You are on page 1of 37

CƠ SỞ VĂN HÓA VN

1. Khái niệm văn hóa


- Trần Ngọc Thêm : Vh là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn cũng như trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
- Từ Chi : tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa
- HCM : vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống , loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ , chữ viết , đạo đức , pháp luật , khoa học , tôn giáo , văn
học , nghệ thuật , những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn mặc ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa
+ nguồn gốc : do con ng sáng tạo ra
+ mục đích : phục vụ cuộc sống con người
- UNESCO : + văn hóa bao gồm những gtri vật chất và tinh thần
+ vh tạo ra sự khác biệt
+ vh là động lực cho sự phát triển
Tuyên ngôn về đa dạng VH năm 2001 của UNESCO “ đa dạng VH cũng cần thiết
cho loài người như đa dạng sinh học. Đa dạng VH là nhân tố của sự phát triển và là
ngọn nguồn của mọi sáng tạo”
2. khái niệm di sản văn hóa
- phi vật thể : Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức khác.
VD : Nhã Nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam, Dân ca Quan họ, Múa rối nước
- vật thể : Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia
VD : Phố cổ Hội An, Quần thể di tích Cố đô Huế
3. Phân biệt
Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh
- văn là đẹp , vật là - văn là đẹp , hiến là - P.Đông : biển hiện ở chính
vật chất. thiên về hiền tài thiên về trị , pháp luật , văn học ,
những giá trị văn hóa những giá trị văn hóa nghệ thuật
vật chất, những giá tinh thần do những - P.Tây : văn minh chỉ xã hội
trị bản sắc được tồn người hiền tại sáng tạo đạt tới giai đoạn tổ chức đô
tại dưới dạng vật ra. Đây là các giá trị thị và chữ viết
chất cụ thể. Biểu đóng góp cho quốc Văn minh chỉ trình độ
hiện ở những công gia, cho đất nước. Nhờ phát triển về phương diện vật
trình, hiện vật có giá đó mà con người có chất – kỹ thuật , đặc trưng
trị nghệ thuật và lịch thêm cơ sở, điều kiện cho 1 khu vực , 1 thời đại
sử hay những đặc phát triển đất nước. hoặc nhân loại
sản. Nhờ vào các giá trị Văn minh có thể so sánh
văn hiến để xây dựng, cao thấp , văn hóa chỉ là sự
làm nên nét riêng của khác biệt
quốc gia

Đối tượng Đối tượng Đối tượng Đối tượng


Thiên về giá trị vật Thiên về giá trị tinh Chứa cả tinh thần và Thiên về giá trị vật chất – kỹ
chất thần vật chất thuật
Tính chất Tính chất
- Có tính bề dày lịch - Chỉ trình độ phát triển
sử - tính quốc tế
- Có tính dân tộc
Kiểu xã hội : Kiểu xh :
Gắn bó nhiều hơn Gắn bó nhiều hơn với p Tây
với phương Đông đô thị
nông nghiệp
VD: Phở Hà Nội, VD: chữ viết, thơ văn, VD : văn minh Ai Cập cổ
Cốm Làng Vòng, phong tục tập quán. đại, văn minh Địa Trung Hải
Gốm Bát Tràng. Đây
là những văn vật
mang đến nét đẹp rất
xưa của người Hà
Thành.

4. các đặc trưng và chức năng ( _)


- Tính hệ thống và chức năng xã hội
+ tính hệ thống : mọi sự kiện, hiện tượng thuộc về văn hóa đều có liên quan mật thiết
với nhau
+ c/năng t/c xh : VH cung cấp cho XH mọi phương tiện cần thiết để đối phó với mt
tự nhiên và mt xh
- Tính gtri và c/năng điều chỉnh xh
+ tính gtri : là thước đo mức độ nhân bản xh và con ng
+ c/n điều chỉnh xh : vh là 1 hệ thống gtri nên thực hiện chức năng điều chỉnh xh ,
giúp xh duy trì trạng thái cân bằng động của mình , ko ngừng tự hoàn thiện và thích
ứng vs nx biến đổi của mt xh
- Tính nhân sinh và c/n giao tiếp
+ tính nhân sinh : vh là sp sáng tạo của con người , phục vụ cs của con ng
+ c/n giao tiếp : vh trở thành sợi dây nối liền con người vs con ng. Con ng cần thông
báo cho nhau nx hình thức , tư tưởng thực hiện chức năng gtiep
- Tính lịch sử và c/n gia đình
+ tính ls : vh là sp sáng tạo và tích lũy qua nhiều thế hệ
+ c/n gđ : - phổ biến nx gtri VH đã ổn định , những gtri văn hóa đang hình thành
- đảm bản tính kế tục của ls
- GĐ đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách con người
5. MQH chủ thể - khách thể giữa con ng và văn hóa
- một trong nx khía cạnh cần xem xét trong vđề là về mqh giữa con người và văn
hóa. MQH này đc bộc lộ 3 khía cạnh
- khi con ng sáng tạo ra văn hóa thì khi đó con người đóng vai trò là chủ thể sáng tạo
của văn hóa
VD : bằng cách sd cồng chiêng vào những dịp lễ hội , sk qt của con người , người
dân tây nguyên đã làm nên 1 kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể - không gian vh
cồng chiêng tây nguyên
- đồng thời con ng cũng là sản phẩm của văn hóa , con người là đại biểu mang nx
gtri vh do mình sáng tạo ra , bị vh tác động trở tại khách thể
- vh điều chỉnh hành vi con người khách thể
VD : VN trồng lúa nước , văn hóa lúa nc ăn cơm
VD : con ng sáng tạo nên ngôn ngữ , vận dụng nó vào cs ( chủ thể , nhưng những thế
hệ sau lại bị chính nn ấy quy định phương tiện giao tiếp ( khách thể ))
BÀI 2
1. khái niệm
- tự nhiên : là cái đương nhiên tồn tại , không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người
- môi trường tn : là tất cả nx yếu tố của tự nhiên tồn tại xquanh và có tác động tới cs
con người
+ đk địa lý tự nhiên : đất đai , rừng núi , khí hậu
+ của cải tn : tài nguyên khoáng sản , lâm sản , thủy sản ,…
+ nguồn năng lượng trong tn : sức gió , nước , ánh nắng
2. mqh mt tự nhiên – văn hóa
- vị trí địa lý
+ VN nằm ở phía đông của bán đảo đông dương , ở trung tâm của kv đná
+ VN nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới , trong luồng di cư của các loài động
thực vật , trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương
+ VN có vị trí là cầu nối liền ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo
+ Phía bắc giáp trung quốc , tây giáp lào và campuchia , đông và nam giáp biển đông
“ ngã tư đường” của các dòng chảy vh đặc biệt là văn minh trung hoa và ấn
độ.Do đó , tiếp xúc, biến đổi trở thành 1 hằng số của vh VN. Đồng thời , đây cx là
nguyên nhân khiến cho nc ta luôn phải trải qua các cuộc xâm lược
- khí hậu
+ khí hậu VN mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
~ nhiệt độ cao , độ ẩm lớn : cán cân bức xạ lớn , độ lớn > 80 %
~ động thực vật phát triển xanh tốt quanh năm , hệ sinh thái phồn tạp , thực vật
phong phú và phát triển hơn đvật
Quy định phương thức sống :
- hái lượm trội hơn săn bắt, trồng trọt trội hơn chăn nuôi
- lấy nông nghiệp đa canh làm nền tảng cơ bản
Biểu hiện :
- bữa cơm truyền thống : cơm rau cá , nhấn mạnh yếu tố thực vật “ cơm” trong bữa
ăn , không có thói quen uống sữa và sử dụng các sp từ sữa
- chủ yếu chăn nuôi đại gia súc để phục vụ trồng trọt : trâu làm sức khéo
- qao từ vải sợi tự nhiên : đay , gai , ngô , bông…
- tín ngưỡng thờ cây , thờ hồn lúa …” thần cây đa, ma cây gạo , cáo cây đề”
* hệ thống sông ngòi ao hồ dày đặc phân bố đều khắp phía đông và nam bờ biển kéo
dài
- bờ biển dài > 2000km ven bờ nhiều vũng vịnh đầm phá
- mạng lưới sông ngòi dày đặc , nguồn nc dồi dào đa dạng ( ngọt , mặn , lợ ). Nhiều
sông lớn : hồng , cửu long , thái bình
Thể hiện tính sông nc của văn hóa
Biểu hiện
- bữa ăn : cơm rau cá , mặc đồ thoáng mát phù hợp với mt sông nước: nam đóng khố
cởi trần , nữ mặc váy vén cao
- cư trú : các làng ven sông , chợ nổi , ở nhà sàn , nhà có mái hình thuyền , trong nhà
có ao. Thủ đô hn là tp giữa nx con sông lớn
- đi lại : chủ yếu bằng thuyền đò
- tập quán canh tác : trồng lúa nc , “ nhất nc nhì phân tam cần tứ giống” , đê , đào ao,
kênh mương …
- tín ngưỡng , tôn giáo : ông tổ lạc long quân vốn gốc từ nước, quan niệm về “ suối
vàng” ngăn cách âm dương , thờ thủy thần,…
- sinh hoạt vh cộng đồng : đua thuyền , múa rối
- tâm lý , tích cách : mềm mại, linh hoạt như nước , thích nghi nhưng vẫn giữ đc bản
chất “ ở bầu thì tròn ở ống thì dài”
* chịu nhiều thiên tai ( lũ lụt , bão tố ,…) khí hậu thất thường, khắc nghiệt cùng
nhiều dịch bệnh gây nên khó khăn trong cs
Kiên cường , tinh thần cộng đồng
VD : mô hình cư trú làng xã
2. Tự nhiên bên trong con người – bản năng
- bản năng là cái “ vốn có” của mọi sinh vật
- con người là 1 phần của tự nhiên nên tuân theo quy luật của tự nhiên => có nx bản
năng : ăn , ngủ , bài tiết , duy trì nòi giống , chết,…
- con ng thực hiện bản năng trong phạm vi xh chấp nhận đc 1 cách có văn hóa : vh
hóa bản năng
3. ĐKTN
* vị trí địa lý
+ VN nằm ở phía đông của bán đảo đông dương , ở trung tâm của kv đná
+ VN nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới , trong luồng di cư của các loài động
thực vật , trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương
+ VN có vị trí là cần nối liền ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo
+ Phía bắc giáp trung quốc , tây giáp lào và campuchia , đông và nam giáp biển đông
* khí hậu
+ khí hậu VN mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
~ nhiệt độ cao , độ ẩm lớn : cán cân bức xạ lớn , độ lớn > 80 %
~ động thực vật phát triển xanh tốt quanh năm , hệ sinh thái phồn tạp , thực vật
phong phú và phát triển hơn đvật
* hệ thống sông ngòi ao hồ : dày đặc phân bố đều khắp phía đông và nam bờ biển
kéo dài
- bờ biển dài > 2000km ven bờ nhiều vũng vịnh đầm phá
- mạng lưới sông ngòi dày đặc , nguồn nc dồi dào đa dạng ( ngọt , mặn , lợ ). Nhiều
sông lớn : hồng , cửu long , thái bình
* VN có hệ sinh thái phồn tạp , chỉ số đa dạng giữa số giống nòi và số cá thể rất cao ,
thực vật phát triển hơn so với động vật
* đk tự nhiên vn dài từ bắc xuống nam , hẹp từ tây sang đông
* sự đa dạng của mt sinh thái , đk tự nhiên tạo ra sự đa dạng vh
* tính trội của vh vn : tính thực vật , tính sông nước
4. tác động của đk tự nhiên đến vh vn
- đk tự nhiên tác động đến văn hóa ẩm thực
+ ở khu vực châu thổ , đồng bằng thuận lợi để ptr lúa nc từ đó sáng tạo ra nhiều loại
bánh đc làm từ gạo
+ ở vùng đồng bằng khô cận nhiệt đới và ôn đới lương thực chính là lúa mì , do địa
hình tự nhiên thuận lợi cho hđ chăn nuôi pt
+ sự khác biệt về khí hậu sẽ quyết định đến hương vị của món ăn. Vùng lạnh ăn cay ,
nóng . Vùng có khí hậu nóng món ăn thường thanh mát với nhiều trái cây rau xanh -
> miền bắc hương vị đậm đà , miền trung hương vị chua cay , miền Nam thanh ngọt
- đk tự nhiên tđ đến vh trang phục
+ với diện tích kéo dài , địa hình có sự phân biệt , các dân tộc có nx nơi tập trung
sinh sống khác nhau -> mỗi dân tộc có nét vh riêng , trang phục mang bản sắc vh
riêng của mình
+ nơi có khí hậu nóng, nhiều ánh sáng con ng sd các trang phục với loại vải mỏng ,
sáng màu. Vùng lạnh con ng sd các loại vải dầy , chất len để giữ ấm
+ các trang phục ng việt qua các thời kì đều chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới
với nền nhiệt nóng và cv lúa nc
- đk tn tđ đến vh ở và đi lại
+ việc ở là để đối phó với các hiện tượng tự nhiên -> tđ trực tiếp đến đời sống con ng
+ theo quan niệm ng việt ngôi nhà là tổ ấm để đối phó nóng lạnh , mưa nóng là 1
trong nx yếu tố qt để đảm bảo cs định cư ổn định. Ở các kv vùng soong nc thì nhà ng
việt truyền thống mang đậm dấu ấn vùng sông nc
+ Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trongkhu vực gió mùa,
trong 4 hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từphương Tây, cái
bão từ phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc,nhưng lại tận dụng
được cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng.
+ Đối với giao thông đi lại, do Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc nênphương
tiện đi lại cổ truyền trước kia là đường thủy. Người Việt rất giỏi đi trên sôngnước,
giỏi bắc cầu giỏi thủy chiến, vẽ mắt cho thuyền. Có thể nói con thuyền là hìnhảnh
thân quen của cảnh quan địa lý - nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bếnnước.
Quan hệ giao thương cũng thường diễn ra nơi bến sông

BÀI 3
1. khái niệm, nguyên lý hình thành xh loài ng
* kn
- xh hình thành sau mt tự nhiên
- xh là kiểu tổ chức qhe giữa ng vs ng , phù hợp với đk tự nhiên , kte, xh nhất định ,
chia sẻ các giá trị, các chuẩn mực vh và lợi ích chung
* các ngly
- cùng huyết thống / dòng máu
- cùng khu vực cư trú / cùng chỗ
- cùng mục đích / lợi ích
2. đặc điểm mt vn truyền thống
- vn là quốc gia có vị thế địa chính trị , văn hóa đặc biệt : nằm ở giao điểm của các
nền vh lớn , là cầu nối ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo
- lịch sử VN là ls đấu tranh chống xâm lược phương bắc , mở rộng bờ cõi về phía
nam
- VH VN là một nền vh thống nhất trong đa dạng tộc ng , trong đó ng kinh đóng vai
trò chủ thể
- vh vn có đặc trưng vh nông nghiệp , lúa nc , mang tính chất tiểu nông, duy tình với
cơ cấu tĩnh
3. các phổ hệ
A, gia đình
- khái niệm : gđ là tế bào của xh , đc hình thành trên cơ sở hôn nhân và qhe huyết
thống , nx thành viên trong gđ có sự gắn bó và ràng buộc vs nhau về trách nhiệm ,
quyền lợi , nghĩa vụ có tính hợp pháp đc nhà nc thừa nhận và bảo vệ
- trong gđ có các mqh
+ theo nguyên lý dòng máu : phụ hệ ( việt , mường , thái …) mẫu hệ ( gia lai ,
chăm ,chu ru ) song hệ ( h rê , giẻ triêng , chơ ro…)
+ theo ngly kết hợp : vợ chồng
- các loại hình gđ
+ gđ hạt nhân : 1-2 thế hệ cùng nhau chung sống bao gồm bố mẹ và con cái chưa
trưởng thành
+ gđ mở rộng : gđ nhỏ -> 3 thế hệ cùng sinh sống
Gđ lớn -> 3 thế hệ
+ gđ khuyết thiếu : ko có bố hoặc mẹ
- GĐ ng Việt trc bắc thuộc tồn tại theo 2 nguyên lý cơ bản
+ ngly đực – cái : trọng yếu tố cái , âm tính
VD: mẫu hệ, con cái theo mẹ, đàn bà làm chủ gia đình, phụ nữ có địa vị trong xã hội
+ ngly già trẻ : trọng ng già
VD: “Kính già, già để tuổi cho”, “Uống nước nhớ nguồn”
- GĐ ng việt sau bắc thuộc : “ vỏ tàu lõi việt”
Vỏ tàu : chế độ gđ phụ hệ là phổ biến
Lõi việt : + quy mô gđ : hạt nhân hoặc có xu hướng hạt nhân hóa
+ vai trò của vợ chồng là như nhau trong vc giáo dục con cái
+ ng phụ nữ giữ vai trò qt trong gđ
- chức năng của gđ
+ duy trì nòi giống
+ giáo dục
+ phân phối và chăm lo kt
+ chức năng vh : thờ cúng tổ tiên
- vai trò
+ các nghi lễ trong gđ : các nghi lễ liên quan, đánh dấu mốc tg của 1 đời ng
+ GĐ tạo nên mối liên hệ XH bền vững , nơi duy trì và lưu truyền nx nét đặc trưng
của VH dân tộc , truyền thống gđ , dòng họ
+ trong xh hiện đại , có xu hướng dung hòa giữa gđ và tự do cá nhân
B, Dòng họ
* kn
+ là tập hợp nx người cùng huyết thống với nhau
+ dòng họ cơ bản dựa trên mqh huyết thống gần gũi ( thường trong pvi 9 đời ) cùng
chung 1 vị thủy tổ
- cố ( cao tằng tổ ) – cụ ( tằng tổ ) – ông ( tổ phụ ) – cha ( phụ ) – tôi ( ngã ) – con
( tử) – cháu ( tôn ) – chắt ( tằng tôn ) – chút ( cao tằng tôn / huyền tôn )
- qhe trong dòng họ là tôn ti gián tiếp , đc quy định nghiêm ngặt
- mặt trái của tôn ti trật tự là tính gia trưởng
- hình thức ghi nhớ trong dòng họ là : nhà thờ họ , gia phả , ngày giỗ , hình thức tế lễ
trong dòng họ
- ký hiệu họ:
+ trc bắc thuộc : chưa có họ mà gọi tên theo danh xưng , đơn âm
+ sau bắc thuộc : có họ do chính quyền trung hoa áp đặt , đi mượn , hôn nhân ,…
- trong ls VN có nx dòng họ ghi dấu ấn rõ nét trong chính quyền thượng tầng kiến
trúc ( họ ngô , đinh , lý , trần , lê , nguyễn ,..)
- đặc điểm : cấu trúc dòng họ ko chặt chẽ :
+ ko gọi họ theo tên
+ gia phả
+ quyền lợi dòng họ
- vai trò của dòng họ : dòng họ VN có vai trò hỗ trợ nhau về
+ vật chất : sẩy cha còn chú , sẩy mẹ bú dì
+ tinh thần , tâm linh
+ chỗ dựa ctri : 1 ng làm quan cả họ đc nhờ
C, làng xã
- làng là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn thiện nhất của ng việt , hình
thức tổ chức xh nn
- tên làng có thể dựa theo 1 sự kiện / lý do cụ thể có lquan đến làng
- làng việt chia thành 4 loại:
+ làng thuần nông (Làng Quỳnh Đô, Thanh Trì, HN; Làng Đông Sơn, Thanh Hóa;
…)
+ làng nghề (Làng gố Bát Tràng, Làng Đổng Kỵ Bắc Ninh làm gỗ mỹ nghệ, Làng
Cót làm vàng mã ở Cầu Giấy, HN,…)
+ làng buôn
+ làng chài (Làng chài Cửa Vạn, Làng chai Mũi Né, …)
- làng đc hình thành , tổ chức chủ yếu dựa trên 2 ngly
+ cùng cội nguồn
+ cùng chỗ ( cùng địa vực sinh sống )
- làng Việt xuất hiện từ cuối thời nguyên thủy , đầu thời dựng nc , đc coi là sp của nn
lúa nc
- làng việt đc hình thành do sự cố kết để cùng nhau
+ ứng phó vs mt tự nhiên
+ -------------mt xh
Làng xã là 1 cộng đồng xh có kết cấu chặt chẽ về nhiều mặt , mang tính tự quản
- 3 tầng lớp cư dân chính trong làng:
+ quan viên chức sắc : tầng lớp có uy tín , chức quyền trong làng:
~ khoa mục
~ hoạn mục
~ viên chức kỳ mục
~ dịch mục
+ dân nội tịch ( dân chính cư ) : nx thành viên chính thức của làng , đc ghi tên trong
sổ hộ tịch
Thành phần chủ yếu : đinh nam
Chịu nghĩa vụ : sưu thuế , lao dịch , binh dịch
Quyền lợi : đc chia ruộng của làng , đc tham dự các buổi họp của làng
+ dân ngoại tịch ( dân ngụ cư ) : dân tạm trú , ko đc ghi tên chính thức trong sổ
sách của làng
~ là nx người cùng khổ , sống lang thang , phiêu bạt từ nơi khác đến
~ đc miễn sưu thuế , binh dịch
~ ko đc chia ruộng của làng , ko đc tham dự các buổi họp của làng
~ sau khi sinh sống vài đời , dân ngụ cư phải nộp đơn , tiền đóng góp để đc xin
vào cộng đồng làng thành dân chính cư
* Tổ chức XH
- giáp : tổ chức của nam giới , phổ biến ở làng xã
- phường : tổ chức nghề nghiệp , hình thành trong các làng nghề
- hội , phe : phe tư văn , phe tư võ ,… tổ chức tương trợ hoặc cùng sở thích , cùng
đối tượng
* đặc điểm làng việt truyền thống
- mang tính tự trị cao
+ địa vực : rào làng = lũy tre , cổng làng
+ hành chính : làng là 1 “ tiểu triều đình” thu nhỏ , qly = hương ước
+ văn hóa : thờ thành hoàng làng
+ kinh tế : tự cung , tự cấp
- vai trò
+ tích cực : tính liên kết chặt chẽ , tinh thần tự lập , bảo lưu các gtri vh
+ tiêu cực : tư duy khép kín ; chủ nghĩa địa phương , cục bộ , ích kỉ,..
- tính mở linh hoạt:
+ liên kết chống lũ lụt , chống ngoại xâm
+ qhe hôn nhân
+ tâm linh : đình tổng , hội vùng , miền, quốc gia , kết chiềng / chạ
+ kte : giao lưu , buôn bán
* đặc trưng vh làng việt là ý thức cộng đồng làng , ý thức tự quản , quyền quản lý
làng xã đc thể hiện trong hương ước và tính đặc thù độc đáo của mỗi làng thể hiện
trong tập quán , nếp sống , tín ngưỡng , tôn giáo , thậm chí giọng nói và cách ứng xử
* là 1 đơn vị xh của vh vn , làng vn là mt văn hóa , nơi mọi hiện tượng văn hóa đc
sinh thành , ptr, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể
BÀI 4
1. kn tiếp xúc và giao lưu vh
- tiếp xúc và giao lưu vh là hiện tượng xảy ra khi hai nhóm người / tộc người có đặc
trưng VH lâu dài và trực tiếp gây ra sự biến đổi về vh với một hoặc cả 2 nhóm
người/ tộc ng tham gia tiếp xúc
- tiếp xúc và giao lưu vh là sự vận động thường xuyên của xh , gắn bó với tiến hóa
XH nhưng cx gắn bó với sự pt của văn hóa , là sự vận động thường xuyên của vh
- đây là xu hướng tất yếu của các nền vh
- tiếp xúc và giao lưu vh thể hiện mqh giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh
2. mqh giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh
- yếu tố ngoại sinh lấn át và triệt tiêu yếu tố nội sinh
- có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần dần trở thành yếu tố nội sinh
hoặc bị phai nhạt căn tính
3. mức độ tiếp nhận
- đơn thuần
- sáng tạo : + ko toàn bộ, chọn lọc
+ mô phỏng , biến thể 1 số thành tựu vh tộc người khác bởi tộc ng chủ
thể
+ tiếp nhận hệ thống , có sắp xếp theo quan niệm gtri của tộc ng chủ thể
4. vai trò của tiếp xúc và giao lưu vh
- giao lưu vh trong trường hợp tích cực thường đem đến sự tiếp biến vh , nhờ đó nền
vh của dtoc đc tiếp thu thêm các yếu tố vh tích cực khác và làm giàu thêm mà vẫn
giữ bản sắc của mình
Mặt khác trong qtr giao lưu và tiếp xúc vh nếu ko giữ đc bản sắc thì sẽ bị nền vh
khác đồng hóa , dù là đồng hóa cưỡng bức / tự nguyện
- tái lập vh : là sự quay trở về nền vh nguyên sơ đã một phần lãng quên hay bỏ đi
- thích nghi vh : là tình trạng của một nhóm người bị đẩy vào đk sinh thái mới
- chống đan xen vh : là thái độ dè dặt , chối bỏ hoặc quay lưng lại , thể hiện phản
ứng của một cộng đồng vào buổi đầu tiếp xúc giao lưu
5. tiếp xúc và giao lưu vh việt – trung
- đây là qt tiếp xúc lâu dài , thường xuyên trong nhiều thời kì ls khác nhau
- dạng thức :
+ cưỡng bức : tgian : bắc thuộc ( 179 TCN -938) và Minh thuộc ( 1407 – 1427 )
Đế chế p bắc thực hiện chính sách đồng hóa
+ tự nguyện
* tiếp nhận :
- dòng máu :
- giao lưu cưỡng bức : áp đặt thiết chế nhà nc , chữ hán , sách nho học , bắt người
việt thay đổi phong tục tập quán
Người việt đã quyết liệt chống lại bộ máy cai trị hà khắc của người hán => hàng
nghìn cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra
- nét chủ đạo của gđ này : + xu hướng chống hán hóa về văn hóa
+ VH hóa các ảnh hưởng của trung hoa
* kết quả
- người hán chỉ đặt đc bộ máy cai trị và áp đặt nx thành tố VH hán vào tầng lớp trên
của XH
- ko phá hủy đc kết cấu làng xã cổ truyền – cơ sở lưu giữ các gtri vh truyền thống
- bên cạnh xu thế chủ yếu là chống đồng hóa , ng việt vẫn tự nguyện tiếp thu nx nét
mới trong vh hán
- học nghề thuốc bắc, làm nghề giấy, in , chạm trổ kim hoàn , làm đồ sắt , đồ da , sd
phân bón
* giao lưu tự nguyện
Các triều đại phog kiến trong tk này độc lập , tự chủ đã tự nguyện tiếp nhận nhiều
nét vh của trung hoa nhưng biến đổi giản lược cho phù hợp với VN
- Tư tưởng
+ nho giáo : tứ thư , ngũ kinh
~ tứ thư : Luận ngữ , Đại học , Trung dung , Mạnh Tử
~ ngũ kinh : Thi , Thư , lễ , dịch , xuân thu
+ đạo giáo : triết thuyết do Lão Tử đề xướng và Trang Tử hoàn thành
+ giáo dục : kỳ thi nho học ( thi hương , thi hội , thi đình )
~ 4 bài thi : kinh nghĩa , thư nghĩa, chiếu , chề, biểu ; thơ phú ; văn sách
~ mục đích học : để làm quan
- Hệ thống pháp luật : mô phỏng , sao chép luật TQ , chỉ khác 1 số điều khoản về
quyền thừa kế , vai trò của phụ nữ
- Về kiến trúc : kiến trúc cung điện ( Hoàn thành Thăng Long , thành nhà Hồ , kinh
thành Huế ,..) kiến trúc tôn giáo ( văn miếu Quốc Tử Giám , …) Một số công trình
đề đài , tượng điêu khắc , tứ kinh ( long , ly , quy , phượng )…
- các giá trị trong vh tinh thần : tín ngưỡng ( thờ thành Hoàng ) , phong tục tập quán
( nghi lễ vòng đời) , diễn xướng , văn chương , thơ phủ ,..
- các giá trị trong vh đảm bảo đời sống : ăn , mặc , ở ,đi lại ,…
- các thành tựu về KHTN như bàn tính , lịch can chi ,…
- nx yếu tố vh trung hoa tiếp nhận từ vh việt
+ nx gtri vh lquan đến nghề trồng lúa nước: kỹ thuật làm thủy lợi , giống lúa các
loại hình công cụ , kinh nghiệm sản xuất
+ kỹ thuật làm thủy tinh
-> VH VN ảnh hưởng VH Hán qua giao lưu tiếp xúc nhưng vẫn giữ đc cơ tầng vh
ĐNÁ ko bị Hán hoá , khẳng định đc sức sống mạnh mẽ và trường tồn của nền vminh
lúa nc
6. tiếp xúc VN- ẤN ĐỘ
ẤN ĐỘ
- đất nc của con số 0 vĩ đại
- nơi sinh ra các tôn giáo
- thần linh là con bò
- XH phân chia đẳng cấp
- ko có đường biên giới với VN
* tiếp xúc giao lưu vh
GĐ đầu của tk 1 TCN : + VH Đại Việt ( ở Bắc Bộ )
+ VH Chăm Pa ( ở Trung Bộ )
+ VH Óc Heo ( ở Nam Bộ )
=> đều có sự tiếp xúc , giao lưu với VH ẤN ĐỘ
VH ĐẠI VIỆT
- trc khi có sự giao lưu với vh ấn thì vh vn đã định hình và phát triển
- các nhà sư từ ấn độ, qua Luy Lâu ( Thuận Thành Bắc Ninh ) truyền Phật giáo Ấn
Độ vào vùng Bắc Bộ. Giao châu trở thành trung tâm phật giáo của ĐNÁ
- do ng Việt thời kỳ này bị VH HÁn đô hộ nên ả hưởng của VH ấn độ diễn ra trong
tầng lớp dân chúng và trở thành vũ khí chống lại thống trị p Bắc
- với tín ngưỡng đa thần , người việt dễ dàng tiếp nhận phật giáo có tinh thần bình
đẳng bác ái
* VĂN HÓA CHĂM PA
+ Sau khi giành độc lập tự chủ từ tay nhà Hán
Ng chăm đã tiếp nhận VH ấn độ 1 cách lâu dài, sâu sắc
Từ mô hình của chế độ vương quyền đến các thành tố của nền vh
Kéo dài từ tk 7 đến 15
Các vua Chăm Pa theo Ấn Độ giáo đều tự coi mình là các vị thần như Shiva, Vishnu,
Brahma, Kama,Indra
+ ng Chăm tiếp nhận vh ấn độ
~ chữ viết ( chữ phạn )
~ tôn giáo
~ kiến trúc , điêu khắc
~ luật pháp
~ vh , nghệ thuật
~ hệ thống đẳng cấp xh – bà la môn giáo
Cư dân chăm pa có độ khúc xạ khi tiếp nhận , giao thoa vh ấn độ
Việc thờ vua chăm pa là hình thức thời cúng tổ tiên kết hợp yếu tố thần quyền , ko
mang nặng tính thần thành như ở Ấn độ
Chế độ đẳng cấp trong xh chăm giảm nhẹ hơn so với nguyên gốc ấn độ
Ng chăm vẫn duy trì tín ngưỡng bản địa là tục thờ rắn
Sáng tạo ra chữ chăm tồn tại // với chữ phạn của ấn độ
=> vh ấn độ đã có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và pt của vh chăm pa và ngc lại
vh chăm pa cx có nét sáng tạo mới góp phần tạo nên sắc thái mới , hình ảnh mới cho
vh ấn độ ở ĐNÁ
* VH ÓC HEO
- vh óc heo suy tàn và biến mất vào tk 8 nên nghiên cứu ảnh hưởng của vh ấn độ vào
VN phải dựa trên các tư liệu khảo cổ học
- các đạo sĩ bà la môn từ ấn độ đến đã tổ chức 1 quốc gia mô phỏng mô hình ấn độ
trên các mặt :
+ tổ chức ctri, thiết chế xh
+ đô thị hóa , giao thông , kỹ thuật CN
+ hệ tôn giáo và các nền vh kèm theo trong đó có đạo bà la môn đóng vai trò chi
phối
-> VH ấn độ góp phần làm phong phú thêm cho nền vh bản địa, làm cho nó ko bị
hán hóa hay ấn hóa mà còn khẳng định sức sống của 1 nền vh giàu bản sắc
7. tiếp xúc và giao lưu p tây
- tgian , địa điểm : tky 16 ( 1533) , giáo sĩ p Tây truyền giáo tại Quần Anh , Trà Lũ ,
Nam Định
- trải qua các gđ : tk 16- 19 (1858 ) ; từ sau năm 1858
- hình thức : tự nguyện : buôn bán, truyền giáo,…
Cưỡng ép : sự đô hộ của thực dân pháp
- tk 16 thiên chúa giáo bắt đầu truyền vào VN
- vai trò của Alexandre de Rodes trong vc sáng tạo ra chữ quốc ngữ
* giao lưu cưỡng bức
- người pháp đã áp đặt bộ máy cai trị thực dân và mô hình vh pháp
- với tinh thần yêu nc và ý thức độc lập, ng việt đã phản ứng 1 cách quyết liệt
* giao lưu tự nguyện
- ng việt với khả năng tiếp bến vh mềm dẻo
- đã tiếp thu nhiều thành tố mới của vh p tây , cải biến , việt hóa nó đi
* dấu ấn của vh p tây trên các phương diện
- hệ tư tưởng
+ tư tưởng dc tư sản
+ vô sản
-> làm xhien các giai tầng mới trong xh như tầng lớp ts ( ts dân tộc và ts mại bản ) ,
vô sản
- hình thành các đô thị kiểu p tây
+ công thương nghiệp phát triển
+ hệ thống cấp nc và điện chiếu sáng
+ vh p tây chi phối
+ ktruc đô thị định hình và ptr
- vh đảm bảo đời sống :
+ ẩm thực : món ăn mới như bánh mỳ , xúc xích , pate,... đồ uống mới như : bia ,
sâm panh , cà phê ,..
+ trang phục : âu phục , tây phục,..
+ đi lại : xhien ptien gthong mới
- giáo dục : nền gd tây học
+ mục đích : xây dựng 1 nền gd “ ngắn hạn , thiết dụng và thực dụng”
+ đào tạo các nhân viên thuộc cấp và hạ cấp , trình độ học vấn vừa và đủ
+ gd gồm 3 bậc học cơ bản : ấu học , tiểu học , trung học
+ hệ thống các trường cao đẳng , đại học. Chấm dứt gd nho học ở vn (1919)
+ các loại hình vh nt mới:
Tiểu thuyết
Ptrao thơ mới , giải phóng cái tôi cá nhân
+ báo chí
Trên cơ sở biến động về tư tưởng
Chữ vt phát triển
Hệ thống in ấn hỗ trợ
Tóm lại : tiếp xúc vh vn – p tây nói chung và vh việt – pháp nói riêng đã đem lại cho
nền vh vn những yếu tố hoàn toàn mới , tạo nên 1 sự cách tân đc coi là đột biến vh
=> ảnh hưởng vh p tây đến vh : tạo ra sự biến đổi về vh , chuyển vh việt từ hướng
nho học TQ ( lấy TQ làm trung tâm ) sang p tây , làm thay đổi toàn bộ diện mạo vh
vn
BÀI 5
1 tôn giáo
Khái niệm : là do con người sáng tạo ra , tồn tại như 1 hiện thực khách quan trong
ls
- xhien sớm từ trong lòng cđộ công xã nguyên thủy
- tôn giáo là hình thái ý thức xh , gồm 1 hệ thống nx quan niệm dựa trên cơ sở tin
tưởng và sùng bái nx lực lượng tự nhiên , thần thánh
Trong xh có gc đối kháng thì nguồn gốc của tg gắn liền với sự bóc lột và cảnh bần
cùng của quần chúng
Sự bất lực của con người trong xh bất công làm cho họ tin tưởng vào thần linh ,
vào đời sống ở thế giới bên kia
2. nho giáo
- ở xh trung hoa cổ đại : nho là 1 khái niệm chỉ có người học và bt lễ nghi
- nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà nho nhằm quản lý xh
- nho giáo hình thành từ thời Tây Chu với sự đóng góp của Chu Công Đản
Khổng Tử đã có công thu thập , hiệu đính , ptr và truyền bá học thuyết nho giáo
Sau Khổng Tử là các thế hệ: Nhan hồi > Tăng Sâm > Tử Tư > Mạnh Tử
* giáo lý cơ bản của nho giáo
- Tu thân:
Trong Nho giáo, “tu thân” đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi “Đã tu tập lấy
được mình, thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề. Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tề, thì
nước mới sửa trị được. Nước đã sửa trị, thiên hạ mới bình an”(1). Mạnh Tử cũng
từng nói: “Người ta luôn nói “Thiên hạ, nước, nhà”. Gốc của thiên hạ là nước; gốc
của nước là nhà; gốc của nhà là cá nhân”
- Tam cương:
Tam cương chính là ba mối quan hệ chính trong xã hội, bao gồm:
+ Quân thần cương: Mối quan hệ vua – tôi
+ Phụ tử cương: Quan hệ cha – con
+ Phu phụ cương: Mối quan hệ giữa vợ - chồng
Theo tam tự kinh, mối quan hệ giữa vua - tôi quan trọng nhất là cái nghĩa, mối
quan hệ cha con với nhau nằm ở cái tình, mối quan hệ giữa vợ chồng, cốt ở sự đồng
thuận.
- Ngũ thường:
Ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở
đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
+ Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
+ Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
+ Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
+ Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
+ Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
- Tam tòng :
Tam tòng dùng để chỉ ba điều mà người phụ nữ xưa bắt buộc, chắc chắn phải nghe
theo và làm theo: Tam tòng ở đây chính là tòng phụ, tòng phu và tòng tử. Có thể thấy
tam tòng trong xã hội cũ như một sợi dây vô hình trói buộc cuộc đời của người phụ
nữ, họ từ khi sinh ra đến khi mất đi không có được cái quyền tự quyết định vận
mệnh và cuộc sống của mình, lúc nào cũng phải nghe theo tuân theo những người
đàn ông.
- Tứ đức:
Tứ đức gồm: Công, dung, ngôn, hạnh.
Tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công -
dung - ngôn - hạnh.
+ Công: khéo léo trong việc làm.
+ Dung: hòa nhã trong sắc diện.
+ Ngôn: mềm mại trong lời nói.
+ Hạnh: nhu mì trong tính nết.
- Hành đạo:
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị.
Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, thiên hạ bình
". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt
đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi
hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: Nhân trị và
Chính danh.
* nho giáo ở VN
- Thời bắc thuộc, nho giáo đc du nhập 1 cách cưỡng bức, áp đặt từ trên xuống nên
nó chưa có chỗ đứng vững chắc trong XH ng Việt
- dưới thời Lý , nho giáo đc khẳng định với tư cách là tư tưởng nhà nước:
1070 : dựng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử , tứ phối và thất thập nhị hiền ( 72
học trò tài năng của Khổng tử )
1075 : tổ chức kỳ thi nho học đầu tiên , người đỗ đầu là lê văn thịnh
1076 : trường Quốc Tử Giám đc xây dựng
- dưới thời trần :
+ đến đời trần , văn miếu Thăng Long thờ 3 ng Việt là Chu Văn An , Đỗ Tứ Bình
và Trương Hán Siêu
- dưới thời lê : nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong xh
+ đời vua Lê Thánh Tông ( 1434 – 1442) , định kỳ 3 năm tổ chức 1 khoa thi nho
học
+ dựng 3 bia tiến sĩ
Thế kỉ 16- 17-18 , nho giáo vẫn tiếp tục giữ vai trò là hệ tư tưởng chính thống
nhưng dần dần rơi vào tình trạng bị suy thoái do sự bất ổn của đời sống ctri, kt ,xh
- thời nguyễn , tk 19 nho giáo đc đẩy mạnh chiếm địa vị ưu thế xh
- thời pháp thuộc : nho giáo bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng. Năm 1919 khoa thi nho
học cuối cùng đc tổ chức
- đến cm t8 1945 , nho giáo chấm dứt vai trò là chỗ dựa tu tưởng của chính quyền pk
- ngày nay , nho giáo chỉ còn nx dấu vết : truyền thống hiếu học , trọng chữ nghĩa,
trọng người tài ,....
* vai trò nho giáo ở vn
Là một thành tố của văn hóa Việt Nam, Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến các thành
tố văn hóa khác:
• Tạo ra tầng lớp trí thức trong xã hội, đặc biệt là từ thế kỷ 15 trở đi chính là các nhà
Nho.
• Nho giáo góp phần rất lớn trong việc đào tạo nhân tài của đất nước.
• Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn…
Tạo tâm thức dành cho người đi học:
• Học - thi đỗ - ra làm quan
• Chẳng tham ruộng cả ao liền /Chỉ tham cái bút, cái nghiên anh đồ
• Một kho vàng không bằng một nang chữ
3. phật giáo
Nguồn gốc
- Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ
- Ra đời vào thế kỷ 6 TCN, người sáng lập là Siddhartha Gautama/Thích Ca Mầu Ni
Nguồn gốc ra đời
- Sinh năm 563TCN, là Hoàng tử của Nhà vua Satđôđana, nước Capilavatu
- Năm 29 tuổi từ bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đình để đi tìm 1 con
đường giải thoát sát đô đa na
Sát đô đa na
Sát đô đa na
- Năm 35 tuổi, Siddhartha nghĩ ra được một cách giải thoát
- Từ đó được gọi là Buddha, nghĩa là giác ngộ. Về sau các đệ tử tôn xưng ông là
Sakia Muni (Thích ca Mầu ni
Nội dung giáo lý Phật giáo
- Học thuyết Phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và giải thoát cho con người nỗi đau
khổ
- Được thể hiện trong Tứ diệu đế (Bốn chân lý kỳ diệu) :
+ Tứ diệu đế
- Khổ đế: là chân lý về bản chất của nỗi khổ.
Sinh > tử > sở cầu bất đắc > ngũ thụ uẩn > ái biệt ly > lão > bệnh > oán
tăng hội >
- Tập đế: là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ, do ái dục và vô minh
- Diệt đế: là chân lý về cảnh giới diệt khổ
- Đạo đế: là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ
+ Nhân duyên
• Nhân: là nguyên nhân gây ra sự vật
• Duyên: là những mối quan hệ, những điều kiện,những ảnh hưởng chung
quanh làm cho nhân phát khởi, vận hành
• Là một chuỗi liên tục các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh
tử luân hồi.
+ Kinh điển của Phật giáo gồm:
• Pháp: Lời thuyết giảng của Phật được chép lại theo ký ức của các đệ tử.
• Luật: quy chế do Đại hội thảo ra
Phật giáo phát triển thành hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa :
+Tiểu thừa (“cỗ xe nhỏ” - chở được ít người):
- Theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật
- Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân,
- Chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La hán (người đã thoát cảnh luân hồi, đáng
được tôn kính)
+ Đại thừa (“cỗ xe lớn” - chở được nhiều người):
- Không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật
- Thu nạp tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người
- Thờ nhiều Phật, tu qua các bậc La hán, Bồ Tát đến Phật
* qtrinh du nhập , pt ở VN
- Thế kỷ 2 , các sư tăng người Ấn Độ,Trung Quốc đã đến Giao Châu truyền đạo
- Luy Lâu là 1 trong những trung tâm Phật giáo lớn vào những thế kỷ đầu công
nguyên
- Thời Bắc thuộc, Phật giáo là nơi bảo vệ ý thức dân tộc, chống sự đồng hóa về
văn hóa
- Có 3 tông phái được truyền vào nước ta: Thiền tông , Tịnh độ tông và Mật tông
- Từ giữa thế kỷ 6 đến thế kỷ 10: Trong đạo Phật xuất hiện dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu
Chi (580), Vô Ngôn Thông (820)
- Trên lĩnh vực truyền giáo: có các nhà sư Ấn Độ, Trung Quốc và trong nước tham
gia
- Thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh:
+ Hầu hết các vua Lý, Trần đều sùng Phật.
+ Cho xây dựng nhiều chùa, tháp có kiến trúc độc đáo (chùa Một Cột, chùa Dạm,
chùa Phật Tích…
+ Một số vị sư tăng nổi tiếng: Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh,
Nguyễn Minh Không…
- nhà Lê độc tôn Nho giáo
Bài xích Phật giáo và Đạo giáo
Phật giáo thời Lê sơ tuy mất đi tính chất Nhà nước nhưng vẫn tiếp tục phát triển,
đậm màu sắc dân gian, phi chính thống
- Thế kỷ 16 - 18, sau một thời gian bị Nho giáo lấn át:
• Đạo Phật phục hưng.
• Thiền phái Trúc Lâm được phục hưng ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế và Tào
Động phát triển ở Đàng Trong.
• Nhiều chùa chiền được cá nhân bỏ tiền ra xây dựng.
- Thế kỷ 19 :
+ Nhà Nguyễn tiếp tục độc tôn Nho giáo.
+ Đạo Phật bị sự kiểm soát của Nhà nước
+ Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển trong dân gian.
- Hiện nay: Giai đoạn chấn hưng của Phật giáo
+Xây dựng, mở rộng không gian chùa.
+ Mở rộng tín đồ
+ Các hoạt động của Phật giáo phát triển: giải hạn đầu năm, gửi vong lên chùa, mở
các khóa tu…
* Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam
+ Với tư cách là một tôn giáo, Phật giáo là một thành tố văn hóa có ảnh hưởng đậm
nét tới các thành tố văn hóa khác của văn hóa Việt Nam
+ Là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc (chùa, tháp) cũng như
điêu khắc (tượng Phật, phù điêu họa tiết…)
+ Dưới góc độ nhân văn và xã hội, Phật giáo ảnh hưởng đến ngôn ngữ, ca dao và thơ
ca của người Việt
+ Ảnh hưởng đến phong tục tập quán của người Việt: ăn chay, thờ Phật, ma chay,
cưới xin
+ Văn hóa Phật giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc.
+ Bảo tồn, phát huy văn hóa Phật giáo là góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa Việt
Nam
4. Đạo giáo
Kn : Là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ 2 (thời Đông Hán) ở Nam Trung Hoa.
Là sự tổng hợp các loại hình tín ngưỡng, mê tín dân gian và cung đình của
Trung Hoa cổ đại: xem sao, đoán mộng, bùa chú, bùa ngải
- Dựa vào khái niệm đạo của đạo Lão Trang chống lại cường quyền và sự áp đặt
- Tôn Lão Tử làm người sáng lập, biến Lão Tử thành nhân vật Thái Thượng lão quân
- Đạo giáo gồm 2 hình thức:
Đạo giáo thần tiên: là hình thức dành cho quý tộc và vua chúa.
+ Bằng các biện pháp luyện đan, luyện khí công để đạt tới sự trường sinh, bất tử và
tu thành tiên.
Đạo giáo phù thủy: Chủ yếu dành cho tầng lớp bình dân.
+ Dùng các biện pháp ma thuật, phương thuật, bùa chú, bùa ngải… để chữa bệnh,
cầu 1 cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu.
* sự du nhập vào VN
- Cả hai hình thức Đạo giáo đều được du nhập vào VN từ thế kỷ II.
- Chủ yếu là hình thức thứ 2 vì người Việt mê tín, dị đoan
- Ở VN không có tầng lớp đạo sĩ, cơ sở thờ tự đơn giản, hòa trộn với Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian
- Đạo giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt tạo nên hệ thống thần
điện riêng:
+ Tứ bất tử: Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
+ Đức Thánh trần.
+ Tam tòa, tứ phủ.
+ Trong thần điện của Việt Nam còn có quan lớn Tuần Tranh (thờ rắn); một đôi rắn
gọi là ông Cụt, ông dài hay Thanh Xà, Bạch Xà (anh em Trương Hống, Trương Hát
cũng như rắn); Ngũ Hổ (Năm Dinh), Bạch Hổ, Độc Cước…
* Thời Lý - Trần:
- Đạo Lão chung sống hòa bình và phát triển cùng Phật giáo.
- Có nhiều đạo sĩ kiêm thiền tăng như Trần Tuệ Long, Trịnh Trí Không, Nguyễn
Bình An…
- Một số đạo cung, đạo quán được xây dựng trong thời kỳ này như Thái Thanh cung,
Cảnh Linh cung, Ngũ Nhạc quán
* thời lê sơ
- Cũng giống như Phật giáo, Đạo giáo trên danh nghĩa bị Nhà nước kiểm soát, hạn
chế
- Cấm xây dựng đạo quán mới, cấm các đạo sĩ giao du với người ở trong cung.
- Tuy nhiên, trên thực tế, Đạo giáo vẫn tồn tại
* Thế kỷ 16-18 :
- Đạo giáo đã được khôi phục và phát triển cùng Phật giáo
- Nhiều đạo quán được xây dựng và trùng tu trong thời kỳ này như Trấn Vũ, Bích
Câu đạo quán, Linh Tiên, Châu Thành (Hải Dương).
- Nhiều nho sĩ am hiểu Đạo giáo, thực hành thuật số, phép tu tiên, luyện đan.
- Tác phẩm văn học - truyện thần tiên: Truyện kỳ mạn lục (Từ Thức gặp tiên),
Truyền kỳ tân phả (Bích Câu kỳ ngộ), Lâm Tuyền kỳ ngộ (truyện Bạch Viên, Tôn
Khác)…/Truyện ma.
* Thế kỷ XIX:
- Mặc dù bị triều Nguyễn hạn chế, kiểm soát, Đạo giáo vẫn phát triển trong tầng lớp
nhân dân và Nho sĩ.
- Trong dân gian, Đạo giáo đã biến thành các phong trào tín ngưỡng pha màu mê tín
dị đoan như các thuật phù thủy, trừ tà, lên đồng.
Vai trò của Đạo giáo ở Việt Nam
- Tuy ảnh hưởng không sâu sắc bằng Phật và Nho giáo
- Nhưng Đạo giáo đã có một vai trò đáng kể trong đời sống văn hóa người Việt:
chính trị, y học, tư tưởng văn học…
- Đạo giáo hòa quyện với những tín ngưỡng dân gian cổ truyền, tư tưởng Lão Trang
đã ảnh hưởng tới một số lớn trí thức Nho sĩ.
5. thiên chúa giáo
- Kitô giáo ra đời vào đầu công nguyên, là một nhánh của Do Thái giáo ở vùng
Palestin
- Tôn thờ Chúa Giêsu và sự màu nhiệm của Đức Chúa: Chúa sáng tạo ra thế giới vật
chất, con người và cuộc sống của con người
- Nội dung cơ bản của giáo lý Kitô giáo:
• Là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp của các học thuyết kinh viện.
• Đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối và thuyết giáo quyền tập trung.
• Kinh thánh: Cựu ước và Tân ước.
* Kinh thánh:
+ Cựu ước: gồm 46 quyển, chia làm 3 loại: sách lịch sử, sách văn thơ, sách tiên tri.
+ Tân ước: gồm 27 quyển, kể về cuộc đời và sự nghiệp của chúa Giêsu, hoạt động
của các thánh tông đồ,
- Quá trình du nhập vào Việt Nam:
- Công giáo vào Việt Nam thế kỷ 16 (năm 1533). Từ thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 18 :
Việc truyền bá chủ yếu gắn với kinh tế và tôn giáo. Lực lượng truyền bá là người
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Diễn biến hòa bình, 2 bên cùng có lợi. Các vua thời Mạc, Lê Trung Hưng và 1 số
chúa (Trịnh Tráng) tỏ ra khoan dung với đạo Gia tô. Nhiều người trong hoàng tộc
theo đạo Gia tô
- Từ thế kỷ 19 trở đi
+ Việc truyền bá chủ yếu gắn với chính trị. Lực lượng truyền bá chính là các linh
mục người Pháp.
+ Nhà Nguyễn cấm đạo, sát đạo. Trong khoảng từ năm 1833 đến 1840 nhiều thầy
dòng người Việt, Tây Ban Nha và Pháp bị xử tội chết.
Đạo Tin Lành vào Việt Nam từ năm 1925.
• Quá trình truyền bá không liên tục. Sau năm 1954, đạo Tin Lành không truyền bá ở
miền Bắc VN.
• Từ 1955-1975, việc truyền bá tăng mạnh ở khu vực phía Nam, đặc biệt ở Tây
Nguyên và miền Trung.
• Sau năm 1975, khi chính quyền Mỹ rút, việc truyền đạo cũng giảm
6. tín ngưỡng
Khái niệm tín ngưỡng :
• Là quá trình thiêng hoá một nhân vật được gửi gắm vào niềm tin tưởng của con
người. Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hoá, lịch sử hoá nhân vật phụng
thờ
• Giữa các tín ngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều
lớp văn hoá lắng đọng
7. tín ngưỡng phồn thực
-MỞ BÀI: Ở Việt Nam, bên cạnh sự tồn tại của các tôn giáo chính thống, còn có các
tín ngưỡng dân gian, trong đó là tín ngưỡng phồn thực. Đây là tín ngưỡng bản địa cổ
truyền, đặc trưng của cư dân nông nghiệp
- Một trong những tín ngưỡng sớm nhất, phổ biến của nhân loại.
+ Là tín ngưỡng đặc trưng của cư dân nông nghiệp.
+ Trên thế giới hầu như dân tộc nào cũng có
- Nội dung
+ phồn ( nhiều )
+ thực ( sinh sôi , nảy nở )
=> tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi , nảy nở , muôn vật tốt tươi , phồn thịnh với 2
hình thức :
+ Thờ sinh thực khí (linga – yoni): Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về ước
vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên
hay ở con người có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Do vậy tín ngưỡng
phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng, phát sinh và phát triển đa dạng
+ Thờ hành vi giao phối: Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc
nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ
còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo,
đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á
- Biểu hiện
+ Tư duy lưỡng tâm
VD: Đồng tiền có 2 mặt âm dương ; bánh chưng dài, bánh dày tròn
+ Các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn thực
VD: Lễ hội “Linh tinh tình phộc” ở Phú Thọ.
+ Các trò chơi
VD: Trò cướp cầu – một trò chơi Việt., …
+ Các phong tục tập quán
VD: Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí",. Phong tục
"giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực
- Vai trò, ý nghĩa:
+ Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng quan trọng nhất của các cư dân trồng trọt.
Đây là tín ngưỡng rất phong phú, ảnh hưởng sâu rộng tới các sinh hoạt xã hội của
cộng đồng.
+ Tín ngưỡng phồn thực mang ước vọng có cuộc sống cơm no, áo ấm, hạnh phúc,
mùa mang bội thu.
- KẾT BÀI: Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành 1 thứ
trầm tích văn hóa trong nền văn hóa Việt. Thể hiện tư tưởng trực quan, sinh động
của cư dân nguyên thủy. Đến nay tín ngưỡng phồn thực vẫn còn để lại dấu ấn đậm
nét trong văn hóa Việt Nam.
8. tín ngưỡng thờ Thành hoàng
- Khái niệm: Thành hoàng làng là 1 vị thần bảo trợ cho 1 thành quách cụ thể
- Có nguồn gốc từ Trung Quốc từ xa xưa và được du nhập vào VN thời Bắc thuộc
+ Theo nguyên mẫu: Thành hoàng làng Thăng Long: thần Long Đỗ, Tô Lịch Giang
thần. Ngoài r còn có hệ thống Thăng Long tứ trấn
- Thành hoàng ở Việt Nam:
• Là vị thần bảo trợ cho một ngôi làng cụ thể
• Có thể làm phúc bảo vệ làng, có thể là người gây họa.
• Được dân làng xem như các vị thánh.
- Thành hoàng làng
+ có thể là thiên nhiên
+ có thể là con người có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của làng
- Thành hoàng thờ 1 vị trở lên
Một người : Trần Hưng Đạo , Lê Lai , Tản Viên Sơn Thánh ,…
Hai người : ông Dầu , bà Dầu ; Hai Bà Trưng
- Thành hoàng làng đc thờ ở đình làng hay miếu , đền , nghè
- Các lễ hội của làng thường gắn với tín ngưỡng thờ Thành hoàng
- Ý nghĩa:
+ Liên kết cộng đồng
+ Duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống: Gắn với Thành hoàng là hội làng-
một hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của từng địa phương.
+ Là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cộng đồng làng xã, nơi gửi gắm niềm tin của
họ, giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- KẾT BÀI: Đối với dân làng, thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo
đức, pháp luật cùng hi vọng của cả làng, lại cũng là 1 mối liên hệ vô hình, chỗ dựa
tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời.
9. tín ngưỡng thờ Mẫu
- là một hệ thống các tín ngưỡng , trong đó ít nhất gồm 3 lớp khác nhau , có mối
quan hệ hữu cơ , chi phối nhau:
+ lớp tín ngưỡng thờ nữ thần
~Mang tính phổ quát rộng rãi
~Phù hợp với xh nn và vai trò của người phụ nữ trong xh
~ Là những ng phụ nữ ( nhân vật huyền thoại hay lịch sử )
~ Những lực lượng sáng tạo ra vũ trụ , ra loài người ( Âu Cơ , Nữ Oa )
~ Những anh hùng văn hóa có kỳ tích rực rỡ , những vị tướng hy sinh vì dân
vì nước
~ Những người phụ nữ giúp dân xây làng lập ấp, truyền thụ các tri thức ngành
nghề.
~ Những bà mẹ, người vợ có tài năng, đức hạnh
+ mẫu thần
~ Phát triển trên nền thờ nữ thần, gắn liền với tính chất quốc gia.
~ Thờ các vương mẫu, quốc mẫu, thánh mẫu: Nguyên phi Ỷ Lan, mẹ Gióng,
thờ Mẫu Tây Thiên, bà Chúa Xứ.
+ mẫu tam phủ , tứ phủ
~ Hình thành trên cơ sở tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần
~ Kết hợp với tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa
- Đạo Mẫu
• Một tín ngưỡng bản địa riêng của Việt Nam, tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng.
• Với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người của Đạo Mẫu đã dễ
dàng đi vào đời sống dân gian, bắt rễ sâu vào xã hội và đời sống tâm linh của con
người.
• Đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt, cầu tài, cầu lộc, sức khỏe, làm ăn, buôn
bán, những niềm mong ước tốt đẹp cho cuộc sống hàng ngày
- Nghi lễ hầu đồng/lên đồng: hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong
điện thần của đạo Mẫu vào các ông đồng bà đồng để chữa bệnh hoặc cầu sức khỏe,
cầu may mắn, cầu tài lộc cho các con nhang, đệ tử.
+ Người thực hiện nghi lễ hầu đồng là Thanh Đồng.
+ Phục vụ Thanh Đồng có hai hoặc bốn phụ đồng.
+ Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự
linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới.
+ Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu,
chuông, trống…
- Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu:
• Được phụng thờ ở các di tích: phủ, đền, điện.
• Gắn với các nhân vật phụng thờ và di tích là lễ hội.
* Vai trò, ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu
— Tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng
khác, nương tựa, bổ sung cho nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển.
— Thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, đề cao lòng tự hào dân tộc.
— Đạo Mẫu là niềm tin thiêng liêng, là sức mạnh gắn kết cộng đồng, là điểm tựa
tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của cuộc sống
10. lễ hội
- Khái niệm: Lễ hội:
• Là sự kiện trọng đại gắn với một cộng đồng cư dân nhất định.
• Tập trung lại để tưởng niệm 1/nhiều vị thần có công lao với cộng đồng/phù trợ cho
cộng đồng trong cuộc sống.
• Cộng đồng tiến hành các nghi lễ nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ với các vị thần và
cầu mong vị thần tiếp tục giúp đỡ mình trong năm mới.
- Thời gian tổ chức lễ hội:
• Khác với chu kỳ vụ mùa
• Khoảng thời gian nghỉ ngơi.
- Lễ hội gồm phần lễ và phần hội:
+ Lễ: là phần nghi lễ được thực thi trong lễ hội,thường là có sự giống nhau trong các
lễ hội, theo điển lệ của các triêu đại phong kiến.
+ Hội: gồm các trò chơi: chọi gà, đấu vật
- Nội dung tổ chức lễ hội
+ lễ mộc dụ
+ đám rước
+ tế lễ
+ hèm / trò diễn
+ trò chơi
+ ăn uống
- thức cúng trong lễ hội:
• Thức cúng mang tính phổ biến: oản, hương, hoa quả…
• Thức cúng mang tính nghi lễ, chỉ có ở một lễ hội riêng biệt: món bánh trôi ở hội
đền Hát Môn, món chè củ mài ở lễ hội vùng Phong Châu (Phú Thọ)…
- Chức năng của lễ hội:
+ Phản ánh và bảo lưu truyền thống
+ Tuyên truyền và giáo dục
+ Hưởng thụ, giải trí và giao lưu
- Giá trị/ý nghĩa của lễ hội:
+ Giá trị cộng cảm và cộng mệnh đối với cộng đồng.
+ Làm cho cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn.
+ Lễ hội là một bảo tàng văn hoá, lưu giữ các giá trị văn hoá, các sinh hoạt văn hoá.
11. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ:
• Là một hệ thống tín hiệu.
• Là một thành tố văn hoá chi phối nhiều đến các thành tố văn hoá khác.
• Gồm nhiều các đơn vị như: âm vị, hình vị, từ, câu
- Nguồn gốc của tiếng Việt (theo GS. Phạm Đức Dương):
+ Được hình thành bởi nhiều yếu tố thuộc các dòng ngôn ngữ ở Đông Nam Á, kể cả
Mã Lai, Tạng, Miến…
+ Gồm 2 yếu tố chủ đạo: Môn - Khơ me (cơ tầng) và Tày - Thái (cơ chế).
+ Qua quá trình hội tụ văn hoá và tộc người đã hình thành nên ngôn ngữ Việt -
Mường.
- Thời gian hình thành tiếng Việt (GS. Phạm Đức
Dương): vào khoảng thiên niên kỷ thứ II TCN
+ Cư dân Môn - Khơme: những người săn bắt, hái lượm và làm nương vùng cao
+ Cộng cư với các tộc người nói tiếng Tày -Thái
-> Hình thành một cộng đồng mới: cư dân Việt - Mường, chủ nhân của ngôn ngữ
Việt - Mường.
- Chữ Hán:
+ Có nguồn gốc ngoại sinh.
+ Được một số giai cấp thống trị sử dụng như một phương tiện chính thống.
- Chữ Nôm:
+ Loại hình chữ viết được tạo nên từ ý thức dân tộc, một sáng tạo của người Việt.
+ Chưa thống nhất được thời điểm ra đời và người sáng tạo.
+ Chữ Nôm có nhiều hạn chế: khó đọc, khó viết, đòi hỏi muốn sử dụng phải thành
thạo chữ Hán.
+ Có nhiều đóng góp vào ngôn ngữ nói riêng và văn hoá VN nói chung..
- Chữ Quốc ngữ:
+ Được các giáo sĩ phương Tây và VN dựa vào bộ chữ cái Latinh để xây dựng một
dạng chữ mới ghi âm tiếng Việt, dùng trong nội bộ đạo Kito giáo.
+ Người Pháp vào VN: đưa chữ Quốc ngữ vào đời sống xã hội.
+ Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: chữ Quốc ngữ có địa vị chính thức
trong đời sống mọi mặt của đất nước.
- Vai trò:
+ Là một thành tố của văn hoá VN, tiếng Việt có quan hệ mật thiết với các thành tố
văn hoá khác.
+ Là phương tiện duy nhất có khả năng giải mã tất cả các loại hình nghệ thuật gắn
với phạm trù văn hoá, phản ánh một cách tương đối tiến trình phát triển và bộ mặt
văn hoá của cộng đồng.
+ Trong sự phát triển của văn hoá, ngôn ngữ là một công cụ, một phương tiện có tác
động nhạy cảm nhất.
11. phân biệt giống và khác tôn giáo và tín ngưỡng
* Giống : Tín ngưỡng, tôn giáo giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con
người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình
Tín ngưỡng Tôn giáo
- tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng - tôn giáo là niềm tin vào đối tượng
siêu hình , chưa quy tụ thành tổ chức , siêu hình , mà những người cùng niềm
chưa có người truyền giáo, chưa có tin này đã quy tụ lại thành tổ chức , có
giáo luật nhiệm vụ truyền giáo , có giáo luật chặt
VD : tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chẽ,..
VD : tôn giáo Cao đài

You might also like