You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU VỀ
TỤC THỜ CÁ ÔNG
Tục thờ cá Ông (tức cá voi, cá heo, cá nhà táng
và các loại cá lớn nói chung) là một tín ngưỡng
dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền
Nam Việt Nam từ Thanh Hóa đến toàn bộ cá
tỉnh ven biển miền Nam. Đây là tín ngưỡng của
cư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. Cá
Ông ở đây là cá voi lưng xám mà theo ngư dân
chính là thần Nam Hải. 

GVGD: NGHUYỄN THỊ AN THỤY


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

TRẦN ĐỨC AN ĐẬU ĐÌNH DƯƠNG HƯNG LƯƠNG BÍCH PHƯỢNG


KT18DL KT18DL KT18DL
18510101001 18510101130 18510101265

TRẦN NGUYÊN TÂM CHẾ HÀ VIÊN QUÂN HÀ ANH TUẤN


KT18DL KT18DL KT18DL
18510101310 18510101272 18510101400

2
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9

PHẦN II: NỘI ĐUNG

2.1 TÍN NGƯỠNG VÀ QUAN NIỆM VỀ CÁ ÔNG – KIẾN TRÚC LĂNG THỜ 10

2.1.1 TÍN NGƯỠNG 10

2.1.2 QUAN NIỆM VỀ CÁ ÔNG THEO TỪNG TÔN GIÁO 10

2.1.3 KIẾN TRÚC LĂNG THỜ CÁ ÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 13

2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN 15

2.2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỤC THỜ CÁ ÔNG 15

2.2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 16

2.2.3 QUÁ TRÌNH NAM TIẾN VÀ TIẾP BIẾN/ THỤ ỨNG VĂN HOÁ CHAMPA 17 3
2.3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỤC CÁ ÔNG 20

2.3.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỤC CÁ ÔNG SAU KHI THỤ HOÁ CHAMPA 21

2.3.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỤC THỜ CÁ ÔNG NGÀY NAY 22

2.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG 23

2.4.1 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ LOÀI CÁ VOI (CÁ ÔNG) 23

2.4.2 NGHI THỨC THỜ CÚNG CÁ ÔNG 25

2.4.3 SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÍN NGƯỠNG CÁ ÔNG THEO TỪNG VÙNG MIỀN 28

2.5 VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG 33

2.5.1 ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG BIỂN 35

2.5.2 ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM   37

PHẦN III: KẾT LUẬN


3.1 TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 40

3.2 GIÁ TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 40

PHỤ LỤC 41

4
Từ Đèo Ngang trở vào Nam, ngư dân thờ cá Ông. Tục thờ cá Ông xuất phát từ tín ngưỡng thờ cá
voi của người Chăm. Giai thoại kể rằng cá Voi là hóa thân của thần Cha-Alih-Va, còn được gọi là
thần song biển, thường cứu người bị nạn trên biển. Khi lưu dân Việt tiếp quản dải đất từ Trung bộ
trở vào, cũng đồng thời ít nhiều tiếp văn hóa của Người Chăm, mà tục thờ cá Ông là ví dụ. Tuy
nhiên, chưa thấy công trình nghiên cứu nào nói rõ về tập tục và nghi thức thờ cá Voi của người
chăm. Riêng tục thờ cúng cá Ông của người Việt đã Việt hóa hoàn toàn. Dấu vệt Chăm trong tập
tục này chỉ còn tồn tại ở tên vị thần mà người ta thờ phụng.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá khứ cá Ông có vị trí đặc biệt trong vấn đề an nguy của cư dân biển, những người sinh
sống bằng những chiếc thuyền nan mỏng manh như những chiếc lá trên biển cả mênh mông. Giờ
đây, khi phương tiện đánh bắt cá đã được hiện đại hóa bằng thuyền lớn động cơ mạnh mẽ, đảm
bảo vượt song nước, nhanh chóng vượt hiểm nguy, ví vậy tín ngưỡng thờ cá Ông có còn đậm nét
trong tâm thức người dân ?

Niềm tin của cư dân ven biển vào cá Ông không phải đơn thuần là một tín ngưỡng nhuốm màu
sắc tâm linh, mà nó là niềm tin được thực tế xác lập và củng cố. Tục thờ cá Ông là nét đẹp văn
hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng biển. Người ta thờ cúng cá Ông, cầu mong cá
Ông cứu hộ, độ sinh, nhưng tuyệt đối không mê tín. Trong tâm thức dân gian cá Ông là vị phúc
thần, gần gũi, thân thiện với con người.
5
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
NGUỒN GỐC TỤC THỜ CÁ ÔNG

Truyện cổ Chăm vẫn còn lưu truyền câu chuyện về Pô Riyak (thần Sóng), chuyện kể như sau: Ngày xưa, có chàng Eh Wa xuất thân từ nông
dân nghèo, bị bọn cường hào ác bá áp bức, quyết tâm ra đi tìm thầy học đạo. Sau bao năm tháng học tập dù chưa xong, nhưng do nỗi nhớ
quê nhà, chàng xin thầy cho về để giúp đỡ mọi người. Thầy không cho song chàng vẫn kết bè vượt sóng về cố hương. Bị lời nguyền rủa của
thầy, đến gần đất liền Eh Wa bị phong ba bão tố, vỡ bè, chàng bị cá mập nuốt sống. Vong hồn Eh Wa nhập vào cá voi để cứu độ ngư dân khi
bị nạn. Eh Wa chết vì sóng nên được người Chăm truyền tụng là Pô Riyak (thần Sóng).Dẫn ra điều này để thấy rằng Pô Riyak và cá voi là
một. Người Chăm thờ thần, ngư dân Việt thờ cá làm thần bảo hộ .
Cùng đó là nhận định của Ngô Đức Thịnh khi thấy lớp văn hóa biển ẩn chứa trong lớp văn hóa sông nước biểu hiện qua tục thờ Càn Hải Đại
Vương, Tứ Vị Thánh Nương mà dấu vết có thể thấy được với tục thờ cá Ông (cá voi) qua việc thờ “Bế ngư thuyền quan”- cá cứu người được
thờ ở đền Dạ Trạch và những nghi lễ cầu mùa cá ở làng Chử Xá liên quan đến mùa cá mòi nước lợ. 6
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Khảo sát nghiên cứu lễ hội thờ cúng cá Ông từ Thanh Hóa trở vào
Nam có liên quan gì đến cuộc sống ngư dân biển.

Các nguồn góc hình thành nên đặc điểm văn hóa, giá trị lễ hội,
sụ biến đổi lễ hội theo các giai đoạn lịch sử.

So sánh sự tương đồng và khác biệt của lệ hội thờ cúng cá Ông
của ngư dân các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào Nam.

Nhìn nhận một cách đúng đắn về lễ hội thờ cúng cá Ông, không
biến tục thờ cúng cá Ông thành phương tiện để phục vụ ý đồ kinh
tế một cách thô thiển, tổ chức không đúng mùa để cho khách du
lịch xem, làm mất ý nghĩa của tục thờ cúng cá Ông.
7
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu để làm nổi
ngưỡng.
bật nội dung cốt lõi của tín
Phương pháp phân tích – tổng hợp: dựa vào các nguồn tài liệu
sưu tầm về tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông để đi vào phân tích,
các giá trị, đặc điểm của tín ngưỡng nhằm làm nổi bật nội dung
mà bài tập muốn đề cập. Sau đó tổng hợp lại vấn đề cần
nghiên cứu. Phương pháp so sánh văn hóa: được sử dụng
xuyên suốt trong quá trình trình nghiên cứu để thấy rõ được sự
tương đồng cũng nhưu khác biệt về văn hóa thờ tự của
người Kinh, Hoa và người Chăm.

Ngoài ra để có tính chính xác cao hơn, nhóm đã tiến hành thực
hiện phương pháp xã hội học, thông qua các mẫu khảo sát từ
các bạn bè trong lớp đến từ những nơi có phong tục này.

8
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tín ngưỡng thờ Cá Ông ở các vùng biển Duyên Hải miền
Trung và miền Nam Việt Nam

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tín ngưỡng – nguồn gốc thờ cá ông


Khảo sát phân tích phong tục này từ thời nhà Nguyễn đến nay, để thấy
được sự thay đổi của phong tục này qua thời gian.

9
PHẦN II: NỘI ĐUNG
2.1 TÍN NGƯỠNG VÀ QUAN NIỆM VỀ CÁ ÔNG – KIẾN TRÚC LĂNG THỜ

2.1.1 TÍN NGƯỠNG 2.1.2 QUAN NIỆM


Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã
VỀ CÁ ÔNG
được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 18 tháng 11 năm 2016 cho rằng:
“tín ngưỡng là niềm tin của con người Đối với Tín ngưỡng Cá Ông cũng
được thể hiện thông qua những lễ nghi bao hàm quan niệm của tam giáo
gắn liền với phong tục, tập quán truyền đồng nguyên được thể hiện trong
thống để mang lại sự bình an về tinh bài văn tế cũng như nghi thức cúng,
thần cho cá nhân và cộng đồng”. như tin vào sự thương xót những
vong linh của nhà Phật, tin vào sự
Vậy, tín ngưỡng Cá Ông là loại hình
hộ trì của Nho giáo và sử dụng bùa
tín ngưỡng đặc trưng, chính nhờ vào
phép để cúng kiếng của Đạo giáo.
môi trường mà sản sinh, tích hợp và
bảo tồn nhiều hình thức sinh hoạt văn
hóa dân gian để cư dân chuyển ý
nguyện của mình lên thần linh thông
qua nghi lễ, phẩm vật, nơi thờ cúng,
hay ngày hội đua thuyền tứ linh trong
những ngày đầu năm mới. 10
QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO

Cho rằng, Cá Ông cũng nằm trong thập loại cô hồn, gồm mười loại của tứ
sanh và lục đạo, cho nên việc hồi hướng công đức đến những âm hồn, âm
linh đó được thể hiện nhiều hình thức khác nhau.

Theo bản văn chữ Hán còn lưu tại đền thờ Cá Ông Lân Chánh ở An Vĩnh,
đề ngày 16 tháng 8 năm Thành Thái thứ 15 thì các bậc cao lão ở ấp Tây
An – Phường An Vĩnh trình quan huyện phê bằng cho tu tạo ngôi Miễu
thờ Đức Ngư Thần như sau: “Vị linh Thần ở Miếu ứng nhập vào Đồng
nhi, cho đào lên có một linh cốt (Ngư Thần) lâu đời, dân ấp rước linh cốt
vào Miếu để thờ tự. Về sau này, có vị Ngư Thần nào trôi dạt vào bờ chết
thì dân làng sẽ đưa vào phối thờ trong Miếu”.

11
QUAN NIỆM

ĐẠO GIÁO – NHO GIÁO

QUAN NIỆM CỦA ĐẠO GIÁO QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO

Theo O’Connor, ma thuật và hiện tượng huyền bí có cùng một số đặc Tín ngưỡng Cá Ông là cách thể hiện của tín
trưng và mối liên hệ nhất định. Cả hai đều dựa trên một khái niệm về sự niệm “âm dương đồng nhất lý”; nên được cộng
thực được giải mã trên phương diện kiến thức và hoạt động bí truyền, đồng thể hiện sự chăm lo, phụng sự trong việc
tiềm ẩn và nội tại chỉ có những người được thụ giáo qua nghi lễ cấp sắc. cúng tế. Nho giáo thường biểu hiện quan điểm
Thông qua hành động ma thuật là những từ ngữ được nói ra. Đó là “thượng tôn nhân nghĩa” trong việc cúng tế và
những câu thần chú thường được truyền lại hàng năm cho vị có chức sắc thờ cúng, nên những Đức Ngư, Cá Ông được
được thần linh chỉ định, mặc khải cho hay những động tác trong nghi lễ, cư dân lập Miếu, Lân, Lăng để hàng năm cúng
phẩm vật, đồ thờ cúng. Câu thần chú này chỉ có chủ lân mới dùng trong tế như một thiết chế quy định sẵn đã có từ lâu
những ngày trọng đại của cộng đồng, hay những ngày kỵ Cá Ông hay của cư dân.
Ông lụy thì mới có linh nghiệm. 12
2.1.3 KIẾN TRÚC LĂNG THỜ CÁ
ÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành
phố Phan Thiết , tỉnh Bình Thuận.

Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng
chài.

Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm
Ngọ 1762 để thờ  Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền
Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về
hướng Đông.

Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ
biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.

13
2.1.3 KIẾN TRÚC LĂNG THỜ CÁ
ÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Lăng Ông Nam Hải - Sông Đốc khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần
Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Lăng Ông hiện nay được xây dựng năm 1963, được tu bổ, sửa
chữa nhỏ vào năm 1990. Các công trình trong Lăng Ông Nam
Hải gồm có: tiền sảnh, chánh điện, miếu Bà Thủy Long thần nữ,
miếu Thành Hoàng, nhà khách, nhà khói cùng các công trình
phụ trợ khác.

Lăng Ông Nam Hải có diện tích 174,3m2 được xây dựng


bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói vảy cá, tường xây gạch ống,
nền lót gạch cremic, cao 11,7m, chánh điện được xây dựng theo
lối tháp gồm 3 tầng mái, trên chóp Lăng có hình tượng hồ lô;
tầng mái thứ 2 có dòng chữ “LĂNG ÔNG NAM HẢI”, phía
dưới chữ có tượng lưỡng long chầu nguyệt; tầng mái thứ 3 có
dòng chữ Hán dịch nghĩa là “LĂNG ÔNG NAM HẢI”, hai
bên có tượng rồng quay theo hướng đầu mái, phía dưới chữ có
tượng hai cá Ông được bày trí đối xứng giữa lư hương.
14
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG CỦA CƯ
DÂN VÙNG BIỂN

2.2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỤC THỜ CÁ ÔNG

Tục thờ Cá Ông xuất nguồn từ tục thờ Cá Ông Đối với người Chăm, Cá Ông là một vị thần của Biển Mục đích của tục thờ cá
của người Chăm Tuy nhiên, trải qua sự bản địa Đông được nhân dân kính cẩn Ông hình thành để cầu
hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng Đối với người Việt và người Hoa, Cá Ông chính là yên cho các ngư dân ra
của người Việt và cả người Hoa. mảnh pháp y (áo choàng sau) của Quan Thế Âm (hay khơi đánh cá và mong
Nam Hải Bồ tát) quăng xuống biển để cứu giúp cư dân được mẻ cá lớn. Tục này
vùng biển trong cơn giông tố giữa biển thời Gia Long đã thành
lệ 15
2.2.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Tục thờ cá Ông ( tức cá voi, cá heo, cá nhà táng và các loại cá lớn nói chung) là một
tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh
Hóa đến toàn bộ cá tỉnh ven biển miền Nam.
 

16
2.2.3 QUÁ TRÌNH NAM TIẾN VÀ TIẾP BIẾN
THỤ ỨNG VĂN HOÁ CHAMPA

Từ thời Lý-Trần văn hóa Champa bắt đầu có ảnh hưởng ít nhiều tới Đại Việt
thể hiện qua việc xây dựng đền tháp do lớp tù binh Champa thực hiện. Lý
Thánh Tông (1023-1072) đã đưa vị thần bảo trợ vương quốc Champa là Thiên
Y A Na về thờ làm thần bảo trợ cho Đại Việt…

Cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn phân chia Trong-Ngoài hơn 200 năm là quảng
thời gian mà người Việt trên vùng đất mới đã xây dựng được những sắc thái
văn hóa xứ Đàng Trong.  

Lưu dân người Việt trên đường vào Nam đã phát hiện một hệ thống đối tượng
thờ cúng và thần linh bảo trợ (đền thờ thần sóng biển, thần Po Riyak hóa thân
thành cá voi của người Chăm mà họ đặt cho cái tên mới là miếu Long Vương)
mà họ chưa từng thấy trên quê hương cũ. Những ý niệm mới về các thần linh
bảo trợ trên biển đã dần dần thấm vào tâm tư, tình cảm, đời sống tinh thần của
lớp lưu dân

Theo thời gian, địa bàn sinh cư của người Việt không ngừng mở rộng về
phương Nam, xa dần với không gian văn hóa Trung Hoa. Và, trong thời kỳ chia
cắt Trịnh-Nguyễn, đã định hình văn hóa xứ Đàng Trong. Xây dựng quê hương
mới ngay trên đất Champa xưa trong tình trạng đối đầu và chia cắt kéo dài
17
Tín ngưỡng thờ cúng cá ông là một biểu hiện
sinh động của quá trình tiếp biến/thụ ứng văn
hóa của tộc người Việt trong bối cảnh lịch sử
ấy…

Tục thờ cúng cá ông vốn có nguồn gốc từ


người Chăm. trong quá trình mở đất mở nước
xuống phương Nam, người Việt đã tiếp thu,
Việt hóa và phát triển nó cho phù hợp với quan
niệm và điều kiện của mình. 

Ngư dân Việt gọi đền/miếu thờ cá voi của mình


bằng cái tên đền/ miếu/ lăng/ dinh ông. Tên gọi
đó rõ ràng có mối liên hệ với miếu Long
Vương mà người Việt đã đặt cho đền thờ thần
Sóng biển của người Chăm khi mới tới.
18
Tục thờ thần biển mà vật linh thiêng là
cá voi của người Chăm chuyển thành
linh vật của người Việt, đi vào tâm thức
và cách thể hiện của người Việt đến
mức Việt hóa gần như hoàn toàn theo
bước chân Nam tiến là cả một quá trình
và để lại dấu ấn trên từng vùng đất suốt
từ sông Gianh vào đến Hà Tiên.

Truyền thuyết về thần cá voi của người Chăm là do Cha Aih Người Chăm thờ thần Sóng biển-Cha Aih va, Po Riyak hóa thân thành cá
va, Sóng biển hóa hiện, còn theo lưu dân người Việt thì đó là voi bơi lặn ngoài biển. Nhưng trong đền thờ cá ông của người Việt là bộ
từ ngàn vạn mảnh áo cà sa của Phật Bà Quan Âm mà thành. xương cá voi “thấy tận mắt”, được trân trọng gọi là Ngọc cốt.

19
2.3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỤC THỜ CÁ ÔNG

2.3.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỤC CÁ ÔNG SAU KHI THỤ HÓA CHAMPA
Thần Nam Hải cự tộc ngọc lân (Đình Bình Tân, Nha Trang)

Trước năm 1945, dưới thời hoàng triều Nguyễn, nhà nước phong
kiến quy định: Làng nào gặp cá Ông luỵ thì xã trưởng phải trình
lên phủ huyện để quan sai người tới khám định, cấp tiền tuất,
hương đèn, vải đỏ quấn đủ 7 vòng và cho khâm liệm, cấp đất xây
lăng cùng ruộng hương hoả để thờ cúng. Nghi thức tang chế phải
theo đúng cách “Thọ Mai”, tuy nhiên có giản lược một số chi tiết
thực hiện so với tang lễ của người. Mai táng đủ 3 năm thì cải táng,
lấy xương xếp vào quách, hay khạp, đưa vào lăng đã được xây sẵn
để thờ; lăng này có người thường xuyên chăm sóc, lo việc đèn
nhang, thường có một hội đồng lo việc quản lý.

Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận và ban sắc phong cho Cá Ông
như Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân, thời Minh Mạng phong là chi
thần, thời Trị Đức phong là Trạm trừng, có nghĩa là hạ đẳng thần 20
2.3.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỤC CÁ ÔNG SAU KHI THỤ HÓA CHAMPA

Từ trung bộ vào nam bộ, nhiều vùng ven biển gọi á ông
với nhiều tên khác nhau: ông Nam Hải, ông Chuông, Ông
Long, Ông Khơi, Ông Cậu, Ông Lớn, Ông Sứa,.. các lễ
hội nghinh Ông cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau:
rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế tục thờ cá ông, lễ cúng ông,
lễ nghinh Ông, lễ Nghinh Ông Thuỷ Tướng,…
Hình thức tổ chức lễ cũng khác nhau ở nhiều vùng. Nội
dung các bài văn tế cũng khác nhau.

Đa số các vùng trung bộ cá ngợi ơn Ông cứu thuyền cứu


nạn và tỏ lòng tôn kính qua các nghi thức diễn ca bái tạ.

Các vùng biển Nam bộ có bài văn tế trong lễ Nghinh Ông


từ Bà Rịa – Vũng Tàu tới cuối đường đất nước, đề cập khá Sắc phong thần Nam Hải cự tộc nhân ngư (Đình Ngân Hà, Ninh Hòa)
nhiều đến sự phù hộ của Ông, giúp cho thu hoạch cá tôm
đầy khoang, ghe thuyền ra khơi được an toàn và trở về đất
liền được nhiều may mắn.
21
2.3.2 SỰ PHÁT TRIỂN
TỤC THỜ CÁ ÔNG
NGÀY NAY

Qua thời gian, lễ hội càng được củng cố


trong cộng đồng ngư dân ven biển và trở
thành lễ hội truyền thống của bà con.

Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết xong,


ngư dân sẽ tổ chức lễ tế cá Ông. Bên cạnh
phần lễ, phần hội với các trò lắc thúng, đua
thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng, hát tuồng,
hát hò khoan… lễ hội Cầu ngư bày tỏ khát
vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư
dân, những con người luôn phải đối mặt với
nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.

Hiện nay, nhiều nơi trong tỉnh hàng năm tổ


chức lễ hội cúng Cá Ông, nhưng tiêu biểu
nhất là lễ hội cúng Cá Ông của các vạn chài:
Cù Lao - Mỹ Tân, Đông Yên (Bình Sơn),
Thạch Bi (Sa Huỳnh, Đức Phổ), lăng Chánh,
lăng Thứ, lăng Tân... (Lý Sơn), lăng Cổ Luỹ 22
Nam (Nghĩa Phú, Tư Nghĩa)
2.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG
2.4.1 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ LOÀI CÁ
VOI (CÁ ÔNG)

Từ lâu ngư dân miền biển rất tôn trọng và luôn có thái độ biết ơn đối
với cá Ông. Trong tâm thức của họ, đây là loài cá rất hay giúp đỡ các
ngư dân trong công việc đánh bắt hải sản. Đặc biệt, trong những lúc tàu
thuyền gặp bão tố, cá Ông thường xuất hiện để đưa người và thuyền vào
bờ.

CÁ ÔNG ( CÁ VOI )

Theo truyền thuyết, cá Ông vốn hóa thân từ những mảnh áo cà sa của
Phật Bà Quan Âm quăng xuống biển để cứu vớt sinh linh bị chìm đắm,
được Phật Bà ban phép để cứu người trên biển. Cũng có truyền thuyết
gắn với những bước đường bôn tẩu của chúa Nguyễn Ánh (về sau là vua
Gia Long) như sau: khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, thủy quân của chúa
tháo chạy ra biển và gặp phải sóng to gió lớn, trong lúc nguy khốn đó
bỗng có một con cá Ông to lớn ghé đưa thuyền vào bờ. Sau này khi thắng
quân Tây Sơn và lên ngôi vua, nhớ ơn cứu mạng, Gia Long đã phong
tặng cá Ông là Nam Hải Đại Tướng quân và ủng hộ nhân dân lập miếu 23
thờ cúng, tín ngưỡng cá Ông…
Lễ hội nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh
Theo Đại Nam nhất thống chí thì cá voi miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm
được gọi là Đức Ngư: “Đức Ngư đầu tròn, cả Phú Quốc). Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông
nơi trán có lỗ phun nước ra, sắc đen trơn là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn
láng, không có vảy, đuôi có mảng như làm ăn phát đạt, an khang.
đuôi tôm, cá tánh từ thiện, hay giải cứu Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có
cho người khi qua biển mắc cạn. Đầu niên nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá
hiệu Minh Mạng vua đặt cho tên là Nhân "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", ễ nghinh ông Thủy
Ngư, đầu niên hiệu Tự Đức đổi lại tên này tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông"
(Đức Ngư). Loại cá này trong Nam Hải là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh
thì linh, còn ở biển khác thì không linh”. cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một
tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa
phương nói trên.
Ở mỗi địa phương, lễ hội nghinh Ông diễn ra vào một thời
điểm khác nhau.

Trong nhận thức tâm linh của mọi người, đặc biệt là những ngư dân
đi biển, đặt sự tin tưởng vào sinh vật khổng lồ vừa "hiền" vừa
"thiêng" là loài cá Voi to lớn và họ gọi một cách kính trọng là Cá
Ông, dù biết rằng sự cứu giúp đó mang tính huyền thoại nhiều hơn
là hiện thực. Mặc dù vậy, người dân đều dành nhiều danh từ để gọi
cá Voi với sự cung kính: Ông Nam hải, Ông Lớn hay Ông Cậu để
chỉ những cá Voi to lớn, Ông Khơi để chỉ cá Voi sống ngoài biển
khơi, Ông Lộng để chỉ cá Voi sống gần bờ. Ngoài ra, dân gian còn
có những cách gọi khác nhau, như: Ông Thông, Ông Chuông, Ông
Máng… để thể hiện ý nghĩa tôn kính trong đời sống tâm linh.

24
2.4.2 NGHI THỨC THỜ CÚNG CÁ ÔNG
Lễ hội Nghinh Ông có hai phần: Phần Lễ và phần Hội.

Lễ Nghinh Ông: trước ngày hội, các thuyền đánh cá dù đang làm nghề ở xa
hay gần, đều phải tề tựu về bến.

Sáng sớm, theo lệnh của Chánh vạn, đoàn người ra khơi nghinh Ông với sụ
tham gia của Chánh vạn, Phó vạn, kiệu long đình trên có ngọc cốt của Ông do
các lễ sinh là trai làng khỏe mạnh rước kiệu Ông đi từ đền ra cửa sông. Hai
bên đường sẽ có ngư dân bày lễ, khói nhang để nghinh đón Ông.

Đoàn rước tiến ra cửa song, xuống ghe lễ đã được trang hoàng cờ hoa rực rỡ -
đây là ghe của gia chủ làm ăn phát đạt, không có vướn mắc những điều xấu.
Trên ghe có bàn thờ sắc thần và các lễ vật: heo quay nguyên con nằm ngửa, bộ
gan, long heo và các lễ vật khác, một trống cái để điều khiển các nghi lễ. Sau
ghe lễ là các ghe chở đoàn múa lân sư rồng và các ngư dân trong vạn.

Trên các ghe này đều bày biện bàn thờ với các lễ vật tương tự như ghe lễ.
Theo sau là hàng trăm chiếc tàu đánh cá của những ngư dân cùng nhân dân địa
phương và du khách tham gia lễ hội. Đoàn rước tiến về cửa biển cách vạn chài
khoảng 2km thì dừng lại. Trên ghe, ông Chánh vạn đốt thêm nhang đèn tiến
hành lễ nghinh Ông, thỉnh mời ông Nam Hải, cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư
dân được mùa bội thu và xin keo. Khi xin keo thành công, theo lệnh của
Chánh vạn, các tàu quay vào bờ. Đến bờ, đoàn nghi lễ diễu hành và hầu Ông
về Lăng với các nghi thức rước trang trọng cùng nhạc lễ, múa lân và dâng lên
Ông những sản vật mà ngư dân đã thu hoạch được.
25
Lễ chánh tế: Mọi người trong vạn Lễ cúng tế tiên sư và cúng tế tiền
kính trọng chọn một người lớn tuổi, vãng: ông Chánh vạn và Phó vạn
có đức độ song toàn làm nhiệm vụ thực hiện nghi lễ để mời các vị thần
khai mõ. Lễ vật dâng cúng, trong đó đến chứng lễ; ca ngợi công đức của
có cúng heo giết thịt để nguyên con, thần, sau đó tỏ lòng tri ân của dân
chứng tỏ con vật còn tươi sống. làng và cầu xin thần bảo hộ cho thôn
Nghi thức này còn gọi là lễ tỉnh dân được yên vui thịnh vượng.
sanh/tĩnh sinh, chỉ có ở một số đình
thờ tướng quân Nguyễn Phục - một
trong những vị thần phù hộ người đi
biển. Có lẽ trong ký ức dân gian của
những ngư dân vùng ven biển vẫn
còn lưu giữ tục này nên đã đồng nhất
và cụ thể hóa ý nghĩa của nó trong lễ
thức cúng cá Ông.

Phần Hội: Nếu như lễ là phần linh thiêng, là lúc con người bày tỏ ý nguyện và lòng biết
ơn, là lúc để lòng người đón nhận giao kết niềm tin thì hội là phần vui chơi, giải trí với
nhiều hoạt động rất đa dạng, phong phú diễn ra tiếp sau phần lễ, cũng có khi xen kẽ sau
mỗi nghi thức cúng lễ. Bên cạnh một số loại hình hoạt động mang tính thể thao, các trò
chơi dân gian gắn liền với nghề biển thường được tổ chức trong ngày hội cúng ông từ
Trung Trung Bộ vào đến Nam Bộ, như đua thuyền, đua thúng, đấu vật, kéo dây, trói cua,
bắt vịt, đi cà kheo… thì các loại hình nghệ thuật biểu diễn thường mang dấu ấn vùng
miền rõ rệt.
Ở phần Hội ngư dân sẽ tổ chức ăn uống, thỉnh mời hàng xóm, bạn phương xa đến ăn
uống, vui chơi và tham gia các hoạt động chung do địa phương tổ chức trong ngày này.

26
Nghi thức và nghệ thuật trình diễn trong lễ hội: Bà con vạn
chài, các đoàn hội đem lễ vật đến cúng Ông và tham gia các
trò chơi dân gian và hát Bội. Buổi tối đầu tiên là nghi
thức xây chầu. Trước khi xây chầu, các đào thài lạy trước điện
thờ Ông Nam Hải. Người cầm chầu là ông Chánh tế. Xây
chầu có nguồn gốc từ quan niệm dịch lý của Nho gia: “Thuận
đạo trời, an đạo đất, hòa đạo người” (tam tài). Quan niệm này
đã được dân gian hóa thành những lời ca cầu cho mưa thuận
gió hòa, dân làng an khang thịnh vượng. Sau nghi lễ này là
các vở diễn được dân vạn chài ưa thích như: Tiết

Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Xử án Bàng Quý Phi, Phụng


Nghi Đình, San Hậu thành. San Hậu thành được diễn vào đêm
cuối của lễ hội. Tuồng này, hồi thứ ba có màn hoàng tử được
dâng ấn kiếm và các quan tôn vương, còn gọi là lễ tôn vương.

Nghệ thuật trình diễn trong lễ hội Nghinh Ông thường gắn
với tập tục làm ăn sinh sống của những người đi biển, mang ý
nghĩa đề cao nghề nghiệp, đồng thời cũng để người dân giải
trí. Trong khi đó, xây chầu, đại bội, tôn vương lại có tính chất
lễ nghi được nghệ thuật hóa. Cho nên các đào thài và người
cầm chầu phải thực hiện rất cẩn trọng. Trong thực tế, những
thủ tục này đã được giản lược đi, nhưng không phải thế mà
mất đi tính quy phạm - linh thiêng của nó.

27
2.4.3 SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÍN
NGƯỠNG Á ÔNG THEO TỪNG VÙNG
MIỀN

TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN TỘC CHĂM VỀ TỤC THỜ CÁ ÔNG – PO RIYAK

28
Tín ngưỡng đa thần là một nét đặc trưng của Người phát hiện Ông “lụy” đầu tiên được
người Chăm, xuất phát từ tín ngưỡng dân gian coi là “trưởng nam”, thay mặt dân làng bịt
bản địa và tiếp thu văn hóa Ấn Độ. khăn đỏ, chịu tang 100 ngày.
thần Biển ngự trị và trông coi đại dương mà Thần Nam Hải còn có nhiều tước hiệu, tên
người Chăm thường gọi là thần Po Riyak. gọi khác nhau nhưng cũng chỉ nhằm nói đến
một vị thần của biển cả. Ở Ninh Thuận,
ngoài việc thờ Ông qua hình hài cá Voi thì
còn thờ cả cá Heo. Và người ta luôn tin rằng
cho dù Ông còn sống hay đã “lụy” thì đều
hiển linh như nhau và luôn phù hộ những
người đi biển như họ, cứu giúp họ khi gặp
Theo truyền tuyết, Po Riyak thuở sinh thời nạn.
nuôi chí lớn nên tầm sư học đạo ở nước ngoài
nhằm sau này trở về nước cứu nhân độ thế.
Tuy nhiên, do nặng lòng với quê hương, ông
muốn hồi hương sớm hơn dự định. Nhưng ý Người Chăm là cư dân sống ven biển, đã
định này không được thầy ông chấp nhận. Do từng gắn bó với biển. Văn hóa biển của họ
đó, ông đã cùng đoàn tùy tùng của mình đang vẫn còn thể hiện khá đậm nét trong các nghi
đêm giương buồm ra khơi trốn về cố hương. lễ qua lễ vật, các nghi thức cúng tế… Ngày
Thầy ông đã nổi giận lôi đình vì việc này nên nay họ không còn nghề làm biển hay thương
đã nguyền rủa ông giữa đại dương cho bị cá buôn trên biển như xưa nhưng niềm tin về vị
nuốt. Po Riyak hiển linh được người Chăm tôn thần Biển của họ vẫn sâu sắc như đối với
thành thần và thờ phụng ở hầu hết các làng các vị thần khác có tính ảnh hưởng đến cuộc
Chăm Ninh Thuận. Lễ tế được tổ chức vào sống của họ
đầu năm lịch Chăm (khoảng tháng 4, tháng 5
dương lịch) 29
Tục thờ cúng Cá Ông tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn với các
câu chuyện liên quan tới việc Cá Ông cứu mạng cho Vua Gia long Nguyễn
Ánh khi chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong
tặng Cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng,
sắc phong. Ngoài ra, việc Cá Ông cứu người và cứu ghe thuyền của ngư
dân cũng thường được lưu truyền trong nhiều cộng đồng ngư dân ven biển
bằng những câu chuyện truyền miệng mang màu sắc huyền thoại như: Cá
Ông là tiền thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đức Phật này đã có lần hóa
thân để cứu khổ chúng sanh. Ngài hóa thân thành ông Nam Hải để đi tuần du
biển Nam Hải. Một hôm, trên tòa sen nhìn lướt qua sóng gió đại dương Nam
Hải, ngài không khỏi đau lòng thấy muôn ngàn sinh linh gặp cơn phong ba
bão táp phải bỏ mình giữa biển khơi, mà những nạn nhân đáng thương này
chỉ là những ngư dân hiền lành lấy nghề đánh cá nuôi thân.

Trước cảnh tượng đau lòng đó, Bồ Tát liền cởi chiếc pháp y xé tan thành từng
mảnh vụn thả xuống mặt biển mênh mông. Mỗi mảnh vụn theo nguyện ý của
Bồ Tát đã biến thành một cá Ông, sau đó Quan Âm Bồ Tát lấy bộ xương Voi
ban cho để cá Ông có thân hình to lớn. Để giúp cá Ông làm tròn trách nhiệm
cứu người, Đức Bồ Tát đã ban cho cá Ông phép thu đường, giúp cho cá Ông
ở bất cứ nơi nào, cần đến nơi đâu để cứu nạn đều kịp thời. Nhờ có phép thu
đường mà cá Ông đã kịp ứng cứu các thuyền lâm nạn không kể ở hải điểm
nào, xa bao nhiêu.

2.4.3 SỰ KHÁC BIỆT CỦA


TÍN NGƯỠNG CÁ ÔNG
THEO TỪNG VÙNG MIỀN
30
Huyền thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc về lòng nhân ái, đức hy sinh trong tâm thức
của cư dân ven biển. Đối với họ, những người sống lênh đênh giữa biển khơi, bão
tố hiểm nguy luôn đe dọa họ. Khi đó, cá Ông trở thành chỗ dựa tinh thần trong
niềm tin bất diệt của ngư dân. Niềm tin này, ban đầu là một nhu cầu giúp người ta
chịu đựng gian khổ hiểm nguy trong cuộc mưu sinh, dần dần dấu vết của niềm tin
hằn sâu vào tiềm thức, trở thành tín ngưỡng dân gian. 

Lễ cúng này không có ngày thống nhất chung, tùy theo từng làng nghề và từng địa phương mà
người ta có những ngày cúng riêng, có làng chọn ngày cá ông đầu tiên lụy hoặc ngày nhận sắc
của Vua phong. Hàng năm, ngư dân chọn ngày “ông lụy” làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh
Ông. Lễ cúng này được thường tổ chức lồng ghép với Lễ hội cầu ngư. Đây cũng là dịp để người
ngư dân tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng” ở biển, mà trong tâm thức của họ vẫn chứa
đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn.

Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Tại các gia đình hành nghề đi biển, người ta đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng.
Trên mỗi tàu thuyền đều giăng đèn kết hoa. Còn trong làng, người ta chọn ra một ban nghi lễ là các vị cao niên, có uy tín với bạn chài và không bị mắc
tang chế. Tại lăng (miếu) Đức Ông, vị chánh bái dâng đồ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong
một mùa đánh bắt an toàn, bội thu.
  31
TỤC THỜ CÚNG CÁ ÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

OUR
TEAM

Ở Quảng Ngãi,"thấy Ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín Ở Cà Mau, người nào phát hiện cá Ông luỵ đầu Ở Đà Nẵng ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng
ngưỡng này, cá Ông lụy và trôi dạt vào làng nào, làng đó được ấm no, tiên thì phải để tang Ông, vì người đó chính phải cải táng, thường làm vào mùa xuân sang hè
tai qua nạn khỏi. Việc mai táng cá Ông là công việc chung của cả con Ông, sau thi thực hiện các thủ tục chôn cất rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với
làng, người nào gặp cá Ông lụy thì được xem như là trưởng nam, phải một thời gian người ta sẽ mang xương cốt của xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm
bịt tang đỏ. Nghi thức tang lễ giống lễ tang người nhưng được rút gọn Ông về thờ cúng. Nghi thức cúng thường có đội cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa
hơn. Xác cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ và lân, trống, chiêng, nhạc lễ, cờ, long đình, binh về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ
được mai táng trong các đụn cát gần biển. Sau 3 ngày thì cúng mở khí… và có tổ chức lễ rước. Vật phẩm dâng cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì
cửa mả, 7 ngày thì làm tuần, tiếp tục làm tuần 21 ngày, 49 ngày và cúng có heo quay, heo trắng (heo sống) và dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết
100 ngày thì mãn tang. Hàng năm dân làng căn cứ vào ngày Ông lụy hương, đăng, trà, quả cùng sản vật của địa ngoài biển. Tế xong thì có các mục mua vui như
để làm lễ cúng giỗ. Ba năm sau mới cải tang , khi đó xương cá Ông phương. hát "chèo ghe", đua thuyền thúng, kéo co, hát
sẽ được đặt vào quách đưa về lăng Ông để thờ. tuồng cùng các trò khác. 32
2.5 VAI TRÒ
CỦA TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG CÁ ÔNG

Tín ngưỡng thờ Cá Ông là loại hình tín ngưỡng


đặc trưng của người dân sống ven biển, trong đó
có những ngư dân đánh bắt thủy hải sản trên
biển. Ở mỗi loại hình tín ngưỡng dân gian nào
đều có những giá trị tích cực tác động đến đời
sống văn hóa tinh thần của con người. Một mặt,
nó là điểm tựa tinh thần của con người trong
những lúc gặp khó khăn, nguy hiểm. Mặt khác,
đây còn là nơi bảo tồn và phát triển những loại
hình tín ngưỡng dân gian của con người trong xã
hội hiện nay

33
VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG

1 2 3 4 5

Tín ngưỡng thờ Cá Tín ngưỡng thờ Cá Tín ngưỡng thờ Cá Tín ngưỡng thờ Cá Tín ngưỡng thờ Cá
Ông đáp ứng nhu Ông góp phần kết Ông góp phần phát Ông góp phần giáo Ông đối với quá
cầu đời sống tâm nối cộng đồng dân triển kinh tế - xã dục đạo đức, lối trình bảo tồn, phát
linh, sinh hoạt văn cư hội, phát triển du sống con người huy giá trị tín
hóa cho ngư dân lịch. ngưỡng văn hóa
dân gian

34
ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ ÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỜI SỐNG
TÂM LINH, SINH HOẠT HÓA CHO NGƯỜI DÂN

Tín ngưỡng thờ Cá Ông vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày, thật
sự đáp ứng được nhu cầu tâm linh đời sống văn hóa tinh thần của ngư dân
vùng biển. Trong quá trình ra khơi đánh bắt thủy hải sản, ngư dân luôn gặp
phải nguy hiểm, sóng to, gió lớn, bão tố vây quanh luôn rình rập, có thể
nhấn chìm tàu thuyền của họ lúc nào, ảnh hưởng đến tín mạng của ngư
dân. Với hoàn cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình, nhiều
người luôn cảm thấy bất lực trước sức mạnh của tự nhiên và họ cần phải
nhờ đến một sức mạnh siêu nhiên - Cá Ông để che chở, phù hộ. Mặt khác,
thông qua lễ hội Nghinh Ông thể hiện mong ước có được cuộc sống bình
an, một năm đánh bắt bội thu cũng như cầu cho tài lộc, sự nghiệp.

Ngoài ra niềm tin và việc thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng không chỉ giúp người dân cảm thấy yên lòng hơn khi gia đình có người thân đi biển đánh bắt thủy
hải sản. Giúp cho người dân vùng biển có tinh thần lạc quan, vững tin, phấn khởi tạo cho mọi người có niềm tin vững chắc vào cuộc sống tương lai, ra sức bảo
tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của loại hình văn hóa phi vật thể ở vùng biển của Tổ quốc. Bên cạnh đó, lễ hội Nghinh Ông của tín ngưỡng thờ Cá Ông
không chỉ thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của con người. Phần lễ là phần linh thiêng, là lúc mọi
người bày tỏ lòng thành kính của mình, thì phần hội là phần vui chơi giải trí với nhiều hoạt động đa dạng được diễn ra sau phần lễ. Cũng vào dịp này, nhiều gia
đình trong vùng còn tổ chức tiệc mừng, mời bà con, họ hàng đến cùng ăn uống, ca hát vui vẻ để mừng ngày cúng Ông và bù đắp lại những ngày tháng ra khơi
vất vả.
35
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ ÔNG
GÓP PHẦN KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Thông qua hoạt động lễ hội sức mạnh của cộng đồng được
gắn kết, củng cố, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với
con người được tăng cường. Mọi người hướng về lễ hội
Nghinh Ông với tất cả niềm tin, niềm vui, tạo thành một
cộng đồng quần thể hướng về cội nguồn với niềm hy vọng
sâu sắc. Tín ngưỡng thờ Cá Ông được thể hiện thông qua lễ
hội Nghinh Ông đã thu hút tâm trí và sức lực của các thành
viên trong cộng đồng; tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa con
người với con người ngày càng bền chặt hơn. Hoạt động
của lễ hội Nghinh Ông không chỉ thu hút người dân vùng
biển mà còn có sự tham gia của nhiều đối tượng khác, trở
thành ngày hội đặc trưng riêng biệt của người dân vùng
biển. Mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng chung tay, góp
công lo cho việc chung của xóm làng, của cộng đồng tạo
nên ngày hội tưng bừng, rộn rã.

36
2.5.2: ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA VIỆT NAM

Với sự góp mặt của cá ông đã làm phong phú thêm đối tượng
thần linh của người Việt, đặc biệt góp thêm một thần linh biển
vốn chưa nhiều trong hệ thống thần linh của người Việt.
Tục thờ cúng cá ông không những đã bổ sung và tạo ra sắc
thái mới mà còn là mốc đánh dấu bước phát triển trong hệ
thống tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Quá trình đó như một dòng chảy từ Trung Trung Bộ vào đến
Nam Bộ và có mối quan hệ chặt chẽ với tiến trình phát triển
lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong sự phát triển liền
mạch đó, tục thờ cúng cá ông cũng để lại những nét riêng trên
mỗi vùng đất, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, góp phần
định hình đặc trưng văn hóa vùng đất mới 37
TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ ÔNG
GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG CON NGƯỜI

Get a modern PowerPoint


Presentation that is
Tín ngưỡng thờ Cá Ông đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, beautifully designed.
đặc biệt là nền kinh tế đánh bắt thủy hải sản, thông qua hoạt động tín ngưỡng thờ
Cá Ông con người cảm thấy an tâm mỗi khi ra khơi đánh bắt và thu hoạch nhiều
cá tôm. Bên cạnh đó, lễ hội Nghinh Ông đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp không khói - phát triển du lịch lễ hội. Lễ hội Nghinh Ông là loại hình
văn hóa đặc sắc có giá trị vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Du
khách đến đây, không chỉ tham quan mà còn để thưởng thức những món ăn đặc
biệt của địa phương, mua những món quà, những loại thực phẩm đặc trưng của
địa phương để làm quà biếu.

38
Tín ngưỡng thờ Cá Ông và lễ hội Nghinh Ông không chỉ là tấm
gương phản chiếu các loại hình tín ngưỡng dân gian của dân tộc,
mà còn là môi trường để bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.

Thật vậy, thông qua lễ hội Nghinh Ông đã phản chiếu đặc trưng
văn hóa của ngư dân vùng biển. Chúng ta dễ nhận thấy rằng, ở
các ấp, khóm, làng, xã ở Việt Nam đều có một loại hình lễ hội tín
ngưỡng dân gian, đó là nơi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hóa
truyền thống của dân tộc, nhất là trong hoàn cảnh bị đồng hóa.
Nhưng trong những nơi đó, gắn liền với những lễ hội và chính lễ
hội ấy là tâm điểm của cái nôi văn hóa tín ngưỡng, không có ấp,
khóm, làng, xã nào mà không có văn hóa Việt Nam.

TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ ÔNG


ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH BẢO TỒN – PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
Đây là điều cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện
nay, khi mà công việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc trở nên
quan trọng, thì ấp, khóm, làng, xã và lễ hội lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, phát huy bản sắc
tín ngưỡng văn hóa dân tộc mà thực tế đó là tín ngưỡng thờ Cá Ông được biểu hiện thông qua lễ hội
Nghinh Ông là một điển hình.
39
3.1 TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việc Cá Ông liên tục cứu giúp ngư dân miền biển lúc giông to gió lớn đã khiến cho tục
thờ Cá Ông đã trở thành một nét văn hóa của Việt nam. Tuy nhiên khoa học cũng kiểm
chứng được một phần vì khi giông tố nổi lên thì cá voi cũng bị sóng biển đẩy vào bờ và
dễ bị mắc cạn. Cá voi theo thuyền để tìm vật cọ xát cho con cá ép trên thân mình rớt ra
khỏi sóng biển. Vì hiện tượng song hành này ngư dân cho là cá "giúp" dân chài.

PHẦN III: KẾT LUẬN

3.2 GIÁ TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tục thờ cúng cá ông không những đã bổ sung và tạo ra sắc thái mới mà còn là mốc đánh
dấu bước phát triển trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt. Quá trình đó như
một dòng chảy từ Trung Trung Bộ vào đến Nam Bộ và có mối quan hệ chặt chẽ với tiến
trình phát triển lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong sự phát triển liền mạch đó, tục thờ
cúng cá ông cũng để lại những nét riêng trên mỗi vùng đất, tạo nên sự thống nhất trong đa 40
dạng, góp phần định hình đặc trưng văn hóa vùng đất mới.
PHỤ LỤC

https://ditichkhanhhoa.org.vn/index.php/2018/12/03/tin-nguong-tho-nam-hai-o-khanh-hoa-qua-khao-sat-tu-lieu-han-nom/
https://drive.google.com/file/d/1638JIoSDUr3e4TGcpRV9hHxhNEqc00ml/view?fbclid=IwAR3kNtFVuHgN06OFsWxjgzKR1cnBClmrVXKK_46oTBCj_PVV
-1GNrQ91fEM
https://sites.google.com/site/banquanlyditichtinhcamau/home/ly-lich-cac-di-tich/di-tich-cap-tinh/di-tich-lich-su-lang-ong-nam-hai---song-dhoc
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A5c_th%E1%BB%9D_c%C3%A1_%C3%94ng
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A1n_Th%E1%BB%A7y_T%C3%BA
https://dananggalaxy.com/cam-nang-du-lich/tuc-tho-cung-ca-ong-cua-nguoi-viet.html?fbclid=IwAR0-cHDEQZ7kgpb8fP8izyvtKzBZW2GiBx_3gqWLNJr40T
113CzmHE7d9mU

Ngô Đức Thịnh, Phụng thờ Chử Đồng Tử trong biểu tượng “Tứ bất tử”. Trong Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa-Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà
Nội, 2007, tr.84.
Truyện cổ dân gian Chăm, Trương Hiến Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc, Sử Văn Ngọc,Trượng Tốn dịch, biên soạn, tuyển chọn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
2000, tr.59-62.
https://sites.google.com/site/thongtincuamoinguoi/home/van-hoa/tin-nguong/tuc-tho-ca-ong
http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=0261961d-bd9e-4294-be41-ebcd3c10b8a1
THANK FOR WATCHING

You might also like