You are on page 1of 22

Câu 1: Cấu trúc cơ bản của văn hóa : 4 phần

1 : văn hóa nhận thức – nhận thức tự nhiên, nhận thức xã hội
2 : văn hóa tổ chức cộng đồng – vhtc đời sống cá nhân, tập thể
3 : văn hóa ứng xử với mt tự nhiên : tận dụng , ứng phó
4 : văn hóa ứng xử với mt xã hội : tận dụng, ứng phó
Câu 2 : Đặc trưng cơ bản của văn hóa
* Tính hệ thống : khác tính tập hợp .Tính hệ thống là bao gồm những mặt, những mối quan hệ,
hiện tượng có quan hệ chặt chẽ, qua lại lẫn nhau, tạo nên một hệ thống thống nhất.
- Chức năng tổ chức xã hội. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có được một số sự cố kết ổn
định, được điều chỉnh bằng các quy luật riêng của mình, cũng cấp cho xã hội những phương tiện
cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên.
* Tính giá trị : dùng để phân biệt giá trị với phi giá trị. Các giá trị văn hóa theo mục đích có thể
chia thành gt vật chất và gt tinh thần, theo ý nghĩa chia thành gt sử dụng, gt đạo đức và giá trị
thẩm mĩ. Theo thời gian : gt vĩnh cửu, gt nhất thời.
Các giá trị văn hóa được thể hiện ở 3 cấp độ : gt nền tảng, gt chuẩn mực và gt cụ thể. Trong
đó gt nền tảng là gt gốc mang tính định hướng chung, gt chuẩn mực là giá trị biểu đạt của giá trị
nền tảng trong những hoàn cảnh khác nhau, còn gt cụ thể là những tiêu chuẩn quy định cho
từng lĩnh vực hoạt động khác nhau, là sự chi tiết hóa của gt nền tảng và gt chuẩn mực. Nền văn
hóa nào cũng có một bảng gt được coi như bộ chỉnh của xh, trong đó định hướng gt làm nhiệm
vụ định hướng phấn đấu cho toàn xh.
* Tính nhân sinh: - Phân biệt gt vh với gt tự nhiên.
- Dẫn đến chức năng giao tiếp
* tính lịch sử : - Phân biệt vh vs vm
- dẫn đến chức năng giáo dục
Câu 3: Trình bày chức năng vh : 5 chức năng
 Chức năng giáo dục: Chức năng quan trọng nhất. Thể hiện ở chỗ bồi dưỡng con người,
hướng lí tưởng, đạo đức, hành vi của con người theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xh
quy định
Đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, sự phát triển toàn diện của con
người
 Chức năng tổ chức xã hội:
 Chức năng điều chỉnh xã hội : Giúp cho xh duy trì trạng thái cân bằng động, giúp định
hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự pt xh .
 Chức năng giao tiếp : Giúp liên kết con người lại với nhau, Ngôn ngữ là hthức, vh là nội
dung của giao tiếp
 Chức năng thẩm mĩ : Cùng với nhu cầu hiểu biết, cng còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới
cái đẹp. Cảm xúc thẩm mĩ, tức là khả năng biết rung động trước cái đẹp, ở một mức độ nào
đó tạo nên gt đạo đức của con người. Nhu cầu là khả năng. Nhu cầu và khả năng vươn cái
đẹp là một trong những động lực quan trọng tạo nên sự tiến bộ và vc và tinh thần của cs con
ng.
Câu 4 : Đặc điểm môi trường tự nhiên của văn hóa VN
- Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Là vùng sông nước, trở thành
hằng số quan trọng tạo nên nét đẹp độc đáo của một nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước
VN
- Địa hình gồm hai miền trái ngược nhau: vùng núi cao và vùng đồng bằng, trải dài theo
hướng bắc Nam, hep theo đông Tây.
- Hệ sinh thái phồn tạp, đa dạng, quần thể thực, động vật phong phú, trong đó thực vật nhiều
hơn, đa dạng hơn.
- VT địa lý: nằm ở khu vực ĐNA, là ngã tư đường di cư của các cư dân từ B – N, từ T -Đ, là
nơi giao lưu của nhiều nền văn minh lớn ở Châu Á.
Câu 5: Khái niệm văn hóa, tính giai cấp của vh
Kn vh:
Unesco : “Thực tế đã thừa nhận rằng, văn hóa không thể tách rời cuộc sống, bở vh đã
phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cs đã diễn ra trong quá khứ,
và hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành hệ thống các gt, truyền thống, thẩm mĩ, lối sống
mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình
HCM : Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đs và đòi hỏi của sự sinh tồn.
KN chung: vh là toàn bộ những gt vc và tinh thần do con ng sáng tạo ra và tích lũy trong
qt hoạt động thực tiễn, qua sự tương tác giữa cng vs môi trường tự nhiên và xh
Văn hóa mang tính dân tộc -, giai cấp, nhân loại, trong đó tính giai cấp là : Vh bh cũng
mang tính giai cấp bởi vì cốt lỗi của văn hóa là hệ tư tưởng. Giai cấp thống trị sử dụng hệ tư
tưởng để định hướng cho đs tinh thần của xh. Đấu tranh tư tưởng là hình thức cao của đt giai
cấp. Với giai cấp tiến bộ, cách mạng, văn hóa là công cụ, phương tiện tuyên truyền giáo dục và
tổ chức quần chúng đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động,
xây dựng xh nhân văn, tiến bộ.
Câu 6 : Kn văn hóa. Tính nhân văn:
Vh là sản phẩm cụ thể gắn với từng dân tộc, nhưng những thành tựu và tinh hoa của nó góp
phần vào kho tang sáng tạo của loài ng. Điều đó thể hiện wor chỗ bên cạnh những yếu tố hợp lý
của gt vật cgaast và tinh thần, có thể tiếp thu và ứng dụng, còn là phương tiện cần có để khai
thác hiệu quả có tiềm năng sáng tạo của con ng, cả trong những lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ
thuạt và các lĩnh vực khác của đs xh.
Còn thể hiện ở chỗ, các sản phẩm vh đc tiếp nhận, truyền bá khắp mọi nơi, đến vs mọi ng trên
thế giới.

Câu 8(2điểm): Trình bày những đặc điệm tự nhiên-xã hội của nền văn hóa Bắc Bộ?
+Đặc điểm tự nhiên: - gồm các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ+khu vực Thanh-Nghệ-Tĩnh
-Vị trí: là tiêu điểm của đường giao lưu quốc tế theo hai trục Đ-T, N-B.
-Địa hình: núi xen kẽ đồng bằng va thung lũng, thấp và bằng phẳng , thoải dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam
-Khí hậu : là vùng duy nhất có mùa đông thực sự, khí hậu 4 mùa rõ rệt. Khi hậu thất thường.
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc với 3 hệ thống sông lớn: Hồng, Mã , Thái Bình cùng với các
mương máng tưới tiêu dày đặc
+Đặc điểm về xã hội:
-Cư dân chủ yếu là người kinh.
-Nghề nghiệp là trồng lúa nước với nhiều kinh nghiệm.
-Bên cạnh đó còn làm thêm nghề thủ công, thương nghiệp.
-Cư dân quầy tụ thành làng, mật độ cư dân cao. Làng Việt ở BB là một tiểu XH trồng lúa nước,
XH cúa tiểu nông
-Tính cộng đồng làng quê khá sâu đậm.
Câu 9: Trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng văn hóa Nam Bộ.
*đặc điểm tự nhiên:
- gồm các tỉnh miền đông nam bộ, miền tây nam bộ và tp hồ chí minh.
-vị trí địa lí: nằm cuối cùng đất nước về phía nam
-nằm trong lưu vực của hai con song lớn: Đồng Nai và cửu Long phần hạ lưu.
- khí hậu 2 mùa rỏ rệt: mùa mưa và mùa khô trong một năm.
-vùng đất với sông ngòi chằng chịt, song nưoc hạ lưu chảy chậm mang lại phù sa lớn.
-địa hình : bằng phẳng với những cánh đồng màu mở, rộng lớn.
*đặc điểm xã hội:
-cư dân ban địa chủ yếu là người Mạ, Xtiêng, Chơro, M nông, cư trú ở miền đông Nam Bộ.
-cư dân khai phá: ngươi chăm, khowme, hoa, việt.
-tổ chức xã hội: sống thành làng nhưng có nhiều đặc điểm khác so với làng nam bộ.
-là nơi đầu tiên chịu sự thống trị của thực dân pháp và đế quôc Mỹ.
Câu10 Trình bày đặc điểm tự nhiên, xã hội của vùng văn hóa tây nguyên.
*đđ tự nhiên
- gồm 5 tỉnh gia lai.kon tum, đắc lắc, đắc nông, lâm đồng
-địa hình: núi đồi cao nguyên tương đối bằng phẳng.
-phổ biên là các loài đất đỏ ba dan, màu mở thuận lợi cho cây trồng nhất là cây công nghiệp.
-sông ngòi dày đặc,chảy theo hướng tây bắc xuống đông nam đổ ra biển.
-khí hậu với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,nắng gió,
mưa ngàn.
*đặc điểm xã hội:
-cư dân chủ yếu là các tộc người thuộc hai nhóm ngôn ngữ Môn_ khơ me và mã lai- Nam Đảo.
Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo với phương thức canh tác chủ yếu là nương rẫy và sống du canh,
du cư trên các sườn đồi.
- Đơn vị xã hội chủ yếu là buôn.
- Là vùng đất với nhiều lễ hội độc đáo.

Câu 11 (2điểm): Phân tích những giá trị văn hóa tinh thần từ lịch sử văn hóa Việt Nam?
-Truyền thống yêu nước
+Khái niệm: yêu nước la phạm trù đạo đức có ý nghĩa phổ quát chung trong nhân loại, thể hiện
tình cảm bền vững của con người với quê hương đất nước.
+Truyền thống yêu nước Việt Nam phát triển đỉnh cao trong công cuộc đấu tranh chống giặc
ngoai xâm.
-Truyền thống đoàn kết dân tộc
+Nguồn gốc của truyền thống đoàn kết
+Đoàn kết dân tộc trong dựng nước và dữ nước.
+Đoàn kết dân tộc trong xây dựng , bảo vệ đất nước hiện nay
-Truyền thống nhân văn , nhân đạo
Câu 3đ
Câu 1: Truyền thống yêu nước
-K/n : yêu nước là phạm trù đạo đức có ý nghĩa phổ quát chung cho nhân loại, thể hiện tình cảm
bền vững của con ng với quê hương, đất nc. Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường
dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng -nước, trở thành
truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đây là giá trị tinh thần cao nhất của truyền thống vh dân
tộc
- Truyền thống yêu nước thể hiện ở tình yêu quê hương sâu nặng, ý chí tự lực tự cường xây
dựng quê hương đất nước., hướng về cội nguồn, nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế.
- Truyền thống yêu nước VN phát triển đỉnh cao trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ đất nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Truyền thống yêu nước sâu sắc dưới sự
lãnh đạo của Đảng CSVN đã phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN đạt tới đỉnh
cao như một huyền thoại, có ý nghĩa đạo đức và thẩm mĩ sâu sắc. Yêu nước, đã trở thành nếp
sống văn hóa, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, vẻ đẹp của con ng VN.
Câu 2 : Đại đoàn kết dân tộc :
- Đoàn kết dân tộc là một giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta, truyền thống đoàn kết dân tộc
bắt nguồn từ đòi hỏi khách quan của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc VN. Trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước, các dt VN đã chug sức, chung lòng trong đấu tranh khắc
phục thiên tai, bão lụt, phát triển sản xuất, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
- đk trong qt dựng nước và giữ nc, đk trong qt bảo vệ , xd đất nước hiện nay.
Nhờ có sức mạnh đk dt mà dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên tự khẳng định mình.
Đúng như HCM đã khẳng định : “ĐK, đk, đại dk, thành công thành công, đại tcong”
Câu 3: Truyền thống nhân văn:
- tư tưởng nhân văn VN đã được hình thành và phát triển trong ls dựng nước và giữ nước, trở
thành cội nguồn của truyền thống yêu nước, là kết quả và là cội nguồn của truyền thống yêu
nước. Ng VN luôn tâm niệm “Yêu nước, thương nòi” là nguyên tắc sống hàng đầu.
- Truyền thống nhân căn với nền tảng đạo lý làm ng được thể hiện ở trong long nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa, trọng tình, đức tinnhs cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống. Lòng nhân từ, nhân đạo, nhân văn đã trở thành cốt cách của dân
tộc VN. - Thể hiện ở: lịch sử , hiện nay :
+ quý trọng di sản, uống nước nhớ nguồn…
+ đề cao chữ nhân, chữ tâm,
Câu 5 : Phân tích mối quan hệ cng vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa :
- Cng với tu cách là chủ thể sáng tạo của vh :
+ Trong qt lđ, cng đã sáng tạo ra các gt vh vật chất – tinh thần ngày càng pp, đa dạng.
+ Những công trình kỹ thuật, kinh tế, công cụ sản xuất, tư liệu sinh hoạt, phương tiện giao
thông,.. đều là những sản phẩm vật chất, tinh thần do con ng sáng tạo ra.
- Cng là khách thể của vh :+ Những sp do con ng sáng tạo ra, trở thành hệ sinh thái vh thường
xuyên tác động đến con ng, giúp con ng ngừng phát triển, hoàn thiện.
Câu 6 : Vh VN cổ truyền là một sự pt thống nhất, tổng hào bản sắc tất cả các dt
- KQ đặc trưng: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục, những lễ hội đa dạng phong
phú. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng
văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Do đó VN cổ truyền là một tấm thảm tổng
hợp nhiều màu sắc, nhiều vẻ pp, đa dạng
Yếu tố tạo nên sự thống nhất, tổng hòa: + Chung nguồn gốc, + Chung pt sản xuất + Tương đồng
về đk tự nhiên
Câu 7 : pt đặc trưng của vh, vm VN cổ truyền gắn vs dựng nước, giữ nước, dân tộc
- Quy luật dựng nước gắn liến với giữ nước, nhà nước gắn liền dân tộc có ngay từ buổi đầu tiên
của lịch sử dân tộc.
- Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt lịch sử và văn hóa, văn minh Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, ý
thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường đã in sâu vào từng long dân, giai cấp lãnh đạo ở mọi thời kì
lịch sử
- Ý thức dân tộc trùng vs ý thức quốc gia “Nước VN là một, dân tộc VN là một” . Tính thống
nhất dân tộc và thống nhất văn hóa không thể bị phá hủy, bởi từ xa xưa ng Việt đã có một ý thức
cội nguồn tổ tiên – con rồng cháu tiên, một chính quyền chung, 1 quốc gia chung, cùng một cách
nghĩ, cách làm ăn, cùng tồn tại, phát triển
- Sự phát triển đặc trưng này trong chế độ xhcn hiện nay.
- KL : giữ gìn và phát huy các truyền thống quý báu , loại bỏ cái lạc hậu bảo thủ, thấm nhuần
chủ nghĩa MLN, tt HCM là nhiệm vụ cốt yếu của thời kì hiện nay.
Câu 8 : xây dựng con ng trong giai đoạn cách mạng mới :
- có tinh thần yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và cnxh
- đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
- có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh
- lao động chăm chỉ, với lương tâm nghề nghiệp
- thường xuyên học tập, nâng cao hiêu biết, trình độc chuyên môn, Trình độ thẩm mĩ, thể lực
- Sống vì mọi ng xung quanh
Câu 9: vh Vn là văn minh nông ng lúa nước :
- Pt sx lạc hậu, thủ công, sx nhỏ, tự cung, tự cấp
- Cơ sở hạ tầng kinh tế- kĩ thuật : chủ đạo là ruộng đồng , xóm làng, đê điều, sông ngòi, ao hồ
- pt canh tác: thâm canh, tăng vụ, khai hóa them ven biển, trung du, kết hợp thủ công vs kĩ thuật
- cây trồng : lúa nước, hoa màu
- duy trì nghề thủ công, thương ng kém phát triển, thị trường giao dịch, giao lưu kt qua hình thức
chợ quê.
- coi trọng cộng đồng, trọng tình nghĩa, trọng văn , trọng phụ nữ
Câu 10 : giao lưu tiếp biến vh:
K.n : là sự tiếp nhận văn hóa của nước ngoài bởi dân tộc chủ thể vs mức độ khác nhau.
- đk tiền đề:
+ vị trí địa lý và chính trị : nằm trên trục đường giao lưu B-N, Đ-T , thuận lợi
+ sự cởi mở, chủ động trong tiếp nhận, vay mượn vh của ng Việt
-Sự giao lưu:
+VH VN từ cơ tầng vh ĐNA với mẫu số chung là nn lúa nước
+Giao lưu tiếp biến vs vh Trung Hoa trong lịch sử : Bắc thuộc và vh Đại Việt
+Giao lưu tiếp xúc vs vh ấn độ - Phật giáo
+Giao lưu và tiếp biến vs văn hóa Phương Tây
Phần 5đ
Câu 1: Phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của văn hóa Việt Nam ?
Với bất kì mọi nền văn hóa, sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quan trọng nhất định vị bản
sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa VN mang những đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp, chịu sự
chi phối của phuowg thức sản xuất châu Á.
* Đặc điểm kinh tế:
- Cùng với Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước phát sinh ra nông nghiệp trồng lúa
nước sớm trên thế giới. Nông nghiệp trồng lúa nước đã có từ thời văn hóa Hòa Bình cách đây
khoảng 1 vạn năm và chiếm vị trí chủ yếu trong thời kì đồ đá cách đây khoảng 5-6 ngàn năm
(Văn hóa Hạ Long, Văn hóa Bầu Tró…) Đến thời Hùng Vương, nền kinh tế Việt Nam đã trở
thành nền kinh tế nông nghiệp khá phát triển.
- Cư dân Việt Cổ lấy trồng lúa nước và rau củ làm chủ đạo kết hợp với thủ công nghiệp và chài
lưới, nuôi trâu bò để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dựa vào các hệ sinh thái khác nhau khai
thác tự nhiên, núi rừng, song nước để sinh sống
* Đặc điểm xã hội:
- Quan hệ nhà làng nước gắn bó từ thời Hùng Vương ra đời với truyền thống cộng đồng bền
chặt. XHVN cổ truyền là một xã hội nông nghiệp, trong đó nhà và làng là hai yếu tố cơ bản chi
phối toàn bộ xã hội.
+ Làng tiểu nông: là một đơn vị cộng cư có vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, 1 hình
thức tổ chức của XH tiểu nông tự cung tự cấp. Khi nói về văn hóa làng, làng VN có 3 đặc trưng
nổi bật, đó là ý thức cộng đồng làng, ý thức tự quản và quyền quản lý làng xã được thể hiện
trong hương ước của làng, tính đặc thù độc đáo riêng của từng làng trong phong tục tập quán,
nếp sống, tín ngưỡng, tôn gió. Ba đặc trưng đó có mỗi quan hệ hữu cơ tạo cho làng một vị trí
đặc biệt tạo nên những đặc trưng văn hóa làng, văn hóa dân tộc Là một đơn vị xã hội của vh vn ,
làng của người Việt là một môi trường văn hóa, ở đó, mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hóa
được hình thành và phát triển, lưu trữ bảo tổn , trao truyền đến mọi cá thể.
+ Nhà, gia đình : là đơn vị nhỏ nhất của xã hội, từ gia đình, mới có thể hình thành làng, xã và
nước.- Quan hệ làng nước: gắn bó chặt chẽ. Làng Việt Nam không chỉ có mối quan hệ nội tại
khép kín mà còn có quan hệ mật thiết giữa các làng, các khu vực, cộng đồng lớn hơn là đất
nước, dân tộc. Trong dân gian , làng xóm như cái gia đình mở rộng và nước như cái làng lớn
hơn. Con người việt nam trong lịch sử từ rất lâu đã là con người vừa của làng vừa của nước,
mang trong mình ý thức cộng đồng rộng lớn.
* Đặc trưng cơ bản của nền văn hóa nông nghiệp trông lúa nước:
- Các cư dân của dân tộc VN sớm sống định cư, sống quần cư từ đó hình thành các làng, xóm,
thôn; ý thức cộng đồng làng xã sớm được hình thành
- trong sản xuất nông nghiệp lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, do đó về nhận thức,
hình thành lối tư duy tổng hợp, cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố
riêng lẻ mà là các mối liên hệ giữa các yếu tố trong tự nhiên, xã hội, sản xuất và đời sống. Người
Việt tích lũy được kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này. “Quạ tắm thì
ráo, sáo tắm thì mưa”, “rang mỡ gà, ai có nhà phải chống”, “được mùa lúa , úa mùa cau,được
mùa cau, đau mùa lúa”
- Trong XH nông nghiệp trồng lúa nước các cư dân ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, sống hòa
thuận với hàng xóm láng giềng, lối sống trọng tình tất yếu dẫn tới thái độ trọng nghĩa, trọng văn,
trọng phụ nữ. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc, người phụ nữ luôn được tôn trọng và giữ
vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết
định trong việc giáo dục con cái, “Phúc đức tại mẫu”
- Với tư duy tổng hợp và lối sống trọng nghĩa trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến
báo cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lý sống: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- trong ứng xử với môi trường XH, với tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt, VN tiếp nhận
và giao lưu văn hóa, lựa chọn những yếu tố tiến bộ của văn hóa nhân loại làm cho VH VN phát
triển phong phú, bản sắc văn hóa được giữ vững và phát triển.
Với ý thức cùng một cội nguồn tổ tiên , tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ rất sớm, cùng
các tín ngưỡng khác tạo thành đời sống văn hóa tinh thần của các tộc người trong dân tộc Việt
Nam.
Câu 2: Phân tích đặc điểm của vùng văn hóa Việt Bắc
Năm 1947, danh từ Việt Bắc xuất hiện chỉ vùng căn cứ cách mạng, gồm Cao – Bắc – Lạng -Thái
– Tuyên - Hà. Cư dân trong vùng là người Tày và Nùng, ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số
khác như Dao, Mông, Lô Lô, Sán Chay. Cư dân Tày Nùng chủ yếu sống ở các bản ven đường,
cạnh sông suối hay thung lũng.
* Văn hóa vật chất:
- Người Tày – Nùng có 2 loại nhà chính : nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn có 2 loại: sàn 2 mái và
sàn 4 mái; ở nhà sàn, cửa mở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre, gỗ, nhưng
số bậc bao giờ cũng lẻ. Nhà đất ngày càng xuất hiện nhiều, và cũng có nhiều thay đổi cả về quy
mô, kết cấu, bố cục bên trong. Một số vùng còn có loại nửa sàn, nửa đất.
- Trang phục người Tày - Nùng có tính thống nhất và phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi,
nhóm địa phương. Y phục người Tày là vải chàm, với áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khan đội
đầu và giày vải, quần nam giới may theo kiểu đũng chéo; đồ trang sức ít dung nên đàn ông nhìn
giản dị, trang phục phụ nữ đa dạng, phong phú. Phụ nữ Nùng chỉ mặc màu chàm trong khi đó
phụ nữ Tày mặc áo lót trong màu trắng. Y phục nữ Tày- Nùng có áo cánh, áo dài 5 thân, quân,
thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải, chiếc khăn phụ nữ Tày là khăn vuông. Phụ nữ Nùng thường bịt
răng vàng và thích đồ trang sức bằng bạc như vòng tay, vòng chân, vòng cổ, khuyên, hoa tai.
- Chế biên món ăn của cư dân Tày- Nùng vừa sáng tạo vừa tiếp thu kỹ thuật chế biến của các
dân tộc lân cận như Hoa, Việt… Ngô được xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh. Thức ăn
chính là gạo tẻ, gạo nếp được dùng để chế biến các món ăn. Cốm, xôi, là món ăn đặc biệt hấp
dẫn trong ngày tết. Thịt lợn, thịt quay thường làm rất cầu kỳ. Bữa ăn các thành viên ăn chung
một mâm, bình đẳng, nhân ái, khách đến nhà được ưu ái, nể trọng.
* VH tinh thần :
- Tầng lớp trí thức hình thành sớm với các thầy Mo, Then, Tào Pụt. Trong kháng chiến chống
Pháp, nhất là sau ngày hòa bình lập lại, giáo dục, đào tạo ở Việt Bắc được chú trọng phát triển
trong đó có các trường đại học như đại học Thái Nguyên, đại học Việt Bắc. Bên cạnh chữ Quốc
ngữ, một số dân tộc như Tày, Mông cũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ La - Tinh.
- Về văn hóa tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của Tày- Nùng hướng niềm tin
của con người tới thần bản mệnh, trời đất, tổ tiên. Ý thức cộng đồng được củng cố thông qua thờ
thần bản mệnh của mường hay của bản. Ý thức gia đình, dòng họ được củng cố thông qua việc
thờ phụng tổ tiên, Mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng trong nhà,
ngoài ra trong nhà còn thờ vua bếp.
- Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng, đến đời sống tâm linh
của người dân ở Việt Bắc, chùa ít hơn miền xuôi, xong có những chùa như chùa Hang, chùa ÚC
Kỳ ở Bắc Thái, chùa Tam Thang ở Lạng Sơn. Tôn giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với
người Việt, nhưng ở mức độ thấp, có sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ lâu đời
trong dân gian.
- Văn hóa dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại phong phú về số lượng tác phầm như thành
ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố, đồng dao, dân ca. Riêng dân ca có loại được viết trên nền
giấy vải khá công phu, hát lượn-một thể loại được thế hệ trẻ Tày-Nùng ưa thích.
- Lễ hội của cư dân Tày-Nùng rất phong phú. Ngày hội của cả cộng đồng là hội lồng tồng (hội
xuống đồng) diễn ra gồm 2 phần: lễ và hội. nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi
mở hội ở ngoài đồng. phần hội là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật…
- sinh hoạt chợ - nơi trao đổi hành hóa và là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Đây là
một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng VB
Câu 3: Phân tích các yêu cầu đối với QĐNDVN trong sự nghiệp xd và bv nền VH tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc
Quá trình xd và cđ, trưởng thành của QĐ ta được Đảng, NN và ND dành cho những tình cảm tốt
đẹp. Đó là sự tin cậy, chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục về mọi mặt cả về vật chất, tinh thần và các
yếu tố khác để QĐ là trường học lớn góp phần quan trọng vào xây dựng con người mới XHCN.
Để giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT, mỗi QN cần giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ
Hồ”, điều đó đặt ra cho mỗi QN cần nắm vững những nd chủ yếu sau:
1. Bảo vệ và phát triển truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc xd nền VH tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN
Bảo vệ, phát triển truyền thống bản sắc dân tộc phải được thể hiện ở việc xây dựng nền văn hóa
tiên tiến bởi lẽ tiên tiến chính là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lỗi là lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng HCM, nhằm mục tiêu tất cả vì con
người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan
hệ hài hòa giữa cá nhân, cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiến tiến ở cả tư tưởng, hình thức ,
trong các phương diện chuyển tải nội dung.
Nền văn hóa tiên tiến đồng thời phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hóa
dân tộc chính là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhan – gia đình – làng xã -Tổ quốc với long nhân ái, khoan dung, trọng tình,
đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, trọng tình, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động,
tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến gắn liền với định
hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Thực hiện mục tiêu ấy, nền văn hóa tiên tiến trở thành động lực của sự phát triển kinh tế -
xã hội. Vai trò bảo vệ và phát triển của quân đội ta trước hết thể hiện ở việc tiếp thu, thừa kế,
phát huy di sản lý luận quân sự của ông cha trong đánh giặc giữ nước. Kế thừa các giá trị văn
hóa vật chất như bí quyết sáng chế vũ khí, trang bị quân sự phục vụ cho chiến tranh chống
ngoại xâm, làm cho toàn bộ hoạt động quân sự phát triển vững chắc. trên nền tảng truyền thống,
gắn quá khứ với hiện tại , tương lai. Nâng cao tình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa của dân
tộc, các giá trị truyền thống đánh giặc giữ nước, kế thừa nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc
việt, phát huy lên trình độ mới, làm cho cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần truyền thống bản sắc dân
tộc, trong chiến lược quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu BVTQ trong giai
đoạn mưới của các mạng.
2. khai thác, phát huy nền tảng văn hóa và văn hóa quân sự của dân tộc trong lịch sử “dựng nước
đi đôi với giữ nước” góp phần giáo dục, xây dựng và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa dân tộc
trong phát triển nhân cách “bộ đội cụ Hồ”. Làm cho truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc nối
được sức sống dân tộc với hiện tại và hướng tới tương lai.
3. xây dựng đời sống văn hóa quân sự theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - đẩy mạnh
xây dựng môi trường VHQS trên tất cả các nội dung: hoàn thiện hệ thống các giá trị VHQS các
quan hệ VHQS, nâng cao chất lượng các hình thái hoạt động VHQS và xây dựng hệ thống thiết
chế VHQS.
- từng bước làm cho những giá trị chiến thắng và thay thế phản giá trị để đáp ứng nhu cầu văn
hóa toàn diện của bộ đội.
- không ngừng kiện toàn, nâng cao tính hiệu lực của các quy chế hoạt động văn hóa ở cơ sở gắn
liển với nâng cao năng lực lãnh đạo văn hóa của tổ chức cơ sở đảng, năng lực quản lý VH của
người chỉ huy và cán bộ chuyên trách.
4. chuyển tải các giá trị VHQS của dân tộc đến cán bộ, chiến sĩ quân đội
Bảo đảm các giá trị quân sự “ngụ binh ư nông”, “tiên phát chế nhân”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy
đại nghĩa thắng hung tàn” trở thành nền tảng vững chắc trong đời sống tinh thần của quân đội và
trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi QN
5. nêu cao trách nhiệm của mỗi QN trước những ấn phẩm, văn hóa độc hại, đấu tranh với các
quan điểm tư tưởng đi ngược lại CNML, TTHCM trong mỗi tác phẩm văn hóa nghệ thuật
6. mỗi đơn vị đóng quân ở các địa phương phải nghiên cứu, học tập phong tục tập quán gắn với
bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
=> xây dựng nền VH mới, văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một quá trình lâu dài,
phức tạp. Nhiều khó khăn và thách thức đang đến với chúng ta, những kinh nghiệm hay của các
nước cũng đang hỗ trợ chúng ta. Phát triển văn hóa dân tộc trở thành nền tảng tinh thần của dân
tộc, góp phần hun hút tạo dựng và phát triển cốt cách tâm hồn Việt Nam. Làm cho mọi hoạt
động cta đều có cách tư duy độc lập, các làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Bằng
cách đó, vh sẽ trở thành một động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: phân tích đặc điểm của văn hóa châu thổ Bắc Bộ ở VN thiên nhiên kỷ đầu CN?
- Đây là giai đoạn đấu tranh lâu dài hơn 10 thế kỉ (từ 179 tr.CN đến 938 S.CN) của người Việt
nhằm chống lại sự đô hộ và đồng hóa về văn hóa của các triều đại PK phương Bắc bảo tồn nòi
giống và nền văn hóa của dân tộc, văn hóa Đông Sơn trước đó, đồng thời có sự giao lưu với các
luồng văn hóa khác như Ấn Độ, các nước ĐNA thời đó.
- Trong hơn 10 thế kỉ đó, trước hết là sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt Hán, các
triều đại PK phương Bắc thực hiện chính sách đô hộ hà khắc, thiết lập mô hình tổ chức chính trị
- xã hội và sinh hoạt xã hội của người Hán trên đất Việt. Tìm mọi cách để đồng hóa về văn hóa,
nhằm biến nước ta thành bộ phận của đế chế Trung Hoa, thực hiện tư tưởng Đại Hán. Truyền bá
các tôn giáo, học thuyết của phương Đông: Nho, Lão, Phật… Người VN mất nước nhưng không
mất làng, kiên trì bám đất, bám làng, dựa vào cộng đồng làng xóm để bảo vệ nền văn hóa DT và
giành độc lập, tự chủ cho DT, đất nước.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra: Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248)… cho đến chiến thắng
Bạch Đằng của Ngô Quyền 938 kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc.
- Văn hóa Đông Sơn đã phát triển và tồn tại rất lâu. Dưới sự tác động của văn minh Trung Hoa
với mô hình Nho giáo, của văn hóa Ấn Độ với mô hình Phật giáo, cấu trúc văn hóa Đông Sơn
không mất đi, nó được bảo tồn trong nền văn hóa dân gian của nhiều dân tộc sống trên đất VN
và khu vực ĐNA.
- Để tồn tại, phát triển và chiến thắng, nhân dân ta đã biết kết hợp truyền thống với giao lưu và
cải biến nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa VN. Bám trụ vào cơ cấu xóm làng để chống lại cơ cấu
quận, huyện của chính quyền đô hộ, nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc các nhân tố mới làm phong
phú thêm VH DT. Trong SX, người Việt tiếp thu một số cây trồng như kê, cao lương, một số
giống đậu và một số kĩ thuật thủ công mới như dệt lụa, làm gốm, sứ, làm giấy…
- Trải qua nhiều thế hệ, tiếng Việt vẫn được bảo tồn và ngày càng phát triển đã hấp thụ nhiều
yếu tố của ngôn ngữ Hán, song tiếp thu một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy
bằng cách tạo ra từ Hán-Việt. Về chữ viết, nhân dân ta tiếp nhận văn tự Hán và các loại hình văn
hóa, nghệ thuật Hán- Đường. Từ chữ Hán người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
- Trên nền tảng của văn hóa Đông Sơn, người Việt tiếp thu có chọn lọc các nhân tố của Nho
giáo, Phật giáo, Đạo giáo cùng du nhập vào. Nho giáo không được nhân dân ta hưởng ứng vì nó
là công cụ nô dịch tư tưởng và tinh thần của đạo quân xâm lược. Phật giáo du nhập vào nước ta
đầu công nguyên theo chân các thương gia và nhà sư Ấn Độ nhanh chóng được nhân dân tiếp
thu. Chùa tháp Phật giáo xuất hiện nhiều nơi, đã hình thành trung tâm Phật giáo lớn nhất ở vùng
Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) từ thế kỉ 16.
- Các đền thờ Hùng Vương, Tản Viên, Hai Bà Trưng và các anh hung DT được XD bất chấp sự
ngăn cấm của bọn đô hộ. Phong tục đúc đồng được bảo lưu trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Nhiều
phong tục, tập quán ăn, ở, mặc, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình (có từ thời Hùng Vương) vẫn
được duy trì, các lễ hội mùa xuân, thu vẫn được tổ chức trong các làng quê.
- Như vậy, trong diễn trình văn hóa VN thời kì Bắc thuộc có 2 khuynh hướng: khuynh hướng
Hán hóa và khuynh hướng chống Hán hóa và Việt hóa các ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa
nhằm giữ lại và phát huy những tinh hoa văn hóa cổ truyền được hình thành bền vững từ thời
dựng nước, tiếp thu, hội nhập những yếu tố mới theo yêu cầu của cuộc chiến trah để tồn tại và
khẳng định bản sắc văn hóa DT VN.
Câu 5: phân tích đặc trưng của VHVN từ TK X đến XIV?
Kết thúc thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc, Thế kỉ 10 - 14 là kỉ nguyên phục hưng văn hóa lần
thứ nhất với những thành tựu rực rỡ. Tiểu biểu là 2 triều đại Lý, Trần. Văn hóa thời kì này được
chia làm 2 giai đoạn: Văn hóa thời Ngô, Đinh, tiền Lê và Văn hóa Lý –Trần (1009 - 1400).
Sau khi giành được độc lập (938) mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc VN. Ở thời Ngô
Quyền chính quyền phong kiến mang tính tập quyền được hình thành, quyền lực tập trung trong
tay nhà vua và đó là sự tái sinh của nền VHDT. Lý -Trần gắn liền với một nền văn hóa rực rỡ -
văn minh Thăng Long - văn minh Đại Việt, có thể coi đây là thời kì thăng hoa văn hóa của nước
ta thể hiện cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước đánh dấu bằng việc Lý Công Uẩn rời Hoa
Lư về Thăng Long.
*Về văn hóa vật chất, kiến trúc phát triển mạnh: cung điện, chùa tháp là những công trình kiến
trúc độc đáo hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên và tâm hồn người VN, tiêu biểu là thành Thăng
Long, tháp Bảo Thiên, tháp đá Phổ Minh (Nam Định) …. Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên
gốm, trên đồng mang phong cách đặc sắc có trình độ cao với các đề tài hết sức phong phú về
thiên nhiên, con người, cuộc sống thể hiện trình độ thẩm mĩ của con người VN. Đặc biệt là hình
tượng con rồng thời Lý - một hình tượng nghệ thuật đặc sắc độc đáo biểu tượng cho sức sống
vươn lên mãnh liệt của DT ta.
- tổ chức nhân dân đắp đê trị thủy, làm thủy lợi trên tất cả con sông lớn ở Bắc Bộ, và Bắc Trung
Bộ, hơn 3000km đê sông, đê biển được đào đắp. Công cuộc khai hoang trên quy mô lớn làm chủ
vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Chu.
- Sự phát triển của các ngành nghề thủ công: dệt, gốm, mỹ nghệ.
* Văn hóa tinh thần:
+ Đặc trưng nổi bật của dung hòa tam giáo: Nho - Đạo - Phật. Văn hóa thời này mang đậm dấu
ấn Phật giáo, bên cạnh đó tiếp nhận cả Nho giáo, Đạo giáo. Cả 3 giáo đều phụng sự cho đời sống
tâm linh giải thoát, cũng như đời sống hiện thực của xã hội, cùng song song thịnh hành với tín
ngưỡng dân gian cổ truyền. Chùa tháp được xây dựng nhiều, nhiều kinh phật được khắc trên cột
đá dựng tại Hoa Lư gọi là Tràng Kinh. Các nhà sư là tầng lớp có học thức, có uy tín, ảnh hưởng
trong xã hội.
- Nghệ thuật ca múa, nhạc, kịch hát cổ truyền (tuồng, chèo) đang trên đường hình thành và phát
triển, có thể đã tiếp thu một số ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu phương Bắc và phương Nam.
+ Tình trạng nhị nguyên văn hóa chưa rõ rệt, sinh hoạt văn hóa cung đình vẫn mang đậm nét
tính chất dân gian, chất nông nghiệp Đông Nam Á. Đấu vật kéo co, đá cầu, rối cạn, rối nước…
là sinh hoạt văn hóa khá phổ biến trong triều, ngoài nội.
+ Cũng từ thời Lý- Trần xuất hiện những bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: bộ luật Hình
thư (đời Lý, 1042), Hình luật (đời Trần 1341). Đặc biệt công việc biên soạn lịch sử dân tộc bắt
đầu phát triển, tiêu biểu là Lê Văn Hưu với Bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển.
+ Nền giáo dục phát triển đánh dấu bằng việc nhà Lý cho dựng Văn Miếu (1070) và Quốc Tử
Giám (1076) trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước; nhiều nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn, học
giả xuất hiện như Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu... Hình thành và phát triển dòng
văn hóa bác học. Bên cạnh đó rèn luyện võ thuật được quan tâm với tinh thần cơ bản là tinh thần
thượng võ.
+ Đỉnh cao của văn hóa thời Trần là khoa học nghệ thuật quân sự. Những tác phẩm về nghệ
thuật quân sự nổi tiếng như “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tong bí truyền thư” của Trần Quốc
Tuấn. Vào cuối thời Trần người Việt đã biết dùng thuốc sung, chế tạo ra hỏa pháo. Nghệ thuật
tác chiến trên bộ, nhất là trên thủy đã đạt đến đỉnh cao.
Câu 6: Phân tích đặc trưng văn hóa VN TK XVI – XVII?
*Hoàn cảnh lịch sử : Thế kỷ XVI-XVII là thời kỳ diễn ra các cuộc xung đột giữa các tập đoàn
cát cứ phong kiến. Trước hết là xung đột Trịnh - Mạc kéo dài đến gần hết thế kỷ XVI (1527-
1592), rồi cuôc xung đột Trịnh-Nguyễn (1627 - 1672) với sự phân biệt Đàng Trong, Đàng
Ngoài. Mãi đến 1786 Nguyễn Huệ mới thống nhất cả nước. Cuộc xung đột giữa các phe phái
phong kiến đã chia cắt đất nước làm kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân cực khổ.
*Văn hóa vật chất :
- quan hệ buôn bán giữa nước ta với nước ngoài ngày càng mở rộng nước ta buôn bán với một
số nước phương tây như BĐN, Hà Lan, Anh, Pháp là những nước đang trên đà phát triển TBCN.
Sự tiếp xúc đó là kết quả của sự phát triển và bành trướng của CNTB phương Tây sang phương
Đông, đồng thời mang lại sự giao lưu VH giữa Đ-T, giữa VN vs các nước trên TG.
- Qúa trình khẩn hoang mở rộng vùng Thuận Quảng và tiến vào đồng bằng sông cửu Long TK
XVII là quá trình biến các vùng đất khai hoang vắng trở thành khu vực kinh tế VH phát triển.
Cùng với cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội đã diễn ra một quá trình hòa hợp văn hóa Việt
– Chăm Việt, Việt – Khơ me. Lịch sử và nền hóa phong phú của người Chăm, Khơ Me đã hòa
nhập và lịch sử và nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
- về kiến trúc: ngoài lâu đài cung điện, lăng mộ của vua chúa thì đình đền chùa là loại hình đặc
biệt phát triển. nghệ thuật tạo hình và điêu khắc mang tính dân gian đậm nét, để lại nhiều di sản
quý báu như ‘Phật bà nghìn mắt nghìn tay’ ở chùa Bút Tháp (1656) , Tháp Chàm của văn hóa
Chămpa.
*Văn hóa tinh thần :
+ Đặc điểm nổi bật của nền văn hoá thời kỳ này là sự phục hồi văn hoá nghệ thuật dân gian cổ
truyền, phản ánh sự vươn lên của quần chúng chống lại sự kìm hãm của chế độ chuyên chế.
+ Trong văn học, bên cạnh thể thơ đường, phú tứ…giai đoạn này còn phát triển thể thơ lục bát,
song thất lục bát, kể chuyện. Ngoài thơ chữ Nôm, truyện Nôm còn có bộ lịch sử diễn ca bằng
chữ Nôm đầu tiên xuất hiện, bộ Thiên Nam ngữ lục với trên 8000 câu thơ lục bát kể về lịch
Hồng Bàng đến hết thời Mạc. Nội dung văn học cũng có biến đổi tư tưởng nhân đạo và khuynh
hướng chữ tình thể hiện rõ nhất trong tập Truyền kỳ Mạn lục của Nguyễn Dữ.
+ Trong giai đoạn này Nho giáo vẫn đc duy trì, nhưng mất đi địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo
giáo bị hạn chế ở thế kỷ trước nay có phần đc phục hồi. Đạo thiên chúa từ phương Tây đc truyền
vào nước ta. tình hình CT-XH làm cho nền văn hoá phát triển đan xen phức tạp.
+ nền giáo dục khoa cử vẫn thịnh hành nhưng chủ yếu ở Đàng ngoài. nền giáo dục nặng nề từ
chương cử nghiệp. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều học giả lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào
Duy Từ
+ NT ca múa nhạc và các hoạt động văn hoá dân gian vẫn đc phổ biến khắp nơi. hát tuồng phổ
biến ở Đàng Trong, hát chèo phổ biến ở Đàng Ngoài.
+ NT điêu khắc không gò bó công thức mà ngày càng điêu luyện, vừa chính thống trang
nghiêm lại vừa bay bổng nhẹ nhàng.
+ Đạo thiên chúa du nhập vào Viêt nam từ các giáo sĩ phương Tây, họ đã học tiếng Việt để
giảng đạo, và dùng chữ cái la tinh phiên âm tiếng việt. Chữ quốc ngữ ra đời và là một bước tiến
bộ của ngôn ngữ dân tộc, chữ quốc ngữ trở thành công cụ đắc lực trong truyền bá khoa học và
phát triển văn hoá.
Câu 7: phân tích đặc điểm của văn hóa VN từ năm 1945 đến nay?
Hoàn cảnh ls:
- Cách mạng tháng 8 là thắng lợi là cuộc “đổi đời” của văn hóa VN được đánh dấu bằng bản
“tuyên ngôn độc lập” của HCM, khẳng định độc lập chủ quyền của nước ta. Ngay từ những năm
chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam)
đã chú trọng đến văn hoá. Năm 1943, bản Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng được công bố.
Bản đề cương nhấn mạnh ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá là: dân tộc hoá,
đại chúng hoá và khoa học hoá. Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hoá mới
ở giai đoạn sau năm 1945.
- Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong Xd phát
triển KT, VH, XH. CMT8 tạo ra một XH của những người làm chủ mà xuất thân từ nông dân,
công nhân, thân phận bị áp bức. Đất nước đã có sự thay đổi lớn lao trên các lĩnh vực của đời
sống XH và cá nhân, kinh tế, chính trị đến văn hóa.
Đặc điểm VH VN từ 1945 đến nay
- Sự phát triển của văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp:
+ Ngay sau khi hòa bình lập lại, lực lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp được
được tổ chức lại. Các đoàn kịch nói như Hà Nội, Quân đội, đoàn ca múa nhạc Trung ương, Đoàn
văn công Tổng cục chính trị, …; các thể loại như nhạc, kịch, thơ múa, kịch múa, các thể loại
nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh hoa văn hóa bác học thế giới. Đây là thời kì nghệ thuật ca múa
và sân khấu, đặc biệt là kịch nói rất phát triển.
+ sự phát triển của văn học. Trong lịch sử văn học dân tộc, chưa bao giờ đội ngũ sáng tác văn
học lại đông đảo như hiện tại và có nhiều tác phẩm như thời gian từ 1945 đến nay. Sự đa dạng
về chủ đề, trong sáng về ngôn từ, phong phú về sáng tác, thể loại đã khiến cho nền văn học hiện
đại xứng đáng với đánh giá “Đứng vào hàng tiên phong của văn học các dân tộc bị áp bức, đấu
tranh giải phóng dân tộc”
+ nhờ sự phát triển cả về chất và lượng của đội ngũ hoạt động văn hóa chuyên nghiệp. Trình độ
dân trí được nâng cao, khiến cho chủ/ khách thể của văn hóa Việt Nam thay đổi. Nhiều nhà hoạt
động văn hóa sinh ra và trưởng thành từ đội ngũ những người lao động.
+ Trong lĩnh vực giáo dục đạt được những tiến bộ vượt bậc. Việt Nam đã từng bước xây dựng
được một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu nang cao dân trí của nhân dân, tỷ lệ
biết chữ ngày càng cao, từng bước phổ cập giáo dục tiểu học, trung học trong cả nước.
+ sự thay đổi trong chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam cần phải được nhìn nhận từ phía phong
trào văn hóa quần chúng.
+ Biểu tượng của nền văn hóa VN hiện đại là chủ tịch HCM, người là tổng hòa của các thành
tựu của nhiều nền văn hóa, văn minh rực rỡ của thế giới Đông – Tây. Trước hết, là sự kết tinh
của những tinh hoa văn hóa truyền thống VN, yêu nước, thương nòi, ý chí độc lập tự cường dân
tộc, khát khao tự do.
- Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống:
+ Nghị quyết đại hội IX của Đảng khẳng định “xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến , đậm đà bản
sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xh.
+ 50 năm qua, công tác kế thừa, phát triển văn hóa truyền thống đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Chẳng hạn với nghệ thuật truyền thống chèo, tuồng, mĩ thuật dân gian, đã được khôi phục,
bảo tồn và chỉnh lí, cải biên.
+ Công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian đã đạt được những thành tựu vượt bậc. hiện
nay khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đã phát triển, trở thành một ngành khoa học có vị thế
quan trọng trong các ngành nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam.
- Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng:
+  sau năm 1954, khi Việt Nam là thành viên của các nước XHCN nên sự giao lưu văn hóa giữa
nước ta với các nước XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây) cũng như Trung
Quốc đã được đẩy mạnh.
+ Trong khi đó ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với
văn hóa Mĩ không phải là giao lưu tự nhiên mà là giao lưu cưỡng bức.
+ Từ sau năm 1975, hai miền thống nhất, việc giao lưu văn hóa giữa nước ta và thế giới càng
diễn ra mạnh mẽ hơn. Và cuối cùng, không thể không công nhận sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật,
nhất là khoa học thông tin hiện đại đã khiến cho việc giao lưu văn hóa ở thời hiện đại diễn ra
mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây. Chủ nghĩa MLN đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc, làm
đổi mới các giá trị truyền thống và là tiền đề phát triển của văn hóa Việt Nam hiện đại.
=> Nền văn hóa VN hiện đại là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dt lấy CNML và TTHCM
làm định hướng phát triển. Nền văn hóa đó tiêu biểu cho những giá trị tinh hoa VHDT, đồng
thời tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của văn hóa nhân loại, mở rộng giao
lưu văn hóa với các nước, các dt trên thế giới nhưng kiên quyết giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dt.
Câu 8: phân tích vai trò của VH đối với sự tồn tại và phát triển của XH
Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy các năng lực bản chất của con người
nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá là khát vọng
hướng tới tính chân, thiện, mỹ.
* VH là nền tảng tinh thần XH
- VH cấu thành bởi hệ thống các giá trị, tạo nên bản sắc của dân tộc
- Các giá trị văn hóa thẩm thấu vào con người, cộng đồng, dân tộc, tiếp nối qua các thế hệ, vật
chất hóa bền vững trong cấu trúc XH
- Các giá trị VH tạo thành nền tảng tinh thần XH, trong đó bản sắc dân tộc là nhân tố cốt lõi của
văn hóa.
* VH là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
- Trong hệ thống động lực phát triển KTXH của mỗi quốc gia thì con người là trung tâm, còn
văn hóa có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách con người
- Con người là nhân tố quyết định sự hưng, suy của một dân tộc, con người tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội, quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội.
-Các hoạt động của con người tạo nên giá trị của văn hoá. Toàn bộ những giá trị văn hoá làm
nên những phẩm chất tinh thần của con người. Phẩm chất tinh thần của con người sẽ được vật
chất hoá trong quá trình lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Văn hóa thẩm thấu vào các yếu tố quyết định đến sự phát triển VH -XH. VH là sức mạnh giải
phóng mọi năng lực vật chất và tinh thần của từng cá nhân cũng như toàn xã hội để làm mọi
người tự giác tham gia các hoạt động.
- VH giúp phát triển kt- xh bền vững, hạn chế tiêu cực xh. VH sẽ tác động và thẩm thấu 1 cách
sâu sắc vào mọi lĩnh vực, mọi quan hệ tạo nên sức mạnh tiềm ẩn sâu xa cho XH đó. Đồng thời
thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực: VH chính trị, VH GD, đạo đức, thẩm mĩ… tạo nên sức
mạnh nội tại của từng lĩnh vực, đồng thời hình thành sức mạnh tổng hợp của các yếu tố đó
- VH khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, hấp dẫn, thúc đẩy con người VH nghệ thuật
hiện nay trở thành nguồn sinh lợi, có tác dụng cổ vũ động viên sự phát triển kinh tế, kích thích
con người.
+ Sức mạnh to lớn của VH đặc biệt chứa đựng trong tiềm năng sáng tạo của con người, vì vậy
bồi dưỡng con người chính là tạo ra tiềm năng cho con người có VH cao, tác động và mọi lĩnh
vực XH làm cho XH phát triển.
* VH là mục tiêu của phát triển KT-XH
- mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội có nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng vào phát triển
và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển và hoàn thiện xã hội. Nói văn hóa là động lực của
sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối, văn hóa khơi dậy và
nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con
người đóng góp vào sự phát triển xã hội.
- phát triển KT-XH vì mục tiêu xây dựng XH giàu mạnh, văn minh, đó là mục tiêu của văn hóa
- phát triển KT-XH nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
Câu 9: phân tích đặc điểm của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Bắc bộ - nơi hình thành dân tộc Việt, nơi sinh ra các nền văn hóa lớn phát triển nối tiếp nhau:
VH Đông Sơn, VH Đại Việt và VH VN; từ đây lan truyền vào TRung Bộ và Nam Bộ, do đó văn
hóa vùng châu Thổ Bắc Bộ có những nét đặc trưng của VH Việt
* VH vật chất:
- Hệ thống đê điều, kênh mương, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- người dân có nhiều kinh nghiệm trong sx nông nghiệp. có nhiều làng nghề thủ công
- nhà ở thường là nhà ko có chái, nhà vì kèo phát triển, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng
vẫn sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép, trồng cây cối quanh nơi cư trú
- ăn uống với các món: cơm, rau, cá, cá chủ yếu là cá nước ngọt. hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu
giới hạn ở các vùng ven biển; gia vị cay, chua, đắng ít thấy trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ
- ăn mặc: lựa chọn màu nâu, đàn ông với ý phục đi làm là quần lá tọa, áo cánh nâu song. đàn bà
với váy thâm, áo nâu khi đi làm. Ngày lễ tết, hội hè thì trang phục đàn bà với áo dài mớ ba, mớ
bảy; đàn ông quần trắng áo dài the, chít khan đen.
- đền, đình, chùa, miếu, … có mặt khắp nơi cùng các di tích khảo cổ, các di tích văn hóa vật thể
tồn tại ở khắp các địa phương.
* VH tinh thần:
- Kho tang văn hóa dân gian từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, truyện cười
đến truyện trạng mỗi thể loại đều có một sắc thái riêng của Bắc Bộ. Ca dao xứ Bắc trau chuốt,
tỉa ngọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật và biểu diễn dân gian cũng đa dạng,
nó mang sắc thái vùng đậm nét như hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát
chèo, múa rối,
- sinh hoạt VH tín ngưỡng đa dạng mang sắc thái trồng lúa như thờ thành hoàng, thờ Mẫu, thờ
các ông tổ nghề…có mặt trên khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng tiềm ẩn trong tâm thức
và tồn tại trong lễ hội. Mật độ hội hè dày đặc ở các làng nghề theo tháng, theo mùa vụ, nếu theo
quy mô thì là hội làng, hội vùng, hay theo thời gian như hội xuân, hội hè. Các lễ hội lớn như lễ
thức thờ Mẹ lúa, lễ Cầu mưa , thờ thần mặt trời.
- cùng với văn hóa dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học”. sự
phát triển giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng
lớp trí thức ở Bắc Bộ. Chính sự phát triển của phong tục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa
bác học mà chủ thể là đội ngũ trí thức đông đảo được sinh ra từ nền giáo dục ấy. Là trung tâm
văn hóa, giáo dục của cả nước, có tới 52 trạng nguyên thuộc vùng đồng bằng bắc bộ.
=> tóm lại, châu thổ Bắc Bộ, vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh các vương
triều Đại Việt, đồng thời là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long. đây là cái
nôi hình thành văn hóa, văn minh văn Việt từ buổi đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu
được nhiều giá trị truyền thống trên toàn lãnh thổ VN.
Câu 10: phân tích đặc điểm của vùng văn hóa Trung Bộ
a, Đặc điểm chung
- vùng Trung Bộ một thời kỳ dài thuộc các tiểu vương quốc của vương quốc Chăm pa trước khi
người Việt vào nơi này.
- Văn hóa vật chất: Dọc miền trung, di sản văn hóa vật thể nổi bật nhất là các tháp Chăm phơi
sương gió cùng năm tháng không phai mờ. Ngoài ra , còn có các tượng bà Pô nagar, tượng Chó,
đặc biệt là tượng linga, yoni và các phù điêu, trụ đá, bia đá, … Trung Bộ còn khá nhiều di sản
VH phi vật thể của VH Chăm pa, đó là các địa danh Việt có gốc tích của nó là các địa danh
Chăm, kiểu như Cồn Ràng, Cồn Lời, Cồn Mọi; đó là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm
thờ Bà mẹ xứ sở, thờ Cá Voi, thờ Thần Biển, …
- văn hóa tinh thần :
+ tín ngướng dân gian: Thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thần iển;
+Giao lưu văn hóa Việt -Chăm .
+Phản ánh thiên nhiên đa dạng : yếu tố biển, song, đầm, đồng bằng, núi non, đều ánh xạ vào
trong các thành phố văn hóa, từ diện mạo đến các phương tiện khác, với trung bộ, làng làm nông
nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân. Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ
cúng cá ông của làng làm nghề đánh cá, bởi vì đồng bằngTrung bộ nhỏ hẹp, sát biển.Bữa ăn của
cư dân Việt Trung Bộ nghiêng về các hải sản, đồ biến, Hơ nữa, do tính chất khí hậu nên sử dụng
nhiều chất cay trong bữa ăn
b, tiểu vùng VH xứ Huế
Xứ Huế là vùng thiên nhiên đa dạng, có rừng, có biển, có núi, lại có cả đồng bằng; đồng thời
lịch sử lại đem đến cho vùng đất này có một số phận đặc biệt, in dấu vào đời sống VH vật chất
lẫn tinh thần, tạo cho nó có một gương mặt riêng.
- XH có 1 hệ thống kinh thành còn giữ được tương đối hoàn chỉnh với Hoàng Thành, Tử cấm
thành, điện Thái Hòa, Long An, Ngọ Môn…, đồng thời hệ lăng tẩm với những lăng Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…cùng hệ thống chùa – đền như tháp Thiên Mụ, chùa Từ Đàm,
Diệu Đế => thể hiện phong cách kiến trúc vừa đa dạng vừa giàu có, thích ứng với thiên nhiên
thơ mộng
- văn hóa phi vật thể là một kho tang phong phú và quý giá. nghệ thuật biểu diễn với những điệu
hò, hát lý, hát trò, hát sắc bùa, những bài ca trên sông nước Hương Giang.
- về cách ăn, mặc của người huế:
+ có sự gắn bó giữa món ăn Mường với món ăn Việt.
+ bếp ăn sử dụng một cách tổng hợp các sản vật của vùng đất có cả núi rừng lẫn đồng bằng và
sông biển.
+ trang phục xứ Huế cũng với phong cách riêng, từ chiếc áo dài, nón bài thơ, màu tím một biểu
tượng riêng của Huế.
- Huế còn là trung tâm thu hút nhiều nhân tài của mọi miền đất nước và là trung tâm giáo dục
của Nhà Nguyễn, trung tâm sinh hoạt Vh, văn học. nơi đây nhiều trí thức, văn sĩ, nhà thơ đã gắn
bó với Huế
Câu 11: phân tích nội dung cơ bản của nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT?
* Nền văn hóa tiên tiến
- là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ. Yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của văn hóa Việt
Nam, đây là chủ nghĩa yêu nước chân chính, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa sô vanh nước lớn
hoặc chủ nghĩa ích kỉ, hẹp hò. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế chân chính
của gia cấp công nhân. Nền văn hóa tiến bộ trước hết là nền văn hóa yêu nước, đó là nền văn
hóa chứa đựng những giá trị bền vững và những tinh hoa văn hóa dân tộc hòa quyện làm một
với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nền văn hóa tiên bộ là nền văn hóa thúc đẩy lịch sử phát triển với hệ tư tưởng khoa học và cách
mạng dẫn đường. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa MLN và tư tưởng HCM. Nền văn hóa tiến bộ đó
còn là nền văn hóa tôn trọng con người vì con người, nâng con người lên vị trí người sáng tạo,
người chủ của lịch sử.
Nền văn hóa tiến bộ là nền vh có khả năng tạo ra được con ng phát triển toàn diện, đời sống tinh
thần phong phú, cao đẹp trên đất nước ta, tạo lập xh công bằng, dân chủ, văn minh.
Nền vh tiến bộ là nền văn hóa có mối quan hệ hài hòa giữa ng vs ng, cn vs thiên nhiên. Tính chất
của nền vh tiến bộ bao hàm cả tiến bộ xh, hiện đại về mọi mặt.
Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xh bền vững, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xh
công bằng, dân chủ, văn minh. Thỏa mãn nhu cầu vc và tinh thần của nhân dân.
*Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- Bẳn sắc dân tộc chính là bản sắc văn hóa dân tộc, với những đặc trưng tiêu biểu, không thể trộn
lẫn của một nền văn hóa, của một dân tộc với dân tộc khác, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức
phát triển của dân tộc. Trải qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, do bảo vệ được
bản sắc văn hóa của mình nên dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để tồn tại và phát
triển. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam được vun đắp nên lịch sử hang ngàn năm đấu tranh.
Những yếu tố cấu thành nên bảo sắc dân tộc ta là “lòng nồng nàn yêu nước, ý chí độc lập tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình -làng xã – Tổ
quốc, long nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao
động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống”
Bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc cần tránh hai khuynh hướng đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, hoặc giữ mãi, phục hồi những gì đã lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tạp quán,
lề thói. Điều đó đặt ra cho chúng ta phải mở rộng giao lưu với thế giới tiếp thu có chọn lọc
những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác.
Trong mở rộng giao lưu quốc tế phải trên tinh thần độc lập dân tộc, với long tự hào sâu sắc về
những giá trị của con người VN, của truyền thống lịch sử và văn hóa VN mà ông cha ta đã làm,
đồng thời phải biết giữ gìn khai thác, phát triển nâng cao bản sắc dân tộc , tức là nâng cao năng
lực nội sinh thì mới khẳng định được giá trị của bản than trong tiếp xúc, đối thoại với nền văn
hóa khác, mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa thế giới. Chỉ có như vậy mới tránh được nguy cơ
tha hóa về văn hóa, Trong giao lưu phải chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại,
những quan niệm cực đoan về tự do cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, lối sống hưởng thụ, ích kỷ.
*Giải pháp:
1. Xây dựng con ng VN trong gia đoạn cm mới hiện nay:
- có tinh thần yêu nước ý thức tự cường dân tộc, phấn đấu vì đất nước
- đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
- có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm
- lao động chăm chỉ, có kĩ thuật, có lương tâm nghề nghiệp
- thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, trí thể mĩ.
2. Xây dựng môi trường văn hóa đa dạng phong phú, hài hòa vs tự nhiên lành mạnh, văn minh.
3. bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa , dặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số
4. Mở rộng hợp tác về văn hóa.

You might also like