You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Khái niệm văn hóa:


1.1. Thuật ngữ:
Gieo trồng: “gieo trồng ruộng đất”
“gieo trồng tinh thần”: giáo dưỡng, giáo dục bồi dưỡng con người
Thomas Hobbes (1588-1679): “lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự
dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần”.
文化:文 văn: các nét văn hóa đan xen vào nhau
化 hóa: làm thay đổi, biến đổi
Văn kết hợp với hóa được dùng đầu tiên ở thời Chiên Quốc, trong Chu Dịch:
thánh nhân chi trị thiên hạ dã, tiên văn đức nhi hậu vũ lực.
以文教化 dĩ văn giáo hóa
1.2. Định nghĩa Văn hóa:
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Chú ý hai định nghĩa sau:
- UNESCO: Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri
thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm
văn học và nghệ thuật mà còn có cả phong cách sống, phương thức chung sống,
các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin (UNESCO, 2001).
- Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (1943).
Nhận xét:
- Văn hóa là tổng thể nét nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra.
- Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
- Những di sản văn hóa hữu thể / hình (đình, chùa, mộ, nhà sàn,…); những di
sản văn hóa vô hình (các biểu hiện tượng trưng: âm nhạc, múa, văn chương,
nghi thức, lễ hội,…). Hữu thể và vô hình gắn bó hữu cơ với nhau.
- Mối quan hệ giữa con người và văn hóa:
+ Con người: Chủ thể sáng tạo của văn hóa; là sản phẩm của văn hóa; là đại
biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra; vừa là chủ thể vừa là khách
thể của văn hóa.
+ Con người luôn sống trong hai thế giới: thế giới thực và thế giới biểu tượng.
Định nghĩa khái quát: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn.
Trong Tiếng Việt, văn hóa là từ đa nghĩa:
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn.
Nghĩa phát triển:
- Đời sống tinh thần của con người: Phát triển kinh tế và văn hóa.
- Tri thức khoa học, trình độ học vấn: Trình độ văn hóa, học các môn văn hóa.
- Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh: Người có văn hóa,
gia đình văn hóa mới.
- Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật
tìm được có những đặc điểm chung: Văn hóa Đông Sơn.
1.3. Văn hóa với các khái niệm liên quan:
Văn hóa Văn minh Văn hiến Văn vật
文化 文明 文献 文物
Hệ thống các giá - Đô thị, thành Truyền thống văn Truyền thống văn
trị vật chất + tinhphố; thị dân, công hóa lâu đời và tốt hóa tốt đẹp, biểu
thần dân đẹp hiện ở có nhiều
- Trình độ phát nhân tài trong
triển đạt đến một lịch sử và nhiều
mức độ nhất định di tích lịch sử
của xã hội loài
người, có nền văn
hóa mang đặc
trưng riêng
Có bề dày của Lát cắt của đồng Truyền thống văn
lịch sử / quá khứ đại hóa tốt đẹp
Cả vật chất + tinh Thiên về vật chất Biểu hiện ở nhiều
thần nhân tài trong
Mang tính dân Mang tính siêu lịch sử và nhiều
tộc dân tộc – quốc tế di tích lịch sử
2. Văn hóa và môi trường tự nhiên:
2.1. Tự nhiên và con người:
- Tự nhiên: là cái có trước.
- Con người tồn tại trong tự nhiên, phát triển cùng môi trường tự nhiên:
+ Có mối quan hệ gắn bó; sống bằng / nhờ tự nhiên: không khí, nước, thức ăn.
+ Con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhiều khi đã tác động thô bạo vào
thiên nhiên “là có hại cho chính con người”.
Quan niệm đối với tự nhiên trước thế kỉ XX:
Phương Tây: thù địch, chinh phục, thống trị, biến đổi.
Phương Đông: hòa đồng với tự nhiên.
- Văn hóa công nghiệp: chinh phục, cải tạo thiên nhiên vì tin vào sức mạnh của
mình. Dẫn đến can thiệp thô bạo, có hại cho mình.
- Thích nghi và biến đổi tự nhiên: mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là
mối quan hệ nhiều chiều, thích nghi, biến đổi (tự nhiên, xã hội và chính mình).
500 nghìn năm là hòa nhập
Giai
Xuất hiện lửa: dấu hiệu về chất thay đổi quan hệ con người – tự
đoạn 1
nhiên
12 nghìn năm: thuần hóa súc vật, cây trồng + con người: sống định
Giai

đoạn 2
Làm thay đổi tự nhiên: biến đổi bề mặt trái đất, thảm cỏ thực vật,…
5 nghìn năm: con người thay đổi tổ chức và lối sống
Giai
Đô thị và lối sống đô thị làm thay đổi cơ cấu thức ăn, chuyên môn
đoạn 3
hóa lao động
Gia tăng sử dụng năng lượng; thế cân bằng sinh thái bị phá vỡ
Con người phải tìm đến sự thích nghi: chiến lược thích nghi
Giai
Mỗi cộng đồng có cách thích nghi riêng
đoạn 4
Bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng rõ nét: bản sắc văn hóa Việt
Nam
2.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên, hệ sinh thái Việt Nam với bản sắc dân
tộc, bản sắc văn hóa:

You might also like