You are on page 1of 9

ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

CHƯƠNG 1 :

I. Khái niệm về văn hóa

• Theo Taylor, Văn Hóa: là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.

• Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.

• Theo TT. Phạm Văn Đồng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm
tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát
triển, quá trình con người làm nên lịch sử…”

• Trần Ngọc Thêm, 1999 Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình họat động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.

• UNESCO: “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội
hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách
sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin.

- Thuật ngữ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa:

• Nghĩa thông dụng: chỉ học thức, lối sống (trình độ văn hoá, đời sống văn hoá…)

• Chuyên biệt: Chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn nào đó trong lịch sử (văn hoá Đông Sơn)

• Nghĩa rộng: Bao gồm tất cả do con người sáng tạo ra

II. Đặc trưng, cấu trúc, chức năng của văn hóa

a) Đặc trưng của nền văn hóa

◇ Tính HỆ THỐNG: Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau.

◇ Tính GIÁ TRỊ: hóa là “trở thành”, văn hóa có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hóa chứa các giá
trị, là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.

◇ Tính NHÂN SINH: Văn hóa là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người.

◇ Tính LỊCH SỬ: Thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế
hệ. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa.

b) Cấu trúc của văn hóa

- Văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng

- Văn hoá nhóm (tiểu văn hoá):

+ Theo địa lý: văn hoá theo vùng lãnh thổ, được nhóm người chia sẻ trong quá trình sinh tồn, ở VN có 6 vùng:
Tây Bắc, Việt Bắc, Châu thổ bắc Bộ, Trung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam bộ, các vùng này lại có các tiểu
vùng khác nhau

+ Theo đặc trưng xã hội: Nhóm giàu, nghèo, nam nữ, thanh niên, tội phạm, tôn giáo, nghề nghiệp…
Trên thực tế có nhiều cách phân loại văn hoá khác nhau: 2, 3, 4 bộ phận

- XHH, Dân tộc học: Văn hoá vật chất; văn hoá ứng xử; văn hoá tinh thần

- Địa lý: Vùng văn hoá

- Đồng đại: Văn hoá dân gian/văn hoá chính thống

- UNESCO: Chia văn hoá thành vật thể và phi vật thể

c) Chức năng của văn hóa

◇ Chức năng tổ chức xã hội

• Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện
được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã
hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã
hội – có lẽ Chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn
hóa).

◇ Chức năng điều chỉnh xã hội

• Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hoá thực hiện được giúp cho nó có chức năng điều chỉnh xã
hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng hoàn thiện, thích ứng và biến đổi của
môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.

◇ Tính nhân sinh

• Văn hoá do con người sáng tạo ra, khác với các giá trị tự nhiên. Văn Hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ...)
hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho các cảnh Quan thiên nhiên...).

• Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng
giao tiếp và có tác dụng liên kết con người lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là
nội dung.

◇ Chức năng giáo dục

• Là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục bằng những giá trị đã ổn
định (truyền thống), và những giá trị đang hình thành. Hai Loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng
người)

III.Vai trò của văn hóa đối với phát triển du lịch

Công nghiệp văn hóa hiện đang là “con gà đẻ trứng vàng” năm 2017, có tổng doanh thu lên đến 2.250 nghìn tỷ
USD và tạo công ăn việc làm cho 29,5 triệu lao động trên toàn cầu với gần 20% thành phần lao động ở độ tuổi
từ 15 đến 29. Nhiều quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc và
Ấn Ðộ đã trở thành thị trường CCIs lớn nhất thế giới, vượt trên cả châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo dữ liệu WB 2019, tỷ lệ đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa (bao gồm cả lĩnh vực du lịch
văn hóa) đối với tổng doanh thu toàn cầu là xấp xỉ 4,04% và đem lại việc làm chiếm tỷ trọng 2,21% tổng số lao
động trên thế giới, lao động ngành có thu nhập cao gấp 2,44 lần so với mặt bằng chung.

Đại hội XIII xác định văn hóa là “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước”. Từ ngày thành lập
đến nay. Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kì quá độ lên CNXH. Nhận
thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đẩy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước;
xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn
bản của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

- Văn hoá là tài nguyên của du lịch

Đại hội : “Gắn phát triển văn hoá với Phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng
thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hoá cho các thế hệ mai sau”.

Hiện nay, công nghiệp văn hóa được Chính phủ Việt Nam xác định bao gồm 12 lĩnh vực: Quảng cáo, Kiến trúc,
Phần mềm và các trò chơi giải trí, Thủ công mỹ nghệ, Thiết kế, Điện ảnh, Xuất bản, Thời trang; Nghệ thuật biểu
diễn, Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa.

“ Đa dạng văn hóa, di sản chung của nhân loại. Văn hóa có nhiều hình thức thay đổi theo thời gian và không
gian. Sự đa dạng này thể hiện trong sự độc đáo và sự đa nguyên của các bản sắc đặc trưng cho các nhóm và
các xã hội cấu thành nhân loại. Là một nguồn trao đổi, cải tiến và sáng tạo, sự đa dạng văn hóa đối với nhân
loại cũng cần thiết như sự đa dạng sinh học trong trật tự cơ thể sống vậy. Với ý nghĩa đó, đa dạng văn hóa là di
sản chung của nhân loại và phải được thừa nhận, khẳng định vì lợi ích của các thế hệ ngày nay và mai sau” –
Điều 1: Tuyên ngôn thế giới của tổ chức UNESCO về đa dạng văn hóa ( 2001 )

CHƯƠNG 2 : Tận dụng MTTN trong văn hóa ẩm thực của người Việt

I. Tận dụng MTTN: ăn

1.Quan niệm ăn uống :

- Coi trọng việc ăn uống, mọi hành động đều lấy ăn làm đầu.

- Coi ăn uống là văn hóa, thể hiện nghệ thuật sống và phẩm giá con người

- Người Việt Nam nông nghiệp có câu: “Có thực mới vực được đạo” ‘’Trời đánh còn tránh bữa ăn”

- Mọi hành động của người Việt Nam đầu lấy ăn làm đầu : ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn
tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm… =>Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi
trường tự nhiên.

 Cho nên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục (như phương
Tây, hoặc như Bắc Trung Hoa) thiên về ăn thịt, còn trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam
thì lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.

2. Cơ cấu bữa ăn

• Bộc lộ rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.

• Chuộng thực vật hơn động vật : cơm-rau-cá-thịt.

• Kỹ thuật chế biến phong phú: sử dụng gia vị khéo léo, làm mắm, tương…

• Đồ uống, hút : trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, nước vối…

- Quê hương của cây lúa là vùng Đông Nam Á thấp ẩm, trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là
nơi cây lúa rất phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà bữa ăn của người Việt Nam được gọi là bữa
cơm.
- Gạo nấu lên thành cơm, xôi, gạo nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng…
- Cây lúa theo đặc tính hạt thóc thì có lúa nếp, lúa tẻ, theo thời vụ thì có lúa mùa, lúa chiêm…

3. Tập quán ăn trầu, hút thuốc: là biểu trưng văn hóa độc đáo ở Việt Nam

- Biểu tượng của nghi lễ .

- Biểu hiện của sự giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt

a) Tính tổng hợp

• Cơ cấu bữa ăn: Đồng thời rất nhiều món: cơm canh, rau, dưa,cá thịt, xào, nấu, luộc, kho

• Cách chế biến món ăn: tổng hợp nhiều nguyên vật liệu, đủ chất, đủ vị, đủ sắc…

• Cách ăn: ăn đồng thời nhiều món, tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố.

Tổng hợp đầy đủ các giác quan: mũi ngửi, mắt nhìn, lười cảm nhận, tai nghe tiếng nhai thức ăn…

b) Tính cộng đồng và mực thước

• Tính cộng đồng: ăn chung, thích chuyện trò khi ăn…

• Tính mực thước : ăn uống phải tuân theo những cách Thức, những phép tắc nhất định.

c) Tính cân bằng và hài hòa

• Sự hài hòa âm-dương của thức ăn. Người Việt phân biệt thức ăn theo: hàn, nhiệt, ôn, bình. Tuân thủ
nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Tập quán dùng gia vị của người Việt Nam.

• Sự quân bình âm-dương trong cơ thể. Ngoài việc ăn các món chế biến có tính đến sự quân bình âm –
dương; vì vậy một người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương và ngược lại ốm do quá dương cần ăn đồ ăn để
khôi phục lại dự thăng bằng đã mất.

• Bảo đảm sự quân bình âm-dương giữa con người và môi trường

=> Ăn uống phải hợp thời tiết, đúng mùa.

- Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt có tập quán ăn uống theo
vùng khí hậu, theo mùa: Mùa hè ăn rau quả, Tôm cá là những thứ âm; mùa đông ăn thịt, mỡ, đồ nóng là
những thứ dương.

- Ăn theo mùa (mùa nào thức ấy) đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người, hoà mình
vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng giữa con người với tự nhiên.

- Tính biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn hợp thời tiết, phải đúng mùa, mà người
Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn bộ phận đúng giá trị, đúng trạng thái có giá trị, đúng thời điểm (rượu
cổ be, chè đít ấm, dừa ăn đít, mít ăn đầu…)

- Thời điểm có giá trị là thời điểm âm – dương chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả,
và vì vậy có những thứ rất giàu chất dinh dưỡng đó là món ăn dạng bao tử, động vật có trứng lộn,
nhộng, lợn sữa, chim ra ràng, ong non, dế non…Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà ghẹ ổ…

CHƯƠNG 3 :

1. Gia Đình

Đa số gia đình hạt nhân (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành).Ngoài ra còn có hình thức gia đình nhỏ (bố mẹ
và gia đình một con trai, thường là con trai trưởng)

- Gia đình hạt nhân của người Việt là cơ cấu kinh tế tự cung, tự cấp theo mô hình “chồng cày, vợ cấy,
con trâu đi bừa”
- Nho giáo chỉ là lớp phủ bên ngoài “vỏ Tàu, lõi Việt”

• Quan hệ huyết thống là GIA ĐÌNH – GIA TỘC, gia tộc rất được coi trọng: Trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ,
từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giổ tổ, mừng thọ… làng và gia tộc (họ). Nhiều khi đồng nhất với nhau (Đào
xá, Đặng xã…).
• Gia tộc đùm bọc, thương yêu nhau: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì; Nó lú nhưng chú nó khôn; và dìu dắt nhau,
làm chỗ dựa cho nhau về chính trị: Một người làm quan, cả họ được nhờ.

Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở của tính tôn ti. Người Việt có hệ
thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ

2. Làng

Làng (bản): là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã
hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc: làng được tổ chức rất chặt chẽ, theo nhiều nguyên tắc: Theo huyết
thống: là nơi ở của 1 dòng họ (Đặng Xá, Ngô Xá, Trần Xá…)

• Theo địa bàn cư trú: quan hệ hàng ngang, theo không gian. Không chỉ gắn bó với nhau bằng máu mủ mà bằng
cả quan hệ sản xuất (vắng anh em xa, mua láng giềng gần…)

• Theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội: phần lớn người dân đều làm nông nghiệp; có những bộ phận cư
dân sinh sống bằng nghề khác, tạo thành đơn vị gọi là PHƯỜNG: phường gốm, phường nề, phường chài,
phường vải, phường nón, phường giấy, phường mộc, phường thợ tiện, phường đúc đồng…

• HỘI là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội tư văn liên kết các quan văn
cùng làng, hội văn phả liên kết các nhà nho trong làng không ra làm quan, hội võ phả liên kết những người theo
nghề võ, hội bô lão liên kết các cụ ông, hội chư bà liên kết các cụ bà đi chùa, rồi còn hội tổ tôm, hội chọi gà, hội
cờ tướng, v.v.

- Phường và hội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng
giới hạn trong quy mô nhỏ.
- Liên kết theo chiều ngang, đặc trưng của phường hội là tính dân chủ, có trách nhiệm tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau.

• Tổ chức theo nam giới: Giáp

+) Xuất hiện muộn. Đứng đầu giáp là ông cai giáp (câu đương); giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh – lềnh
nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra). Đặc điểm của giáp là:

(a) Chỉ có đàn ông tham gia;


(b) “cha truyền con nối”, cha ở giáp nào thì con cũng vào giáp ấy. Phân biệt ba lớp tuổi: ti ấu (từ nhỏ đến
18 tuổi), đinh (hoặc tráng: đinh = đứa; tráng = khỏe mạnh) và lão.

+) Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão. Thông thường tuổi lên lão là 60.

+) Lên lão là lên ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng.

+) Giáp là một tổ chức mang tính hai mặt (dọc theo lớp tuổi; ngang người cùng làng).Cho nên, một mặt, giáp
mang tính tôn ti, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác: Sống lâu lên lão làng; mặt khác, giáp lại cũng có
tính dân chủ: tất cả mọi thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ đến tuổi ấy thì sẽ có địa vị ấy

• Tổ chức theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã

+) Trong xã, sự phân biệt rõ rệt nhất là phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư. Muốn chuyển thành dân chính
cư, dân ngụ cư phải thoá mãn 2 điều kiện: đã cư trú ờ làng từ 3 đời trở lên và phải có một ít điền sản.

Dân chính cư trong xã chia làm 5 hạng:

1. Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm;


2. Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã;
3. Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp;
4. Đinh gồm trai đinh trong các giáp;
5. Ti ấu là hạng trẻ con của các giáp
CHƯƠNG 4
◇ 3 NÊN VH của THỜI SƠ SỬ

- Cách đây 4.000 năm, cư dân Việt Nam, từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai, đã
bước vào thời đại kim khí.

- Tồn tại 3 trung tâm văn hóa lớn là Đông Sơn (miền Bắc), Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai
(miền Nam).

- Văn hóa Đông Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) được coi là cốt lõi của người Việt cổ.

- Văn hóa Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và
Vương quốc Chămpa.

- Văn hóa Đồng Nai (cả giai đoạn đồng và sắt) lại là một trong những cội nguồn hình thành văn
hóa Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai – Đa Đảo sinh sống vào những thế kỉ sau công nguyên ở
vùng Đông và Tây Nam Bộ. Hiện nay, văn hóa Óc Eo thường được gắn với vương quốc Phù Nam,
một nhà nước tồn tại từ thế kỉ II đến thế kỉ VII ở châu thổ sông Cửu Long

1. Từ văn hóa tiền Đông Sơn đến văn hóa Đông Sơn

- Văn hóa Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hóa ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông
Cả.

- Vẫn sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng… để chế tạo công cụ và vũ khí. Đồ gốm đạt độ nung
cao hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Xuất hiện của vật liệu mới – đồng, tạo nên tác
động to lớn đối với KT - XH và VH của các cộng đồng người.

a) Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. trồng lúa nước, ruộng chờ mưa… Đã có kĩ
thuật trị thủy: đắp đê chống lụt.Nông cụ đa dạng: cuốc, xẻng, lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên
bước nhảy vọt trong kĩ thuật canh tác. Nông nghiệp dùng cày phát triển, có thể đã biết làm một
năm hai vụ.

- Chăn nuôi: Đã biết chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn

b) Kỹ thuật

- Đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao, trình độ điêu luyện. Số lượng và loại hình công cụ vũ khí bằng
đồng tăng vọt. Đặc biệt, đã đúc những hiện vật bằng đồng kích thước lớn, trang trí hoa văn phong
phú, là biểu tượng của văn hóa dân tộc: trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng.

- Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn.
Ngoài ra còn biết chế tạo thủy tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế tác đá.

c) Làng xóm

Phân bố ở những nơi đất cao, sườn núi hay đồi đất… nằm gần các sông lớn.

- Làng có quy mô vài trăm người. Ngoài ra, còn thấy hiện tượng một số làng xóm nhỏ quy tụ
thành một vài khu vực cư trú đông đúc.
- Chung quanh làng, có những vành đai phòng thủ là các lũy tre làng. Công trình phòng thủ thực
sự với hệ thống thành lũy quy mô thời Đông Sơn ngày nay người ta mới chỉ biết đến có một, đó là
thành ốc Cổ Loa

d) Nhà ở - Cư dân Đông Sơn được tạo ra bằng các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như gỗ, tre, nữa,
lá cọ, đất...

- Hình dáng nhà có các loại mái cong, mái tròn, và là nhà sàn. Lựa chọn kiểu kiến trúc nhà sàn
cũng là sự ứng xử thông minh trước môi trường của người Việt cổ.

- Phương tiện đi lại, chủ yếu là thuyền bè, vận chuyển chủ yếu là đường sông và ven biển. Ngoài ra
còn có đi bộ, gánh gồng mang vác trên vai, trên lưng. Và con người đã biết thuần dưỡng voi, dùng
voi để chuyên chở.

e) Trang phục

- Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú,

ngoài ở trần, đóng khố, đi chân đất thì nữ phổ biến mặc váy thay khố và một số loại áo, áo cánh dài tay, áo xẻ
ngực bên trong có yếm. Ngoài ra còn có một số trang phục lễ hội như váy lông chim hay lá kết, khố dài thêu…

- Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức, họ đeo đồ trang sức ở tay, cổ tay và cả ở chân. Đồ trang sức thường
được làm bằng đồng, thủy tinh, song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý

f) Tín ngưỡng, tư duy

• Tín ngưỡng: Những nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó là tục thờ
mặt trời, mưa dông, các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ nông nghiệp như: hát đối đáp gái trai, tục đua
thuyền, tục thả diều…

• Tư duy: Đặc điểm nổi bật của thời kì này là tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp.Người xưa cho rằng thế giới được
chia đôi: Có đàn ông ắt có đàn bà, có đực tất có cái, có âm ắt có dương.

• Phong tục: Nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non, uống nước bằng mũi, tục ma chay, cưới xin…
Các lễ hội: hội mùa với nghi lễ hiến sinh trâu bò, hội cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng

• Nghệ thuật: Nhạc cụ đáng lưu ý là trống đồng, sau đó là sênh, phách, khèn. Giao lưu văn hóa thời kì này rất
rộng rãi. Ngoài giao lưu với Sa Huỳnh và Đồng Nai, ở phía Bắc có mối quan hệ và tiếp xúc với các cư dân Nam
Trung Hoa, phía Đông với các hải đảo, phía Tây với lục địa.

2. Văn hóa Sa huỳnh

Trung tâm hay đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung.

-Có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển như: Hoa

Lộc, Hạ Long, nhất là văn hóa Bàu Tró,

-Chủ nhân Văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với các văn hóa hậu kì đá mới, sơ kì đồng thau ven biển là
những người tiền Mã Lai – Pôlinêdi.

• Sản xuất: Cư dân nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng ven biển.

- Tuy vậy nền kinh tế của họ là nền kinh tế đa thành phần, sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển, của
rừng, phát triển các nghề thủ công, từng bước mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với các cư dân trong khu
vực ĐNA lục địa, hải đảo, với Ấn Độ, TH. Giai đoạn cuối, nghề buôn bán bằng đường biển rất phát triển. Ở ven
biển miền Trung, vào những thế kỉ TCN, SCN đã hình thành một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai.

• Đặc trưng văn hoá: Tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng chum gốm suốt từ giai đoạn
sớm đến giai đoạn muộn. Phát hiện nhiều khu mộ – những bãi mộ chum rộng lớn, nhiều tầng lớp với những
loại hình vò, chum mai táng hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước lớn nắp đậy hình nón cụt hay lồng bàn,
phân bố lẻ tẻ hay thành cụm. Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tùy táng với các chất liệu đá đá quý, thủy
tinh, đồng, sắt và gốm.

• Cư trú:Sự trùng hợp về địa bàn phân bố, của niên đại kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh và niên đại mở đầu của
văn minh Chămpa cũng như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt là đồ gốm và đồ trang sức, của
táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy nhà nước Chămpa là sự tiếp nối của nhà nước Sa Huỳnh. Nhà
nước Chămpa được hình thành trên cốt lõi của văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa
ngoại sinh Trung Hoa, Ấn Độ. Và sự “Ấn Độ hóa” ban đầu chỉ xảy ra ở lớp mặt của văn hóa (tôn giáo) ở tầng lớp
trên của xã hội.

3. Văn hóa Đồng Nai

- Khoảng hơn 4.000 cách ngày nay, ĐNB xuất hiện cư dân là chủ nhân của nền văn hóa ĐN (đồng thau và sắt
sớm).

Mở đầu cho truyền thống văn hóa tại chỗ ở Nam Bộ. Mỗi tiểu môi trường sinh thái ứng với một mô thức sản
xuất – văn hóa thích hợp, có 5 tiểu vùng:

1)Vùng đá phiến và bazan đất đỏ

2)Đá phiến và bazan đất đỏ dải cao nguyên

3)Vùng liên kết đồi bazan-đá phiến-phù sa cổ dọc sông ĐN

4)Vùng phù sa xám thuộc hệ thống song Vàm Cỏ

5)Vùng đồng bang phù sa mới miền châu thổ hạ lưu Đồng Nai – Vàm Cỏ.

-Ở cả năm tiểu vùng văn hóa, đồ đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn. Đây cũng là đặc điểm lớn nhất
của văn hóa Đồng Nai, dụng cụ bằng đá lấn át kim loại.

Đàn đá là chế phẩm đặc thù của văn hóa Đồng Nai, có mặt ở nhiều di tích, có niên đại khoảng ba ngàn năm
cách ngày nay

-Đời sống kinh tế: Hình thức quan trọng và phổ biến nhất là trồng lúa cạn không dùng sức kéo, trồng rau đậu,
cây có quả–củ cho bột bằng phương pháp phát–đốt đặc thù của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn,
hái lượm, đánh bắt cá tôm và nhuyễn thể của sông biển.

=> Thời sơ sử, trên dải đất Việt Nam ngày nay có ba nền văn hóa:

1) Đông Sơn;

2) Sa Huỳnh;

3) Đồng Nai.

Đó là ba đỉnh cao của văn hóa Đông Nam Á, miền Đông bán đảo Đông Dương.

-Ba nền văn hóa đó đã phát sinh từ những nền tảng chung của các văn hóa thời đại đá mới, với những tộc
người Nam Á, Nam Đảo luôn có tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hóa với nhau.

-Ba phức nền văn hóa đó phát triển độc lập theo thế chân vạc, nhưng luôn có mối quan hệ qua lại nhiều chiều
với nhau, bồi bổ cho nhau, làm phong phú cho nhau, đồng thời phát triển, giao lưu với nhiều văn hóa khác ở
khu vực.
-Ba nền văn hóa đã phát triển thành ba nền văn minh lớn, ứng với ba quốc gia cổ: Văn Lang – Âu Lạc, Sa Huỳnh
– Chăm Pa, Phù Nam.

-Ba nền văn hóa ấy đều thu nhận nhiều yếu tố ngoại sinh và bản địa hóa các yếu tố ấy để phát triển và đã phát
sáng rực rỡ, lan tỏa ảnh hưởng ra toàn vùng Đông Nam Á.

- Cư dân thường sống tập trung thành các làng định cư lâu dài ven các dòng sông hoặc ven biển, hay các doi
đất cao trên bậc thềm phù sa cổ các dòng sông, ở những vùng sình lầy ngập mặn với hệ thống nhà sàn gỗ đặc
trưng trên vùng sình lầy.

You might also like