You are on page 1of 22

Câu 2: Văn minh Ai Cập cổ đại:

Cơ sở hình thành
Thành tựu: Chữ viết, văn học, kiến trúc-điêu khắc, khoa học tự
nhiên-y học.
A. Cơ sở hình thành:
1. Địa lí

- Ai Cập: Đông Bắc châu Phi

Một thung lũng dài, hẹp nằm dọc theo lưu vực sông nin

Lãnh thổ tương đối đóng kín

chỉ có vùng Đông Bắc nơi con đào Xuy ê sau này->qua l ại vùng Tây Á
- Vị trí:

Đông: Hồng Hải và sa mạc Arap, bán đảo Sunai


Tây là sa mạc Libi
Nam vùng rừng núi Nubi

Bắc là biển địa trung hải

- Sông nin:
dài 6700km, chảy qua Ai Câp 700km.

Chảy từ vùng xích đạo của Châu Phi

Bồi đắp phù sa màu mỡ 2 bên bờ sông: bồi đắp rộng khoảng 15-25km
nhưng có chỗ đến 50km do nhiều nhánh nhỏ-> nên văn minh Ai
Cập-nên văn minh sớm nhất nhân loại
Dòng chảy sông Nin-> Thượng Ai Cập (miền Nam)/Hạ Ai
Cập (miền Bắc)
Nhiều tài nguyên thiên nhiên

- Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập
sống ở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa h ạ nóng
và khô.
- Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính
trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu.
Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian - Đ ịa
Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây
Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho
việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các ho ạt đông
trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn
được cải thiện.
2.Kinh tế:

- Lúa nước, thuần hóa động vật, làm đồ đồng,...

- Phần lớn nền kinh tế được tổ chức một cách tập trung và nằm
dưới sự kiểm soát chặt chẽ.

- Mặc dù những người Ai Cập cổ đại không sử dụng tiền đúc cho đến
thời kỳ hậu nguyên, họ đã sử dụng một loại hệ thống trao đổi
hàng hóa, sử dụng các bao tải thóc để làm tiêu chu ẩn và deben,
trọng lượng khoảng 91 gram (3 oz) bằng đồng hoặc bạc để tạo nên
một đơn vị đo lường chung.

Người lao động được trả bằng thóc và một người lao động bình
thường có thể kiếm được 5 ½ bao tải (200 kg hoặc 400 lb) thóc
mỗi tháng,

trong khi một quản đốc có thể kiếm được 7½ bao tải (250 kg hoặc
550 lb).

- Giá cả được cố định trên toàn quốc và được ghi vào sổ sách để
tạo điều kiện cho việc kinh doanh; ví dụ như một chiếc áo có giá
năm deben đồng, trong khi một con bò có giá 140 deben.

- Thóc lúa có thể được trao đổi với các mặt hàng khác, theo m ột
bảng giá cố định. Vào thế kỷ thứ V TCN, tiền đúc đã được du
nhập vào Ai Cập từ nước ngoài.
- Ban đầu các đồng xu được sử dụng như những miếng đúc tiêu
chuẩn từ kim loại quý hơn là một loại tiền tệ thật sự, nhưng trong
các thế kỷ kế tiếp, những thương nhân quốc tế đã tín nhiệm lo ại
tiền này.
3. Dân cư:
- Thời gian thời đá cũ có thể dân c Phi sống.

- Sau này có một bộ phận của tộc Hamit từ Tây Á và hạ du sông


Nile và đồng hóa với thổ dân ở đấy tạo ra người AC
4.Chính trị xã hội

- Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN. Từ


đó cho đến năm 525 TCN, theo cách phân chia của Manêtông,
tác giả sách Lịch sử Ai Cập, sống vào thế kỉ III TCN, lịch sử Ai
Cập cổ đại được chia thành 5 thời kì là Tảo vương quốc, Cổ vương
quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc
gồm tất cả 31 vương triều.

- Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN.

- có sự phân chia giai cấp ở mức độ cao và địa vị xã hội đã được


phân biệt rõ ràng. Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý
tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ưu đãi,
có quyền sở hữu nhiều ruộng đất và nô lệ.
Những người bị trị bao gồm: nông dân, thợ thủ công,
nô lệ.

Đứng đầu bộ máy nhà nước là Pharaoh->quý tộc, quan chức->lính-


>thương lại->thương nhân->thợ thủ công->nông dân->nô lệ

- Bộ máy nhà nước tuy tương đối cồng kềnh, nhưng hoạt động một
cách hiệu quả và chặt chẽ. Ngoài những quy định trong tuy ển
chọn quan lại theo thứ bậc, nhà nước ban hành nhiều quy đ ịnh v ề
hoạt động, thẩm quyền của các bộ phận từ trung ương đến địa
phương, ban bố những sắc lệnh quy định về sự trừng phạt.
B.Thành tựu:
1.Chữ viết

- Ra đời khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành.

- Ban đầu là chữ tượng hình - là hình vẽ lại hình thù của vật .

 Các bản viết chữ AC cổ đại chứa đựng những hình vẽ của người,
các loài động vật, cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao, nước, núi non
- Với những khái niệm trừu tượng hơn -> phương pháp
mượn í

- 2 pp trên không đủ để ghi lại mọi khái niệm -> xuất hiện những
hình vẽ biểu hiện âm tiết.

Những hình vẽ biểu hiện âm tiết này vốn là những chữ biểu th ị m ột
từ đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng.
- Dần dần, những chữ cái âm tiết biến thành chữ
cái.

- Tổng số chữ tượng hình của AC cổ đại khoảng 1000 chữ, trong đó
có 24 chữ cái

- Được người Hích xốt, Palestin kế thừa học hỏi-> người Phenixi->
ng Phenixi sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.

- Thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da,... nhưng chất
liệu phổ biến nhất: papyrus
1 loại cây bên bờ sông Nin
Chẻ thân cây thành từng thanh mỏng-> ghép lại thành
tờ giấy -> phơi khô-> loại giấy sớm nhất tg

-2.Văn học:

- Kho tàng văn học phong phú: tục ngữ + ca dao trữ tình + các câu
chuyện mang tính đạo lí, giáo huấn, trào phúng, thần thoại+....

“Bài ca của người chơi đàn hạc”, “Cuộc trò chuyện của m ột người
tuyệt vọng với linh hồn”;
“Cuộc chiến giữa Horus và Seth

3. Kiến trúc và điêu khắc

- Trình độ cao

- Kiến trúc tiêu biểu: cung điện, điện miếu, đặc biệt nh ất là Kim t ự
tháp.
a.Kim tự tháp
- Là những ngôi mộ của các vị cua AC thuộc vương
triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc
- Xây ở vùng sa mạc ở Tây Nam Cairo ngày nay.
- Tiêu biểu: Kim tự tháp Kheops, con của Snefrou

- Việc xây dựng ktt được coi là đem lại cho nhân dân ac “không
biết bao nhiêu tai họa”.

Nhưng bằng bàn tay, khối óc của mình, nhân dân ac đã để lại cho n ền
văn minh nhân loại những công trình kiến trúc quý giá.

Qua 5000 năm, ktt vẫn sừng sững giữa sa mạc, mặc kệ sức tàn phá
của thời gian.

Người ai câp có câu: tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ
kim tự tháp
Kim tự tháp kheops là kì quan số một trong bảy kì
quan
b. Tượng Xphanh (nhân sư)
- Nghệ thuật điêu khăc của AC có những thành tựu lớn rất biểu
hiện ở 2 mặt : tượng và phù điêu
- Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua ac thường
sai tạc tượng của mình và những người trong vương
thất

Tạc ở trên đá gỗ, or đúc đồng

Tượng đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu neferiti vợ của vua
Akhenaton.
- Độc đáo nhất: tượng nhân sư Xphanh (Sphynx)

- Xphanh thường dịch là con nhân sư, mình sư tử, đầu người hoặc
dê.

Đặt ở trước cổng đền miếu.


- Nổi bất là tượng xphanh ở gần kim tự tháp Khafre
ở Giza

dài 55m, cao 20m, riêng cái tai dài 2m

thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử -> ca ngợi vua :
trí tuệ người+sức mạnh như sư tử
4.Khoa học tự nhiên

a. Thiên văn

- Biết dùng dụng cụ thô sơ: dây rọi mảnh ván có khe hở để quan sát
bầu trời

- Vẽ 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao Thủy, sao
Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ

- Phát minh ra cái nhật khuê để đo thời gian.

Là một thanh gỗ có một đầu cong

Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời in lên vị trí nào của thanh
gỗ -> chỉ xem được ban ngày khi có nắng

- Vương triều thứ XVII: đồng hồ nước

Một cái bình đá hình chóp nhọn. Nhọn ở đáy và đáy có một lỗ hổng.
Trong bình đổ đấy nước, nước theo lỗ nhỏ chảy ra ngoài làm cho
mực nước vơi dần. Mực nước cho biết thời gian

- Thành tựu quan trọng nhất là đặt ra lịch.

- Năm mới của AC bắt đầu vào ngày nước sông Nin bắt đầu dâng
khoảng tháng 7 dương lịch. Một năm chia làm 3 mùa mỗi mùa 4
tháng: mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa thu ho ạch.
b.Toán học

- Đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nin làm ngập + vật liệu trong
xây dựng => hiểu biết nhiều về toán học.

- Phép đếm: lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).

Dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có chữ số 0 nên
cách viết tương đối phức tạp

Chục=một đoạn dây thừng


- Phép tính : mới biết cộng trừ..

- Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học xuất hiện.

Ẩn số x ~ “aha” ~ “ một đống”

Ví dụ số ngũ cốc chưa biết số lượng thì ghi là “một đống ngũ cốc”.

Ng AC biết được cấp số cộng và có lẽ biết được cấp số nhân


- Hình học:

Tính được diện tích hình tam giác, hình cầu, hình tháp đáy vuông

biết được số pi là 3,16


vận dụng mầm mống của lượng giác học->xây kim tự
tháp
c.Y học:

- Tục ướp xác thịnh hành ở ac -> hiểu biết tương đối rõ về cấu tạo
cơ thể người

- Nhiều tài liệu ghi trên giấy papyrus: bệnh tật, nguyên nhân c ủa
bệnh tật, mô tả về óc, quan hệ giữa tim và mạch máu, khả năng
chưa trị,...

- Nhận thức được nguyên nhân bệnh tật là do sự không bình


thường của mạch máu chứ ko phải do ma quỷ.

- Biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe con
người, óc bị tổn hại->toàn thân bị bệnh
- Một số loại bệnh được ghi chép lại: bệnh đường ruột, dạ dày, hô
hấp , ngoài da,....
- Nhiều bài thuốc và pp chữa trị:

Bệnh đường ruột-> rửa ruột hoặc cho nôn mửa


Phẫu thuật -> chữa một số bệnh

- Việc chưa bệnh cũng được chuyên môn hóa tỉ mỉ: có ng ười chuyên
về mắt, có người chuyên về đau dầu, người chữa bệnh dạ dày,....

Bottom line:

Nền văn minh ac -> nhiều thành tựu tuyệt vời cho nhân lo ại -> đóng
góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền
văn hóa thế giới.

Câu 3: Văn minh Lưỡng Hà:


- Cơ sở hình thành
- Thành tựu- chữ viết, văn học, khoa học tự nhiên, luật pháp.

I. Cơ sở hình thành
1. Địa lý:

- Mesopotamia có nghĩa là giữa 2 miền sông. Sông Euphrates và


sông Tigris.

- Sông Euphrate ở phía Tây, Tigris ở pĐông

Bắt nguông từ miền rừng núi armenia, chảy qua lãnh th ổ Iraq ngày
nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư

2. Điều kiện tự nhiên

- Mùa xuân băng tan ở cao nguyên Armenia-> nước 2 sông dâng
cao-> lụt->đất đai được bồi đắp-> màu mỡ-> khi công cụ sx còn
tương đối thô sơ kinh tế ở đây vẫn có điều kiện để phát triển-
>sớm bước vào xã hội văn minh
- Địa hình: Không có biên giới hiểm để bảo vệ->nhiều tộc người
tranh giành mảnh đất này

- Tài nguyên: ít đá quý và kim loại nhưng có đất sét rất tốt->
nguyên liệu chủ yếu của ngành kiến trúc, chất liệu viết.
3. Dân cư:
- Xưa nhất: người Xume
Từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào khoảng thiên kỉ IV
TCN -> Thành bang: Uruk, Ur, lagas,...

- Từ thiên niên kỷ III TCN, các bộ lạc du mục người Xemit đã tới
định cư trên một dải rộng từ Xiri đến sa mạc Arap. Trong số đó,
người Akkad đã định cư ở vùng trung lưu Lưỡng Hà, khoảng năm
3500 TCN chuyển từ đời sống du mục sang lối sống định cư dựa
trên kinh tế nông nghiệp tưới tiêu.

- Cuộc xung đột để giành quyền bá chủ khu vực Lưỡng Hà cũng đã
xảy ra giữa người Sumer và người Akkad trong suốt mấy trăm
năm. Kết quả là cuối thiên niên kỷ III TCN, người Sumer và người
Akkad đã đồng hóa với nhau.

- Cuối thiên niên kỷ III TCN, người Amorite từ phía tây Lưỡng Hà
lại tràn vào xâm nhập, chính họ đã tạo nên quốc gia cổ Babylon
nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà.

- Tiếp sau đó, có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở
các khu vực lân cận, cũng đã tràn tới cư trú ở khu vực L ưỡng Hà
tạo nên sự đồng hóa hỗn hợp của các cộng đồng người với những
ngữ hệ khác nhau, điều đó càng làm cho thành phần cư dân ở
Lưỡng Hà phức tạp thêm
4.Kinh tế:

- Tigris, Euphrate-> lưỡng hà phì nhiêu rộng lớn-> nông nghiệp phát
triển-> cư dân biết dùng bỏ để cày, làm đồ gốm bằng bàn xoay,
làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồn ruộng ,trồng ô liu, đai
mạch và nhiều loại hoa quả khác
5.Chính trị xã hội:

- Ngay khi mới ra đời nhà nước của người Xume được tổ chức theo
chế độ quân chủ chuyên chế. Đến thời kì vương quốc Babylon thì
chế độ chính trị được hoàn thiện, đặc biệt dưới vương triều
Hamurabi.

- . Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được th ần thánh
hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước .

- Hammurabi đã tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung


ương đến các địa phương theo nguyên tắc tập trung chuyên ch ế.
Hammurabi đã chia vương quốc thành 2 bộ phận, 2 khu vực hành
chính

Ở Akkad và Bắc Sumer, quan thống trị: là Xucalu->qu ản lí kinh t ế,


thu thuế, xây dựng và chỉ huy quân đội, huy động dân chúng
thực hiện các nghĩa vụ lao động khác (thủy lợi, xây dựng đền đài,
cung điện, đường sá…).

Vùng Nam Sumer : Xinidinnama-> như trên + quản lý, điều hành vi ệc
sản xuất, chăn nuôi trong trang trại của nhà vua.

- Hammurabi rất quan tâm và thực sự đã tổ chức được lực lượng


quân đội hùng mạnh. Quân đội thời Hammurabi là quân đ ội
thường trực. Các tướng lĩnh và binh sĩ đều được phân cấp ruộng
đất. Ai có công được ban thưởng rất hậu. Ruộng phân cấp cho
binh sĩ được chia thành 3 hạng cao thấp khác nhau. Cao nh ất g ọi
là Đêcu dành cho cấp chỉ huy và hai loại thấp hơn gọi là Rêđu và
Bairu.

II. Thành tựu: chữ viết, văn học, khoa học tự nhiên, luật pháp
1.Chữ viết.

- Cv ở LH đầu tiên do người Xume sáng tạo vào cuối thế kỉ IV TCN
- Chữ tượng hình
Chữ “chim”, “cá”, “nước” thì vẽ con chim, con cá và
làn sóng.

- Dần dần được đơn giản hóa, chỉ vẽ cái tiêu biểu

Bầu trời -> một ngôi sao. Bò mộng -> cái đầu bò với 2 cái sừng

- Biểu thị khái niệm, động tác...-> phương pháp biểu ú


“khóc” -> mắt và nước

“đẻ” -> chim + trứng


- Hình vẽ -> âm thanh
Muốn viết âm “xum” -> vẽ bó hành. Vì bó hành có âm
là xum
- Hình vẽ + một số hình khác -> phân biệt các khái
niệm

Hình bàn chân + âm tiết NA = “Đi”

+ âm tiết BA = “Đứng”

->chữ hài thanh -> biểu đạt giới từ, phó từ,...
- Chữ hài thanh->chữ tượng hình giảm

Ban đầu: 2000 chữ -> thời Lagas: 600 chữ

2. Văn học:

- Hai bộ phận chủ yếu: văn học dân gian + sử thi ( anh hùng ca)

- Văn học dân gian = cách ngôn, ca dao, truyện ngụ ngôn,...

Ndung: cuộc sống lao động của nhân dân, cách ứng xử ở đời

Là văn học truyền miệng-> ngày nay ta không biết được nhiều
- Sử thi:

Ra đời từ thời Xume, đến thời Babilon chiếm một vị trí rất quan
trọng.
Chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh
Ca ngợi các thần

“Khai thiên lập địa”, “Nạn hồng thủy”, “Gingamet”

- Vh LH cổ đại có nhiều thành tựu đáng kể.

Có ảnh hưởng lớn đối với khu vực Tây Á.


3.Khoa học tự nhiên:
a.Toán học

- Phép đếm:

Từ thời xume đã lấy số 5 làm cơ sở phép đếm. sau này người ta lại
lấy 60 làm cơ sở
Phép thập tiến vị (lấy 10 làm cơ sở)

Vấn được sử dụng đến ngày nay trong cách tính độ và cách tính
phút giây và thời gian
- Số học: họ biêt:

Làm 4 phép tính

Phân số, lũy thừa, căn số bậc 2, bậc 3


Giải phương trình có 3 ẩn số
- Hình học

Nhu cầu đo đạc ruộng đất -> biết tính diện tích hcn, hình tam giác,
hình thang, hình tròn.
Thể tích hình chop cụt
Quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông trước pitago

b. Thiên văn học:

- Các tăng lữ thường ngồi trên tháp cao để quan sát thiên văn.

- Trong 1 năm, bầu trời Lưỡng Hà thường trong sang được 8 tháng,
các nhà thiên văn với mắt thường cũng có thể quan sát các tinh

- Qua một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, họ biết rằng:

Vũ trụ có 7 hành tinh = mặt trời + mặt trăng + 5 hành tinh khác

Đường Hoàng đạo và chia Hoàng đạo thành 12 cung, mỗi cung 1
chòm sao tương ứng

Chu kì của một số hành tinh.ex: mặt trăng cứ hơn 18 năm lại quay v ề
vị trí cũ…-> tính được hai lần nhật thực, nguyệt thực

Sao chổi, sao băng


- Lịch Âm lịch từ thời Xume

• Âm lịch của người xume chia một năm làm 12 tháng : 6 tháng đ ủ
+ 6 tháng thiếu. Tháng đủ có 30 ngày. Tháng thiếu -29 -> m ột
năm có 354 ngày, thiếu 11 ngày -> khắc phục: thêm tháng nhu ận.
• Thời tân Babylon:

Cứ 8 năm nhuận 3 lần sau đổi thành 27 năm nhuận 10 lần


Mỗi tháng chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày,
tương ứng với 7 hành tinh và mỗi ngày có 1 vị làm
chủ

- Ngày của người LH bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Mỗi ngày chia làm
12 giờ, mỗi giờ có 30 phút. Như vậy mỗi phút của người lh bằng 4
phút ngày nay
c.Y học

- Hiểu biết đáng kể

- Tài liệu y học đc lưu giữ đến bây giờ:

các bệnh ở đầu, khí quan hô hấp, mạch máu tim, thận,….

- Trong quá trình chữa bệnh, thầy thuốc được chuyên môn hóa ->
khoa Nội, Ngoại, Mắt, …
- Pp : thuốc, xoa bóp, bang bó, tẩy rửa, giải phẫu

- Dược liệu: nước, dầu, các loại thuốc dược chế biến từ thực vật,
động vật, khoáng vật
- Tuy nhiên, vẫn còn mê tín: nguyên nhân của bệnh tật : ko điều
hòa cơ thể + ma quỷ -> cầu thần linh, dungf bùa chú,…/ th ầy
thuốc ko chữa bệnh ngày 7,14,21,28,29
4.Luật pháp
- LH –khu vực có những bộ luật sớm nhất

- Từ thời vương triều III của thành bang Ua, ban hành bộ luật cổ
nhất thế giới. Hiện tại chỉ còn 1 số đoạn. Những đoạn ấy nói về các
vấn đề tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả, sự trừng
phạt với nô lệ,….

- XX TCN , Etnuna ở Đông Bắc Babilon ban hành một bộ luật.Bộ


luật này viết trên 2 tấm đất sét, được phát hiện ở Iraq, nay
nguyên bản được trưng bày ở bảo tang Batda. Nội dung: hệ thống
đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay nợ lãi,…

- Quan trọng nhất: luật Hammurabi, khắc trên một tấm bia đá.

do đức vua Hammurabi đặt ra -> “hạnh phúc chân chính”, “nền th ống
trị nhân từ”

Nội dung chính:282 điều luật: thủ tục kiện tụng các tội hình sự, các
vấn đề dân sự, chế độ ruộng đất, tô thuế,….

Câu 4: Văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại

Câu 5: Văn minh Ấn Độ cổ trung đại


- Điều kiện tự nhiên

- Thành tựu: chữ viết,văn học, Phật giáo, khoa học tự nhiên.

I. Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại

1. Đặc điểm tự nhiên: Đa dạng về địa lí


- Nằm ở Nam Á, tiếp giáp biển Ả Rập và vịnh Bengan

- bán đảo Nam Á


- Đông Bắc->Tây Bắc: có núi chắn ngang bao gồm dãy Himalaya->
ngăn cách Ấn Độ với phần còn lại của châu Á

- dãu núi Vanđya-> 2 miền Nam/Bắc


-hai con sông lớn nhất :

Sông Ấn: Indus/ Sông Hằng ( Gange)->bồi đắp hai đồng bằng màu
mỡ ở miền Bắc Ấn độ-> Nơi này là cái nôi của nền văn minh nước
này

- Sông Ấn (Indus), bắt nguồn từ dãy Himalaya, chạy dọc theo


hướng Tây Bắc, đổ vào biển Arập.

+ Tạo thành đồng bằng châu thổ sông Ấn rộng 8.000km^2.


- Sông Hằng (Ganges).
+ Sông Hằng là một dòng sông linh thiêng. Tên con
sông lấy từ tên của Ganga, con gái của thần núi
Himava hay Himalaya.

+ Lễ hội sông Hằng là lễ hội tôn giáo lớn nhất Ấn Độ


- Miền Bắc: lạnh; miền Nam: nắng nóng và chỉ có mưa
vào mùa hạ.
2. Cư dân:
2 nhóm chính: người dravida/người Arya
- Người Dravida, sống ở lưu vực sông Ấn, được xem là chủ nhân của
nền văn minh sông Ấn, bước vào thời kỳ có Nhà nước vào thiên
niên kỉ III TCN.
sống chủ yếu ở miền Nam

- Người Aryan, da trắng, di cư vào Ấn Độ từ thiên niên kỉ II TCN


và đóng vai trò quan trọnh trong việc tạo dựng văn minh cổ trung
đại Ấn Độ.

Ngoài ra
- Người Hung Nô, người Arập, người Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì,… xâm
nhập vào Ấn Độ trong các thế kỉ sau đó, đồng hoá với cư dân tạo
nên sự pha trộn văn hoá.

-Vấn đề bộ tộc, sắc tộc hết sức phức tạp


3. Cơ sở kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

- Buôn bán thương mại với vị trí địa lí đắc đạo và sự xâm nhập của
người Arập

- “Bán đảo gia vị và hương liệu”.


4. Chính trị-xã hội:

Sự phân hóa giai cấp/ sự phân biệt bộ tộc, nghề nghiệp->Chế độ Vác-
na ~ chế độ đẳng cấp-> phân chia xã hội thành 4 tầng lớp:

Đằng cấp Brahmins-> tăng lữ

Đẳng cấp Kshatriyas -> võ sĩ

Đằng cấp vaishyas-> người chăn nuôi, làm ruộng, thủ công

Đẳng cấp Shudras-> đầy tớ, nô lệ, hậu duệ của các bộ tộc bại trận,
không có tư liệu sản xuất.

II. Những thành tựu chính của văn minh Ấn Độ


1. Chữ viết

- Chữ viết xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ từ nền văn minh sông Ấn. →
Dân tộc Ấn là dân tộc có chữ viết vào loại sớm nhất thế giới.

- Vào thế kỷ VIII – VII TCN, ở Ấn Độ xuất hiện cùng một lúc nhiều
loại chữ cổ: Brami (từng được vua Asôka khắc trên bia đá);
Kharosthi, loại chữ này có lẽ bắt nguồn từ một loại chữ cổ vùng
Tây Á; chữ Sanxkrít (chữ Phạn) do người Ấn tạo ra trên cơ sở kế
thừa các mẫu tự của hai chữ trên; chữ Pali được xây dựng trên
cơ sở vay mượn từ Phạn ngữ (viết kinh Phật)
Trong 4 thứ chữ này, chữ Phạn là thứ chữ được bổ sung dần c ả về
ngữ pháp và kiểu chữ. chữ Phạn được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ
cho đến thế kỷ X.

Người ta thường chia chữ Phạn thành ba loại: chữ Phạn c ổ x ưa hay
chữ Phạn thời Vêđa, chữ Phạn sử thi và chữ Phạn cổ điển. Ch ữ
Phạn cổ xưa được sử dụng trong các kinh Vêđa trong khoảng
thiên niên kỷ II TCN.Từ thế kỉ IV TCN, hoàn chỉnh chữ Phạn c ả
về kiểu chữ và ngữ pháp. Còn chữ Phạn sử thi thì đã được dùng
chủ yếu trong các bộ sử thi Mahabharata và Ramayana, tuy xu ất
hiện sau chữ Phạn thời Vêđa nhưng lại cổ hơn, bình dân hơn và
sinh động hơn chữ Phạn cổ điển. Sau đó, chữ Phạn trở thành ch ữ
viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỷ X sau công
nguyên.

- Từ thế kỷ X trở đi dần dần xuất hiện nhiều loại chữ viết khác nhau.
Mỗi khu vực, mỗi vùng có một thứ chữ viết riêng. Trong đó, chữ
Hinđi được xây dựng trên cơ sở chữ Phạn là thứ chữ phổ biến ở
Ấn Độ cho đến nay.

- Ngày nay ở Ấn Độ có 15 thứ tiếng chính được dùng phổ biến, chia
làm 2 hệ thống:

+ ngữ hệ Aryan (khoảng gần 3/4 dân số Ấn Độ thuộc ngữ hệ này,


gồm 11 thứ tiếng)

+ ngữ hệ Đraviđa (4 thứ tiếng)

->tính tách biệt giữa các cộng đồng ngôn ngữ rất lớn. Ấn Độ là qu ốc
gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hoá. Phạn ngữ, chữ Hinđi nh ư
một cơ sở để thống nhất cộng đồng văn hoá Ấn Độ.

2. Văn học

Câu hỏi thảo luận: Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana ra đ ời


như thế nào, có điểm gì nổi bật về kết cấu và nội dung? Giá trị về
mặt văn học – nghệ thuật và lịch sử của hai bộ sử thi này như thế
nào?
Nền văn học Ấn Độ rất phong phú, rất đặc sắc, giàu tính sáng tạo,
thấm đậm tinh thần nhân văn, tinh thần Hinđu giáo.
Một số tác phẩm tiêu biểu:

a. Kinh Vêđa: là bộ kinh cầu nguyện nhưng đồng thời nó cũng là m ột


tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ấn Độ.

- Vêđa bắt nguồn từ chữ “Vid” trong tiếng Phạn, nghĩa là “hiểu bi ết”,
“tri thức”, “sự thông thái”, “uyên bác”. Vêđa là “kho tri thức”.

- Người Ấn Độ cho rằng kinh Vêđa do thần thánh ban cho họ, th ực
tế nó là sáng tác tập thể của người Ấn Độ trong một giai đo ạn
lịch sử rất lâu dài.

- Kinh Vêđa được sáng tác vào khoảng từ 1500 – 1000 năm TCN, lúc
đầu được truyền miệng, sau mới được ghi chép lại.

- Cấu tạo: Vêđa có 4 tập là Rig Vêđa, Yajur Vêđa, Sama Vêđa,
Atharva Vêđa.

+ Rig Vêđa: (ca tụng): bộ kinh tập hợp những bài thơ, bài ca, nh ững
mẩu chuyện ca ngợi thần linh.

+ Yajur Vêđa Yajus nghĩa là “thần chú”: bộ kinh tập hợp nh ững l ễ
nghi và cách thức khấn vái thần thánh.

+ Sama Vêđa là bộ kinh về các giai điệu, ca chầu cầu nguy ện th ần


linh trong lễ hiến tế.

+ Atharva Vêđa (thần chú, phép ma thuật) là bộ kinh tập hợp nh ững
lời khấn vái cầu xin có tính chất phù chú ma thuật, tương truyền
do đạo sĩ Atharva truyền lại.

Trong 4 bộ, Rig Vêđa bài thơ là bộ ra đời sớm nhất và có giá trị văn
học lớn nhất,

Về mặt văn học, Rig Vêđa là một pho thần thoại đồ sộ và rất sinh
động của người Aryan cổ xưa. Họ tôn thờ nhiều hiện tượng tự
nhiên: thần Surya (thần Mặt Trời), thần Usha (thần Rạng Đông),
thần Sôma (thần Mặt Trăng), thần Inđra (thần Sấm Sét)…

- Kế tiếp 4 tập Vêđa và có liên quan tới Vêđa còn có các tác ph ẩm
Bramana (Phạn thư), Upanisát (sách nghĩa sâu)…nhưng giá trị văn
học không đáng kể, chủ yếu là những bài cầu nguyện, thần chú,
những nghi thức cúng bái…

* Kinh Upanisad: là một trong những bộ kinh quan trọng nhất c ủa


thánh kinh Vêđa. Upanisad được coi là tác phẩm hoàn chỉnh c ủa
triết học Ấn Độ, trong đó nêu lên nguyên lý vũ trụ, tinh th ần
sáng tạo vũ trụ, đấng tối cao Brahman, về bản chất và ý nghĩa của
đời sống tâm linh con người.
b. Sử thi

Đồ sộ nhất là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana, đều đ ược


truyền miệng, từ nửa đầu thiên kỷ I TCN, sau đó được chép lại
bằng khẩu ngữ, đến các thế kỷ đầu công nguyên thì được dịch ra
tiếng Sanxkrít.

- Mahabharata (Những chiến công vĩ đại của dòng họ Bharata) là b ộ


sử thi lớn nhất của người Ấn, cũng là bộ sử thi vĩ đại nhất của
nhân loại còn lại đến ngày nay, phản ánh cuộc nội chiến giữa các
vương quốc của người Aryan mới lập ra ở Ấn Độ vào nửa đầu thiên
niên kỷ I TCN, phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, tư
tưởng, tôn giáo Ấn Độ. Vì vậy, Mahabharata được coi là pho Bách
khoa toàn thư về Ấn Độ. Người Ấn Độ thường tự hào cho rằng:
“Cái gì không có trong Mahabharata thì cũng không có ở bất cứ
nơi nào trên đất Ấn Độ”.

do tập thể các tác giả dân gian Ấn Độ sáng tác và được bổ sung
trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ V sau CN).

Mahabharata có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt ở Đông
Nam Á. Ở Inđônêxia, Ở Campuchia, vào thời kì Ăngko, nhiều cảnh
trong Mahabharata được thể hiện bằng phù điêu trên mặt đền
Ăngko và các đền đài khác.

- Ramayana (kỳ tích của Hoàng tử Rama): bộ sử thi lớn th ứ hai c ủa


Ấn Độ, sau Mahabharata (về dung lượng chỉ bằng 1/4 số trang
của Mahabharata).

Ramayana có ảnh hưởng lớn cả ở Đông Nam Á.

c. Sơkuntơla (tác giả là Kaliđasa)

Kaliđasa là nhà thơ vĩ đại nhất viết bằng tiếng Phạn của Ấn Độ. Song
người ta lại biết quá ít về cuộc đời của con người vĩ đại này. Theo
các truyền thuyết, ông vốn thuộc dòng dõi đẳng cấp Bàlamôn.
Ông mồ côi cha mẹ và được một người chăn cừu nuôi. Lớn lên, ông
ít được học và có phần hơi đần, nhưng lại rất đẹp trai. Một nàng
công chúa mê Kaliđasa và xin vua cha cho lấy làm ch ồng. Vì yêu
chồng, nàng công chúa cầu xin nữ thần Kali truyền cho chàng trí
tuệ. Và thế là từ đó chàng trở nên thông minh và có tên là
Kaliđasa (kẻ nô lệ của nữ thần Kali).

Tuy những tài liệu còn lại quá ít ỏi, nhưng các nhà nghiên cứu bi ết
chắc là Kaliđasa sống và sáng tác vào giai đoạn trị vì của hai v ị
vua Sanđra Gupta II và Kumara Gúpta I thời đại hoàng kim c ủa
văn hoá Ấn Độ cổ đại. Kaliđasa được coi là chiếc vương miện của
làng thơ trong đội ngũ chín nhà văn hoá lớn hay thường gọi là
chín viên ngọc quý của vua Sanđra Gúpta. Ông đã viết rất nhi ều
tác phẩm kịch và thơ, có những tác phẩm trở thành bất h ủ nh ư

Chịu ảnh hưởng của đạo bà la môn nhưng thể hiện tư tưởng tự do ,
chống lại lễ giáo khắt khe/lên án bản chất giả dối lừa gạt, không
chung thủy của gc thống trị.

Các nhà nghiên cứu coi Kaliđasa là Shakespeare cảu Ấn Độ và x ếp


ông vào hàng ngũ các kịch gia vĩ đạo nhất của nhân lo ại. V ở kịch
nổi tiếng nhất là Sakuntala.
Kaliđasa, một tài năng thi ca của đất nước Ấn Độ đã góp vào kho
tàng của nhân loại những viên ngọc quý giá.
1.Khoa học tự nhiên

a. Thiên văn học

- Người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng từ rất sớm, mỗi
tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, 5 năm thì thêm một tháng
nhuận.

- Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và m ặt
trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được
các kỳ trăng tròn, trăng khuyết, phân biệt được 5 hành tinh Kim,
Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
b. Toán học:

- Sáng tạo ra hệ 10 chữ số ngày nay được dùng rộng rãi trên th ế
giới (do người Ả Rậphọc của người Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu
nên người ta thường tưởng lầm là chữ số Ả rập).

- Tính được số π = 3,1416, phát minh ra đại số học.

- Hình học: biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam
giác và hình đa giác, biết được quan hệ giữa các cạnh của tam
giác vuông.
c. Vật lý học:

- Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuy ết nguyên
tử, cho rằng vạn vật do các nguyên tử tạo nên. Người Ấn Độ cổ
đại cũng đã biết được sức hút của quả đất
d. Y dược học
Ấn Độ cổ đại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các
nước khác. Từ thế kỷ VI, V TCN, người Ấn Độ đã biết cách chắp
xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận…Người Ấn
Độ biết chế thuốc tê cho bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ.

Những thầy thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là Xusruta, Saraca.
Xusruta sống vào thế kỷ V TCN, viết quyển sách bằng tiếng
Sanscrít về phương pháp khám bệnh và chữa bệnh, trong đó mô
tả rất kỷ về các môn giải phẫu, sản khoa, cách nuôi trẻ…

Saraca sống vào thế kỷ II, viết tác phẩm Samhita, được dịch ra
tiếng Ả rập, sau đó dịch ra nhiều thứ tiếng khác trên th ế giới,
đến nay vẫn còn giá trị tham khảo.

You might also like