bóc lột.

- Nô lệ:

+ Thấp nhất trong xã hội.

+ Nguồn gốc chính là những tù bình bị bắt trong chiến tranh, nông dân nghèo không trả
được nợ.

+ Chuyên làm những việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

Cuộc sống của người Ai Cập cổ: Nam giới quý tộc và hoàng tộc Ai Cập đều có rất
nhiều vợ. Tuy nhiên, đối với những người vợ thì chồng là tất cả đối với họ.

- Biết được những thành tựu văn hóa của phương Đông cổ đại (thiên văn, lịch, chữ viết,
…).
a, Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông
nghiệp.

- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng --> tri thức đầu tiên về Thiên
văn--> sáng tạo ra nông lịch (365 ngày 1 năm và chia thành 12 tháng).

- Tính chu kì thời gian và mùa.

+ Chu kì thời gian: năm, tháng, tuần, ngày.


+ Chu kì mùa: mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng
đất bãi.

- Con người biết đo thời gian ánh sáng mặt trời, tính được 1 ngày có 24 giờ.

b, Chữ viết

- Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài
người.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của
con người gọi là chữ tượng ý. Chữ này chưa tách khỏi chữ tượng hình, thường ghép với
một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

+ Người Ai Cập: viết trên giấy Papyrus

+ Người Su me ở Lưỡng Hà: dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét
còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

+ Người Trung Quốc: khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

c, Toán học

- Ra đời sớm do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán
trong xây dựng.

- Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết
tính số Pi= 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu.

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người
Ấn Độ.

- Hiểu biểu toàn học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.

d, Kiến trúc

Phát triển phong phú

- Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà …

- Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

- Liên hệ các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây. Đánh giá được sự
kế thừa, phát triển của văn minh phương Tây cổ đại.
4. Trung Quốc thời phong kiến
- Nêu được nét chính về sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần. Biểu hiện trên các
mặt:
* Về chính trị:
- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ
của người Trung Quốc.
- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn
nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.
- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp
có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.
* Về xã hội:
- Với những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc dưới thời Tần cũng biến
đổi. Các giai cấp mới được hình thành:
+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ
được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất
nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ,
gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột
của quý tộc đối với nông dân công xã.
=> Chế độ phong kiến được xác lập.
- Trung Quốc thời Tần, Hán
Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của
người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau
Thời Tần: 221 TCN -206 TCN
- Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất
Trung Quốc.
- Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng
chính quyền.
- Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.
Nhà Hán: 206 TCN - 220
- Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.
- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang,
chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
- Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời Đường.
Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường - Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung
Quốc rơi vào thời kì loạn lạc kéo dài. - Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi
nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907).

You might also like