You are on page 1of 25

Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Câu 1: Khái niệm văn hóa? Phân tích tính dân tộc, giai cấp và nhân loại của
văn hóa?
* Khái niệm văn hóa
Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,
được tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn. Văn hoá là sự sáng tạo của con
người và gắn liền với con người, là ranh giới để phân biệt giữa con người và động
vật, chỉ có con người mới có văn hóa.
- Trình bày khái niệm
+ Về nguồn gốc: Văn hoá là do con người sáng tạo, phát minh ra, gắn với con
người.
+ Về cấu trúc: Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cùng với
biểu hiện của nó.
+ Về vai trò: Nói tới văn hoá là nói tới những giá trị mà loài người tạo ra
nhằm đáp ứng sự sinh tồn; là mục tiêu, động lực của sự phát triển.
* Phân tích tính dân tộc, giai cấp và nhân loại của văn hóa
- Tính dân tộc của văn hóa
+ Văn hóa phản ánh điều kiện sinh sống, trình độ phát triển, những mối quan
hệ và những giá trị tiêu biểu của mỗi cộng đồng dân tộc
+ Văn hóa tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc
- Tính giai cấp của văn hóa
+ Cốt lõi của văn hóa là hệ tư tưởng, đấu tranh tư tưởng là hình thức cao của
đấu tranh giai cấp
+ Văn hóa trở thành vũ khí phục vụ đấu tranh giai cấp
+ Tính giai cấp luôn gắn liền với tính đại chúng
- Tính nhân loại của văn hóa
+ Văn hóa phản ánh mối liên hệ giao lưu lâu dài giữa các cộng đồng dân tộc
trong quá trình phát triển
+ Các giá trị nhân văn của các sản phẩm văn hóa có sức lan tỏa
Câu 2: Cấu trúc, đặc trưng của văn hóa?
* Cấu trúc của văn hóa
- Văn hóa nhận thức
+ Văn hóa nhận thức về tự nhiên
+ Văn hóa nhận thức về xã hội, con người
- Văn hóa tổ chức cộng đồng
+ Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
1
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng


- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
+ Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên
+ Văn hóa ứng phó với môi trường tự nhiên
- Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
+ Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
+ Văn hóa ứng phó với môi trường xã hội
- Loại hình văn hóa
+ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
+ Loại hình văn hóa gốc du mục
* Đặc trưng của văn hóa
- Tính hệ thống
+ Văn hóa là một hiện tượng xã hội mang tính hệ thống, bao gồm rất nhiều
yếu tố có quan hệ hữu cơ gắn kết với nhau tạo nên một chỉnh thể
+ Nhờ tính hệ thống, văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội
- Tính giá trị
+ Đặc trưng cơ bản của văn hoá, nó quy định đặc điểm, nội dung, quy luật
phát triển, tính đặc thù của văn hóa, vì văn hoá chỉ hàm chứa cái đẹp, cái giá trị.
+ Các cách tiếp cận về giá trị văn hóa: Hình thức (giá trị vật chất, giá trị tinh
thần), ý nghĩa (giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ), thời gian (giá trị
nhất thời, giá trị vĩnh cửu)
+ Các cấp độ của giá trị văn hóa: giá trị nền tảng, giá trị chuẩn mực, giá trị cụ thể
+ Nhờ tính hệ thống, văn hóa trở thành thước đo về mức độ nhân bản của xã
hội và con người
-Tính biểu tượng
+ Mỗi giá trị văn hóa đều hiện diện như một biểu tượng ẩn chứa trong đó
dấu ấn của một thể cộng đồng
+ Biểu tượng văn hóa giúp con người cảm nhận một cách cụ thể, thiết thực
những đối tượng mà mình quan tâm
Câu 3: Chức năng của văn hóa?
* Chức năng của văn hóa
- Chức năng nhận thức (là chức năng đầu tiên và tồn tại trong mọi hoạt động
văn hóa)
+ Nhận thức là thuộc tính vốn có của con người
+ Văn hóa là kết tinh của quá trình nhận thức và biến đổi thế giới
+ Thông qua các hoạt động văn hóa, con người nhận thức và phát huy được
giá trị sáng tạo của mình
- Chức năng giáo dục (là chức năng bao trùm)
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí


+ Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
+ Bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh
+ Với chức năng giáo dục, văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử
nhân loại và lịch sử dân tộc
- Chức năng thẩm mỹ (chức năng đóng vai trò quan trọng)
+ Giúp con người vươn tới các đẹp cả về hình thức và nội dung
+ Nhu cầu và khả năng vươn cái đẹp là một trong những động lực quan
trọng tạo nên sự tiến bộ về vật chất và tinh thần
- Chức năng giải trí (chức năng nổi bật của văn hoá)
+ Thông qua chức năng giải trí, con người thỏa mãn những nhu cầu, sở thích
cá nhân hoặc cân bằng các trạng thái tinh thần
+ Thông qua văn hóa giải trí, con người có thêm những cơ hội để phát triển
toàn diện
- Ngoài ra văn hóa còn có chức năng dự báo, chức năng giao tiếp,
* Giá trị lý luận và thực tiễn
- Nhận biết các chức năng của văn hoá, chính là khẳng định rõ ràng hơn mục
tiêu cao cả của văn hoá là vì con người, vì sự hoàn thiện và phát triển con người
- Nâng cao trách nhiệm, góp phần xây dựng môi trường văn hóa quân sự
lành mạnh tại đơn vị
Câu 4: Mối quan hệ giữa con người và văn hóa?
- Con người là chủ thể sáng tạo của văn hóa
+ Con người là thực thể sinh vật-xã hội, có ý thức, có ngôn ngữ, là chủ thể
của hoạt động lịch sử và hoạt động nhận thức
+ Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người, mặt tự nhiên là
“nền” cho con người, mặt xã hội, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên
trên động vật; làm cho con người có khả năng tư duy và hoạt động có mục đích.
+ Qua quá trình lao động, con người đã sáng tạo ra các giá trị văn hóa, được
xem là thiên nhiên thứ hai của mình
+ Những công trình kỹ thuật, kinh tế, công cụ sản xuất, tư liệu sinh hoạt,
phương tiện giao thông… đều là những sản phẩm vật chất, tinh thần do con người
sáng tạo ra.
- Con người là sản phẩm của văn hóa
+ Con người có nguồn gốc sinh vật và xã hội; không có yếu tố xã hội, không
được nuôi dưỡng trong môi trường xã hội thì không thể hình thành con người.

3
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Những sản phẩm do con người sáng tạo ra, trở thành hệ sinh thái văn hóa
thường xuyên tác động đến con người, giúp con người không ngừng phát triển,
hoàn thiện.
+ Chính môi trường xã hội đã hình thành nên môi trường văn hóa, đã cải
biến con người từ con người tự nhiên thành con người xã hội và làm cho nhân cách
con người ngày càng hoàn thiện hơn.
- Với tư cách là sản phẩm của văn hóa, con người là vật mang giá trị văn hóa
tiêu biểu
+ Các giá trị văn hóa vật chất có thể mất đi, nhưng con người- với tư cách
vật mang văn hóa còn thì nền văn hóa vẫn tồn tại và phát triển
+ Các giá trị văn hóa tiêu biểu: Biết tạo ra và sử dụng lửa cùng các công cụ
lao động; có ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm; có khả năng kiềm chế bản
thân bằng hệ thống các thiết chế; biết tạo ra các nhóm xã hội, trong đó con người
biết được ý nghĩa của nó.
- Giá trị lý luận và thực tiễn
+ Văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững
+ Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trong xâu dựng môi trường văn
hóa tại đơn vị
- Kỹ năng diễn đạt
Câu 5: Mối quan hệ giữa văn hóa với tự nhiên và xã hội?
* Mối quan hệ giữa văn hóa với tự nhiên
- Tự nhiên là cái có trước, quy định văn hóa; văn hóa được xem như “tự
nhiên thứ hai”, không có tự nhiên sẽ không có văn hóa
+ Tự nhiên tạo nên con người; con người đến lượt mình lao động không ngừng để
tạo nên văn hóa. Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên
+ Trong quá trình sáng tạo ra văn hóa, con người vẫn phải sử dụng các tài nguyên
phong phú của tự nhiên và năng lực tự nhiên tiềm tàng của chính bản thân mình
+ Ranh giới giữa văn hóa và tự nhiên không phải lúc nào cũng rõ ràng.
(VD?)
+ Các nền văn hóa trên thế giới hiện nay ghi đậm dấu ấn ảnh hưởng, tác
động của môi trường. (VD: văn hóa phương Đông, phương Tây)
- Văn hóa và tự nhiên khác nhau nhưng chúng không đối lập nhau mà tồn tại
trong mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua con người và hoạt động của con
người.
- Không có văn hóa thì không thể có được những hình ảnh của tự nhiên đa
dạng và phong phú như ta vẫn có
- Môi trường văn hóa tạo ra thế ứng xử và lối ứng xử của con người trong
việc cải thiện môi trường tự nhiên
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

* Mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội


- Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội
+ Văn hóa cấu thành bởi hệ thống các giá trị (tri thức, kinh nghiệm,...) tạo
nên bản sắc của mỗi dân tộc.
+ Các giá trị văn hóa được thẩm thấu vào con người, cộng đồng dân tộc, tiếp
nối qua nhiều thế hệ, vật chất hóa bền vững trong cấu trúc xã hội.
+ Các giá trị văn hóa tạo thành nền tảng tinh thần xã hội trong đó bản sắc
dân tộc là nhân tố cốt lõi của văn hóa.
- Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế xã hội
+ Phát triển kinh tế - xã hội là vì mục tiêu xây dựng xã hội giàu mạnh, văn
minh, đó là mục tiêu của văn hóa.
+ Phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho con người, do con người, vì con người.
+ Phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội (mục tiêu văn hóa)
- Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Con người là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội
+ Các hoạt động sáng tạo của con người tạo nên các giá trị văn hóa
+ Văn hóa thẩm thấu vào các yếu tố quyết định đến sự phát triển văn hóa - xã hội
+ Văn hóa giúp cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hạn chế tiêu cực xã hội
+ Văn hóa khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, hấp dẫn, thúc đẩy con người
* Giá trị lý luận và thực tiễn
- Nhận thức và hành động có văn hóa khi ứng xử với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
- Vai trò to lớn của văn hóa trong xây dựng con người và trong phát triển
bền vững giai đoạn hiện nay.
Câu 6: Đặc điểm môi trường tự nhiên tác động đến quá trình hình thành và
phát triển văn hóa Việt Nam?
- Việt Nam nằm ở giữa khu vực Đông Nam Á, là nơi giao điểm của nhiều
nền văn hóa, văn minh.
+ Nằm ở ngã tư đường di cư của các cư dân từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông, nơi giao thoa của các nền văn minh lớn ở châu Á
+ Là yếu tố thuận lợi để tạo dựng nền văn hóa đa dạng, phong phú
- Khí hậu Việt Nam: Nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa, đặc
trưng này là cơ sở thuận lợi cho việc phát sinh nghề nông nghiệp lúa nước
- Địa hình tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng và phong phú với núi rừng, đồng
bằng, biển, hải đảo;

5
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Tạo ra tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Đó là phức thể văn hóa lúa
nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa biển, đồng bằng
- Sông ngòi: Có nhiều sông ngòi, được phân bố đều từ Bắc vào Nam, thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, giao lưu phát triển nông nghiệp, giao lưu phát triển
kinh tế, văn hóa và tụ cư của con người.
- Hệ sinh thái : Việt Nam có hệ sinh thái phồn tạp, đa dạng, quần thể động,
thực vật phong phú, trong đó thực vật nhiều hơn động vật. Sự đa dạng của tự nhiên
và môi trường sinh thái tạo nên sự đa dạng của văn hóa: văn hóa đồi núi, thung
lũng, đồng bằng, biển và hải đảo
- Khó khăn do thiên nhiên gây ra hình thành văn hóa ứng phó với thiên
nhiên, tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, kiên
cường, cần cù trong lao động.
+ Hệ thống đê điều, mương máng để ngăn lũ và dẫn nước
+ Quai đê, lấn biển, lập làng, dựng xóm,..
+ Cố kết cộng đồng
- Giá trị lý luận và thực tiễn
+ Thấy được tính phong phú, đa dạng của nền van hóa Việt Nam
+ Tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các vùng văn hóa
Câu 7: Đặc điểm kinh tế, xã hội tác động đến quá trình hình thành và phát
triển văn hóa Việt Nam?
* Đặc điểm kinh tế
- Việt Nam là một trong những nơi phát sinh ra nông nghiệp trồng lúa nước
sớm trên thế giới.
+ Nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ thời văn hóa Hòa Bình (cách nay
khoảng 1 vạn năm).
+ Đến thời Văn Lang - Âu Lạc, đã là một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa
nước khá phát triển.
- Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã có nhiều tác động đến sự hình
thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam
+ Văn hóa Việt Nam mang đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước
+ Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước là một trong những nhân tố tạo nên
truyền thống đoàn kết cộng động
+ Kinh tế nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, do đó hình
thành tư duy tổng hợp
- Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước cũng có những hạn chế nhất định:
công cụ chậm được cải tiến, tác phong làm việc theo lối nông nghiệp (làm việc
theo mùa vụ), sống tự do, tùy tiện, giờ giấc không khoa học,... gây trở ngại không
nhỏ trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay.
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

* Đặc điểm xã hội


- Quan hệ nhà - làng - nước gắn bó từ thời Hùng Vương với truyền thống
cộng đồng bền chặt.
- Xã hội Việt Nam cổ truyền là xã hội nông nghiệp với gia đình và làng là
hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ xã hội Việt Nam.
+ Gia đình người Việt.
+ Làng tiểu nông người Việt.
- Quan hệ làng - nước trong xã hội Việt Nam cổ truyền gắn bó chặt chẽ.
* Đặc trưng cơ bản của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước:
- Cư dân sống định cư thành xóm, làng; ý thức cộng đồng làng xã hình thành
sớm; có ý thức tôn trọng và sống hòa thuận với thiên nhiên.
- Sản xuất nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên nên
hình thành tư duy tổng hợp, biện chứng.
- Ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, hòa thuận với làng xóm láng giềng,
trọng nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ.
- Ứng xử với môi trường xã hội: dung hòa, tiếp nhận có chọn lọc các yếu tố
từ bên ngoài làm cho văn hóa Việt Nam phát triển phong phú, bản sắc văn hóa
được giữ vũng và phát triển.
- Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Sống
theo tình cảm, con người phải biết cư xử dân chủ và bình đẳng với nhau…
Câu 8: Đặc điểm lịch sử tác động đến quá trình hình thành và phát triển văn
hóa Việt Nam?
- Dựng nước và giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt
Nam, chi phối đến quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam
+ Do ở vị trí địa chiến lược, Việt Nam luôn là tâm điểm dòm ngó của các thế
lực ngoại xâm
+ Trong các triều đại phong kiến hưng thịnh vừa tiến hành xây dựng đất
nước, vừa tiến hành cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của các triều đại phong
kiến phương Bắc
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng vấn đề dựng nước và giữ nước mang một chất
lượng mới, đưa lên một tầm cao mới đó là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành, phát triển những truyền
thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
+ Hình thành văn hóa quân sự độc đáo
+ Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, cốt
cách con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước

7
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Phân tích hai hệ giá trị điển hình: truyền thống yêu nước và truyền thống
nhân văn
- Giá trị lý luận và thực tiễn
+ Nhận thức được những giá trị văn hóa cốt lõi và bền chặt của văn hóa Việt
Nam cổ truyền
+ Có thái độ đúng đắn trong bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Câu 9: Sự giao lưu và tiếp biến của văn hóa Việt Nam?
- Khái niệm: Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa của nước
ngoài bởi dân tộc chủ thể với mức độ khác nhau.
+ Không tiếp nhận toàn bộ, mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp
+ Tiếp nhận cả hệ thống nhưng sắp xếp lại theo quan niệm giá trị của dân
tộc
+ Mô phỏng và biến thể một số thành tựu
- Điều kiện, tiền đề cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa:
+ Với vị trí địa lý và chính trị: nằm trên trục đường giao lưu Bắc - Nam,
Đông - Tây, thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa.
+ Sự cởi mở, chủ động trong tiếp nhận, vay mượn văn hóa của người Việt.
- Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử:
+ Văn hóa Việt Nam từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á với mẫu số chung là
nông nghiệp lúa nước.
+ Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa trong nhiều thời kì lịch sử
Việt Nam, chủ yếu được hình thành qua 2 giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và
văn hóa Đại Việt.
+ Giao lưu và tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ (đặc trưng nhất là sự du nhập, ảnh
hưởng của Phật giáo).
+ Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây.
+ Chủ nghia Mác-Lênin với sự hình thành nền văn hóa Việt Nam có sự kết
hợp chặt chẽ giữa truyền thống với hiện đại, nền văn hóa XHCN
- Giá trị lý luận và thực tiễn
+ Thấy được sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam
+ Có thái độ đúng trong giao lưu với văn hóa thế giới, khu vực trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng
Câu 10: Đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn?
* Nguồn gốc: Văn hóa Đông Sơn được hình thành trực tiếp từ ba nền văn
hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả
* Đặc điểm của văn hóa Đông Sơn
- Về kinh tế
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Nền nông nghiệp trồng lúa nước có bước phát triển, cùng với phát triển kỹ
thuật trồng trọt, chăn nuôi
+ Kỹ thuật chế tác công cụ sản xuất bằng đồng thau và sắt, đặc biệt là nghề
đúc đồng đã đạt tới đỉnh cao cả về số lượng và loại hình
- Trên cơ sở lao động kinh tế có những bước phát triển, đời sống vật chất
được nâng cao, xã hội thời kỳ này cũng có sự thay đổi
+ Gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ trở nên phổ biến
+ Công xã thị tộc dần dần nhường chỗ cho công xã nông thôn với tên gọi cổ
xưa là kẻ, chạ, chiềng,…
+ Trong xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp và tầng lớp
+ Nhà nước Văn Lang ra đời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, chính trị
và văn hóa, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ của văn hóa Việt cổ
- Biểu tượng kết tinh của văn hóa Đông Sơn - văn minh Sông Hồng là trống
đồng Đông Sơn
- Cốt lõi trong tư tưởng của văn hoá Đông Sơn là ý thức chung về một cội
nguồn (đồng bào), cùng một tổ tiên (con Rồng, cháu Tiên).
Câu 11: Đặc điểm của văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc?
- Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Hán:
+ Lĩnh vực chính trị - xã hội: người Hán thiết lập mô hình tổ chức chính trị -
xã hội và sinh hoạt xã hội của người Hán trên đất Việt nhằm đồng hóa.
+ Lĩnh vực tư tưởng: truyền bá các tôn giáo, học thuyết của phương Đông:
Nho, Lão, Phật…
- Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn:
+ Sự du nhập và truyền bá đạo Phật.
+ Sự du nhập của một số cây trồng, bài thuốc, kinh nghiệm sản xuất của Ấn
Độ vào Việt Nam.
- Sự giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Bảo tồn tiếng Việt.
+ Bảo tồn các phong tục, tập quán.
+ Một số phong tục tập quán, cách thức sản xuất, sinh hoạt thay đổi thông
qua giao lưu văn hóa.
Câu 12: Đặc trưng văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV?
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Kết thúc thời kỳ hơn một nghìn năm Bắc thuộc
+ Là đỉnh cao của thời kỳ phục hưng văn hóa dân tộc lần thứ nhất với những
thành tựu rực rỡ.
- Văn hóa vật chất:
9
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La, xây dựng Thăng Long.


+ Kiến trúc phát triển mạnh với các công trình: kinh thành, đền, đài, cung
điện, chùa chiền…
+ Sự phát triển của các ngành nghề thủ công: dệt, gốm, mỹ nghệ…
- Văn hóa tinh thần:
+ Đặc trưng nổi bật của dung hòa tam giáo Nho - Đạo - Phật.
+ Nghệ thuật ca, múa, nhạc, kịch cổ truyền (tuồng, chèo) đang hình thành,
phát triển.
+ Xuất hiện những bộ luật thành văn đầu tiên của dân tộc.
+ Sự phát triển của nền giáo dục Nho giáo.
+ Hình thành và phát triển dòng văn hóa bác học.
+ Khoa học, nghệ thuật, quân sự.
- Ý nghĩa rút ra:
+ Khẳng định những tinh hoa của một nền văn hóa lớn của một quốc gia độc
lập trong khu vực Đông Nam Á
+ Làm tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp đấu tranh dựng
nước và giữ nước
Câu 13: Đặc trưng văn hóa Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII?
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Sự xung đột, phân tán cát cứ của các tập đoàn phong kiến…
+ Đời sống kinh tế suy thoái, đời sống xã hội khó khăn
- Văn hóa vật chất:
+ Quá trình khẩn hoang, mở rộng lãnh thổ vùng Thuận Quảng.
+ Mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với nước ngoài.
+ Sự phát triển của các công trình kiến trúc, lâu đài, cung điện, lăng mộ,
nhất là đình, đền, chùa.
- Văn hóa tinh thần:
+ Sự phục hồi, phát triển của văn hóa dân gian.
+ Văn học: thơ, truyện, đặc biệt là thơ, truyện bằng chữ Nôm.
+ Nền giáo dục, thi cử
+ Nghệ thuật ca múa nhạc
+ Nghệ thuật điêu khắc
+ Sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo
+ Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ
Câu 14: Đặc trưng văn hóa Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX?
- Hoàn cảnh lịch sử
+ Đây là thời đại bản lề của văn hóa Việt Nam với sự hợp nhất Đàng trong
và Đàng ngoài
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Hệ thống tư tưởng chính thống và nền văn hóa phục vụ giai cấp phong
kiến đang bị khủng hoảng và sụp đổ; phong trào đấu tranh giai cấp, dân tộc diễn ra
mạnh mẽ và kéo dài, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
- Đặc trưng văn hóa triều đại Quang Trung
+ Về tư tưởng: tôn sùng Nho giáo, song vẫn rộng rãi với Phật giáo và Thiên
chúa giáo.
+ Về giáo dục: ban “Chiếu lập học”, chế độ thi cử được duy trì, có chính
sách khuyến học mở trường lớp, đổi mới nội dung giáo dục đào tạo.
- Đặc trưng văn hóa triều Nguyễn
+ Về tư tưởng: Đề cao Nho giáo như chính đạo, coi các tôn giáo khác là tà đạo
+ Về kinh tế: Không lo canh tân đất nước, từ chối mọi đề nghị cải cách tiến bộ
+ Về văn hóa: Từ chối sự du nhập của văn hóa Phương Tây
- Sự phát triển của văn hóa dân gian
+ Về văn học: xuất hiện nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu
+ Các hình thức nghệ thuật dân gian phát triển khắp các vùng miền trong cả
nước như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào, hát trống quân…
+ Các công trình kiến trúc đặc sắc tiêu biểu của thế kỷ XVIII như đình
Thạch Lỗi, đình Đình Bảng, chùa Tây Phương,….
+ Các ngành khoa học khác cũng có nhiều nhân tài xuất hiện
Câu 15: Đặc trưng văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945?
- Hoàn cảnh lịch sử
+ Việt Nam từ nước phong kiến độc lập có chủ quyền, bị thực dân Pháp xâm
lược và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
+ Thực dân pháp thực hiện chính sách nô dịch về văn hóa:
- Đặc trưng về văn hóa
+ Là thời kỳ diễn ra giao lưu tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa tự
nhiên Đông – Tây
- Văn hóa vật chất
+ Sự hình thành và thay đổi về tính chất của các đô thị Việt Nam
+ Sự phát triển của đô thị kéo theo sự phát triển của kiến trúc phương Tây
+ Sự hình thành và phát triển của giao thông vận tải
- Văn hóa tinh thần
+ Sự suy thoái và sụp đổ của hệ tư tưởng Nho giáo
+ Sự du nhập của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản
+ Sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin
+ Là thời kỳ ra đời và phát triển của báo chí

11
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Văn học có bước kế thừa và phát triển mới đi vào cuộc đất tranh chống
Pháp xâm lược
+ Sự tiếp xúc với phương Tây cũng làm cho tiếng Việt có sự biến động
mạnh, hàng loạt các từ mới được vay mượn để diễn tả khái niệm mới
Câu 16: Đặc điểm văn hóa Việt Nam từ năm 1945 đến nay?
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cả nước thống nhất đi
lên xây dựng CNXH
- Đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gìn
giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc thời kỳ đổi mới
- Khái quát những mốc chính về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trên lĩnh vực văn hóa.
* Đặc điểm của văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay:
- Hệ thống giáo dục được phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp
- Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp.
+ Sự thành lập và phát triển của nghệ thuật chuyên nghiệp: ca, kịch, âm
nhạc, múa, hội họa, điện ảnh...
+ Sự phát triển của văn học.
+ Sự hình thành và phát triển của đội ngũ những nhà hoạt động văn hóa chuyên
nghiệp.
+ Sự phát triển của phong trào văn hóa quần chúng.
- Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống.
+ Khôi phục, kế thừa các văn hóa truyền thống.
+ Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống.
- Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng.
+ Giao lưu văn hóa với các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Giao lưu văn hóa cưỡng bức văn hóa Việt - Mỹ.
+ Giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực, quốc tế.
Câu 17: Nội dung các giá trị văn hóa tinh thần của nền văn hóa Việt Nam?
- Truyền thống yêu nước
+ Yêu nước là một giá trị tinh thần cao nhất của truyền thống văn hóa dân
tộc.
+ Yêu nước đã trở thành đạo lý sống, thành niềm tự hào, là tình cảm thiêng
liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam
+ Mọi trào lưu tư tưởng khác từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam đều được
tiếp nhận qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước
+ Được thể hiện ở ý chí tự lực, tự cường xây dựng quê hương, đất nước,
hướng về cội nguồn, nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Phát triển đỉnh cao trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất
nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
- Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa tương thân, tương ái “lá lành đùm lá
rách” trong hoạn nạn khó khăn
+ Nguồn gốc từ đòi hỏi khách quan của quá trình dựng nước và giữ nước
của dân tộc
+ Biểu hiện của truyền thống đoàn kết trong lịch sử dân tộc
- Truyền thống nhân văn, nhân đạo
+ Tư tưởng nhân văn là một giá trị thể hiện những khát vọng về quyền sống
tự do và hạnh phúc của con người
+ Truyền thống nhân văn Việt Nam gắn chắt với văn hóa nông nghiệp lúa
nước, trọng tình, trọng nghĩa
+ Biểu hiện: nhân ái nghĩa tình, quý trọng người lao động và thành quả lao
động, cần cù, sáng tạo, giản dị, khiêm tốn, sống lạc quan, có tâm hồn rộng mở; cố
kết cộng đồng, bao dung, độ lượng,
+ Quý trọng di sản văn hóa dân tộc
- Giá trị lý luận và thực tiễn
+ Là những giá trị cốt lõi trong văn hóa truyền thống dân tộc; là động lực
quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
+ Thái độ trách nhiệm trong giai đoạn hiện nay
Câu 18: Đặc điểm của vùng văn hóa Tây Bắc?
* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tác động đến văn hóa Vùng Tây
Bắc
- Đặc điểm tự nhiên
+ Là vùng miền núi phía tây của miền Bắc VN, có chung biên giới với Lào
và TQ, gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và một phần
của tỉnh Hòa Bình
+ Địa hình: Là miền núi cao hiểm trở, bị chia cắt bởi các dòng sông, khe
suối. Địa hình hiểm trở có nhiều dãy núi cao
+ Sông ngòi: Có 2 con sông lớn: Sông Đà và sông Thao, thượng nguồn của
sông Mã cũng nằm trên vùng đất Tây Bắc.
+ Khí hậu: tuy nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao từ
800-3000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao có cả khí
hậu ôn đới.
+ Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe
suối, tạo nên những thung lũng, có nơi thành lòng chảo, vì vậy thiên nhiên TB rất

13
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình. Chính điều này góp phần làm nên những nét
đa dạng trong văn hóa của các dân tộc ở vùng Bắc
- Đặc điểm xã hội
+ Dân số ít, phân bố thưa thớt, không đều.
+ Gồm 34 dân tộc sinh sống, có thể thấy ở vùng thung lũng lòng chảo thấp
hay vùng bồn địa giữa núi, trước núi là nơi sinh sống của các cư dân Thái, Mường,
Lào, Lự, trong đó người Mường chủ yếu cư trú ở vùng phía Nam của TB. Vùng
rẻo giữa sườn núi là nơi cư trú của các tộc người nói ngôn ngữ Môn, Khmer như
Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun. Vùng rẻo cao là nơi cư trú của các tộc người
thuộc ngôn ngữ Mông Dao, Tạng Miến. Tuy nhiên, người Thái là tộc người chiếm
đa số và là chủ thể văn hóa của vùng Tây Bắc
* Đặc trưng văn hóa
- Văn hóa vật chất
+ Phương thức lao động: chủ yếu là lúa nước ở thung lũng với hệ thống tưới
tiêu được đảm bảo tốt.
+ Ở: nhà sàn, cư trú thường ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng và bên
cạnh là dòng suối
+ Bản là đơn vị xã hội cơ sở, trong đó có đầy đủ các mối quan hệ kinh tế,
văn hóa, xã hội; gia đình người Thái là gia đình phụ hệ
+ Ăn: sản vật nông nghiệp và núi rừng
+ Mặc: Thích trang trí trang phục, váy áo có màu sắc sặc sỡ như hoa rừng,
chuộng gam màu nóng.
- Văn hóa tinh thần
+ Ngôn ngữ: thuộc hệ ngôn ngữ Tày- Thái, đã phát triển đến trình độ chữ
viết
+ Tín ngưỡng: nguyên thủy, tin vào đa thần, coi mọi vật đầu có hồn và có
nhiều loại thần khác nhau
+ Văn học nghệ dân gian phong phú, độc đáo: truyện truyền miệng, dân ca,
… nhạc cụ chủ yếu là bộ hơi.
+ Y học dân gian, đội ngũ thầy mo, thầy cúng phát triển
+ Lễ hội phong phú, đặc sắc; chủ yếu cầu mong trời đất, thần linh phù hộ
cho việc sinh sống, làm ăn thuận lợi
+ Các tục lệ cưới gả, vào nhà mới, tang ma,… mang nét đặt trưng
* Kết luận chung: Văn hóa phong phú và đa dạng, giàu bản sắc; trong chiến
lược phát triển vùng cũng như tiểu vùng, điều có ý nghĩa sống còn là giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới tại khu
vực
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

Câu 19: Đặc điểm của vùng văn hóa Việt Bắc?
* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tác động đến văn hóa Vùng
- Đặc điểm tự nhiên
+ Vùng văn hóa VB gồm 6 tỉnh: Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà và thêm
vùng đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh
+ Địa hình: Có cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ lại ở Tam Đảo, các cánh
cung này mở ra ở phía Bắc và ĐB và phần hướng lồi ra biển. Các dãy núi đều có
độ cao trung bình và thấp
+ Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: Thao, Lô, Cầu, Thương, Lục Nam.
Độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất
+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa, có mùa đông lạnh
nhất cả nước. Động thực vật mang đặc điểm chuyển tiếp từ nhiệt đới sang ôn đới
- Đặc điểm xã hội
+ Là nơi trú ngụ chính của các dân tộc Tày Nùng, thuộc dòng ngôn ngữ
Thái, Dao và các nhóm dân tộc khác như Kinh, Dao, H’Mông, Lô Lô, Sán Chay.
Người Tày và người Nùng có cùng tiếng nói văn hóa, chỉ khác là người Tày gần
với người Việt hơn, trong khi người Nùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung
Quốc. Cư dân Tày Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suối
hay
- Người Tày-Nùng là chủ thể trong lịch sử phát triển của vùng, văn hoá Tày
– Nùng nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hoá Việt Bắc
* Đặc trưng văn hóa
- Văn hóa vật chất
+ Phương thức lao động: kết hợp lúa nước, vừa làm nương; nghề thủ công
phát triển; kinh tế hái lượm vẫn có vị trí; trao đổi hàng hóa phát triển, đặc biệt
vùng cửa khẩu.
+ Ở: nhà sàn, nhà đất, cư trú thường dựa vào sườn đồi, núi, tiện cho sản
xuất;
+ Bản là đơn vị xã hội cơ sở, trong đó có đầy đủ các mối quan hệ xã hội,
kinh tế, văn hóa
+ Món ăn, uống: có tiếp thu kỹ thuật của người Hoa, Việt; cơm, rau là chính,
chế biến ngô một cách tinh tế; thường dùng món xào, ngày ăn 3 bữa
+ Mặc: màu chàm đặc trưng đặc trưng
- Văn hóa tinh thần
+ Ngôn ngữ: tiếng Tày, Nùng thuộc hệ ngôn ngữ Tày-Thái; trong lịch sử đã
phát triển đến chữ viết, thời cổ đại đã xuất hiện chữ Nôm Tày, Nùng

15
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Tín ngưỡng: thờ tổ tiên, tin vào đa thần, vạn vật hữu linh; chịu ảnh hưởng
của Khổng giáo, Đạo giáo (cúng bắt tà ma), Phật giáo
+ Văn nghệ dân gian: phong phú, đa dạng; nổi bật như các làn điệu dân ca
như Sli, lượn, truyện thơ dài hàng tăm trang, các bài cúng, ca dao, đồng dao, câu
đố,…..
+ Lễ hội: hội lồng tồng, nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi
mở hội ngoài đồng
+ Trí thức dân gian: hình thành sớm; đặc biệt khi nhà Mạc chạy lên Cao
Bằng (tri thức nho sĩ, Tày hóa); thời Pháp (ông thông, kí, thầy phán, giáo học)
* Kết luận chung: Việt Bắc là một vùng văn hóa có nhiều đặc thù. Tộc
người chủ thể Tày-Nùng với lịch sử và văn hóa của họ tạo ra nét đặc thù này. Tuy
nhiên, những đặc thù này không phá vỡ tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và
văn hoá cả nước. Trái lại, nó góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc.
Câu 20: Đặc điểm của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ?
* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tác động đến văn hóa Vùng
- Đặc điểm tự nhiên
+ Là vùng đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, Thái Bình, Mã và
khu vực Thanh-Nghệ-Tĩnh.
+ Vị trí địa lý: Là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế. Vừa khó khăn
do là mục tiêu xâm lược đầu tiên, vừa thuận lợi trong việc giao lưu và tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại
+ Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gồm các sông lớn như sông
Hồng, Thái Bình, Mã. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nền thủy chế các dòng
sông cũng có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Chính yếu tố nước tạo nên sắc
thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt
cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước
+ Khí hậu: Độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khá. Đồng bằng Bắc Bộ có
một mùa đông thực sự với 3 tháng nhiệt độ TB <18 độ, do đó mà khí hậu bốn mùa
với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được ít vụ hơn các vùng khác,
khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa Đồng bằng Bắc Bộ vừa lạnh vừa ẩm,
rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
- Đặc điểm xã hội
+ Cư dân chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhở thuộc Ba Vì (Hà Nội) và
Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.
+ Phương thức canh tác chính là trồng lúa nước, ngoài ra cong nhiều loại
cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa.
+ Đất đai không nhiều, cư dân lại đông. Nên để tận dụng thời gian, người
nông dân tranh thủ làm nghề thủ công
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Sự gắn bó giữa con người với con người trong cộng đồng làng quê, không
chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung mà còng là sự
gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực đạo đức, xã hội
* Đặc trưng văn hóa
-Văn hóa vật chất:
+ Phương thức lao động: Nông nghiệp lúa nước với hệ thống đê điều, kênh
mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nhiều làng nghề thủ công.
+ Ở: không có chái, nhà vì kèo phát triển.
+ Làng là đơn vị xã hội cơ sở, trong đó có đầy đủ các mối quan hệ xã hội,
kinh tế, văn hóa
+ Ăn uống: mô hình bữa ăn truyền thống: cơm, rau, cá (nước ngọt); dân chủ.
+ Cách mặc: màu tối, thoáng mát, phù hợp với khí hậu và nghề nông.
+ Sự tồn tại đa dạng của các di sản văn hóa: đình, đền, chùa, miếu…
- Văn hóa tinh thần:
+ Ngôn ngữ: tiếng Việt đã phát triển thành chữ viết và trở thành quốc ngữ
+ Kho tàng văn học dân gian đa dạng, phong phú: truyền thuyết, ca dao, tục
ngữ, hò vè, truyện cười…
+ Tín ngưỡng đa dạng: thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề nghi lễ
nông nghiệp.
+ Nơi phát sinh, phát triển nền văn hóa bác học: Trung tâm văn hóa, giáo dục của cả
nước, Đội ngũ trí thức đông đảo, Các tác giả, tác phẩm văn học nghệ thuật lớn.
* Kết luận chung: Vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của
người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê
hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng long - Hà Nội. Đây là cái nôi hình
thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo
lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả.
Câu 21: Đặc điểm của vùng văn hóa Trung Bộ?
* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tác động đến văn hóa Vùng
- Đặc điểm tự nhiên
+ Vùng văn hóa Trung bộ bao gồm 11 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận
+ Địa hình hẹp theo chiều ngang, có nhiều đồng bằng hẹp, ven biển. Chia cắt theo
chiều dọc Bắc- Nam bởi những dãy núi đâm ngang ra biển: đèo Ngang, đèo Hải Vân,...
+ Có nhiều sông ngòi chảy ngang theo hướng tây sang đông và đổ ra biển
+ Khí hậu khắc nghiệt, vào mùa khô thì gió lào, hạn hán; mùa mưa thì bão lũ
- Đặc điểm xã hội
+ Là nơi diễn ra sự giao lưu giữa người Việt và người Chăm về kinh tế, văn
hóa, xã hội

17
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

+ Đặc điểm căn bản văn hóa của vùng miền chủ yếu mang những đặc điểm
và dấu tích của văn hóa Chăm
* Đặc trưng văn hóa chung
- Văn hóa vật chất:
+ Hệ thống các tháp Chăm.
+ Các di sản trong lòng đất: tượng bà Pô Nagar, tượng linga, yoni, phù điêu,
trụ đá, bia đá...
- Văn hóa tinh thần:
+ Tín ngưỡng dân gian: thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thần biển.
+ Giao lưu, giao thoa văn hóa Việt - Chăm.
- Phản ánh thiên nhiên đa dạng.
+ Các yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non.
+ Làng nông nghiệp đan xen làng ngư nghiệp.
+ Lễ hội nông nghiệp đan xen lễ hội nghề cá.
+ Bữa ăn nghiêng về đồ hải sản nhiều hơn.
* Đặc trưng Tiểu vùng văn hóa xứ Huế:
- Hệ thống kinh thành còn tương đối hoàn chỉnh cùng hệ thống lăng tẩm của
các vua, chúa nhà Nguyễn.
- Kho tàng văn hóa tinh thần phong phú: hò, hát lí, hát trò, hát sắc bùa.
- Cách ăn, mặc của người dân Huế.
- Trung tâm văn hóa giáo dục, sinh hoạt văn hóa.
Câu 22: Đặc điểm của vùng văn hóa Tây Nguyên?
* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tác động đến văn hóa Vùng
- Đặc điểm tự nhiên
+ Là khu vực cao nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk
Nông và Lâm Đồng
+ Địa hình: Phần lớn diện tích là đồi núi (các cao nguyên). Tất cả cao
nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan, Tây nguyên rất phù hợp để trồng những
loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều...
+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình
nằm khoảng 20 độ điều hòa quanh năm biệt độ ngày đêm chênh lệch khoảng 5,5
độ. Tây Nguyên được chia làm 2 mùa: mùa mưa (T5-T10) và mùa khô (T11-T4)
+ Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông
Srepok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai
- Đặc điểm xã hội
+ Dân số ít phân bố không đồng đều, mật độ dân số thấp. Cư dân chủ yếu là
các tộc người thuộc hai nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer và Mã Lai-Nam Đảo. Là
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cú trú của 47 dân tộc anh em, với rất nhiều
đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ
+ Đồng bào các dân tộc ở TN rất coi trọng sinh hoạt cộng đồng, tâm linh,
hài hòa giữa thiên nhiên và xã hội, đây là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo
+ Đơn vị cơ sở là buôn làng
* Đặc trưng văn hóa
- Văn hóa vật chất:
+ Phương thức lao động: kinh tế nông nghiệp nương rẫy, du canh kết hợp
trồng cây công nghiệp
+ Ở: nhà rông với kiến trúc và bố trí độc đáo
+ Đơn vị xã hội phổ biến là buôn; rất coi trọng sinh hoạt cộng đồng, tâm
linh, hài hòa giữa thiên nhiên và xã hội
+ Ăn:cơm, rau, chế biến thức ăn đơn giản
+ Trang phục độc đáo
- Văn hóa tinh thần
+ Ngôn ngữ: thuộc hai nhóm ngôn ngữ khác nhau, nhóm Malayo và nhóm
Mon-Khơme
+ Kho tàng văn hóa dân gian phong phú với những huyền thoại, huyền tích,
tục ngữ, dân ca cổ tích, truyện cười và nhất là sử thi anh hùng
+ Tín ngưỡng: đa thần
+ Lễ hội: đa dạng
+ Là vùng đất âm nhạc, hệ thống nhạc cụ truyền thống, đặc trưng văn hóa
Tây Nguyên, trong đó tiêu biểu là cồng chiêng
+ Tục đẽo nhà mồ
Câu 23: Đặc điểm của vùng văn hóa Nam Bộ?
* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội tác động đến văn hóa Vùng
- Đặc điểm tự nhiên
+ Là vùng đất nằm ở phía Nam của đất nước, vùng văn hóa này bao gồm 19
tỉnh thành. Có thể chia thành 3 tiểu vùng văn hóa: tiều vùng Đông Nam Bộ, tiểu
vùng Tây Nam Bộ, tiểu vùng Sài Gòn
+ Địa hình: khá bằng phẳng, phần lớn diện tích là đồng bằng, rộng lớn và
mầu mỡ, là vùng đồng bằng sông nước rất đặc trưng, có diện tích và độ phì nhiêu
cao nhất trong tất cả các đồng bằng
+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Hai hệ thống sông lớn là Đồng
Nai và hệ thống sông Cửu Long
+ Khí hậu là vùng tương đối điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa
lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

19
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

- Đặc điểm xã hội


+ Lịch sử phát triển không mang tính liên tục như các vùng văn hóa khác.
Là nơi cư trú của người Kinh, Việt, Khme, Chăm, Hoa, Mạ, Xtieng, Chơro, trong
đó người Kinh chiếm đa số. Nam Bộ được xem là vùng đất mới, với nhiều yếu tố
tiếp biến từ văn hóa Chăm, Khmer, Hoa và cả phương tây sau này. Gọi Nam Bộ là
vùng đất mới theo nghĩa đó
+ Nhân dân Nam Bộ cư trú theo làng ấp
* Đặc trưng văn hóa
Nền văn hóa Nam Bộ là văn hóa của vùng đất mới, tích hợp của nền văn hóa
các tộc người bản địa và người di cư đến
- Văn hóa vật chất:
+ Phương thức lao động: nông nghiệp lúa nước là chủ đạo, kết hợp trồng cây
ăn quả
+ Ở: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo kinh rạch, và nhà nổi
trên sông nước
+ Đi lại: Ở trên đất liền thì các cư dân Nam Bộ dùng xe bò, xe ngựa, xe đạp,
xe thồ, xe tải... Ở vùng sông nước thì dùng xuồng, ghe, tàu, bè,….
+ Ăn:cơm, rau, nhiều thủy sản
+ Trang phục đơn giản, phù hợp với đặc điểm sông nước
- Văn hóa tinh thần
+ Ngôn ngữ: Kinh, Khơme, Hoa
+ Kho tàng văn hóa dân gian: các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai
phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử.
+ Có nhiều tôn giáo tín ngưỡng, phong tục cùng tồn tại, đan xen, đa dạng;
+ Đội ngũ trí thức Nho học xuất hiện, dẫn đến sự phát triển nhanh dòng văn
hóa bác học
+ Văn hóa Nam Bộ có sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây sớm, đậm nét
(Pháp, Mỹ). Qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, các cơ sở văn hóa giáo dục,
khoa học công nghệ của Nam Bộ phát triển mạnh
Câu 24: Đặc trưng văn hóa Việt Nam cổ truyền? Phân tích đặc trưng: Văn
hóa Việt Nam cổ truyền là một sự phát triển thống nhất, tổng hòa của bản sắc các
dân tộc, các vùng miền trong cả nước?
* Nêu các đặc trưng văn hóa Việt Nam cổ truyền
- Một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước gắn với nền văn hóa làng xã
- Nền văn hóa khoan dung cởi mở trong giao lưu tiếp thu, Việt hóa các giá
trị văn hóa nước ngoài
- Là sự phát triển thống nhất, tổng hòa của bản sắc tất cả các dân tộc và các
vùng miền trong cả nước
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

- Về cơ bản là nền văn hóa ngôn từ (phổ biến là truyền miệng)


- Phát triển trong điều kiện dựng nước gắn liền với giữ nước, nhà nước gắn
liền với dân tộc
* Văn hóa Việt Nam cổ truyền là một sự phát triển thống nhất, tổng hòa của
bản sắc các dân tộc, các vùng miền trong cả nước
- Khái quát đặc điểm tự nhiên Việt Nam: nằm ở giữa khu vực Đông Nam Á
là nơi giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa lớn. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,
chịu ảnh hưởng của gió mùa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng trọt. Địa
hình, sông ngòi, hệ sinh thái phong phú tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt
Nam.
- Khái quát lịch sử hình thành, nguồn gốc dân tộc Việt Nam: Dân tộc Việt
Nam ra đời trong phạm vi hình thành loài người phía Đông và trong khu vực hình
thành của đại chủng tộc phương Nam (Australoid). Việt Nam là một quốc gia đa
dân tộc (54 tộc người), đại bộ phận các dân tộc Việt Nam đều có chung một cội
nguồn là chủng Cổ Mã Lai (Indonesien), do đó văn hóa Việt Nam “thống nhất
trong đa dạng”
- Khái quát đặc trưng của 6 vùng văn hóa: Việt Nam có 6 vùng văn hóa: Tây
Bắc, Việt Bắc; Vùng văn hóa Châu thổ Bắc Bộ; Vùng văn hóa Trung Bộ; Vùng
văn hóa Tây Nguyên; Vùng văn hóa Nam Bộ
- Yếu tố làm nên sự thống nhất, tổng hòa bản sắc văn hóa:
+ Chung nguồn gốc.
+ Chung phương thức sản xuất (trồng lúa nước là chủ đạo).
+ Tương đồng về điều kiện tự nhiên.
Câu 25: Đặc trưng văn hóa Việt Nam cổ truyền? Phân tích đặc trưng: Văn
hóa Việt Nam cổ truyền phát triển trong điều kiện dựng nước đi đôi với giữ nước,
nhà nước gắn liền với dân tộc?
* Nêu các đặc trưng văn hóa Việt Nam cổ truyền
- Một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước gắn với nền văn hóa làng xã
- Nền văn hóa khoan dung cởi mở trong giao lưu tiếp thu, Việt hóa các giá
trị văn hóa nước ngoài
- Là sự phát triển thống nhất, tổng hòa của bản sắc tất cả các dân tộc và các
vùng miền trong cả nước
- Về cơ bản là nền văn hóa ngôn từ (phổ biến là truyền miệng)
- Phát triển trong điều kiện dựng nước gắn liền với giữ nước, nhà nước gắn
liền với dân tộc
* Văn hóa Việt Nam cổ truyền phát triển trong điều kiện dựng nước đi đôi
với giữ nước, nhà nước gắn liền với dân tộc

21
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

- Quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước, nhà nước gắn liền với dân tộc
có ngay từ buổi đầu tiên của lịch sử dân tộc.
- Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt lịch sử và văn hóa, văn minh Việt Nam là chủ
nghĩa yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường đã in sâu vào từng lòng dân
và giai cấp lãnh đạo ở mọi thời kì lịch sử.
- Ý thức dân tộc trùng với ý thức quốc gia.
- Sự phát triển đặc trưng này trong chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Câu 26: Đặc trưng văn hóa Việt Nam cổ truyền? Phân tích đặc trưng: văn hóa
Việt Nam cổ truyền là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và một nền văn hóa
làng xã?
* Nêu các đặc trưng văn hóa Việt Nam cổ truyền
- Một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước gắn với nền văn hóa làng xã
- Nền văn hóa khoan dung cởi mở trong giao lưu tiếp thu, Việt hóa các giá
trị văn hóa nước ngoài
- Là sự phát triển thống nhất, tổng hòa của bản sắc tất cả các dân tộc và các
vùng miền trong cả nước
- Về cơ bản là nền văn hóa ngôn từ (phổ biến là truyền miệng)
- Phát triển trong điều kiện dựng nước gắn liền với giữ nước, nhà nước gắn
liền với dân tộc
* Văn hóa Việt Nam cổ truyền là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
và một nền văn hóa làng xã
- Nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
+ Phương thức sản xuất: thủ công, lạc hậu, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật: chủ đạo là ruộng đồng, xóm làng, hệ
thống đê điều, sông ngòi, ao hồ…
+ Phương thức canh tác: thâm canh, tăng vụ, khai hóa thêm vùng ven biển
và trung du, với kinh nghiệm nhiều kết hợp thủ công với sử dụng phương tiện kỹ
thuật.
+ Cây trồng chủ yếu: lúa nước và rau màu.
+ Duy trì nghề thủ công lúc nhàn rỗi, thương nghiệp kém phát triển, thị
trường giao dịch, giao lưu kinh tế, văn hóa qua hình thức chợ quê.
+ Coi trọng cộng đồng, trọng tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ.
- Văn hóa làng xã
+ Là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ, hết sức cơ bản, sống
động của xã hội Việt Nam cổ truyền
+ Gia đình là tế bào, là hạt nhân cơ bản của làng
+ Tính cộng đồng và tính trự trị của làng
+ Ưu điểm và hạn chế của văn hóa làng
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

Câu 27: Vai trò của văn hóa đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?
* Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội:
- Văn hóa cấu thành bởi hệ thống các giá trị, tạo nên bản sắc của các dân tộc.
- Các giá trị văn hóa thẩm thấu vào con người, cộng đồng, dân tộc, tiếp nối
qua các thế hệ, vật chất hóa bền vững trong cấu trúc xã hội.
- Các giá trị văn hóa tạo thành nền tảng tinh thần xã hội, trong đó bản sắc
dân tộc là nhân tố cốt lõi của văn hóa.
* Văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển:
- Con người là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Các hoạt động của con người tạo nên giá trị văn hóa.
- Văn hóa thẩm thấu vào các yếu tố quyết định đến sự phát triển văn hóa - xã hội.
- Văn hóa giúp cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hạn chế tiêu cực xã hội.
- Văn hóa khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, hấp dẫn, thúc đẩy con người.
* Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội:
- Phát triển kinh tế - xã hội là vì mục tiêu xây dựng xã hội giàu mạnh, văn
minh, đó là mục tiêu của văn hóa.
- Phát triển kinh tế - xã hội phục vụ con người, do con người, vì con người.
- Phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
* Giá trị lý luận và thực tiễn:
Câu 28: Nội dung của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc?
* Nền văn hóa tiên tiến:
- Là nền văn hóa yêu nước, tiến bộ.
- Là nền văn hóa phát triển cao cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần.
- Lấy con người làm trọng tâm.
- Xây dựng các mối quan hệ hài hòa.
- Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
* Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc:
- Nền văn hóa phản ánh những giá trị, những tinh hoa của dân tộc.
- Những yếu tố cơ bản cấu thành “những giá trị bền vững, những tinh hoa
được vun đắp” tạo nên bản sắc dân tộc.
- Bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
* Giá trị lý luận và thực tiễn:

23
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

Câu 29: Giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc trong giai đoạn hiện nay?
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
+ Có tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập tự do
và chủ nghĩa xã hội
+ Đề cao tính tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
+ Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, tôn trong kỷ cương, quy ước
của cộng đồng
+ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo
+ Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn
- Xây dựng môi trường văn hóa.
+ Xây dựng môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh
+ Xây dựng môi trường văn hóa hài hòa với môi trường tự nhiên
- Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật
+ Các tác phẩm văn học nghệ thuật phải phản ánh chân thật và cổ vũ cái
đúng, cái tốt đẹp
+ Trong sáng tác văn hóa nghệ thuật cần chú ý đấu tranh chống các khuynh
hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng
- Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
+ Di sản văn hóa là những giá trị văn hóa tích lũy trong suốt quá trình lịch
sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
- Phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ
+ Phải có chiến lược giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao mặt bằng dân trí
+ Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức, năng lực
+ Làm cho giáo dục là sự nghiệp của toàn dân
- Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng
- Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
- Chính sách văn hóa đối với tôn giáo
- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa
- Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa
* Giá trị lý luận và thực tiễn:
Câu 30: Yêu cầu đối với Quân đội trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
- Bảo vệ và phát triển truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Dương Huy Hoàng - Thông tin 55

- Khai thác, phát huy nền tảng văn hóa và văn hóa quân sự của dân tộc trong
lịch sử “dựng nước đi đôi với giữ nước”.
- Xây dựng đời sống văn hóa quân sự theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Chuyển tải các giá trị văn hóa quân sự của dân tộc đến cán bộ, chiến sĩ quân đội.
- Nêu cao trách nhiệm của mỗi quân nhân trước những ấn phẩm, văn hóa
độc hại, đấu tranh với các quan điểm tư tưởng đi ngược lại chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Mỗi đơn vị đóng quân ở các địa phương phải nghiên cứu, học tập phong
tục tập quán gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
* Giá trị lý luận và thực tiễn:

25

You might also like