You are on page 1of 33

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Câu 1: Thế nào là văn hóa? Phân bệt văn hóa với văn minh, văn hiến, văn
vật?

Văn hóa là giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử và
trở thành chuẩn mực xã hội được kế thừa, phát huy giao lưu tiếp biến, là thước
đo trình độ phát triển và là bản sắc của mỗi dân tộc.

Phân biệt văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật.
· Văn minh là khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây, dùng để chỉ
trình độ phát triển nhất định của văn hóa nhưng thiên về phương diện các giá trị
vật chất kĩ thuật. Văn minh chỉ cho ta biết trình độ phát triển của văn hóa, nó là
đặc trưng của một thời đại và có tính quốc tế, đặc trưng cho một khu vực rộng
lớn và cả nhân loại. Một dân tộc có trình độ văn minh cao song trình độ văn hóa
có khi lại rất nghèo nàn. Ngược lại một dân tộc còn lạc hậu có khi lại có nền văn
hóa phong phú.
· Văn hiến là một khái niệm của phương Đông. Văn là vẻ đẹp. hiến là
người hiến tài. Văn hiến là khái niệm thiên về chỉ các giá trị tinh thần.
· Văn vật là khái niệm của bộ phận văn hóa, chỉ khác văn hóa ở độ bao
quát các giá trị. Văn vật là truyền thống văn hóa thiên về các giá trị văn hóa vật
chất ở một vùng đất biểu hiện ở việc có nhiều nhân tài, nhiều di tích, công trình,
hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

Câu 2. Phân tích các chức năng xã hội cơ bản của văn hóa?
- Chức năng giáo dục; Là chức năng một văn hóa thông qua các hoạt
động, các sản phẩmcủa mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của con người. làm cho con người dần dần có hệ thống
phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện
chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn
hóa mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một
hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hóa đóng vai trò
quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc trồng người.
Với chức năng giáo dục, văn hóa tạo nên sự phát triển bản sắc dân tộc và là cầu
nối hữu nghị gắn bó các dân tộc., gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến
cái chân, thiện, mĩ. Văn háo là gen xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người
để lại cho các thế hệ sau.
- Chức năng nhận thức: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt
động văn hóa. Bởi con người không có nhận thức này thì không thể có bất cứ
một hành động văn hóa nào. Nhưng nhận thức này của con người trong các hoạt
độnglại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao trình độ nhận
thức của con người chính là phát huy những tiềm năng của con người.
- Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có
nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Văn hóa là sự sáng tạo của con người
theo quy luật cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là bieur hiện tập trung nhất
sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của nền văn hóa , con người tiếp nhận
chức năng này của văn hóa và thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và
khắc phục cái xấu trong mỗi người.
- Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và
sáng tạo, con người còn có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hóa: câu lạc bộ,
bảo tàng, lễ hội, ca nhạc… sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy sự giải trí
bằng các hoạt động văn hóa là bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao
động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn diện.

Câu 3: Đặc trưng của văn hoá Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hoá
Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam.

Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ trước cách mạng tháng Tám, cho đến nay
đã tìm được trên 100 địa điểm phân bố hầu khắp các tỉnh miền bắc cho tới Hà
Tĩnh Quảng Bình. Đống Sơn có tầng văn hóa dày, hiện vật cực kỳ phong phú.
Địa điểm phân bố rộng rãi và mỗi văn hóa địa phương tuy có sắc thái riêng
nhưng đều có các đặc trưng gần nhau.

1. Văn hóa Đông Sơn mang những đặc trưng cơ bản:

* Về phương thức sản xuất:

- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước đóng vai trò chủ
đạo.

- Cùng với sản xuất nông nghiệp, họ đã biết chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… Chăn
nuôi đã có vị trí quan trọng, vật nuôi được dùng để lấy sức kéo, ăn thịt, săn thú.
- Các loại hình nông cụ của cư dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai,
thuổng và đặc biệt là lưỡi cày đồng. Trên trống đồng Đông Sơn người ta thấy
khắc hoa văn hình bò, một số di chỉ khảo cổ còn tìm thấy hình gà.

- Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh
hoạt và chiến đấu:

+ Nghề luyện kim màu: Đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khối lượng sản
phẩm lớn, nhiều chủng loại. Trong đó, trình độ luyện kim đồng đã đạt đến đỉnh
cao, có thể đúc được những vật lớn, hoa văn phong phú. Cư dân Đông Sơn cũng
đã biết luyện sắt và đúc sắt làm công cụ sản xuất, chiến đấu (tuy đồ sắt được
phát hiện trong văn hóa Đông Sơn không nhiều).

+ Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, có sự tiến bộ về sử dụng
chất liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo dáng và trang trí.

+ Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển: nghề làm thủy tinh, nghề
mộc, nghề dệt…

* Về văn hóa sinh hoạt vật chất:

- Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là: Cơm – Rau – Cá (cơm và rau là chủ
đạo) => sự hiểu biết và tận dụng môi trường tự nhiên của người Đông Sơn.

- Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu: đồ gốm, đồ đồng và
đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như: nồi, chõ, mâm, chậu, âu,
bình, thố, thạp…

- Nhà ở:

+ Vật liệu: Chủ yếu sử dụng các vật liệu thực vật: gỗ, tre, nứa, lá…

+ Dựa theo hình khắc trên mặt trống đồng, người ta thấy 2 mô hình kiến trúc:
nhà sàn mái cong và nhà sàn mái khum. Trong đó nhà sàn mái cong hình thuyền
là loại hình kiến trúc phổ biến, chứng tỏ sự gắn bó và cách ứng xử thông minh
của người Việt cổ với môi trường tự nhiên sông nước.

- Trang phục, trang sức: Có những nét riêng, độc đáo:

+ Phụ nữ vặc váy và yếm. Nam giới đóng khố, cởi trần. Ngày hội trang phục
cầu kỳ hơn: nam và nữ đều dùng áo liền váy, chất liệu bằng lông vũ hoặc lá cây,
đầu đội mũ lông chim. Thời kỳ này đã xuất hiện trang phục của giới quý tộc.

+ Về trang sức: Nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn đeo vòng tai hạt,
chuỗi, nhẫn, và phổ biến là vòng chân.
- Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường
sông, ven biển. Thuyền có loại thuyền độc mộc và thuyền ván ghép.

* Về văn hóa sinh hoạt tinh thần:

- Về tư duy và nhận thức:

+ Người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng như: công cụ sản xuất
(cuốc, cày, thuổng…); công cụ sinh hoạt (dao, bình); công cụ chiến đấu (cung,
nỏ, giáo, mác…).

+ Tư duy toán học: Đạt đến trình độ nhất định như: tư duy đối xứng gương,
đối xứng trục. Trong nhận thức về thế giới, người Việt thời kỳ này đã có sự
nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông –
đàn bà, núi – biển, trời – đất…

- Về tín ngưỡng tôn giáo:

+ Tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực: Có vai trò quan trọng trong
đời sống tâm linh con người.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Cũng ra đời trong thời kỳ này.

- Về phong tục: Đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma
chay, phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa,
hội cầu nước…

- Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật
kiến trúc đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là sự phát triển vượt bậc,
là một biểu tượng văn hóa, cũng là một giá trị nghệ thuật đặc sắc.

- Chữ viết:

+ Nghiên cứu một số hiện vật đồng thau thuộc văn hóa Đông Sơn, các nhà
khảo cổ đã chứng minh về sự tồn tại của chữ viết thời Đông Sơn, có thể gọi là
chữ viết Đông Sơn. Các loại chữ viết này được chạm khắc trên công cụ, vũ khí
bằng đồng thau, các đường nét còn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng.

+ Ngoài ra, còn tìm thấy các dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ xương, đồ
gốm. Trong đó, có loại hình văn tự thắt nút (dùng một số sợi dây có màu sắc
khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau, để trao đổi thông tin và biểu đạt
suy nghĩ, tư duy).

- Kỹ thuật quân sự:


+ Vũ khí: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình
dáng, phong phú về số lượng. Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện
Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đã phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên
đồng.

+ Thành quách: Thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ
trong công cuộc giữ nước và chống giặc ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố,
với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để
bảo vệ nhà vua, bảo vệ triều đình và kinh đô.

2. Vị trí của văn hóa Đông Sơn trong tiến trình hình thành và phát triển của
văn hóa Việt Nam:

- Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng với văn hóa Óc
Eo, văn hóa Sa Huỳnh, tạo thành “tam giác văn hóa” của người Việt Nam.

- Đây cũng là một thành tựu văn hóa có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc.

- Tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa khác
như: Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu CN mà vẫn giữ
được bản sắc văn hóa dân tộc.

- Những thành quả của văn hóa Đông Sơn mở ra một thời kỳ phát triển mới
trong văn hóa Việt Nam, tạo thành những nét bản sắc văn hóa riêng biệt của văn
hóa Việt Nam.

Câu 4: Trình bày tóm tắt các cuộc giao lưu và tiếp biến của văn hoá Việt
Nam trong lịch sử. Phân tích cuộc giao lưu tiếp biến văn hoá Việt Hán
1. Khái niệm “giao lưu và tiếp biến văn hóa”

- Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau
giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận
và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá.
2. Kể tên các cuộc giao lưu trong lịch sử
- Giao lưu tiếp biến văn hóa với Đông Nam Á
- Giao lưu tiếp biến văn hóa với văn hóa Trung Hoa.
- Giao lưu tiếp biến văn hóa với văn hóa Ấn Độ.
- Giao lưu tiếp biến văn hóa với văn hóa Phương Tây.
3. Phân tích cuộc giao lưu tiếp biến với Trung Hoa.
- Khái quát:
- Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao
lưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử. Trung Hoa là một trong
những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát
triển rực rỡ
- Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp
trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng
Hà. Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa Đông -
Tây, Nam - Bắc trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên văn hóa
Trung Hoa vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân phương
Bắc và Tây Bắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa
nước của các cư dân phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa
Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về
mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu
vực sông Hoàng Hà theo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Cùng
với sự bành trướng về phương Nam của các triều đại phong kiến Trung Hoa, đã
diễn ra quá trình Trung Hoa thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán hóa các nền
văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo các
điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa
Trung Hoa. Ngày nay, không thể phủ nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa
đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn.
* Tính chất của quá trình giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt và văn
hóa Trung Hoa
-Giao lưu cưỡng bức

Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, các đế chế phương Bắc ra sức
thực hiện các chính sách đồng hoá về phương diện văn hoá nhằm biến nước ta
trở thành một quận, huyện của Trung Hoa

Là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt. Trong số các kẻ thù từ phương Bắc,
giặc Minh là kẻ thù tàn bạo nhất đối với văn hóa Đại Việt. Minh Thành tổ ban
lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh lính vào xâm lược Việt Nam:
"Binh lính vào Việt Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không
thiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay
sách dạy trẻ nhỏ ... một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước,
phàm những bia do người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn
thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn".

- Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện


Là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung
Hoa. Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa tộc người
Hán với cư dân Bách Việt. Nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta
thấy có nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người Hán tiếp nhận từ thời
cổ đại, những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa Hán, được hệ thống hóa, nâng
cao "chữ nghĩa hóa" rồi truyền bá trở lại phương Nam dưới dáng vẻ mới. Có thể
nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai chiều học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa.
Hiện nay đã phát hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng Đông Sơn trên đất
Trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa
trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa Đông Sơn, người
ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện
vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ
thù đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm
đồng .v.v.. Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương
giữa hai nước.

Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô
hình nhà nước phong kiến Trung Hoa. Nhà Lý, nhà Trần về tổ chức chính trị xã
hội lấy cơ chế Nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo.
Đến nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc.
* Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện
giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận
động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử

- Người Việt luôn có ý thức vượt lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa
để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa

- Người Việt tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn đúc sắt
gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân bón để tăng
độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngói. Người Việt còn học
hỏi kinh nghiệm dùng đá đắp đê ngăn sóng biển, biết cải tiến kỹ thuật làm đồ
gốm (gốm tráng men)…

- Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng và chữ viết),
tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn
dung, hòa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ
thống giáo dục theo tinh thần Nho giáo, tiếp nhận một số phong tục lễ Tết, lễ
hội .v.v..

Câu 5: Phân tích ảnh hưởng của cá hệ phái tư tưởng triết học trung quốc
dối với văn hóa việt nam.
Câu 6: Phân tích ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với Việt Nam

- Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương Đông và
thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiều bình
diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức.

- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con đường hòa
bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương
mại, truyền bá, văn hóa, tôn giáo.

- Ở thiên niên kỷ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có ba nền
văn hóa: Văn hóa cùng châu thổ Bắc bộ, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Óc Eo.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ba vùng văn hóa này có khác nhau. Văn hóa
Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khá toàn diện. Trên nền tảng cơ tầng
văn hóa bản địa, các đạo sĩ Bà la môn đến từ Ấn Độ đã tổ chức, xây dựng một
quốc gia mô phỏng mô hình của Ấn Độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết
chế xã hội, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh
thần như chữ viết, tôn giáo .v.v.

- Người Chăm đã tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc tổ chức nhà nước
cho đến việc tạo dựng và phát triển các thành tố văn hóa. Họ đã rất linh hoạt
trong tiếp biến văn hóa Ấn Độ để tạo dựng nên nền văn hóa Chăm Pa với những
sắc thái văn hóa đan xen giữa Ấn Độ, Đông Nam Á và văn hóa bản địa Chăm
đặc sắc. Điều này thể hiện trên các lĩnh vực, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến
trúc và nghệ thuật.

* Nghiên cứu giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ
cần chú ý những đặc điểm sau:

+ Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh thần
cơ bản là hỗn dung tôn giáo

Trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, văn hóa của người Việt đã định hình và
phát triển. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực
tiếp qua các thương gia, các nhà sư từ Ấn Độ sang và vừa gián tiếp qua Trung
Hoa. Những thế kỷ đầu Công nguyên, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ
trong hoàn cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa Hán. Bởi vậy,
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng lại có
sức phát triển lớn. Vùng châu thổ Bắc Bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn
hóa Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở
Đông Nam Á. Người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách dung dị bởi đạo Phật ở
một số nội dung giáo lý phù hợp với tín ngưỡng bản địa Việt Nam.

+ Phật giáo Ấn Độ đến Giao Châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà còn
là một hiện tượng văn hóa. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với
tín ngưỡng bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Từ tín ngưỡng thờ
các hiện tượng tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực của văn
hóa bản địa, người Việt đã thâu thái những yếu tố của đạo Phật và tạo nên một
dòng Phật giáo dân gian thờ Tứ Pháp hết sức đặc sắc .v.v..

+ Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở thời kỳ Bắc thuộc có thể xem là một đối trọng với
ảnh hưởng của văn hóa Hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hoá của
người Việt

Cùng với đạo Phật, một tổng thể văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam ngay
từ đầu Công nguyên như: ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật .v.v..Cũng
hình thành ở Việt Nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị: hệ thống
chùa, tháp …

Câu 7: Phân tích diện mạo văn hoá Đại Việt thời Lý Trần

1. Giới thiệu chung

- Nhà Lý (1010-1225) trải qua các triều đại: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý
Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý cao Tông, Lý
Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng.

- Nhà Trần (1225-1400): Trải qua các triều vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần
Phế Đế, Trần Thuận Tông…

Văn hoá Lý - Trần mở đầu cho thời kỳ văn hoá dv, diễn ra sau khi đất nước
thoát khỏi ách Bắc thuộc. Thời kỳ Lý - Trần tồn tại trong khoảng từ thế kỷ X
đến hết thế kỷ XIV là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu cơ bản, góp phần khẳng
định bản sắc văn hoá dân tộc.

2. Đặc trưng văn hoá

2.1. Văn hoá vật chất

* Xây dựng, kiến trúc:

- Sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều thành
luỹ, đền đài. Lớn nhất là thành Thăng Long.

- Kiến trúc thời Lý phát triển mạnh và để lại nhiều di tích đến ngày nay, như:
Chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn, tháp Sùng Thiện… Đặc
điểm của các kiến trúc này là có quy mô lớn, hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên
xung quanh.

* Các nghề thủ công, mỹ nghệ: Khá phát triển:


- Nghề dệt: đạt nhiều thành tựu.

Các nghệ nhân thời Lý đã dệt những loại gấm vóc, các loại vải lụa vừa đẹp vừa
quý, không thua kém hàng cổ truyền Trung Quốc.

Năm 1040: Vua Lý Thái Tông cho lập xưởng dệt trong hoàng thành, cho cung
nữ học nghề dệt gấm vóc.

Sang đời Trần, nghề dệt tiếp tục phát triển. Các trung tâm dệt nổi tiếng thời Lý -
Trần có thể kể đến như: Thăng Long, Phú Xuân, Quảng Nam, Tân Châu…

- Nghề gốm: Phát triển đạt trình độ cao.

+ Ngoài đồ sành sứ thông dụng, đã sản xuất được nhiều đồ gốm mỹ thuật phủ
men ngọc, men hoa nâu, men hoa lam…

+ Các trung tâm gốm thời kỳ Lý - Trần: Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà,
Chu Đậu, Biên Hoà, Ninh Thuận…

- Nghề luyện kim và rèn đúc kim loại: Cho ra đời những thành phẩm cực lớn
như: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh
Lâm được coi là “An Nam tứ đại khí”, tất cả đều được đúc bằng đồng.

Nghề thủ công phát triển hình thành các làng nghề chuyên sản xuất một
mặt hàng nhất định, đặc biệt ở thời nhà Trần.

2.2. Văn hoá tinh thần

* Hệ tư tưởng:

- Văn hoá thời kỳ Lý - Trần là sự dung hoà tam giáo Nho - Phật - Đạo (còn gọi
là chính sách tam giáo đồng nguyên) và có ảnh hưởng của văn hoá Chămpa.

+ Đạo Phật: Thời kỳ này để lại những dấu ấn sâu đậm. Triều Lý, vua và dân
chúng đều sùng mộ đạo Phật.

Ở giữa triều đình, Phật giáo được coi như Quốc giáo. Các cao tăng tham gia vào
chính sự, trở thành cố vấn đối nội, đối ngoại cho các ông vua. Nhiều vua quan
quý tộc đi tu.

Đặc điểm của đạo Phật thời kỳ này là có xu hướng nhập thế, dung hợp với tín
ngưỡng dân gian là một yếu tố góp phần làm nên một đạo Phật Việt hoá.
Thời kỳ này đạo Phật có sự phát triển cả số lượng, chất lượng. Năm 1031, triều
Lý cho xây dựng 950 ngôi chùa. Năm 1129, mở hội khánh thành 84000 toà Bảo
tháp.

+ Nho giáo: So với đạo Phật, Nho giáo thời kỳ này chưa ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần của người Việt. Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần
người Việt thời kỳ này biểu hiện rõ qua chế độ giáo dục và thi cử.

+ Đạo giáo: Du nhập vào nước ta và dần thích ứng, pha trộn với tín ngưỡng dân
gian để tồn tại.

* Chế độ giáo dục, thi cử:

Nhà Lý bắt đầu xây dựng nền giáo dục thi cử theo tinh thần Nho giáo. Nhà Lý
rất quan tâm đến việc việc học hành, thi cử để đào tạo nhân tài, tuyển lựa quan
lại cho bộ máy hành chính.

Năm 1070 nhà Lý cho dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường học dành cho
các hoàng tử và con em quan lại trong triều đình. Năm 1076, triều đình mở khoa
thi đầu tiên để lựa chọn nhân tài.

Đến đời Trần, vương triều đã chính quy hóa việc học hành thi cử, mở Quốc học
viện và Giảng Võ đường dành cho con em quý tộc và cả con em thứ dân cũng
được học.

Từ cách thi cử này mà Nho giáo ảnh hưởng và có địa vị trong xã hội, Nho giáo
dần phát triển và lấn át Phật giáo, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội,
trong văn hóa, ứng xử, quan niệm, giáo dục đạo đức luân lý... của người Việt,
góp phần làm giàu cho văn hóa Việt.

* Một số loại hình văn hóa nghệ thuật:

- Văn chương nghệ thuật:

+ Nền văn học viết bằng chữ Hán, sau đó là văn học viết bằng chữ Nôm được
hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Trong đó, văn học viết
bằng chữ Hán đặc biệt đạt nhiều thành tựu với đội ngũ đông đảo tác giả tham
gia và có một số lượng lớn tác phẩm.

Lực lượng sáng tác thời kỳ này chủ yếu là các trí thức Phật giáo, sau đó là Nho
giáo. Nội dung thơ văn thời kỳ Lý Trần chủ yếu thể hiện tinh thần yêu nước, tự
hào dân tộc, đặc biệt thời Lý còn mang quan niệm Phật giáo, mang tính Thiền.

Một số các tác phẩm tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu
dời đô (Lý Công Uẩn)…
+ Dòng văn học chữ Nôm cũng được hình thành với tên tuổi của một số tác giả
như: Trần Nhân Tông, Nguyễn Sỹ Cố…

Có thể thấy, đặt trong diễn trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện của một
nền văn học dưới cả 2 hình thức viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, đã đánh dấu sự
phát triển cả về lượng và về chất của một nền văn hoá.

- Nghệ thuật điêu khắc:

Nghệ thuật điêu khắc dưới thời Lý Trần phát triển và đạt đến độ ngày càng tinh
xảo, phát triển hơn rất nhiều so với thời kỳ thiên niên kỷ đầu CN. Nghệ thụât
điêu khắc thời kỳ này chủ yếu thể hiện trên đá, gốm, trong kiến trúc của các
ngôi chùa.

Thời Lý nghệ thuật điêu khắc chú ý đến những đường nét chạm trổ tinh tế, mềm
mại, thanh thoát. Thời Trần mang tính chất phóng khoáng, khoẻ khắn và gần
thực tế hơn.

VD: Hình tượng con Rồng:

Rồng thời Lý: Rồng chỉ có ở kiến trúc cung đình. Được chạm khắc là nhưng
con rồng thân tròn lẳng, khá dài, không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài
từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát.

Rồng thời Trần: Thân vẫn giữ dáng dấp như rồng thời Lý, nhưng được chạm
khắc thêm nhiều vẩy ở lưng và có thêm sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay.
Rồng thời Lý mềm mại, thanh thoát thì Rồng Trần uốn lượn thoải mái, động tác
dứt khoát, mạnh mẽ, tư thế vươn về phía trước.

- Ngoài văn học, điêu khắc, các ngành nghệ thuật sân khấu dân gian như: ca,
múa, nhạc, chèo tuồng, múa rối nước… cũng ra đời và phát triển.

* Bên cạnh những thành tựu về chữ viết, về văn học nghệ thuật, văn hoá thời kỳ
Lý Trần còn cho thấy những kinh nghiệm, những thành quả nghiên cứu thuộc
nhiều ngành có liên quan mật thiết đến việc giữ gìn độc lập, xây dựng và phát
triển đất nước như: thiên văn, lịch pháp, y dược, quân sự…
Về quân sự, do đặc điểm thời kỳ này phải đối phó với giặc ngoại xâm, nên quân
sự phát triển.
Nhà Lý đã đề ra và nhà Trần tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
“Ngụ binh ư nông” là việc kết hợp hài hòa giữa việc quân sự và nông nghiệp,
giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình sang thời chiến khi cần.

Thời Lý - Trần đặc biệt coi trọng giáo dục tướng sĩ và binh lính lòng yêu nước,
thương dân, tinh thần đoàn kết chiến đấu, lòng tự hào dân tộc và lòng căm thù
giặc. Lý Thường Kiệt có Nam quốc sơn hà, Trần Quốc Tuấn có Hịch tướng sĩ,
các vua thường ra các chiếu, dụ gửi tướng hiệu và quân sĩ.
Nhà Trần chuộng võ, khuyến khích coi trọng vũ thuật của trai tráng là lối sống
của nam nhi từ quý tộc tới nô tỳ. Năm 1253, Trần Thái Tông lập ra Giảng Võ
đường để các quan võ tập trung học binh pháp và rèn luyện võ nghệ. Đây chính
là trường cao cấp quân sự đào tạo các võ quan.

Trần Quốc Tuấn đã soạn bộ Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Binh thư diệu lý yếu
lược. Ông đã tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc cổ
từ thời Xuân Thu đến tận Tống, Nguyên đương thời.

Tóm lại, những đặc trưng văn hóa thời Lý - Trần đã thể hiện văn hoá Việt Nam
thời kỳ này phát triển phong phú và đa dạng. Mặc dù đây là thời kỳ xây dựng
đất nước sau khi dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ của các đế chế phương Bắc
nhưng nó đã đạt được những thành tựu nổi bật. Văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần
là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển văn hoá ở những triều đại sau.

Câu 8: Trình bày những biến đổi của văn hoá Việt Nam trong quá trình
giao lưu với văn hoá Pháp

- Giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng diễn ra rất sớm trong lịch sử

- Trong lịch sử mấy ngàn năm, các cuộc giao lưu và tiếp biến với các nền văn
hóa trong khu vực chỉ làm đổi thay về phương diện yếu tố của văn hóa Việt
Nam

- Về phía người Pháp, sau khi đã lập được ách đô hộ ở Việt Nam, họ rất có ý
thức dùng văn hóa như một công cụ để cai trị. Vì tinh thần yêu nước và lòng tự
trọng dân tộc, thái độ trước hết của người Việt Nam là chống trả quyết liệt cả về
phương diện chính trị và văn hóa. Có thể thấy thái độ ấy ở các nhà nho yêu
nước ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định,
Nguyễn Trung Trực... Trong hoàn cảnh mất nước, người Việt có ý thức chống
lại văn hóa mà đội quân xâm lược định áp đặt cho họ: thái độ không học tiếng
Tây, không mặc đồ Tây, không dùng hàng Tây... Tuy nhiên, bằng thái độ mềm
dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển
văn hóa dân tộc, sử dụng chúng trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
giành độc lập dân tộc.

- Lần đầu tiên trong lịch sử, quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương
Tây giai đoạn 1858 - 1945 đã khiến người Việt cấu trúc lại nền văn hóa của
mình, đi vào vòng quay của văn minh công nghiệp phương Tây. Diện mạo văn
hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện:

* Diện mạo văn hóa Việt Nam

+ Thứ nhất là chữ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn
giáo được dùng như chữ viết của một nền văn hóa

+ Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở
Việt Nam ...

+ Thứ ba là sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản.

+ Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như
tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa ...

Câu 9: Phân tích những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực truyền thồng
của người Việt. Vai trò ý nghĩa của nó với ngành du lịch hiện nay

Những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực truyền thồng của người Việt:
· Mô hình bữa ăn điển hình là: Cơm- rau- ca, thạo chế biến thức ăn từ
nguyên liệu là hạt gạo, rau, cá. Tiêu biểu là các thứ bánh trái đc chế biến từ gạo,
hay là nước mắm làm từ cá và các loại thủy hải sản…
· Bữa ăn của người Việt đặc biệt coi trọng tinh thần cộng cảm, nghĩa là
được ngồi ăn chung mâm, được chăm sóc nhau trong bữa ăn. “Ăn một mình đau
tức, làm một mình cực thân”.
· Người việt đề cao sựu khoái khẩu trong bữa ăn. Không chỉ thức ăn
ngon mà cách bầy biện cũng phải sao cho “ngon mắt”, người ngồi ăn cùng bàn
phải tâm đầu hợp ý, chỗ ngồi ăn hợp với thời tiết. Ng Việt thích trò chuyện
trong bữa ăn, và có những món phải cầm tay ăn mới ngon, không lấy tiêu chuẩn
vệ sinh để xem xét bữa ăn như Phương tây.
· Người việt sử dụng các khuyeenh hướng cân bằng âm dương phù
hợp với thể trạng của con người: Nhiệt, hàn, ôn, bình (nóng, lạnh, mát, ấm).
· Miếng ăn miếng uống nhiều khi trở thành thước đo tình cảm giữa
người này với người khác, có khi được đồng nhất với địa vị, ngôi thứ trong làng
xã.
· Xét rộng ra, có 2 loại ẩm thực là ẩm thực cung đình và ẩm thực bình
dân.
- Ẩm thực cung đình là những món ăn hiếm hoi, khó kiếm đươc
gọi là cao lương mĩ vị. Nhưng ẩm thực cung đình lại không đủ tư cách đại diện
cho nền văn hóa ẩm thực dân tộc.
- Ẩm thực bình dân là những thức ăn quê, thức quà bình dân
khắp mọi miền đất nước. Thể hiện sự đa dạng, giàu có của sản vật nước ta, đồng
thời thể hiện tài khéo léo, sự tinh tế, tấm lòng yêu mến quê hương của người
Việt, Chính vì thế, ẩm thực bình dân lại là đại diện cho nền văn hóa ẩm thực
dân tộc.
· Các dụng cụ dùng để chế biến, ăn uống, các nguyên liệu, các món ăn
đã trở thành biểu tượng tinh thần trong văn hóa VN với nhiều ý nghĩa phong
phú và thú vị.

Vai trò ý nghĩa của nó với ngành du lịch hiện nay:


· Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền để
thu hút khách du lịch, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía
cạnh văn hóa đời sống và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của họ.
· Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động
xúc tiến du lịch. Du khách được trải nghiệm thông qua hình thức tham gia chế
biến và thưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc, từ đó thêm yêu những địa
danh và ghi nhớ cho những lần quay trở lại.
· Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quan trọng. Hoạt
động xúc tiến du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần mà cần
phải có nhiều nội dung khác nhau để tạo ra một hệ thống các hoạt động mang
tính tổng hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò và kích cầu khách du
lịch tiềm năng. Vì vậy thông tin về vấn đề ăn uống không kém phần quan trọng
vì nhiều khách du lịch rất quan tâm đến vấn đề này.

Câu 10: Trình bày tổng quát hệ thống tín ngưỡng của người Việt và phân
tích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống
1. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới
và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
2. Nêu hệ thống tín ngưỡng: 5 nhóm
- Tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên và động thực vật
- Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Nguồn gốc
Có thể thấy hai nguồn gốc tiêu biểu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đều xuất
phát từ ý thức, đạo hiếu, lối sống đạo đức của người Viêt:
- Thờ cúng tổ tiên ở người Việt bắt nguồn từ kinh tế nông nghiệp gia đình phụ
quyền
- Khi Nho giáo du nhập vào nước ta, con người coi trọng chữ Hiếu. nội dung
chữ Hiếu được truyền bá răn dạy con cái trong các gia đình phong kiến Việt
Nam.
Hình thức và các nghi lễ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Hình thức tín ngưỡng: thờ và cúng:
*Thờ: Là hoạt động thường xuyên của người sống đối với đối tượng thờ cúng,
thể hiện ở những không gian thờ cúng nhất định
-Đối tượng thờ:
+ Thờ người mới mất
+ Thờ gia tiên
+ Thờ thủy tổ
+ Thờ gia thần
+ Thờ Quốc tổ
*Không gian thờ
+ Một phần trong không gian kiến trúc nhà (thường là chính giữa Nhà hoặc lầu
trên, lầu cao nhất)
+ Nhà thờ họ, cành, chi, phái
+ Không gian thờ gia thần
*Đồ thờ thường là
+ Bài vị
+ Bát hương
+ Ngũ quả
+ Chân đèn
+ Nhà sang giả thì có Ngai, khám, hoành phi câu đối
* Cúng: Là hoạt động không thường xuyên, diễn ra vào những dịp nhất định,
do người sống tiến hành tại nơi thờ tự hoặc nơi khác, nhằm biểu đạt sự giao tiếp
đối với tổ tiên
+Cúng người mới mất
+Cúng đám ma: Có nhập liệm, phát tang, thiết linh, an táng
+Cúng 3 ngày
+Cúng thất thất lai tuần
+Cúng Tứ cửu (49 ngày)
+Cúng Bách Nhật (100 ngày)
+Giỗ đầu (Tiểu tường)
+Giỗ hai năm (Đại tường)
+Giỗ ba năm (Đoạn tang hay Từ Phục)
+ Những việc kiêng
+Cúng gia tiên
+ Nhân dịp húy kị tổ tiên
+ Cúng rằm tháng 7 để cầu siêu (Lễ Vu Lan)
+ Cúng vào những dịp cưới hỏi, làm nhà…
+Cúng Thủy tổ
+Thủy tổ là tổ cao nhất của dòng họ, hoặc là người khai địa lập ấp
+Việc cúng thủy tổ cũng vào ngày húy kị, do Cành cả hoặc bô lão trong làng
đứng ra. Thường là 2 năm một lần
Người ta còn coi trọng chăm nom phần mộ tổ tiên, và bàn thờ tổ tiên. Người
Việt đặt bàn thờ tổ tiên ở nơi trang trọng trong nhà. Các dòng họ có từ đường,
đó là nơi không gian thiêng liêng, nơi tổ tiên đi về theo quan niệm của dân gian.
Trong từ đường có bày biện bàn thờ với các đồ thờ tự quý của dòng họ, có các
hình nhà cửa, hài nón gương lược, quần áo, hia kiếm…làm bằng vàng mã.
*Bàn thờ tổ tiên: là nơi để tổ tiên về hưởng giỗ chạp, được đặt ở gian giữa nhà.
Nếu là nhà thờ tổ (từ đường) cũng phải đặt giữa nhà thờ họ và do tộc trưởng
trông nom; nhiều thì hàng ngày thắp nhang, không thì cũng phải các ngày giỗ
chính cùng là sóc vọng, tết nhất, hay những việc đột xuất khác như hiếu hỉ, khao
vọng
- Trên bàn thờ bày những đồ thờ nhang đèn như đỉnh trầm, cây nến, mâm bồng,
có khi thêm cặp hạc và bình bông, Nhưng quan trọng hơn cả là bài vị của tổ tiên
(còn gọi là linh vị, thần chủ). Ngũ đại mai thần chủ (năm đời thì chôn bài vị) tức
là trên bàn thờ đến đời thứ tư . Riêng ở nhà thờ tổ thì thờ từ vị tổ khai sáng, (hay
vị thủy tổ), cho nên đã thấy ở Trung Quốc những nhà thờ họ mà bài vị xếp từ
dưới lên cao dày đặc như mái ngói . Còn ở Việt Nam vì chiến tranh nhiều, cuộc
sống bấp bênh nên ít có tình trạng nhà thờ tổ bền vững được hàng nghìn năm .
- Bàn thờ là chỗ thiêng liêng của gia đình cho nên nghèo thì bàn thờ mộc, giàu
thì bàn thờ sơn son thếp vàng, các đồ thờ bằng đồng . Tuy nghèo nhưng so ra thì
luôn luôn phải hơn những vật dụng khác trong nhà . Bàn thờ là biểu tượng cho
nguồn cội của gia đình mình, cho nên trong xã hội cũ mà vì hoàn cảnh làm ăn
nghèo túng, Tết nhất, giỗ chạp không có được mâm cơm cúng, người ta khổ sở
và tủi hổ vô cùng . Chúng ta ngày nay không hiểu được vì sao con nợ ngày xưa
phải bằng mọi cách trước tết đi chuộc bát hương về để bày bàn thờ cúng gia tiên
.- Việc cúng giỗ chính là biểu lộ sự đối xử của con cháu với tổ tiên đã khuất như
khi còn sống . Người ta cụ thể hoá câu của Khổng Tử sự tử như sự sinh. Trước
cúng, sau ăn . Cỗ lớn thì tổ tiên mừng cho con cháu thành đạt; cỗ nhỏ, chén cơm
quả trứng, tổ tiên biết lòng thành của con cháu nghèo nàn mà giúp đỡ.
- Các nghi lễ thờ cúng thường được tổ chức vào các ngày sóc vọng trong tháng,
ngày mất của tổ tiên. Ngoài ra khi gia đình có những việc trọng đại hiêu hỉ thì
người ta đều tổ chức nghi lễ thờ cúng tổ tiên hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia
tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về
sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Nghi lễ với hai
loại thức cúng là cỗ chay hoặc cỗ mặn.
-Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9,
11. Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ
tiên(người dương thắp cho người âm).
Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị
nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau,
làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn
thờ hoặc gây hỏa hoạn
Ý nghĩa thiêng liêng của việc thờ cúng tổ tiên
- Duy trì ý thức hướng về cội nguồn. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện nếp
sống đạo đức, uống nước nhớ nguồn,con cháu nhớ về tổ tông, ông bà cha mẹ đã
gây dựng nên cho mình cuộc đời cả về thể xác lẫn tinh thần. Sự thiêng liêng ấy
là tỏ lòng thành kính dâng lễ vật cúng tế vong hồn người đã khuất. Việc chu đáo
trong lễ lạt cúng bái tổ tiên khiến cho lòng người thanh thản.
- Thể hiện lòng hiếu thảo nhân nghĩa của người sống đối với người đã khuất.
Con cháu coi các vị tổ tiên là những vị thần hộ mệnh, phù hộ che chở cho con
cháu trong suốt những tháng ngày làm ăn sinh sống. Việc chôn dồ tùy táng hay
đốt vàng mã ngày nay, thể hiện niềm tin vào sự tồn tại của một cõi âm. Mồ yên
mả đẹp luôn là ước vọng của con cháu đối với các vị tổ tiên gia đình dòng họ.
Con cháu nào cũng muốn xây lăng mộ cho dòng họ mình thật đẹp để tỏ lòng
thành kính
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có tính chất giáo dục cao, tạo điều
kiện để duy trì những không gian văn hóa truyền thống

Câu 11: Phân tích vai trò của văn hóa phật giáo trong đời sống xã hội Việt
Nam?
Sau những biến động của lịch sử nhân loại, Phật giáo vẫn đứng vững và giáo lý
của Phật giáo đã hướng con người tìm đến sự thanh thản trong tâm hồn khi mà
thế giới ngày nay đang biến động với một tốc độ nhanh chưa từng có. Những
“tham, sân, si” đã làm tâm hồn con người ngày càng mệt mỏi, làm xói mòn sự
trong sáng trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đâu đâu ta cũng
thấy sự dối trá, ích kỷ, mưu lợi ích riêng. Từ đó, con người tìm đến tôn giáo như
mong muốn tìm được sự giải thoát.
Vì sao Phật giáo luôn luôn tìm thấy một đồng điểm ở nơi nó truyền bá. Trước
đạo Phật đến với tinh thần con người nhờ những lý luận mang tính dung hòa của
nó. Đạo Phật quan niệm vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn
trong mỗi con người. Bởi vậy khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hoà đồng
với bản thể vũ trụ, thì ta và thế giới hoà làm một. Muốn đạt được điều đó thì
phải có trí tuệ hay Phật học gọi là Bát Nhã. Nhưng để đi đến cái đó, mỗi người
phải tự khai mở tâm mình. Điểm này khiến người Việt trong cuộc sống đề cao
cái tâm, lối sống tình cảm. Nó giúp con người tìm thấy lối thoát sau những khó
khăn, vất vả của cuộc đời.
Phật giáo nêu lên hình ảnh “nhân nào, quả nấy”, “gieo gió, gặp bão”, “ở hiền
gặp lành”....Từ đó, đánh thẳng vào tâm lý của con người. Vậy là họ tin tưởng
một triết lý bất di bất dịch “gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

Giai cấp thống trị vì lợi ích giai cấp, muốn thống nhất tín ngưỡng, thống nhất
nhân tâm nhằm phục vụ việc cai trị. Nhà Lý – Trần cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Nhưng với sự giao thoa giữa tinh thần dân tộc với giáo lý Phật giáo đã
thật sự hòa hợp làm một. Các vua nhà Lý tiếp thu giáo lý đạo Phật: những tư
tưởng về bác ái, tu thân, nhập thế, xuất thế. Từ đó, đưa ra những chính sách cai
trị đem lại hạnh phúc và ấm no cho dân chúng. Như sách Đại Việt sử kí toàn
thư chép “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình
câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương
xót sai trung thư sửa định luật lệnh châm trước cho thích dụng với thời bây giờ,
chia ra môn loại, biên ra nhiều khoản làm sách hình luật của một triều đại”. Đối
với những người vi phạm vào các quy định của nhà nước vua Lý thường lấy
lòng khoan dung mà tha thứ. Năm 1028, Lý Thái Tông lên ngôi đã tha tội làm
phản cho Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương. Luật pháp
triều Lý đặc biệt chú ý tới người già, trẻ nhỏ, coi trọng công tác giáo dục, ngăn
ngừa. Pháp luật triều Lý quy định những người trong độ tuổi từ 70 đến 80, trẻ
nhỏ từ 15 đến 10 tuổi nếu phạm tội thì cho phép dùng tiền để chuộc tội. Điều
đó, chứng tỏ lòng bác của vua nhà Lý, chính là sự ảnh hưởng của tư tưởng bác
ái, thương yêu nhân loại của đạo Phật.

Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như
một Quốc giáo. Hầu hết các vua Lý – vua Trần rất tôn sùng Phật, sai dựng chùa
tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật. Thời Lý - Trần, có
rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị- xã hội.
Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông. Đạo Phật thời Lý -
Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân,
khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo.

Phật giáo đối với sự tiếp nhận của nhân dân lúc bấy giờ vẫn còn là đề tài đang
nghiên cứu. Theo tôi, bất cứ tôn giáo nào cũng vậy. Khi nó được truyền bá sang
một nơi nào đó, thì người dân chính người tiếp nhận đầu tiên. Tôn giáo có ý
nghĩa lớn lao đối với đời sống tinh thần của con người. Những đau khổ, mất mát
trong cuộc sống, những gì con người không làm được thì họ tìm đến tôn giáo
như một lối đi cho tinh thần của mình. Tôn giáo giang đôi tay che chở cho
những tín đồ của mình và giải thích bằng những lý lẽ riêng của nó. Cư dân Đại
Việt lúc bấy giờ, sống dựa vào nông nghiệp là chính. Những thiên tai, hạn hán,
dịch bệnh đe dọa đến mạng sống nhỏ nhoi của họ. Vậy là Phật giáo đã đến với
họ một cách tự nhiên bằng những giáo lý phù hợp với tích cách, con người Đại
Việt. Từ đó, tinh thần của cư dân Đại Việt lại được khơi nguồn sống mới. Điều
đó thể hiện qua nền văn học Phật giáo thời Lý – Trần. Nội dung văn học Phật
giáo không chỉ hạn chế trong yêu cầu phổ biến giáo lý và truyền đạo mà còn
chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc như tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tôc, lòng khát khao hòa bình và niềm say mê thiên
nhiên ... Văn học Phật giáo trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần rèn luyện nhân
cách bản lĩnh con người Đại Việt. Tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng đến toàn bộ
nền văn học thời kỳ này, góp phần vào sự phát triển chung của văn học đương
thời. Và Phật giáo đời Lý - Trần đã tìm thấy sức sống vững bền trong lòng dân
tộc và đã phát huy vai trò của mình trên nhiều mặt của đời sống xã hội.

Nhà Lý - Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung
sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo,
Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên. Theo Phan Huy Chú,
“thời Lý - Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn chuộng, không phân
biệt”. Đó là điều đặc trưng của thời Lý – Trần. Vì các tôn giáo hầu như không
tồn tại song song với nhau được, nếu như nó không tìm được đồng điểm chung.
Như Islam giáo, Thiên chúa giáo không thể hòa hợp. Và hiện nay, điều đau lòng
cho cả nhân loại khi cuộc chiến sắc tộc - tôn giáo đang diễn ra ở một số nơi trên
thế giới.

Tóm lại, sự có mặt của Phật giáo ở Việt Nam có một vai trò, một vị trí quan
trọng nhất định trong lịch sử dân tộc. Nhất là Phật giáo Lý – Trần đã thể hiện trí
tuệ và từ bi sâu. Chính sách an dân trị nước của các vua Lý – Trần khiến nhân
dân khâm phục. Vì thế cả hai triều đại Lý – Trần đều tồn tại khá lâu. Triều Lý
hơn 200 năm (1010 – 1225) và triều Trần gần 200 năm (1226 – 1400). Đây
cũng là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo Việt Nam mà cũng là thời đại đất nước
hùng mạnh nhất trong trang sử nước nhà. Khi vua dân đồng lòng cùng xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Lòng khoan dung của các vua nhà Lý. Hào khí Đông A soi
rọi trái tim anh dũng của nhân dân ta, giúp chúng ta có sức mạnh vũ bão chống
lại bọn xâm lược hung tàn. Đức trị thay pháp trị, yêu thương dân chúng bằng
trái tim Phật.

Câu 12: Trình bày tổng quát những đặc điểm chính của làng Việt truyền
thống và đi sâu phân tích một đặc điểm mà anh chị hiểu biết sâu sắc nhât

1.Nêu khái niệm

+ Làng là đơn vị cộng cư: Đơn vị cùng chung sống, cùng làm việc, cùng sinh
hoạt văn hóa của một cộng đồng dân cư. Vì thực tế ở làng ngoài bộ phận chính
những người làm nghề nông nghiệp, còn có một bộ phận dân cư sinh sống bằng
các nghề khác nữa như: làm gốm, làm mộc, làm nề, làm dệt, làm lụa, làm
chiếu…
+ Vùng đất chung xác định, bao gồm: đất cư trú để người dân sinh sống; đất
trồng trọt, thâm canh, người ta có chung sở hữu về tài nguyên thiên nhiên như:
nguồn nước, ruộng đồng, sông ngòi, đê điều, bãi cỏ…
+ Làng có chung một tổ chức xã hội nông nghiệp vì cư dân sống chủ yếu ở làng
là cư dân nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu ở làng là nền kinh tế nông nghiệp.
Và tổ chức xã hội nông nghiệp ấy phải thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia
đình, với dòng họ.
Khái niệm này chủ yếu gắn với làng quê truyền thống ở Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, với khoảng thời gian hình thành hàng nghìn năm; còn ở Nam Bộ chưa hẳn
đã vậy.
+ Làng được hình thành, tổ chức dựa vào hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý cùng huyết thống:
Người trong làng đều có họ, đều có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau.
Nguyên lý cùng huyết thống này xuất hiện chủ yếu ở thời công xã thị tộc. Lúc
đầu làng là nơi ở của 1 họ, về sau có nhiều dòng họ cùng cư trú, trong đó
thường có 2-3 dòng họ lớn. Có nhiều làng là nơi ở của một họ mà cho đến nay
người ta vẫn còn tìm thấy dấu vết qua hệ thống các tên gọi của làng như: Làng
Đặng Xá, Ngô Xá, Nguyễn Xá, Lê Xá… Vì thế dân gian có câu Một giọt máu
đào hơn ao nước lã.
- Nguyên lý cùng nơi chốn
Khi công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn xuất hiện, các thành viên trong
làng còn gắn bó với nhau bằng quan hệ sản xuất để đối phó với môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội. Vì thế, bên cạnh câu Một giọt máu đào hơn ao nước
lã còn có câu Bán anh em xa mua láng giềng gần. Hai câu tục ngữ, hai cách ứng
xử tưởng như mâu thuẫn nhưng thực chất lại là một cách kết hợp độc đáo cùa
làng Việt Nam.
Cơ cấu dân cư và tổ chức hành chính

+ Làng gồm 3 loại người:

- Kỳ mục (Hội đồng kỳ mục. Miền Nam gọi là Hội tề): Gồm Tiên chỉ, Thứ
chỉ… có trách nhiệm bàn bạc tập thể và quyết định các công việc của làng xã.
(cơ quan lập pháp).

- Kỳ dịch (Lý dịch): Gồm Lý trưởng, xã trưởng, Hương trưởng, Trương tuần,
Cai lệ... Do Hội đồng kỳ mục cử ra, trực tiếp thi hành các quyết định của Kỳ
mục, trực tiếp tổ chức, quản lý đời sống của dân làng. (cơ quan hành pháp).

- Cộng đồng dân cư: Chiếm số lượng đông đảo nhất, góp phần tạo nên diện
mạo văn hoá của mỗi làng. Gồm có: Dân chính cư (dân gốc ở làng); Dân ngụ cư
(dân từ nơi khác đến trú ngụ).

+ Đặc trưng cơ bản của làng Việt

Tính cộng đồng:

- Biểu hiện của tính cộng đồng:

- Là đặc trưng số một của làng truyền thống Việt Nam. Cuộc sống nông nghiệp
phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy người dân phải liên kết với nhau, dưa vào
nhau mà sống. Chính điều đó đã tạo nên tính cộng đồng.

Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, tạo nên những tính cách tốt đẹp
của người Việt Nam:

+ Luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ nhau, coi mọi người như anh em trong
nhà: Lá lành đùm lá rách; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Thương người như
thể thương thân…

VD: Một người đi xa lâu ngày trở về làng, cả làng đến hỏi thăm; có ấm nước
chè tươi, ngon, cả làng đến uống; một người lên đường nhập ngũ, cả làng đến
hỏi thăm, chia tay, động viên…

+ Tạo nên tính tập thể cao, mang đến sức mạnh to lớn cho dân tộc, đặc
biệt là trong những trường hợp cần thiết như chống thiên tai, lũ lụt, chống giặc
ngoại xâm...
+ Ý thức cá nhân bị thủ tiêu, hoà tan vào các mối quan hệ xã hội, giải
quyết xung đột theo lối “hoà cả làng” (khác phương Tây: Con người được rèn
luyện ý thức cá nhân ngay từ nhỏ).

+ Tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể, tư tưởng an phận thủ thường, cả
nể, làm việc gì cũng sợ rút dây động rừng: Nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì
bèo nổi; Cha chung không ai khóc; Lắm sãi không ai đóng cửa chùa… Những
hệ luỵ này vẫn còn ảnh hưởng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hôm nay.

Ví dụ: Việc sử dụng các thiết bị cơ sở vật chất chung như: điện, điện thoại, máy
tính… ở một số người còn bừa bãi, thiếu ý thức tiết kiệm.

+ Thói cào bằng, đố kị (không muốn cho ai hơn mình, muốn để cho tất cả
đều đồng nhất giống nhau): Xấu đều hơn tốt lỏi; Chết một đống hơn sống một
người…

Tính tự trị, tự quản

- Biểu hiện

- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào cái chung thì tính tự trị nhấn mạnh vào nét
khác biệt của cộng đồng làng này so với cộng đồng làng kia. Mỗi làng có thể
coi như một “vương quốc” nhỏ khép kín với những tập quán riêng biệt.

- Tính tự trị được biểu hiện qua các hương ước của làng. Hương ước do những
người có chức sắc và những người đàn ông trong làng bàn soạn để rang buộc
từng cá nhân vào cộng đồng làng xã. Hương ước quy định một số nhiệm vụ và
điều cấm đoán mà mọi người dân phải tuân thủ, như: quy định về sản xuất, về
kinh tế, về phong hóa, địa lý, về an ninh, tế tự, về học hành khoa cử… Tất cả
những điều này đều có thưởng phạt cụ thể. Hương ước có tác dụng điều hành
cuộc sống của dân làng. Nhưng cũng không ít trường hợp những điều lệ của
hương ước lại chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị.

- Ý nghĩa

+ Tạo nên nét riêng, mang bản sắc văn hoá của mỗi làng. Có khi hai làng ở gần
nhau nhưng lại không hề giống nhau.

+ Tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng, nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng,
mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc; mỗi làng, mỗi nhà có thể tự đáp ứng lấy
nhu cầu cuộc sống của mình. Vì thế người Việt Nam có truyền thống cần cù,
chịu thương chịu khó, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời…

- Mặt trái của tính tự trị, tự quản


+ Tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, làng nào biết làng ấy, chỉ biết lo vun
vén cho địa phương mình: Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng
ấy thờ… Đặc điểm này còn lan truyền đến cả tính cách của mỗi cá nhân: ích kỷ,
khôn lỏi, chỉ biết nghĩ đến mình, cho được việc mình: Ai có thân người ấy lo, ai
có bò người ấy liệu; Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu..

+Lòng tự tôn thái quá nhiều khi trở thành tự thị, gia trưởng, áp đặt ý muốn của
mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý: Sống lâu lên lão làng; Áo
mặc không qua khỏi đầu…

- Hai đặc trưng đối lập, trái ngược này dẫn đến sự hình thành tính cách nước đôi
của người Việt:

+ Vừa có tinh thần đoàn kết, vừa có tư tưởng tư hữu, ích kỷ

+ Vừa có tinh thần tập thể, vừa có óc bè phái, địa phương

+ Vừa có nếp sống dân chủ, bình đẳng, vừa có óc gia trưởng

+ Vừa có đức tính cần cù, vừa có thói dựa dẫm, ỉ lại

Câu 13: Phân tích vai trò và phẩm chất của người phụ nữ trong gia đình
người Việt truyền thống. Liên hệ với tình hình xây dựng gia đình văn hóa
hiện nay ở nước ta.

1. Phân tích vai trò và phẩm chất của người phụ nữ trong gia đình
người Việt truyền thống

* Xã hội truyền thống Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
Trung Quốc nên mang tính chất phụ quyền sâu sắc. Nhưng ảnh hưởng đó chỉ
mang tính tương đối “vỏ Tàu lõi Việt”. Còn trong thực tế xã hội Việt Nam rất
đề cao vai trò người phụ nữ. Nguyên nhân:

* Biểu hiện của vai trò và phẩm chất người phụ nữ trong gia đình người Việt
truyền thống:

- Trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình:
· Là người vợ họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của
gia đình, hay nói cách khác họ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn
đầy ấm áp, yêu thương; họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình
và những vui buồn cùng chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm
thấy yên tâm, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm
sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần là nguồn
động viên an ủi giúp đỡ, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng.
· Là người mẹ họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện
chức năng sinh đẻ duy trì nòi giống và nuôi dạy con cái không chỉ lúc trong
bụng mẹ, đến lúc sinh ra, mà ngay cả lúc trưởng thành. Phụ nữ là người chăm
sóc và giáo dục con cái chủ yếu, là nguồn sữa để nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa
tinh thần to lớn đối với mỗi chúng ta. Ngoài ra thể lực, trí lực, phẩm chất đạo
đức, nhân cách của người mẹ đã tác động ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành
thể lực, trí lực, phẩm chất, nhân cách của những đứa con.
· Là người nội trợ, người phụ nữ đã thể hiện vai trò đảm đang trong
quán xuyến công việc gia đình, từ việc đi chợ, lo cơm nước đảm bảo sức khỏe
cho các thành viên trong gia đình, đến việc sắp xếp công việc chung và công
việc cho các thành viên trong gia đình hợp lý, hằng ngày thu xếp, dọn dẹp nhà
cửa sạch sẽ, ngăn nắp để giữ ổn định trong gia đình. Ngày nay mặc dù khoa học
phát triển, đời đống vật chất tinh thần ngày càng cao đã tạo điều kiện giải phóng
phụ nữ khỏi công việc nội trợ gia đình để tham gia hoạt động xã hội, tuy nhiên
vai trò nội trợ của người phụ nữ không vì thế mà mất đi, ngược lại nó được
quan tâm nhiều hơn nữa, yêu cầu cao hơn nữa, đặc biệt người phụ nữ cần có kế
hoạch sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình thật vui vẻ, đầm ấm phù hợp với sở
thích của các thành viên trong gia đình với những bữa cơm ngon, thân mật để
các thành viên trong gia đình có đủ sức khỏe để học tập và công tác tốt.

- Trong kinh tế, lao động, sản xuất: Là người người lao động tham gia lao
động, sản xuất tạo thu nhập cho gia đình. Người phụ nữ cũng là một thành phần
lao động chính, tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản xuất, cũng như hoạt
động buôn bán trong xã hội. đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác dụng quyết
định đến việc chi tiêu trong gia đình. Vai trò của người phụ nữ hiện đại trong
việc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là hết sức nặng nề. Người phụ
nữ phải là người khéo léo sắp xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia đình
đều thấy được trách nhiệm của mình tham gia lao động tạo thu nhập đối với gia
đình; Đồng thời chi tiêu một cách hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh
tế của gia đình và xã hội.

- Trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh: người phụ nữ còn có vai trò là người giữ
gìn, phát huy những gia trị truyền thống của gia đình, góp phần xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà trước hết đó là xây dựng gia đình
văn hóa.

2. Liên hệ

+ Vai trò người phụ nữ trong gia đình thời hiện đại?
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc
giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi
trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo, vai trò của phụ nữ là cơ sở “hậu
phương” vững chắc. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động sâu sắc đến hầu hết
các lĩnh vực trong đời sống gia đình.

+ Người phụ nữ cần có những phẩm chất nào trong xã hội hiện đại?

Người phụ nữ của một gia đình hiện đại ngày nay biết tự nâng tầm nhận thức
của mình, ý thức được vai trò của mình trong gia đình và biết tự bảo vệ hạnh
phúc của chính mình, có khả năng giải phóng cho chính mình, cân bằng công
việc xã hội và công việc gia đình được coi là một phẩm chất cần thiết để hoàn
thiện gia đình.

+ Người phụ nữ cần có những phẩm chất gì để duy trì được cuộc sống gia đình
hạnh phúc?

Người phụ nữ phải biết “giữ lửa”, “truyền lửa” hâm nóng bầu không khí gia
đình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Giữ gìn và thực hiện thiên chức của mình
càng làm cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống trở nên dịu dàng, hiền thục
với đức tính“Công, dung, ngôn, hạnh” hơn nhưng vẫn không làm giảm đi sự
mạnh mẽ, quyết liệt và cao thượng rất hiện đại, điều đó được chứng minh rất
sinh động trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những người phụ nữ thành đạt
trên nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tin tưởng rằng những nguy cơ trên khó có
thể đánh bại được ý chí của người phụ nữ trong vai trò xây dựng gia đình văn
hóa hạnh phúc.

Câu 14: Phân tích ý nghĩa văn hoá của lễ hội truyền thống Việt Nam. Liên
hệ với thực tế lễ hội hiện nay ở nước ta.
1. Đặc điểm của lễ hội:

Tính thiêng

Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính
"thiêng" nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh
đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng
dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác
người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên,
chôn cất, thờ phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày
mất của một người có công với làng với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác
(có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị
thủy, có người đánh giặc... ). Song, những người đó bao giờ cũng được "thiêng
hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể
phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm
nghề, sản xuất, đánh giặc... mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa
dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.

Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong
những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp
sẽ đến.

Tính "cộng đồng"

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện
của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới
có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.

Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội
ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều
chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng
những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội
mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở
trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng...

Tính cung đình

Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người
Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những
nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu... đều mô
phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục,
động tác đi lại... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn.
Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng
lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện
vọng của người dân.

Tính đương đại

Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử,
cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách
bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm,
micro... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn,
đáp ứng nhu cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của
nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô
lý...
2. Phân tích ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống Việt Nam:
- Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần
của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt
Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
- Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối
với cộng đồng, dân tộc.
- Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn
cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
- Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là
quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua
gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật
chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao
cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh
và các trò chơi đua tài, giải trí...
- Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với
thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách
đến với ngày mai tươi sáng hơn.
3. Liên hệ với thực tế lễ hội hiện nay ở nước ta

+ Lễ hội ngày nay được tổ chức theo quy trình:


Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
- Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn
chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ
hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị
đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội
sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di
tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục
mũ cho thần...
- Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các
nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những
hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng
hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn
chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
- Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ,
đóng cửa di tích.
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa thu.
Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp,
mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố cơ
bản tạo nên sự thoải

+ Những điểm tích cực của lễ hội ngày nay? Những mặt còn hạn chế?
v Tích cực:
· Công tác tổ chức và quản lý lễ hội chuyển biến; việc ban hành và
thực thi các văn bản quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội cho
đến việc phục hồi và phát huy có hiệu quả nhiều lễ hội dân gian, góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời
sống tinh thần của nhân dân.
· Hầu hết các lễ hội đều được tổ chức các nghi thức cúng lễ trang
trọng, linh thiêng và thành kính. Chương trình tham gia phần hội phong phú hấp
dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu
hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian,
diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc để quảng bá, giới
thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
· Tổ chức lễ hội dân gian đã kết hợp gắn kết các hoạt động văn hóa,
thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của
dân tộc ta.
· Do phát huy vai trò chủ thể của người dân, hoạt động lễ hội đã được
xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ,
cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã
được sử dụng cho trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, tổ chức lễ hội đã
và đang góp phần bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động
phúc lợi công cộng.
· Thông qua lễ hội, đã và đang tạo lập môi trường thuận lợi để nhân
dân thực sự là chủ thể của hoạt động lễ hội, chủ động sáng tạo, cùng tham gia tổ
chức, đóng góp sức người sức của cho các lễ hội truyền thống, nâng cao trách
nhiệm của tổ chức cá nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội, phù
hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu tín ngưỡng của các
tầng lớp nhân dân.
v Tiêu cực:
Đơn điệu hoá lễ hội:
· Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng, cuốn hút khách thập
phương đến với lễ hội làng mình. Tuy nhiên, ngày nay, lễ hội đang đứng trước
nguy cơ nhất thể hoá, đơn điệu hoá, hội làng nào, vùng nào cũng na ná như
nhau, làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội, du khách thập phương sau một
vài lần dự hội thì cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú đi chơi hội nữa.

Trần tục hoá lễ hội:


· Trong phục hồi và phát triển lễ hội, do chưa nắm được ý nghĩa thiêng
liêng, đặc biệt là cách diễn đạt theo cách “biểu trưng”, “biểu tượng” của người
xưa, nên lễ hội đang bị trần tục hoá, tức nó không còn giữ được tính thiêng, tính
thăng hoa và ngôn ngữ biểu tượng của lễ hội và như vậy lễ hội không còn là lễ
hội đích thực nữa.

Quan phương hoá lễ hội:


· Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền hiện nay, dưới danh
nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với du
lịch…đây đó và ở những mức độ khác nhau đang diễn ra xu hướng quan
phương hoá, áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng tạo
của người dân bị suy giảm, thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh hoạt văn hoá
mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. Chính xu hướng này khiến cho lễ hội
mang nặng tính hình thức, phô trương, “giả tạo”, mà hệ quả là vừa tác động tiêu
cực tới chủ thể văn hoá, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về nền văn hoá
dân tộc.

Thương mại hoá lễ hội:


· Cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, thì không
ít các hoạt động mang tính “thương mại hoá”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất
chính, ép buộc, bắt chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong
lễ hội để “buôn thần bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói
toán, đặt các “hòm công đức” tràn lan, tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền
như trong lễ hội Chùa Hương, Bà Chúa Kho... Cũng không phải không có một
số “tổ chức” mệnh danh là quản lý lễ hội, hoạt động du lịch để bán vé thu tiền
bất chính khách trẩy hội. Những hoạt động thương mại này đi ngược lại tính
linh thiêng, văn hoá của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống
trần tục.

+ Cần phải làm gì để gìn giữ được những nét đẹp văn hóa của lễ hội?
· Khi phục dựng lễ hội, nhất thiết phải xác định các giá trị gốc, tiêu chí
nhận dạng cũng như những biểu hiện đặc trưng của lễ hội, tránh làm sai lệch lễ
hội mỗi lần khai thác.
· Công tác tổ chức và quản lý lễ hội hiện nay đòi hỏi phải giải quyết đồng
bộ mối quan hệ giữa kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
· Ngăn chặn xử lí các tệ nạn xã hội diễn ra trong lễ hội.
· Đào tạo những người làm công tác quản lý, tổ chức văn hóa nói chung,
cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý lễ hội nói riêng
· Cần tập trung nhiều thời gian cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
cộng đồng

Câu 15: Trình bày hệ thống lễ tết của Việt Nam. Phân tích ý nghĩa văn hóa
cuả lễ tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam.

+ Hệ thống lễ tết của Việt Nam:

- Tết Nguyên Đán


- Lễ trừ tịch
- Lễ động thổ
- Lễ Khai hạ
- Lễ thần nông
- Lễ tịch điền
- Lễ khai ấn
- Tết nguyên tiêu
- Tết thanh minh
- Tết hàn thực
- Tết đoan ngọ
- Tết trung nguyên (rằm tháng 7)
- Tết trung thu
- Tết hạ nguyên (tết cơm mới)
- Tết trùng thập
- Tết táo quân

+ Ý nghĩa văn hóa của tết Nguyên Đán:


- Tết ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày
ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết
có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc.
- Chính thức Tết là ngày lễ gồm ba ngày đầu tiên của năm mới âm
lịch. Giây phút thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua
năm mới.
- Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng Tết là ngày đoàn
tụ, là ngày làm mới, là ngày tạ ơn và là ngày của hy vọng.
- Ngày Đoàn Tụ - Tết luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Dù
ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ thường cố gắng dành tiền và thời giờ
để về ăn Tết với gia đình. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa
cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết gặp mặt và quây quần đoàn tụ.
- Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối
đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương
linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm vui Tết với các con các cháu.
- Ngày Tết người ta cũng hay thực hiện những nghi lễ, để dâng hương
lên các vị thần ban phúc cho gia đình được nhiều sức khỏe, nhiều tiền tài, nhiều
may mắn và an vui hạnh phúc trong năm.
- Ngày Làm Mới - Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có
cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình
thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Hoặc làm mới lại về
phần tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được
cảm thông hơn hoặc để tinh thần mình thoải mái, thanh thản hơn. Sàn nhà được
chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau
chùi phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc
quần áo mới may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước
khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ.
Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba
ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt
năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Người Việt tin rằng những ngày Tết vui
vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.
- Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế
câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục
mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và
ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được
nhờ phúc.
- Ngày của lạc quan và hy vọng - Năm cũ đã qua mang theo mọi xui
xẻo và năm tới sắp đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu năm cũ khá may
mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.
- Ngày Tết người ta múa rồng múa lân sư tử khắp mọi nơi, nhất là
những cửa hàng buôn bán để rước may mắn thịnh vượng về.
- Mùa Tết cũng là mùa cưới hỏi. Các cặp trai gái thích làm đám cưới
vào dịp đầu năm, mùa xuân đất trời đang đẹp và đang mùa hy vọng. Họ hy vọng
cho một cuộc đời mới vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sẽ có đàn con
ngoan.
- Ngày Tạ Ơn - Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn ân
nghĩa mình đã được hưởng năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn
ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, cấp chỉ huy cũng cám ơn
nhân viên qua những buổi tiệc đãi hoặc quà thưởng để ăn tết

You might also like